Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt đóng hộp giấy sang thị trường eu của công ty tnhh nước giải khát tân đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SỮA
HẠT ĐĨNG HỘP GIẤY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA
CƠNG TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT TÂN ĐÔ

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. NGUYỄN BÍCH THỦY

THÂN THANH NHI
Lớp: K55EK1
Mã sinh viên: 19D260039


HÀ NÔI – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Sữa hạt đóng
hộp giấy sang thị trường EU của công ty TNHH nước giải khát Tân Đơ” là cơng trình
nghiên cứu của riêng cá nhân em với sự hướng dẫn của giảng viên, TS. Nguyễn Bích
Thủy, khơng sao chép của bất cứ ai.
Các số liệu, kết quả trình bày trong đề tài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, do
em tự thu thập và thống kê theo giấy tờ, thơng tin của các phịng ban của công ty
TNHH nước giải khát Tân Đô. Em cũng xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của


bộ mơn và nhà trường nếu như có vấn đề xảy ra.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện
Nhi
Thân Thanh Nhi

i


LỜI CẢM ƠN
Sau gần 4 năm học tập và nghiên cứu tại khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
trường Đại học Thương mại, em đã hồn thành khóa luận với đề tài: “Giải pháp đẩy
mạnh xuất khẩu sản phẩm Sữa hạt đóng hộp giấy sang thị trường EU của cơng ty
TNHH nước giải khát Tân Đơ”.
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn tất cả các
thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Thương mại,
đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo, TS. Nguyễn Bích Thủy, người đã
tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt
nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể Ban lãnh đạo công ty
TNHH nước giải khát Tân Đô, các anh chị trong phòng Xuất nhập khẩu đã dành thời
gian hướng dẫn và nhiệt tình cung cấp thơng tin, giải đáp các khúc mắc của em trong
thời gian qua.
Tuy nhiên, do còn hạn chế về kinh nghiệm và kiến thức chun mơn, khóa luận
của em chắc chắn khơng tránh khỏi một số thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý,
những lời nhận xét từ q thầy cơ để từ đó giúp em có thêm kinh nghiệm trong các
q trình nghiên cứu và cơng tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nhi
Thân Thanh Nhi

MỤC LỤ

ii


LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ...........................................................................vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SỮA
HẠT ĐÓNG HỘP GIẤY SANG THỊ TRƯỜNG EU................................................1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.................................................................................2
1.3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................4
1.4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4
1.5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................4
1.6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu..............................................................................5
1.6.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu..............................................................5
1.7. Kết cấu của khóa luận.............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU........................................................................................................................... 7
2.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp...............................................7
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu........................................................................................7
2.1.2. Vai trị của xuất khẩu...........................................................................................7
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu.........................................................................8

2.2. Khái quát về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp.............................11
2.2.1. Khái niệm đẩy mạnh xuất khẩu..........................................................................11
2.2.2. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu............................................................................11
2.2.3. Các tiêu chí đánh giá đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp...........................14
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp.................16
2.3. Phân định nội dung nghiên cứu.............................................................................20

iii


CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM SỮA HẠT ĐÓNG HỘP GIẤY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG
TY TNHH NƯỚC GIẢI KHÁT TÂN ĐÔ...............................................................21
3.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH nước giải khát Tân Đô và tình hình kinh
doanh của cơng ty........................................................................................................21
3.1.1. Giới thiệu chung về cơng ty...............................................................................21
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2019-2021...............25
3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt đóng hộp
giấy sang thị trường EU của Cơng ty TNHH nước giải khát Tân Đô...........................30
3.2.1. Nhân tố ảnh hưởng trong nước..........................................................................30
3.2.2. Nhân tố ảnh hưởng tại thị trường EU................................................................33
3.3. Thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt đóng hộp giấy sang thị trường
EU của Cơng ty TNHH nước giải khát Tân Đô...........................................................35
3.3.1. Tổng quan thị trường sữa EU và hiệp định thương mại Liên minh châu Âu- Việt
Nam (EVFTA) về mặt hàng sữa...................................................................................35
3.3.2. Phân tích thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt đóng hộp giấy sang
thị trường EU của Công ty TNHH nước giải khát Tân Đô..........................................40
3.4. Đánh giá thực trạng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt đóng hộp giấy sang thị
trường EU của Công ty TNHH nước giải khát Tân Đô................................................49
3.4.1. Thành công........................................................................................................49

