Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tỷ giá hối đoái việt nam và tác động của tỷ giátới nền kinh tế việt nam trong giai đoạn 2018 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 33 trang )

lOMoARcPSD|17838488

DỰ ÁN CUỐI KỲ
MÔN HỌC: KINH TẾ
đd VĨ MÔ ỨNG DỤNG
Đề tài: Tỷ giá hối đoái Việt Nam và tác động của tỷ giá
tới nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2022
Giáo viên hướng dẫn

: Lâm Mạnh Hà

Lớp

: RE002

Khố/Hệ

: K47/ĐHCQ

Nhóm Sinh viên thực hiện. : Nhóm 5
Phan Đình Quý - 31211026415
Dương Khánh Linh - 31211025794
Trần Thị Khánh Đăng - 31211024477
Mai Thị Cẩm Nhung - 31211025039
Đánh giá tham gia công việc của các
Vương Thị Thanh Thuý - 31211023491

Downloaded by hây hay ()

thành viên



lOMoARcPSD|17838488

Đánh giá

Phan Đình Q

Trần Thị
Khánh Đăng

Dương
Khánh Linh

Phân cơng cơng việc
- Tìm kiếm đề tài, lên ý tưởng và lập dàn bài
- Phân cơng cơng việc cho thành viên
- Tìm kiếm thông tin, tài liệu cần thiết cho bài tiểu luận
- Tỷ giá hối đoái Việt Nam trong các năm 2019, 2020,
2021
- Làm mục lục
- Tổng hợp và chỉnh sửa thành bài hồn chỉnh
- Tìm kiếm đề tài, lên ý tưởng và lập dàn bài
- Bìa tiểu luận
- Tìm kiếm thơng tin và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận
- Tác động của tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế ( lạm phát,
cán cân thương mại)
- Tìm kiếm đề tài, lên ý tưởng và lập dàn ý
- Tìm kiếm thơng tin và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận
- Tác động của tỷ giá hối đoái lên nền kinh tế ( lãi suất)
- Tỷ giá hối đoái Việt Nam năm 2022

- Phần Kết luận

Mức
độ
đóng
góp
100%

100%

100%

Mai Thị
Cẩm Nhung

- Tìm kiếm đề tài, lên ý tưởng và lập dàn ý
- Tìm kiếm thơng tin và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận
- Cơ sở lý thuyết + thành tựu và hạn chế của chính sách tỷ
giá ở Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2022
- Bài học rút ra

100%

Vương Thị
Thanh Thuý

- Tìm kiếm đề tài, lên ý tưởng và lập dàn ý
- Tìm kiếm thơng tin và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận
- Lời mở đầu + Giới thiệu đề tài
- Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá hối đoái Việt Nam 2018

100%

Thành viên
Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

MỤC LỤC
I.

LỜI MỞ ĐẦU:........................................................................................................................3

II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:..............................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................................................5
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:......................................................................................................5

III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................................6
1. Khái niệm tỷ giá hối đoái:..................................................................................................................6
2. Cơ chế hình thành tỷ giá hối đối:....................................................................................................6
3. Phân loại:...........................................................................................................................................6
4. Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay:...........................................................................................7
5. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.......................................................................................7

IV. TÌNH HỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐỐI TẠI VIỆT NAM TRONG...............................................11
GIAI ĐOẠN 2018 – 2022.............................................................................................................11
1.


Tỷ giá hối đoái năm 2018.............................................................................................................11

2.

Tỷ giá hối đoái năm 2019............................................................................................................13

3.

Tỷ giá hối đoái năm 2020............................................................................................................16

4.

Tỷ giá hối đoái năm 2021............................................................................................................19

5.

Tỷ giá hối đoái năm 2022............................................................................................................22

V. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TÁC ĐỘNG TỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM......................................25
1.

Tỷ giá với lạm phát......................................................................................................................25

2.

Tỷ giá với cán cân thương mại....................................................................................................26

3.

Tỷ giá với đầu tư nước ngoài.......................................................................................................27


4.

Lãi suất........................................................................................................................................27

VI. CÁC THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC KIỂM SOÁT TỶ
GIÁ GIAI ĐOẠN 2018 - 2022......................................................................................................28
1. Thành tựu:.......................................................................................................................................28
2. Hạn chế:...........................................................................................................................................29

VII. BÀI HỌC RÚT RA...............................................................................................................29

VIII. KẾT LUẬN....................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................31

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

I. LỜI MỞ ĐẦU:
Tỷ giá hối đối hay cịn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, nó được hiểu là tỷ giá có thể trao đổi được
của một đồng tiền này so với một đồng tiền khác. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(năm 1997) tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam so với giá trị đồng tiền nước ngoài.
Tỷ giá được hình thành dựa trên cơ sở về cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà nước và
do Ngân hàng Nhà nước quyết định. Chúng là một phạm trù kinh tế mang tính tổng hợp có liên
quan đến các phạm trù kinh tế khác, có sự tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước,
đồng thời cũng là một yếu tố cực kì quan trọng đối với chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia. Nhắc
đến tỷ giá hối đối nghe có vẻ cịn khá xa lạ với nhiều người bởi chúng là một vấn đề mang tính
vĩ mơ, có tầm quan trọng đặc biệt, vì thế chính phủ nước nhà đã và đang cố gắng tìm hiểu các tác

động cũng như ảnh hưởng của chúng để có thể vận dụng một cách triệt để, có hiệu quả vào công
cuộc quản lý và phát triển nền kinh tế ngày một lớn mạnh hơn.
Vốn dĩ, bản chất của tỷ giá hối đoái đã là một vấn đề mang tính trừu tượng, cộng với việc bị chia
phối bởi nhiều yếu tố khác nhau nên ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng nhận thức sâu sắc vấn
đề. Với đặc tính bản chất phức tạp, khó hiểu nên chúng ta cần phải tiếp xúc mỗi ngày, mỗi giờ,
bên cạnh đó nên áp dụng các lý thuyết khô khan, trừu tượng vào công cuộc quản lý nhà nước,
vào các vấn đề thực trạng đang xảy ra hàng ngày liên quan đến chính sách kinh tế trong nước và
quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới có những nhận thức đúng đắn nhất, phù hợp nhất về tỷ giá hối
đoái.
Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh,
thì sự gia tăng hợp tác quốc tế là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ nhà nước, mà đã hội
nhập thì khơng thể không nhắc đến các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đối.
Trong q trình nghiên cứu, nhóm em khơng thể tránh khỏi những sai sót khi áp dụng lý thuyết
vào thực tiễn hoặc hiểu chưa đúng những vấn đề về mặt lý thuyết, cùng với những thống kê số
liệu chưa được thật sự đầy đủ và tính phức tạp của vấn đề trên.
Nên nếu có sai sót mong thầy bỏ qua và chỉnh sửa giúp chúng em ạ !
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy ạ !

