Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Ảnh hưởng của uniconazole riêng lẻ hay kết hợp với mepiquat chloride lên sự ra hoa xoài cát hòa lộc tại huyện châu thành a, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.47 KB, 7 trang )

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

ẢNH HƯỞNG CỦA UNICONAZOLE RIÊNG LẺ HAY
KẾT HỢP VỚI MEPIQUAT CHLORIDE LÊN SỰ RA HOA
XỒI CÁT HỊA LỘC TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH A,
TỈNH HẬU GIANG
Danh Trí Tâm1, Trịnh Thanh Phúc2, Trần Văn Hâu2*
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của Uniconazole riêng lẻ hay kết hợp với Mepiquat
chloride lên sự ra hoa xoài cát Hồ Lộc. Đề tài gồm hai thí nghiệm thực hiện trên vườn của nông dân tại thị
trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Thí nghiệm 1 được bố trí theo thể thức khối hồn
tồn ngẫu nhiên, 3 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại một cây. Các nghiệm thức bao gồm: 1) tưới
Paclobutrazol (PBZ) 1,5 g a.i./m đường kính tán (đkt), 2) tưới Uniconazole (UCZ) với liều lượng 1,0 g a.i./m
đkt và 3) tưới UCZ với liều lượng 1,5 g a.i./m đkt. Các nghiệm thức được kích thích trổ hoa (KTTH) bằng
Thiourê nồng độ 0,4% ở 32 ngày sau khi xử lý PBZ và UCZ. Thí nghiệm 2 được bố trí theo thể thức khối
hoàn toàn ngẫu nhiên, 5 nghiệm thức và 5 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại một cây. Các nghiệm thức bao gồm: 1)
tưới PBZ 1,5 g a.i./m đkt, 2) phun UCZ 1.000 ppm, 3) phun UCZ 1.000 ppm + Mepiquat chloride (MC) 1.000
ppm, 4) phun UCZ 1.500 ppm và 5) phun UCZ 1.500 ppm + MC 1.000 ppm. Các nghiệm thức được KTTH
bằng KNO3 nồng độ 3% ở các thời điểm 90 ngày sau khi xử lý PBZ và UCZ, phun lại KNO3 nồng độ 1,5% 7
ngày sau khi phun lần 1. Kết quả cho thấy, tạo mầm hoa bằng phương pháp tưới UCZ với liều 1,0 hoặc 1,5 g
a.i./m đkt hay paclobutrazol với liều lượng 1,5 g a.i./m đkt và KTTH bằng Thiourê 0,4% cho tỷ lệ ra hoa rất
cao (92,82%). Trong khi phun UCZ với nồng độ 1.000 ppm, 1.500 ppm riêng lẻ kết hợp với MC 1.000 ppm và
KTTH bằng KNO3 đều cho tỷ lệ ra hoa thấp (<20%). Xử lý UCZ không ảnh hưởng đến độ Brix, tổng acid
tổng số và hàm lượng vitamin C trong thịt trái xồi cát Hịa Lộc.
Từ khóa: KNO3, mepiquat chloride, ra hoa, thiourê, uniconazole, xoài cát Hoà Lộc (Mangifera indica L.).

1. ĐẶT VẤN ĐỀ 9
Xồi cát Hịa Lộc có nguồn gốc từ huyện Cái Bè,
tỉnh Tiền Giang, được thị trường rất ưa chuộng do có
phẩm chất thơm ngon. Hiện nay giống xoài này được
trồng rất phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long


(ĐBSCL), miền Đông Nam bộ, duyên hải Nam
Trung bộ và một số vùng khác trên cả nước (Trần
Văn Hâu và ctv., 2015). Trong mùa thuận, việc thu
hoạch xoài diễn ra tập trung, dẫn đến sản lượng xoài
rất lớn, giá rẻ, nhưng ở vào các thời điểm khác trong
năm, giá xồi có thể cao hơn giá xồi ở vụ thuận rất
nhiều lần. Do đó, việc điều khiển cho xồi ra hoa ở
những thời điểm thích hợp trong năm là biện pháp
rất quan trọng. Tại ĐBSCL, hợp chất chủ yếu để tạo
mầm hoa trong quá trình xử lý ra hoa trên xoài là
paclobutrazol (PBZ) được Tran Van Hau (1997)

