Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty cổ phần asc trans việt nam trên thị trường nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.35 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên thực tập

Họ và tên: Ths. Nguyễn Minh Phương

Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều

Bộ môn: Quản lý kinh tế

Mã sinh viên: 19D160161
Lớp: K55F3

HÀ NỘI, NĂM 2022


TĨM LƯỢC
Là một doanh nghiệp đã có thời gian hoạt động hơn 4 năm trong lĩnh vực giao
nhận logistics. Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam đã và đang khơng ngừng vươn
lên để khẳng định mình. Qua thời gian thực tập tại cơng ty, nhận thấy cơng ty có nhận
thức về việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Logistics của cơng ty và có những thành


tựu nhất định, tuy nhiên các hoạt động để có thể nâng cao sức cạnh tranh vẫn chưa
thực sự đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, em lựa chọn đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh
dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa”
để làm đề tài khố luận tốt nghiệp.
Qua q trình nghiên cứu, hồn thành khóa luận, em có nhận thức rõ hơn tầm
quan trọng của việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Logistics của các doanh nghiệp
nói chung và của Cơng ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam nói riêng. Dựa trên tình hình
thực tế của cơng ty, cùng với những lý thuyết chuyên môn, chuyên ngành đã học và sự
hướng dẫn của Giảng viên, kết quả đạt được của bài khố luận gồm:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về sức cạnh tranh dịch vụ logistics của
doanh nghiệp. Bao gồm: các khái niệm, các tiêu chí, nội dung nâng cao sức cạnh tranh
sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Thứ hai, sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích và đánh giá thực
trạng sức cạnh tranh của Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam, đưa ra những kết quả
đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, dựa trên cơ sở lý luận đã được hệ thống cùng với những đánh giá khách
quan về thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ Logistics của Công ty Cổ phần ASC Trans
Việt Nam trên thị trường nội địa. Từ đó đề xuất và kiến nghị để nâng cao sức cạnh
tranh dịch vụ Logistics cho công ty.
Mặc dù với sự cố gắng, song do thời gian có hạn, cùng với kiến thức thực tiễn
chưa chuyên sâu nên bài khóa luận cịn tồn tại nhiều thiếu sót. Rất mong được thầy cơ
góp ý để khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Thương Mại, với
sự giảng dạy vơ cùng tâm huyết và sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô đã giúp em

nắm được những lý thuyết chuyên ngành cũng như kiến thức thực tế, để em có thể
hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Ths
Nguyễn Minh Phương - Khoa Kinh tế - Trường Đại học Thương Mại đã tận tình
hướng dẫn cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt q trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Đốc và
tập thể nhân viên Công ty Cổ phần ASC Trans đã tạo điều kiện cho em được thực tập,
học hỏi và làm việc tại công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, em đã trau dồi cho
mình được những kiến thức thực tế vơ cùng bổ ích về hoạt động giao nhận hàng hóa
nói riêng và ngành Logistics nói chung. Các anh chị nhân viên đã ln giúp đỡ em
nhiệt tình và hỗ trợ những tài liệu cần thiết để em có thể hồn thiện nghiên cứu của
mình một cách tốt nhất.
Dù đã rất nỗ lực và cố gắng, nhưng với vốn kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn
chế bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được
những ý kiến đóng góp từ quý thầy cơ để bài luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Kiều

ii


MỤC LỤC
TÓM LƯỢC...................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ........................................................................v
DANH MỤC VIẾT TẮT.............................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu khóa luận............................................................1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................................2
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
6. Kết cấu khóa luận.....................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS...........................................................6
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ
Logistics của doanh nghiệp...........................................................................................6
1.1.1 Nâng cao sức cạnh tranh......................................................................................6
1.1.2 Dịch vụ logistics...................................................................................................7
1.2 Cơ sở lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh trong dịch vụ Logistics trong
doanh nghiệp................................................................................................................10
1.2.1 Cơ sở lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp.....10
1.2.2 Tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh dịch vụ logistics của doanh nghiệp........11
1.3 Nội dung, nguyên tắc và các công cụ nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dịch
vụ của doanh nghiệp...................................................................................................15
1.3.1 Nội dung nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của doanh nghiệp........15
1.3.2 Nguyên tắc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 16
1.3.3 Các công cụ cạnh tranh sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp......................17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH
DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ASC TRANS VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA................................................................................21

iii


2.1 Tổng quan về dịch vụ Logistics và các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh
dịch vụ Logistics của công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam.................................21
2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.......................................................21

