TIỂU LUẬN:
Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước, cơng tác
kế hoạch cũng từng bước được hồn thiện, góp phần tích cực vào việc hồn thành
thắng lợi các mục tiêu trong các Chiến lược và Kế hoạch phát triển KTXH đề ra. Ngày
nay, trước xu thế hội nhập hội nhập và sự biến động của cơ chế thị trường thì vai trị
Nhà nước càng thể hiện quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô và định hướng phát triển
cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để tăng cường hơn nữa vai trò
của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thì việc đổi mới, hồn thiện các cơ
chế, chính sách là một điều tất yếu. Trong đó, kế hoạch là một trong những công cụ
quản lý, điều hành của Nhà nước nên việc đổi mới, hồn thiện cơng tác lập KH là một
việc hết sức cần thiết và cấp bách.
Đối với các địa phương hồn thiện cơng tác lập KH phát triển KTXH đang là một
trong những trọng tâm của cơng tác cải cách hành chính. Bởi lẽ, chỉ khi cơng tác này
được đổi mới, hồn thiện sẽ giúp địa phương có cơng cụ điều hành, quản lý đời sống
KTXH trên địa bàn một cách hiệu quả. Bên cạch đó,việc hồn thiện cơng tác xây
dựng KH phát triển KTXH là tiền đề để huy động một cách có hiệu quả nguồn lực của
toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Vai trị của cơng tác KH đã và
đang được tiếp tục khẳng định.
Yên Châu là một trong những địa phương được triển khai nhiều hoạt động hoàn
thiện công tác lập KH phát triển KTXH. Hoạt động tham vấn KH phát triển KTXH 5
năm, hàng năm của huyện sớm được triển khai trên toàn địa bàn của huyện, trong
khuân khổ dự án “ Dự án phát triển lâm nghiệp xã hội Sông Đà”,Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Hợp tác kỹ thuật CHXHCN Việt Nam-Liên bang Đức tài trợ,
đồng thời dự án cũng mở lớp tập huấn hỗ trợ các cán bộ phịng Tài chính-Kế hoạch
huyện về công tác lập KH từ thôn bản, đánh giá nông thơn có người dân tham gia. Đây
là những tiền đề quan trọng để huyện có thể tiếp tục triển khai công cuộc này sâu rộng
hơn,nhằm tạo ra một sự chuyển biến thật sự trong cơng tác lập KH phát triển KTXH
trong tồn huyện.
Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn công tác lập KH cấp huyện ở n Châu
mặc dù đã có nhiều hồn thiện, đổi mới, song q trình hồn thiện thiếu đồng bộ, hiệu
quả và hiệu lực còn thấp, KH còn mang nặng tính áp đặt, chủ quan duy ý chí. Cơng tác
lập kế hoạch hàng năm được thực hiện theo khung hướng dẫn từ Trung ương đến địa
phương và được Trung ương tổng hợp trong vịng một tháng, sau đó đã khơng đủ thời
gian tổng hợp từ cơ sở nên quy trình tham vấn các bên liên quan vào bản KH vẫn chưa
đạt hiêu quả cao. Các chỉ số về nguồn tài chính và KH thường cách xa nhau, thiếu các
chỉ tiêu lồng ghép giữa kinh tế-xã hội-xóa đói giảm nghèo-mơi trường. Công tác lập
KH chưa thực sự được coi trọng, bản KH chưa thực sự trở thành cơng cụ hữu ích cho
cơng tác quản lý của các cấp chính quyền huyện.
Từ những nhược điểm nêu trên cho thây việc hoàn thiện công tác lập KH phát
triển KTXH là cấp bách và hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, em xin được
chọn đề tài “Hồn thiện cơng tác lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên
Châu, tỉnh Sơn La” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Bài chuyện đề này
chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp cơ bản có thể hồn
thiện cơng tác lập KH phát triển KTXH tại huyện Yên Châu, với hy vọng công tác lập
KH tại huyện sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, bản KH được xây dựng với chất lượng tôt
hơn và thực sự là cơng cụ hỗ trợ cho q trình quản lý, điều hành của chính quyền địa
phương.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tương nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác lập kế hoạch phát
triển KTXH cấp huyện hàng năm và 5 năm.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Về nội dung: nghiên cứu, đánh giá thực trạng cơng tác lập KH phát triển KTXH
cấp huyện.
• Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác lập kế hoạch huyện Yên Châu, tỉnh
Sơn La.
• Phạm vi thời gian: Tiến hành nghiên cứu công tác lập KH phát triển KTXH 5
năm (2006-2010) và công tác lập KH phát triển KTXH hàng năm 2007,2008, 2009
3. Mục đích của việc nghiên cứu
Chuyên đề tập trung làm rõ cơ sở lý luận về KH phát triển KTXH trong nền kinh
tế thị trường và sự cần thiết đổi mới công tác lập KH phát triển KTXH cấp huyện hiện
nay. Trên cơ sở đó, chun đề đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác lập KH phát triển
KTXH tại huyện Yên Châu hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác lập KH phát triển KTXH cấp huyện ở Yên Châu.
Kết cấu của chuyên đề:
Chương I: Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác lập kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội ở huyện Yên Châu-Sơn La
Chương II: Đánh giá về công tác lập kế hoạch phát triển ở huyện Yên Châu-Sơn
La
Chương III: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện
Yên Châu Sơn La (giai đoạn 2011-2015)
CHƯƠNG I
SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở
HUYỆN YÊN CHÂU – SƠN LA
1.1. Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
1.1 .1 Khái niệm và vai trò của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
1.1.1.1 Khái niệm về kế hoạch
Nhà nước có một vai trị chính đáng và thường xun trong các nền kinh tế hiện
đại. Vai trị đó của Nhà nước đặc biệt thể hiện rõ rệt ở việc xác định "các quy tắc trò
chơi" để can thiệp vào những khu vực cần có sự lựa chọn, khắc phục những khuyết tật
của thị trường, để đảm bảo tính chỉnh thể của nền kinh tế.
Để thực hiện được vai trò của mình, Nhà nước đã sử dụng nhiều cơng cụ khác
nhau như: hệ thống luật pháp, hệ thống hoạch định phát triển, các cơng cụ địn bẩy
kinh tế(thuế, trợ cấp…), các chính sách kinh tế(tài khóa, tiền tệ, thương mại, đầu
tư…), lực lượng kinh tế của Nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước, dự trữ quốc gia…).
Công cụ kế hoạch với tư cách là một trong những công cụ khác nhau được Chính phủ
sử dụng điều tiết nền kinh tế thị trường. Kế hoạch được hiểu là sự thể hiện ý đồ của
chủ thể về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản lý và các giải pháp để thực
thi. Nó xác định xem một q trình phải làm gi? Làm thế nào? Khi nào làm và ai sẽ
làm?
Như vậy, Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mơ nền kinh tế quốc
dân, nó là sự cụ thể hóa các mục tiêu định hướng của chiến lược phát triển theo từng
thời kỳ bằng hệ thống các mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp định hướng phát triển và hệ
thống các chính sách, cơ chế áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.