1

Học viên cao học ngành Khoa học cây trồng Khóa 25,
Trường Đại học Cần Thơ
2
Bộ mơn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường
Đại học Cần Thơ
Email:

nghiên cứu từ năm 1996 trên xồi cát Hịa Lộc tại
huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp và đây là hóa chất
rất có hiệu quả để xử lý xoài ra hoa vụ nghịch. Tuy
nhiên, PBZ trong rau quả phải nằm dưới mức giới
hạn ở Hoa Kỳ, EU và Hàn Quốc, trong khi đó PBZ bị
cấm ở Thụy Điển (Zhang et al., 2019). Ở Việt Nam,
theo Thông tư số 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 09
tháng 02 năm 2018, hoạt chất PBZ không được sử
dụng trên cây ăn trái và từ tháng 8/2019, Thiourea đã

bị rút ra khỏi danh mục phân bón được phép sử dụng
ở Việt Nam do Bộ Nơng nghiệp và PTNT ban hành.
Do đó, việc nghiên cứu các chất thay thế PBZ trong
quy trình xử lý ra hoa xồi là hết sức cần thiết, trong
đó tiềm năng là uniconazole (UCZ) và mepiquat
choride (MC) có khả năng ức chế quá trình tổng hợp
gibberellin tương tự như PBZ (Rademacher, 2000).
Theo Davis et al. (1988), UCZ có thể rất bền trong
việc hạn chế sự phát triển của cây mà không gây ngộ
độc cho tế bào. Theo Trần Văn Hâu (2013), để xoài
ra hoa cần tác động đưa mầm hoa ra khỏi thời kỳ
miên trạng (bud break) để mầm hoa phát triển, cần
có các tác nhân gây “stress” cho cây xồi như các yếu
tố mơi trường như: nhiệt độ lnh, ngp ỳng hoc cỏc

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020

59


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
tác động của hố chất cụ thể là Nitrate kali hay
Thiourê. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm mục
đích tìm hiểu ảnh hưởng của nồng độ và liều lượng
Uniconazole khi kích thích trổ hoa (KTTH) bằng
KNO3 hay Thiourê lên sự ra hoa xoài cát Hoà Lộc.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Nghiên cứu có hai thí nghiệm được thực hiện từ
tháng 3/2019 đến 3/2020 tại huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang.


Thí nghiệm 1: “Ảnh hưởng của liều lượng
Uniconazole và KTTH bằng Thiourê lên sự ra hoa
xồi cát Hịa Lộc tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang”
Thí nghiệm được thực hiện trên cây xồi cát Hịa
Lộc 12 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp ghép
nhưng không rõ gốc ghép. Thí nghiệm có ba nghiệm
thức được bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu
nhiên với 4 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một
cây. Các nghiệm thức bao gồm: 1) đối chứng tưới
Paclobutrazol (PBZ) vào đất với liều lượng 1,5 g
a.i./m đkt; 2) tưới UCZ với liều lượng 1,0 g a.i./m
đường kính tán (đkt); và 3) tưới UCZ với liều lượng
1,5 g a.i./m đkt. Tất cả các nghiệm thức được KTTH
bằng Thiourê nồng độ 0,4% ở thời điểm 32 ngày sau
khi xử lý PBZ và UCZ do tại thời điểm 30 ngày sau
khi xử lý UCZ và PBZ các nghiệm thức trong thí
nghiệm có biểu hiện nhú mầm hoa (cựa gà). Cây
xoài sau khi thu hoạch trái xong tiến hành cắt tỉa các
cành sâu bệnh, cành vượt và bón phân theo quy trình
canh tác xoài cát Hoà Lộc rải vụ của Trần Văn Hâu
(2013) có bổ sung. Sau thu hoạch cây xồi được bón
phân N-P2 O5-K2O với liều lượng là: 72-18-122 g/cây.
Sau khi trổ hoa 2 tuần bón phân đợt 2 với liều lượng
N-P2O5-K2O: 75-75-75 g/cây. Kích thích cho cây xồi
ra đọt tập trung bằng cách phun Thiourê nồng độ
0,5% sau khi bón phân đợt 1 khoảng 1 tuần. Các cây
xoài ra đọt đạt tỷ lệ trung bình 96,06%.