3.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân...........................................................................50
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SỮA HẠT
ĐÓNG HỘP GIẤY SANG THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÔNG TY TNHH NƯỚC
GIẢI KHÁT TÂN ĐÔ...............................................................................................52
4.1. Định hướng phát triển...........................................................................................52
4.2. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt đóng hộp giấy sang thị trường
EU của Công ty TNHH nước giải khát Tân Đô...........................................................53
4.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu mở rộng thị trường sang EU..............53
4.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu...............54
4.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực để đẩy mạnh xuất khẩu.......................54
4.2.4. Giải pháp về tạo nguồn vốn...............................................................................55

iv


4.2.5. Giải pháp về các hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu.........56
4.3. Một số kiến nghị...................................................................................................56
KẾT LUẬN................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................59

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 3.1. Cơ cấu lao động phân chia theo các phịng ban của cơng ty tính đến
31/12/2021................................................................................................................... 23
Bảng 3.2. Cơ cấu lao động của cơng ty TNHH nước giải khát Tân Đơ tính đến
31/12/2021................................................................................................................... 24
Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH nước giải khát Tân Đô
giai đoạn 2019-2021....................................................................................................26

Bảng 3.4. Kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2019-2021..............................27
Bảng 3.5. Cán cân thương mại của công ty giai đoạn 2019-2021................................27
Bảng 3.6. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2019-2021.....................28
Bảng 3.7. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2019-2021....................29
Biểu đồ 3.1. Lượng sữa bò được thu thập từ năm 2019 đến tháng 3/2022 của EU......36
Bảng 3.8. Sản lượng xuất khẩu sữa hạt của Tân Đô từ năm 2019 đến 6 tháng đầu năm
2022............................................................................................................................. 40
Bảng 3.9. Tỷ trọng thị trường xuất khẩu sữa hạt của Tân Đô từ năm 2019 đến 6 tháng
đầu năm 2022............................................................................................................44Y
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của Cơng ty TNHH nước giải khát Tân Đơ....22
Hình 3.1. Một số sản phẩm của Tân Đơ.......................................................................25
Hình 3.2. Quy mơ và trang thiết bị sản xuất của Tân Đơ.............................................42
Hình 3.3. Một số hương vị sữa hạt của Tân Đơ...........................................................43
Hình 3.4. Một số giấy chứng nhận trong nước và quốc tế của Tân Đơ........................46
Hình 3.5. Một số hội chợ, triển lãm Tân Đô tham gia quảng bá sản phẩm..................48

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. Danh mục từ viết tắt tiếng Việt

STT

Viết tắt

Tên đầy đủ

1


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

KCN

Khu công nghiệp

3

VND

Việt Nam đồng

4

TS

Tiến sĩ

5
CP
Cổ phần
2. Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài
STT

Viết tắt


Tên đầy đủ tiếng Anh

Tên đầy đủ tiếng Việt

1

EU

Europe

Liên minh châu Âu

2

SWOT

Strengths, Weaknesses,
Opportunities, Threats

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
nguy cơ

3

FTA

Free Trade Area

Hiệp định thương mại tự do


4

EVFTA

European Vietnam Free Trade
Agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên
minh châu Âu -Việt Nam

