Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

cương Địa Lý VN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.85 KB, 16 trang )

Made by Địa Lý K34
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Câu 1: Chứng minh thiên nhiên Việt Nam có sự phân hóa đa dạng theo
hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và từ thấp lên cao?
* Thiên nhiên Việt Nam phân hóa đa dạng theo hướng B – N, Đ – T và từ
thấp đến cao. Các đặc điểm sau đã gây ra sự phân hóa đó:
- Lãnh thổ Việt Nam là nơi tiếp xúc của nhiều hệ thống kiến tạo, nên địa
hình phức tạp, chia cắt mạnh. Nằm ở nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương
nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
- Đất nước Việt Nam có hình dạng kéo dài, hẹp ngang(dài khoảng
2000km, rộng từ 50 – 600km) với ¾ diện tích là đồi núi(với hướng núi chủ yếu
là TB – ĐN, vòng cung ), đường bờ biển dài 3260km.
- Khí hậu Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, quanh năm
chịu tác động của gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm không thuần nhất
trên toàn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác
nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao,
từ bắc vào nam và từ đông sang tây.
 Phân hóa theo B – N: nền nhiệt tăng dần từ B vào Nam và chịu ảnh hưởng của
bức chắn địa hình.
- Phần lãnh thổ từ đèo Ngang (18
0
VB) trở ra: thiên nhiên đặc trưng cho
khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh với nhiệt độ trung bình các tháng
lạnh dưới 18
0
C. Cảnh quan đặc trưng là các loài nhiệt đới, xuất hiện thêm một
số loài cây á nhiệt đới, ôn đới và một số thành phần rụng lá vào mùa đông lạnh.
- Phần lãnh thổ từ đèo Ngang(18
0
VB) đến đèo Hải Vân(16
0


VB): thiên
nhiên đặc trưng cho khí hậu nhiệt đời gió mùa có mùa đông không lạnh với
nhiệt độ các tháng lạnh trên 18
0
C. cảnh quan về cơ bản là giống với vùng phía
bắc đèo Ngang.
- Phần lãnh thổ từ đèo Hải Vân(16
0
VB) trở vào: thiên nhiên mang sắc thái
cận xích đạo gió mùa, không có mùa đông, không có tráng nào nhiệt độ TB dưới
20
0
C. có 2 mùa mưa - khô rõ rệt. xuất hiện rừng thưa nhiệt đới khô.
 Phân hóa theo Đ – T:
- Vùng biển và thềm lục địa: Vùng biển nước ta rộng gấp gần 3 lần diện
tích đất liền, có khoảng 3000 đảo lớn nhỏ. Độ nông – sâu, rộng - hẹp của vùng
biển và thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề
bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển; Khí hậu Biển Đông của nước ta mang
đặc điểm khí hậu của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa với lượng nhiệt, ẩm dồi dào.
Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa
- Vùng đồng bằng ven biển: Thiên nhiên vùng đồng bằng nước ta thay đổi
tuỳ nơi và thể hiện mối quan hệ chặt chẽ với dải đồi núi phía tây và vùng biển
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
phía đông; Ở nơi mà đồi núi lùi xa vào đất liền thì đồng bằng mở rộng với các
bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng, nông (như đồng bằng Bắc Bộ và Nam
Bộ). Nơi đồi núi lấn sát ra biển thì đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành
những đồng bằng nhỏ, đường bờ biển khúc khuỷ với thềm lục địa hẹp, tiếp giáp
vùng biển nước sâu (dải đồng bằng Nam Trung Bộ). Các dạng địa hình bồi tụ,
mài mòn xen kẽ nhau, các cồn cát, đầm phá khá phổ biến là hệ quả của tác động

kết hợp chặt chẽ giữa biển và vùng đồi núi phía tây ở dải đồng bằng ven biển
này
- Vùng đồi núi: Sự phân hoá thiên nhiên theo hướng Đông - Tây ở vùng đồi
núi rất phức tạp, chủ yếu do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi;
Biểu hiện của sự khác biệt đó là mùa đông lạnh đến sớm ở vùng núi thấp Đông
Bắc; còn ở vùng núi thấp Tây Bắc, mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ
đến sớm hơn, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu vùng Tây Bắc lạnh
chủ yếu do địa hình núi cao; Khi sườn Đông Trường Sơn đón nhận các luồng gió
từ biển vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì vùng Tây Nguyên lại là mùa
khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt, xuất hiện cảnh quan rừng thưa; Vào mùa mưa ở
Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng
 Phân hóa theo độ cao: lãnh thổ Việt Nam chủ yếu là đồi núi thấp, độ cao tuyệt
đối của địa hình đã khiên cho quy luật đai cao phát huy tác dụng, tạo nên các đai
khí hậu đặc trưng:
- Từ 0 – 600m là đai nhiệt đới gió mùa chân núi: Khí hậu nhiệt đới biểu
hiện rõ rệt ở nền nhiệt cao, mùa hạ nóng (nhiệt độ TB > 25
0
C). Độ ẩm thay đổi
tùy nơi: từ khô, hơi khô, hơi ẩm đến ẩm; Đất: trong đai này có 2 nhóm đất
(nhóm đất đồng bằng chiếm gần 24%, nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm
> 60% diện tích đất tự nhiên). Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: hệ sinh
thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở vùng núi thấp mưa
nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ ràng. Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió
mùa (rừng thường xanh, nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô). Các hệ sinh thái
rừng phát triển trên thổ nhưỡng đặc biệt (rừng nhiệt đới thường xanh trên đá
vôi; rừng lá rộng thường xanh trên đất phèn, đất chua mặn ven biển); hệ sinh
thái xa van, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất thoái hóa vùng khô hạn.
Động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú.
- Từ 600 - 2600m đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có khí hậu mát mẻ,
không có tháng nào nhiệt độ trên 25