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:
1. Lý do chọn đề tài:
Từ quá khứ đến hiện tại, nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng ngày càng ổn định với
nhiều cột mốc kinh tế quan trọng. Từ nền kinh tế tự cung tự cấp là chủ đạo thì nay nước ta đã đổi
mới sang hình thức hội nhập với quốc tế, mà đã là hội nhập thì chắc hẳn phải đẩy mạnh mảng
xuất – nhập khẩu. Điều này, có liên quan trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Lịch sử và q trình phát
triển của tỷ giá hối đối gắn liền với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế thế giới.

Chúng tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế khác nhau như: tình hình sản xuất, tình hình tài
chính, cán cân thương mại, thu hút vốn đầu tư, .... Và đặc biệt, sự tác động mạnh mẽ nhất vẫn là
đối với tình hình xuất – nhập khẩu trong và ngoài nước, các quy định về tỷ giá sẽ giúp cho các
doanh nghiệp trong nước dễ dàng thanh toán quốc tế qua các ngân hàng thương mại hơn, từ đó
đẩy mạnh q trình hợp tác phát triển và sự hội nhập ngày một được nâng cao hơn. Việt Nam vẫn
đang sử dụng tỷ giá như một công cụ quan trọng hàng đầu để điều chỉnh các hoạt động xuất –
nhập khẩu của mình. Ngồi ra, tỷ giá hối đối cịn góp phần đẩy mạnh hoạt động du lịch trong và
ngồi nước, từ đó thu hút được lượng lớn khách du lịch nhằm góp phần tăng dự trữ ngoại tệ,
đồng thời cũng đưa các danh lam thắng cảnh, bản sắc văn hóa dân tộc đến gần với bạn bè quốc tế
năm châu hơn.
Theo đó, để có thể giúp cho mọi người dễ dàng tiếp cận gần hơn với các vấn đề liên quan đến tỷ
giá hối đoái và những tác động, ảnh hưởng quan trọng của chúng đến nền kinh tế Việt Nam,
nhóm chúng em sẽ đi đến phân tích và làm rõ vấn đề qua đề tài “Tỷ giá hối đoái và tác động của
tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2018 - 2022”.

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài này, nhóm chúng em mong muốn mọi người có thể phần nào hiểu rõ thêm về tỷ giá
hối đoái cũng như những ảnh hưởng, tác động chung của chúng đến nền kinh tế Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu là tỷ giá hối đối và tình hình tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong giai đoạn
từ năm 2018 – 2022 của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm:
- Lý thuyết về tỷ giá hối đoái: Khái niệm, cơ chế hình thành, phương pháp biểu thị và các nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
- Những tác động của tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế của Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2018 đến năm 2022.

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488


III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm tỷ giá hối đối:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình, do đó khi diễn ra hoạt
động mua bán quốc tế thì ít nhất một bên tham gia phải sử dụng ngoại tệ. Nếu các bên tham gia
hoạt động mà không trao đổi được đồng tiền của các bên thì họ sẽ sử dụng đến một ngoại tệ
chuyển đổi để tự do giao dịch, thường là USD. Ngồi ra, các bên có thể sử dụng các phương tiện
thanh tốn khác như giấy tờ có giá hay vàng tiêu chuẩn quốc tế, đá quý,… Và nơi diễn ra các
hoạt động như mua bán, trao đổi ngoại tệ, các phương tiện thanh toán quốc tế gọi là thị trường
ngoại hối.
Tỷ giá hối đối (hay cịn gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ) là tỷ giá của một đồng tiền này có thể
được quy đổi cho một đồng tiền khác hay giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số
lượng tiền tệ nước khác.
Tỷ giá hối đoái được xem là một loại giá cả đặc biệt, là giá trị của tiền chứ không phải giá trị
của hàng hố và nó được xác định trong thị trường ngoại hối.
Giá trị của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với các
ngân hàng trung ương trong việc thiết lập các chính sách tiền tệ.

2. Cơ chế hình thành tỷ giá hối đối:
Việc hình thành tỷ giá hối đoái dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ hay trên thị trường ngoại hối,
dưới sự điều tiết của Nhà nước, do Ngân hàng Nhà nước xác định.
Khi không có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào thị trường ngoại hối, tỷ giá hối đoái
được xác định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu về độ phát sinh của các tài khoản vốn và tài
khoản thanh toán vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế.
Khi có sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước bằng cách thơng qua nghiệp vụ giao ngay, kỳ
hạn, hốn đổi,… cho thấy Ngân hàng Nhà nước muốn tỷ giá hối đoái được giữ ổn định theo mức
mong muốn.

3. Phân loại:
Căn cứ vào giá trị tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia làm 2 loại:

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa:
+ Là tỷ giá của một loại tiền tệ theo giá hiện tại.
+ Là tỷ giá khơng tính đến ảnh hưởng của lạm phát.

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

- Tỷ giá hối đoái thực:
+ Là tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh bởi tương quan giá cả trong nước và ngồi nước.
+ Là tỷ giá có tác động của lạm phát.
+ Khi tỷ giá danh nghĩa tăng hay giảm không nhất thiết phải đồng nghĩa với sự gia tăng
hay giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế.

4. Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay:
- Tỷ giá hối đoái thả nổi:
+ Là tỷ giá được xác định và vận động một cách tự do dựa trên mối quan hệ giữa cung và
cầu trên thị trường ngoại hối.
+ Phụ thuộc vào thị trường mà khơng có sự can thiệp của Nhà nước.
- Tỷ giá hối đoái cố định:
+ Là khi giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một
thước đo giá trị khác như vàng, bạc, kim cương,…
+ Là tỷ giá được Ngân hàng Nhà nước thiết lập tại một mức cụ thể.

5. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
5.1. Cán cân thương mại:
Trong quá trình xuất nhập khẩu, nếu lượng xuất khẩu nhiều hơn thì chứng tỏ rằng nhu cầu của
nước này đang tăng cao và nhu cầu về tiền của họ cũng vậy. Khi cung cao cũng đồng nghĩa với
việc đồng tiền sẽ tăng giá hơn. Ngược lại, nếu một quốc gia có lượng nhập khẩu nhiều hơn xuất

khẩu thì nhu cầu về tiền của nước này cũng sẽ không cao, kéo theo đó là việc rớt giá của đồng
tiền trong nước so với giá trị vốn có của chúng.
Ví dụ: Khi ta nhập khẩu sản phẩm giấy ăn của Mĩ, lúc này rõ ràng nước ta đang có nhu cầu sử
dụng lượng giấy ăn nhiều hơn, trong khi chất lượng giấy ăn ở Mỹ lại đạt chuẩn, thì lúc này
chúng ta sẽ phải chi trả khoản tiền đô la lớn hơn vì ta đang có nhu cầu cao với sản phẩm của họ.
Trong khi, Mỹ lại khơng có nhu cầu về các mặt hàng tương tự ở Việt Nam, nên chắc chắn rằng
đồng tiền Việt Nam sẽ bị giảm giá.
Khi tỷ giá hối đoái giảm cũng sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại. Hiểu một cách đơn giản
hơn, có nghĩa rằng khi đồng tiền của một đất nước tăng cao, cũng là lúc các mặt hàng trong nước
trở nên đắt đỏ hơn, khiến người tiêu dùng mua được lượng sản phấm ít hơn thường ngày. Và khi
đồng tiền của một nước bị mất giá, các mặt hàng sản phẩm trong nước cũng được hạ giá cho phù

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

hợp với điều kiện kinh tế của thị trường hơn, lúc này người tiêu dùng lại mua được lượng hàng
hóa nhiều hơn bình thường với cùng số tiền như nhau. Từ đó, dẫn đến một điều rằng cán cân
thương mại của các nước sẽ cân bằng hơn.
5.2. Lãi suất:
Lãi suất có những tác động khơng hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngồi, qua đó cũng sẽ
ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước cao hơn nước ngồi thì tỷ giá hối đối
giảm và lúc này đồng nội tệ sẽ tăng. Ngược lại, khi lãi suất trong nước thấp hơn nước ngồi thì
đồng nội tệ sẽ giảm và tỷ giá hối đoái tăng.
Lãi suất và tỷ giá sẽ chỉ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau chứ không phải một mối quan
hệ nhân quả trực tiếp. Nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau, nên biến động của
lãi suất không nhất thiết lúc nào cũng đưa đến trường hợp tỷ giá hối đoái phải biến động theo.
5.3. Lạm phát:
Lạm phát sẽ tác động lớn đến giá trị tiền tệ và tỷ giá hối đoái của đồng tiền nước mình so với

nước khác. Chắc chắn đất nước nào cũng đều mong muốn đồng tiền nước mình sẽ có mức giá trị
ngang với đồng tiền nước khác, không một nước nào muốn đồng tiền mình thua thiệt hơn nước
bạn. Để làm được điều này thì việc giữ vững lạm phát ở một mức cố định vừa phải chính là điều
tiên quyết, ưu tiên hàng đầu. Khi các yếu tố ảnh hưởng khác trong nền kinh tế không thay đổi,
lạm phát càng cao thì tỷ giá hối đối sẽ càng giảm, đồng nội tệ càng bị mất giá. Còn nếu lạm phát
càng thấp thì tỷ giá hối đối sẽ càng tăng và đồng nội tệ càng có giá trị hơn trong thời điểm đó.
Lạm phát thường có những tác động khá tiêu cực đến tỷ giá hối đoái. Khi tỷ lệ lạm phát ở mức
quá thấp thì chưa chắc đảm bảo được sự an tồn cho tỷ giá hối đối, tuy nhiên khi tỷ lệ lạm phát
ở mức quá cao thì chắc chắn sẽ khơng có lợi cho tỷ giá hối đối của quốc gia đó.
5.4. Cán cân thanh tốn quốc tế:
Cán cân thanh tốn quốc tế cũng góp phần ảnh hưởng chung đến tỷ giá hối đoái. Để làm rõ cho
sự ảnh hưởng này chúng ta sẽ xét đến câu hỏi : “ Tỷ giá hối đoái sẽ tăng hoặc giảm trong trường
hợp nào ?”
Tỷ giá hối đoái tăng: Sẽ xảy ra khi nhu cầu về đồng ngoại tệ tăng mạnh kéo theo sự suy giảm
nhu cầu về đồng nội tệ, trong trường hợp trên ta có thể nói cán cân thanh toán lúc này đang bội
chi.

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Tỷ giá hối đối giảm: Trái ngược hồn tồn với vấn đề chúng ta đã đề cập ở trên, trường hợp này
sẽ xảy ra khi nhu cầu về đồng ngoại tệ khơng cịn tăng mạnh như trước nữa, mà thay vào đó là sự
“lên ngơi” của đồng nội tê và lúc này cán cân thanh toán lại bội thu.
5.5. Cung – cầu ngoại tệ:
Nếu chúng ta xem tiền tệ mang tính chất thơng thường như các loại hàng hóa khác thì chắc chắn
chúng khơng thể nào khơng chịu ảnh hưởng của cung – cầu thị trường. Tỷ giá hối đoái sẽ giảm
trong trường hợp cung về ngoại tệ lớn hơn cầu. Ngược lại, tỷ giá hối đoái sẽ tăng lên khi có cầu
về ngoại tệ lớn hơn, hệ quả nó gây ra là sự mất giá của chính đồng nội tệ giá trị của đồng ngoại

tệ lại ngày một được đẩy lên cao hơn.
5.6. Vấn nạn nợ công:
Liệu nợ công có phải là nguyên nhân khiến cho ngân sách của một quốc gia rơi vào tình trạng
thâm hụt hay khơng ? Câu trả lời là có. Và khi tình huống xấu này xảy ra, thì chính phủ phải thực
hiện kế hoạch kêu gọi nguồn tài trợ từ nước ngoài bằng hình thức vay nợ từ các quốc gia đó. Từ
đó nguồn cung của ngoại tệ sẽ tăng lên, làm cho tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng
nội tệ có sự suy giảm.
Và đã có vay thì chắc chắn phải có trả, đến một lúc nào đó khi đất nước đã huy động đủ nguồn
vốn để trả nợ lãi thì đây cũng chính là lúc giá trị của đồng ngoại tệ khơng cịn được đẩy lên cao
như thời điểm lúc ban đầu nữa. Một khi đồng ngoại tệ đã khơng cịn giữ được mức giá trị cao
nữa, đồng nội tệ sẽ “lên ngôi”, kéo theo tỷ giá hối đối cũng từ đó mà giảm theo.
5.7.Vấn đề thu nhập:
Vấn đề thu nhập của một quốc gia cũng mang đến những ảnh hưởng về mặt trực tiếp hoặc có thể
gián tiếp tác động đến tỷ giá hối đoái.
Về mặt trực tiếp: Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa đến từ nước ngồi sẽ chỉ tăng cao
khi thu nhập của quốc gia đó cũng đang ở mức cao. Khi nhu cầu mua hàng ngoại tăng cao thì
nhu cầu về đồng tiền ngoại tệ cũng phải tăng mạnh, theo đó tỷ giá hối đối tăng là điều chắc chắn
phải xảy ra.
Về mặt gián tiếp: Khi thu nhập của người dân tăng lên họ sẽ có xu hướng quan tâm đến chất
lượng cuộc sống của bản thân và gia đình hơn. Chính sự quan tâm đó sẽ khiến cho họ chi tiêu
ngày càng nhiều hơn vào cuộc sống thường ngày, theo đó lạm phát sẽ được hạ xuống mức thấp
hơn và từ đó cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ giá hối đoái, cụ thể là chúng sẽ tăng.
5.8. Tài khoản vãng lai có sự thâm hụt:

