Tải bản đầy đủ (.ppt) (111 trang)

THỰC VẬT CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.79 KB, 111 trang )


SINH LÝ
THỰC VẬT

ĐỀ TÀI
THỰC VẬT CẢI TẠO
MÔI TRƯỜNG

SINH VIÊN THỰC HIỆN
1. LÊ HOÀNG UYÊN THẢO MSSV:0707007
2. PHẠM TRẦN TRUNG HIẾU 0707013
3. PHẠM THỊ THU NGỌC 0707043
4. HOÀNG THỊ THU HIỀN 0707072
5. LÊ THỊ THU HÀ 0707093
6.TRẦN NHẬT KỲ 0707422
7. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGUYỆT 0707429
8. LÊ QUANG HIỆP 0707431



Môi trường là vấn đề đã và đang thu hút sự
quan tâm của toàn nhân loại.Trong mấy chục
năm trở lại đây, do sự phát triển của khoa học
– kĩ thuật, sự gia tăng dân số quá nhanh và quá
trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ, đã làm
cho cường độ khai thác và sử dụng các nguồn
tài nguyên và môi trường ngày càng to lớn.bo

Kết quả là, nhiều nguồn tài nguyên đã bị
cạn kiệt, nhiều hệ sinh thái bị phá hủy,
nhiều cân bằng trong tự nhiên bị rối loạn


và môi trường sống của chúng ta đang lâm
vào tình trạng khủng hoảng với quy mô
toàn cầu.

Có các dạng ô nhiễm chính:
- Ô nhiễm môi trường đất
- Ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm môi trường không khí


I. Ô nhiễm đất
Xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hóa học độc
hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông
thường)do các hoạt động chủ động của con
người như khai thác khoáng sản, sản xuất công
nghiệp, sử dụng phân bón hóa học hoặc thuốc
trừ sâu quá nhiều, hoặc do bị rò rỉ từ các
thùng chứa ngầm. Phổ biến nhất trong các loại
chất ô nhiễm đất là hydrocacbon,
kim loại nặng, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu …


Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả
các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới
hạn sinh thái của các quần xã sống trong
đất.

Môi trường đất là nơi trú ngụ của con
người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền

móng cho các công trình xây dựng dân
dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người

Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con
người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo
nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người

Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc
độ phát triển công nghiệp và hoạt động
đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất
canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng
đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất
bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở
Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên
đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.

Làm sạch đất ô nhiễm là một quá trình
đòi hỏi công nghệ phức tạp và vốn đầu tư
cao. Để xử lý đất ô nhiễm người ta
thường sử dụng các phương pháp truyền
thống như: rửa đất; cố định các chất ô
nhiễm bằng hoá học hoặc vật lý; xử lý
nhiệt; trao đổi ion, ôxi hoá hoặc khử các
chất ô nhiễm; đào đất bị ô nhiễm để
chuyển đi đến những nơi chôn lấp thích
hợp.


Hầu hết các phương pháp đó rất tốn kém
về kinh phí, giới hạn về kỹ thuật và hạn
chế về diện tích, Gần đây, nhờ những
hiểu biết về cơ chế hấp thụ, chuyển hoá,
chống chịu và loại bỏ kim loại nặng của
một số loài thực vật, người ta đã bắt đầu
chú ý đến khả năng sử dụng thực vật để
xử lý môi trường như một công nghệ môi
trường đặc biệt.

Khả năng làm sạch môi trường của thực
vật đã được biết từ thế kỷ XVIII bằng các
thí nghiệm của Joseph Priestley, Antoine
Lavoissier, Karl Scheele và Jan
Ingenhousz.

Tuy nhiên, mãi đến những năm 1990
phương pháp này mới được nhắc đến như
một loại công nghệ mới dùng đề xử lý
môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi
các kim loại, các hợp chất hữu cơ, thuốc
súng và các chất phóng xạ nhưng đặc biệt
là về khả năng xử lý các kim loại nặng
trong đất bởi một số loài thực vật.

Hầu hết các loài thực vật rất nhạy cảm
với sự có mặt của các ion kim loại, thậm
chí ở nồng độ rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có
một số loài thực vật không chỉ có khả
năng sống được trong môi trường bị ô

nhiễm bởi các kim loại độc hại mà còn có
khả năng hấp thụ và tích các kim loại này
trong các bộ phận khác nhau của chúng.

Trong những năm gần đây, người ta quan
tâm rất nhiều về công nghệ sử dụng thực
vật để xử lý môi trường. Theo tài liệu
nghiên cứu, thế giới có ít nhất 400 loài
thuộc 45 họ thực vật có khả năng hấp thụ
kim loại. Các loài này là thực vật thân
thảo hoặc thân gỗ, có khả năng tích luỹ
và không có biểu hiện về mặt hình thái
khi nồng độ kim loại trong thân cao hơn
hàng trăm lần so với các loài bình thường
khác.

Thực vật có nhiều cách phản ứng khác
nhau đối với sự có mặt của các ion kim
loại trong môi trường. Có nhiều giả
thuyết đã được đưa ra để giải thích cơ chế
vận chuyển, hấp thụ và loại bỏ kim loại
nặng trong thực vật, chẳng hạn chúng
hình thành một phức hợp tách kim loại ra
khỏi đất, tích luỹ trong các bộ phận của
cây, sau đó được loại bỏ qua lá khô, rửa
trôi qua biểu bì, bị đốt cháy hoặc đơn
thuần là phản ứng tự nhiên của cơ thể
thực vật.

Hay sử dụng thực vật để cố định kim loại

trong đất hoặc bùn bởi sự hấp thụ của rễ
hoặc kết tủa trong vùng rễ. Quá trình này
làm giảm khả năng linh động của kim
loại, ngăn chặn ô nhiễm nước ngầm và
làm giảm hàm lượng kim loại khuếch tán
vào trong các chuỗi thức ăn.

Một số loại thực vật có khả năng cải tạo
môi trường:

Cỏ Vetiveri

Cây mù tạt

Cây thơm ổi

Bèo tây và rau muống…

1.Cỏ Vetiver

Là loài thực vật gần đây được quan tâm
nghiên cứu và áp dụng để chống xói lở
đất. Chúng có bộ rễ đồ sộ và phát triển rất
nhanh. Trong điều kiện thuận lợi, ngay
năm đầu tiên rễ của chúng có thể ăn sâu
tới 3- 4m.



Nhờ đó nó có khả năng chịu hạn, có thể

hút ẩm từ độ sâu bên dưới xuyên qua các
lớp đất bị lèn chặt, qua đó giảm bớt lượng
nước thải thấm xuống đất và phân hủy
các chất gây ô nhiễm. Loại cỏ này có khả
năng hấp thụ một lượng lớn nhôm,
mangan, cadimi, niken, thủy ngân, kẽm…
có trong nước bị ô nhiễm.


Trong khi đa số các loài cây đều có cơ
chế đào thải chất độc ra ngoài nhưng với
cỏ Vertiver thì khi vào đến rễ, kim loại
đồng chuyển thành dạng khó tan và được
lưu giữ lại một phần, phần còn lại di
chuyển đến cổ rễ.


Rễ và cổ rễ có khả năng tích lũy đồng,
chống lại sự vận chuyển đồng đến các bộ
phận khác của cây. Điều này cũng chứng
tỏ rễ là phần hấp thu nhiều kim loại nặng
nhất trong các bộ phận của cây cỏ
Vetiver.

×