0
C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng; Ở độ cao từ
600 - 700m đến 1.600 - 1.700m, khí hậu mát mẻ và độ ẩm tăng đã tạo điều kiện
hình thành các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim. Nhiệt độ giảm
hạn chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích lũy, hình thành đất
feralit có mùn với đặc tính chua. Quá trình phong hóa yếu đi nên tầng đất mỏng
hơn. Trong rừng xuất hiện các loài chim, thú cận nhiệt đới phương Bắc. Các loài
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
thú có lông dày như gấu, sóc, cầy, cáo. Ở độ cao 1.600 - 1.700m, nhiệt độ thấp,
hình thành đất có mùn. Rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp, nhỏ, đơn giản về
thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có mặt các loài
chim di cư thuộc khu hệ Hymalaya
- Trên 2600m đai ôn đới gió mùa trên núi (chỉ có ở miền Bắc): Khí hậu có
nét giống khí hậu ôn đới, quanh năm nhiệt độ < 15
0
C, mùa đông < 5
0
C, có các loài
thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam. Đất chủ yếu là đất mùn thô;
Nhóm đất mùn của đai cận nhiệt và ôn đới gió mùa trên núi chỉ chiếm ~ 11%
diện tích đất tự nhiên. Diện tích còn lại là núi đá, mặt nước sông hồ.
Câu 2: Chứng minh thiên nhiên Việt Nam mang sắc thái nhiệt đới ẩm gió
mùa?
Vị trí nước ta nằm trong vị trí nội chí tuyến nên khiến cho nước ta có nhận
được một tổng lượng bức xạ rất lớn (miền Nam luôn vượt qua 130
Kcal/cm
2
/năm, miền Bắc khoảng 120 Kcal/cm
2

/năm dẫn đến cán cân bức xạ
cũng rất lớn và tăng dần từ Bắc vào Nam). Nhiệt đới trung bình năm vượt quá
tiêu chí chung của nhiệt đới (Hà Nội 23.4
0
C, Huế 25.1
0
C, Tp. HCM 26.9
0
C).
Lượng mưa trung bình năm ở nước ta lớn, đạt trên 1.500 mm và phân bố
tùy điều kiện địa hình.
Trong khí hậu Việt Nam hoàn lưu gió mùa là nhân tố quyết định tính nhịp
điệu mùa, trong đó hoàn lưu mùa hạ nóng ẩm lại đóng vai trò quan trọng nhất,
nó chi phối cả hướng chung cho toàn năm. Quanh năm gió tín phong thổi trên
lãnh thổ nước ta và biển Đông; vào mùa xuân gió tín phong xuất phát từ rìa tây
namcuar áp cao Thái Bình Dương và có hướng theo hướng đông nam, vào mùa
hè thì gió tín phong thổi xen kẽ với các đợt gió mùa tây nam, sang thu – đông thì
thổi theo hướng đông bắc và đem lại một lượng mưa lớn (tác dụng của bức
chắn địa hình và nó thổi qua biển).
Ngoài ra khí hậu việt nam còn chịu ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa:
- Vào mùa đông:
+ Gió mùa mùa đông: nó ảnh hưởng đến nước ta từ tháng XI – III
năm sau. Gió mùa đông bắc mang tính chất là một khối không khí lạnh, nên
mang đến một mùa đông rét. Khi đến nước ta, tùy theo đường di chuyển mà chia
thành 2 khối khí:
++ Khối khí biến tính qua lục địa (NPc đất): hoạt động mạnh
nhất vào đầu mùa giữa mùa đông (XI - I), mang đến ch nước ta 1 nền thời tiết
nhiều mây cho mưa nhỏ, mưa phùn.
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34

++ khối khí biến tính qua biển NPc biển: cho thời tiết đặc
trưng là trời lạnh, đầy mây, âm u, có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, rét buốt khó
chịu.
+ Front lạnh: bắt nguồn từ áp cao Xibiria, khi tràn vào Việt Nam gây
biến đổi đột ngột về gió, nhiệt độ, độ ẩm và mưa. Làm giảm nhiệt độ nhanh
chóng từ 3 – 5
0
C, lượng mưa giảm và khô.
- Vào mùa hạ:
+ Gió mùa mùa hạ: có ảnh hưởng đến khí hậu nước ta VI, VII, VIII,
IX. Thời tiết đặc trưng là mưa to và dai dẳng. tùy vào tác động của 2 khối khí mà
thời tiết nước ta có những điểm đặc trưng :
++ Khối khí chí tuyến vịnh Bengan (TBg): hình thành từ tháng
V – VII, sang VII – VIII yếu dần, thời tiết đặc trưng của khối khí này là nóng, kèm
theo going nhiệt, nhiệt đọ trung bình 27 – 32
0
C, độ ẩm 85%.
++ Khối khí xích đạo (Em): hoạt động chủ yếu ở miền Nam
nước ta (từ tháng VI - X). thời tiết đặc trưng là trời mưa dai dẳng, trời mát, có
giông.
Dải hội tụ nhiệt đới có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu nước ta: từ tháng VI –
VII dải hội tụ bắt nguồn từ vịnh Bengan tràn qua VN đi ngang từ phía Nam
Philippin sang Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam, từ tháng VIII gió Nam Thái
Bình Dương chiếm ưu thế và gây nên hiện tượng “mưa ngâu” ở đồng bằng Bắc
Bộ, vào tháng IX dải hội tụ gây mưa lớn ở Bình – Trị - Thiên, sang tháng X hoạt
động ở đồng bằng Nam Bộ và đến tháng XI thì trở về xích đạo. chính sự lùi dần
của gió mùa xích đạo đã giair thích hiện tượng tháng mưa cực đại lùi dần tư
Bắc Bộ đến Nam Bộ. Cùng với đó thì tác động mạnh mẽ của bão, ảnh hưởng của
từng cơn bão vào nước ta cũng có sự khác nhau về thời gian ảnh hưởng giữa
từng vùng: khu vực Bắc Bộ - Thanh Hóa tập trung vào tháng VII – IX, cực đại