Thí nghiệm 2: “Ảnh hưởng của nồng độ
Uniconazole riêng lẻ hay kết hợp với Mepiquat
chloride (MC) và KTTH bằng KNO3 lên sự ra hoa
xồi cát Hịa Lộc tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang”
Thí nghiệm được thực hiện trên cây xồi cát Hịa
Lộc 8 năm tuổi, nhân giống bằng phương pháp hữu
tính. Thí nghiệm có năm nghiệm thức được bố trí
theo thể thức khối hồn tồn ngẫu nhiên với 5 lặp lại,
mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức

60

bao gồm: 1) đối chứng tưới PBZ tưới vào đất với liều
lượng 1,5 g a.i./m đkt; 2) phun UCZ ở nồng độ 1.000
ppm; 3) Phun UCZ 1.000 ppm được 30 ngày phun
thêm MC 1.000 ppm; 4) phun UCZ 1.500 ppm; 5)
1.500 ppm + MC 1.000 ppm. Kích thích trổ hoa bằng
cách phun KNO3 nồng độ 3% ở giai đoạn 90 ngày sau
khi xử lý PBZ/UCZ, 7 ngày sau phun lại lần 2 với
nồng độ 1,5%. Sau khi thu hoạch, cây xoài được cắt
tỉa các cành sâu bệnh, cành vượt và bón phân theo
quy trình canh tác xoài cát Hoà Lộc rải vụ của Trần
Văn Hâu (2013) có bổ sung. Đợt 1 (Sau khi xử lý tạo
mầm hoa): 0,2 kg DAP + 0,1 kg KCl/cây. Đợt 2 (sau
khi trổ hoa 2 tuần): 0,5 kg NPK (15-15-15). Sau khi
xử lý tạo mầm hoa cây xồi được bón phân N-P2O5K2O với liều lượng là: 36-92-61 g/cây. Sau khi trổ hoa
2 tuần bón phân đợt 2 với liều lượng N-P2O5-K2O: 7575-75 g/cây. Đọt ra tự nhiên vào tháng 3 với tỷ lệ ra
đọt non 97,9%.


Chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Hàm lượng các chất
đồng hóa (đạm tổng số, carbon tổng số, tỷ số C/N),
đặc điểm hình thái của đỉnh sinh trưởng, đặc tính ra
hoa, đậu trái, năng suất và phẩm chất trái xoài cát
Hoà Lộc.
Hàm lượng các chất đồng hố được thu thập
bằng cách thu lá ở vị trí thứ 5 đã trưởng thành ở chồi
ngọn ở giai đoạn trước khi phun KNO3 hay Thiourê
một ngày. Mẫu lá xoài sau khi thu được cho vào
thùng đá mang về phòng thí nghiệm, lau sạch bằng
cồn để loại bỏ bụi trên lá chỉ giữ lại phần thịt lá sau
đó cho vào lò sấy ở nhiệt độ 70oC trong 2-3 ngày cho
mẫu lá khơ rồi tiến hành phân tích các chỉ tiêu hàm
lượng các chất đồng hóa trong lá như: Carbon (phân
tích bằng phương pháp tro hóa theo Dubois et al.,
1956), đạm tổng số (phân tích theo phương pháp
Kjeldahl) và tỷ số C/N được tính từ các kết quả phân
tích carbon và đạm tổng số thu được. Đặc điểm hình
thái đỉnh sinh trưởng được quan sát bằng cách thu
thập đỉnh sinh trưởng ở quanh tán cây, quan sát và
chụp ảnh bằng kính hiển vi ở vật kính x4. Đặc tính ra
hoa, đậu trái của xoài bao gồm: Tỷ lệ ra hoa được ước
lượng bằng cách đếm số chồi ra hoa/tổng số chồi
trong bốn khung có kích thước 0,5 x 0,5 m xung
quanh tán cây. Chiều dài phát hoa được đo 10 phát
hoa/cây khi hoa đã nở hoàn toàn. Tỷ lệ đậu trái ghi
nhận bằng cách số trái khi hoa lưỡng tính chuyển
sang màu xanh trên 10 phát hoa/cây. Năng suất
được ghi nhận bằng cách: Cân và đếm tổng số
trái/cây để ghi nhận nng sut trỏi/cõy. Cõn 10


Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
trái/cây để tính khối lượng trung bình trên trái.
Phẩm chất trái được thu thập bằng cách thu 5
trái/cây để phân tích: TSS, TA, hàm lượng vitamin C.
Trái xoài sau khi thu hoạch được dấm bằng CaC2 với
liều lượng 2 g/kg trái trong vòng 48 giờ trong thùng
giấy. Hàm lượng vitamin C được phân tích theo
phương pháp của Murin (năm 1900, trích dẫn bởi
Nguyễn Minh Chơn và ctv., 2005). Hàm lượng TSS
được xác định bằng cách nghiền 5 g thịt trái chín sau
đó lên thể tích 50 ml bằng nước cất, lọc lấy dịch và đo
bằng máy khúc xạ kế Atago. Hàm lượng acid tổng số

