Danh sách nhóm 13
1. Nguyễn Văn Huấn
2. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
3. Trương Thị Ngọc Ngân
4. Nguyễn Thị Hồng Huệ
5. Lê Thị Ngọc Thúy
6. Trần Thu Hiền
7. Nguyễn Thị Toàn
8. Nguyễn Thị Bích Tuyền
Đề tài: Báo cáo tóm lược và cho ví dụ quảng cáo
một sản phẩm cụ thể của tác giả Phi Vân qua tác
phẩm: “Quảng cáo ở Việt Nam – Một góc nhìn
của người trong cuộc”
Phần 1:
Xây dựng ảo tưởng về cơng dụng sản phẩm:
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Nếu như khơng có quảng cáo thì người tiêu dùng sẽ không biết đến sản
phẩm và sẽ khơng lựa chọn mua sản phẩm.Nhưng người tiêu dùng thì họ chỉ
dựa vào những quảng cáo mà mua sản phẩm dựa vào những công dụng mà
công ty quảng cáo đã giới thiệu mà khách hàng khơng thể biết được đó là
một cách PR của các cơng ty. Có thể nói la khách hàng đã tồn tại một niềm
tin khá mù quáng vào quảng cáo.
Một chiêu thức nhà sản xuất sử dụng trong quảng cáo đó là phóng đại
về cơng dụng của sản phẩm. Cùng một sản phẩm với công nghệ sản xuất
như nhau nếu mỗi nhà sản xuất không biết cách chiêu thị về sản phẩm chắc
chắn sẽ khơng bán chạy trên thị trường. Vì vậy chiêu thức phóng đại cơng
dụng về sản phẩm được đem ra sử dụng rất nhiều.
Nhiều nhà sản xuất đã vì mục tiêu bán hàng nên khơng ngại nói q mà
khơng quan tâm đến tác hại của những việc làm này sẽ ảnh hưởng uy tín
nhãn hiệu về lâu dài. Nhà sản xuất lại nghĩ khi đã thu đủ lợi nhuận thì sản
phẩm có thể khai tử, và họ cị thể trích một phần tiền lời để khai sinh một
nhãn hiệu mới và tiếp tục sử dụng phương pháp cũ.
Vậy vấn đề ở đây nếu khơng phóng đại sản phẩm thì làm sao có thể bán
được hàng khi sản phẩm của mình cũng bình thường khơng có gì nổi trội.
Cách duy nhất phải bắt đầu từ việc tìm hiểu khách hàng, sáng tạo sản phẩm
đến truyền thông chứ không phải tạo ra sản phẩm trước rồi mới bắt đầu tìm
cách tiêu thụ. Nhà sản xuất cần sáng tạo ra lợi thế khác biệt của sản phẩm
liên tục và nhanh chóng đáp ứng khơng chỉ hiện tại mà cịn cho cả những
nhu cầu mà khách hàng chưa nghĩ đến. Để làm được điều này thì cần tìm
hiểu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
Gần đây mọc lên rất nhiều trung tâm thẩm mỹ, bởi vì họ đang đánh vào
nhu cầu cần thiết là phải làm đẹp mọi người. Rất nhiều câu quảng cáo giới
thiệu về trung tâm của mình: “ là địa chỉ uy tín, chun làm đẹp băng cơng
nghệ cao, cùng với đội ngũ bác sĩ tu nghiệp tại Hàn Quốc….” và song song
đó thì hàng loạt những cam kết chất lượng. Một số khách hàng vì tin tưởng
những câu quảng cáo như vậy nên đã bất chấp, nhưng rồi lại “ tiền mất tật
mang”. Những trung tâm này thì chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt, quảng cáo
nhằm mục đích câu khách hàng, nhưng thực tế chất lượng thì khơng như
những gì đã quảng cáo. Qua đó ta thấy được họ đã xây dựng lên một ảo
tưởng về dịch vụ, sản phẩm của mình, để đánh lừa sự tin tưởng của khách
hàng. Tương lai những hình thức như vậy có thể tồn tại được trên thị trường
được không? khi xã hội ngày càng phát triển, khi thông tin khoa học kỹ thuật
ngày càng được cập nhật nhiều trên những trang web. Câu trả lời cũng có thể
trả lời được……
Thứ Tư, 11/05/2011, 08:22 (GMT+7)
Nhiều thẩm mỹ viện sai phạm trong quảng cáo
TT - Ngày 10-5, thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra đột xuất hoạt
động của một số thẩm mỹ viện. Kết quả đã phát hiện nhiều vi phạm
trong quảng cáo phạm vi hành nghề.
Tại viện thẩm mỹ MA ở ngõ 45 Nguyên Hồng, mặc dù chưa xuất trình được
giấy phép kinh doanh cũng như đăng ký hành nghề nhưng viện thẩm mỹ này
đã quảng cáo trên Internet, tờ rơi nhiều kỹ thuật làm đẹp, tư vấn giải phẫu
toàn diện.
Cơ sở này còn quảng cáo kết hợp với nhiều giáo sư, bác sĩ thực hiện phẫu
thuật nâng ngực bằng nội soi, mặc dù quy định hiện hành cấm thực hiện
nâng ngực tại cơ sở y tế tư nhân. Viện thẩm mỹ QL ở Xã Đàn, Hà Nội cũng
vi phạm tương tự khi quảng cáo trên Internet dịch vụ nâng ngực.
Theo bà Đặng Thị Hịa - phó chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, hiện TP có 34
cơ sở thẩm mỹ được Sở Y tế cấp phép. Dù không được phép thực hiện các
kỹ thuật như nâng ngực, nâng mông, hút mỡ bụng, hút mỡ chi nhưng rất
nhiều cơ sở vẫn đang quảng cáo các dịch vụ này khá rầm rộ.