vào tháng XIII; khu vực Nghệ An – Quãng Ngãi tập trung vào VII – X, cực đại vào
tháng IX; phía Nam Quãng Ngãi từ tháng IX – XI.
Biển Đông là nguồn cung cấp độ ẩm lướn cho nước ta (80 – 85%).
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa khoáng sản và kiến tạo. Kể tên các khu vự
phân bố các mỏ khoáng sản chính của Việt Nam?
 Mối liên hệ giũa khoáng sản và kiến tạo.
• Khoáng sản nội sinh
- Khoáng sản nước ta rất giàu có và đa dạng về cả thành phần lẫn chủng loại
nhưng trữ lượng không lớn. Và đó không phải là một sự ngẫu nhiên mà là hệ
quả của quá trình lịch sử phát triển rất lâu dài và hết sức phức tạp.
- Các mỏ chủ yếu phân bố ở:
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
+ Các đứt gãy sâu qua nhiều chu kỳ kiến tạo.
+ Các khu vực bị xiết ép mạnh khi xảy ra các vận động uốn nếp.
- Mỗi loại đá macma (acid hay bazơ) chỉ tạo nên một mẫu kim loại nhất
định, nên các mỏ khoáng sản nội sinh có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt
động macma.
- Dựa vào tính chất của đá macma chia ra 2 nhóm khoáng sản nội sinh:
+ Nhóm 1:
• Bao gồm: Crôm, Niken, Coban, Đồng, Sắt, Manhetit, titan,
Pirit, amian.
• Hình thành liên quan đến các đá macma xâm nhập, phun trào
bazơ và siêu bazơ.
• Phân bố dọc các đứt gãy sâu hoặc các khu vực bị xiết ép mạnh.
+ Nhóm 2:
• Bao gồm: Mỏ đa kim (chì, kẽm, bạc), antimoan, thủy ngân,
vàng, thiếc, vonfram.
• Hình thành liên quan đến đá macma xâm nhập granit và
granitoit.

• Phân bố :
 Trong các dãy đất dọc các đứt gãy
 Tại các khu vực tiếp xúc giữa hai đới nham tướng khác
nhau
 Tại rìa các miền võng địa máng
 Dọc theo các đứt gãy sâu
• Mỏ ngoại sinh:
- Gắn liền với quá trình phát triển cổ địa lý ở nước ta.
- Hình thành ở vùng biển cạn, vùng ven biển hoặc đầm hồ lớn.
- Hình thành vào thời kỳ vận động Hecxini và Calêđôni.
• Ngoài ra, còn có các quặng sắt, mangan ở vùng Thái Nguyên, hình
thành trong thời kỳ Đêvôn sớm. Quặng booxxit ở miền Bắc, hình
thành vào kỷ Cacbon – Pecmi và Triat sớm.
 Các khu vự phân bố mỏ khoáng sản chính của Việt Nam.
• Khu vực Việt Bắc và Đông Bắc cho đến thung lũng sông Hồng.
- Vùng từ thung lũng sông Lô đến sông Thương.
+ Ở đây diễn ra vận động kiến tạo Hecxini – Inđôxini với một
số đứt gãy quan trọng kèm theo macma xâm nhập và phun trào nên
gặp nhiều mỏ nội sinh cũng như ngoại sinh:
• Mỏ thiếc, vôfram.
• Mỏ chì, kẽm.
• Mỏ antimoan. Thêm địa danh vô thì thêm,
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
• Mỏ thủy ngân ko thì thôi, trang 17.
• Mỏ vàng
• Mỏ pirit
• Mỏ kền, amiăng.
- Vùng Đông Triều – Móng Cái: Than nhiều nhất nước ta
- Vùng thung lũng sông Hồng: Apatit, đồng Lào Cai; sắt Yên Bái.

• Khu vực từ nam thung lững sông Hồng đến thung lũng sông Cả: đáng
chú ý là dọc theo đứt gãy sông Cả, có Crôm Cổ Định (Thanh Hóa).
• Khu vực Trường Sơn Bắc từ thung lũng sông Cả đến đèo Hải Vân: Ở
đây chỉ diễn ra vận động Hecximi nên hiếm mỏ: Sắt Thanh Khê (Hà
Tĩnh).
• Khu vực từ đèo Hải Vân đến phía Nam: là một miền nền với đường
viền Hecxini nên hiếm khoáng sản.
- Sụt võng An Điềm, Quảng Nam: mạch vàng Bồng Miêu, than Nông
Sơn,…
- Kẽm, sắt, đặc biệt là bôxit Tây Nguyên với trữ lượng hàng tỷ tấn.
- Dầu ở thềm lục địa phía Đông Nam nước ta: Mỏ Đại Hùng, Bạch
Hổ,…
Câu 4: Phân tích các đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
Địa hình Việt Nam có 3 đặc điểm quan trọng:
Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam.
- Đồi núi Việt Nam chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. Đặc điểm này quyết định
đến mạng lưới sông ngòi, chế độ nhiệt ẩm của khí hậu và chứa đựng nguồn
tài nguyên khoáng sản, lâm sản, thổ sản phong phú.
- Đông bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ. Được hình thành trong tân kiến tạo,
cuối đệ tam, đầu đệ tứ. Hình thành bởi quá trình biển tiến mài mòn vùng đồi
núi và sự bồi đắp phù sa từ các sông. Các đồng bằng châu thổ Việt Nam
đang ở giai đoạn phát triển mở rộng nhờ lượng phù sa bồi bắp hằng năm.
- Có những nhánh núi đam ngang chạy ra sát biển (Hoành Sơn với Đèo
Ngang, Bạch Mã với Đèo Hải Vân, Vọng Phu với Đèo Cả) đã ngăn cách các
đồng bằng duyên hải miền trung; do đó, đồng bằng nước ta chủ yếu là đồng
bằng nhỏ hẹp, chỉ có 2 đồng bằng lớn là ĐB châu thổ S.Hồng và ĐB châu
thổ S.Cửu Long.
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
- Núi cao tập trung chủ yếu ở phía Tây Bắc, Đông Bắc, với 2 hướng núi chủ

