Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Từ nghệ thuật giành thắng lợi từng bước đi đến thắng lợi hoàn toàn theo quan điểm của hồ chí minh trong tiến trình cách mạng việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.84 KB, 7 trang )

TỪ NGHỆ THUẬT GIÀNH THẮNG LỢI TỪNG BƯỚC
ĐI ĐẾN THẮNG LỢI HỒN TỒN THEO QUAN ĐIỂM
CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Nguyễn Văn Linh1
1. Liên hệ email:
TÓM TẮT
Giành thắng từng bước đi đến thắng lợi hoàn toàn là một phương pháp cách mạng, một
tư tưởng lớn đầy sáng tạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là sản phẩm của sự kết hợp
những nguyên lý, nguyên tắc cơ bản, biện chứng và khoa học của củ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng quân sự Hồ Chí Minh với sự tổng kết, khái quát những bài học kinh nghiệm đặc sắc và
phong phú. Đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước: “Lấy yếu chống
mạnh, lấy ít địch nhiều”, “Lấy đoản binh thắng trường trận” trong truyền thống mấy nghìn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay,
nhờ vận phương pháp đó, từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu của cách mạng. Trong sự
nghiệp đổi mới đất nước, mỗi bước đi của cách mạng, Đảng đã lựa chọn đúng con đường phát
triển phù hợp với từng giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng (1/2021) chỉ rõ những bước đi cần thiết để: “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Từ khóa: Cách mạng Việt Nam, giành thắng từng bước, Hồ Chí Minh, thắng lợi hồn tồn.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giành thắng từng bước không chỉ được thể hiện nổi bật trong cách mạng giải phóng dân
tộc, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mà còn là phương pháp cách mạng được sử dụng phổ
biến trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng đất nước và đã trở thành một nghệ thuật. Đó là sự tổng
kết truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước qua hàng nghìn năm của dân tộc ta, một
trong những bài học vô cùng đặc sắc và quý báu được đúc kết từ thực tiễn sinh động, phong
phú và sáng tạo của nhân dân ta. Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), Đảng
Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh đã biết vận dụng sáng tạo nghệ thuật đó, đã lãnh
đạo đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác: Thắng lợi của Cách Mạng
Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân
đầu tiên ở Đông Nam Á; thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc,
bảo vệ Tổ quốc, đánh bại chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ


nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc; thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất
nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nghệ thuật giành thắng lợi từng bước không chỉ được thể hiện rất nổi bật trong cách mạng
giải phóng dân tộc, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mà còn là phương pháp cách mạng
được sử dụng phổ biến trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng đất nước và đã trở thành một nghệ
273


thuật. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới, tiến hành cơng nghiệp nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, phương pháp cách mạng đó vẫn cịn ngun giá trị, giúp cách mạng Việt Nam vững bước
tiến lên giành những thắng lợi mới to lớn hơn, thực hiện xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Bài viết sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, trong đó, chủ yếu sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp lơgic. Ngồi ra, bài viết cịn sử dụng các phương pháp: phân
tích, tổng hợp… để làm rõ nghệ thuật lãnh đạo cách mạng từ thắng lợi từng bước đến thắng lợi
hồn tồn trong tiến trình cách mạng Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh.
3. GIÀNH THẮNG LỢI TỪNG BƯỚC THEO QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH
TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, lần đầu tiên xuất hiện trên chính trường với
tên gọi Nguyễn Ái Quốc (1919) - Hồ Chí Minh cùng với một số người Việt Nam yêu nước ở
Pháp khi đó gửi tới Hội nghị Vécxây bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam. Bản Yêu sách
yêu cầu chính quyền thực dân Pháp ở Đơng Dương phải giải quyết quyền tự do, bình đẳng tối
thiểu cho nhân dân An Nam. Bản yêu sách không được Hội nghị chấp nhận, từ đó có người cho
rằng nó khơng có tác dụng gì. Nhưng, như theo nhà sử học Pháp Sáclơ Phuốcniô: từ ngày
Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Vécxây, Việt kiều hướng cả về anh... Việt
kiều tìm đến Nguyễn Ái Quốc để được anh khuyên bảo, giao nhiệm vụ... và vạch ra cho họ thấy
cần phải đi con đường nào. Chính sự kiện này đã làm cho Nguyễn Ái Quốc trở thành nhân vật