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty Cổ
phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa....................................................22
2.2 Thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần ASC Trans
Việt Nam trên thị trường nội địa...............................................................................25
2.2.1 Doanh thu và thị phần dịch vụ logistics.............................................................25
2.2.2 Giá dịch vụ logistics............................................................................................27
2.2.3 Chất lượng dịch vụ logistics................................................................................29
2.3.4 Giá trị thương hiệu dịch vụ logistics..................................................................32
2.3 Thực trạng nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty Cổ phần
ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa...........................................................34
2.3.1 Nâng cao hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng.................................34
2.3.2 Nâng cao quy trình, nghiệp vụ logistics.............................................................35
2.3.3 Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật........................................................................36
2.4 Đánh giá thực trạng về nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty
cổ phần ASC Trans Việt Nam....................................................................................37
2.4.1 Một số thành công...............................................................................................37
2.4.2 Hạn chế................................................................................................................37
2.4.3 Nguyên nhân.......................................................................................................39
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ASC
TRANS TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA.................................................................40
3.1 Định hướng nâng cao sức cạnh dịch vụ logistics của công ty trên thị trường
nội địa trong những năm tới.......................................................................................40
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics............................40
3.3 Một số kiến nghị các giải pháp hỗ trợ từ chính quyền, nhà nước.....................44
KẾT LUẬN..................................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv



DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam. . .21
Bảng 2.2: Doanh thu theo 3 phương thức kinh doanh chính.........................................25
Bảng 2.3 So sánh thị phần của ASC với các đối thủ cạnh tranh...................................26
Bảng 2.4: Phí xử lý hàng hoá FCL xuất – nhập khẩu cảu các công ty cạnh tranh trực
tiếp với Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam năm 2021..........................................28
Bảng 2.5: Tỷ lệ đảm bảo thời gian giao hàng và đảm bảo an toàn hàng hóa của các
cơng ty cạnh tranh trực tiếp với công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam......................29
Bảng 2.6: Số năm kinh nghiệm dịch vụ logistics của công ty Cổ phần ASC Trans Việt
Nam và Công ty cạnh tranh trực tiếp năm 2022............................................................33

Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ khách hàng sử dụng dịch vụ logistics của công ty Cổ phần ASC
Trans Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 (đơn vị %)......................................................33