yếu là Tây Bắc – Đông Nam và cánh cung. Hệ thống núi Việt Nam tạo thành
1 cánh cung lớn với phần lồi hướng ra biển.
• Núi nước ta thuộc loại núi già được tân kiến tạo làm trẻ lại
- Trải qua các chu kỳ vận động tạo núi Hexini, Kaledoni, Indoxini đã tạo nên
hệ thống núi Việt Nam và sau đó chịu quá trình san bằng bề mặt trong giai
đoạn bán bình nguyên hóa gần 50 triệu năm. Nếu không phải do tân kiến tạo
tác động thì sẽ không có các hệ thống núi và sự nhấp nhô của địa hình như
ngày nay.
- Có sự thống nhất giữa tân kiến tạo và cổ kiến tạo trong quá trình hình
thành cấu trúc đồi núi trập trùng là 1 nét nổi bật của đặc điểm địa hình nước
ta:
+ Cổ kiến tạo thể hiện rõ nét trong hướng TB-ĐN và hướng vòng
cung của các nhánh núi.
• TB-ĐN thể hiện rõ nét theo các đứt gãy lớn
• Vòng cung là hướng chính của khu vực phí bắc s.Hồng và Nam
Trung Bộ, liên quan với dạng khối vòm s.Chảy và địa khối Kon
Tum.
+ Tính chất bền vững hay kém bền vững của nham thạch trước tác
động của ngoại lực cũng phản ánh rõ vai trò của tân kiến tạo trong việc hình
thành địa hình ngày nay nước ta tức là làm trẻ lại các núi già.
• Các chu kỳ tân kiến tạo đã dẫn đến tính chất phân bậc của địa hình.
- Các chu kỳ tân kiến tạo với các pha nâng mạnh xen kẽ với pha yên tĩnh đã
hình thành nên nhiều bậc địa hình khác nhau, bậc càng cao tuổi địa chất
càng già.
- Do các đợt nâng kế tiếp nhau khá liên tục với pha yên tĩnh ngắn, cho nên ở
nước ta rất ít bề mặt san bằng mạnh; tuy nhiên, một số bề mặt như bề mặt
quanh SaPa, Đà Lạt, các sơn nguyên đá vôi, các cao nguyên bazan,… cũng
có diện tích đáng kể.
- Trong số các bậc địa hình chiếm diện tích lớn nhất là các bậc từ 100-500m
(50% diện tích) nay đã bị chia cắt mạnh thành đồi hay dãy đồi; sau đó đến

bậc 600-900m rồi đến địa hình đồng bằng và bán bình nguyên, các núi cao
trên 1000m chỉ chiếm 1%.
Câu 5: Phân tích đặc điểm tổng quát của khí hậu Việt Nam.
 Khí hậu VN là khí hậu nội chí tuyến gió mùa ẩm:
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
- Mang tính bao trùm trong khí hậu VN, nhưng không đồng nhất trên toàn
lãnh thổ VN vì VN nằm trải dài theo hướng kinh độ ( 15 vĩ độ ).
- Tính chất nội chí tuyến ẩm được thể hiện như sau:
 Tính chất nội chí tuyến:
- Do VN nằm gọn trong vùng nội chí tuyến, làm cho mặt trời lên thiên đỉnh
2 lần trong năm nhưng không đồng nhất về thời gian. Làm cho miền Bắc chỉ có
một cực đại và một cực tiểu, còn ở miền Nam là 2 cực đại và 2 cực tiểu trong
nhiệt chế và vũ chế, từ đó ảnh hường đến biên độ nhiệt năm.
- VN có góc nhập xạ vào giữa trưa lớn, làm cho quanh năm có bức xạ cao
khoảng 130Kcal/km
2
/năm, cân bằng bức xạ luôn luôn dương, nhiệt độ TB năm
trên 20
0
C.
- VN có quang kì ngắn ( lúc mặt trời mọc đến lặn ), độ dao động ngày và
đêm nhỏ. Càng gần XĐ chênh lệch càng nhỏ.
- Có sự hiện diện của gió Tín Phong.
 Tính chất gió mùa:
- Khí hậu Việt Nam mang tính chất nội chí tuyến gió mùa vì các yếu tố khí
hậu diễn biến theo nhịp điệu mùa rõ rệt.
Nguyên nhân cơ bản của tính chất này là do “sự thay đổi ( theo mùa ), ảnh
hưởng theo mùa của các khối khí có tính chất khác nhau trong thời gian nhất
định trong năm. Sự thay đổi này diễn ra theo một nhịp điệu tương đối ổn định và

thành qui luật.”
* Gió mùa mùa Đông:
Còn gọi là gió mùa đông bắc. Là khối khí cực lục địa NPc từ áp cao Xibiri
thổi về. Hình thành vào mùa đông từ tháng 11 – 3 ở miền bắc, do lạnh và khô (ở
tâm từ - 15
0
C đến - 40
0
C, ẩm 1g/1kg). Nên đặc trưng thời tiết khi có NPc đi qua
là lạnh đột ngột và khô. Do đặc tính và thời gian mà chia ra làm 2 loại:
+ NPc đất.
+ NPc biển.
* Gió mùa mùa hạ:
Tháng 4 – 5 mặt trời di chuyển từ xích đạo lên bắc bán cầu. NPc yếu dần
và bị triệt tiêu là thời gian hoạt động của các khối khí chí tuyến (Tm, Tp)
Từ tháng 5 – 6, lục địa Au – Á bị đốt nóng, các hạ áp hình thành và hút gió
từ An Độ Dương vào, lúc này có gió tây nam đến VN có nguồn gốc từ vịnh
Bengan, đây là khối khí nhiệt đới chí tuyến nên có tên là TBg ( Triopical
Bengale). TBg có tính chất nóng và ẩm, gây mưa vào mùa hạ, là tác nhân gây ra
gió Lào ở bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
Từ tháng 6 – 10 do có hạ áp BBC hoạt động ổn định và hút gió mạnh tạo
điều kiện cho các khối khí Tín Phong NBC vượt xích đạo đổi hướng tây nam đến
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
VN. Do vượt qua vùng biển xích đạo đến VN nên có tên là Em (Equatorial
Maritine). Có sự hiện diện của CIT và bão
 Tính chất ẩm:
- Là sự tác động tương hỗ giữa gió mùa , tín phong trong điều kiện cụ
thể của địa hình.
- Khí hậu VN có ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (NPc), nhưng chỉ trong