Phần 2: Ảo tưởng về một phong cách
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Hiện nay, dù muốn hay khơng, dù vơ tình hay hữu ý, thường chúng ta
vẫn phải để mắt đến các chương trình quảng cáo bởi những chương trình này
ln được cài xen kẽ vào giữa những chương trình phim, game show được
nhiều người theo dõi. Mà Việt Nam là một nước có dân số trẻ, có khoảng
52% dân số dưới 24 tuổi, đây là độ tuổi có sự chuyển đổi rõ rệt của giá trị xã
hội từ tập thể sang cá nhân là thời điểm mỗi cá nhân phải tự chứng tỏ mình,
vươn lên, phải thành cơng giữa một tập thể. Ở lứa tuổi này bản thân họ chưa
đủ chín chắn để hiểu được đâu là cái cần phát huy học hỏi đâu là cái “ảo
tưởng” về cá nhân được ngưỡng mộ. Do đó, ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngồi như truyền thông, môi trường xung quanh và hiện hữu nhất là kênh
“quảng cáo” đã ảnh hưởng đến việc hình thành nên ý thức của giới trẻ. Đây
là lứa tuổi khao khát khẳng định mình, và cũng là điệu kiện tiên quyết để
các nhãn hàng đánh vào tâm lý “phong cách cá nhân” của giới trẻ nhằm đáp
ứng tốt nhất những nhu cầu, khao khát khẳng định mình một cách dể dàng
nổi bật hơn. Cuộc sống luôn thay đổi, dẫn đến nhu cầu con người cao hơn,
để các nhãn hiệu có chỗ đứng thì việc quảng cáo để gây sự chú ý, phóng đại
hơn, dữ dằn hơn là rất cần thiết để bắt kịp với xu hướng. Do vậy sự phóng
đại của quảng cáo đã vơ hình dung hình thành nên những “ảo tưởng” của
giới trẻ về một kiểu khẳng định mình một cách hời hợt, vơ nghĩa. Ngày nay
việc phân khúc thị trường giúp doanh nghiệp sáng tạo ra sản phẩm dịch vụ
phù hợp với từng phong cách và thị hiếu của từng nhóm khách hàng mục
tiêu. Đó là những gì người ta nhờ đến quảng cáo để biến một chiếc máy
chụp hình thành phong cách thì cơng ty quảng cáo phải gây sự chú ý,phải
phóng đại, dữ dằn hơn...để giới trẻ ảo tưởng rằng đó là phong cách.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
Ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế,
mở rộng quan hệ quốc tế, do đó sẽ gây ảnh hưởng tây hóa vào nền văn hóa
Việt Nam. Như chúng ta đã biết phong cách sống hiện đại của các nước
phương tây đã phần nào ăn sâu vào lối sống và suy nghĩ của xã hội hiện nay
và thành phần dễ thấy nhất đó là giới trẻ. Để đánh vào thực tế đó, các doanh
nghiệp trong nước đã đi tìm tâm lý của các đối tượng khách hàng để cho ra
đời những sản phẩm tối ưu trong từng thời điểm. Nói về giới trẻ hiện nay,
đây là độ tuồi dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh nên rất dễ hình
thành nên tính cách, sinh ra trong giai đoạn đất nước đang phát triển, mỗi cá
nhân trong xã hội đang hướng mình theo phong cách hiện đại hóa và cũng
chính là lý do các doanh nghiệp đánh vào để cho ra đời những sản phẩm phù
hợp vào giới trẻ, để cụ thể chúng ta lấy một ví dụ về quảng cáo gần đây nhất
đó chính là “Bút PANDA”, là loại bút tích hợp nhiều tính năng, nhà sản
xuất muốn đánh vào khách hàng là những em nhỏ, có thể giới thiệu một số
tính năng của bút như sau:
• Bút biết nói Panda thế hệ mới ra mắt chính thức vào tháng 9 năm 2011, với
tính năng được cải thiện vượt trội và bộ nhớ tăng gấp đơi lên 4GB.
• MỘT cây bút NHIỀU chức năng: chấm đọc, phiên dịch, đọc lặp lại, giảng
bài, trắc nghiệm, trò chơi, luyện nghe, đáp án, thu âm so sánh, nghe nhạc, kể
chuyện,
thu
âm.
• Từng câu chữ, từng nhân vật, cỏ cây và mn lồi đều biết nói chuyện với
bé, thú vị quá đi mất. Bé sẽ đam mê đọc sách hơn bao giờ hết.
•Bố mẹ sẽ tự tin cùng học cùng chơi với trẻ, hướng dẫn trẻ học không bao
giờ cịn là điều băn khoăn nữa. Đây cũng chính là thơng điệp chính mà
SCTV muốn gửi đến khách hàng qua slogan “Panda biết nói, mẹ con mình
cùng
giỏi!”.
• Bé con bỗng chốc sẽ trở thành thiên tài nhỏ với phát âm ngoại ngữ chuẩn
xác, khả năng nhận biết về cuộc sống và kiến thức về toán học chắc chắn sẽ
đưa bạn từ bất ngờ này sang bất ngờ khác.
Chức năng
Giảng bài
• Chấm bút vào chức năng giảng bài (góc trên kế bên gáy sách)
• Bút sẽ như một giáo viên giảng giải những nội dung bài học trên trang sách
đó.
Trị chơi
• Chấm bút vào chức năng trị chơi (góc ngồi, phía trên trang sách)
• Bút sẽ đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung trong sách, bé lắng
nghe và trả lời bằng cách chấm vào đáp án đúng trên trang sách.
• Để dừng trị chơi, nhấn nút Tắt/mở máy.
Thu âm so sánh
• Chấm bút vào chức năng thu âm so sánh (góc dưới kế bên gáy sách)
• Sau đó chấm bút vào câu cần thu âm, nghe bút đọc một lần câu mẫu, bé
lắng nghe và đọc theo để bút thu âm.
• Bút sẽ phát lại câu mẫu & câu của bé đọc 3 lần để bé đối chiếu, cải thiện
cách phát âm của mình.
Đọc cả bài
• Chấm bút vào chức năng đọc cả bài (chấm 1 lần vào số trang)
• Bút sẽ đọc lần lượt tồn bộ nội dung bài học của trang sách đó, bé không
cần chấm bút vào từng câu từng chữ nữa.
Trắc nghiệm
• Chấm bút vào chức năng trắc nghiệm (chấm 2 lần vào số trang)
• Bút sẽ đặt ra những câu hỏi để trắc nghiệm lại kiến thức đã học.
• Bút ngưng 2 giây để bé suy nghĩ câu trả lời, sau đó bút đọc đáp án để bé
đối chiếu lại.
Luyện nghe
• Chấm bút vào biểu tượng Luyện nghe (chỉ một số sách học ngoại ngữ mới
có chức năng này)
• Bút sẽ phát một đoạn âm thanh tương ứng với phần bài tập trong bài học.