v


DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng anh

Nghĩa tiếng việt

NXB

Nhà xuất bản

1PL


First Party Logistics

Logistics tự cấp

2PL

Second Party Logistics

Logistics 1 phần

3PL

Third Party Logistics

Logistics thuê ngoài

4PL

Fourth Party Logistics

 Chuỗi logistics

5PL

Fifth Party Logistics

Logistics trên nền Thương mại điện tử

FCL


Full Container Load

Hàng nguyên container

vi


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu khóa luận
Chúng ta đang sống trong một thời kỳ tồn cầu hóa của nền kinh tế, nơi có những
sự chuyển động của hàng hóa, vốn, dịch vụ, cơng nghệ và thơng tin. Những sự chuyển
dịch này vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Điều này đã kéo
theo sự phát triển nhanh chóng của nhiều hình thức vận tải mới trong những năm qua.
Kinh tế càng phát triển, lượng hàng hóa được lưu thơng ngày càng nhiều thì hoạt động
vận tải ngày càng có vai trò quan trọng. 
Thị trường giao nhận ở Việt Nam gần đây đang ngày càng phát triển nhờ sự xuất
hiện của nhiều cơng ty khơng chỉ trong nước mà cịn nhiều cơng ty nước ngồi gia
nhập với đầy đủ các loại hình dịch vụ. Sự xuất hiện của nhiều cơng ty này đang tạo
nên những sự cạnh tranh lớn ở trong ngành. Do đó để có thể tồn tại và phát triển các
công ty cần phải tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm dịch vụ của mình.
Hiện nay ngành Logistics trong nước phát triển theo hướng vững chắc, đáp ứng
một phần nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước.  Trung bình 5 năm trở lại đây, ngành
logistics trong nước có mức tăng trưởng hàng năm chiếm gần 30% thị phần dịch vụ
trong nước. Nhu cầu về vận tải ngày càng tăng lên, do dân số gia tăng, thu nhập cao
hơn và chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện tốt hơn nên hàng hóa được cung ứng,
trao đổi mua bán cũng diễn ra sôi nổi. Đây cũng là cơ hội để các công Logistics phát
triển. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, công ty Cổ phần ASC
Trans Việt Nam đã có mặt trên thị trường này trong thời điểm lĩnh vực giao nhận đang
phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Qua quá trình hình thành và phát triển, cơng ty đã

dần chứng minh được năng lực của mình, dần tạo dựng được hình ảnh và uy tín của
mình để nâng tầm giá trị công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội đó, ASC phải đối
mặt với những thách thức không hề nhỏ. Thứ nhất, thiếu hụt nguồn nhân lực có trình
độ chun mơn cao. Thứ hai , khi có Đại dịch Covid-19, các hãng tàu liên tục ép giá
khiến giá cước tăng cao dẫn đến thiếu sự cạnh tranh. Thứ ba, hoạt động marketing,
truyền thông dịch vụ logistics của ngành chưa được chú trọng. Cuối cùng là mức độ
liên kết và hợp tác với các bên liên quan đôi lúc chưa ăn khớp với nhau dẫn tới kết quả
không theo kế hoạch ban đầu.

1


Ứng dụng thực tế trong bối cảnh hiện nay và sau q trình thực tập tại cơng ty cổ
phần ASC Trans Việt Nam, có thể nhận thấy để tồn tại và phát triển tại thị trường giao
nhận Việt Nam.Nhiệm vụ đặt ra cho công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam là phải
nhận thức được sức cạnh tranh dịch vụ logistics hiện tại và tập trung tìm kiếm giải
pháp nâng cao sức cạnh tranh cho dịch vụ của doanh nghiệp để có thể đứng vững trên
thị trường.
Xuất phát từ thực tiễn có tính cấp thiết nêu trên, em đã tiến hành nghiên cứu
và đưa ra một số đề xuất thông qua đề tài  “ Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ
Logistics của công ty cổ phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa ” cho
khóa luận của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Những năm vừa qua đã có một số cơng trình nghiên cứu của sinh viên Đại học
Thương Mại đã nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận
hàng hóa của doanh nghiệp, dưới đây là một số đề tài tương tự:
Đề tài thứ nhất, “ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành logistics ở Việt Nam”
của tác giả Thái Anh Tuấn, (2014) về những vấn đề chung của ngành logistics Việt
Nam sau 6 năm gia nhập WTO. Các tác giả đã nêu lên những đóng góp quan trọng của
ngành logistics Việt Nam, tình hình phát triển, khả năng  cạnh tranh của các doanh

nghiệp. Ngồi ra, tác giả cịn chỉ ra các hạn chế còn tồn tại về khung thể chế pháp lý,
hạ tầng cơ sở cũng như hoạt động chính của bản thân các doanh nghiệp logistics và sự
thiếu kết nối giữa các doanh nghiệp xuất khẩu với các doanh nghiệp logistics. Và cuối
cùng, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận và ngành logistics Việt Nam.
Đề tài 2: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển của công ty trách nhiệm hữu hạn Airseaglobal Việt Nam”
- Chu Thị Hải Yến – Khoá luận tốt nghiệp 2016 - Đại học Thương Mại. Khoá luận đã
nêu được tổng quan về năng lực cạnh tranh đối với dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu của cơng ty. Từ đó đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh đối với dịch vụ này của công ty.
Đề tài 3: Vũ Minh Quyền (2019), “Nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm
bếp từ của Công  ty cổ phần thiết bị gia dụng Châu Âu trên thị trường nội địa” , Khóa