Từ đó ta có thể đưa ra được định nghĩa về KH phát triển KTXH như sau:
“Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KHPTKT-XH) là công cụ quản lý của nhà
nước theo mục tiêu, nó được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển
KTXH phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc một
địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một
cách hiệu quả cao nhất.”(Nguồn: ThS Vũ Cương, Bộ tài liệu đào tạo:Lập Kế hoạch có
tính chất chiến lược phát triển kinh tế địa phương, trang 9)
1.1.1.2 Vai trò của kế hoạch trong nền kinh tế thị trường
Trước tiên, cần thấy rằng sự tồn tại của kế hoạch xuất phát từ vai trò tất yếu của
nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Như chúng ta đều biết, một nền kinh tế thị
trường hoàn hảo đến đâu vẫn khơng thể vận hành mà khơng có sự điều tiết, quản lý
của nhà nước. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường tồn tại như tất yếu
khách quan, xuất phát từ những đòi hỏi thực tế của xã hội muốn có một cơ chế điều
tiết bổ trợ cho cơ chế thị trường, nhằm vừa tạo điều kiện cho cơ chế thị trường phát
huy những mặt mạnh của mình, vừa hạn chế hậu quả khắc nghiệt mà cơ chế đó tạo ra
trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch có vai trị:
● Kế hoạch tồn tại với tư cách là công cụ quản lý của nhà nước trong mọi nền
kinh tế.
* Kế hoạch là công cụ chủ yếu trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung
Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế mệnh lệnh là các cơ sơ kinh tế được xây dựng
và hồn thiện trên chế độ cơng hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, nhà nước
chun chính vơ sản khơng những đóng vai trị điều hành chính trị mà cịn có khả năng
điều tiết và quản lý toàn diện, trực tiếp các vấn đề về kinh tế. Kế hoạch hóa tập trung
thực chất là sự khống chế trực tiếp những hoạt động kinh tế bằng cách tập trung phân
bổ nguồn lực thông qua các quyết định mang tính mệnh lệnh phát ra từ trung ương.
Các mục tiêu cụ thể được hoạch định trước bởi các nhà kế hoạch ở trung ương đã tạo
nên cơ sở cho một kế hoạch kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ, và được chuyển
xuống cho cấp dưới theo tuyến dọc. Quá trình triển khai thực hiện kế hoạch được tiến
hành trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh cấp trên giao cho cấp dưới, phương thức
cấp phát-giao nộp vốn, vật tư, lao động, sản phẩm hàng hóa và các chỉ thị mệnh lệnh
mang tính hành chính. Như vậy, kế hoạch là công cụ chủ yếu trong cơ chế kế hoạch
hóa tập trung.
* Kế hoạch là cơng cụ định hướng phát triển trong nền kinh tế thị trường
Đặc trưng cơ bản của các nước có nền kinh tế thị trường là tính chất đa thành
phần kinh tế, sở hữu tư nhân dưới nhiều hình thức khác nhau thống trị nền kinh tế. Kế
hoạch hóa trong nền kinh tế thị trường là kế hoạch hóa định hướng phát triển, trong đó
các mục tiêu và chỉ tiêu được xác định mang tính định hướng, dự báo, nó chỉ thể hiện
trong một số lĩnh vực chủ yếu, được ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển nhất định.
Để thực hiện các mục tiêu đặt ra, cơ chế tác động của Chính phủ thường mang tính
gián tiếp thơng qua các chính sách định hướng và điều tiết vĩ mô.
Các công cụ kế hoạch phát triển bao gồm: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình phát triển KTXH trực tiếp giúp Chính phủ thực hiện chức năng ổn định
vĩ mô và định hướng tương lai trong điều kiện kinh tế thị trường. Chính phủ, thông
qua các công cụ hoạch định, sẽ đánh giá được tình hình kinh tế hiện tại và mức độ, khả
năng giải quyết các vấn đề KTXH tại thời điểm nhất định, xây dựng các mục tiêu
chiến lược định hướng sự phát triển KTXH của từng vùng, từng ngành trong tương lai,
liên kết mục tiêu đặt ra với cơ cấu nguồn lực, thực hiện các ưu tiên đầu tư cần thiết để
thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, liên kết các ngành, các vùng kinh tế thành một thể
thống nhất theo các chương trình phát triển KTXH của quốc gia và các cấp khác, gắn
các chính sách vào cơ chế giải quyết các nhiệm vụ chiến lược đặt ra, cung cấp các
thơng tin và tình hình thị trường trong và ngoài nước cho các nhà kinh doanh.
Như vậy, kế hoạch là công cụ định hướng phát triển trong nền kinh tế thị trường.
● Kế hoạch là một trong hai công cụ điều tiết trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh thị trường luôn tồn tại hai công cụ điều tiết là thị trường và kế
hoạch. Điều tiết nền kinh tế thị trường bảo đảm cho sản xuất đạt hiệu quả tài chính
cao, là cơ sở lựa chọn và phân bổ nguồn lực tối ưu cho các hoạt động sản xuất và tiêu
dùng. Tuy nhiên, nó cũng cịn có nhiều khuyết tật, hạn chế. Kế hoạch phát triển là một
công cụ tổ chức can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Nó giúp cho sự can
thiệp của nhà nước chắc chắn khắc phục được thất bại của thị trường, hướng hoạt động
thị trường vào những mục tiêu mà xã hội cần có và bảo đảm sự vận hành của thị
trường luôn tương xứng với hiệu quả xã hội.
1.1.2 Sự khác biệt giữa kế hoạch trong nền kinh tế thị trường và nền kinh tế
tập trung
1.1.2.1 Sự khác biệt về mặt bản chất
Trong cơ chế KHH tập trung, KH thể hiện ở sự khống chế trực tiếp của Nhà nước
đối với những hoạt động kinh tế-xã hội thơng qua q trình đưa ra những quyết định
pháp lệnh phát ra từ Trung ương. Các chỉ tiêu KH được xác định bởi các nhà KH
Trung ương, tạo nên một KH kinh tế quốc dân toàn diện và đầy đủ. Nguồn nhân lực,
vật tư chủ yếu và tài chính khơng phải được phân phối theo giá thị trường và cung cầu
mà phân phối theo các nhu cầu của KH tổng thể, theo những quyết định hành chính
của các cấp, lãnh đạo. Như vậy, đặc trưng của KH trong cơ chế KHH tập trung là
mang tính chất cưỡng chế trực tiếp.
Trong nền kinh tế thị trường, KH là thể hiện sự nỗ lực có ý thức của Chính phủ
trong quá trình thực hiện sự can thiệp ở tầm vĩ mô của nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở
chủ động thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mục đích nhằm đạt được mục tiêu sử
dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng hiện có. KH trong nền kinh tế thị trường được
thể hiện ở các phương án lựa chọn, sắp xếp, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu
quả nguồn lực cho phép để đạt được kết quả cao nhất. Các chỉ tiêu đặt ra trong KH là
những định hướng phát triển một số lĩnh vực chủ yếu và cách thức tác động của Chính
phủ mang tính gián tiếp thơng qua các chính sách và cơng cụ của chính sách điều tiết
vĩ mơ. Như vậy, bản chất của KHH phát triển trong nền kinh tế thị trường là tính
thuyết phục gián tiếp.