thời gian ngắn, còn qui luật đai cao chỉ có tác dụng ở 15% diện tích, do đó đặc
trưng của khí hậu VN vẫn là nội chí tuyến gió mùa ẩm.
- Nguyên nhân cơ bản là các khối khí thổi đến VN có nhiệt độ cao và ẩm
lớn, từ đó hình thành một lượng mưa dồi dào từ B – N (Hà Nội 1706mm, Huế-
2867mm, TPHCM 1910mm), nó đã xoá đi tính khô hạn với thảm thực vật bán
hoang mạc và sa mạc mà đáng lẻ VN phải có.
 khí hậu việt nam phân hóa theo khôg gian:
 Phân hóa theo bắc-nam:có thể phân ra 2 khu vực khí hậu mà ranh giới là vĩ
tuyến 16
0
B:
- Khu vực phía Bắc vĩ tuyến 16:do hoạt độngc ảu front cực và khối khí NPc
mà xuất hiện một mùa đông dài ngắn tùy nơi, phụ thuộc vào độ cao, vĩ độ, địa
hình địa phương…
- Khu vực nam vĩ tuyến 16: nơi mà gió tín phong đem lại một mùa khô sâu
sắc đối lập với mùa mưa nhiều, nhưng không có sự phân hóa mùa rõ rệt do biên
độ năm tương đối nhỏ.
 Phân hóa Đông – Tây:
- Sự biểu hiện rõ nhất là ở hai phía đông và tây của dãy trường sơn và
hoàng lien sơn. Hai sườn này khác nhau chủ yếu về chế độ ẩm- sườn tây mưa
vào mùa hạ còn sườn đông mưa về mùa thu—đông, còn mùa hạ khô nóng do
hiệu ứng phơn.
- Khu tây bắc khác với khu đông bắc chủ yếu về mùa đông vì gió mùa cực
đới bị chặn lại nên khu tây khô ấm hơn.
 Phân hóa theo độ cao:
- Do nước ta có ¾ diện tích là đồi núi, cho nên sự phân hóa theo đô cao thể
hiện rõ rệt độ ẩm tăng theo độ cao và nhiệt độ giảm theo quy luậ lên cao 100m
giảm 0,6
0
C.

Câu 6: Hãy kể tên các quá trình hình thành và các loại đất của Việt Nam.
Trình bày các giai đoạn của quá trình feralit và đặc điểm chung của các
loại đất feralit ở Việt Nam.
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
 Các quá trình hình thành:
- Quá trình Feralit và các loại đất Feralit
- Quá trình alit và đất mùn alit
- Quá trình pôtzôlit và đất pôtzôn
- Quá trình macgalit và các loại đất macgalit
- Quá trình sialit và các loại đất sialit
- Quá trình than bùn và hình thành đất than bùn
- Quá trình mặn hóa và hình thành đất mặn
 Các loại đất của Việt Nam:
- Đất feralit đỏ vàng.
- Đất ferralit đỏ thẫm.
- Đất feralit nâu.
- Đất ferralit mùn vàng đỏ trên núi.
- Đất macgalit hình thành trên đá mẹ (bazan bọt).
- Đất macgalit thủy thành (sản phẩm bồi tụ).
- Đất bãi bồi: được bồi hàng năm. Phẫu diện chưa phân hóa màu sắc.
- Đất phù sa cổ nhưng chưa bị ferralit hóa, có màu nâu xám hay xám sáng.
- Đất cát ven biển.
 Các giai đoạn của quá trình feralit:
Quá trình feralit được hình thành trong điều kiện nhiệt ẩm cao và trong
một thời gian dài, chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Lúc mới hình thành mang tính chất sơ khai cho đến khi
đất thuần thục, mang tính chất điển hình.
Ở giai đoạn này đất có tính chất lý, hóa tốt, đất ít chua.
- Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn thoái hóa đất.

Đất bị chua do rửa trôi mạnh.
Phẫu diện đất bị phân phân hóa.
Quá trình Feralit tạo điều kiện cho hình thành kết von và đá ong:
+ Kết von và đá ong dạng tổ ong.
+ Kết von và đá ong dạng tròn.
+ Kết von giả.
 Các đặc điểm chung của đất Feralit ở Việt Nam:
- Chứa rất ít các khoáng nguyên sinh (trừ thạch anh và một số các khoáng
bền vững khác).
- Tỷ số SiO
2
/R
2
O
3
và SiO
2
/R
2
O
3
≤2, nhất là phần sét không chứa thạch anh.
- Thành phần của sét phần lớn gồm sét kaolinit (2SiO
2
.Al
2
O
3
.2H
2