2


luận tốt nghiệp – Chuyên ngành Kinh tế Thương mại – Đại học Thương mại. Khóa
luận đã hệ thống hóa lý  thuyết cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao s ức
cạnh tranh cho sản phẩm bếp   từ của Công ty cổ phần thiết bị gia dụng Châu Âu. Bài
viết sử dụng phương pháp thu thập  số liệu, phân tích số liệu về sản phẩm rồi đem so
sánh với các đối thủ trên thị trường. Tuy   nhiên, đây là sản phẩm gia dụng nên có
những sự khác biệt về đặc tính sản phẩm nên chưa   có tính ứng dụng đối với mặt hàng
ơ tơ. 
Nhìn chung, các nghiên cứu đều chỉ ra được thực trạng của các doanh nghiệp
logistics trên thị trường, tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chưa thể giải quyết ngay
những bài toán cho các doanh nghiệp thời bấy giờ và thiếu tính chủ động từ phía các
doanh nghiệp logistics, cịn nhiều từ phía các bên liên quan thuộc quan. Hơn nữa, do
số lượng doanh nghiệp logistics ngày càng tăng mạnh với mức cạnh tranh vô cùng
khốc liệt, các doanh nghiệp logistics không những phải chú trọng đến khả năng cung

ứng dịch vụ của bản thân mà cần phải biết năng lực của đối thủ như thế nào để còn tồn
tại và phát triển trên thị trường. Vì vậy, nghiên cứu năng lực cạnh tranh dịch vụ
logistics của doanh nghiệp trên thị trường nội địa là quan trọng và cần thiết để góp
phần giúp doanh nghiệp nhìn nhận vấn đề thực tế hơn.
3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics
của công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam ở thị trường nội địa. Cụ thể là khóa luận tập
trung nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sức cạnh
tranh, nội dung nâng cao sức cạnh tranh để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng
sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam.
Mục tiêu: Dựa trên cơ sở lý thuyết về sức cạnh tranh và dịch vụ Logistics, cùng
với những số liệu của cơng ty để từ đó tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng năng
lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực Logistics cho thị trường nội địa Việt Nam
hiện nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
cơng ty.
Nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hóa một số cơ sở lý luận chung về sức cạnh tranh và nâng cao
sức cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

3


Thứ hai, phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ Logistics của công ty cổ
phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa.
Thứ ba, đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ
Logistics của công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng trong thời gian nghiên cứu đề tài được
thu thập trong vòng 3 năm từ 2019 đến 2021.
Phạm vi về khơng gian: Khóa luận nghiên cứu năng lực cạnh tranh dịch vụ

Logistics của Công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa.
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: bài khóa luận sẽ tập trung nghiên cứu sức cạnh
tranh dịch vụ Logistics của công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam về các tiêu chí đánh
giá sức cạnh tranh trong dịch vụ vận chuyển hàng hóa như doanh thu, thị phần, giá cả
chất lượng dịch vụ, giá trị thương hiệu. Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ của công ty
bằng cách tăng cường hoạt động marketing và chăm sóc khách hàng, hoàn thiện
nghiệp vụ, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật. Sau đó tổng hợp đưa ra các đánh giá
chung và đề xuất một số giải pháp phù hợp với thực trạng của công ty nhằm nâng cao
sức cạnh tranh trong dịch vụ logistics của công ty.