Từ sự phân tích trên ta có thể tóm tắt sự khác nhau về bản chất của kế hoạch
trong cơ chế KHH tập trung và trong nền kinh tế thị trường. (Phụ lục 1- So sánh bản
chất của KH trong cơ chế KHH tập trung và trong nền kinh tế thị trường)
1.1.2.2 Hệ thống chỉ tiêu
Hệ thống chỉ tiêu trong KHPT là thước đo nhiệm vụ và nội dung phát triển
KTXH của đất nước trong thời kỳ KH và được sử dụng để thực hiện hành vi điều tiết
vĩ mô của nhà nước. Do có sự khác nhau về bản chất của kế hoạch trong cơ chế KHH
tập trung và trong nền kinh tế thị trường nên hệ thống chỉ tiêu kế hoạch trong hai cơ
chế cũng có sự khác nhau cả về hình thức và bản chất.
● Hệ thống chỉ tiêu KH trong cơ chế KHH tập trung có đặc điểm:
- Hệ thống chỉ tiêu mang tính pháp lệnh. Trong cơ chế KHH tập trung, vấn đề
quan trọng nhất là hình thành hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh.
- Trong hệ thống chỉ tiêu thì chủ yếu là các chỉ tiêu kinh tế, khơng chú ý nhiều
đến các chỉ tiêu xã hội–môi trường.
- Sử dụng các chỉ tiêu hiện vật.
● Hệ thống chỉ tiêu KH trong cơ chế thị trường có đặc điểm:
- Hệ thống chỉ tiêu mang tính định hướng, dự báo.
- Trong hệ thống chỉ tiêu bao gồm sử dụng các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, môi
trường, các chỉ tiêu lồng ghép.
- Sử dụng các chỉ tiêu giá trị.
1.1.2.3. Phương pháp lập KH
Theo phương pháp lập kế hoạch truyền thống trước đây, việc lập kế hoạch chủ
yếu bắt đầu từ việc xác định những nguồn lực sẵn có của địa phương. Đây là yếu tố
quan trọng quyết định đến việc đề ra mục tiêu cần thực hiện trong thời kỳ kế hoạch.
Phương pháp lập kế hoạch này là phương pháp lập kế hoạch dựa trên những gì mình
có. Nó có một số đặc điểm sau:
- Việc lập kế hoạch chủ yếu là xuất phát từ các căn cứ đầu vào để xác định các
mục tiêu trong thời kỳ kế hoạch dẫn đến các bản kế hoạch sẽ không tạo ra được tính
đột phá khi thực hiện trong thực tế và bị rằng buộc bởi những gì sẵn có.
- Với cách lập kế hoạch như thế này cũng dẫn đến một tình trạng đó là sẽ có ít
phương án kế hoạch địa phương có thể lựa chọn nhằm tìm kiếm được khả năng phát
triển tối ưu nhất.
Từ những đặc điểm trên của phương pháp lập kế hoạch theo kiểu cũ thì dẫn đến
một tình trạng chung đó là cơng tác lập kế hoạch bị rơi vào tình trạng bị động. Cho
nên, cùng trong q trình hồn thiện thì cơng tác lập kế hoạch cũng đang được hoàn
thiện theo hướng lập kế hoạch từ mục tiêu mong muốn. Nó được thể hiện cụ thể qua
những đặc điểm sau:
- Việc lập kế hoạch được tiến hành theo hướng sẽ xác định các mục tiêu mong
muốn thực hiện kỳ kế hoạch trước rồi mới căn cứ vào những mục tiêu này để có những
chính sách huy động, khai thác các nguồn lực đầu vào. Đây là phương pháp đi từ mục
tiêu để cân đối đầu vào nên khi lập kế hoạch sẽ khơng bị phụ thuộc hồn tồn vào
những nguồn lực sẵn có mà tìm cách huy động, khai thác thêm các nguồn lực khác.
- Với cách lập kế hoạch theo kiểu mới này sẽ tạo ra tính tích cực. giúp địa
phương khơng những có thể thực hiện được nhũng mục tiêu mong muốn mà cịn có thể
tận dụng một cách tối đa mọi khả năng để phát triển.
● Phương pháp lập kế hoạch dựa vào kết quả (mục tiêu mong muốn)
Kế hoạch hóa dựa trên kết quả là phương pháp kế hoạch tiên tiến, hiện đại, có
những ưu điểm chủ yếu:
- Khi sử dụng phương pháp kế hoạch dựa vào kết quả thì buộc các nhà lập kế
hoạch phải nghĩ tới các giải pháp nhằm đạt được kết quả đã định và bản kế hoạch sẽ
mạng tính hành động chứ không chỉ đơn thuần là vạch ra kế hoạch hoạt động hay kế
hoạch công tác.
- Nâng cao trách nhiệm của các đối tượng tham gia thực hiện kế hoạch hoạt động
trong việc tổ chức các hoạt động bằng cách so sánh kết quả đạt được với kết quả dự
kiến thông qua giám sát, đánh giá, báo cáo, và điều chỉnh thường xuyên hoạt động
nhằm đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch.
- Tạo ra sự thống nhất trong hệ thống kế hoạch thông qua kết quả thực hiện mục
tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời định hướng các hoạt động từ khâu xây dựng kế hoạch
đến tổ chức thực hiện và theo dõi đánh giá.
- Bảo đảm tính hiệu quả của kế hoạch thông qua việc kiểm tra, giám sát, đánh giá
kết quả đạt được so với kết quả dự kiến.
- Bảo đảm chính xác, trung thực và chặt chẽ giữa lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch thông qua các kết quả với chỉ số kiểm định đúng đắn. Phương pháp kế hoạch
hóa dựa trên kết quả cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và đánh
giá tình hình thực hiện kế hoạch.
- Gắn kết được giữa kế hoạch với ngân sách. Kế hoạch trở thành các khung phân
bổ chi phí ngân sách theo mục tiêu đã chọn, tránh thất thoát và hoang phí.
Sự khác biệt chủ yếu giữa xây dựng kế hoạch truyền thống và xây dựng kế
hoạch dựa vào kết quả:Quy trình lập kế hoạch truyền thống chủ yếu dựa vào đầu vào
và đầu ra mà chưa tính đến kết quả tác động của nó.Phương pháp xây dựng kế hoạch
truyền thống chủ yếu dựa vào đầu vào và đầu ra trong khi phương lập kế hoạch dựa
vào kết quả chú trọng tới các kết cục của các mục tiêu, chỉ tiêu để xây dựng các
phương án, giải pháp và hành động nhằm đạt được mục tiêu đề ra. ( Phụ lục 2, Sơ đồ
sự khác nhau giữa lập kế hoạch truyền thống và lập kế hoạch dựa vào kết quả)
Qua những phân tích, so sánh trên ta có thể thấy rõ sự khác nhau cơ bản giữa hai
phương pháp lập kế hoạch truyền thống và dựa vào kết quả. Trong đó, điểm khác biệt
lớn nhất là một bên dựa vào nguồn lực sẵn có rồi mới xác định mục tiêu cần thực hiện
cho thời kỳ kế hoạch dựa trên nguồn lực đó, cịn một bên thì xác định mục tiêu mong
muốn thực hiện trước rồi mới tìm cách huy động, khai thác tổng thể các nguồn lực
nhằm thực hiện thành công mục tiêu đó.