O), ngaoif
ra còn có một số hydroxit sắt.
- Phần khoáng sét có khả năng trao đổi thấp, tổng số các bazơ trao đổi rất
ít.
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
- Các đoàn lạp có cấu trúc bền vững (do có nhiều keo sắt)
- Hàm lượng mùn thấp, thành phần mùn chủ yếu là axit fulvic chua, dễ
hòa tan.
- Đất có màu vàng đỏ đặc trưng do sắt tạo nên.
- Phản ứng của đất thường chua.
Câu 7: Phân tích tác động quy luật địa đới và quy luật đai cao đến sự phân
hóa tự nhiên lãnh thổ Việt Nam.
• Tác động của quy luật địa đới
- Nguyên nhân: Do Trái đất có hình cầu nên góc nhập xạ của Mặt trời đến bề
mặt Trái đất giảm dần từ xích đạo về 2 cực, do đó tổng xạ nhận được cũng giảm
dần từ xích đạo về 2 cực.
Từ đó dẫn đến sự biến đổi có quy luật từ xích đạo về 2 cực: Khí hậu, thủy
văn, thổ nhưỡng, sinh vật,
- Việt Nam chúng ta nằm trong đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, trải dài trên
15 độ vĩ tuyến, từ Bắc vào Nam kéo dài 2000km, nên tính địa đới tác động, chi
phối mạnh mẽ thiên nhiên Việt Nam.
- Như vậy, sự phân hóa chế độ nhiệt từ Bắc vào Nam cũng thể hiện rất rõ
ràng. Càng vào Nam, nhiệt độ tăng dần (trung bình cứ 1VT tăng 1
0
C). Như vậy,
càng vào Nam thì tính nhiệt đới thể hiện càng rõ nét, đặc trưng với tổng nhiệt của
Quảng Ngãi là 9454
0
C và Quy Nhơn là 9636

0
C.
Từ Bắc vào Nam, nước ta có thể chia ra làm 3 vùng khí hậu:
+ Từ Bắc đến đèo Ngang (18
0
VB): Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh.
+ Từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân (16
0
VB): khí hậu nhiệt đới gió mùa
có mùa đông không lạnh.
+ Từ đèo Hải Vân trở vào Nam: Khí hậu nhiệt đới gió mùa không có
mùa đông.
• Tác động của quy luật đai cao.
- Địa hình là nhân tố chi phối lại điều kiện khí hậu. Vì địa hình Việt Nam
với ¾ là đồi núi và hơn ½ là đồi núi cao hơn 500m nên quy luật đai cao càng phát
huy tác dụng mạnh mẽ.
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
- Lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,6
0
C đối với
ẩm
và xuống thấp 100m thì
nhiệt độ tăng 1
0
C đối với
Khô
* Sự phân hóa theo độ cao thì nước ta có 3 đai:
- Đai nhiệt đới gió mùa:

+ Miền Bắc có độ cao dưới 600-700m. Miền Nam lên đến độ cao
900-100m.
+ Nhiệt độ cao trên 250C, độ ẩm: từ khô hạn đến ẩm ướt.
+ Hai nhóm đất: đất phù sa và đất feralit.
+ Sinh vật: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh với 3 tầng cây gỗ, rừng
nhiệt đới ẩm gió mùa (rừng thường xanh trên đá vôi, rừng ngập mặn ven
biển, rừng tràm trên đất phèn, xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất
cát).
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
+ Ở miền Bắc có độ cao từ 600-700m đến 2600m; miền Nam từ 900
- 1000m đến 2600m.
+ Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dưới 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.
• Độ cao từ 600-1700m: rừng lá kim, đất feralit có mùn, tầng
đất mỏng, các loài chim thú cận nhiệt đới.
• Độ cao trên 1700m: nhiệt độ thấp, thực vật là rêu, địa y và
các loài chim di cư.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi:
+ Cao trên 2600m(chỉ có ở Hoàng Liên Sơn)
+ Nhiệt độ dưới 150C, mùa đông xuống tới 50C, thực vật ôn đới, đất
chủ yếu là mùn thô.
Câu 8: Trình bày sự phân hóa tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Việt Nam
thành cách khu địa lí tự nhiên. Trình bày hướng sử dụng kinh tế của các miền
tự nhiên này.
 Sự phân hóa tự nhiên miền Bắc và Đông Bắc Việt Nam thành cách khu địa lí
tự nhiên:
- Bên cạnh tính thống nhất của miền Bắc và Đông Bắc thể hiện ở mối quan
hệ về nhiều mặt với Hoa Nam, ở tính chất á nhiệt đới khá mạnh do tác động của
khối không khí cực đới NPC và front lạnh, ta cũng thấy sự phân hóa rõ ràng trong
nội bộ miền về các điều kiện tự nhiên như cấu trúc địa chất- địa hình, khí hâu- thủy
văn, cấu trúc đai cao, thổ nhưỡng- sinh vật.

Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
- Tính chất nền cổ Hoa Nam chỉ thể hiện rõ ở đới sông Hồng và sông Lô,
còn lại vùng rìa của khối Việt Bắc, chế độ địa máng hồi sinh đã hoạt động khá
mạnh, suốt từ đại cổ sinh đến trung sinh. Trong giai đoạn tân sinh, tân kiến tạo
cũng tiếp tục nâng cao địa khối Việt Bắc với cường độ mạnh hơn so với các vùng
xung quanh tạo nên một sự phân dị về độ cao tuyệt đối của đại hình và theo đó là
cấu trúc của đai cao.
- Khí hậu lạnh khô lại biểu diễn rõ rệt hơn tại khu đồi núi thấp Đông Bắc,
còn khu vực núi trung bình Việt Bắc do khuất gió nên khí hậu nói chung có phần
ấm và ẩm hơn, phải trên 300m mới xuất hiện tháng rét mùa đông. Đồng bằng Bắc
Bộ hình thành nên một vùng sụt võng, do đó có những nét độc đáo của một khu
vực riêng biệt trong miền.
Từ khái quát trên cho ta thấy miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ được phân hóa
ra thành ba khu địa lý tự nhiên: khu việt bắc, khu đông bắc, khu đồng bằng bắc bộ.
 Hướng sử dụng kinh tế của các miền tự nhiên này:
• Thuận lợi:
- Rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm, như Lim xanh, Nghiến, Pơmu, Kim
Giao, Trong rững có nhiều loại cây có giá trị dược liệu như Tam Thất, Xuyên
khung Rừng thứ sinh phát triển nhiều loại cây như Bồ Đề, Mỡ, Giang là nguyên
liệu làm giấy có giá trị, ở đây nổi bật là nhà máy sản xuất giấy Bãi Bằng (Phú
Thọ)
- Đất đai, khí hậu thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm có giá
trị kinh tế cao như Chè Tuyết. Các vùng chuyên canh cây chè như: Thái Nguyên,
Tuyên Quang, Phú Thọ. Trong đó Thái Nguyên hiện đang là tỉnh có diện tích trồng
chè lớn thứ 2 trong cả nước (trên 17.500 ha) sau Lâm Đồng; các cây có dầu như
Sở, Hồi, Trẩu; các cây ăn quả như dẻ Cao Bằng, Đào, Mận Lạng Sơn. Trong vùng
có một trong hai vựa thóc lớn của cả nước là đồng bằng Bắc Bộ rộng 15.000 km².
Nổi tiếng ở đây về năng suất lúa và các cây rau quả Á nhiệt đới.
- Tiềm năng về du lịch tự nhiên lớn thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch:

