Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phân tích tác động của các nhân tố tới tăng trưởng nông nghiệp việt nam giai đoạn 1986 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.03 MB, 112 trang )


ON

ỌỊ

Q

hJ

<5

2s O)

IT )

ON


m
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ QUÔC DÂN
--------- +

-------------------

1 ■! HỌC R.T.Ọ.D
' 1HnNJO TIN THƯVIỆN

l:

; n ẬNÁX.TƯLIỆƯ



NGUYỄN THỊ THỦY

PHÂN TÍCH TÁC DỘNG CỦA CÁC NHÂN TÔ TỚI TĂNG TRƯỞNG
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI DOẠN1986 - 2013
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hưởng dẫn khoa học: PGS.TS. vũ KIM DŨNG

THS. 959(i

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: luận văn thạc sĩ “Phân tích tác động của các nhân

tố tói tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2013” hồn tồn do tơi
thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn
và có độ chính xác cao và có nguồn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày,/5 tháng/2 _năm 2014
Học viên


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ các thầy cô giáo tham gia
giảng dạy chương trình đào tạo sau đại học thuộc trường đại học Kinh tế Quốc dân
các quý thầy cô đã giúp tôi trang bị tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất

trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới
PGS.TS Vũ Kim Dũng đã chỉ dẫn tận tình cho tôi trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị thuộc Trung tâm Tư vấn Chính sách
nơng nghiệp - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn đã
cung cấp thông tin, tư liệu và số liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ
tơi rất nhiều trong quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.


YÊU CẨU CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC s ĩ VÊ

Những điểm cần sửa chữa bổ sung trước khi nộp luận văn chính thức cho
Viện đào tạo Sau đại học
.....

.s ấ i x i .

..WW k- ..ẫ v .

vtL.7 ..<éÙM....áị.ZdLuo..c k ìv d C .jwa
— ...... .....................................................................................................................................................................................

. .ỐVtUỈL.. Ầ Ẵ - -CÍU.iẤL. .r h í........ơ .........................................

Chủ tịch Hội đồng
(Kỷ và ghì rõ họ tên)


Cam kết của Hoc viên7
Tơi cam đoan s ẽ chỉnh sửa các nội dung
trên do H ội đồng y êu cầu.

Học viên

FGS.TS Nguyễn Văn Công

(Kỷ tên)

Nguyễn Thị Thủy

1 Trong ừường hợp không chinh sửa sẽ không được công nhận kết quả bảo vệ
Học viên phải đóng bàn yêu cầu chỉnh sửa này vào trước phần mục lục luận văn chính thức khi nộp cho Viện ĐT SĐH


NHẬN XÉT
LUẬN VĂN THẠC s ĩ KINH TẾ
ĐÊ TÀI: "PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN Tố TỚI TĂNG TRƯỞNG
NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2013: TIẾP CẬN THEO PHƯƠNG
PHÁP HẠCH TOÁN TĂNG TRƯỞNG"
Của học viên:

Nguyền Thị Thủy

Chuyên ngành:

Kinh tế học

Cơ sở đào tạo:


Trường Đại học Kỉnh tế Quốc dân

Người nhận xét.

PGS. TS Vũ Thị Minh, Đại học KTQD
Phản biện 1.

Luận văn của học viên Nguyễn Thị Thủy được trình bày trong 86 trang
đánh máy với sự tham khảo 12 tài liệu bao gồm các giáo trình, sách tham
khảo, các báo cáo, các bài viết có liên quan trực tiếp đến đề tài.
Sau khi đọc bản Luận văn, tơi có một số ý kiến nhận xét sau:
1. Đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
N ơng nghiệp là ngành kinh tế có vai trị đặc biệt quan trọng đối với
Việt Nam, không chỉ trên phưong diện kinh tế mà còn cả trên phuơng diện
xã hội. Trong giai đoạn từ khi Đổi mới đến cuối thế kỷ 20, nơng nghiệp Việt
N am đã có bước tăng trưởng đáng kể, nhị' vậy đã đóng góp quan trong vào
việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo và tạo nền
tảng cho sự phát triển của các ngành kinh tế khác của đất nước. Tuy nhiên,
trong những năm từ đầu thế kỷ 21 đến nay, tăng trưcmg của nơng nghiệp đã
chững lại và có xu hướng giảm, v ấ n đề tái cơ cấu nông nghiệp đang đặt ra
nhiều câu hỏi quan trọng, trong đó có câu hỏi làm thể nào để phục hồi và
duy trì tôc độ tăng trưởng cao của nông nghiệp trong giai đoạn tới. Vì vậy
việc phân tích, đánh giá tăng truửng nông nghiệp và những yếu tố tác động
đến tăng trưởng nông nghiệp trong những năm qua làm căn cứ để đưa ra các
gợi ý chính sách cho giai đoạn tới là hết sức cần thiết. Vì vậy, đề tài luận
văn “Phân tích tác động của các nhân tố tới tăng trưởng nông nghiệp Việt
Nam giai đoạn 1986-2013: Tiếp cận theo phương pháp hạch toán tăng
1