• Bé lắng nghe để hoàn thành phần bài tập trong sách.
Đáp án
• Chấm bút vào những câu bài tập trong sách, bút sẽ cho biết đáp án tương
ứng.
Nghe MP3
• Chấm bút vào nút Bắt đầu, bút sẽ phát các tập tin nhạc chép sẵn trong bộ
nhớ.
• Chấm bút vào nút Tạm ngưng, bút sẽ tạm ngưng phát bản nhạc hiện tại.
• Chấm bút vào nút Nghe tiếp, bút sẽ tiếp tục phát bản nhạc hiện tại.
• Chấm bút vào nút Dừng, bút sẽ thoát khỏi chức năng Nghe nhạc MP3. Để
tiếp tục nghe nhạc, bạn cần chấm bút vào Bắt đầu.
• Chấm bút vào nút Bài trước, bút sẽ phát bản nhạc trước bản nhạc hiện tại.
• Chấm bút vào nút Bài kế, bút sẽ phát bản nhạc sau bản nhạc hiện tại.
Phần 3: Nghiên cứu nhu cầu người tiêu dùng
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
- Trong các mẫu quảng cáo sữa rửa mặt, dầu gội, kem đánh răng ta thấy
bùng nổ các “ viện nghiên cứu” trông rất hight – tech Một “ reason to
believe” không cần kiểm chứng “ chai dầu này muốn bán chạy chỉ cần
cho chúng xuất hiện trên tay vị chuyên gia bận đồ Blouse trắng đứng
trong “ viện nghiên cứu”.
- Việc nghiên cứu hành vi, động cơ tiêu dùng của NTD để tìm ra nhu cầu
chưa được khai thác, nhằm cải tiến hoặc sáng tạo sản phẩm mới, đã làm
cơ sở cho bộ phận nghiên cứu và phát triển của một công ty trở thành bộ
phận tiên phong. Và nhiều công ty đã bỏ ra khơng ít vốn liến để đầu tư
vào các viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm nhằm nghiên cứu các sản
phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của khách
hàng.
- Các viện nghiên cứu và phịng thí nghiệm ra đời là điều đáng hoan
nghênh. Nhưng, liệu nó đã hoạt động đúng mục đích của nó là nghiên
cứu nhu cầu người tiêu dùng và sang tạo phát triển sản phẩm mới chưa?
Đây là câu hỏi mà NTD VN cần phải đặt ra, khi trên các phương tiện
truyền thông quảng cáo các sàn phẩm từ dầu gội, kem đánh răng, kem
dưỡng da, sữa dinh dưỡng…với đa dạng hình thức và hầu hết đều có sự
chứng nhận của các chuyên gia làm việc trong các “viện nghiên cứu,
“phịng thí nghiệm”. Liệu có bao nhiêu “viện” và “phịng” này là thật.
- Nhưng hình như “reasons to believe” này lại có tác dụng ngay tức thì đối
với người tiêu dùng VN. Sự thật phủ phàng hơn NTD tưởng tượng, đó
chỉ là chiêu cạnh tranh giữa các cơng ty các tập đồn đa quốc gia, chỉ cần
nêu ra một viện nghiên cứu hay phòng thí nghiệm nào đấy cũng có ai biết
đâu mà lo. Như vậy, các viện này được thành lập chỉ sử dụng cho mục
đích quảng cáo và phục vụ cho cái được gọi là “reason to believe”.
- Chúng ta phải khẳng định một điều là “ cần thiết” trong việc thành lập
các viện nghiên cứu này nếu mục đích hoạt động của nó thiết thực dựa
trên nền tảng của khách hàng. Tuy vậy, không hẳn các công ty lớn đều
phải thành lập viện nghiên cứu cho riêng mình, họ có thể sử dụng các
sáng tạo bằng cách: mua lại ý tưởng sáng tạo của các kỹ sư hay nhà khoa
học, hoặc có thể chính khách hàng của họ sẽ giúp họ sáng tạo làm cho
sản phẩm phong phú hơn. Vì chính khách hàng sẽ là người trải nghiệm
đánh giá giúp họ về sản phẩm mới mà họ sx.
- Như vậy, việc có hay khơng phịng nghiên cứu và phát triển trong cơng
ty, viện nghiên cứu, phịng thí nghiệm là một vấn đề và cần phải trả lời
những câu hỏi: DN có lĩnh hội đội vai trò cần thiết của sáng tạo trong
chiến lược phát triển kinh doanh của DN hay không? Các chính sách phát
triển kinh tế tồn cầu hóa có ảnh hưởng đến “sáng tạo” đó hay khơng? Và
ai là người giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sáng tạo. Và một điều
quan trọng nữa là nguồn lực và ngân sách của DN có phù hợp với kế
hoạch sáng tạo phát triển sản phẩm mới sắp tới hay không.
- Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, các cơng ty có xu hướng
khuếch trương vị thế của mình khơng chỉ trong nước và cịn hướng ra
nước ngồi. Các phương tiện thông tin đa dạng, sự hiểu biết của khách
hàng ngày càng sâu rộng thì các DN cần thật sự phải đầu tư và tiến hành
nghiên cứu để phát triển sản phẩm, chứ không thể quảng cáo để chiêu dụ
khách hàng. Chính những sản phẩm tốt và sáng tạo hơn sẽ mang đến
thành công vượt trội là nền tảng cạnh tranh trong xu hướng.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
OMO kể từ khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, thì thị phần ngày càng
phát triển đến năm 2010 chiếm gần 80% thị trường bột giặt VN.
Sau đây xin có một vài phân tích về quảng cáo của OMO cụ thể là đoạn
video clip trên để minh họa cho phần “ nghiên cứu nhu cầu người tiêu dung”
- Sau khi nghiên cứu về sự hiểu biết về người tiêu dung thì cơng ty mới
xây dựng một chương trình quảng cáo, và các chương trình quảng cáo đã
đưa những thông tin cần thiết đến cho người tiêu dung hoặc để khẳng
định thương hiệu của mình.
- Đoạn quảng cáo này chủ yếu đánh vào thị trường mục tiêu là những
người có thu nhập khá sử dụng máy giặt, và sản phẩm là OMO MATIC
- Các chương trình quảng cáo của OMO cũng thể hiện lên từng giai đoạn
phát triển. Đầu tiên là giai đoạn giới thiệu với chuỗi quảng cáo “ chuyên
gia giặt tẩy”. Sau đó đến giai đoạn tăng trưởng, phát triển sản phẩm là
chuỗi “ Ngại gì vết bẩn”.
