Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Doanh nghiệp cần kĩ năng gì ở nguồn nhân lực? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.39 KB, 3 trang )

Doanh nghiệp cần kĩ năng gì ở nguồn
nhân lực?
Tháng trước, chúng tôi đã hỏi ý kiến bạn đọc về việc liệu lực lượng
lao động Việt Nam đã sẵn sàng cho tương lai hay chưa. Việc phát
triển một lực lượng lao động có tay nghề cao đáp ứng cho một nền
kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 đã được khẳng định là một
trong những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, khi mà đất nước đã gia
nhập nhóm các nước có thu nhập trung bình trên thế giới.
Không có gì ngạc nhiên khi vấn đề cải cách giáo dục được đề cập
đến nhiều trong các cuộc họp gần đây của Ban chấp hành Trung
ương Đảng. Tuy nhiên, giáo dục cũng là vấn đề đang được bàn luận
sôi nổi trong dân chúng và đã được đề cập đến trong một thảo luận
luận trực tuyến về phát triển nguồn nhân lực do Ngân hàng Thế giới
và VietnamNet tổ chức.
Dưới đây là các phản hồi của tôi về một số câu hỏi và ý kiến của bạn
đọc.
Bạn đọc Nguyễn Văn Hưng () đã đặt
câu hỏi về vấn đề mà rất nhiều độc giả khác đang quan tâm.
Đó là các tiêu chí cho một lực lượng có tay nghề cao là gì? Nói cách
khác, lực lượng lao động Việt Nam cần chuẩn bị những kỹ năng
nghề nghiệp nào cho hiện tại và cho thập kỷ sắp tới? Để tìm kiếm
câu trả lời cho câu hỏi này, theo tôi cần bắt đầu bằng việc lắng nghe
xem những người sử dụng lao động nói gì.
Ngân hàng Thế giới cùng với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương
(CIEM), một trong đơn vị nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam, gần đây
đã tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của 350 công ty
thuộc lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và các
tỉnh lân cận. Khảo sát tập trung tìm hiểu ý kiến của người sử dụng
lao động về các kỹ năng nghề nghiệp hiện nay lực lượng lao động
của họ đang có và những kỹ năng mà họ đang tìm kiếm.
Tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm


Các kết quả tìm thấy có thể không như những gì bạn nghĩ.
Thứ nhất, những người sử dụng lao động nói rằng họ không cảm
thấy hài lòng với chất lượng về giáo dục và tay nghề của lực lượng
lao động hiện có, đặc biệt là của các kỹ sư và các kỹ thuật viên. Điều
này đặc biệt thể hiện rõ ở các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quan
trọng trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang một nền
kinh tế công nghiệp hóa tiên tiến: đó là các công ty sáng tạo và xuất
khẩu.

Thứ hai, những người sử dụng lao động cho biết họ không chỉ tìm
kiếm các kỹ năng kỹ thuật, chẳng hạn như khả năng thực hành của
một thợ điện. Người sử dụng lao động cũng tìm các kỹ năng mà giới
chuyên môn gọi là “nhận thức” và “xã hội”, hoặc “hành vi”. Ví dụ, bên
cạnh các kỹ năng kỹ thuật cụ thể cho công việc, tư duy phê phán là
kỹ năng cần có nhất đối với giới công chức, văn phòng và quản lý,
tiếp theo đó là các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lãnh đạo và kỹ
năng giao tiếp. Các kỹ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề
là các kỹ năng quan trọng đối với giới công nhân.
Điều này có ý nghĩa gì đối với cải cách giáo dục?
Các kết quả điều tra giúp chúng ta hiểu được ba vấn đề quan trọng.
Thứ nhất, chiến lược phát triển kỹ năng nghề nghiệp của Việt Nam
cần không chỉ nhìn vào lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và đào tạo nghề và
giáo dục đại học. Các kỹ năng tư duy phê phán hoặc làm việc theo
nhóm thường được học từ sớm hơn nhiều - ở các bậc mẫu giáo, tiểu
học và trung học cơ sở. Đúng là các trường kỹ thuật, dạy nghề và
các trường đại học cần trang bị cho các kỹ thuật viên và kỹ sư tương
lai các kỹ năng lý thuyết và thực hành cần thiết cho công việc của họ
- và các trường cao đẳng và đại học ở Việt Nam vẫn có thể làm tốt
hơn nữa điều này. Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ. Những gì mà lớp trẻ
học được, hoặc chưa học được ở bậc giáo dục phổ thông cũng quan

trọng đối với những người sử dụng lao động .

×