trưởng” m à học viên đã lựa chọn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Tôi
đánh giá cao việc lựa chọn nghiên cứu đề tài này.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạni vi nghiên cứu của luận văn rõ ràng,
phương pháp nghiên cứu hiện đại, phù họp
Luận văn có mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu được xác định
rõ ràng. Phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng (sử dụng hàm sản xuất
Cobb-Douglas) là phương pháp nghiên cứu hiện đại, phù họp với đối tượng,
nội dung và phạm vi nghiên cứu.
3. Luận văn đã đạt đưọc một số kết quả chủ yếu sau:
Thứ nhất, trong Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ được cơ sở
lý luận chủ yếu về tăng trưởng kinh tế nói chung (bao gồm khái niệm, các
thước đo, các nhân tố tác động, các mơ hình tăng trưởng) và đã tổng quan
được một số kết quả nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian
qua với những đánh giá về những thành công và những hạn chế của các nghiên
cứu này. Đây là nền tảng rất quan trọng giúp định hướng cho sự phân tích của
tác giả ở Chương 2.
Thứ hai, trong Chương 2, luận văn đã khái quát tốt thực trạng tăng
trưởng nông nghiệp Việt N am từ năm 1986 đến 2013 trên các góc độ tăng
trưởng chung của ngành so với các nước lân cận; tăng trưởng của từng
phân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và đóng góp của từng phân
ngành vào tăng trưởng chung của tồn ngành; tăng trưởng của 8 vùng nơng
nghiệp và đóng góp của từng vùng vào tăng trưởng nơng nghiệp V iệt Nam
nói chung. Bên cạnh đó, luận văn đã phân tích, đánh giá sự tăng trưởng
của các nhân tố vốn, lao động, đất đai trong nông nghiệp.
Thứ ba, Trong chương 3, luận văn đã phân tích, đánh giá tác động của
các nhân tố vốn, lao động, đất đai đến tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam
trong giai đoạn 1986-2013 dựa trên kết quả hồi quy mơ hình tăng trưởng
nơng nghiệp Việt Nam. Luận văn đã chỉ rõ đóng góp của từng nhân tố tới
tăng trưởng nông nghiệp trong các giai đoạn khác nhau từ 1986-1995; từ

1996-2005 và từ 2006-2013, đặc biệt đã rút ra nhận định mơ hình tăng
trưởng nông nghiệp thời gian qua chủ yếu dựa vào tăng trưởng các yếu tố
đầu vào và theo chiều rộng, đóng góp của nhân tố năng suất nhân tố tổng
2


hợp (TFP - bao gồm khoa học công nghệ, thể chế, chính sá ch ...) vẫn cịn
hạn chế. Các đánh giá trong chương này dựa vào phân tích hồi quy hàm
sản xuất nông nghiệp dạng Cobb-Douglas với cơ sở dữ liệu từ Vụ Tài khoản
quốc gia của Tổng cục Thống kê là khá đầy đủ và đáng tin cậy.
Thứ tư, trên cơ sở phân tích ở chương 2 và 3, cùng với phân tích bối
cảnh và mục tiêu hướng tới của nông nghiệp Việt Nam, luận văn đã đề
xuất 5 nhóm giải pháp về mặt chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông
nghiệp V iệt Nam trong những năm tới. Các giải pháp đề xuất là có cơ sở
khoa học.
N gồi ra, luận văn được trình bày đẹp, kết cấu hợp lý, văn phong lưu
loát, dễ hiểu.
4. Điểm hạn chế của luận văn:
Phần giải pháp đề xuất vẫn còn khá chung chung, chưa nêu cụ thể nội
dung của từng giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp gắn với các phân tích
ở chương 2 và 3, do vậy mà tính khả thi chưa cao.
5. Kết luận
Với các kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn “Phân tích tác động của
các nhân tố tới tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2013: Tiếp
cận theo phương pháp hạch toán tăng trưởng” của học viên Nguyễn Thị Thủy
đã hoàn thành tốt các mục tiêu nghiên cứu đề ra và đạt yêu cầu của một luận
văn thạc sĩ.
Hà nội, ngày 1 tháng 12 năm 2014
Người nhận xét


PGS.TS. Vũ Thị Minh

3


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHẢN BIỆN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TÉ
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
TỚI TĂNG TRƯỞNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986- 2013:
TIẾP CẬN THEO PHƯƠNG PHAP HẠCH TOÁN TĂNG TRƯỞNG
Của học viên:
NGUYỄN THỊ THỦY

Cơ sở dào tạo:
Chuyên ngành :
Người nhận xét:
Đon vị công tác:

Trường Đ ại học Kinh tế Quốc dân
Kinh tế học
Nguyễn Văn Dần, Tiến sỹ kinh tế, Phó giáo sư;
Học viện Tài chính, Bộ Tài chính

Qua đọc, nghiên cứu tồn văn bản luận văn thạc sỹ kinh tế của học viên:
Nguyễn Thị Thủy, tơi có một số nhận xét sau đây:
1. Tổng quan chung
Luận văn đã trình bày được những nội dung cơ bản về: Tăng trưởng kinh
tế như: thước đo tăng trưởng, các mơ hình tăng trưởng, xem xét tổng quan về

các kết quả nghiên cứu trước. Đánh giá thực trạng tăng trưởng nông nghiệp và
thực trạng tăng trưởng do các nhân tố đầu vào trong nông nghiệp. Sử dụng hàm
sản xuất Cobb- Douglas để phân tích định lượng về tác động của các nhân tố
chính đến tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giai đoan 1986- 2013. Luận văn
đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm thức đẩy TTNN VN trong thời gian tới là có
cơ sở và có tính khả thi.
2. Ưu nhược điểm về nội dung và hình thức
2.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nơng nghiệp là động lực phát triển kinh tế xã hội và luôn là cứu cánh
cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, tăng trưởng trong
nơng nghiệp VN thời gian qua cọn kém tính bền vững, tốc độ thấp, sức cạnh
trạnh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
Trong q trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu, trong đó
có tập trung chủ yếu vào 5 tài liệu liên quan trực tiếp đến TTNN của Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đề cập chuyên sâu, toàn diện về TTNN của Việt
Nam. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phân tích tác động của các nhân tố tới
tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986- 2013: tiếp cận theo phương
pháp hạch tốn tăng trưởng” có ý nghĩa cả về thực tiễn và lý luận và có tính
thời sự.
2.2. Sự phù hợp giữa tên đề tài với nội dung, và giữa nội dung với chuyên
ngành nghiên cứu:
1