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các nguồn dữ liệu thứ cấp cơ bản:
Nguồn nội bộ: Thu thập từ các bộ phận tài chính - kế tốn, bộ phận kinh doanh,
bộ phận hành chính nhân sự của công ty. Các dữ liệu gồm báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh năm 2019 - 2021, báo cáo tài chính,...
Nguồn bên ngồi: Cơ quan thống kê và quản lý nhà nước; Sách, tạp chí học
thuật chuyên ngành, luận văn, khóa luận; các phương tiện truyền thơng, các tổ chức
thương mại,...
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp
Phân tích tổng hợp: là q trình tính tốn chỉ tiêu liên quan đến năng lực cạnh
tranh của cơng ty sau đó dùng phương pháp kinh tế để làm rõ hơn thực trạng kinh
doanh, năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trên thị trường. Phân tích

4


thành tựu, hạn chế của cơng ty từ đó có những đánh giá, đưa ra những đề xuất, kiến
nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.
So sánh đối chứng: trên cơ sở các số liệu liên quan đến doanh thu, chi phí, lợi

nhuận… của công ty trong 3 năm 2019 - 2021 so sánh sự thay đổi tăng hay giảm của
các chỉ tiêu trên qua các năm cả về tuyệt đối và số tương đối.
Thống kê phân tích: phân loại và sắp xếp các dữ liệu đã thu thập được để phân
tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cơng ty
6. Kết cấu khóa luận
Bài nghiên cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về cạnh tranh và nâng cao sức cạnh tranh sản
phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích đánh giá thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ Logistics của
công ty cổ phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa.
Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Logistics
của công ty Cổ phần ASC Trans Việt Nam trên thị trường nội địa.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ
NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS.
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ
Logistics của doanh nghiệp.
1.1.1 Nâng cao sức cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực
như  kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao, thường xuyên
được nhắc  tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện
thông tin đại  chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác
nhau, dẫn đến có rất  nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau: 
Theo từ điển ngôn ngữ tiếng Anh (xuất bản năm 1992): Cạnh tranh được xem là
sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành
cùng một  loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. 

Theo từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam: Cạnh tranh là hoạt động tranh đua
giữa  những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong
nền kinh  tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện
sản xuất, tiêu  thụ và thị trường có lợi nhất. 
Có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh, song có thể hiểu một cách chung nhất về
cạnh  tranh như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất,
nhà phân  phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế
để tạo nên lợi  thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
hay các lợi ích về  kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Ở góc độ thương mại,  cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp trong ngành
kinh doanh nhằm giành/giữ được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. 
1.1.1.2 Khái niệm về sức cạnh tranh sản phẩm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về sức cạnh tranh của sản phẩm. Tùy vào  từng
điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển mà lại có những kháia niệm khác nhau. Sức
cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một vài kết quả mong
muốn dưới những chỉ tiêu như lợi nhuận, thị phần, giá cả,… hoặc chất lượng các sản

6


phẩm cũng như sức cạnh tranh của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện nay và
làm nảy sinh thị trường mới. 
Theo Thuật ngữ kinh tế học (2001), NXB từ điển Bách khoa Hà Nội (trang 349),
Sức cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ tranh cạnh trên
thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp.
Sức cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh
nhưng phải nhiều về lượng và giá trị tiêu thụ trong khi có nhiều người cùng bán loại
sản phẩm đó trên thị trường.
Như vậy, một sản phẩm hàng hóa được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng
được nhu cầu của khách về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự

khác biệt, thương hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hóa cùng loại.
Sức cạnh tranh sản phẩm được nhận biết thông qua lợi thế cạnh tranh của sản
phẩm đó với các sản phẩm khác cùng loại. Hay sức cạnh tranh sản phẩm là tính hiện
hữu của q trình khai thác các lợi thế cạnh tranh hay ưu thế, đặc điểm nào đó của sản
phẩm đan nghiên cứu so với sản phẩm cùng loại trên cùng một thị trường và trong một
khoảng thời gian xác định.
1.1.1.3 Khái niệm nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm
Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm là tạo ra cho sản phẩm này những đặc điểm,
những ưu thế vượt trội, những sự khác biệt so với những sản phẩm cùng loại. Khi sản
phẩm này có sức cạnh tranh trên thị trường thì khách hàng sẽ sẵn sàng lựa chọn sản
phẩm cho việc tiêu dùng của mình. Doanh nghiệp cũng vì thế mà có nhiều có hội mở
rộng thị trường và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Thực chất của việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm là tạo ra những ưu thế hơn
hẳn về giá cả, giá trị sử dụng, chất lượng cũng như uy tín sản phẩm, uy tín doanh
nghiệp, uy tín quốc gia nhằm giành được những lợi thế tương đối trong cạnh tranh, đẩy
nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, thực hiện mục tiêu hóa lợi nhuận.
1.1.2 Dịch vụ logistics
1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ logistics
Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự hỗ trợ đắc lực của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được
sản xuất ra ngày càng nhiều. Do khoảng cách trong các lĩnh vực cạnh tranh truyền