(TA) bằng phương pháp trung hịa (TCVN
4589:1988). Phân tích phương sai (ANOVA) được
thực hiện để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm
thức, các giá trị trung bình được so sánh bằng kiểm
định Duncan ở mức ý nghĩa 5%.
Số liệu khí tượng trong thời gian thí nghiệm
được trình bày trong hình 1a&b. Nhiệt độ trung bình
từ tháng 7 đến tháng 9 là 27,5C, ẩm độ tương đối
85%, là điều kiện thích hợp cho cây xồi ra hoa.

Hình 1. Biểu đồ tình hình nhiệt trung bình tháng (a) và lượng mưa trung bình, ẩm độ (b) từ tháng 4/2019 –
3/2020 tại trạm khí tượng thủy văn TP. Cần Thơ
(Nguồn: Trạm Khí tượng Thủy văn thành phố Cần Thơ)

yếu tố giới hạn sự ra hoa và phát triển trái của cây
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
thân gỗ. Hàm lượng đạm tổng số trung bình của 2 thí
3.1. Hàm lượng carbon tổng số và đạm tổng số
nghiệm lần lượt là khoảng 1,39% và 1,45%. Kết quả
trong lá
này phù hợp với nhận định của Rameshwar và Sultan
Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy, hàm (1979) thì cây xồi đạt năng suất tối ưu khi đạm
lượng carbon tổng số, đạm tổng số, tỷ lệ C/N, hàm trong lá ở phạm vi từ 1,40 đến 1,50%.
lượng đường và tinh bột giữa các nghiệm thức trong
Tỷ lệ C/N trung bình khoảng 28,18 ở thí nghiệm
mỗi thí nghiệm khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê 1 và 25,80 ở thí nghiệm 2. Kết quả này phù hợp với
(Bảng 1a và 1b). Hàm lượng carbon tổng số trong cả nhận định của Trần Văn Hâu (2013) ở độ tuổi cây
hai thí nghiệm gần tương đương nhau (36,94% và khác nhau và trong điều kiện xử lý PBZ hay không
36,83%, theo thứ tự). Theo Monselise và Goldschmidt cũng khơng có sự khác biệt về tỷ số C/N.
(1982), hàm lượng carbon dự trữ được xem như là
Bảng 1a. Ảnh hưởng của liều lượng UCZ lên các chất đồng hóa trong lá xồi cát Hịa Lộc ở thời điểm 1 ngày
trước khi kích thích trổ hoa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, năm 2019
Carbon tổng số Đạm tổng số
Hàm lượng Hàm lượng tinh
TT Nghiệm thức
Tỷ lệ C/N
(%)
(%)
đường (%)
bột (%)
1 PBZ1,5 g a.i./m
37,00
1,33
26,74

1,15
0,34
2 UCZ1 g a.i./m
36,46
1,32
28,35
1,43
0,36
3 UCZ1,5 g a.i./m
37,35
1,52
29,45
1,47
0,39
Trung bình
36,94
1,39
28,18
1,32
0,37
F
ns
ns
ns
ns
ns
CV (%)
3,47
32,09
35,10

29,82
12,20

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê mc ý ngha 5%

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020

61


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
Ở thí nghiệm 1, hàm lượng đường và tinh bột
trung bình lần lượt là 1,32 và 0,37%. Chacko (1991)
cho rằng nguồn Carbohydrate từ tinh bột đã được
chuyển hố thành đường để cung cấp dinh dưỡng
cho sự hình thành hoa. Trong khi đó ở thí nghiệm 2,
hàm lượng đường và tinh bột trung bình lần lượt là
1,51 và 0,29%. Hàm lượng đường thấp hơn so với thí
nghiệm 1 có thể do đường đã được vận chuyển đến
những mơ đang phát triển như mầm hoa (Cull và
Lindsay, 1995).

Tóm lại, khi tạo mầm hoa bằng cách tưới UCZ
vào đất với liều lượng 1,0 hoặc 1,5 g a.i./m đkt đều
không khác biệt so với xử lý PBZ 1,5 g a.i./m đkt.
Ngoài ra, việc tạo mầm hoa bằng phương pháp phun
UCZ ở nồng độ 1.000 ppm và 1.500 ppm riêng kẻ
hoặc kết hợp với MC sau đó 30 ngày khơng ảnh
hưởng đến Carbon tổng số, đạm tổng số hay tỷ lệ
C/N ở lá xoài cát Hoà Lộc so với tưới PBZ 1,5 g

a.i./m.