EVIPA

European Vietnam Investment
Protection Agreement

Hiệp định bảo hộ đầu tư giữa
Liên minh châu Âu - Việt Nam

5

CPTPP

Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương

6


UKVFTA Vietnam - UK Free Trade
Agreement

Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - Vương quốc Anh

7

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

8

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ
vii


9

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

10

ODM

Original Design Manufacturer

Nhà sản xuất dựa trên thiết kế gốc

11

OEM

Original Equipment Manufacturer Nhà sản xuất dựa trên sản phẩm
gốc

12

R&D

Research and Development

viii

Nghiên cứu và phát triển


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM

SỮA HẠT ĐĨNG HỘP GIẤY SANG THỊ TRƯỜNG EU
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thương mại quốc tế là hạt nhân quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, giúp nước
ta dần hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới. Và trong các doanh nghiệp, hoạt
động thương mại quốc tế cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém, nó đã góp phần
khơng nhỏ vào những thành tựu chung của doanh nghiệp.
Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp, trong
thời gian qua, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế trên thế giới và
ký kết nhiều FTA. Các FTA đã và đang mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng xuất
khẩu của Việt Nam, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá
trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19, các FTA
thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA đã trở thành “liều thuốc” tiếp sức cho kinh
tế Việt Nam phục hồi sau đại dịch. Một trong những FTA nổi bật, mang lại nhiều kết
quả tích cực cho hoạt động xuất khẩu Việt Nam dù mới được đi vào thực thi không lâu
chính là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trong giai đoạn đầu
thực thi, mặc dù bối cảnh quốc tế khơng hồn tồn thuận lợi, đại dịch Covid-19 diễn
biến phức tạp, đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu và các
doanh nghiệp Việt Nam, song tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang EU vẫn đạt
khoảng trên 14%. Hiện nay, EU là khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong quan hệ thương
mại giữa Việt Nam và châu Âu, là đối tác thương mại lớn hàng đầu và là thị trường
xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ) với nhiều sản phẩm trải dài các ngành
nghề khác nhau như nơng thủy sản, dệt may, giày dép, sắt thép…
Nói về ngành sữa, sữa là một trong những ngành nông nghiệp phát triển nhất tại
EU. Hàng năm sản lượng sữa từ EU chiếm khoảng 20% tổng sản lượng sữa trên
thế giới. Chuỗi giá trị ngành công nghiệp sữa ở đây đã tồn tại lâu đời, có hiệu quả
kinh tế cao. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ sữa tại EU cũng rất phát triển, nhu cầu
của người dân địa phương cao do đây là một thức uống tốt cho sức khỏe, giàu dinh
dưỡng. Dù vậy, rất ít quốc gia có thể xuất khẩu sữa vào EU, và khu vực này cũng
đang áp dụng triệt để các biện pháp bảo hộ, cũng như hàng rào thuế quan và phi



thuế quan để bảo vệ ngành sữa trong nước. Đến nay, EU vẫn chưa cấp phép nhập
khẩu các sản phẩm sữa từ Việt Nam do các doanh nghiệp nước ta chưa đáp ứng
được tiêu chuẩn chất lượng của EU.
Tuy nhiên, EU đã cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với phần lớn các dịng thuế
nhóm sản phẩm sữa cho Việt Nam, xóa bỏ thuế quan với lộ trình 4-6 năm đối với
nhóm bơ và nhóm sữa/kem chưa thêm đường/chất tạo ngọt ngay khi EVFTA có hiệu
lực. Là một doanh nghiệp chủ yếu sản xuất gia cơng, có thể nói EVFTA là một khởi
đầu thuận lợi để Tân Đơ có thể nhận những đơn đặt hàng đầu tiên từ EU, thâm nhập
vào thị trường này và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt. Hiện sữa hạt đang là
nhóm sản phẩm có tốc độ phát triển rất nhanh trên thị trường thế giới.
Qua q trình thực tập tại cơng ty TNHH nước giải khát Tân Đô, thấy được tiềm
năng của thị trường này và những điểm mạnh, điểm yếu còn tồn đọng trong q trình
cơng ty thực hiện các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt sang thị trường
EU, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
Sữa hạt đóng hộp giấy sang thị trường EU của công ty TNHH nước giải khát Tân
Đô.” nhằm đưa ra những giải pháp thiết thực hơn nữa, góp phần giúp cơng ty mở rộng
quy mô xuất khẩu.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc ký kết các hiệp định
thương mại đã giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và thế giới ngày càng
diễn ra sơi động. Có thể nói, EU là một thị trường xuất khẩu vô cùng tiềm năng của
Việt Nam nên đã có khơng ít những cơng trình nghiên cứu của các nhà tiến sĩ, thạc sĩ,
nghiên cứu sinh nhằm đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sang thị trường này. Một số cơng trình đáng chú ý có thể kể đến như:
[1] Luận án tiến sĩ của Dương Văn Hùng (2010) với đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu
vào thị trường EU của các doanh nghiệp giày dép trên địa bàn Hà Nội”. Trên cơ sở
phân tích thực trạng xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp giày dép trên địa bàn Hà
Nội, vận dụng lý luận về thúc đẩy xuất khẩu, tác giả đã đề ra được những phương
hướng và giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp

giày dép trên địa bàn Hà Nội.


[2] Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thuý Hồng (2014) với đề tài “Chính sách
thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU trong điều kiện tham gia
vào WTO”. Đây là cơng trình nghiên cứu toàn diện cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn về
chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hố của Việt Nam sang thị trường EU trong điều
kiện tham gia vào WTO, từ đó tác giả đã đưa ra các định hướng và một vài giải pháp
giúp hồn thiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường
EU trong giai đoạn từ 2014-2025 và tầm nhìn đến 2035.
[3] Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồng (2009) với đề tài “Giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường các nước EU của doanh nghiệp dệt
may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả đã sử dụng lý thuyết về lợi thế
cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng dệt may để đưa ra các giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường EU của các doanh nghiệp
dệt may Việt Nam.
[4] Luận văn thạc sĩ Trần Thị Thu Huyền (2017) với đề tài “Giải pháp đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU”. EU là thị trường
nhập khẩu lớn để Việt Nam có thế khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất
khẩu sang EU đang gặp rất nhiều khó khăn do EU là một thị trường khó tính, địi hỏi
cao về chất lượng. Luận văn đã chỉ ra được những thách thức đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu của Việt Nam và đưa ra những hướng đi, những giải pháp phù hợp cho sản
xuất và xuất khẩu sang thị trường EU.
[5] Bài nghiên cứu “Thúc đẩy xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang thị
trường EU trong bối cảnh thực thi EVFTA” (2022) trên Tạp chí Cộng sản của TS.Đinh
Mạnh Tuấn, Viện Nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. Sau
hai năm ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu
(EVFTA), nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có nhóm mặt hàng nông,
thủy sản được hưởng nhiều ưu đãi, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU tăng mạnh
trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây cũng là những mặt hàng mà thị trường EU đòi

hỏi tiêu chuẩn cao và phải đối mặt với nhiều thách thức. Bài nghiên cứu đã đưa ra
được một số giải pháp để nông, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bứt phá tại thị
trường EU.