Là vùng đất có địa hình đa dạng phong phú, vừa có biển, vịnh vừa có sông suối,
núi non nên miền bắc và đồng bằng bắc bộ có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp
được biết đến trong nước và trên Thế Giới. Dọc bờ biển có nhiều bãi tăm như: Trà
Cổ, Bãi Cháy ( Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng). Nhiều danh lam : Vịnh Hạ
Long là di sản thiên nhiên Thế giới - một trong 7 kỳ quan thiên nhiên Thế giới, hồ
Ba Bể (Bắc Cạn), nhiều hang động đẹp ở Hà Tây, Lạng Sơn, Cao Bằng
- Là khu vực giàu khoáng sản nhất cả nước. Các mỏ khoáng sản chính như:
+ Than: tiềm năng tài nguyên than phần đất liền bể sông Hồng ước
tính 210 tỷ tấn. Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3.5
tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng than đang khai thác trên cả nước hiện nay).
+ Apatit: chủ yếu là ở tỉnh Lào Cai với trữ lượng khoảng778 triệu tấn,
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
trong đó quặng loại I là 31 triệu tấn, quặng loại II là 234 triệu tấn, quặng loại III là
222 triệu tấn và quặng loại IV là 291 triệu tấn. Trữ lượng đã thăm dò và dự báo
khoảng 2,45 tỷ tấn.
+ Ngoài ra còn một số loại khoáng sản khác như: sắt (Thái Nguyên),
chì (Bắc Cạn), Booxit (Lạng Sơn)
- Tiềm năng về thủy điện : một sô con sông ở vùng này như: sông Lô, sông
Thao, sông bắc giang, sông kỳ Cùng có thể khai thác tiềm năng về thủy điện vừa
và nhỏ. Một số công trình thủy điện ở đây: thủy điện Thác Bà ( 108.000 KW);
Thủy điện Đầu Đảng (1.000KW)
- Khai thác và nuôi trồng thủy hải sản: Là nơi có mạng lưới sông suối khá
dày đặc,tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ nên nơi đây đánh bắt cá khá phát triển (sông và
biển),ngoài ra còn phát triển một số loại hình nuôi cá nước ngọt, nước lợ
• Khó khăn:
- Khí hậu có tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất
cả nước. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn nhiệ độ có thể từ 0-5ºC. Vào mùa
đông xuất hiện sương muối, băng tuyết ở một số vùng núi cao ảnh hưởng lớn đến
hoạt động sản xuất nhất là sản xuất nông nghiệp. Vào mùa hạ thường xảy ra hạn

hán
- Về địa hình phần lớn là đồi núi thấp với nhiều cách cung núi mở rộng về
phía Bắc và mỡ rộng về Tam Đảo là nguyên nhân chính dẫn đến các thiên tai như
lũ ống, lũ quét; gây ra tình trạng sạt lỡ đất suy thoái đất ảnh hưởng đến tính
mạng, nhà cửa, của cải, mùa màng của người dân
- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú nhưng khai thác chưa thực sự
hiệu quả, chưa chú trọng đến thiên nhiên. Một số mỏ khoáng sản được khai thác ở
miền này làm ô nhiễm môi trường, phá hủy hệ sinh thái tự nhiên
- Địa hình có nhiều đồi núi hiểm trở, bị chia cắt mạnh nên giao thông đi lại
khó khăn, trao đổi hàng hóa bất tiện khiến cho cuộc sống người dân nơi đây còn
gặp nhiều khó khăn.
Câu 9: Trình bày đặc điểm chung và sự phân hóa tự nhiên miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ Việt Nam thành các khu địa lý tự nhiên.
• Đặc điểm chung:
- Miền tây bắc và bắc trung bộ là kết quả của tác động tương hổ giữa xứ địa
lý đông dương và đới rừng gió mùa chí tuyến. ranh giới phía nam của miền được
xác định dụa vào ranh giới của đới, đó là dãy Động Ngài- Bạch Mã, đâm ra biển ở
đèo hải vân có diện tích 86490 km2 .
- Đặc trưng cơ bản của miền là sự suy yếu dần của gió mùa đông bắc khi
vượt qua dãy hoàng liên sơn và di chuyển xuống phía nam. Từ vĩ tuyến 18
0
VB
(đèo ngang) trở vào, một mùa đông không còn nữa mà chỉ có thời tiết lạnh. Tương
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
ứng với sự suy yếu dần của gió mùa đông bắc là sự manh dần của tính nhiệt đới ẩm
với sự hiện diện của nhiều thành phần sinh vật phương Nam.
- Cấu trúc địa chất- địa hình của miền đã phản ánh cấu trúc dạng dải của địa
máng tây bắc và đại máng trường sơn với những dãy núi và thung lũng chạy theo
hướng Tây Bắc- Đông Nam. Trong giai đoạn tân kiến tạo, phía trong được nâng