Bảng 1b. Ảnh hưởng của nồng độ UCZ riêng lẻ hay kết hợp với MC lên các chất đồng hóa trong lá của xoài
cát ở thời điểm 1 ngày trước khi kích thích trổ hoa tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, năm 2019
Carbon tổng Đạm tổng Tỷ lệ
Hàm lượng Hàm lượng
TT
Nghiệm thức
số (%)
số (%)
C/N
đường (%)
tinh bột (%)
1 PBZ1,5 g a.i./m
36,91
1,43
26,08
1,57
0,28
2 UCZ1.000 ppm
36,91
1,35
27,39
1,48
0,27
3 UCZ1.000 ppm + MC1.000 ppm
36,68
1,39
26,59
1,48

0,31
4 UCZ1.500 ppm
36,82
1,51
24,90
1,53
0,30
5 UCZ1.500 ppm + MC1.000 ppm
36,81
1,56
24,05
1,49
0,27
Trung bình
36,83
1,45
25,80
1,51
0,29
F
ns
ns
ns
ns
ns
CV (%)
1,63
12,73
11,91
5,91

15,61

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
3.2. Đặc điểm hình thái đỉnh sinh trưởng 1 ngày
trước khi kích thích trổ hoa
Trong thí nghiệm 1, quan sát mô phân sinh chồi
ngọn ở giai đoạn một ngày trước khi KTTH của các
nghiệm thức đều nhô cao, lá có màu xanh đậm. Điều
này cho thấy việc xử lý UCZ hay PBZ đều thúc đẩy
sự phát triển của mơ phân sinh ngọn và q trình
hình thành mầm hoa. Ngoài ảnh hưởng của UCZ hay
PBZ, cây được xử lý nhằm tạo mầm hoa vào tháng 8
có nhiệt độ thấp giúp góp phần thúc đẩy q trình
phân hố mầm hoa.
Trong thí nghiệm 2, mơ phân sinh chồi ngọn ở
giai đoạn một ngày trước khi KTTH của tất cả các
nghiệm thức đều nhơ cao, lá có màu xanh đậm. Quan
sát đỉnh sinh trưởng, Tongumpai et al. (1997) nhận

(a)

thấy có khoảng 30% mầm hoa được hình thành sau
khi xử lý PBZ được 90 ngày. Theo Nunez-Elisea và
Davenport (1995) quá trình khởi tạo mầm hoa ở xoài
là kết quả tác động phức tạp của các giai đoạn phát
triển của chồi và các yếu tố môi trường, tuy sự khởi
tạo mầm hoa phát triển hồn tồn và đạt đến màu
xanh đậm nhưng khơng xác định được ở tuổi nào thì
có thể KTTH. Thời gian phân hố mầm hoa ở thí
nghiệm này chậm hơn, do quá trình xử lý tạo mầm

hoa vào tháng 7, nhiệt độ trung bình khoảng 28C
cao hơn thí nghiệm 1. Theo Whiley et al. (1989),
nhiệt độ thấp có ảnh hưởng rất lớn đến sự ra hoa trên
xoài. Điều này cho thấy UCZ cũng có hiệu lực thúc
đẩy q trình hình thành mm hoa nh PBZ.

(b)

(c)

m

0,5 mm

62

0,5 mm

0,5 mm

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ

(d)

(e)

(f)


m
0,5 mm

0,5 mm

(g)

0,5 mm

(h)

0,5 mm

0,5 mm

Hình 2. Đặc điểm hình thái của đỉnh sinh trưởng chồi ngọn xồi cát Hịa Lộc ở thời điểm 1 ngày trước khi
kích thích trổ hoa