- Nội dung nghiên cứu của bản luân văn: luôn bám chủ đề và phạm vi
nghiên cứu của đề tài.
- Nội dung của bản luận văn phù họp với chuyên ngành nghiên cứu:
Kinh tế học
2.3. Sự trùng lặp với các cơng trình NCKH, L V, LA đã cơng bổ:
Theo tơi luận văn khơng trùng lặp với các cơng trình NCKH, luận văn,

luận án tiến sỹ nào đã công bố mà tơi được biết.
2.4. Tính hợp lý và kết cẩu của luận văn:
Luận văn ngoài phần mở đầu kết luận được trình bày trong 77 trang,
chia làm 3 chương theo kết cấu nghiên cứu truyền thống là họp lý.
2.5. Những đóng góp m ới của luận văn
Một là, tác giả đã góp phần hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản liên
quan đến Tăng trưởng kinh tế, các nhân tố tác động đến tăng trưởng trên cả hai
giác độ cung và cầu.
Hai là, Luận văn đã phân tích được thực trạng về TTNN và tăng trưởng
của các nhân tố nguồn lực đầu vào nông nghiệp cả hai phương diện định tính và
phân tích định lượng về tác động thơng qua mơ hình hàm sản xuất Cobb Douglas.
Ba là, tác giả đã đề xuất được 05 nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy tăng
trưởng nơn nghiệp VN là phù hợp và có tính khả thi.
2.6. M ột số hạn chế thiếu sót cần được bồ sung, sửa chữa
Theo tôi, luận văn sẽ có kết quả tốt hơn nếu tác giả có thể nghiên cứu bổ
sung thêm một số vấn đề liên quan đến bản luận văn sau đây:
Một là, tác giả cần chỉ sửa một số hình lại cho chính xác. Bổ sung tên
hình, biểu đồ, các nội dung cần phân biệt mầu khác nhau để người đọc dễ nhìn
nhận.
Hai là, Lỗi chính tả cịn q nhiều.
3. Kết luận: Tơi đồng ỷ đ ể tác giả: Nguyễn Thị Thủy được bảo vệ luận văn
trước hội đồng chẩm luận văn thạc sỹ cấp trường.
Hà nội, ngày 22 tháng 11 năm 2014
Người viết phản biện

PGS. TS Nguyễn Văn Dần
Câu hỏi: Theo học viên thì giải pháp nào được cho là quan trọng nhất để tăng
trưởng nơng nghiệp có thể dựa trên nhân tố năng suất tổng họp?

2



M ỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIẺU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TĨM TẮT LUẬN VĂN....................................................................................................i
MỞ Đ Ầ U ..............................................................................................................................1
CHUÔNG 1 -CO SỞ LÝ THUYẾT VÀ TONG QUAN CÁC NGHIÊN c ứ u TRƯỚC ..6
1.1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ....................................................................6
1.1.2. Các thước đo tăng trưởng..................................................................................7
1.1.3. Các nhân tổ tác động đến tăng trưởng.......................................................... 10
1.1.4. Các mơ hình tăng trưởng.................................................................................20
1.2. Tống quan các nghiên cứu về tăng trương nơng nghiệp Việt Nam.........22
CHƯƠNG 2 -THỤC TRẠNGTĂNG TRƯỞNG NƠNG NGHIỆP VÀ CÁC
NHÂN TÓ NGUỒN L ự c ĐẦU VÀO CHO NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN
1986-2013.......................................................................................................................... 26
2.1. Thực trạng tăng tru ỏ ng nông nghiệp Việt N a m .......................................... 26
2.1.1. Tăng trương nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ......................................26
2.1.2. Tăng trưởng nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch v ụ )......................35
2.2. Thực trạng tăng trưởng các nhân tố nguồn lực đầu vào nông nghiệp.... 37
2.2.1. Nhân tố v ố n ....................................................................................................... 37
2.2.2. Nhân tổ lao đ ộ n g ...............................................................................................40
2.2.3. Nhân tố đất đai................................................................................................... 44
CHƯƠNG 3 - PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TĨ TỚI TĂNG
TRƯỞNG NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN1986 - 2013.................. 49

