Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.76 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

VŨ THỊ KIM DUNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ
XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TPHCM-Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------

VŨ THỊ KIM DUNG

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ
XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRƢƠNG THỊ HỒNG

TPHCM-Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sỹ “Phân tích các nhân tố tác động
đến nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai” là kết quả của
quá trình học tập và nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn hồn tồn đƣợc thu thập từ thực
tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc xử lý trung thực và khách
quan.

TP.HCM, ngày…tháng…năm 2014
Ngƣời thực hiện luận văn

Vũ Thị Kim Dung


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 1

3. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 2
6. Kết cấu luận văn .............................................................................................. 4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................. 5
1.1 Tổng quan về nợ xấu .....................................................................................5
1.1.1 Khái niệm nợ xấu ......................................................................................5
1.1.1.1 Quan điểm thế giới .............................................................................5
1.1.1.2 Quan điểm Việt Nam..........................................................................8
1.1.1.3 Mục tiêu của quản lý nợ xấu ............................................................10
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý nợ xấu ..................10
1.1.2 Ảnh hƣởng của nợ xấu ............................................................................15
1.1.2.1 Đối với Ngân hàng ...........................................................................15
1.1.2.2 Đối với nền kinh tế ...........................................................................16
1.2 Những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thƣơng mại....16
1.2.1 Nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc ......................................................16
1.2.2 Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam .....................................................20
1.2.3 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................21


1.2.3.1 Mơ hình ............................................................................................21
1.2.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................22
1.2.3.3 Xây dựng thang đo ...........................................................................23
1.3 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam ........................................................................................26
1.3.1 Mơ hình xử lý nợ xấu trên Thế giới ........................................................26
1.3.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở các nƣớc trên thế giới ...............................27
1.3.2.1 Hàn Quốc giai đoạn khủng hoảng 1997 ...........................................28
1.3.2.2 Hungary ............................................................................................29

1.3.2.3 Trung Quốc.......................................................................................30
1.3.2.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................31
Kết luận chƣơng 1................................................................................................. 34
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH ĐỒNG NAI ............................................................................................ 35
2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh Đồng Nai ...........................................................................................35
2.1.1 Thực trạng huy động vốn ........................................................................35
2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển
Nông thôn chi nhánh Đồng Nai .......................................................................38
2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh Đồng Nai ...........................................................................................40
2.2.1 Phân loại dƣ nợ cho vay .........................................................................40
2.2.2 Thực trạng nợ xấu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh Đồng Nai ...............................................................................................42
2.2.2.1 Nợ xấu qua các năm .........................................................................42
2.2.2.2 Nợ xấu phân theo nhóm nợ ..............................................................44
2.2.2.3 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế ...............................................46


2.3 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đồng Nai ....................................47
2.3.1 Mẫu nghiên cứu..........................................................................................47
2.3.2 Xử lý thang đo và mơ hình .........................................................................48
2.3.2.1 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha: ............................................48
2.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..................................................52
2.3.2.3 Kiểm định thang đo nợ xấu bằng phân tích hồi quy bội ..................58
2.3.3 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................62
2.4 Đánh giá các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn chi nhánh Đồng Nai từ kết quả nghiên cứu ..........63
Kết luận chƣơng 2................................................................................................. 66
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ VÀ HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
ĐỒNG NAI ............................................................................................................ 67
3.1 Định hƣớng chính sách cấp tín dụng .........................................................67
3.2 Giải pháp đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi
nhánh Đồng Nai .................................................................................................68
3.2.1 Giải pháp xử lý nợ xấu ...........................................................................68
3.2.2 Giải pháp hạn chế nợ xấu .......................................................................70
3.2.2.1 Nâng cao trình độ, trách nhiệm của Cán bộ tín dụng .......................70
3.2.2.2 Đề xuất hƣớng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn chi nhánh Đồng Nai ...........................................................71
3.2.2.3 Đề xuất hƣớng khắc phục tình trạng khó khăn từ phía khách hàng .72
3.2.2.4 Tăng trƣởng tín dụng theo hƣớng bền vững.....................................73
3.2.2.5 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ .............................74
3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam....................................................................................................................74
3.3.1 Xây dựng quy trình thẩm định đối với Tổ thẩm định .............................74
3.3.2 Hồn thiện mơ hình quản trị rủi ro tín dụng ...........................................74