“nguy hiểm” nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp, đã bị chính quyền Pháp theo dõi từng bước rất
chặt chẽ, hơn nữa cịn bị thẩm vấn, đe doạ, dụ dỗ và tìm mọi cách triệt hại về sau này (Đặng
Xuân Kỳ, 2004). Việc tố cáo tội ác và vạch trần bản chất xấu xa, tàn bạo của chủ nghĩa thực
dân Pháp và chủ nghĩa thực dân nói chung để thức tỉnh nhân dân Việt Nam, nhân dân các nước
thuộc địa cũng như giai cấp vô sản và các tầng lớp nhân dân ở ngay trên đất Pháp; việc đấu
tranh để thực hiện và phát triển những luận điểm của Lênin về vấn đề dân tộc và giải phóng dân
tộc trong Đảng Cộng sản Pháp và trong phong trào cộng sản quốc tế trong những năm 20 của
thế kỷ XX là những thắng lợi quan trọng tiếp theo của Nguyễn Ái Quốc. Giai đoạn từ 1925 1930 là thời gian Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân
và phong trào yêu nước Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 là kết quả tất yếu của sự phát triển
đó, tạo nên bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử đối với cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị thành lập
Đảng đầu năm 1930, đã thông qua Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng,
Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều lệ tóm tắt
của các hội quần chúng. Trong đó, nội dung của Chánh cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt thể
hiện rõ đường lối của cách mạng Việt Nam, với chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phản ánh
sự kết hợp giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ
274


XX; đồng thời, là sản phẩm của sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đó là một mốc lớn, bước ngoặt
trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu
nước. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn
chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đã giương cao ngọn cờ lãnh đạo toàn dân
ta tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, làm nên một cao trào cách mạng
1930 - 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ Tĩnh. Lúc này, cao trào đã diễn ra đều khắp ở 25 tỉnh
thành trong cả nước, đặc biệt mạnh mẽ từ Ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, trong đó, Nghệ
Tĩnh là nơi phát triển mạnh mẽ nhất. Nhiều cuộc đấu tranh với các hình thức như rải truyền đơn,

treo cờ Đảng, tổ chức mít tinh, biểu tình, tuần hành thị uy... Cuộc đấu tranh ngồi mục tiêu kinh
tế, cịn có mục tiêu chính trị, kết hợp mục tiêu kinh tế với chính trị; kết hợp giữa thành thị và
nơng thơn; lực lượng cách mạng đã có sự liên kết giữa công nhân nhà máy với nông dân làng
xã... Cao trào cách mạng 1930 - 1931 là một sự kiện trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh dù chỉ tồn tại trong
thời gian ngắn và còn sơ khai nhưng đã để lại những dấu ấn tốt đẹp về một nhà nước công nơng đầu tiên, chưa có trong tiền lệ lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của
người dân nô lệ.
Đến cao trào cách mạng 1936 - 1939, đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, định ra đường
lối, phương pháp tổ chức và đấu tranh trong thời kỳ mới là từ đấu tranh bí mật sang cơng khai,
hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm tập hợp quần chúng rộng rãi, giáo dục và lãnh đạo quần chúng
đấu tranh đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Từ “thắng một bước” về tập hợp lực lượng,
xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước, Đảng ta đã dần hình thành Mặt trận với tính chất
của một tổ chức quần chúng rộng lớn; từ đó huy động thêm lực lượng để xây dựng thực lực
cách mạng: “Dựa chắc vào lực lượng tích cực, tranh thủ các lực lượng trung gian, phân hóa và
cơ lập kẻ thù”.
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, phátxít Nhật nhảy vào Đông Dương, thực
dân Pháp đã quỳ gối dâng Đông Dương cho Nhật, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ bảy chỉ rõ: “Chiến lược cách mệnh tư sản dân quyền bây giờ cũng phải thay đổi ít nhiều
cho hợp với tình thế mới…nó phải ứng dụng khơn khéo để thực hiện nhiệm vụ chính cốt của
cách mệnh là đánh đổ đế quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000a) Đến Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương lần thứ tám, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam
tập trung vào “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là nhiệm vụ trước tiên”,
“Chưa chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng
dân tộc”, “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới quyền lợi giải phóng
của của tồn thể dân tộc”, “Trong giai đoạn hiện tại ai cũng biết rằng: nếu không đánh đuổi
được Pháp-Nhật thì vận mạng của dân tộc phải chịu kiếp ngựa trâu muôn đời, mà vấn đề ruộng
đất cũng không làm sao giải quyết được” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000b). Thể hiện tinh thần
biết thắng từng bước, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (5/1941)
xác định chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc “Không phải giai cấp vô sản Đông
Dương bỏ mất nhiệm vụ điền địa đâu, cũng không phải đi lùi lại một bước, mà chỉ bước một

bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2000b) Chủ
275


trì Hội nghị Trung ương tám của Đảng, viết thư Kính cáo đồng bào, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong
lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” (Hồ Chí Minh, 2011a).
Đây là sự chuyển hướng chiến lược đặc biệt quan trọng, phù hợp với những biến đổi của
tình hình thế giới và trong nước đang diễn biến rất nhanh chóng. Đảng ta đã thấy sự cần thiết
phải lãnh đạo quần chúng từ đấu tranh chính trị, từng bước tiến lên đấu tranh vũ trang để tiến
tới giành chính quyền khi thời cơ đến.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dân tộc ta lại bước vào một thời kỳ hết
sức hiểm nghèo, tình thế như “ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh
đạo nhân dân tập trung chống ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Khi cuộc kháng
chiến lan rộng, chủ trương “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc” đã được đẩy mạnh trong cả nước.
Cuộc cách mạng ruộng đất được tạm gác lại trước Cách mạng Tháng Tám đỡ được rải ra thực
hiện từng bước cùng với việc đẩy mạnh công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bằng các
biện pháp thích hợp như giảm tơ, giảm tức, hiến điền, tạm cấp ruộng đất ... Chưa bao giờ phương
pháp biết thắng từng bước lại được sử dụng nhiều như trong thời kỳ này. Nhờ đó, chính quyền
cách mạng đã được giữ vững, chúng ta đã tranh thủ được thời gian xây dựng lực lượng, chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến lâu dài mà ta biết trước là khó tranh khỏi. Việc ký kết Hiệp định sơ bộ
ngày 6/3/1946 và Tạm ước ngày 14/9/1946 thực sự là mẫu mực của nghệ thuật về sách lược,
nghệ thuật biết thắng từng bước, của sự nhân nhượng có nguyên tắc, để chuẩn bị cho cuộc chiến
đấu quyết liệt sau đó. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp phát triển đến đỉnh cao, chúng
ta đã tiến hành cải cách ruộng đất, nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi quyết định,
đồng thời hoàn thành nốt nhiệm vụ cơ bản thứ hai của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Trước âm mưu, hành động xâm lược của kẻ thù, nhân dân Việt Nam khơng có con đường
nào khác là cầm súng chiến đấu để bảo vệ độc lập, tự do. Khi cơ hội tìm kiếm giải pháp hịa
bình khơng cịn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chủ động mở đầu cuộc kháng
chiến đúng thời điểm và kịp thời chuyển cả nước vào thời chiến, xây dựng thế trận chiến tranh
nhân dân. Ngay đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính

phủ ra Lời kêu gọi Tồn quốc kháng chiến, trong đó Người khẳng định rõ: “Chúng ta muốn hịa
bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn
tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định
không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nơ lệ!”. Lời kêu gọi Tồn quốc kháng chiến của
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chỉ thị Tồn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương
Đảng và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh đã xác lập
đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính” trở thành
ánh sáng soi đường cho dân tộc ta đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. Với chiến thắng Việt Bắc (1947), chiến thắng Biên giới (1950) và nhiều chiến thắng
của ta sau đó ở cả miền Nam và miền Bắc, địch từ thế chủ động đã rơi vào thế ngày càng bị
động, ta từ thế phòng ngự đã chuyển từng bước sang thế phản công trên quy mô ngày càng lớn,
từ du kích chiến chuyển dần sang vận động chiến, cơng kiên chiến, trận địa chiến, làm thất bại
hồn tồn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch. Những thắng lợi từng bước ấy đã tạo
điều kiện cho ta đi đến giành thắng lợi quyết định trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954,
làm cho chủ nghĩa thực dân Pháp bị sụp đổ hoàn toàn ở Việt Nam, đồng thời mở ta thời kỳ sụp
đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một cột mốc lịch
sử hết sức quan trọng, nhưng mục tiêu độc lập, thống nhất Tổ quốc vẫn chưa hoàn thành.
276


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), trước đội quân đế quốc đầu
sỏ, có nền kinh tế, khoa học, công nghệ phát triển và tiềm lực quân sự hùng mạnh, Đảng ta
đã lãnh đạo quân và dân ta thực hiện phương châm “đánh lâu dài” và nghệ thuật “thắng lợi
từng bước”, từ đó để ta có điều kiện xây dựng, từng bước phát triển lực lượng; đồng thời
khoét sâu được mâu thuẫn nội bộ địch, đẩy chúng vào thế bị động, lúng túng về chiến lược,
chiến dịch và cách đánh. Trong tình hình đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương thực
hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng: miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam
tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Trong cuộc chiến đấu dài nhất lịch
sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, trải qua 21 năm chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, phương
pháp giành thắng lợi từng bước cũng như các phương pháp cách mạng khác lại được phát huy

mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam lần lượt đánh
thắng mọi chiến lược mà năm đời Tổng thống Mỹ đã thực hiện ở Việt Nam: Chiến lược chiến
tranh đơn phương, Chiến lược chiến tranh đặc biệt, Chiến lược chiến tranh cục bộ, Chiến lược
Việt Nam hóa chiến tranh ở miền Nam và chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc. Để đánh thắng
chiến lược chiến tranh của Mỹ, ta đã lần lượt đánh bại các biện pháp chiến lược, chiến thuật
của địch, tiêu diệt từng đơn vị quân đội ngụy, làm cho chúng hao hụt quân số, sa sút tinh thần
chiến đấu, không phát huy được vai trò “nòng cốt” của cuộc chiến tranh như Mỹ kỳ vọng, đồng
thời làm phá sản quốc sách ấp chiến lược, giải phóng nhân dân, giải phóng đất đai, thu hẹp vùng
chiếm đóng của địch. Trước nguy cơ bị phá sản của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, đế quốc
Mỹ quyết định chuyển sang Chiến tranh cục bộ đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và
thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Trước bối cảnh đó,
nghệ thuật thắng địch từng bước đã chuyển sang thực hiện phương châm “đánh cho Mỹ cút,
đánh cho ngụy nhào”. Thực hiện phương châm này, ở miền Nam, quân và dân ta đã liên tục
tiến công địch, giành thế chủ động trên chiến trường, lần lượt đánh bại hai cuộc phản công chiến
lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 của Mỹ - ngụy. Đặc biệt, đúng vào đêm Giao thừa
Tết Mậu Thân 1968, Qn Giải phóng đã bất ngờ mở cuộc tiến cơng vào hầu khắp các đơ thị
trên tồn miền Nam; đánh thẳng vào các cơ quan đầu não, khiến Mỹ và chính quyền Sài Gịn
chống váng; làm sụp đổ kế hoạch chiến tranh của chính quyền Tổng thống Johnson và gây ra
sự phản ứng mạnh mẽ của nhân dân Mỹ. Ở miền Bắc, quân và dân ta đã đập tan các cuộc chiến
tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mỹ (từ ngày 5/8/1964 đến cuối năm 1972),
góp phần quan trọng cùng quân và dân miền Nam buộc Mỹ phải xuống thang hoàn toàn chiến
tranh và buộc phải ký kết Hiệp định Paris ngày 27/ 1/1973.
Bằng nghệ thuật thắng từng bước, nhân dân ta không chỉ lần lượt đánh thắng các chiến
lược chiến tranh của đế quốc Mỹ. Trên cơ sở thế và lực của ta, đến giai đoạn cuối cuộc chiến
tranh, quân và dân ta thực hiện chuyển phương châm tác chiến từ “thắng lợi từng bước” sang
nỗ lực “giành thắng lợi quyết định, rồi tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”. Thực hiện phương
châm mới, quân và dân miền Nam tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975,
lần lượt giành chiến thắng trong các địn tiến cơng chiến lược: Chiến dịch Tây Ngun, Chiến
dịch Huế - Đà Nẵng và cuối cùng là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hồn tồn

miền Nam, kết thúc thắng lợi 30 năm chiến tranh giải phóng giải phóng dân tộc, thu giang
sơn về một mối.
277


4. GIÀNH THẮNG LỢI TỪNG BƯỚC TRONG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
Việc đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội trước đây, cũng như đưa cả nước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội từ sau năm 1975 trở đi cũng không thể đi ngay đến mục tiêu xã hội chủ
nghĩa, mà phải trải qua nhiều bước, nhiều chặng đường, phải giành thắng lợi từng bước, từng
chặng. Theo mơ hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội Đảng lần thứ IV xác
định, trong thời kỳ 1976 - 1986, bên cạnh những thắng lợi to lớn trong bảo vệ Tổ quốc và nhiều
thành tựu đáng kể trong xây dựng đất nước, tình hình kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng đã bộc
lộ nhiều sai lầm, yếu kém và lâm vào tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm trọng hơn. Thực
trạng đó của Việt Nam cùng với những chuyển biến sâu rộng của cục diện thế giới đã đặt ra cho
Đảng vấn đề đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đứng trước bối cảnh những khó khăn của đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có
những tìm tịi, đổi mới từng bước để đi đến đổi mới toàn diện đất nước. Quá trình đi tới đường
lối đổi mới của Đảng đã diễn ra qua nhiều trăn trở, tìm tịi, khảo nghiệm trong đó có 3 bước đột
phá lớn. Bước đột phá mở đầu là Hội nghị Trung ương 6, khoá IV (8/1979) chủ trương bằng
mọi cách “làm cho sản xuất bung ra”; khơng cịn xem kế hoạch hố là hình thức duy nhất để
phát triển kinh tế; khẳng định sự cần thiết phải kết hợp kế hoạch với thị trường. Bước đột phá
thứ hai là Hội nghị Trung ương 8, khóa V (6/1985) với chủ trương dứt khốt xố bỏ cơ chế tập
trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá
thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa. Bước đột phá thứ ba là Hội nghị Bộ Chính trị khố V (8/l986) với “Kết luận đối với một
số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”: Thứ nhất, trong bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, phải
lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu; ra sức phát triển công nghiệp nhẹ; công nghiệp nặng
được phát triển có chọn lọc; Thứ hai, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải xác định cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; Thứ ba,