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu thế nào là tài khoản vãng lai ? Đó chính là cán cân thương mại

của một quốc gia này so với một quốc gia khác. Khi nhận thấy được sự thâm hụt của tài khoản
vãng lai thì cũng chính là lúc quốc gia đó thật sự cần nhiều đồng tiền ngoại tệ hơn so với lượng
hàng hóa mà họ đã xuất khẩu ra các nước khác. Bên cạnh đó, quốc gia của họ cũng đang tốn khá
nhiều đồng tiền nội tệ để có thể mua được lượng hàng hóa thực tế từ các quốc gia khác. Lúc này,
tỷ giá hối đoái chắc chắn sẽ giảm mạnh vì nguồn ngoại tệ trong nước hiện đang dư thừa quá
nhiều so với mức cần có.
5.9. Tỷ lệ trao đổi thương mại:
Tỷ lệ trao đổi thương mại chính là tỷ lệ so sánh giữa 2 mức giá xuất và nhập khẩu. Trong khi tỷ
lệ này lại có sự liên quan mật thiết đến cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai. Mà đây lại là 2
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Vì vậy, tỷ lệ trao đổi thương mại cũng góp phần
ảnh hưởng ít nhiều đến tỷ giá hối đối.
5.10. Tình hình kinh tế:
Tình hình kinh tế trong nước sẽ là một yếu tố quan trọng khi các nhà đầu tư nước ngồi cân nhắc
quyết định có nên đầu tư vào đất nước của chúng ta hay không. Nền kinh tế của đất nước nào mà
đang trên đường hướng tới một sự phát triển bền vững, vững mạnh với nguồn thu nhập cũng như
sự chi trả trong các điều kiện sinh hoạt hàng ngày của người dân ngày càng gia tăng thì chắc
chắn sẽ là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư. Khi họ đã đầu tư vào thị trường trong
nước, hiển nhiên đồng tiền ngoại tệ trong nước lúc này sẽ đang ở mức rất cao và tỷ giá hối đối
từ đó cũng bị thay đổi ảnh hưởng theo.
5.11. Tình hình chính trị:
Chắc chắn sẽ khơng có một nhà đầu tư nào mong muốn đem nguồn vốn của mình đầu tư vào một
đất nước nơi mà có tình hình chính trị vơ cùng phức tạp khi mà có nguy cơ xảy ra chiến tranh,
bạo loạn hay chỉ đơn giản là an ninh trong nước không được bảo đảm. Thay vào đó, họ sẽ có xu
hướng lựa chọn những địa điểm an toàn hơn, ổn định hơn để có thể phát triển cơng việc kinh
doanh một cách thuận lợi nhất. Hơn thế nữa, chính sự ổn định đó sẽ đưa đến cho đất nước họ sự
giúp đỡ phát triển với nhiều sự ưu tiên hơn từ các nhà đầu tư. Cũng tương tự như các yếu tố ảnh
hưởng đã kể trên, khi có sự đầu tư từ nước ngồi thì những đồng tiền ngoại tệ sẽ dư dả khá nhiều
trong nước, làm cho tỷ giá hối đối cũng bị chi phối theo.
5.12. Chính sách chính phủ:


Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Chính phủ có thể điều chỉnh tỷ giá hối đối bằng các phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy
theo các chính sách khác nhau.
Tác động trực tiếp: Là việc các chính phủ dùng đồng nội tệ để mua hoặc bán đồng ngoại tệ nhằm
gây áp lực làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, với cách thức can thiệp trực tiếp này,
trong một số trường hợp chính phủ có thể đạt được mục đích của mình, cịn một số khác thì
khơng thể.
Tác động gián tiếp: Ngân hàng Trung ương có thể can thiệp trực tiếp đến giá trị của một đồng
ngoại tệ bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái như lãi suất chẳng hạn.
Ngoài ra, tỷ giá cũng bị tác động ít nhiều nếu chính phủ dùng các hàng rào tài chính, mậu
dịch, .... Thuế nhập khẩu hoặc hạn ngạch nhập khẩu chính là các cơng cụ được dùng phổ biến
trong vấn đề này.

IV. TÌNH HỈNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2018 – 2022
1. Tỷ giá hối đoái năm 2018
Biểu đồ 1: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2018

Nguồn: Biểu đồ tỷ giá USD/VND tại vn.tradingview.com

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Trong năm 2018, đây có thể cho là năm mà tình hình tỷ giá có nhiều biến động. Tỷ giá trung tâm

do NHNN công bố đã tăng khoảng 1,6%, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tăng
khoảng 2,7% so với đầu năm.
Nhìn biểu đồ ta thấy rằng tỷ giá hối đoái (USD/VND) trong năm 2018 tại 5 tháng đầu năm có
tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm sốt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng đến những tháng
tiếp theo tỷ giá tăng cao và có lúc tạo đỉnh. Sự biến động của tỷ giá USD/VND ở năm 2018 hầu
hết đều do những áp lực từ thị trường quốc tế.
Đầu tiên, do nền kinh tế Mỹ đã có những bước tăng trưởng mạnh trong năm 2018 (GDP năm
2018 ước tăng 2,9% so với mức tăng 2,2% năm 2017) cùng với việc Ngân hàng Dự trữ liên bang
Mỹ (Fed) tiếp tục nâng lãi suất đồng USD thêm 4 lần trong năm khiến USD tăng giá 4,8% khiến
các ngoại tệ khu vực mất giá tương ứng.
Thứ hai, là một nguyên nhân lớn tác động mạnh tới tỷ giá trong năm là cuộc chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung. Và điều này dường như gây ảnh hưởng hầu hết tới tỷ giá của các nước trong
khu vực trong châu Á.