(a) xử lý PBZ 1,5 g a.i./m đkt; (b) xử lý UCZ 1,0 g a.i./m đkt; (c) xử lý UCZ 1,5 g a.i./m đkt; (d) xử lý PBZ
1,5 g a.i./m đkt; (e) xử lý UCZ 1.000 ppm, (f) Phun UCZ 1.000 ppm, 30 ngày sau phun thêm MC 1.000 ppm,
(g) Phun UCZ 1.000 ppm, 30 ngày sau phun thêm MC 1.000 ppm; m: mô phân sinh ngọn
3.3. Đặc tính ra hoa và đậu quả
Tỷ lệ ra hoa, chiều dài phát hoa và tỷ lệ đậu quả
của xoài cát Hồ Lộc ở các nghiệm thức trong thí
nghiệm 1 khác biệt khơng có ý nghĩa thơng kê ở mức
ý nghĩa 5% (Bảng 2a). Trong thí nghiệm 2 (Bảng 2b)
cho thấy tỷ lệ ra hoa, chiều dài phát hoa khác biệt
khơng có ý nghĩa thống kê trong khi tỷ lệ đậu quả
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Tỷ lệ ra hoa của các nghiệm thức trong thí
nghiệm 1 đạt tỷ lệ rất cao, trung bình từ 90,83% đến
94,17%. Điều này cho thấy có thể thay thế PBZ bằng
UCZ để thúc đẩy sự hình thành mầm hoa cho xồi
cát Hịa Lộc. Lima et al. (2016) nhận thấy rằng khi
tiến hành tưới UCZ vào đất 3 lần, theo thứ tự là lần 1
là 1,0 g a.i./m đkt, sau 30 ngày tưới, lần 2 với liều
lượng là 1,0 g a.i./m đkt và sau 30 ngày tưới, lần 3 với
liều lượng 2,0 g a.i./m đkt rất hiệu quả cho việc thúc
đẩy quá trình hình thành mầm hoa. Tỷ lệ ra hoa
trung bình của các nghiệm thức trong thí nghiệm 2
(Bảng 2b) là 18,4%. Kết quả này thấp hơn kết quả thí
nghiệm trên xồi Đài Loan của Tran Van Hau et al.
(2018) khi tỷ lệ ra hoa đạt 85,5 đến 90,0% khi xử lý
UCZ 1,0 và 1,5 g a.i./m và KTTH bằng KNO3.
Ngun nhân có lẽ do việc kích thích ra mầm hoa đã

hình thành từ trước phân hố thành phát hoa của
KNO3 trên xoài cát Hoà Lộc chưa hiệu quả bằng
Thiourê. Điều này được chứng minh qua kết quả của
Đào Thị Bé Bảy và Phạm Ngọc Liễu (2003) cho rằng
tỷ lệ ra hoa của xoài cát Hoà Lộc khi KTTH bằng
KNO3 chỉ đạt 25% thấp hơn các giống như: xồi Cơm,
xồi Cụt,… (>80%). Theo Nieves (1985), Thiourê có
tác dụng phá trạng thái ngủ và thúc đẩy sự phân hoá
mầm hoa có hiệu quả gấp bốn lần so với KNO3. Việc
sử dụng KNO3 để KTTH kỳ vọng khả năng phá vỡ
miên trạng của KNO3 khi tạo mầm hoa bằng UCZ
cao hơn so với tạo mầm hoa bằng PBZ, tuy nhiên
không đạt được hiệu quả cao.

Chiều dài phát hoa ở các nghiệm thức trong
trong thí nghiệm 1 khoảng 47,14 cm đến 50,19 cm.
Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Văn Hâu
(2013), chiều dài phát hoa xoài cát Hoà Lộc kết thúc
quá trình tăng trưởng là khoảng 51,25±6,77 cm.
Trong khi chiều dài phát hoa trung bình của thí
nghiệm 2 chỉ đạt khoảng từ 41,7 đến 43,3 cm.
Tỷ lệ đậu quả trung bình ở các nghiệm thức của
thí nghiệm 1 (Bảng 2a) là 16,16%. Trong khi đó kết
quả thống kê (Bảng 2b) cho thấy tỷ lệ đậu quả (%)
của thí nghiệm 2 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 5%. Tỷ lệ đậu quả ở nghiệm thức phun

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - TH¸NG 12/2020

63


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
UCZ 1.500 ppm có kết hợp MC ở 30 ngày sau (37,9%)
cao hơn so với nghiệm thức chỉ phun riêng lẻ UCZ
1.000 ppm (27,6%). Hiện tượng rụng trái non khi đậu
trái có thể do bị thiếu dinh dưỡng hay bị ảnh hưởng
bởi các yếu tố từ môi trường (Trần Văn Hâu, 2013).
Tóm lại, tỷ lệ ra hoa, chiều dài phát hoa và tỷ lệ
đậu quả khi xử lý UCZ 1,0 hay 1,5 g a.i./m đkt tương
đương với biệp pháp xử lý bằng PBZ. Ngoài ra, việc
phun tạo mầm hoa bằng phương pháp sử dụng UCZ
riêng lẻ hoặc kết hợp với MC và KTTH bằng KNO3
không gây nên sự khác biệt về tỷ lệ ra hoa và chiều

dài phát hoa. Tuy nhiên tỷ lệ đậu quả khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa nghiệm thức phun UCZ 1.500
ppm có kết hợp MC ở 30 ngày sau với nghiệm thức
chỉ phun riêng lẻ UCZ 1.000 ppm.