- Trong mỗi đoạn quảng cáo OMO có một thông điệp riêng tạo sự khác
biệt trong chiến dịch quảng cáo của mình. OMO MATIC nhà sản xuất
máy giặt hàng đầu thế giới khuyên dùng. Đây là sản phẩm mới dành cho
máy giặc sau khi OMO đã đứng vững trong thị trường VN.
-
Mục tiêu quảng cáo: Bằng chương trình quảng cáo rầm rộ. Sản phẩm
OMO của công ty đã tạo ra sức hút ấn tượng cho người xem, đánh vào
tâm lý khách hàng.Thông qua các chương trình quảng cáo cơng ty giới
thiệu sản phẩm, tính năng, lợi ích của sản phẩm tới người tiêu dùng.
-
Đồng thời nhắc nhở người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm và mua sản
phẩmcủa cơng ty, xây dựng hình ảnh về sản phẩm và cơng ty
trong tâm trí khách hàng.. Và đây là một quảng cáo nhằm nhắc nhở người tiêu
dùng cho việc lựa chọn sản phẩm tốt hơn cho máy giặc mình đang dung, và khẳng
định vị thế của mình.
-
Thơng điệp: bột giặt được các nhà sản xuất máy giặt hang đầu thế giới khuyên dung
-
Phong cách thể hiện thông điệp: mời những chuyên gia máy giặt của những thương
hiệu nổi tiếng thế giới, và hỏi về sự lựa chọn của họ. Tất cả đều chọn OMO.
-
Tân lý người VN khi chọn sản phẩm: - Nghi ngờ/ chất vấn – tìm hiểu/ đánh giá –
thưởng thức/ và an tâm tình nguyện. Và sản phẩm khi đã được các chuyên gia cơng
nhận thì giai đoạn nghi ngờ sẽ bị đốt cháy, hậu hết mọi người sẽ tin tưởng và không
cần kiểm nghiệm.
-
Những thành công và thất bại:
Unilever đã thành công trong việc đưa hình ảnh của OMO đến với người tiêu dung
Việt Nam bằng truyền thông quảng cáo trên tivi. Với thị phần gần 80% thì quảng
cáo khơng cịn ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua hang của họ, nên trong thời
gian này OMO không cần phải quảng cáo rầm rộ.
Tuy nhiên trong quá trình phát triễn OMO cũng không tránh khỏi những sai lầm như:
quảng cáo về việc giặc một chiếc áo to lớn đã là hình ảnh không đẹp trong long
người Việt Nam. Nếu quảng cáo này ở các nước phát triển có thể sẽ thành cơng,
nhưng tại Việt Nam một nước đang phát triển lúc ấy thì lại khơng được chấm nhận,
rất may OMO đã nhanh chóng đưa ra chiến lượt cứu vãn bằng cách cắt chiếc áo ra
thành nhiều mãnh may áo cho trẻ em nghèo, đã cứu OMO một màng thua trông
thấy.
- Và qua đoạn quảng cáo trên chúng ta thấy cũng khơng có sự thuyết phục cao trong
thời đại ngày nay, khi sự hiểu biết của người tiêu dung ngày càng sâu rộng, thì người ta
thích tự mình trải nghiệm và đánh giá hơn là nghe theo lời một chun gia mà mình
khơng biết là ai.
• Kèm video quảng cáo
Phần 4:Quảng cáo hay giải trí?
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Theo thống kê của TNS, trong năm 2004 có đến 353 phim quảng cáo được
sử dụng để quảng cáo sản phẩm, tăng 86,7% so với năm 2000. Điều này cho
thấy càng ngày càng có quá nhiều phim quảng cáo để cạnh tranh. Ai trong số
đó sẽ vượt lên tạo được sự chú ý đối với NTD?
Có lẽ hình thức mà NTD Việt Nam thấy rõ nhất là các kiểu gameshow hiện
đang nở rộ trên các kênh truyền hình.
Tuy nhiên, dù với bất kì hình thức nào thì mục đích cuối cùng của các công
ty khi bỏ tiền ra vẫn là quảng cáo được nhãn hiệu của mình đến tay NTD.
Làm như thế nào để khơng biến chương trình đó từ giải trí sang quảng cáo
mới là vấn đề về sáng tạo.
Việc sử dụng nhãn hiệu cho chương trình được xử lý rất tự nhiên như sử
dụng mơ hình điện thoại trong trị chơi “năng động”, giới thiệu sản phẩm
bằng âm thanh và hình ảnh trong “ Siêu thị may mắn”… và cuối cùng là sử
dụng sản phẩm làm giải thưởng trong hầu hết các trị chơi.
Ngồi ra, để các chương trình giải trí thêm phần lôi cuốn và hấp dẫn, chúng
ta thường thấy sự tương tác giữa chương trình với người xem như gửi tin
nhắn đoán trúng thưởng, gọi điện thoại trả lời trúng thưởng…tất cả những
hình thức này đều từ mục đích muốn thu hút số đông khán giả để quảng bá
rộng rãi hơn thương hiệu của mình.Càng nhiều người xem thì chi phí quảng
cáo tính ra càng nhỏ.
Một hình thức rất tinh xảo mà ít người để ý là “product placement” trong các
bộ phim. Người ta làm phim rồi lồng sản phẩm vào những cảnh phim nào
thích hợp. Thường thì khi xem phim ít ai để ý vì sự xuất hiện của các nhãn
hiệu được đưa vào rất khéo léo, đúng hoàn cảnh. Hình thức quảng cáo này
được sử dụng từ lâu trên thế giới ngay trong cả những phim thuộc loại
blockbuster của thế giới như “Trở về tương lai”, với sự xuất hiện liên tục của
Pepsi, “Men in Black II” với sự xuất hiện của nhiều nhãn như mắt kính Ray
Ban, xe Mercedes…
Trong một số phim Việt Nam gần đây, chúng ta cũng bắt đầu nhìn thấy hình
thức quảng cáo này, nhưng sản phẩm được đưa vào trong phim của Việt
Nam khơng được khéo léo và tinh xảo như nước ngồi. Ví dụ như trong loạt
phim “Vịng xốy tình u” trong giờ vàng phim Việt, chúng ta có thể thấy
tất cả các chủng loại sản phẩm của nhà tài trợ ở khắp nơi, xuất hiện hơi
“phơ” để NTD có thể nhìn thấy rõ nhất.