3.1. Số liệu và các giả định của mơ hình............................................................... 49


3.2. Thống kê mô tả giá trị các biến.........................................................................50
3.2.1. Giá trị gia tăng nông nghiệp (G D P )................................................................50
3.2.2. Giá trị vốn........................................................................................................... 51
3.2.3. Lao động nông nghiệp...................................................................................... 52
3.2.4. Đất nông n g h iệp ................................................................................................ 53
3.3. Phân tích tác động của các nhân tố tới tăng trưởng nông nghiệp Việt
Nam giai đoạn 1986 - 2013.........................................................................................53
3.3.1. Ket quả hồi quy mô hình tăng trưởng nơng nghiệp Việt N am ................... 53
3.3.2. Đóng góp của các nhân tố nguồn lực đầu vào tới tăng trưởng nông nghiệp
Việt N am ........................................................................................................................ 56
CHƯƠNG 4-ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG
NÔNG NGHIỆP TRONG THỜI GIAN TỚI........................................................... 61
4.1. Bối cảnh...................................................................................................................61
4.1.1. Quốc tế................................................................................................................ 61
4.1.2. Trong n ư ớ c .........................................................................................................63
4.2. Mục tiêu hướng tói của nền nông nghiệp tưong la i.....................................65
4.3. Đe xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưỏng nơng nghiệp Việt Nam
trong thịi gian tói.........................................................................................................65
4.3.1. Chính sách v ố n .................................................................................................. 65
4.3.2. Chính sách lao đ ộ n g ......................................................................................... 65
4.3.3. Chính sách đất đ a i.............................................................................................67
4.3.4. Chính sách phát triển khoa học công nghệ.....................................................68
4.3.5. Một số giải pháp khác....................................................................................... 69
KÉT LUẬN....................................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ...................................................................74
PHỤ LỤC


75


DANH MỤC CÁC C H Ữ VIÉT TẮT

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

BTB

Bắc Trung Bộ

CAP

Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

CN

Công nghiệp

ĐB

Đông Bắc

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH


Đồng bằng song Hồng

DI-ĨNTB

Duyên hải Nam Trung Bộ

ĐNB

Đông Nam Bộ

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

GDP

Tốngsản phẩm quốc nội

IPSARD

ViệnChính sách và Chiến lược Phát triển nơng nghiệp nơng thơn

NLTS

Nơng lâm thủy sản

TB

Tây Bắc


TCTK

1Ơng cục 1hông kê

TFP

Năng suất nhân tố tổng hợp

TN

Tây Nguyên

WB

Ngân hàng thế giới


DANH M ỤC BẢNG BIẺƯ


Bảng 2.1:

Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NLTS giai đoạn 1986-2013 ....32

Bảng 2.2:

Đóng góp của các vùng vào tăng trưởng NLTS giai đoạn 1986-2013.... 34

Bảng 2.3:


Cơ cấu GDP nông nghiệp phân theo vùng giai đoạn 1986-2013 .........37

Bảng 2.4:

Tăng trưởng số lượng máy kéo phân theo vùng giai đoạn 1986-2013 ....39

Bảng 2.5:

Tăng trưởng số lượng máy bơm nước phân theo vùng giai đoạn 19862 0 1 3 ............................................................................................................ 39

Bảng 2.6:

Tăng trưởng lượng phân vô cơ theo vùng giai đoạn 1986-2013 ..........40

Bảng 2.7:

Cơ cấu lao động nơng nghiệp trong độ tuổi lao động chia theo trình độ
chun m ơn.................................................................................................43

Bảng 2.8:

Hiện trạng và biển động diện tích đất nông nghiệp............................... 45

Bảng 3.1:

Giá trị gia tăng nông nghiệp bình quân một tỉnh theo vùng giai đoạn
1985 - 2013 .................................................................................................. 50

Bảng 3.2:


Giá trị các nhân tố đầu vào trên/ha đất theo vùọa giai đoạn 1985 - 2013.. 51

Bảng 3.3:

Lao động và năng suất lao động bình quân theo vùng giai đoạn
1985 - 2013 ................................................................................................ 52

Bảng 3.4:

Đất nơng nghiệp bình quân theo vùng giai đoạn 1985 - 2013............. 53

Bảng 3.5:

Ket quả hồi quy hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nông nghiệp Việt
Nam giai đoạn 1985 - 2 0 1 3 ....................................................................... 54

Bảng 3.6:

Đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam giai
đoạn 1986 - 2013........................................................................................ 56

Bảng 3.7:

Phân bổ và phân mảnh đất đai nông nghiệp............................................. 58


DANH M ỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1:


Sự dịch chuyển của đường tổng cung qua mơ hình AD - A S................ 14

Hình 1.2:

Sự dịch chuyển của đường tổng cầu thông qua mô hình AD - A S ........15

Hình 2.1:

Tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam và một sổ nước châu Á .................26

Hình 2.2:

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phân theo ngành giai đoạn 1986-2013 ....27

Hình 2.3:

Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2013..............................28

Hình 2.4:

Cơ cấu GDP Việt Nam theo ngành giai đoạn 1986 - 2 0 1 3 ....................29

Hình 2.5:

Tăng trưởng GDP NLTS phân theo ngành giai đoạn 1986 - 2013....... 30

Hình 2.6:

Cơ cấu GDP NLTS phân theo ngành giai đoạn 1986 —2013.................31


Hình 2.7:

Phân bổ GDP NLTS theo các vùng giai đoạn 1986-2013......................33

Hình 2.8:

Tăng trưởng nơng nghiệp phân theo ngành giai đoạn 1986-2013......... 35

Hình 2.9:

Cơ cấu ngành nơng nghiệp theo giai đoạn 1990-2013 ........................... 36

Hình 2.10: Phân bổ GDP nơng nghiệp theo vùng giai đoạn 1990-2013 ..................36
Hình 2.11:

Tăng trưởng các nhân tố vổn cho nơng nghiệp giai đoạn 1986 - 2013....38

Hình 2.12:

Tăng trưởng lao động nơng nghiệp giai đoạn 1986-2013 .....................41

Hình 2.13. Năng suất lao động nông nghiệp Việt Nam và các nước trong khu vực
giai đoạn 1986-2013 (giá cố định năm 2005)......................................... 42
Hình 2.14. Năng suất lao động nơng nghiệp Việt Nam theo vùng giai đoạn 19862 0 1 3 ............................................................................................................. 44
Hình 2.15:

Tăng trưởng đất nơng nghiệp Việt Nam giai doạn 1986-2013............. 46

Hình 2.16.