Bảng 2a. Ảnh hưởng của liều lượng UCZ lên sự ra
hoa và chiều dài phát hoa xồi cát Hịa Lộc tại huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, năm 2019
Tỷ lệ ra Chiều dài Tỷ lệ
TT Nghiệm thức hoa
phát hoa đậu quả
(%)
(cm)
(%)
1 PBZ1,5 g a.i./m
93,47
47,14
14,74
2 UCZ1 g a.i./m
94,17
50,19
16,64
3 UCZ1,5 g a.i./m
90,83
49,45
17,09
Trung bình
92,82
48,93
16,16

F
ns
ns
ns
CV (%)
9,07
9,21
5,53

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
ở mức ý nghĩa 5%

Bảng 2b. Ảnh hưởng của nồng độ UCZ riêng lẻ hay kết hợp với MC lên sự ra hoa và chiều dài phát hoa xồi
cát Hịa Lộc tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, năm 2019
TT
Nghiệm thức
Tỷ lệ ra hoa (%) Chiều dài phát hoa (cm) Tỷ lệ đậu quả (%)
1
PBZ1,5 g a.i./m
17,6
41,9
35,0ab
2
UCZ1.000 ppm
20,1
41,7
27,6b
3
UCZ1.000 ppm + MC1.000 ppm
18,0

42,9
33,3ab
4
UCZ1.500 ppm
18,8
43,3
34,3ab
5
UCZ1.500 ppm + MC1.000 ppm
17,6
42,2
37,9a
Trung bình
18,4
42,4
F
ns
ns
*
CV (%)
15,75
4,5
19,7

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. *: khác biệt có ý nghĩa thống kê ở
mức ý nghĩa 5%. Các số có chữ theo sau giống nhau khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
nghiệm 1 và 2 lần lượt là 64,2 và 22,7 quả/cây. Khối
3.4. Năng suất
Số quả/cây, khối lượng trung bình và năng suất lượng trung bình quả của 2 thí nghiệm đạt lần lượt
(kg/cây và tấn/ha) giữa các nghiệm thức trong cùng 435,4 và 502,6 g. Tôn Thất Trình (1995) cũng cho

thí nghiệm khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở rằng xoài cát Hoà Lộc có khối lượng từ 350 đến 500
mức ý nghĩa 5% (Bảng 3a & b). Số quả trên cây g/quả. Điều này có thể do số lượng quả trên cây thấp
khơng khác biệt giữa các nghiệm thức là kết quả của nên khối lượng quả càng cao và ngược lại số lượng
tỷ lệ ra hoa và tỷ lệ đậu quả không khác biệt giữa các quả càng nhiều thì khối lượng quả càng thấp.
nghiệm thức, số quả trên cây trung bình của thí
Bảng 3a. Ảnh hưởng của liều lượng UCZ lên năng suất xồi cát Hịa Lộc tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang, năm 2019
Khối lượng
Khối lượng
Năng suất
TT
Nghiệm thức
Số quả/cây
trung bình quả (g) quả/cây (kg/cây)
(tấn/ha)
1
PBZ1,5 g a.i./m
69,0
466,9
32,29
8,07
2
UCZ1 g a.i./m
62,0
392,5
24,34
6,08
3
UCZ1,5 g a.i./m
61,7

446,8
27,55
6,88
Trung bình
64,2
435,4
28,05
7,01
F
ns
ns
ns
ns
CV (%)
9,86
11,54
10,55
10,54

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý ngha thng kờ mc ý ngha 5%

64

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - THáNG 12/2020


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
Ở thí nghiệm 1, khối lượng quả/cây trung bình ở dụng PBZ 1,5 g a.i./m đkt và KTTH bằng Thiourê
các nghiệm thức khoảng 28,05 kg/cây. Năng suất trên xoài cát Hoà Lộc. Đồng thời, việc tạo mầm hoa
xồi ở các nghiệm thức đạt trung bình khoảng 7,01 bằng phương pháp phun UCZ ở nồng độ 1.000 ppm