Các kiểu trò chơi hay sân chơi online nhà quảng cáo muốn đặt hàng kiểu
game như thế nào, đặt quảng cáo ra làm sao trong trị chơi…thì cơng ty
game đều có thể đáp ứng được.
Tuy nhiên, cũng là cách tiếp cận sử dụng giải trí để quảng cáo, một số công
ty đã thật sự được khán giả ủng hộ do giá trị giải trí bổ ích của chương trình
mang lại. Ví dụ như chương trình “Animal Planet Insights” (Hiểu biết thế
giới động vật) do Honda tài trợ… Sự tài trợ của các thương hiệu thật sự
mang ý nghĩa đóng góp giá trị xã hội cho tồn thế giới.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
Tính hài hước và bất ngờ trong quảng cáo ngày càng trở thành một phần tất
yếu trong cuộc sống đương đại, con người cần có những giây phút thư giãn
trong dịng chảy cơng nghiệp vốn khẩn trương và nhiều áp lực. Nhằm vào
tâm lý chung đó người làm quảng cáo phải nhân cách hóa sản phẩm để cho
khách hàng có thể cười tạo dấu ấn khó phai và lưu giữ trong tâm thức của
mỗi người.
Nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích xuất hiện rồi biến mất rất nhanh trên thị
trường ngun nhân chính khơng phải là do chất lượng kém mà là do không
thể thu hút sự chú ý của công chúng, kết quả là khách hàng đã không có
thơng tin đầy đủ về sản phẩm và dịch vụ đó. Để có được sự chú ý trên thị
trường, sản phẩm khơng chỉ cần có chất lượng cao mà cịn cần một chiến
dịch quảng cáo có cách tiếp cận khác biệt và sự hài hước có thể giúp bạn.
Clip quảng cáo của Vinamilk là một ví dụ điển hình và đó là một clip quảng
cáo hiệu quả. Những yếu tố tạo nên thành công của clip này là:sự đầu tư về
âm thanh và hình ảnh, bố cục hợp lý gây bất ngờ và sự hài hước, đánh vào
nhu cầu của khách hàng, có ý tưởng mới lạ.
• Sự đầu tư về âm thanh và hình ảnh
Hình ảnh: Để quảng cáo cho sản phẩm sữa Vinamilk thì những người
sáng tạo đã rất khéo léo sử dụng hình ảnh những chú bị nhằm gây sự
chú ý và tạo cái nhìn thiện cảm từ người xem. “Tại sao lại là bị sữa mà
khơng phải là những con vật khác?”. Đơn giản vì: khán giả chỉ cần nhìn
thấy hình ảnh bị sữa thì ngay lập tức sẽ liên tưởng tới sữa. Khơng
những mang tính liên tưởng cao mà hình ảnh của những chú bị cịn
được xây dựng một cách khéo léo với tạo hình vui nhộn… Ví dụ như:
nhảy múa bằng hai chân, có thể cầm sữa uống, đơi mắt lanh lợi… Bên
cạnh đó những điệu nhảy vui nhộn,nhí nhảnh làm cho người xem cảm
thấy ấn tượng và thích thú.
Đi kèm với hình ảnh là âm thanh cũng vui nhộn không kém. Đặc biệt là
giọng hát trong trẻo tạo sự gẫn gũi với trẻ thơ và cảm giác đáng yêu cho
người lớn.
Nhưng điểm đáng chú ý nhất đó là sự kết hợp giữa âm thanh và hình
ảnh trong đoạn quảng cáo này. Những chú bò nhảy rất ăn khớp với từng
nhịp điệu trong bài nhạc. Tuy nhiên đơi lúc vụng về những chú bị đã
nhảy sai nhịp không ăn khớp với nhau làm khán giả ồ lên thích thú.
• Bố cục hợp lý
Diễn biến của quảng cáo bắt đầu từ những tiếng rao bán hàng nghe vui
tai “ai mắt kiếng, ai giày độn không?”. Hình ảnh này gây nên sự tị mị
cho người xem, khơng biết là đoạn clip chú bị chạy xe rao hàng là đang
quảng cáo cái gì?→ làm cho người xem bắt đầu chú ý đến đoạn quảng
cáo này
Sau tiếng rao bán hàng là tiếng đáp trả của bọn trẻ (những chú bị con)
“dạ khơng”. Một loạt lý do đưa ra ngay sau đó được thể hiện trong bài
hát:
“Cần chi cái đôi mắt kiếng khi đôi mắt đã tinh anh
Cần chi cái đơi gót khi vóc dáng đã cao to
Có Vinamilk ngày 3 ly đôi mắt sáng ngời, ngày 3 ly dáng vóc tuyệt
vời”
Một đoạn dẫn rất khéo léo đã gây sự tò mò của khán giả đối với đoạn
quảng cáo này. “Mắt kiếng, giày độn” khơng ai hình dung ra được giữa
chúng có mối quan hệ hay sự liên kết nào liên quan đến quảng cáo sữa
→ Gây sự bất ngờ cho khán giả ngay từ lúc đầu.
• Đánh vào nhu cầu của khách hàng
Sữa tươi là dòng sản phẩm đa dạng và phong phú trên thị trường với
nhiều tác dụng khác nhau. Vinamilk rất khéo léo kết hợp giữa tác dụng
của sữa tươi với nhu cầu của khách hàng. Câu hỏi được đặt ra ở đây
“Tại sao không nêu tất cả các tác dụng khác của sữa mà chỉ là làm sáng
mắt và tăng chiều cao?”. Đơn giản là sữa có q nhiều cơng dụng. Điều
đó ai cũng biết nhưng ít ai có thể liệt kê đầy đủ những cơng dụng đó.
Vinamilk tập trung vào 2 cơng dụng nổi bật của sản phẩm, giúp người
tiêu dùng định hướng được nhu cầu của họ ngay lập tức.
• Ý tưởng mới lạ
Vinamilk đã đưa tác dụng mà không ai biết hoặc rất ít ai biết đến vào
sản phẩm sữa của mình đó là sáng mắt.
Bên cạnh đó Vinamilk cịn sử dụng hình ảnh những chú bị được nhân
cách hóa, hay những điệu nhảy vui nhộn tạo hứng thú cho người xem
trong đoạn clip của mình.