Biểu đồ 2: Biến động của một số đồng tiền năm 2018

Nguồn: Tính toán của Tiến sĩ Cấn Văn Lực dựa trên số liệu của Reuters

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Ta thấy theo số liệu, đến tháng 6/2018 thì đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (CNY) mất giá vì
hậu quả của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ( giảm 4% chỉ trong vòng 3 tuần) khiến
cho đồng VND sẽ lên giá so với đồng CNY của Trung Quốc mà từ đó cũng sẽ tạo lợi thế cạnh
tranh cho các sản phẩm của Trung Quốc đi vào các thị trường lân cận trong đó có Việt Nam và
điều này sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường cho thị trường trong nước.
Xét chung cả năm, đồng VND giảm 2,7% so với USD cho thấy rằng VND phát huy tính ổn định
tốt hơn so với các đồng tiền khác trong khu vực. Những chuyển biến tích cực trong bức tranh

kinh tế ở Việt Nam cũng đã cho thấy sự nỗ lực của Nhà nước nhằm hạn chế tối thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực từ thị trường thế giới. Nỗ lực của NHNN để giữ cho thị trường ngoại hối được
kiểm sốt đã giúp cho tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam có những gặt hái nhất định. Cụ
thể, GDP năm 2018 tăng 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm qua và vượt mục tiêu 6,7% mà
Chính phủ đề ra. Lạm phát CPI bình qn được kiểm sốt với mức tăng 3,8%.

2. Tỷ giá hối đoái năm 2019
Đến năm 2019, tình hình tỷ giá hối đối tại Việt Nam có những chuyển “khá bất ngờ” giữa cuộc
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa kịp hạ nhiệt.
Biểu đồ 3: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2019

Nguồn: Biểu đồ tỷ giá USD/VND tại vn.tradingview.com

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục leo thang đã khiến cho đồng Nhân dân tệ
(CNY) mất giá trung bình khoảng 5% so với đồng USD. Đứng trước tình hình căng thảng, Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã nâng tỷ giá trung tâm thêm khoảng 1,5% ( 22.825
VND/USD vào cuối năm 2018 lên 23.164 VND/USD vào ngày 6/12/2019). Tại các ngân hàng
thương mại thì giá mua – bán USD vào cuối năm 2019 gần như khơng có thay đổi gì lớn so với
thời điểm năm 2018. Tình hình tỷ giá hối đối Việt Nam ln theo sát với diễn biến đối với thị
trường tiền tệ quốc tế, đặc biệt là đồng CNY và USD thì ở năm 2019 diễn biến gần như trái
ngược với điều này khi thị trường hối đoái tại Việt Nam giữ khá ổn định trước những tác động
của thị trường thế giới.
Trong năm 2019, một yếu tố góp phần thuận lợi cho việc duy trì sự ổn định khơng thể khơng kể
đến đó là nhờ tình hình cung – cầu ngoại tệ.
Sơ đồ 1: Khi cầu ngoại tệ không đổi, lượng cung ngoại tệ tăng thì tỷ giá giảm (USD/VND)


Ta thấy rằng, nếu theo đúng diễn biến tình hình thực tế thì tỷ giá USD/VND sẽ tăng làm cho
đồng tiền Việt Nam trở nên mất giá như nhiều nước trong khu vực. Nhưng nhờ tình hình cung –
cầu ngoại tệ thì theo lý thuyết (sơ đồ 1), khi lượng cầu ngoại tệ khơng đổi, lượng cung ngoại tệ
tăng thì sẽ khiến đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang phải ( đồng USD đổ vào Việt Nam
nhiều) khiến cho tỷ giá giảm và từ đó đồng VND sẽ tăng giá so với đồng USD và trở về mức ổn
định và điều này cũng một phần gây bất lợi cho xuất khẩu. Trong năm 2019, mặc dù tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu đã chậm lại đáng kể so với năm 2018 nhưng vẫn đạt mức 7,8%, trong khi tốc
độ tăng trưởng nhập khẩu chỉ đạt mức 7,4%. Và một tín hiệu đáng mừng khi trong năm này, cả
nước xuất siêu trên 9,1 tỷ USD – đây là mức kỷ lục từ trước tới nay. Không chỉ nhờ thặng dư

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

thương mại, Các dòng vốn FDI cũng hỗ trợ rất lớn tới tình hình cung – cầu ngoại tệ. Thực tế cho
thấy rằng, trong những năn gần đây nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngồi có xu
hướng gia tăng khá nhiều trong những năm gần đây khiến cho cán cân thanh tốn tổng thể ln
đạt mức thặng dư (Biểu đồ 4). Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, NHNN có thể mua rịng lượng
ngoại tệ lớn, ước tính khoảng 6,6 tỷ USD kể từ tháng 7/2019, từ đó nâng tổng dự trữ ngoại hối
quốc gia lên mức 73 tỷ USD. Nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào nên Việt Nam không cần phải
bơm thêm USD và rút VND ra khỏi nền kinh tế để tăng giá trị của đồng VND, điều này được thể
hiện khi mà NHNN bất ngờ giảm giá mua vào USD từ mức 23.200VND/USD xuống còn
23.175VND/USD, việc này minh chứng cho dự trữ ngoại hối của NHNN đang tăng cao nên
khơng cịn nhu cầu mua vào USD với số lượng lớn nữa.

Biểu đồ 4: Đầu tư nước ngồi và cán
cân thanh tốn tổng thể của Việt Nam
giai đoạn 2014 – 2018 (triệu USD)


Biểu đồ 5: Lạm phát CPI, lạm phát cơ
bản và tốc độ mất giá của VND so với
USD giai đoạn 2014 – 2018 (triệu USD)

Nguồn ADB.Key Indicators for Asia and the Pacific 2019
Yếu tố tiếp theo giúp ổn định tỷ giá nhờ vào nỗ lực của Chính phủ đã làm cho kỳ vọng rằng đồng
VND bị mất giá đã giảm đi đáng kể trong những năm gần đây. Khiến đồng VND có thể giữ mức
ổn định là kết quả của những mục tiêu rõ ràng của nhà nước như ổn định kinh tế vĩ mơ, giảm
mức độ Đơ la hố trong nền kinh tế. Những minh chứng rõ ràng nhất khi mà từ năm 2014 trở lại
đây, tốc độ tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) luôn được kiềm chế ở mức dưới 4% (dưới 2% nếu sử
dụng lạm phát cơ bản làm thước đo) trong khi tốc độ mất giá trung bình của VND so với USD
cũng ở mức dưới 2% (Biểu đồ 5). Điều này cũng góp phần lớn để cũng cố niềm tin của người
dân vào đồng VND giúp cho việc tích trữ ngoại tệ đã giảm mạnh, đồng thời khuyến khích người
dân và các tổ chức bán ngoại tệ cho NHNN.