1.1.2.4 Trình tự xây dựng KH
Do có sự khác biệt về bản chất, nội dung và tính chất của KH trong cơ chế KHH
tập trung và KH trong nền kinh tế thị trường nên trình tự xây dựng KH của hai phương
thức cũng có những sự khác biệt
Trong cơ chế KHH tập trung, KH được xây dựng mang nặng tính bao cấp, phân
bổ nguồn lực cho nền kinh tế chỉ chú trọng hai thành phần sở hữu quốc doanh và tập
thể, mang tính dàn đều, khơng khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế
khác. KH được xây dựng từ trên xuống theo quy trình sau:
- Trung ương giao số kiểm tra xuống cho các bộ , ngành, địa phương
- Các đơn vị và địa phương giử nhu cầu lên cho cơ quan trung ương.
- Trung ương căn cứ nguồn lực hiện có xem xét, cân đối, phân bổ chi tiết và cụ
thể từng sản phẩm, từng mặt hằng đến từng đơn vị.
Quá trình xây dựng như vậy thường bị chi phối bởi cả những mong muốn chủ
quan của các cấp lãnh đạo và những người xây dựng KH. Trong nhiều trường hợp, KH
thiếu tính khách quan và mang tính áp đặt, khơng dựa theo nhu cầu cụ thể từng ngành,
từng địa phương.
Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay: được đổi mới dựa trên nền tảng KH
phải xây dựng phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương hoặc từng ngành. KH
được xây dựng dựa trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng thực hiện, mang tính định
hướng, khơng áp đặt. KH phải huy động được nhiều nguồn lực của nhiều thành phần
để thực hiện các mục tiêu đặt ra, điều tiết, khắc phục các khiếm khuyết của thị trường.
Do vậy, quy trình KH phải được xây dựng ngày càng mở, có sự tham gia của nhiều
ngành, nhiều cấp và các thành phần kinh tế. (Phụ lục 4, Bảng so sánh sự khác biệt về
quy trình lập kế hoạch trong cơ chế KHH tập trung và cơ chế kinh tế thị trường)
1.1.3 Các cấp độ lập kế hoạch ở Việt Nam
Bộ máy quản lý kế hoạch của Việt Nam được phân chia thành 3 nhóm: cơ quan kế
hoạch trung ương, các bộ phận lập kế hoạch của các bộ ngành và cơ quan chức năng,
các đơn vị lập kế hoạch của địa phương.
● Cơ quan kế hoạch hóa quốc gia (Bộ KHĐT)
Bộ KH ĐT là cơ quan tham mưu cho Thủ tướng chính phủ và đảm nhận các chức
năng sau đây:
- Là cơ quan tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng
năm phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước.
- Tham mưu tổng hợp về cơ chế, chính sách và luật pháp có liên quan đến quản
lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể như: đầu tư trong và ngoài nước, đấu thầu,
tổ chức đăng ký kinh doanh, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý
của Bộ.
- Là đầu mối thu hút và phân bổ chi tiết nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước,
xét duyệt các dự án đầu tư đối với các dự án quốc gia.
- Chịu trách nhiệm thống nhất các nội dung mang tính chất nghiệp vụ thuộc
ngành kế hoạch, đầu tư cho tồn bộ hệ thống kế hoạch hóa của cả nước.
● Cơ quan kế hoạch ngành (Bộ quản lý ngành)
Các bộ, ngành trung ương với chức năng quản lý nhà nước có nhiệm vụ xây
dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển toàn ngành, tổng hợp xử lý và tối ưu hóa các
phương án kế hoạch từ các tổng công ty, các công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Mối quan hệ giữa bộ Kế hoạch-Đầu tư với các bộ ngành trung ương là mối quan hệ hai
chiều, cung cấp thông tin, xử lý liên ngành và tổng hợp các phương án tối ưu trong
tổng thể phát triển nền kinh tế.
● Cơ quan kế hoạch các cấp địa phương
Sở Kế hoạch-Đầu tư có chức năng tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố về định
hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và là tổ chức ngành dọc của Bộ KHĐT. Chức năng của Sở Kế hoạch-Đầu tư cũng giống như Bộ KH-ĐT nhưng quy mô và
phạm vi thực hiện trên địa bàn tỉnh. Sở KH-ĐT chịu sựu quản lý hành chính, nhà nước
UBND tỉnh và chịu sự quản lý theo ngành dọc và Bộ KH-ĐT. Bên cạch sở KH-ĐT,
các sở, các ban ngành chuyên môn ở tỉnh như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Sở Khoa học cơng nghệ…với chức năng của mình cũng sẽ nghiên cứu quy hoạch và
kế hoạch phát triển của ngành mình ở trên địa phương. Trên cơ sở đó, Sở KH-ĐT sẽ
tổng hợp theo tuyến dọc và ngang để có bản kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh.
Tương tự như cấp tỉnh, các cấp kế hoạch cấp dưới cũng được hình thành và tổ
chức với quy mơ nhỏ hơn. Tùy thuộc vào quy mô các địa phương huyện, xã, các cơ
quan chuyên trách xây dựng và quản lý kế hoạch sẽ được hình thành (xem sơ đồ 1
trang 12).
1.1.4 Quy trình lập kế hoạch
Cơng tác lập KH cấp huyện ở hầu hết các địa phương đều được tiến hành theo
quy trình “2 xuống- 1 lên”, cụ thể là 2 lần từ trên xuống ( lần 1: hướng dẫn KH, lần 2:
giao chỉ tiêu KH) và 1 lần từ dưới lên( lập KH từ dưới lên sau khi được hướng dẫn).
Theo quy trình này, cấp KH trên sẽ gửi hướng dẫn lập xuống cho cấp dưới, trên cơ sở
đó, cấp dưới xây dựng KH của mình và gửi lên trên. Sau khi tổng hợp và phê duyệt,
cấp trên sẽ giao chỉ tiêu kế hoạch xuống cấp dưới thực hiện. Đây là quy trình lập KH
mang tính chất của thời kỳ bao cấp, nặng về việc áp đặt mục tiêu nhiệm vụ từ trên
xuống. Mặc dù trong thời gian gần đây, số chỉ tiêu pháp lệnh do cấp trên giao được
chuyển gần hết sang chỉ tiêu hướng dẫn, nhưng quy trình này vẫn mang nặng hình
thức thiếu đi tính thực tiễn.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy KHH ở Việt Nam
Quốc hội
Kế
hoạch
cấp
Trung
Ương
Chính Phủ
Bộ KH&ĐT
Tỉnh, Thành phố
Kế
hoạch
các cấp
địa
phương
Bộ quản lý ngành
Quận, huyện
Kế
hoạch
ngành
Các đơn vị kinh tế
Phường, xã
Nguồn: PGS.TS Ngô Thắng Lợi - Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển
(Trang 75) – Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân
1.2. Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở huyện Yên Châu – Sơn La
1.2.1 Vai trò của kế hoạch cấp huyện
Là một bộ phận trong hệ thống KH quốc gia, nên vai trò của KH phát triển
KTXH huyện được thể hiện:
- Điều tiết phối hợp ổn định kinh tế huyện. KH cấp huyện có chức năng điều
tiết sự phát triển của kinh tế-xã hội và tạo lập môi trường ổn định. Trong từng thời kỳ
với các mục tiêu đặt ra, KH phát triển KTXH phải xây dựng được các giải pháp, chính
sách để thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, phát huy được thế mạnh
của mình, đồng thời phải đảm bảo sự phát triển ổn định giữa các mặt kinh tế, xã hội và
môi trường.