Trong xu thế tồn cầu hóa với nền kinh tế phát triển cao độ và cạnh tranh
khốc liệt, một trong những nguyên tắc của quảng cáo là sử dụng ít thời gian,
khơng gian nhưng biểu đạt được thơng điệp quảng cáo hiệu quả nhất. Nhằm
tạo lập mối quan hệ lâu bền giữa thương hiệu và khách hàng. Vinamilk đã
thành cơng khi áp dụng chiến lược quảng cáo này.
• Kèm video quảng cáo
Phần 5: Sức mạnh vòi vĩnh
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Vấn đề “ Sức mạnh vòi vĩnh “ trong cuốn sách “ Quảng cáo ở Việt
Nam – một góc nhìn của người trong cuộc “ của tác giả Phi Vân. Muốn đề
cập về sức ảnh hưởng đến việc mua sản phẩm của trẻ em đối với bố mẹ và
người thân trong gia đình là rất lớn. Từ đó, các nhà doanh nghiệp đã nhanh
chống nắm bắt sự ảnh hưởng đó để nâng cao việc tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp mình. Họ đã tạo ra những đoạn quảng cáo đánh vào tâm lý của
trẻ con, như dùng những hình ảnh mà trẻ con thích, những thần tượng mà
các em thần tượng. Tạo ra nhu cầu muốn có được thứ mà mình thích, mà
mình muốn giống như thần tượng của mình như là siêu nhân,..Không cần
biết chât lượng sản phẩm có tốt không nếu trẻ con thích mà giá hơi đắc là
cha mẹ đã đồng ý mua cho con em mình dùng. Đó là sự thành công lớn của
các doanh nghiệp sản xuất sưã cũng như những đồ dùng và thực phẩm liên
quan đến trẻ em. Cũng có các doanh nghiệp sản xuất thật sự vì yêu thương
trẻ em, nhưng cũng không tránh khỏi các doanh nghiệp chỉ vì lợi nhuận
trước mắt mà sản xuất sản phẩm làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ
em. Do đó, vì quyền lợi của trẻ em và vì tương lai của nhân loại đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp và mõi cá nhân cần phải có đạo đức kinh doanh. Nhưng bên
cạnh đó, các bậc cha mẹ cũng phải quan tâm đến chất lượng của sản phẩm
mà con mình lựa chọn, không nên quá chìu con mà làm hại đến sức khỏe của
con em mình.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên: “ Ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn”
“Ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn” là một sản phẩm dành riêng cho trẻ
em cho nên tiêu chí để quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng một cách
nhanh chống là rộng rãi nhất là đánh vào tâm lý sức mạnh vòi vĩnh. “ Sức
mạnh vịi vĩnh’ có ảnh hường rất lớn đến việc mua sản phẩm cho trẻ đối với
bố mẹ và người thân trong gia đình. Trong clip quảng cáo ta sử dụng hình
ảnh chú Dế Mèn xinh xắn trong truyện “ Dế Mèn phiêu lưu ký”. Người làm
quảng cáo đã đưa ra ý tưởng nhân cách hóa hình ảnh vui nhộn xinh xắn của
chú Dế Mèn trong cuộc thi để quảng bá cơng dụng cũng như tính năng vượt
trội của sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn . Hình ảnh vui nhộn khiến
trẻ thích thú khi xem quảng cáo từ đó làm nền tảng cho việc đưa sản phẩm
tới tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Từ đó, tạo ra nhu cầu và mong
muốn của trẻ. Trẻ sẽ thích thú hơn trong việc uống Ngũ cốc dinh dưỡng, có
thể nói loại sản phẩm này trẻ em khơng mấy ưa chuộng nhưng khi hình ảnh
sôi động của chú dế trong quảng cáo làm trẻ có hứng thú và thích thú hơn
nhiều khi uống ngũ cốc. Đôi khi bột ngũ cốc không phải là sự lựa chọn tối
ưu của ba mẹ nhưng nếu trẻ thích thì vấn đề đó sẽ được giải quyết nhanh
chống. Nên quảng cáo sản phẩm dành cho trẻ thì nên chọn phương thức
quảng cáo “ sức mạnh vòi vĩnh” là một phương pháp tốt nhất và tối ưu nhất
• Kèm video quảng cáo
Phần 6: Coi vậy không phải vậy
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Vấn đề “ coi vậy không phải vậy “ trong cuốn sách “ Quảng cáo ở
Việt Nam – một góc nhìn cuả người trong cuộc” của tác giả Phi Vân. Muốn
nói là các doanh nghiệp thường có những xì căng đan về việc kinh doanh và
sản xuất sản phẩm của mình. Có những xì căng đan là sự thật nhưng cũng có
những xì căng đan do các doanh nghiệp tạo ra để đấu đá lẫn nhau, nhằm
tranh chấp thị phần và thương hiệu. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến vấn
đề có những xì căng đan được làm rõ rất nhanh nhưng cũng có những xì
căng đan cứ tái đi tái lại mà nhà quản lý vẫn thờ ơ bỏ qua. Lợi nhuận của
doanh nghiệp là rất lớn nhưng họ ăn chia như thế nào để có thể làm lắng dịu
những tin tức không tốt về sản phẩm và doanh nghiệp của mình. Nhưng tóm
lại người chịu thiệt nhiều nhất vẫn là người tiêu dùng, họ không biết mình
đang sữ dụng sản phẩm tốt hay không tốt và đã sữ dụng sản phẩm có chứa
chất độc hại đã bao lâu rồi. Họ chỉ biết tìm hiểu thông tin qua báo chí, tivi,
internet,…nhưng họ vẫn là người nắm thông tin sau cùng và là người phải
gánh lấy cái chất lượng của sản phẩm. Những xì căng đan nhỏ hay lớn và
lắng đi nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự ăn chia của các doanh nghiệp và
thành phần có liên quan. Do đó, muốn tạo được sự yên tâm của người tiêu
dùng về việc sữ dụng sản phẩm cần phải có sự tham gia tích cực của các
thành phân từ việc sản xuất sản phẩm cho đến khi sản phẩm đến tay người
đến tay người tiêu dùng. Thì nhiệm vụ của cơ quan làm quảng cáo cũng
không phải nhỏ. Cần phải xác minh chính xác chất lượng của sản phẩm để
có thể giúp cho người tiêu dùng tìm hiểu đúng nguồn thông tin. Nhưng
không phải xì căng đan nào cũng đến tay người tiêu dùng, vì có những thông
tin mà người trong cuộc mới nắm được như chính doanh nghiệp đó, đối thủ
cạnh tranh và cơ quan chức năng. Và nó nhanh chóng được xóa đi bằng
những thủ thuật nào đó, và để lại hậu quả cho người tiêu dùng gánh hết.