Cơ cấu diện tích cây hàng năm theo vùnggiai doạn 1986-2013........... 47

Hình 2.17.

Cơ cấu diện tích cây lâu năm theo vùnggiai đoạn 1986-2013.............. 48

Hình 3.1:

Phân bổ vốn đầu tư xã hội theo ngành..................................................... 59


m

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TÊ QUÔC DÂN




------- S 0 S O + O 3O 3--------

NGUYỄN THỊ THỦY

PHÂN TÍCH TÁC DỘNG CỦA CÁC NHÂN TÔ TỚI TĂNG TRƯỞNG
NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOAN 1986 - 2013

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ HỌC

TÓM TẮT LUẬN VÃN THẠC SỸ

H À NỘI, NĂM 2014

[ h

m


1

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do chọn đề tài
ơ Việt Nam, nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn có vai trị vơ cùng quan
trọng trong q trình xây dựng và phát triển đất nước. Nông nghiệp là động lực phát
triển kinh tế xã hội và là cứu cánh cho nền kinh tế trong các giai đoạn khó khăn. Từ
sau Đổi Mới, nhờ tốc độ tăng trưởng bình qn khoảng 3,6%/năm, nơng nghiệp
Việt Nam đã đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, đóng góp khoảng
27% GDP cả nước và 25-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm.
Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam còn phát triển kém bền vững, tốc độ tăng
trưởng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển
sản xuất. Một mặt, do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tể tồn cầu và bất ổn vĩ
mơ trong nước. Mặt khác, suy giảm tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian gần
đây bộc lộ các yếu kém nội tại trong quản lý kinh tế và mơ hình tăng trưởng theo
chiều rộng.Tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu thơng
qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng các vật tư cho sản xuất và
chi phí lao động rẻ.
Trong bối cảnh mới, tăng trưởng nơng nghiệp không thể tiếp tục theo chiều
rộng trong khi các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp như đất, nước,
sinh học... suy giảm cùng với việc tranh chấp nguồn lực của khu vực công nghiệp,
đô thị, với các quốc gia lân cận, trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Tăng trưởng nông
nghiệp không thể chỉ dựa trên lợi thế về lao động giá rẻ khilao động trẻ, có trình độ
có xu hướng rút ra khỏi nơng nghiệp nơng thôn do thu nhập từ khu vực này thấp.
Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam không thể dựa trên số lượng nhiều, giá

rẻ, trong khi chi phí sản xuất ngày càng cao. Đồng thời, trong bối cảnh tái cơ cấu
nền kinh tế quốc gia mà nông nghiệp là một trong những lĩnh vực ưu tiên, rất cần
thiết phải tiến hành ngay một nghiên cứu hồn chỉnh về mơ hình tăng trưởng nơng
nghiệp Việt Nam trong thời gian qua để xem xét tác động của các nhân tổ đến tăng
trưởng nông nghiệp nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp trong
thời gian tới.


11

V ì v ậ y , đ ề t à i “ Phân

tích tác động của các nhân tố tới tăng trưởng nông

nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2013 ”

là h ế t s ứ c c ầ n th iế t v à c ấ p b á c h .

2. M ục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tống quát của luận văn là xác định tác động của các nhân tố nguồn
lực đầu vào (vốn, lao động, đất đai và công nghệ) tới tăng trưởng nông nghiệp; đo
lường mức độ đóng góp của mỗi nhân tố trong tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam
giai đoạn 1986-2013; từ đó đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông
nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể của luận văn như sau:
• Làm rõ cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế, và các nhân tố tác động tới
tăng trưởng kinh tế
• Phân tích thực trạng tăng trưởng nơng nghiệp và các nhân tố nguồn lực
đầu vào cho nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 1986-2013
• Xây dựng mơ hình và phân tích tác động của các nhân tố tới tăng trưởng

nơng nghiệp Việt Nam
• Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam trong
thời gian tới
3. P hư on g pháp nghiên cứu
Ngoài việc thu thập thơng tin sẵn có về lý thuyết, luận văn tập trung vào hai
phương pháp nghiên cứu chính đó là mơ tả thống kê và hồi quy kinh tế lượng.
Phương pháp hồi quy được thực hiện như sau:
Giả sử hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglasvới hai nhân tố đầu vào là lao
động (L) và vốn (K), cụ thể như sau:
Qt = A tK ?ứ t

(1)

Trong đó:
Q: sản lượng đầu ra có thế là giá trị sản xuất (GO)/tổng sản phẩm quốc nội
(GDP)
K: cơng cụ máy móc và ngun vật liệu (vốn, K)


Ill

L: lao động sống (người)
A: TFP Năng suất nhân tố tổng hợp. Phản ánh hiệu quả của các nguồn lực
được sử dụng trong q trình sản xuất. Ngồi ra TFP cịn phản ánh hiệu quả do thay
đổi cơng nghệ, trình độ tay nghề cơng nhân, trình độ quản lý...
a: độ co giãn của sản lản lượng Q theo nhân tố K
(3: độ co giãn của sản lượng Q theo nhân tố L
Giả thiết rằng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglass là hàm số liên tục theo thời
gian và được biểu diễn như sau:
dọ


dA

ad Ff

~ r = -p -F C X Q

fit

fit

r

r

+ A ,—

f dt

tdíAAr

,

%

= - 7 - F Í K Z, Lr) + À ,

fit

r


ủ f ăK,
— +

r fiKt d t

r

dF d L
Az

,

,

,

dLr dt

Chia hai vế của phương trình trên cho Q và sau phép biến đổi ta có:
dọ

1

d t Q ,C-

dA t
át

1

A .L

d Q rK t_

dKt

d K rL QV c /

dt

1

dQ.Lr

K ,L

d L tL Qv . <_'