KH huyện hoạch định KH chung tổng thể của huyện với việc đưa ra những chính
sách hợp lý dựa trên cơ sở sử dụng tổng hợp những nguồn lực địa phương nhằm phát
hiệu quả tổng thể KT-XH, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ
thuật, xã hội và bảo vệ mơi trường.
KH phát triển KTXH có vai trò điều chỉnh, điều tiết sự phát triển giữa các vùng,
các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế nhằm phát huy lợi thế của các vùng, các
thành phần kinh tế, đồng thời điều chỉnh để giảm bớt sự chênh lệch giữa các vùng, các
tầng lớp dân cư tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh của địa phương.
- Định hướng PTKT-XH của huyện. KH cấp huyện đưa ra một hệ thống mục
tiêu phát triển vĩ mô về kinh tế-xã hội trên địa bàn huyện, xây dựng các dự án, các
chương trình, tìm các giải pháp và các phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương
hướng phát triển, xác định các cân đối lớn… nhằm thực hiện chức năng dẫn dắt, định
hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị trường,
đồng thời tạo đòn bẩy cần thiết, khuyến khích và hỗ trợ các thành phần kinh tế cùng
thực hiện vì mục tiêu chung của địa phương.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động KT-XH của huyện. KH cấp huyện thường
xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện tiến độ kế hoạch và tuân thủ các cơ chế,
thể chế, chính sách hiện hành áp dụng trong thời kỳ kế hoạch.Đánh giá kết quả của
việc thực hiện các chính sách, mục tiêu đặt ra. Phân tích hiệu quả tài chính. hiệu quả
kinh tế-xã hội bảo đảm các luận cứ quan trọng cho việc xây dựng các kế hoạch của
thời kỳ tiếp theo.
Tóm lại, xuất phát từ chức năng là một trong những công cụ quản lý quan trọng
của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương và vai trò của kế hoạch đã
được khẳng định như trên nên kế hoạch trở thành điều kiện tiền đề để tăng cường hiệu
quả quản lý của nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
1.2.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch cấp huyện
Hệ thống cấp huyện cũng là một cấp độ kế hoạch trong hệ thống kế hoạch của
quốc gia nên hệ thống kế hoạch cấp huyện bao gồm các bộ phân sau:
- Chiến lược phát triển KT-XH của huyện: Là hệ thống các phân tích, đánh giá
và chọn lựa quan điểm, mục tiêu tổng quát định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu
của đời sống xã hội và các giải pháp cơ bản về phát triển KTXH của huyện trong thời
gian dài.
- Quy hoạch phát triển KT-XH của huyện: Thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến
lược về thời gian, không gian lãnh thổ, xây dưngj khung vĩ mô về tổ chức không gian
để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững.
- KH 5 năm phát triển KT-XH của huyện: Là sự cụ thể hóa các chiến lược và
quy hoạch phát triển trong lộ trình phát triển dài hạn của huyện. Nó xác định các mục
tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, nâng cao phúc lợi xã hội trong thời kỳ 5 năm và xác
định các cân đối, các chính sách phân bổ nguồn lực, vốn cho các chương trình phát
triển của khu vực kinh tế nhà nước và khuyến khích sự phát triển của khu vực kinh tế
tư nhân.
- KH năm phát triển KT-XH của huyện: Là bước cụ thể hóa KH 5 năm, là cơng
cụ điều hành các hoạt động mang tính tác nghiệp thường niên của nền kinh tế nhằm
thực hiện mục tiêu của KH 5 năm. Nếu như KH 5 năm là cơng cụ chính sách định
hướng thì KH hàng năm là cơng cụ thực hiện.
- Chương trình và dự án phát triển KT-XH của huyện: Là công cụ triển khai tổ
chức thực hiện chiến lược và KH 5 năm của huyện, nó đưa ra các mục tiêu và tổ chức
bảo đảm nguồn lực để thực hiện mục tiêu đối với các vấn đề mang tính bức xức, nổi
cộm và đột phá của nền kinh tế trong thời kỳ KH.
1.2.3 Hạn chế của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ quá độ từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang
một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, song song với quá trình này
quá trình hồn thiện những cơng cụ quản lý Nhà nước từ cơ chế cũ sang cơ chế mới.
Kế hoạch phát triển KTXH là một trong những công cụ quản lý Nhà nước đã có những
hồn thiện mạnh mẽ trong thời kỳ quá độ này. Tuy nhiên, trong nội dung của KH phát
triển quốc gia nói chung và KH phát triển KTXH cấp huyện nói riêng vẫn cịn mang
nặng nhiều tính chất kế hoạch trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Điều đó
cho thấy cơng tác lập KH phát triển KTXH ở cấp huyện vẫn còn những hạn chế:
Thứ nhất, nhận thức về việc lập kế hoạch cũng như vai trị, vị trí của kế hoạch
cấp huyện cịn chưa đúng đắn. Trên thực tế hiện nay, thì nhận thức về công tác lập kế
hoạch phát triển KTXH ở cấp huyện chỉ thay đổi về mặt hình thức so với cơng tác kế
hoạch trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, cịn về nội dung thì vẫn duy trì ở phương
thức lập kế hoạch trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây.Xét một cách tồn
diện thì vai trị và vị trí của kế hoạch cấp huyện chưa được đặt đúng chỗ, nhận thức về
kế hoạch chưa đúng hay đúng mà chưa đủ nên chính quyền cấp huyện vẫn chưa thực
sự sử dụng công cụ kế hoạch, chưa thực sự coi đây là một công cụ quan trọng giúp cho
viêc điều hành quản lý của chính quyền cấp huyện trở nên hiệu quả.
Thứ hai, việc lập kế hoạch chưa thực sự làm cho kế hoạch gắn với thị trường.
Các căn cứ cho việc lập kế hoạch chưa xuất phát từ cơ sở đánh giá đúng thực trạng
phát triển KTXH của địa phương, các định hướng phát triển chưa dựa trên sự nắm bắt
quy luật, nắm bắt nhu cầu một cách khách quan. Các căn cứ chủ yếu cho việc lập kế
hoạch ở huyện hiện nay chủ yếu xuất phát từ yêu cầu kế hoạch của cấp trên.
Thứ ba, công tác lập kế hoạch cấp huyện hiện nay vẫn còn mang tính chất mệnh
lệnh. Đây là một trong những tồn tại lớn nhất mà nền kinh tế tập trung bao cấp để lại.