Ví dụ minh họa cho nội dung trên:
Để chứng minh cho vấn đề này thì xì căng đan của nước tương Chinsu
có chứa hàm lượng chất 3- MCPD cao là 1 điển hình.
Thực ra, khơng phải chất 3-MCPD được nói đến khi nước tương
Chinsu bị nước ngồi phát hiện có hàm lượng 3-MCPD vượt mức cho phép
vào tháng 7/2005, mà vào năm 2001 trong nước đã có cuộc thảo luận về loại
chất này. Lẽ ra, từ đó cho đến nay đã 7 năm trơi qua, các nhà sản xuất phải ý
thức được sự tác hại đến sức khỏe của hàng triệu người tiêu dùng khi hằng
ngày phải dùng nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt mức quy định
nhiều lần, tự biết mình cần phải thay đổi quy trình sản xuất, thì đến nay tình
hình vẫn vậy! Thậm chí có loại nước tương, hàm lượng chất 3-MCPD năm
sau còn cao hơn năm trước nhiều lần
Bên cạnh việc nhiều cơ sở khơng đặt lợi ích sức khỏe người tiêu dùng
lên hàng đầu để làm ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, thì cơ quan quản lý
cũng vậy. Lẽ ra cơ quan chức năng phải sớm công bố rộng rãi thông tin về
những sản phẩm không đạt chuẩn, để người tiêu dùng biết mà tránh, thì lại
giấu giếm kết quả kiểm tra! Cụ thể, trong quý 3 năm 2005, Thanh tra Sở Y
tế TPHCM đã kiểm tra 30 cơ sở sản xuất nước tương, thì có đến 20 cơ sở có
nước tương chứa hàm lượng 3 - MCPD vượt mức cho phép, vậy mà khơng
ai biết!
Chính vì cơ quan chức năng không công bố rộng rãi thông tin, điều đó
đã tạo sự "lờn mặt" cho các cơ sở sản xuất, nên nhiều cơ sở vẫn không cải
thiện, tiếp tục vi phạm. Chỉ tội nghiệp người tiêu dùng "lãnh" lấy hậu quả
lâu dài!
Nhưng khơng phải chỉ có nước tương Chinsu bị phát hiện, bên cạnh
đó cịn có thêm nhiều cơ sở kinh doanh khác như: Kết quả kiểm nghiệm mới
nhất về hàm lượng chất 3-MCPD có trong nước tương cho thấy: 69/213 mẫu
nước tương được gửi về kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh y tế công cộng
(TPHCM) "dính" hàm lượng chất 3-MCPD vượt mức cho phép!
Mức vượt thấp nhất là 1,40 mg/kg (1mg/kg - theo tiêu chuẩn của Việt
Nam) và mức vượt cao nhất lên đến 3.029 mg/kg (nghĩa là vượt gấp hơn 3
ngàn lần so với mức cho phép!).
Do đó, chúng ta đòi hỏi trách nhiệm cao hơn của các thành phần tham
gia kinh doanh cũng như cơ quan kiểm tra chất lượng,…đặc biệt cần phải
cho người tiêu dùng biết về tác hại của chất 3-MCPD
• Tác hại của chất 3-MCPD
3-MCPD là một dạng ô nhiễm của acid thủy phân protein thực vật có
vị mặn, được sinh ra trong quá trình thủy phân các protein thực vật (như đậu
tương) bằng HCl.
Theo tư liệu mà Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
(Bộ Y tế) cập nhật được từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy: thí
nghiệm về tính độc hại của 3-MCPD bằng cách cho chuột cống uống 3MCPD liên tục với liều 1 mg/kg thể trọng/ngày thì thấy tinh trùng giảm khả
năng hoạt động và giảm khả năng sinh sản của chuột đực. Với liều từ 10 mg
- 20 mg/kg thể trọng/ngày hoặc cao hơn sẽ gây tổn thương tinh hồn chuột
đực, biến đổi hình dạng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản của con đực ở
động vật có vú khác. Với liều 25 mg hoặc cao hơn liên quan đến tổn thương
thần kinh trung ương. Với liều 30 mg/kg kéo dài trong 4 tuần sẽ làm tăng
trọng lượng thận của chuột. Cịn nghiên cứu tính gây độc và gây ung thư dài
ngày trên chuột cống cho thấy, với liều 19 mg/kg thể trọng/ngày của chất 1,3
DCP (được hình thành từ 3-MCPD) đã gây khối u thận, gan, biểu mô miệng,
lưỡi, tuyến giáp và biểu hiện ung thư do biến đổi gen...
Phần 7: “Qn” vơ tình hay cố ý
Nội dung này có thể tóm tắt như sau:
Bao giờ cũng vậy, các công ty đều giấu nhẹm chuyện “tốt khoe, xấu
che”, các công ty luôn “quên” chuyện các thành phần trong sản phẩm của
mình, bởi vì khi mà sự thật đằng sau nó được phanh phui thì hầu hết các sản
phẩm đều có các chất làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Và một
vấn đề được đề cập tới ở đây là: tại sao các công ty lại không muốn thông
báo trước cho khách hàng biết những chất độc hai đó và vấn đề thứ hai la khi
người tiêu dùng bị các chất đó gây nên thì ai đứng ra chịu trách nhiệm.
Thứ nhất: tại sao các công ty lại không thông báo trước cho người tiêu
dùng, câu trả lời đơn giản nhất là doanh thu, lợi nhuận hay hình ảnh của
cơng ty đó…có phải là cơng ty nào cũng đều cơng khai, thật ra thì chỉ một số
ít dám cơng khai cho người tiêu dùng, vì đây là vấn đề cực kì nhạy cảm.
Phải chăng nhu cầu của khách hàng ngày càng lớn, vì vậy vấn đề này được
thờ ơ. Đều muốn nói ở đây là song song với vấn đề nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng thì khuynh hướng sử dụng thực phẩm có lợi cho sức
khỏe được chú trọng, tuy nhiên vấn đề tác hại, cách hạn chế và cách phòng
ngừa cần phải được thông tin rõ đến người tiêu dùng.