ổLt 1
r ì t L ft

Dưới dạng rút gọn, ta có:
G(Q) = G(A) + M P k(K/Q)G(K) + MP l(L/Q)G(L)
Trong đó:
G(Q): tốc độ tăng của giá trị gia tăng/giá trị sản lượng (Q)
G(K) tốc độ tăng của vốn (K)
G(L) tốc độ tăng của lao động (L)
MPK=dQ/dK và MPị =dQ/dL là năng suất biên tương ứng của nhân tố vốn và
lao động
Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, tỷ lệ sinh lợi của vốn sẽ bằng năng suất

biên của vốn (MP k), còn tiền lương của lao động sẽ bằng năng suất biên của lao động
(MP[). Trong trường họp này MP k (K/Q), và MP l(L/Q) sẽ lần lượt là tỷ lệ đóng góp
của vốn và lao động trong giá trị sản xuất. Mơ hình trên được viết lại dưới dạng :
G(Q) = G(A) + aG(K) +pG(L)
Trong đó :
a = M P k (K/Q) và [3 = MP l(L/Q)

(2)


IV

Từ đó, tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp G(A) hay G(TFP) được
tính như sau :
G(TFP) = G(Q) -{aG (K ) +pG(L)} (3)
Đe xác định các hệ số avà p, ta cần thực hiện các bước sau:
Logarit hai vế của phương trình (1) được:
Log(Q) = log(A) + alog(K) + plog(L) (4)
Thực hiện hồi quy mơ hình (4) với ba dãy số Log(Q), log(K) và log(L) sẽ có
log(A), a và p, lấy giá trị đối log của log(A) sẽ tìm được A.
Sau khi hồi quy tìm được a và p, tiến hành kiểm định hiệu suất theo quy mô,
cụ thể:
a+p= 1: hiệu suất không đổi theo quy mô
a + p > l: hiệu suất tăng theo quy mô
a + p < l: hiệu suất giảm theo quy mô
Sau khi ước lượng được hệ số co giãn và tính được tốc độ tăng của từng
nhân tố vốn G(K) và lao động G(L), chúng ta sẽ xác định được đóng góp của chúng
vào tốc độ tăng của GDP như sau :
Đóng góp của TFP = G(TFP)/G(Q)
Đóng góp của vốn = aG(K)/G(Q)

Đóng góp của lao động = pG(L)/G(Q)

CHU ƠNG 1 - CO SỞ LÝ TH UY ẾT VÀ TỎ NG QUAN
C Á C N G H IÊ N C Ứ U T R Ư Ớ C
1.1. C ơ sỏ ' l ý thuyết
1.1.1. K h á i niệm tăng trư ởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng thực tế theo thời gian của một
nền kinh tế, góp phần quan trọng đối với sự phồn vinh chung của xã hội. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị % theo công thức:
y = dY/Y

X

100(%)


V

Trong đó Y là qui mơ của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Thông
thường tăng trưởng kinh tế sử dụng chỉ tiêu GDP thực tế để tính tốn.
1.1.2. C ác thư ớc đo tăng trư ởng
Theo cách tiếp cận hệ thống tài khoản quốc gia, một số chỉ tiêu được dùng để
đo tăng trưởng kinh tế đó là: tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), thu nhập quốc dân
sử dụng (NDI), thu nhập bình quân đầu người.Trong các thước đo trên thì GDP và
thu nhập bình quân đầu người là hai chỉ tiêu thường được sử dụng nhất và phản ánh
chính xác hơn cả.
1.1.3. Các nlĩăn tố tác động đến tăng trư ởng kinh tế
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế được chia làm hai nhóm: nhân
tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế. Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu nhân tố kinh tế

và tiếp cận từ phía hàm sản xuất - tổng cung. Theo quan điểm truyền thống, có 4
nhân tố tác động tới tăng trưởng đó là: (i) v ố n (K): là tồn bộ tư liệu vật chất được
tích lũy lại của nền kinh tể; (ii) Lao động (L): trước đây, lao động được hiểu là yếu
tô vật chât được xác định băng sô người hay thời gian lao động, tuy nhiên hiện nay
lao động còn được hiểu là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động, (iii)
Tài nguyên thiên nhiên (R): ngồi đất đai cịn có các tài ngun khác như tài
ngun rừng, khống sản... (iv) Cơng nghệ kỹ thuật (T): đó là những thành tựu kiến
thức thơng qua việc nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu đưa ra những nguyên
lý, thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình cơng nghệ hay thiết bị kỹ thuật. Đồng
thời cũng là sự áp dụng phổ biển các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực lế
nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
1.1.4. C ác m ơ hình tăng trư ởng kinh tế
Mơ hình D.Ricardo cho rằng có 3 yếu tố trực tiếp tác động tới tăng trưởng
kinh tếvốn (K) ,lao động (L), và đất đai (R);trong đó đất đai là yếu tố quan trọng
nhất và là yếu tố quyết định đến tăng trưởng và Chính phủ khơng có vai trị đối với
tăng trưởng. Đồng tình với Ricardo, Harrod —Domar cũng cho rằng tăng trưởng
phụ thuộc vào ba yếu tố: K, L, và R (tài nguyên thiên nhiên). Tuy nhiên, yếu tố


