Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tại sao Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.17 KB, 4 trang )

Tại sao Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống
nhận diện thương hiệu?
Một câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ tới khi xây dựng thương hiệu : " Tại sao chúng
ta phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu?" Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp phải xây
dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho mình.
Những lý do tiêu biểu nhất có thể thấy là:
• Người tiêu dùng nhận biết được và nghĩ ngay đến sản phẩm và dịch vụ của công ty khi có nhu
cầu:
Hệ thống nhận diện thương hiệu mang đến cho khách hàng những giá trị cảm nhận cả về lý tính lẫn cảm
tính, gây ra cho khách hàng tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm, được trải nghiệm dịch vụ mang
thương hiệu của Doanh nghiệp đó.
• Thuận lợi cho việc bán hàng, gia tăng doanh số:
Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp sẽ tự tin trước khách hàng với sự xuất hiện của họ trong một hệ
thống nhận diện thương hiệu hoàn hảo. Đồng thời gia tăng niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ,
sản phẩm mà ở đâu họ cũng có thể thấy được thương hiệu đó.
• Gia tăng giá trị của Doanh nghiệp:
Tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao và duy trì vị thế và uy tín với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư. Nhất
là khi kêu gọi vốn đầu tư, doanh nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác với hệ
thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.
• Tạo niềm tự hào cho nhân viên:
Giá trị tinh thần, niềm tự hào khi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, mang đến cho khách
hàng thương hiệu nổi tiếng mà ai cũng mong muốn sở hữu nó. Góp phần tạo động lực, niềm say mê và
nhiệt huyết của nhân viên trong công việc, gia tăng sự gắn bó và lòng trung thành của nhân viên.
• Lợi thế cạnh tranh:
Hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp với đầy đủ các yếu tố nhận diện thương hiệu sẽ dễ dàng đánh bại các đối
thủ cạnh tranh trong đấu thầu, và là cơ sở để dễ dàng thành công trong thương lượng.
• Góp phần quảng bá thương hiệu và tồn tại lâu hơn những quảng cáo trên báo, đài...
• Thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp và sức mạnh của thương hiệu.
Nếu không xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu:
• Khách hàng khó nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp khi có nhu cầu vì hình ảnh của
thương hiệu đó chỉ chiếm một phần nhỏ, thậm chí là không có trong tâm trí khách hàng.


• Đánh mất cơ hội khi cạnh tranh với các doanh nghiệp mang hệ thống nhận diện hoàn hảo
hơn mình.
• Nhân viên của bạn cũng sẽ trở nên mơ hồ khi bị khách hàng hỏi về thương hiệu, về các đặc điểm nhận
dạng thương hiệu nếu doanh nghiệp không hình thành và xây dựng nên hệ thống nhận diện thương hiệu
hoàn chỉnh.
• Sự lủng củng, không thống nhất trong việc nhận diện thương hiệu sẽ làm doanh nghiệp mất đi khách hàng
tiềm năng, khả năng kêu gọi đầu tư, hợp tác sẽ rất thấp.
Và còn rất nhiều lý do khác để doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Bạn vẫn còn
cảm thấy mơ hồ? Bạn chưa hình dung ra các bước thực hiện như thế nào? Hãy để Inter Brand Media cùng
bạn tạo dựng thương hiệu, thiết lập hệ thống nhận diện cho doanh nghiệp của bạn.
……………………………………
Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu
Hệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ
và nhất quán của Thương hiệu. Bao gồm: Tên thương hiệu (Brand Name), Logo, Màu sắc chủ đạo, Font
chữ, Danh thiếp (Namecard), Website, Cách bố trí biển hiệu tại văn phòng trụ sở, cơ quan, Đồng phục -
Bảng tên.....Để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cần xây dựng một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa
các yếu tố trên.
Brand name - Tên thương hiệu: Là từ hoặc cụm từ để khách hàng xác định công ty, sản phẩm hay dịch
vụ của công ty. Tên thương hiệu cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp,
làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm
sắc lôi cuốn. Tên thương hiệu cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra
những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng.
Logo: Là một chữ, một biểu tượng hay một hình ảnh đồ họa có thể phân biệt được công ty hoặc sản phẩm
khi sử dụng thương hiệu trong quá trình giao tiếp. Đôi khi logo không chỉ đơn giản là những chữ cái hoặc
hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu. Bao gồm
thành phần cơ bản của biểu tượng (Logo), font chữ của logo, sự bố trí và phối hợp màu sắc của logo, tỷ lệ
kích thước chuẩn của logo.
Danh thiếp (Name card): Khi tiến hành thiết kế và in ấn name card phải chú ý đến màu sắc (Thể hiện và
làm nổi bật được màu sắc đặc trưng của biểu tượng (Logo). Thông tin đầy đủ, thiết kế đơn giản, sang trọng,
đầy đủ thông tin về công ty nhưng không quá nhiều sẽ làm người nhận cảm thấy rối mắt.

Website: Cũng là một yếu tố không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu của một công ty trong thời đại
công nghệ phát triển. Thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp qua cách trình bày website, bố trí thông tin, cách
phối hợp màu sắc chủ đạo của website và biểu tượng (Logo) của công ty. Giúp doanh nghiệp thể hiện rõ
nét thương hiệu của mình không bị bỏ rơi lại phía sau cánh cửa công nghệ thông tin hiện đại. Tên miền
cũng chính là thương hiệu của công ty trên Internet.
Cách trang trí văn phòng trụ sở, cơ quan nơi làm việc cũng góp phần tạo nên một yếu tố để nhận diện
về thương hiệu. Từ bảng hiệu, Banner cho đến các vật dụng cho văn phòng như bìa tài liệu, bao thư, bút
viết, đĩa CD... có in biểu tượng (Logo) trên đó sẽ góp phần tạo ra một hệ nhận diện thương hiệu chặt chẽ và
xuyên suốt.
Các yếu tố khác góp phần tạo nên hệ thống nhận diện thương hiệu:
1. Bảng hiệu trước sảnh hội sở, bảng hiệu sử dụng cho các chi nhánh
2. Bảng chỉ dẫn:
• Bảng thông báo nội bộ - Bảng nội quy.
• Bảng chức danh.
• Bảng chỉ dẫn các phòng ban
3. Bộ giấy tờ văn phòng:
• Hoá đơn
• Tem hàng hoá
• Phiếu xuất nhập hàng
4. Danh thiếp cá nhân
5.Danh thiếp công ty
6. Danh thiếp hệ thống cửa hàng
7. Folder kẹp hồ sơ (4 mặt)
8. Đồng phục cho NV văn phòng, nhân viên bán hàng.
9. Poster
10. Leaflet
11. Printad (Brochure)
12. Backdrop.
13. Quầy khu vực tiếp tân
14. Cửa hàng bán lẻ

15. Thư mời
16. Vật dụng khuyến mại, quà lưu niệm:
17. Banner Quảng cáo
18. Mẫu email chuẩn.
Và một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu đó là con người: Nhìn vào trang phục,
bảng hiệu, phong cách - tác phong của đội ngũ nhân viên, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm
bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó làm khách hàng thêm tin tưởng và ghi nhớ lâu hơn về thương hiệu
của công ty.
Để xây dựng thành công hệ thống nhận diện thương hiệu phải kết hợp nhiều yếu tố cả về vật chất lẫn con
người. Đảm bảo tính nhất quán, hợp lý và thể hiện được đúng ý nghĩa, theo đúng sứ mệnh của thương
hiệu.

×