trong cơ chế quản lý kinh tế, lấy kế hoạch làm trung tâm, nhưng đồng thời phải sử dụng đúng
quan hệ hàng hoá, tiền tệ, dút khoát xoá bỏ cơ chế tập trung, bao cấp; chính sách giá phải vận
dụng quy luật giá trị, tiến tới thực hiện cơ chế một giá. Kết luận nói trên của Bộ Chính trị có ý
nghĩa to lớn trong việc định hướng việc soạn thảo lại một cách căn bản Dự thảo Báo cáo chính
trị trình Đại hội VI của Đảng, Đại hội quyết định đường lối đổi mới toàn diện đất nước.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
đổi mới toàn diện đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng, trọng tâm là đổi mới kinh tế chính là
tư duy mới về 3 vấn đề cơ bản: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chính lớn cơ cấu đầu tư, trước
mắt tập trung cho 3 chương trình kinh tế lớn (sản xuất lương thực-thực phẩm, sản xuất hàng
tiêu dùng và sản xuất hàng xuất khẩu); Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,
sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ập trung
quan liêu bao cấp, chuyển sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa (từ cơ chế khế hoạch
hóa sang cơ chế thị trường).
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) với tinh thần: Trí tuệ - đổi mới - dân chủ
- kỷ cương - đồn kết, thơng qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000,… Về xây dựng
chủ nghĩa xã hội, Cương lĩnh đã trình bày khái quát những biến đổi to lớn và sâu sắc của tình
278


hình quốc tế tác động đến cách mạng nước ta, nêu lên quan niệm của Đảng về chủ nghĩa xã hội
mà nhân dân ta sẽ xây dựng là một xã hội có 6 đặc trưng cơ bản: Do nhân dân lao động làm
chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người
được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân; Các dân tộc trong
nước bình đẳng, đồn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác
với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đại hội VIII (6/1996) khẳng định nước ta đã ra khỏi
khủng hoảng kinh tế- xã hội, tiếp tục làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng

đường tiếp theo trong thời kỳ quá độ; chỉ rõ mục tiêu đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóc
đất nước là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020; xem
đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ hơn định hướng xã hội chủ
nghĩa trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; tiếp tục khẳng định xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; nhấn mạnh phát triển giáo dụcđào tạo và khoa học- công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (4/2001), xác định mục tiêu chung của cách mạng
nước ta trong giai đoạn hiện tại là “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (điểm mới trong mục tiêu chung này có thêm từ
“dân chủ”); đánh giá sâu sắc hơn, đầy đủ hơn, tồn diện hơn vị trí, vai trị tư tưởng Hồ Chí Minh;
khẳng định mơ hình kinh tế tổng quát của cả thời kỳ quá độ là nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa. Đại hội cho rằng con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ
nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan
hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu
mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Trong thời kỳ quá độ, có nhiều
hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Lợi
ích giai cấp cơng nhân thống nhất với lợi ích của tồn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (4/2006) với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh tồn dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc
đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đại hội đã cho rằng nhận thức về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa cã hội của Đảng đã ngày càng sáng tỏ hơn; hệ
thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản, xác định mơ hình chủ nghĩa
xã hội của Việt Nam là 8 đặc trưng. Cùng với đó, tất cả các lĩnh vực của đất nước như chính
trị, kinh tế văn hóa, xã hội , quốc phòng - an ninh và đối ngoại, xây dựng Nhà nước và các tổ
chức chính trị - xã hội, xây dựng Đảng… được đổi mới đồng bộ để rồi sau 5 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Việt
Nam đã giành được những thành tựu rất quan trọng. Kinh tế tăng trưởng nhanh và tương đối ổn

định. Nền kinh tế Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định,
279



×