Trong đó, các mục tiêu, chỉ tiêu chính mang tính áp đặt và chịu sự chi phối của nhóm cán
bộ lập kế hoạch và sự chỉ đạo của cá nhân những người lãnh đạo mà thiếu đi sự tham vấn
của cộng đồng. Bệnh sính thành tích cũng là nguyên nhân làm cho những mục tiêu mang
tính chủ quan, thiếu tính khả thi. Cũng như cơ sở chính cho việc lập kế hoạch ở huyện dựa
vào nguồn ngân sách được cấp cho. Dẫn đến việc đưa ra các giải pháp chính sách thực
hiện chưa gắn liền với thực tiễn đang diễn ra.
Thứ tư, việc lập KH làm cho KH thiếu đi tính linh hoạt, chưa bám sát vào những
diễn biến luôn thay đổi của thị trường nên thiếu đi sự điều chỉnh kịp thời. Như chúng ta đã
biết, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố tác động tới sự phát triển
KTXH luôn luôn biến động, do đó, trong q trình lập kế hoạch phải xây dựng được
nhiều phương án kế hoạch gắn với mỗi biến số khác nhau về các điều kiện hiện tại cũng
như tương lai. Tuy nhiên, đối với việc xây dựng kế hoạch ở cấp huyện cơ bản vẫn theo
phương pháp truyền thống cố định 5 năm, hoặc kế hoạch hàng năm thì năm trước khơng
khác gì nhiều việc lập kế hoạch năm sau. Việc lập kế hoạch đó làm cho kế hoạch thiếu
tính cập nhật sự thay đổi cơ chế thị trường, các chỉ tiêu xây dựng sẽ trở nên bị lạc hậu
thiếu chính xác…hạn chế việc nắm bắt cơ hội do cơ chế thị trường tạo ra cũng như hạn
chế bớt hậu quả mà cơ chế thị trường để lại.
Thứ năm, công tác dự báo phục vụ cho công tác lập KH phát triển KTXH cịn
nhiều hạn chế. Các thơng tin về KTXH trong quá trình xây dựng và tổng hợp KH chưa
mang tính thống nhất, chưa bao quát được các lĩnh vực, nhatas là các lĩnh vực xã hội
chưa có độ tin cậy cao. Hệ thống thông tin dự báo cịn có nhiều hạn chế, thiếu các dự
báo có tính khoa học và thực tiễn. Vì vây, KH chưa phản ánh kịp thời những thay đổi
và diễn biến của tình hình kinh tế địa phương.
Thứ sáu , việc lập KH ở cấp huyện là không làm cho KH ở địa phương có được
được một cái nhìn dài hạn, mang tính chất đón bắt, vì lợi ích chung, tồn cục của
huyện. Quy trình KHH là đi từ chiến lược đến quy hoạch, KH trung hạn, KH ngắn
hạn.Song hầu hết các địa phương đều không chú ý xác định xây dựng chiến lược phát
triển dài hạn, kế hoạch lâu dài cho địa phương, nên khơng xác định hướng đi trong
vịng 20, 30 năm tới. Do đó, vấn đề xác định các chính sách trong các bản kế hoạch
phát triển thường nhằm vào giải quyết các vấn đề trước mắt, cục bộ mà chưa tính đến
vấn đề phát triển dài hạn, tổng thể.
Tóm lại, trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì những hạn chế trong việc lập kế
hoạch phát triển KTXH là một tất yếu khách quan. Đây là tình trạng chung phổ biến
trong cả nước nói chung và của huyện Yên Châu nói riêng. Bởi vì do sự thay đổi
trong cơng tác lập kế hoạch chưa thực sự diễn ra đồng bộ, toàn diện, thống nhất về
phương pháp, nội dung, quy trình. Chính vì những hạn chế này đã làm cho kế hoạch
của huyện đã không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hiện nay, làm cho vai trò
của kế hoạch bị mờ nhạt. Để tiếp tục giữ vững và tăng cường hơn nữa vai trò của kế
hoạch trong điều kiện hiên nay chúng ta cần phải hồn thiện cơng tác lập KH phát
triển KTXH của huyện Yên Châu – Sơn La.
1.2.4 Các yêu cầu của lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện
Lập KH là một trong những công cụ quản lý quan trọng của các cấp chính quyền
từ trung ương tới địa phương. Lập KH tốt là điều kiện tiền đề để tăng cường hiệu quả
quản lý nhà nước và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Vai trò của công tác lập
kế hoạch đã và đang tiếp tục được khẳng định. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển từ
nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường thì cơng tác lập kế hoạch của huyện
cũng cần có những yêu cầu mới đặt ra nhằm hoàn thiện hơn nữa vai trị mình.
Thứ nhất, cần thay đổi tư duy của chính quyền cấp huyện, cũng như những bên
hữu quan và cộng đồng dân cư về công tác lập KH của địa phương. Kế hoạch hóa là
một cơng cụ chủ yếu của công tác quản lý. Trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế
sang cơ chế thị trường hiện nay hiện nay ở nước ta thì cơng tác kế hoạch hóa dường
như bị xem nhẹ. Mặc dù, trong thời gian gần đây đã có sự chú ý đến, song cơng tác lập
kế hoạch phát triển KTXH vẫn chưa đáp ứng nhu cầu và mang nặng tính chất trong cơ
chế cũ. Như vậy. một vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới tư duy và nhận thức trong lập
kế hoạch. Đổi mới tư duy kế hoạch thực chất là thay đổi nhận thức về vai trò, chức
năng, nhiệm vụ, cách thức tiến hành lập kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tiễn
phát triển KTXH của địa phương. Thay đổi tư duy kế hoạch là tiền đề cho đổi mới nội
dung, phương pháp, quy trình cũng như cách thức tổ chức, điều hành kế hoạch. Từ đó,
mới có thể nâng cao vai trò quan trọng của kế hoạch cấp huyện, đưa nó trở thành một
cơng cụ hữu ích của chính quyền đưa kinh tế xã hội của địa phương phát triển đi lên.
Thứ hai, việc lập kế hoạch ở huyện phải đảm bảo cho kế hoạch có tầm nhìn
chiến lược dài hạn của địa phương. Hoạt động của cơ chế thị trường hiện nay có một
nhược điểm lớn đó là tính thiển cận, chú trọng quá mức vào những lợi ích ngắn hạn,
trước mắt mang tính cá nhân mà thiếu đi cái tổng thể, dài hạn mang tính xã hội. Với tư
cách là người chăm lo cho lợi ích của tồn thể nhân dân trên địa bàn thì chính quyền
huyện cần có một tầm nhìn dài hạn, tổng thể, vạch sẵn hướng đi phát triển lâu dài của
huyện.