VI

quyết định tăng trưởng trong mơ hình này là tiết kiệm (S) và đầu tư (I), và khẳng
định vai trò quan trọng của chính phủ trong việc điều tiết, ổn định và tăng trưởng
nền kinh tế. Ngược lại, Solow cho rằng hoạt động sản xuất trong nền kinh tế là sự
kết họp của các yếu tố vốn (K), lao động (L) và yếu tố kỹ thuật (T). Ông cho rằng
tiết kiệm chỉ có tác động đến tăng trưởng trong ngắn hạn, cịn tiến bộ cơng nghệ
mới là yếu tố tác động đến tăng trưởng trong dài hạn. Hàm sản xuất của mơ hình nội
sinh bao gồm 3 yếu tố là vốn, lao động và công nghệ kỹ thuật (thể hiện ở hiệu quả
lao động (E) được tạo nên bởi tổng hợp tất cả các yếu tố ngoài yếu tố vật chất là vốn
và lao động, bao gồm kiến thức, kỹ năng của người lao động tạo nên hiệu quả lao

động hay gọi là yếu tố năng suất tổng hợp (E).Tiết kiệm, đầu tư và đội ngũ lao động
tri thức có tác động tới tốc độ tăng thu nhập của nền kinh tế.
1.2. T ong quan các nghiền cứu trước
Có nhiều nghiên cứu về mơ hình tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam, các
nghiên cứu đều tiếp cận từ phía cung, xây dựng hàm sản xuất Cobb-Douglas với các
yểu tố đầu vào như đất đai, phân bón, lao động,...Tuy nhiên, hầu hết các nghiên
cứu đều giả định mơ hình với hiệu suất không đổi theo quy mô, số liệu sử dụng
chưa cập nhật không phản ánh được bản chất cũng như cập nhật tình hình sản xuất
trong điều kiện mới: quá trình tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa diễn ra mạnh mẽ,
cùng với ảnh hưởng của cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (2008).

C H Ư Ơ N G 2: T H Ụ C T R Ạ N G V À V A I T R Ò C Ủ A
T Ă N G T R Ư Ở N G N Ô N G N G H IỆ P Đ Ó I V Ớ I N Ề N K IN H T Ế
SAƯ Đ Ỏ I M Ớ I 1986
2.1. T hực trạng tăng trưởng nông nghiệp V iệt Nam
Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
(NLTS) liên tục tăng từ năm 1988 đến năm 2013 với tốc độ bình quân 3,9%/năm.
Mức tăng trưởng trên là tương đối cao và ổn định so với một số nước ở khu vực
châu Á.Vì vậy, NLTSđược xem là nền tảng, là bệ đỡ cho phát triển kinh tế tại Việt
Nam kể từ khi Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Nhìn lại quá trình


Vll

tăng trưởng kế từ khi Đổi mới có thể thấy nơng nghiệp chính là phao cứu cánh cho
tăng trưởng kinh tế nói chung của cả nước. Mỗi khi đất nước rơi vào khủng hoảng
hay suy thối kinh tế thì rất may mắn là NLTS lại đạt được tăng trưởng cao, giúp
cho nền kinh tế ổn định và không bị cuốn theo trào lưu suy thối kinh tế nói chung
do các ảnh hưởng từ bên ngồi. Tuy nhiên, tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam đang
có xu hướng chững lại, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần.

Trong 3 ngành (nơng nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) thì nơng nghiệp là
ngành có mức tăng trưởng khá đều đặn, chiếm tỷ trọng cao (trên 80%) GDP NLTS,
nên có tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng NLTS cũng cao nhất (xấp xỉ 76%/năm).
ĐBSCL, ĐBSH, TN và ĐNB là những vùng có tỷ trọng đóng góp vào GDP NLTS
lớn nhất cả nước. Riêng hai vùng ĐBSH và ĐBSCL đã tạo ra trên 50% giá trị GDP
NLTS. Trong nội bộ ngành nông nghiệp hẹp (trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ),
trồng trọt lại là ngành tạo ra giá trị GDP nhiều nhất và có tốc độ tăng trưởng liên tục
và đồng đều qua các năm. Cơ cấu ngành nông nghiệp đang phát triển theo xu hướng
giảm dần tỷ trọng trồng trọt tăng tỷ trọng chăn nuôi.
2.2. Thực trạng tăng trưởng các nhân tố nguồn lực đầu vào nông nghiệp
Các nhân tố nguồn lực đầu vào nông nghiệp bao gồm vốn (máy kéo, máy
bơm nước, phân vô cơ), lao động, đất đai. Trong số các nhân tố vốn, lượng phân vơ
cơ có tốc độ tăng trưởng biến động nhiều hơn cả, là do yếu tố này rất nhạy cảm với
thị trường, khi yếu tố giá chưa được kiểm sốt chặt chẽ. Lao động nơng nghiệp Việt
Nam tăng về sổ lượng song năng suất lao động hiện vẫn ở mức thấp so với các nước
trong khu vực, thấp hơn cả nước Lào. Diện tích gieo trồng cây hàng năm do ảnh
hưởng của thiên tai nên có biến động nhiều hơn là diện tích gieo trồng cây lâu năm.

