Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.01 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2
Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................................... 4
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng công thương. ..... 4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 4
1.2. Các mốc lịch sử .................................................................................... 5
2. Tổ chức và bộ máy hoạt động ................................................................ 8
2.1. Sơ đồ tổ chức ........................................................................................ 8
2.2. Bộ máy hoạt động ............................................................................... 10
Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG THÁI NGUYÊN ......................................................................... 19
1. Sơ lược đăc điểm, tình hình đơn vị ...................................................... 19
1.1. Đặc điểm, tình hình đơn vị ................................................................. 19
1.2. Chức năng nhiệm vụ ........................................................................... 21
2. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 21
3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ........................................... 22
3.1. Hoạt động sử dụng vốn ...................................................................... 22
3.2. Hoạt động khác ................................................................................... 23
4. Muc tiêu đặt ra cho năm 2009 .............................................................. 24
Chương 3: PHÒNG TÍN DỤNG .................................................................. 26
1. Chức năng .............................................................................................. 26
2. Nhiệm vụ ................................................................................................ 26
3. Quy trình thẩm định. ............................................................................ 28
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 28
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển tương đối nhanh và ổn
định của nền kinh tế nước ta, cộng với xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra
hết sức mạnh mẽ thì ngân hàng ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò của mình là


một tổ chức tài chính hết sức quan trọng. Ngân hàng được xem như là xương
sống của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống ngân hàng là thước đo phản
ánh rõ nét nhất đời sống kinh tế của toàn xã hội. Ngân hàng đóng vai trò là
người thủ quỹ cho toàn xã hội, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu
hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, vừa là tổ chức cho vay chủ yếu đối với
các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, và thậm chí cho vay đối với cả nhà
nước. Bên cạnh đó, ngân hàng còn là một công cụ hữu hiệu của nhà nước
trong việc thực hiện các chính sách tài chính - tiền tệ cho phù hợp với từng
giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy song song với việc đổi mới cơ chế
quản lý, chính phủ cũng rất quan tâm tới việc đổi mới và hiện đại hóa hệ
thống ngân hàng.
Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại
thường chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các
ngân hàng. Ngân hàng là một trong những mắt xích quan trọng của bất kỳ
một nền kinh tế nào, là một trung gian tài chính, một nhân vật không thể thiếu
trong nền kinh tế quốc dân.
Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế đầu tư, với mong muốn được áp
dụng được những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tìm hiểu kỹ hơn về
công tác thẩm định các dự án ở một ngân hàng thương mại, cộng với sự giúp
đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương – chi nhánh Thái
2
Nguyên, em đã được bố trí thực tập tại phòng Tín dụng của Chi nhánh ngân
hàng công thương tỉnh Thái Nguyên.
Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể cán bộ công nhân viên
phòng Tín dụng và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS Từ Quang
Phương đã giúp đỡ em hoàn thành Báo cáo tổng hợp này.
Tuy nhiên do thời gian thực tập tổng hợp còn hạn chế và phạm vi kiến
thức còn hạn hẹp, báo cáo này chỉ xin trình bày một cách khái quát các vấn đề
liên quan đến Ngân hàng Công Thương cũng như các thông tin liên quan đến

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thái Nguyên. Em mong nhận được sự
chỉ bảo, nhận xét của giáo viên hướng dẫn cũng như các bạn đọc để bài viết
thêm hoàn thiện.
3
Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng công thương.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Là một trong bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước lớn nhất tại Việt
Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ
thống Ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua
các năm, tăng mạnh từ năm 1996, đạt bình quân >20%/năm, đặc biệt có năm
tăng hơn 35% so với năm trước. Vietinbank là một ngân hàng thương mại
lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam.
Vietinbank có mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với 3 sở
giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch. Vietinbank có 04
công ty hạch toán độc lập là:
- Công ty cho thuê Tài chính.
- Công ty TNHH Chứng khoán.
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
- Công ty TNHH Bảo hiểm.
Vietinbank còn có 03 đơn vị sự nghiệp là:
- Trung tâm Công nghệ thông tin.
- Trung tâm thẻ.
- Trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Vietinbank là thành viên sáng lập của các tổ chức tài chính tín dụng:
- Sài Gòn Công Thương Ngân hàng
- Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam)