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Tư duy về việc đồng VND mất giá đã giảm do rằng cán cân thương mại tại Việt Nam những năm
gần đây ít phụ thuộc vào những biến động của tỉ giá trong đó có đồng CNY (Nhân dân tệ). Theo
lý thuyết, đồng CNY giảm giá mạnh khiến cho đồng VND có thể bị định giá quá cao khiến cho
xuất khẩu gặp khó khăn có thể dẫn đến tình trạng nhập siêu và đã có nhiều khuyến nghị Việt
Nam cần điều hành tỷ giá linh hoạt theo biến động của các đồng tiền trên thế giới, đặc biệt là các
đồng tiền trong khu vực như CNY. Tuy nhiên trong các năm trở lại đây, khi mà đồng CNY giảm
giá mạnh thì đồng VND vẫn giữ ổn định so với USD giữ được cán cân thươg mại tương đối cân
bằng và thậm chí có thặng dư khá lớn.


3. Tỷ giá hối đối năm 2020
Năm 2020 có thể nói là một năm khởi đầu của khó khăn của thị trường hối đối. Giữa bối cảnh
thế giới phải đối mặt với một Đại dịch mang tên Covid-19. Đại dịch bùng phát và lan rộng ra
toàn thế giới cả Châu Âu và Mỹ đã mang một mối đe doạ gây nên một đợt khủng hoảng kinh tế
toàn cầu.
Biểu đồ 6: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2020

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Nguồn: Biểu đồ tỷ giá USD/VND tại vn.tradingview.com

Trên biểu đồ tỷ giá USD/VND ta thấy rằng thời điểm dịch Covid 19 bùng phát, trong 3 tháng đầu
năm 2020, tỷ giá có những biến động mạnh, đặc biệt là vào 2 tuần cuối của tháng 3/2020 khi tỷ
giá USD/VND bất ngờ tăng cao. Lý giải cho điều này là bởi khi tình hình kinh tế có chuyển biến
xấu đi, đa số nhà đầu tư sẽ tìm kênh trú ẩn an tồn nhất và ở đây chính là đồng USD. Khi một
lượng lớn về cầu của USD khiến cho đồng tiền này tăng giá so với các đồng tiền khác bao gồm
cả VND.
Tuy nhiên đợt sóng tăng tỷ giá này kéo dài không lâu và đã trở về mức ổn định những tháng tiếp
theo. Nguyên nhân chính giúp đồng VND giữ được sự ổn định như vậy là nhờ xu hướng giảm
của đồng USD trên thị trường quốc tế do các chính sách nới lỏng tiền tệ của FED và gói hỗ trợ
tài khoá của Mỹ.
Sự ổn định của tỷ giá USD/VND cũng nhờ vào thặng dư thương mại và vốn FDI tăng mạnh
trong những năm gần đây của Việt Nam tạo ra nguồn dự trữ ngoại hồi lớn giúp cho nhà nước có
đủ nguồn cung USD để điều phối tỷ giá. Dự trữ ngoại hối đã tăng đáng kể vào cuối 2019 khi

Downloaded by hây hay ()



lOMoARcPSD|17838488

NHNN tiếp tục mua vào USD khi nguồn ngoại tệ dồi dào. Hiện tại, dự trữ ngoại hối ước đạt 79
tỷ USD đã đạt gần 4 tháng nhập khẩu và cao hơn đáng kể so với mức nợ ngoại tệ ngắn hạn của
nền kinh tế là 21.9 tỷ USD do đó hỗ trợ mạnh mẽ cho sự ổn định tỷ giá VND/USD trong tương
lai.
Biểu đồ 7: Dự trữ ngoại hối Việt Nam từ 2013 – cuối 2019

Nguồn: Bloomberg
Tuy nhiên, ngày 16/12/2020, Bộ Thương mại Mỹ đã xác định Việt Nam và Thuỵ Sỹ là những
quốc gia thao túng tiền tệ với cáo buộc rằng Việt Nam có đủ 3 tiêu chí để đưa vào diện “ thao
túng tiền tệ” gồm: thặng dư thương mại song phương với Mỹ, thặng dư cán cân vãng lai và mua
ròng ngoại tệ. Đây là lần đầu tiên, Mỹ gắn mác “thao túng tiền tệ” đối với Việt Nam.
Điển hình như Mỹ đã điều tra thương mại theo Mục 301, Đạo luật Thương Mại 1974 về việc
nhập khẩu, sử dụng gỗ khai thác và hành vi của Việt Nam trong việc định giá thấp VND tác động
tiêu cực đến thương mại của Mỹ.
Bảng 1: Tiêu chí đánh gia thao túng tiền tệ 2019 -2020

Nguồn: Kinhte247.com.vn

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Tuy nhiên cáo buộc này của Mỹ với Việt Nam là chưa đủ xác thực và chưa đủ căn cứ với những
điều kiện thực tế ở Việt Nam:
+ Việc đồng VND tăng giá so với đồng USD trong giai đoại 3 năm 2017 – 2019 không hẳn sẽ tạo
ra lợi thế xuất khẩu cho Việt Nam mà ngược lại còn có thể có những tác động tiêu cực tới cán

cân thương mại của Việt Nam với Mỹ. Điều này cho thấy rằng, khi Bộ Tài chính Mỹ đưa ra cáo
buộc rằng Việt Nam cố tình định giá thấp đồng VND để tạo lợi thế xuất khẩu là hoàn toàn chưa
thoả đáng và cần được xem xét kỹ lưỡng và chính xác hơn.
+ Thặng dư thương mại song phương với Mỹ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của rất
nhiều yếu tố liên quan tới đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.Do đặc thù của cơ cầu nền kinh tế
Việt Nam, việc đồng VND giảm giá không hỗ trợ nhiều cho xuất khẩu (từ đó hỗ trợ cán cân
thương mại thặng dư). Bởi vì hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam chủ yếu do khối doanh
nghiệp nước ngoài (FDI) chi phối. Khối này chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu, 59% kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2017-2019.
Biểu đồ 8: Cơ cấu kim ngạch của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI 2020

Nguồn: Haiquanonline.com.vn
+ Chính sách tăng cường dự trữ ngoại tệ của NHNN Việt Nam là cần thiết với mong muốn duy
trì sự thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cạnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Điều này
giúp cho Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời tăng dự trữ ngoại hối (vốn ở mức thấp) so
với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, chứ khơng phải là
tạo lợi thế thương mại.