Thứ hai: khi xãy ra sự cố thì ai sẽ chịu trách nhiệm trước ngươì tiêu
dùng: rất nhiều thẩm mỹ viên luôn PR là giá cả phải chăng, không để lại sẹo,
hay các phịng mạch đơng y PR rằng: nơi tơi có thể chữa bách bệnh, khơng
khỏi khơng lấy tiền… đến khi người tiêu dùng đă sữ dụng xong sản phẩm
của họ thi họ lai nói qua nói lai… roi cuối cùng người chịu thiệt thòi nhất
vẫn là người tiêu dùng. Vấn đề được đề cập đến ở đây là: các cơ quan chức
năng cần kiểm tra chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp theo quy định
của Nhà Nước, và cần làm rõ sai phạm của các doanh nghiệp bên cạnh đó
cũng kịp thời giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng và các doanh nghiệp
nên có đạo đức nghề nghiệp đối với sản phẩm được chào bán trên thị trường.
Ví dụ để chứng minh các doanh nghiệp “quên”
(Đất Việt) Không chỉ các sản phẩm mì ăn liền quảng cáo q lố,
dịng sản phẩm nước chấm của Masan cũng sử dụng chất tạo màu HT155 đã
bị cấm sử dụng ở nhiều nước vì có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Đánh vào tâm lý bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, Masan đã tung ra
những độc chiêu quảng cáo “đánh lận con đen”. Từ mì tiến vua khơng chứa
Transfat, đến mì vì sức khỏe, mì khơng phẩm màu độc hại đến nước mắm vì
sức khỏe... Nhưng đằng sau các mỹ từ có cánh ấy lại là sự trần trụi của sự
thật.
Quảng cáo không trung thực
Khi những thông tin lùm xùm về dịng sản phẩm mì ăn liền của Masan chưa
kịp lắng xuống thì người tiêu dùng lại một phen tá hỏa khi phát hiện ra ra
dịng sản phẩm nước chấm vì sức khỏe của đơn vị này có chứa những thành
phần đã bị cấm sử dụng từ lâu.
Chị Trần Thị Thanh Huyền, ở Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP
HCM cho biết: “Khi báo, đài mổ xẻ sự thật các sản phẩm mì ăn liền Tiến
Vua, mì khoai tây omachi, tơi giật mình như thể mình bị móc túi vì gia đình
tơi thường xun sử dụng dịng sản phẩm này vì nghĩ tốt cho sức khỏe với
giá thành đắt gấp đôi so với các sản phẩm mì tơm thơng thường”.
Cùng chung tâm trạng khó chịu, nghi ngờ chất lượng dịng sản phẩm mà
mình đã sử dụng, bà Nguyễn Thị Bá ở phường 13, quận Tân Bình, TP HCM
bức xúc: “Từ lâu gia đình tơi tin tưởng vào uy tín của thương hiệu Masan
nhưng không ngờ mọi thứ khủng khiếp đến như vậy, mấy ngày nay khi biết
được sự thật sản phẩm đang dùng tôi đã bỏ công gọi điện đến số tư vấn
khách hàng (08.62555655) nhằm mong có lời giải thích xác thực của đơn vị
sản xuất nhưng tôi gọi 4-5 lần mà không ai trả lời, chỉ bảo để lại lời nhắn”.
Bức xúc, bà Bá đã bỏ cơng tự tìm hiểu và huy động con cháu rành về công
nghệ thông tin truy tìm sự thật về các thành phần có trong sản phẩm. Trao
đổi với Đất Việt, bà cho biết: “ Lúc đầu tơi chỉ nghĩ đơn giản, coi như mình
mua nhầm sản phẩm kém chất lượng, lần sau sẻ cẩn thận hơn. Nhưng cuối
tuần rồi, người giúp việc đi chợ mang về hai chai nước mắm Nam Ngư có
tặng kèm một gói mì Tiến vua- sản phẩm từng bị báo chí phanh phui khơng
trung thực trong quảng cáo, tơi thấy bức xức q. Cơng ty khơng bán được
vì hàng có vấn đề nên biếu, họ không tôn trọng người tiêu dùng. Hơn nữa
với ý thức cảnh giác, tơi tìm hiểu và biết những thơng tin về dịng sản phẩm
nước chấm cũng có vấn đề chứ khơng hề tốt cho sức khỏe như họ quảng cáo
nên tôi buộc phải lên tiếng”.
Sử dụng phẩm màu bị cấm
Qua thông tin phản ánh của bạn đọc, Đất Việt đã liên hệ với Công ty Masan
nhằm làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên cũng như người tiêu dùng, khi PV gọi
đến số điện thoại chăm sóc khách hàng của Masan 3 lần đều khơng có người
trực máy, những thông tin gửi qua đường email sau gần một tuần vẫn không
hề nhận được phản hồi.
PV tự tìm hiểu và được biết, khơng chỉ có nước mắm Nam Ngư mà đến cả
nước tương Chin-su dòng sản phẩm cao cấp đều sử dụng phẩm màu HT 155.
HT155 hay còn được gọi là E155 hoặc Brown HT; Chocolate Brown HT,
Food Brown 3 và C.I. 20285. Khi được dùng để nhuộm thực phẩm, chất này
có ký hiệu đầu E là E155. Nó được dùng để thay thế bột cacao, caramel. Đây
là chất được dùng trong nhiều sản phẩm như mứt, bánh sô cô la, sữa chua,
sản phẩm làm từ trái cây, cá… và nhiều sản phẩm khác.
Chất này có thể gây dị ứng với người bị hen suyễn, gây ảnh hưởng đến
những người dị ứng với aspirin, thậm chí gây dị ứng da. Nhiều quốc gia trên
thế giới đưa ra lệnh cấm dùng chất HT155 như Bỉ, Áo, Đan Mạch, Pháp,
Đức, Mỹ, Nauy, Thụy Sĩ và Thụy Điển.
Qua đây cho chúng ta thấy rằng Masan đã sữ dụng những chất làm ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, và một lần nữa cho chúng ta thấy rằng
họ vẫn chưa đáp ứng lại trong sản phẩm của họ cũng như các biện pháp cũng
như cách thức giải quyết.