4
- Công ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (công ty cho thuê Tài chính
quốc tế đầu tiên tại Việt Nam)
- Công ty liên doanh Bảo hiểm châu Á – NHCT
đồng thời là thành viên chính thức của các tổ chức như:
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA)
- Hiệp hội các Ngân hàng châu Á (AABA)
- Hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)
- Tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Ngân hàng công thương đã ký 8 hiệp định Tín dụng khung với các quốc
gia như Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sỹ và có quan hệ đại lý với trên 850 ngân
hàng lớn trên toàn thế giới. Ngân hàng công thương cũng là ngân hàng tiên
phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt
Nam, đồng thời ngân hàng công thương Việt Nam là một ngân hàng đầu tiên
của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Với phong cách phục vụ
chuyên nghiệp, nhiệt tình cùng phương châm hoạt động: "Tin Cậy, Hiệu
Quả, Hiện Đại", ngân hàng công thương Việt Nam đang không ngừng
nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm
mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
1.2. Các mốc lịch sử
 Ngày thành lập Ngân hàng công thương Việt Nam.
- Ngày 26/03/1988
Thành lập các Ngân hàng chuyên doanh (theo Nghị định số 53/HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng)
- Ngày 14/11/1990
Chuyển ngân hàng chuyên doanh công thương Việt Nam thành Ngân
hàng công thương Việt Nam (theo quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ
trưởng).
5
- Ngày 27/03/1993

Thành lập doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công Thương Việt
Nam (theo quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam)
- Ngày 21/09/1996
Thành lập ngân hàng công thương Việt Nam (theo quyết định số
285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam )
 Ngày thành lập các đơn vị thành niên
- Ngày 08/02/1991
Thành lập mới 69 chi nhánh NHCT (theo Quyết định số 12/NHCT của
Tổng Giám đốc NHCT Việt Nam).
- Ngày 20/04/1991
Thành lập Sở giao dịch II NHCT VN (theo Quyết định số 48/NH-QĐ
của Thống đốc NHNN Việt Nam).
- Ngày 29/10/1991
Thành lập ngân hàng liên doanh INDOVINA (theo giấy phép số 08/NH-
GP VN).
- Ngày 27/03/1993
Thành lập và thành lập lại 77 chi nhánh NHCT trên cả nước (theo Quyết
định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).
-Ngày 30/03/1995
Thành lập Sở giao dịch NHCT Việt Nam (theo Quyết định số
83/NHCT-QĐ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị).
-Ngày 28/10/1996
Thành lập Công ty Cho thuê Tài chính Quốc tế Việt nam (theo giấy
phép số 01/GP-CTCTTC của Thống đốc NHNN Việt Nam).
- Ngày 01/07/1997
6
TRỤ SỞ

CHÍNH
PHÒNG

GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT

KIỆM
CHI NHÁNH

CẤP 2
PHÒNG
GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT

KIỆM
PHÒNG
GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT
KIỆM
Thành lập Trung tâm BDNV (theo Quyết định số 37/QĐ-NHCT1 của
Tổng Giám đốc).
- Ngày 29/06/1998
Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo (theo Quyết định số 52/QĐ-HĐQT-
NHCT1)
- Ngày 30/10/2001
Đổi tên thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Công nghệ thông tin
(theo Quyết định số 089/QĐ-HĐQT-NHCT1).
- Ngày 27/06/2005
Thành lập Văn phòng đại diện NHCT khu vực miền Trung tại Tp. Đà
Nẵng, (theo quyết định số 249/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT
NHCT Việt Nam).
- Ngày 28/09/2007
Thành lập Trung tâm Thẻ NHCT Việt Nam (theo quyết định số

358/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
- Ngày 17/03/2008
Thành lập Sở giao dịch III NHCT Việt Nam (theo quyết định số
160/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT Việt Nam).
- Ngày 19/09/2008
Thành lập trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực NHCT Việt
Nam (theo quyết định số 410/QĐ-HĐQT-NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHCT
Việt Nam)
7
TRỤ SỞ

CHÍNH
PHÒNG
GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT

KIỆM
CHI NHÁNH

CẤP 2
PHÒNG
GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT

KIỆM
PHÒNG
GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT
KIỆM
Phó

Giám đốc
2. Tổ chức và bộ máy hoạt động
2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 1: Hệ thống tổ chức của Ngân hàng Công Thương


8
TRỤ SỞ

CHÍNH
SỞ GIAO
DỊCH
CHI
NHÁNH
CẤP 1
VĂN
PHÒNG
ĐẠI DIỆN
ĐƠN VỊ
SỰ
NGHIỆP
CÔNG
TY
TRỰC
THUỘC
PHÒNG
GIAO DỊCH
CHI NHÁNH
PHỤ THUỘC
QUỸ TIẾT