7


thống nhờ chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã
chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa q
trình lƣu chuyển ngun nhiên vật liệu và bán thành phẩm, ... trong cả hệ thống quản
lý phân phối vật chất của doanh nghiệp. Trong quá trình đó, logistics có cơ hội phát
triển ngày càng mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu, logistics

chỉ đơn thuần được coi là một phương thức kinh doanh mới, mang lại hiệu quả cao cho
các doanh nghiệp. Cùng với quá trình phát triển, logistics đã được chun mơn hóa và
phát triển trở thành một ngành dịch vụ đóng vai trị rất quan trọng trong giao thương
quốc tế.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics
có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm khái niệm hẹp tiêu biểu là logistics trong một số lĩnh vực chuyên ngành
cũng được coi là nghĩa hẹp, tức là chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó
(như ví dụ ở trên là trong lĩnh vực quân sự). Theo khái niệm này, bản chất của dịch vụ
logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi
sản xuất tới nơi tiêu thụ.
Như vậy, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ
logistics theo khái niệm này khơng có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ
vận tải đa phương thức (MTO)
Nhóm khái niệm có phạm vi rộng. Theo khái niệm này, dịch vụ logistics gắn liền
cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất
ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối để đến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Nhóm khái niệm này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các
nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan,
phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý … với một nhà cung cấp dịch vụ
logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận tồn bộ các khâu trong q trình hình
thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch
vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chun mơn, nghiệp vụ vững vàng để cung
cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất. Đây là một cơng việc mang
tính chun mơn hóa cao.

8


1.1.2.2 Phân loại dịch vụ Logistics

Phân loại theo hình thức Logistics
Căn cứ vào phân cơng lao động và tính chun nghiệp của các doanh nghiệp có các
mơ hình nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP – Logistics Service Provider) như sau:


Logistics bên thứ nhất (1PL)

Người chủ sở hữu hàng hoá tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics
để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Theo đó, chủ hàng phải đầu tư vào các  phương tiện
vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt
động logistics. First Party Logistics làm phình to quy mơ của doanh nghiệp và thường
làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp khơng có đủ quy mô cần thiết, kinh
nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics.


Logistics bên thứ hai (2PL)

Người cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho một
hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan,
thanh toán...) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics.
Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không,
các công ty kinh doanh kho bãi, khai thuê hải quan, trung gian thanh toán...


Logistics bên thứ ba (3PL)

Người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng
bộ phận chức năng, như: thay mặt cho người gửi hàng thực hiện thủ tục xuất khẩu và
vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thơng quan và vận
chuyển hàng hố tới địa điểm đến quy định. Do đó, 3PL bao gồm nhiều dịch vụ khác

nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hố, xử lý thơng tin...và có tính
tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng.


Logistics bên thứ tư (4PL)

Người tích hợp (integration) - người hợp nhất, gắn kết các nguồn lực tiềm năng
và cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng
và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển
logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị
vận tải...4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất, làm
thủ tục sản xuất, nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng.

9




Logistics bên thứ năm (5PL)

Hình thức này phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp
dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL đứng ra quản lý toàn chuỗi phân phối trên nền tảng
thương mại điện tử.
Phân loại theo quá trình
Logistics đầu vào (inbound logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung ứng tài
nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn...) một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian
và chi phí cho quá trình sản xuất.
Logistics đầu ra (outbound logistics) Là các hoạt động đảm bảo cung cấp thành
phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi phí nhằm
đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.