3.3.3 Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị rủi ro .............75
3.4 Kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc.................................................................77
Kết luận chƣơng 3................................................................................................. 78
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 79


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AMC: Công ty quản lý tài sản

BCKQ: Báo cáo kết quả
CIC: Trung tâm thơng tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng nhà nƣớc
CBTD: Cán bộ tín dụng
DN: Doanh nghiệp
DNNN: Doanh nghiệp nhà nƣớc
HĐQT: Hội đồng quản trị
PGD: Phòng giao dịch
NHNN: ngân hàng nhà nƣớc
NHNNg: ngân hàng nƣớc ngồi
NHTM: ngân hàng thƣơng mại
TCTD: tổ chức tín dụng
TSĐB: Tài sản đảm bảo
VAMC: Công ty quản lý tài sản Việt Nam
XHTD: Xếp hạng tín dụng
XHTDNB: Xếp hạng tín dụng nội bộ


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu
Hình 1.2 Mơ hình các nhân tố tác động đến nợ xấu
Hình 2.1 Mơ hình các nhân tố tác động đến nợ xấu sau hiệu chỉnh
Hình 2.2 Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết
Bảng 1.1 Các thành phần của thang đo nợ xấu
Bảng 2.1 Tổng nguồn vốn huy động từ 2004 - 2013
Bảng 2.2 Tổng dƣ nợ từ 2004 – 2013
Bảng 2.3 Dƣ nợ theo thời gian từ năm 2004 – 2013
Bảng 2.4 Dƣ nợ theo tiền tệ năm 2004 - 2013
Bảng 2.5 Dƣ nợ theo thành phần kinh tế năm 2004 – 2013
Bảng 2.6 Nợ xấu tại NHNo&PTNT chi nhánh Đồng Nai
Bảng 2.7 Nợ xấu phân theo nhóm nợ

Bảng 2.8 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Bảng 2.9 Phân loại đối tƣợng CBTD đƣợc khảo sát
Bảng 2.10 Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho các thành phần của thang đo
nợ xấu
Bảng 2.11 Hệ số Cronbach alpha của biến nợ xấu
Bảng 2.12 Ma trận xoay các nhân tố
Bảng 2.13 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến nợ xấu.
Bảng 2.14 Các thành phần của thang đo nợ xấu sau hiệu chỉnh.
Bảng 2.15 Ma trận tƣơng quan giữa các biến nhân tố
Bảng 2.16 Kết quả hồi quy của thang đo nợ xấu


DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH ĐẠI DIỆN THAM GIA PHỎNG VẤN SƠ BỘ
PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁN BỘ TÍN DỤNG VỀ CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
PHỤ LỤC 3: ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S
ALPHA
PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA CHO 25 YẾU TỐ CỦA THANG ĐO NỢ XẤU
PHỤ LỤC 5:KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƢƠNG QUAN VÀ HỒI QUY
PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT H1A


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đặc thù thu nhập của các NHTM Việt Nam vẫn là hoạt động tín dụng, vào