tấn/ha. Ở thí nghiệm 2, khối lượng quả/cây khoảng và 1.500 ppm riêng kẻ hoặc kết hợp với MC sau đó 30
11,9 kg/cây. Năng suất quả trung bình khoảng 3,6 ngày và KTTH bằng KNO3 không ảnh hưởng đến
tấn/ha, thấp hơn so với thí nghiệm 1 do tỷ lệ ra hoa ở một số yếu tố năng suất như: số quả/cây, khối lượng
các nghiệm thức chưa cao gây ảnh hưởng đến số trung bình quả, khối lượng quả/cây và năng suất của
lượng quả từ đó làm cho năng suất thấp.
xồi cát Hoà Lộc so với tưới PBZ 1,5 g a.i./m đkt.
Như vậy, việc sử dụng UCZ 1,0 hay 1,5 g a.i./m
đkt để xử lý ra hoa cho năng suất tương đương sử
Bảng 3b. Ảnh hưởng của nồng độ UCZ riêng lẻ hay kết hợp với MC lên một số chỉ tiêu năng suất của xồi cát
Hịa Lộc tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, năm 2019
Khối lượng trung
Khối lượng
Năng suất
TT
Nghiệm thức
Số quả/cây
bình quả (g)
quả/cây (kg/cây) (tấn/ha)
1 PBZ1,5 g a.i./m
21,7
482,9
10,5
3,1
2 UCZ1.000 ppm
22,9
539,2
12,3
3,7
3 UCZ1.000 ppm + MC1.000 ppm
23,6

538,2
12,8
3,8
4 UCZ1.500 ppm
23,0
514,1
11,7
3,5
5 UCZ1.500 ppm + MC1.000 ppm
22,2
438,6
12,2
3,7
Trung bình
22,7
502,6
11,9
3,6
F
ns
ns
ns
ns
CV (%)
7,6
21,8
12,5
12,6

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%

3.5. Phẩm chất quả
Độ Brix, hàm lượng acid tổng số (TA) và vitamin
C (Bảng 4a&b) của các nghiệm thức trong cùng thí
nghiệm khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý
nghĩa 5%.
Bảng 4a. Ảnh hưởng của liều lượng UCZ lên phẩm
chất quả xồi cát Hịa Lộc tại huyện Châu Thành A,
tỉnh Hậu Giang, năm 2019
TT Nghiệm thức

Độ Brix
(%)

Hàm
lượng
TA (%)

Hàm lượng
vitamin C
(mg/100 g)

1 PBZ1,5 g a.i./m

19,12

0,35

26,94

2 UCZ1 g a.i./m


19,13

0,33

29,09

3 UCZ1,5 g a.i./m

19,60

0,33

27,59

Trung bình

19,28

0,34

27,87

ns

ns

ns

4,71


21,10

11,88

F
CV (%)

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
ở mức ý nghĩa 5%
Ở thí nghiệm 1: Độ Brix trung bình khoảng
19,28% thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Minh
Châu và ctv. (2009) thì thịt quả xồi cát Hồ Lộc có
độ Brix từ 20 đến 22%. Hàm lượng TA dao động trong
khoảng 0,33 đến 0,35 (%). Vitamin C trung bình
khoảng 27,87 mg/100 g. Ở thí nghiệm 2: Độ Brix,

hàm lượng TA và vitamin C trung bình của tất cả
nghiệm thức lần lượt là 22,06%, 0,08% và 18,95%. Điều
này cho thấy, xử lý hoá chất ra hoa trong thí nghiệm
khơng làm ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu về phẩm
chất quả của xoài cát Hoà Lộc.
Bảng 4b. Ảnh hưởng của nồng độ UCZ riêng lẻ hay
kết hợp với MC lên một số chỉ tiêu phẩm chất quả
xồi cát Hịa Lộc tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu
Giang trong năm 2019
Hàm
Hàm lượng
Độ Brix
lượng

TA
Vitamin C
TT Nghiệm thức
(%)
(%)
(mg/100 g)
1 PBZ1,5 g a.i./m
21,58
0,08
19,54
2 UCZ1.000 ppm
22,04
0,09
17,83
3 UCZ1.000 ppm + 21,96
0,07
18,69
MC1.000ppm
4 UCZ1.500 ppm
22,40
0,07
19,90
5 UCZ1.500 ppm + 22,32
0,09
18,80
MC1.000 ppm
Trung bình
22,06
0,08
18,95

F
ns
ns
ns
CV (%)
4,78
19,26
19,91

Ghi chú: ns: khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
ở mức ý ngha 5%.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn - K 2 - TH¸NG 12/2020

65



×