Logistics ngược (reverse logistics): Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu,
phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến mơi trường phát sinh từ q trình sản xuất, phân
phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
Phân loại theo đối tượng hàng hóa
Logistics hàng tiêu dùng nhanh (FMCG logistics): là quá trình logistics cho hàng
tiêu dùng có thời hạn sử dụng ngắn như: quần áo, giày dép, thực phẩm…
Logistics ngành ô tô (automotive logistics): Là q trình logistics phục vụ cho
ngành ơ tơ.
Logistics hóa chất (chemical logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành
hoá chất, bao gồm cả hàng độc hại, nguy hiểm.
Logistics hàng điện tử (electronic logistics) Là hoạt động logistics phục vụ cho
ngành hàng điện tử.
Logistics dầu khí (petroleum logistics): Là hoạt động logistics phục vụ cho ngành
dầu khí.
1.2 Cơ sở lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh trong dịch vụ Logistics trong
doanh nghiệp.
1.2.1 Cơ sở lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp
Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh và có thể đứng vững khi có mức giá
thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay dịch vụ ngang

10


bằng. Theo lý thuyết thương mại truyền thống sức cạnh tranh được xem xét qua lợi thế
so sánh về chi phí sản xuất và năng suất lao động.
Theo M.Porter, sức cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực
độc đáo của mình để tạo ra sản phẩm có giá phí thấp và sự dị biệt của sản phẩm. Muốn
nâng cao sức cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế của mình để đạt thắng
lợi trong cạnh tranh. Có hai nhóm lợi thế cạnh tranh:
Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các

nhân tố sản xuất như đất đai, vốn, lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi
thế cạnh tranh.
Lợi thế về sự khác biệt: Dựa vào sự khác biệt của sản phẩm làm tăng giá trị cho
khách hàng, giảm chi phí sử dụng sản phẩm hoặc nâng cao tính hồn thiện khi sử dụng
sản phẩm. Lợi thế này cho phép thị trường chấp nhận mức giá thậm chí cao hơn đối thủ.
1.2.2 Tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh dịch vụ logistics của doanh nghiệp
1.2.2.1 Tiêu chí doanh thu lợi nhuận và thị phần
Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh bán
hàng của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Khi có doanh thu, quỹ tiền tệ
của doanh nghiệp tăng. Trong toàn bộ chu trình kinh doanh nhờ có doanh thu mà chi
phí (vốn) bỏ ra được bù đắp hay tái tạo và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo tiền
đề cho quá trình kinh doanh tiếp theo.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sức cạnh tranh sản phẩm của
doanh nghiệp. Có lợi nhuận chứng tỏ hoạt động kinh doanh đã bù đắp được chi phí bỏ
ra và có tích lũy. Lợi nhuận kỳ này cao hơn kỳ trước biểu hiện hàng hóa được tiêu thụ
nhiều hơn hoặc giá thành sản phẩm giảm hoặc các hoạt động đầu tư tài chính hiệu quả
hơn. Lợi nhuận tăng góp phần cơ bản tăng hiệu quả kinh doanh. Mục tiêu kinh doanh
là thu lợi nhuận, có lợi nhuận mới trả lãi được cho người góp vốn và mở rộng quy mơ
kinh doanh, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển.
Muốn nâng cao lợi nhuận cần tăng doanh thu và giảm giá thành sản phẩm để tăng
lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm. Một trong các biện pháp tăng doanh thu
là hạ giá thành sản phẩm, qua đó ta thấy hạ giá thành sản phẩm là vấn đề quan trọng.
Thị phần tiêu thụ của sản phẩm của thị trường qua các năm so với đối thủ cạnh
tranh. Đây là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm

11


lĩnh thị phần của doanh nghiệp, để đánh giá khả năng cạnh tranh thị phần là phần trăm
chiếm lĩnh trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại khác qua từng thời kỳ.