Thứ ba, để KH trở thành một công cụ quản lý nhà nước hữu ích ở huyện thì việc
lập kế hoạch phải dựa trên các nguồn lực tại địa phương. Một trong những nhược điểm
lớn trong các KH phát triển KTXH của huyện là sự thiếu gắn kết giữa các mục tiêu kế
hoạch với tổng thể nguồn lực tại địa phương. Vì vậy, các mục tiêu kế hoạch thiếu tính
khả thi và mang nặng tính hình thức. Do đó, việc lập kế hoạch gắn với nguồn lực là
một yêu cầu cấp thiết trong công tác lập kế hoạch hiện nay. Việc lập kế hoạch gắn với
nguồn lực, trong đó khơng chỉ nguồn lực tự nhiên, vật chất và tài chính, mà tất cả các
nguồn lực khác và con người, thể chế, xã hội cần được phát huy tối đa, sẽ tạo ra một
bản kế hoạch đảm bảo các cơ chế, chính sách vững chắc. Đặc biệt đối với nguồn lực
tài chính, trong bản kế hoạch đó thể hiện rõ những hoạt động nào sẽ được đảm bảo từ
nguồn ngân sách của nhà nước, những hoạt động nào được đảm bảo từ nguồn huy
động ngoài ngân sách và làm thế nào để có được nguồn tài chính đó. Nếu khơng có đủ
nguồn tài chính cũng như cơ chế huy động nguồn lực không vững chắc, cần xem xét
lại các mục tiêu và hoạt động kế hoạch để nâng cao tính khả thi của bản kế hoạch.
Thứ tư, lậpKH phát triển KT-XH phải đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
KH phát triển KTXH địa phương phải được xây dựng đảm bảo tính bền vững trong
phát triển địa phương. Đồng thời, đảm bảo sự phát triển các mặt xã hội và môi trường.
KH phát triển KTXH của huyện được xây dựng hài hịa giữa các mục tiêu kinh tế, xã
hội và mơi trường. Phát triển kinh tế nhưng vẫn phải quan tâm đến các vấn đề về xã
hội như xóa đói giảm nghèo, giả quyết các vấn đề về giới và dân tộc… và đảm bảo
việc khai thác, sử dụng tài nguyên không chỉ phục vụ cho thế hệ hôm nay, mà phải
đảm bảo sự phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.
Thứ năm, công tác lập KH ở huyện hiện nay cần phải có sự tham gia của các
bên hữu quan và cộng đồng dân cư vào các bước của q trình lập KH. Xây dựng kế
hoạch có sự tham gia của các bên hữu quan là phương pháp đưa các đối tượng, các bên
liên quan trong công tác kế hoạch hóa, tham gia vào một hoặc nhiều cơng đoạn trong
cả quy trình xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch. Việc tham gia các bên hữu
quan trong cơng tác kế hoạch hóa tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội, giữa các
ngành, các cấp, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện và khi đó bản kế hoạch
được xây dựng lên mới có tính khả thi cao nhất.
Thứ sáu, trong quá trình xây dựng KH ở huyện cần phải gắn liền với việc đề xuất
các giải pháp, chính sách thực hiện, phải đảm bảo tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt. KH
phát triển KTXH của huyện được xây dựng để thực hiện các mục tiêu phát triển của
huyện và trong nền kinh tế thị thị trường hiện nay, mọi yếu tố luôn luôn biến động không
ngừng. Do vậy, KH được xây dựng vận phải vận dụng sáng tạo những điểm mạnh phù
hợp với điều kiện của địa phương và sự biến động khôn lường, không rập khuân máy
móc, phải ln đảm bảo tính linh hoạt với mọi điều kiện để sát thực tế hơn, bản kế hoạch
cũng trở nên khả thi hơn và đạt kết quả cao nhất.
Tóm lại, hồn thiện cơng tác lập kế hoạch ở huyện là một cơng việc gắn liền với
tiến trình phát triển kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay,
những u cầu hồn thiện cơng tác lập kế hoạch ở cấp huyện là cấp thiết. Chỉ khi nào
đáp ứng được các u cầu đó thì KH phát triển KTXH cấp huyện mới trở nên là một
công cụ quản lý hữu hiệu đối với hoạt động quản lý Nhà nước của chính quyền địa
phương.
1.2.5 Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội ở huyện Yên Châu – Sơn La.
Trong hệ thống KHH ở Việt Nam, kế hoạch đóng vai trị là cơng cụ quản lý, tổ
chức triền khai, theo dõi đánh giá các hoạt động kinh tế xã hội trong từng giai đoạn
nhất định. Hiện nay, trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, thì yêu cầu đặt ra
đối với cơng cụ kế hoạch là phải có những thay đổi cần thiết đáp ứng những đòi hỏi và
điều kiện mới trong quá trình chuyển đổi. Muốn đáp ứng được những u cầu đó, địi
hỏi hồn thiện và đổi mới mạnh hơn nữa công cụ quản lý, đặc biệt là cơng cụ kế hoạch
hóa. Cơng tác lập KH phát triển KTXH cấp huyện là một bộ phận trong hệ thống kế
hoạch phát triển KTXH quốc gia, hồn thiện cơng tác lập kế hoạch được diễn ra trên
tất cả mọi bộ phận của hệ thống kế hoạch phát triển, nên hồn thiện cơng tác lập kế
KH phát triển KTXH cấp huyện là một yêu cầu tất yếu.
Ở vị trí nằm trên quốc lộ 6- tuyến đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây
Bắc với Hà Nội, đồng thời là huyện nằm giữa cao nguyên Mộc Châu với cao nguyên
Sơn La, nên huyện Yên Châu giữa vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh Sơn La, phát triển KHXH của huyện Yên Châu cũng sẽ đóng góp một phần vào
phát triển KTXH của đất nước.
Mặt khác, so với Trung ương, khả năng chủ động về sử dụng các công cụ vĩ mơ
của các chính quyền địa phương là rất hạn chế và càng xuống thấp thì lại càng hạn chế
hơn. Chẳng hạn, Chính phủ có thể sử dụng các cơng cụ như chính sách tài chính, chính
sách tiền tệ, điều chỉnh tỷ giá hối đoái, thay đổi thể chế và ra lệnh đối với các cơng ty,
tập đồn kinh tế…thì các địa phương hầu như khơng có các cơng cụ đó. Các cơng cụ
quản lý vĩ mơ nền kinh tế của tỉnh, huyện, xã do dó mà hẹp hơn, và ngày càng hẹp hơn
đối với các huyện vẫn còn nhiều khó khăn như huyện Yên Châu, khi mà các hoạt động
của huyện phần lớn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên. Do đó, huyện Yên Châu cần
phải có những công cụ quản lý vĩ mô hữu hiệu, một trong những cơng cụ đó là kế
hoạch hóa. Vì vậy hồn thiện công tác lập kế hoạch là một yêu cầu tất yếu góp phần
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội của người dân.
Qua những phân tích về vị trí, vai trị của hệ thống KH phát triển KTXH cấp
huyện, những hạn chế trong lập KH phát triển KTXH cấp huyện nói chung, qua đó ta
thấy được những hạn chế trong lập kế hoạch phát triển KTXH huyện Yên Châu – Sơn
La, cụ thể:
- Chất lượng của các bản kế hoạch vẫn còn thấp. Nội dung của được thực hiện
theo những khuâm mẫu nhất định.