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Đối với tình hình thị trường khi trải qua các biến động trên thì Cơng ty Cổ phần Chứng khốn
KB Việt Nam (KBSV) cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ vẫn giữ được sự ổn định nhờ nguồn cung
ngoại tệ dồi dào cùng xu hướng giảm của đồng USD trên thị trường thế giới.

4. Tỷ giá hối đoái năm 2021
Đến năm 2021, thị trường hối đoái tại Việt Nam được cho là đã vượt “sóng dữ” giữa những biến
động của thị trường và đồng VND cũng là một trong những đồng tiền hiếm hoi lên giá so với

đồng USD. Điều này cho thấy rằng niềm tin đối với đồng VND ngày càng được năng cao nhờ
các chính sách linh hoạt của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Biểu đồ 9: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2021

Nguồn: Biểu đồ tỷ giá USD/VND tại vn.tradingview.com
Trong 11 tháng đầu tiên của năm 2021, tỷ giá USD/VND có phần suy yếu, điều này chứng tỏ
đồng VND đã tăng giá so với đồng USD. Tính đến thời điểm giữa tháng 11/2021 thì đồng VND
đã lên giá 1,9% so với đồng USD. Điều này cũng nhờ sự ra tay kịp thời của NHNN khi thay đổi
chính sách điều hành tỷ giá, đặc biệt là sau khi Việt Nam đạt được thỏa thuận với Bộ Tài chính

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Hoa Kỳ vào tháng 7 với trọng tâm Việt Nam sẽ khơng cố tình làm suy yếu VND nhằm đạt được
lợi thế thương mại.
Cụ thể, trong năm 2021, NHNN đã liên tục có những thay đổi liên quan đến việc mua, bán USD.
Từ việc ngừng niêm yết tỷ giá giao ngay tại Sở Giao dịch, ngưng hoạt động mua ngoại tệ giao
ngay từ ngày 4/1, cho tới giảm sâu giá mua USD. Trong 11 tháng đầu năm, NHNN đã thực hiện
ba lần giảm giá mua vào ngoại tệ, với tổng mức giảm là 475 đồng (giảm 150 đồng vào ngày 8/6,
225 đồng vào ngày 10/8 và 100 đồng vào ngày 5/11).
Ngân hàng Nhà nước đã giảm sự can thiệp vào thị trường ngoại tệ một chiều được thể hiện qua
khối lượng mua vào ngoại tệ của NHNN đã giảm mạnh so với các năm trước. Theo KBSV, giá
trị mua vào ước tính cho năm 2021 là 13 tỷ USD so với giá trị mua vào các năm 2019, 2020 theo
IMF lần lượt là 23 tỷ USD và 16 tỷ USD.
Biểu đồ 10: Giá trị mua vào đồng USD giai đoạn 2019 - 2021 (tỷ USD)
25

20


15

10

5

0

2019

2020

2021

Giá trị mua vào ngoại tệ

Nguồn: Dữ liệu KBSV – IMF ( Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam)
Ta thấy rằng trong thời gian gần đây, các chính sách của NHNN để điều hành tỷ giá ngày càng
linh hoạt dựa trên quy luật cung cầu của thị trường ngoại hối. Với các nổ lực của NHNN trong
việc diều hành tỷ giá đã đem lại một gặt hái lớn khi Bộ Tài chính Mỹ đã tái khẳng định rằng Việt
Nam không thao túng tiền tệ trong kỳ đánh giá cuối cùng trong năm 2021 và "hài lịng với
những gì Việt Nam đã làm được cho đến nay" trong việc giải quyết các vấn đề tỷ giá hối đoái.
Diễn biến tỷ giá trong năm 2021 cũng được hỗ trợ rất lớn từ nguồn cung ngoại tệ dồi dào khi cán
câ cân thanh toán tổng thể thặng dư nhờ lượng giải ngân FDI và lượng kiều hối tích cực.

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488


Về phía cầu, đối với đồng VND, niềm tin vào đồng tiền này của người dân ngày càng được cũng
cố nhất là khi tình hình lạm phát tại Việt Nam ln được kiểm sốt tốt ( đạt mức thấp dưới 2%)
đã giúp người dân và các nhà đầu tư hạn chế tình trạng tích trữ và găm giữ ngoại tệ. Qua đó góp
phần đẩy tỷ giá USD/VND xuống mức thấp nhất hơn 4 năm vào giữa tháng 11/2021 khiến cho
đồng VND tăng giá so với đồng USD.
Mặc dù, trong phần lớn năm 2021, tỷ giá USD/VND giảm khiến cho đồng VND đã tăng giá đáng
kể so với đồng USD nhưng đến cuối năm tỷ giá USD/VND đón những đợt sóng tăng cao bất
ngờ. Thời điểm cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2021, một động thái khá tiêu cực khi đồng VND
bất ngờ giảm giá so với USD sau một loạt các đợt điều chỉnh tỷ giá trung tâm của NHNN cùng
với nhu cầu mua ngoại tệ từ từ nhóm khách hàng doanh nghiệp và hoạt động giao dịch ngân
hàng tăng cao. Trong thời gian đó, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng đã biến động rất mạnh, có
khi tăng 200 – 300 đồng/USD chỉ trong một phiên. Đến ngày 7/12, giá USD tại một loạt ngân
hàng đã chạm ngưỡng gần 23.000 đồng/USD ở chiều mua và 23.250 đồng ở chiều bán. Trong
khi tỷ giá liên ngân hàng vào ngày 6/12 cũng vọt lên mức 23.100 đồng/USD, cao hơn mức đóng
cửa năm 2020 dù trước đó 1 tháng vẫn thấp hơn gần 2%.
Mức tăng mạnh của tỷ giá này khiến cho mọi kết quả tốt đẹp có được trong 11 tháng đầu năm
dường như “bốc hơi”. Diễn biến tỷ giá USD/VND tăng mạnh như vậy được cho rằng chỉ là hiện
tượng tạm thời xuất phát từ nguồn cung USD không được dồi dào nhưng nhu cầu mua ngoại tệ
tăng mạnh trong một thời gian ngắn.