[6] Nghiên cứu của Võ Ngọc Kim Tiên (2009) với đề tài “Phân tích thực trạng
xuất khẩu mặt hàng sữa của công ty cổ phần sữa Vinamilk và các giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu”. Tác giả đã chỉ ra những tiềm năng của thị trường sữa xuất khẩu đang rất
rộng mở, tuy nhiên Vinamilk vẫn đang gặp nhiều thách thức trong việc tiếp cận vào
các thị trường mới này. Thông qua mơ hình SWOT, tác giả đã đề xuất một số giải
pháp cũng như kiến nghị để có thể thúc đẩy xuất khẩu một số mặt hàng sữa của
Vinamilk.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã phần nào hệ thống được cơ sở lý
luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hố, cùng với đó đưa ra được những
giải pháp mang tính thực tiễn cao. Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu về xuất
khẩu sữa khơng nhiều, đặc biệt là sang thị trường EU, do đây là một thị trường vơ
cùng khó tính và u cầu chất lượng cao, ngành công nghiệp sữa ở EU cũng rất phát
triển. Vì vậy, có thể thấy đề tài đẩy mạnh xuất khẩu sữa hạt sang EU là đề tài mang
tính mới, được đánh giá khá hấp dẫn trong bối cảnh thực thi Hiệp định Thương mại tự
do Việt Nam-EU (EVFTA).
1.3. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hố các lý luận về xuất khẩu và hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hố. Từ đó, có cơ sở lý thuyết cốt lõi để bám sát, đưa ra định hướng nghiên cứu.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng sữa hạt của
Công ty TNHH nước giải khát Tân Đơ sang thị trường EU đã có những bước tiến mới
như thế nào và đang gặp những thách thức ra sao.
- Đề xuất những giải pháp giúp sản phẩm sữa hạt của cơng ty có thể bước đầu
thâm nhập vào thị trường EU và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sữa hạt
của công ty sang thị trường này.
1.4. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm sữa hạt đóng hộp giấy của cơng ty
TNHH nước giải khát Tân Đô.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu sữa hạt của
công ty sang thị trường EU, những thách thức và cơ hội của công ty hiện nay, để từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.


- Về không gian: Đề tài được tập trung nghiên cứu về thị trường EU và Công ty
TNHH nước giải khát Tân Đô.
- Về thời gian: Đánh giá những thách thức trong hoạt động xuất khẩu sữa hạt
sang thị trường EU của công ty giai đoạn 2019-2022 và đưa ra những giải pháp nhằm
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sữa hạt sang thị trường EU cho giai đoạn mới.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu được sử dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ tài liệu nội
bộ của công ty như: Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, Brochure của cơng
ty, các hố đơn chứng từ của phịng Kinh doanh, phịng Xuất khẩu giai đoạn 20192022,…
Ngồi ra, một phần dữ liệu cũng được thu thập từ nhiều nguồn khác bên ngồi
như mạng internet, tạp chí kinh tế, những bài nghiên cứu khoa học,...
1.6.2. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp sau khi được thu thập sẽ xử lý bằng các phương pháp truyền
thống như:
- Phương pháp thống kê: Thống kê và tổng hợp số liệu từ các phịng hành chínhnhân sự, kế tốn, kinh doanh, xuất nhập khẩu của cơng ty trong giai đoạn 2019-2022.
- Phương pháp so sánh: So sánh doanh thu, lợi nhuận, tỷ trọng các mặt hàng xuất
khẩu, tỷ trọng thị trường xuất khẩu qua các năm từ 2019 đến giữa năm 2022 của công
ty để rút ra nhận xét về tốc độ tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
và thị trường xuất khẩu.
- Phương pháp logic và phân tích: Từ những số liệu được thống kê và kết quả so
sánh, tiến hành phân tích thực trạng việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng sữa hạt đóng

hộp giấy của cơng ty sang thị trường EU, và đưa ra các giải pháp phù hợp với thực
trạng công ty nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, danh mục
từ viết tắt, tài liệu tham khảo, các phụ lục thì kết cấu của khố luận được chia ra làm 4
chương như sau:


Chương 1: Tổng quan về đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Sữa hạt đóng hộp giấy
sang thị trường EU
Chương 2: Cơ sở lý luận về xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu
Chương 3: Phân tích thực trạng áp dụng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm Sữa hạt đóng hộp giấy sang thị trường EU của công ty TNHH nước giải khát
Tân Đô.
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm “Sữa hạt đóng hộp giấy”
sang thị trường EU của công ty TNHH nước giải khát Tân Đô.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU
VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
2.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa có thể nói đơn giản là việc bán hàng hóa cho một quốc gia
khác, trên cơ sử dụng tiền tệ để làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là đồng
tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba
khác. Ví dụ Việt Nam xuất sang Trung Quốc thì có thể giao dịch bằng tiền Việt Nam
(đồng nội tệ), tiền nhân dân tệ hoặc sử dụng đồng USD (đồng ngoại tệ). Thông thường
đồng USD sẽ phổ biến hơn cả trong hầu hết các hoạt động xuất khẩu trên thế giới.
Theo Luật thương mại 2005 điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu mang tính
vĩ mơ hơn, cụ thể: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ

Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu
vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
2.1.2. Vai trò của xuất khẩu
 Đối với doanh nghiệp:

- Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận: Nhờ có xuất khẩu mà thị
trường kinh doanh của doanh nghiệp khơng chi bó gọn trong quốc gia nội địa mà nó
cịn mở rộng ra khắp các quốc gia khác trên thế giới. Quy mô của thị trường thế giới
với nhu cầu phong phú, đa dạng về hàng hóa, dịch vụ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
giảm chi phí sản xuất, thơng qua tăng hiệu quả kinh tế theo quy mô, mang đến nguồn
doanh thu lớn cho doanh nghiệp.
- Xuất khẩu giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh: Do phải chịu
sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đứng vững được, các
doanh nghiệp phải đổi mới trang thiết bị, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ
đặt các doanh nghiệp vào một mơi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn
tại và phát triển được thì địi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất
lượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm. Đây sẽ là một nhân tố thúc đẩy hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


 Đối với sự phát triển của đất nước:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi:
Chẳng hạn, khi phát triển xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản
xuất nguyên vật liệu như bông, đay,… . Sự phát triển ngành chế biến thực phẩm (gạo,
cà phê…) có thể kéo theo các ngành cơng nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó. Điều này
sẽ giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển.
- Xuất khẩu có vai trị tích cực đổi mới trang thiết bị và cơng nghệ sản xuất: Hoạt
động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trường thế giới, một thị

trường mà sự cạnh tranh ngày càng diễn ra ác liệt. Sự tồn tại và phát triển hàng hoá
xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và giá cả; do đó phụ thuộc rất lớn vào
cơng nghệ sản xuất ra chúng. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất trong nước
phải luôn luôn đổi mới, luôn cải tiến thiết bị, máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản
xuất. Mặt khác, xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt còn đòi hỏi
doanh nghiệp phải nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động.
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết cơng ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân: Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt.
Trước hết thông qua hoạt động xuất khẩu, với nhiều công đoạn khác nhau đã thu hút
hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập tương đối cao, tăng giá trị ngày công
lao động, tăng thu nhập quốc dân.
Xuất khẩu còn tạo nguồn vốn để nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng thiết yếu, phục vụ
đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người lao động.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta: Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trị tăng cường sự hợp tác quốc tế với các nước,
nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế…, xuất khẩu và công nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặt
khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại tạo tiền đề cho việc
mở rộng xuất khẩu.
2.1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
a, Xuất khẩu trực tiếp
Khái niệm: Xuất khẩu trực tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
mà bên mua và bên bán trực tiếp thỏa thuận, trao đổi, thương lượng về quyền lợi của mỗi
bên phù hợp với pháp luật của các quốc gia các bên cùng tham gia ký kết hợp đồng.


Ưu điểm: Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ trực tiếp tiếp xúc với thị trường
nước ngồi do vậy có thể nắm bắt được diễn biến tình hình thị trường và nhu cầu thị
trường, từ đó có phương án thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu

quả kinh doanh. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng có thể chủ động đối phó với những diễn
biến mới trên thị trường hơn.
Nhược điểm: Khoảng cách giữa người mua và người bán rất rộng lớn nên khi
thức hiện việc mua bán có thể xảy ra nhiều rủi ro khơng lường trước được. Chẳng hạn
như rủi ro xảy ra do công ty chưa thực sự am hiểu về sản phẩm, đối tác, thị trường.
Trong xuất nhập khẩu trực tiếp cũng lưu ý rủi ro rất cao nếu công ty chưa am hiểu về
sản phẩm, đối tác và thị trường. Vì có thể rằng ở mơi trường nội địa các yếu tố đó đều
thuận lợi và thành công, nhưng chưa hẳn là thành cơng ở các thị trường nước ngồi.
b, Xuất khẩu gián tiếp (ủy thác xuất khẩu)
Khái niệm: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
trong đó đơn vị xuất nhập khẩu đóng vai trị là người trung gian thay cho đơn vị sản
xuất, tiến hành ký kết hợp đồng xuất khẩu, tiến hành làm các thủ tục cần thiết để xuất
khẩu cho nhà sản xuất và qua đó nhận được một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác.
Ưu điểm: Sản phẩm của doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập thị trường nước ngoài,
tạo dựng được hình ảnh của doanh nghiệp và quốc gia xuất khẩu.
Nhược điểm: Xuất khẩu gián tiếp phát sinh thêm những chi phí trung gian, do đó
lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Mặt khác, doanh nghiệp không biết được kịp
thời nhu cầu biến động của thị trường nước ngoài cũng như tâm lý thị hiếu của khách
hàng khi tiêu dùng sản phẩm.
c, Gia công hàng xuất khẩu
Khái niệm: Gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất mà công ty trong nước
nhận tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, ngun phụ liệu) từ cơng ty nước ngồi về để
sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước
ngồi theo chỉ định của công ty đặt hàng.
Ưu điểm: Gia cơng quốc tế đóng vai trị rất lớn trong việc ln chuyển hàng hóa
vơ hình. Nó thúc đẩy việc chun mơn hóa lao động trên phạm vi tồn cầu, giúp cho
việc phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ. Ngồi ra nó cũng giúp các doanh
nghiệp nhận gia công tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quốc tế và người lao động được
tiếp cận với nhiều trang thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn.



Nhược điểm: Bên nhận gia công thường là bên yếu kém về nhiều mặt như vốn,
công nghệ, kĩ năng,... nên nhận được thù lao rẻ mạt. Doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi
ro cao nếu bên đặt hàng dừng hoạt động.
d, Xuất khẩu tại chỗ
Khái niệm: Xuất khẩu tại chỗ là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa khơng qua
biên giới quốc gia mà thường là xuất khẩu vào khu vực công nghiệp dành riêng cho
các công ty kinh doanh, người nước ngồi.
Ví dụ: Cơng ty A tại Việt Nam bán lô hàng cho một công ty B ở nước ngoài và
được yêu cầu giao hàng tới địa chỉ kho hàng của công ty B ở chi nhánh tại Hải Phịng,
Việt Nam.
Ưu điểm: Hình thức này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi
phí rất lớn và tiết kiệm thời gian do khoảng cách vận chuyển ngắn. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp khi mua bán theo hình thức xuất khẩu tại chỗ sẽ được hưởng các ưu đãi
thuế do Nhà nước quy định.
Nhược điểm: Doanh nghiệp ít chủ động trong việc tìm kiếm đối tác và thủ tục
phức tạp.
e, Tạm nhập tái xuất
Khái niệm: Tạm nhập tái xuất là hình thức xuất khẩu trở ra nước ngồi những
hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.qua hợp đồng tái
xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số
ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.
Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận cao mà không phải tổ
chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng máy móc, thiết bị, khả năng thu hồi vốn
cũng nhanh hơn. Hình thức này cũng giúp tạo sự cân bằng cho cán cân thương
mại, tránh nhập siêu.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới. Địi hỏi sự nhạy bén về
tình hình thị trường và giá cả quốc tế, sự chặt chẽ trong các hoạt động mua bán do vậy
đòi hỏi đội cũ nhân viên có chun mơn cao.
f, Bn bán đối lưu

Khái niệm: Bn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hóa,
trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua,



×