- Các bản kế hoạch thiếu tính khả thi trong thực hiện, thiếu những thông tin dự
báo, định hướng.
- Q trình xây dựng thiếu đi tính sát thực.
- Q trình tham vấn cho bản kế hoạch cịn được đảm bảo được yêu cầu.
- Hoạt động tổ chức và giám sát thực hiện yếu không đáp ứng được yêu cầu trong
xây dựng và thực hiện kế hoạch.
Từ những hạn chế của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở huyện n Châu, ta thấy
được việc hồn thiện cơng tác lập kế hoạch ở huyện Yên Châu là một yêu cầu tất yếu.
CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN YÊN CHÂU – SƠN LA
2.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Châu –Sơn La(giai đoạn
2000-2009)
2.1.1 Điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Yên châu là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Sơn la, nằm trên trục Quốc lộ
6, cách Hà nội 256 km theo hướng tây bắc, cách thị xã Sơn la 64 km về phía đơng, là
khu vực đệm giữa 2 cao ngun Nà sản và Mộc châu, phía đơng giáp huyện Mộc châu,
phía tây giáp huyện Mai sơn, phía bắc giáp huyện Bắc n, phía nam có 47 km đường
biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào.
Huyện có 5 dân tộc, trong đó cơ cấu dân tộc Thái: 53,5 %; Dân tộc Kinh 20,5 %;
Dân tộc H’mông12,7 %; Dân tộc Sinh mun 12,86 % và dân tộc Khơ mú 0,44 %. Mật
độ dân số 68 người/km2, trong đó các xã vùng cao Biên giới mật độ 52 người/km2.
Huyện Yên Châu được chia thành 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã đó
là: Chiềng Đơng, Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng Lán, Thị Trấn Yên Châu, Chiềng
Khoi, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang, Mường Lựm, Lóng Phiêng, Chiềng Tương,
Phiêng Khồi, Chiềng On và n Sơn.
2.1.1.2 Địa hình
Địa hình chia cắt và chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng lòng chảo Yên Châu và vùng
cao biên giới. Vùng lòng chảo có 9/15 xã (Vùng dọc quốc lộ 6) xen giữa 2 cao nguyên
Mộc châu và Nà Sản nằm ở độ cao trung bình 400 m so với mặt biển. Vùng cao biên
giới có 6/15 xã ( là các xã Đặc biệt khó khăn và vùng cao Biên giới), nằm ở độ cao từ
900 – 1000 m so với mặt nước biển, các xã cách trung tâm huyện từ 30 -70 km và ô tô
chỉ đến các xã được vào mùa khô.
Giữa 2 vùng khác nhau về điều kiện đất đai, địa hình, thời tiết khí hậu và trình độ
dân trí khác nhau nên huyện được chia ra làm 2 vùng kinh tế, là Vùng dọc Quốc lộ 6
và Vùng cao Biên giới.
2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
● Khí hậu thời tiết
Huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt đới chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng
5- 10, mùa khô hanh từ tháng 11-4 năm sau, mùa khơ thường có rét đậm kéo dài nhiệt
độ trung bình năm 23 0c, nhiệt độ có ngày cao nhất 40,5 0c, nhiệt độ có ngày thấp nhất
1,7 0c, biên độ chênh lệch ngày đêm khá cao. Độ ẩm trung bình 78,2 %, độ ẩm thấp
nhất 38,7 %.
● Gió
Chịu ảnh hưởng của gió bắc và gió đơng bắc song khơng nhiều, gió thổi từ tháng
10 -:- 2 năm sau. Vùng quốc lộ 6 bị ảnh hưởng của gió phơn tây nam (gió Lào) khơ và
nóng, gió thường thổi từ tháng 3 đến tháng 5.
● Đất đai
Gồm nhiều loại đất Ferlit phát triển trên các loại đá nên phụ thuộc nhiều vào tính
chất của đá mẹ, do nguồn gốc hình thành chia ra làm 3 loại chính:
+ Đất núi
+ Đất nhiệt đới ẩm
+ Đất ruộng.
Tài nguyên đất là kết quả cuả quá trình phù sa suối dốc tụ, loại đất có độ dốc
dưới 25 0 chiếm khoảng 20%, đất có tầng dầy 30 cm chiếm 45% trong tổng diện tích.
Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình.
Tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 84.367 ha.
Bảng1: Cơ cấu sử dụng đất huyện Yên Châu-Sơn La
1
Đất đang sản xuất Nông nghiệp:
16.989,2 ha chiếm
20,13 %
2
Đất đang sản xuất Lâm nghiệp:
28.709,2 ha chiếm
34,00 %
3
Đất dân cư nông thôn:
399,62 ha chiếm
0,47 %
45,45 ha chiếm
0,053 %
Đất chuyên dùng:
1.695,8 ha chiếm
2,0 %
Đất chưa sử dụng:
36.528,4 ha chiếm
43,27 %
4
Đất đô thị:
5
6
● Tài nguyên nước
* Vùng quốc lộ 6: Có 2 hệ thống suối chính: Hệ thống suối Sặp và hệ thống suối
Vạt. Hệ thống suối Sặp bắt nguồn từ Mộc Châu và các nhánh khác nhập về: Huổi Tô
Buông, Huổi Nà Ngà, Suối Phà. . . và hợp với suối Vạt ở khu Sặp Vạt. Trữ lượng nước
nhiều nhưng giá trị sử dựng của suối này còn thấp, chưa được khai thác hết tiềm năng
của nguồn nước, chủ yếu là phục vụ cho sinh hoạt và nuôi cá lồng. Hệ thống suối Vạt
bắt nguồn từ dãy núi Khâu Cạn thuộc xã Chiềng Đông và các nhóm suối khác như:
Huổi hịt, Huổi Lưu, Huổi Tủm. . . nhập vào trữ lượng nước không nhiều nhưng đây là
nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của vùng dân cư.
* Vùng cao biên giới: Xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khoài có hệ thống suối
Nậm Pàn chảy theo hướng tây bắc đổ ra sông Đà (huyện Mai Sơn), suối này chỉ phục
vụ một phần ít cho xã Chiềng On, Yên Sơn, Phiêng Khồi và tập trung chủ yếu cho
cơng trình thuỷ lợi Chờ Lồng.
Nguồn nước ngầm không nhiều, chưa tận dụng và khai thác hết tiềm năng để
phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
● Tài nguyên rừng
Tổng diện tích khoanh nuôi bảo vệ năm 1996 là 12.949 ha đến năm 2005 tăng lên
22.689 ha. Năm 1996 trồng mới được 373 ha, năm 2005 trồng được 344 ha bằng
nguồn vốn của dự án 661 và dự án GTZ. Trữ lượng lâm sản ít, chủ yếu là rừng nghèo,
độ che phủ của rừng năm 2005 đạt 43%.
● Tài nguyên khoáng sản
Tiềm năng khống sản của huyện có, nhưng việc đầu tư thăm dò và khai thác
chưa được đầu tư thoả đáng. Hiện nay có 2 mỏ than: Than bùn Mường Lựm, than Tô
Pang và mỏ Ăngtimon ở xã Chiêng Tương.