lên mạnh tạo nên những vạch núi vừa cao, vừa đồ sộ, núi lại chạy ra sát biển không
còn chỗ cho đồng bằng châu thổ rọng lớn phát triển mà chỉ hình thành một dải
đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp.
- Quan hệ giữa cấu trúc sơn văn với các luồng gió mùa đã tạo nên sự phân
hóa khí hậu miền , như sự hoạt động mạnh của cơ chế gió tây nam khô nóng và
mưa muộn, kéo dài ở Bắc Trung Bộ, cơ chế mưa sớm và ngắn ở Tây Bắc.
• Sự phân hóa tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam thành các khu địa
lý tự nhiên:
- Miền tây bắc và bắc trung bộ có sự phân hóa phức tạp hơn so với miền bắc
và đông bắc bắc bộ.
- Tuy cũng nằm trong đại địa máng đông dương nhưng phần địa máng tây
bắc và địa máng trường sơn cũng khác nhau về tính chất và lịch sử phát triển. hoàn
liên sơn là khu vực núi cao đồ sộ, tách biệt với các khu vực xung quanh. Dải
trường sơn bắc việt nam về căn bản là sướn đông đốc đứng, đón gió đông bắc
mạnh, còn hệ thống sơn nguyên đá vôi và đồi núi tây bắc lại cấu tạo theo dạng dải,
chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
- Nền nhiệt độ trong miền nhìn chung là cao như nhau, nhưng ở Tây Bắc có
cơ chết phơn mùa đông, mưa mùa hạ. còn bắc trung bộ lại có cơ chế phơn mùa hạ
nhưng lại mưa mùa thu- đông. Các luồn sinh vật phương Nam, phương Bắc và phía
Tây cũng gặp nhau ở đây nhưng tùy nói mà tỉ lệ các loài phân bố có khác nhau.
Chính do những đặc điểm tự nhiên khác nhau nên miền Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ được phân chia thành 5 khu vực địa lý tự nhiên: khu hoàng liên sơn, khu
Tây Bắc, khu Hòa Bình- Thanh Hóa, khu Nghệ Tĩnh, khu Bình - Trị - Thiên.
Câu 10: Phân tích hướng ửu dụng kinh tế của miền Nam Trung Bộ và Nam
Bộ Việt Nam.
Tiềm năng to lớn của miền cho phép phát triển mạnh mẽ một nền kinh tế
toàn diện.
 Trước hết phát triển một nền kinh tế nông – lâm - nghiệp hoàn chỉnh:
- Về nông nghiệp: Với hơn 2 triệu ha đất đỏ bazan và nhiều loại đất tốt
như phù sa cổ, phù sa mới ở đồng bằng Nam Bộ cùng với khí hậu thích hợp là cơ

sở vững chắc cho mở rộng chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm như cà phê,
cao su, chè, dâu tằm, quế, hồ tiêu và các cây công nghiệp ngắn ngày như bông,
nho, đồng thời trong miền phát triển nhiều đồng cỏ tự nhiên trên các cao – sơn
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼
Made by Địa Lý K34
nguyên cho khả năng phát triển chăn nuôi đại gia súc. Bên cạnh đó, đồng bằng
châu thổ sông Cửu Long rộng lớn (>40.000km
2
) là vựa lúa lớn nhất cả nước và
phát triển rừng dứa bạt ngàn.
- Về lâm nghiệp: rừng còn phong phú, diện tích rừng giàu còn chiếm tỉ lệ
cao với nhiều loài gỗ quý như Cẩm lai, gụ, cà chắc, trắc, mun, kiền kiền, sao,
thông nàng, thông balas, pơ mu, cho khả năng phát triển công nghiệp chế biến
gỗ xuất khẩu lớn nhất so với cả nước.
- Về ngư nghiệp: có bờ biển dài hơn 1.000km với nhiều loài cá ngon cho
sản lượng đánh bắt hằng năm lớn, đồng thời có nhiều vũng tốt như vũng Đà
Nẵng, vũng Rô, vũng Cam Ranh, vũng Hòn Khơi đều là các trung tâm nuôi trồng
và đánh bắt hải sản lớn.
 Phát triển mạnh kinh tế du lịch:
Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng như Nha Trang, Cam Ranh,
Vũng Tàu là những trung tâm du lịch-nghỉ dưỡng tốt của cả nước. Trên núi có
các thắng cảnh nổi tiếng như Đà Lạt – trung tâm du lịch nghỉ dưỡng được cả
nước và thế giới ưa thích, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn cũng là cụm du lịch sinh thái và
nghiên cứu rất triển vọng. Ngoài ra, các vườn cấm quốc gia như Bản ĐÔn, Nam
Cát Tiên, U Minh, Tràm CHim, Côn Đảo, Phú QUốc cũng đóng vai trò rất to lớn
trong mạng lưới du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng của miền.
 Tiếp đến là tiềm năng thủy điện, các sông ngòi trong miền có lượng nước lớn, độ
dốc dòng chảy lớn nên đã tạo nhiều thác ghềnh do đó trên sông nào cũng có khả
năng xây dựng nhà máy thủy điện. Nổi bật nhất trong miền đã xây dựng nhiều
nhà máy thủy điện lớn như Trị An: 400.000kW; Yali 720.000; Thác Mơ 150.000;

sông Hinh 70.000;
 Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ cũng tương đối giàu khoáng sản: vàng Bồng
Miêu, mỏ than Nông Sơn, kẽm Điện Bàn (QUảng Nam), boxit Tây Nguyên có trữ
lượng rất lớn (khoảng 3 tỉ tấn), than bùn ở U Minh, mỏ cao lanh Đà Lạt, đặc biệt
là tiềm năng dầu khí ngoài khơi VŨng Tàu – Côn Đảo. Tất cả điều kiện cho việc
phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện nhôm, hóa dầu và cơ khí
của miền.
Anh em học bài kết hợp đọc thêm tài liệu để nắm vững hơn kiến thức‼‼

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×