Thị phần của sản phẩm càng cao thì thị thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường
so với sản phẩm cùng ngành càng cao. Tức mức độ tiêu dùng sản phẩm trên thị trường
trong từng thời lý càng cao, hay chứng tỏ sản phẩm có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên,
chỉ tiêu ngày chỉ phần kết quả tương đối, do phụ thuộc vào sự chính xác của thơng tin
thống kê thị trường.
1.2.2.2 Tiêu chí về giá dịch vụ Logistics
Giá của dịch vụ là toàn bộ giá trị đầu vào của một dịch vụ như là chi phí th
nhân cơng, chi phí quảng cáo, chi phí cơ sở vật chất… Thơng thường, dịch vụ nào có
giá bán thấp thì dịch vụ đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Do đó, muốn có giá bán
thấp thì các doanh nghiệp thì phải tìm cách để hạ giá thành dịch vụ của mình. Điều này
địi hỏi phải sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như nguồn lao động dồi dào, tài
nguyên thiên nhiên phong phú, bên cạnh đó phải nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp cận
và ứng dụng những thành tựu trong công nghệ thông tin, có như vậy mới hạ giá thành
và nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ. Chi phí dịch vụ Logistics bao gồm các thành phần
cơ bản như sau:


Chi phí thơng quan cho hàng hóa: Chi phí mở tờ khai hải quan cho mọi doanh

nghiệp theo quy định của Nhà nước là như nhau. Tuy nhiên do nhiều lý do nhảy cảm,
nên ngồi chi phí mở tờ khai thì các doanh nghiệp phải chi thêm nhiều khoản phí khác.
Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ của các doanh nghiệp với đơn vị hải quan nên rất
khó để có thể so sánh.


Chi phí vận chuyển: Trong giao nhận hàng hóa, chi phí vận chuyển là chi phí

chính gồm nhiều chi phí cấu thành nên như cước biển, chi phí bốc xếp, chi phí kho
bãi,...
Chính vì vậy để có được sự cạnh tranh trong giá cả dịch vụ các công ty logistics

cần giảm chi phí dịch vụ, có mức giá cước tốt, có mối quan hệ tốt với các đại lý nước
ngoài và hợp đồng với các hãng tàu.
1.2.2.3 Tiêu chí về chất lượng dịch vụ Logistics
Đây là yếu tố hàng đầu mà các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ luôn hướng đến
để thu hút và đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó phản ánh

12


trực tiếp được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp ln
chú trọng và thường xun đào tạo, nâng cao chất lượng dịch vụ. Với đặc thù của
ngành cung cấp dịch vụ, chất lượng dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế có thể  bao
gồm các yếu tố sau:
Thời gian vận chuyển: Là tổng thời gian vận chuyển trọn gói từ khi chủ hàng gửi
hàng từ điểm xuất phát tới địa điểm khách hàng yêu cầu (transit time door to door),
được xác định như sau:

Trong đó:
 

- Thời gian vận chuyển lô hàng từ điểm nhận hàng đến điểm trả hàng. Thông

thường thời gian này được thống nhất giữa nhà vận tải và chủ hàng, được quy định
trong điều khoản thời gian giao hàng của hợp đồng vận tải.
- Thời gian phương tiện di chuyển. Tùy theo cách thức tổ chức vận tải lộ
hàng, thời gian này có thể là tổng của thời gian dịch chuyển của các phương thức vận
chuyển I (

)


- Khoảng cách vận tải của phương thức vận tải i (Km);
- Tốc độ khai thác bình quân trên tuyến của phương thức vận tải i (km/giờ
(ngày));
- Thời gian xếp dỡ hàng hóa lên xuống phương tiện, tùy thuộc số các phương
thức vận tải được tổ chức để vận chuyển lộ hàng, thời gian xếp dỡ sẽ là tổng của thời
gian xếp dỡ tại các điểm nhận và trả hàng j (

);

- Thời gian không thực hiện tác nghiệp vận chuyển do thời tiết, khí hậu, thủy
văn không thuận lợi; sự kết nối giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải và các đầu

13



×