Sơ đồ 2: Khi lượng cung ngoại tệ không đổi, lượng cầu ngoại tệ tăng khiến tỷ giá tăng

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488

Một lý thuyết đơn giản để lý giải cho điều này, dựa vào sơ đồ 2 ta thấy rằng khi lượng cung
ngoại tệ không đổi và lượng cầu ngoại tệ tăng lên khiến cho đường cầu ngoại tệ dịch chuyển

sang bên phải từ đó tỷ giá sẽ tăng lên ( ở đây là tỷ giá USD/VND) từ đó khiến cho đồng nội tệ
mất giá so với đồng USD.
Ngoài ra, sự mạnh lên của đồng USD trên thị trường quốc tế cũng phần nào tạo áp lực lên tỷ giá.
Thực tế, NHNN vừa qua cũng đã điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm nhằm phù hợp với cung cầu
ngoại tệ trong nước và diễn biến trên thị trường quốc tế.
Trước sự tăng mạnh của tỷ giá USD/VND thì NHNN cũng đã có các động thái nhằm kiểm sốt
tỷ giá. NHNN đã giảm mạnh 706 đồng giá bán USD tại Sở Giao dịch từ 23.856 VND/USD
xuống 23.150 VND/USD, trong khi giữ nguyên giá mua ở mức 22.650 VND/USD. Đây là bước
giảm mạnh chưa từng có trong nhiều năm gần đây. Việc giảm giá sâu giá bán USD của NHNN
nhằm để thu vào một lượng lớn VND trong nền kinh tế từ đó giúp cho giá trị của đồng VND có
thể tăng lên trước thềm tăng nóng của tỷ giá USD/VND. Điều này cũng cho thấy rằng, NHNN
cũng đã sẵn sàng để bán ngoại tệ nhằm giúp ổn định tỷ giá khi thị trường có những dấu hiệu căng
thẳng.
Việc thực hiện các chính sách điều hành tỷ giá nhằm cân bằng thị trường hối đoái và lượng ngoại
tệ trước những ảnh hưởng xấu trên thị trường. Bên cạnh đó, việc điều hành tỷ giá nhằm giúp
trạng thái ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại với NHNN và với các doanh nghiệp được hài
hịa.

5. Tỷ giá hối đối năm 2022
Đầu năm 2022, thị trường ngoại hối trên thế giới gánh chịu một sức ép lớn khi Cục Dự trữ Liên
Bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương liên tục nâng lãi suất điều hành nhằm kiểm sốt
tình trạng lạm phát đang tăng cao ở mức đáng báo động. Điều này khiến cho đồng USD trên thị
trường tăng giá mạnh ở mức cao nhất trong suốt 20 năm, khiến cho áp lực tỷ giá càng nghiêm
trọng đối với đồng tiền các nước khác, đặc biệt là với các nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam.

Downloaded by hây hay ()


lOMoARcPSD|17838488


Biểu đồ 11: Diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2022

Nguồn: Biểu đồ tỷ giá USD/VND tại vn.tradingview.com

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã rất cố gắng nhằm ổn định tỷ giá
trước tình hình thị trường quốc tế có nhiều biến động mạnh. NHNN điều hành tỷ giá theo hướng
vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế sự biến
động của tỷ giá, giúp ổn định thị trường ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mơ và kiểm sốt lạm phát.
Trong thời gian gần đây, tỷ giá USD/VND liên tục tăng mạnh khi mà đồng USD càng trở nên
khan hiếm trong khi cầu ngoại tệ liên tục tăng mạnh. Đáng chú ý, tỷ giá USD/VND tại các ngân
hàng thương mại liên tục tạo lập những đỉnh giá mới. Điểm đánh dấu cho mạch tăng liên tục của
tỷ giá USD/VND là ngày 6/7 khi giá bán USD tại các ngân hàng thương mại chạm mốc 23.500
đồng.

Biểu đồ 12: Mốc tăng tỷ giá trong năm 2022
25,000

24,500

24,000

23,500

23,000

22,500
6-Jul

5-Sep


8-Sep

19-Sep 29-Sep 30-Sep

8-Oct

13-Oct

17-Oct

ức hay
giá (Đồồ
ng)
Downloaded by M
hây
()

18-Oct

19-Oct

21-Oct


lOMoARcPSD|17838488

Nguồn: Congthuong.vn.
Tỷ giá USD/VND tăng là điều không thể tránh khỏi trong khi Fed liên tục tăng lãi suất điều
hành. Không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc giá khác cũng đối mặt với sự mất giá của đồng nội tệ

một cách thảm hại trước đồng USD. Theo thống kê, nhiều đồng tiền trên thế giới đã mất giá tới
30-40% so với đồng USD. Có thể nói, đối với tình hình đang biến động đầy bất ổn này thì đồng
VND được cho là một trong những đồng tiền ổn định nhất. Nhờ đó, tỷ giá USD/VND ở Việt
Nam tăng lên nhưng vẫn chưa đến mức quá căng thẳng.
Biểu đồ 13: Tỷ giá một số đồng tiền so với USD từ 01/2022

Nguồn: Bloomberg, NHNN, BVSC tổng hợp
Theo Cơng ty chứng khốn VNDirect, tỷ giá USD/VND vẫn sẽ tiếp tục chịu áp lực lớn trong
những tháng cuối năm 2022 vì đồng USD vẫn sẽ tiếp tục tăng khi mà Fed vẫn duy trì lộ trình
tăng lãi suất. Để ổn định tỷ giá, NHNN cũng đã nhúng tay can thiệp bằng cách bán một phần dự
trữ ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá tránh cho việc đồng VND mất giá quá nhiều so với USD.
Nếu tỷ giá là một câu chuyện bão tố nhất của chính sách tiền tệ thì trong thời gian hiện tại thì lãi
suất lại là vấn đề “nóng bỏng” nhất. Trước tình hình tăng cao của tỷ giá, năm 2022 Ngân hàng
Nhà nước đã phải “hy sinh” lãi suất nhằm kiểm soát tỷ giá cho thị trường ngoại hối. Áp lực tỷ
giá lớn khiến cho NHNN đã phải có 2 đợt tăng lãi suất điều hành. Điều này hoàn toàn xuất phát
từ việc quyết tâm kiểm soát tỷ giá trên thị trường chứ khơng phải do lạm phát. Chính nhờ sự can
thiệp kịp thời mà áp lực tỷ giá đã giảm đáng kể từ mức chạm ngưỡng 25.000 đồng/USD hơn một
tháng trước đây, giờ chỉ còn dưới 24.000 VND/USD.

Downloaded by hây hay ()


×