KIỆM
CHI NHÁNH

CẤP 2
PHÒNG
GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT

KIỆM
PHÒNG
GIAO DỊCH
QUỸ TIẾT
KIỆM
Phó
Giám đốc
Hình 2: Cơ cấu tổ chức và điều hành trụ sở
Hình 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của sở giao dịch, chi nhánh cấp
1,2
9
Giám đốc
Phó
Giám đốc
Tổ kiểm
tra nội bộ
Các
phòng
nghiệp vụ
Phòng
giao dịch

Quỹ tiết
kiệm
Trưởng
phòng
Kế hoạch
Các
phòng
chuyên
môn
Hội đồng
quản trị
Tổng
Giám đốc
Phó Tổng
giám đốc
Kế toán
trưởng
HT kiểm tra
thanh toán nội
bộ
Ban kiểm
soát
Bộ máy
giúp việc
2.2. Bộ máy hoạt động
2.2.1 Các hoạt động chính của Ngân hàng công thương
a. Huy động vốn
Tiền gửi khách hàng đó là một trong nhưng kênh huy động vốn quan
trọng của NHTM. Ngân hàng thường huy động bằng các nguồn cho vay của
các doanh nghiệp các tổ chức và dân cư. Trong môi trường cạnh tranh ngày

càng gay gắt như hiện nay vấn đề huy động vốn không còn chỉ là một vấn đề
với một ngân hàng cụ thể nào đó mà chung cho toàn bộ các ngân hàng. Để gia
tăng nguồn tiền gửi trong điều kiện đó các ngân hàng thường đưa ra và thực
hiện nhiều hình thức khác nhau, đa dạng và rất phong phú như :
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của
các tổ chức kinh tế và dân cư.
- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn:
Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự
thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...
- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...
b. Cho vay, đầu tư
 Cho vay tiêu dùng : Thường cho vay tiêu dùng để nhằm vào mục đích
như : Mua nhà , xây sửa nhà , mua xe hơi ,các dụng cụ ,đồ vật lâu bền trong
gia đình, chi phí du học.. Cho vay tiêu dùng thường được áp dụng cho các các
nhân có thu nhập tương đối cao và ổn định, cho vay tiêu dùng thường là các
khoản vay chịu rủi ro khá cao.
 Cho vay kinh doanh : Các doanh nghiệp thường luôn có nhu cầu về
vốn để bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh , vì thế các NHTM cho các doanh
nghiệp vay vốn ngắn hạn và trung hạn tùy theo mục đích sử dụng của doanh
nghiệp. Các khoản vay ngắn hạn thường để đáp ứng bổ xung nguồn vốn lưu
động dưới nhiều hình thức: Chiết khấu thấu chi hoặc luân chuyển. Còn đối
10
với các khoản vay trung và dài hạn thường được dùng vào đầu tư các tài sản
cố định như mua sắm trang thiết bị máy móc, xây dựng – mở rộng sản xuất,
cải tiến kỹ thuật, mua công nghệ hay thực hiện các dự án mới.
 Tài trợ các hoạt động chính phủ: Khả năng huy động và cho vay với
khối lượng lớn của Ngân Hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các chính
phủ. Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi ngân sách không
đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận các khoản vay của Ngân hàng.
Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốn tài trợ cho chính phủ vì

rủi ro cao, Chính Phủ dùng một số đặc quyền trao đổi lấy các khoản vay của
các Ngân Hàng lớn. Các ngân hàng để có được giấy phép thành lập họ thường
phải có những cam kết thực hiện với một mức độ chính sách nào đó với
Chính phủ và tài trợ cho Chính Phủ.
 Đầu tư: Ngoài các hoạt động trên ngân hàng còn có các khoản đầu tư
vào chứng khoán có khả năng thanh khoản cao trên thị trường. Chứng khoán
là một nguồn cung cấp các thu nhập bổ xung quan trọng cho ngân hàng, đây
là một nguồn thu nhập tương đối quan trọng trong việc quản lý Ngân hàng
cũng như cho các cổ đông khi thu nhập từ danh mục cho vay suy giảm.
c. Bảo lãnh
- Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế)
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh thanh toán.
d. Thanh toán và Tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận,
thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); nhờ thu hối phiếu trả ngay
(D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
11

×