C H Ư Ơ N G 3 - P H Â N T ÍC H T Á C Đ Ộ N G C Ủ A C Á C N H Â N T Ó
T Ớ I T Ả N G T R Ư Ở N G N Ô N G N G H IỆ P V IỆ T N A M G IA I
Đ O Ạ N 1986 -2 0 1 3


Số liệu các biển đầu vào và đầu ra của mơ hình được thu thập từ 61 tỉnh
thành phố trong cả nước giai đoạn 1985 - 2013. Biến đầu ra là giá trị gia tăng
(GDP) ngành nông nghiệp, các biến đầu vào là số lượng máy kéo, máy bơm nước,


V lll


lượng phân vô cơ, số lượng lao động nông nghiệp, diện tích cây hàng năm và diện
tích cây lâu năm.
Hàm sản xuất nông nghiệp dạng Cobb-Douglas được viết như sau:
ọ = A T x"i P x - F Xs A C Xi P C X3L X&

(1)

Logarit hai vế phương trình (1) ta có:
Ln(Q) = lnA + ailn(T) + a2ln(P) + tt3ln(F) + a4ln(AC) + a 5ln(PC) + a6ln(L) (2)
Hồi quy phương trình (2) ta được kết quả như sau:
Ln(Y) = 1,648 + 0,070lnT + 0,049lnP + 0,145lnF + 0,289lnL +
0,089lnPcrop

+

0,374lnAcrop

+

£ ị

Kết quả cho thấy, tất cả các yếu tố nguồn lực đầu vào đều có tác động tích
cực đến tăng trưởng nơng nghiệp, và có ý nghĩa thống kê cao ở mức l%.Tổng các
hệ số co giãn lớn hơn 1, phản ánh hiệu suất tăng theo quy mô, cho thấy chính sách
dơn điền đối thửa của Chính phủ Việt Nam đang thực hiện vơ cùng có hiệu quả, đặc
biệt mơ hình sản xuất “Cánh đồng mẫu lớn” đang được nhân rộng ra các vùng trong
cả nước như ĐBSCL, ĐBSH.
Đồng thời, đóng góp vào tăng trưởng GDP nơng nghiệp Việt Nam thời gian
qua chủ yếu dựa vào các nhân tố nguồn lực vật chất như lao động, máy kéo, máy
bơm nước, phân bón, và đất đai. Trong khi đóng góp của nhân tố lao động và đất

đai có xu hướng giảm xuống thì đóng góp của yếu tố vốn đang có xu hướng tăng
lên. Điều này hồn tồn phù họp với thời kỳ cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa, đất đai
cũng như lao động dành cho sản xuất nông nahiệp đang có xu hướng giảm, cơ giới
hóa được đẩy mạnh. Tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng nơng nghiệp có xu
thế tăng theo thời gian. Trước năm 1995, tỷ trọng đóng góp của TFP lên tới âm
79,5%, tăng lên 31,9% thời kỳ 1996 - 2005 và đạt 33,2% thời kỳ 2006 - 2013.
Theo các chuyên gia kinh tế, TFP của ngành nơng nghiệp đóng góp khoảng 33%
vào tăng trưởng chung kinh tế, trong đó khoa học cơng nghệ đóng góp 1/3.
Như vậy, mơ hình tăng trưởng nơng nghiệp Việt Nam thòi gian qua phát triển
theo chiều rộng, chỉ đúng trong điều kiện Việt Nam chúng ta có nguồn lực dồi dào. Tuy
nhiên, nguồn lực nào cũng có tính khan hiếm nên chúng ta cần hướng tới phát ừiển mơ
hình nơng nghiệp theo chiều sâu, tập trung nâng tỷ trọng đóng góp của nhân tổ TFP.


IX

CH Ư Ơ NG 4 - ĐÈ XUÁT GIẢI PHÁP NHÀM TH ÚC ĐẨY
TẢNG TRƯ Ở NG NÔNG NG H IỆP TRO NG THỜI GIAN TỚI
4.1. Bối cảnh
Bổi cảnh quốc hí/Nguồn cung hạn chế, cầu nơng sản tăng nhanh, giá nông
sản giữ mức cao.Hội nhập quốc tế mạnh tạo điều kiện giao thương nông sản nhưng
cũng làm tăng bất ổn của thị trường. Nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp thay
đổi. Rủi ro của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Nhu cầu tái cơ cấu kinh
tế ở các nước, kể cả trong nông nghiệp. Tăng tranh chấp tài nguyên phát triển nông
nghiệp. Khoa học công nghệ phát triển, trọng tâm là sinh học và thông tin
Bối cảnh trong nước: Thay đổi nhu cầu về lương thực thực phẩm. Chủ trương
tái cơ cấu kinh tế quốc gia hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn. Triển vọng tăng
đầu tư tư nhân cho nông nghiệp nông thôn. Hội nhập sâu rộng quốc tế mang lại nhiều
cơ hội và thách thức mới cho sản xuất và thị trường nông nghiệp và kinh tế nông
thôn.Thay đổi mạnh mẽ kết cấu kinh tế - xã hội nông thôn dưới tác động của cơng

nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
4.2. M ục tiêu hướng tói của nền nơng nghiệp tương lai
Chuyến đối định hướng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam từ tăng trưởng
theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu. Sản xuất kinh doanh nơng nghiệp
phát triển tồn diện theo hướng phát huy lợi thế, hiện đại, bền vững; sản xuất hàng
hố lớn, hướng về xuất khẩu; có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh
tranh cao; thỏa mãn nhu cầu cao và đa dạng của thị trường trong nước và quốc tế
trong tương lai.
4.3. Đ ề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp V iệt Nam
trong thịi gian tói
Chính sách von. Đầy mạnh cơ giới hóa nơng nghiệp, tiến hành hỗ trợ nơng
dân mua sắm máy móc bằng cách tăng tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp, đồng thời cho
vay vốn ưu đãi lãi suất thấp.


×