khoảng những năm 2008 thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới 95% trong tổng
thu nhập, mặc dù trong những năm gần đây các NHTM đã giảm sự lệ thuộc thu
nhập từ hoạt động tín dụng bằng cách tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng qua
việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, xong tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn
đóng vai trò then chốt trong nguồn thu nhập của các NHTM. Trong khi đó, tỷ lệ
nợ xấu cao nhƣ hiện nay (theo bộ phận chuyên môn của NHNN khoảng 8,82%) sẽ
ảnh hƣởng nghiêm trọng tới lợi nhuận của các NHTM và làm thất thốt vốn cho
nền kinh tế. Vì vậy, giải quyết bài toán nợ xấu nhƣ thế nào cho phù hợp là bài tốn
khó đặt ra cho các cấp ban ngành có liên quan.
NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai có 15 chi nhánh cấp 3 và 45
PGD, ln đƣợc đánh giá là chi nhánh hoạt động hiệu quả so với các chi nhánh
khác trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, thị phần dƣ nợ trung bình chiếm
11,5% tổng dƣ nợ các TCTD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tỷ lệ nợ xấu tính đến
tháng 6/2014 là 4.14%. Tỷ lệ nợ xấu sẽ cịn cao hơn khi thơng tƣ 02/2013/TTNHNN áp dụng, khi đó, tăng tỷ lệ trích lập dự phịng sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận
của chi nhánh. Vì vậy, cần xác định nhân tố tác động đến nợ xấu tại
NHNo&PTNT chi nhánh Đồng Nai nên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân
tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai”, từ đó, kiến nghị giải pháp xử lý và
giải pháp hạn chế tỷ lệ nợ xấu cho chi nhánh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn sẽ nghiên cứu các vấn đề mang tính lý thuyết từ đó xây dựng mơ
hình nghiên cứu sơ bộ các nhân tố tác động đến nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt
Nam - Chi nhánh Đồng Nai, phân tích thực trạng nợ xấu tại chi nhánh, từ đó, tác
giả đƣa ra những giải pháp và kiến nghị. Cụ thể nhƣ sau:
(i) Hệ thống hóa các khái niệm khác nhau về nợ xấu, phân loại, đo lƣờng
nợ xấu, tìm hiểu các mơ hình xử lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới và rút
ra kinh nghiệm cho Việt Nam.


2


(ii) Làm rõ thực trạng nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh
Đồng Nai thơng qua việc phân tích các số liệu thu thập đƣợc. Qua đó, xây dựng
mơ hình nghiên cứu chính thức phù hợp với thực trạng nợ xấu tại chi nhánh. Sau
đó, tác giả tiến hành nghiên cứu định lƣợng với sự hỗ trợ phần mềm SPSS 20 đƣa
ra các đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố lên biến nợ xấu.
(iii) Đề xuất các giải pháp cũng nhƣ kiến nghị nhằm tăng cƣờng xử lý và
hạn chế nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu của các Ngân hàng Thƣơng mại.
- Dữ liệu phân tích đƣợc lấy từ các báo cáo kết quả hoạt động thƣờng niên
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Đồng
Nai từ năm 2004 – 2013.
4. Phạm vi nghiên cứu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh
Đồng Nai từ năm 2004 - 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề tài sử dụng
tổng hợp các phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu sau:
+ Nghiên cứu tài liệu: tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã đƣợc cơng
bố, tìm ra những căn cứ về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành làm sáng tỏ vấn
đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu sẽ giúp tôi kế thừa đƣợc các cách tiếp cận
giải quyết vấn đề của các tác giả trƣớc, để từ đó, xây dựng nên mơ hình nghiên
cứu sơ bộ.
+ Nghiên cứu định tính: tận dụng tối đa cơ hội phỏng vấn các nhà quản lý,
lãnh đạo ngân hàng để chỉnh sửa mơ hình nghiên cứu và xây dựng các công cụ thu
thập số liệu sơ cấp. Dự kiến 5 cán bộ ngân hàng.
+ Nghiên cứu định lƣợng: sau khi hồn thiện mơ hình nghiên cứu và cơng cụ
thu thập số liệu sơ cấp (bảng hỏi), tôi đã tiến hành điều tra thử với quy mô mẫu
(n=31) để kiểm tra lại bảng hỏi nhằm giảm sự bất định trong thang đo. Sau đó,

tiến hành điều tra trên diện rộng với quy mô mẫu n = 214.


3

Sử dụng các cơng cụ Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA để
đánh giá tính phù hợp của từng thang đo và loại bỏ các biến số trong mơ hình nếu
các biến số khơng phù hợp, cấu trúc lại mơ hình để mơ hình có thể phản ánh tốt
nhất mối quan hệ giữa các biến số.
Sử dụng công cụ hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố
tác động đến nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai.

Vấn đề nghiên
cứu

Mục tiêu
nghiên cứu

Phân tích hồi quy
bội

Kiểm định sự phù
hợp của mơ hình
Đánh giá mức độ
quan trọng của các
nhân tố

Thang đo
hiệu chỉnh


Cơ sở lý thuyết-Mơ
hình nghiên cứu

Phân tích nhân tố
EFA

Kiểm tra nhân tố
trích đƣợc
Kiểm tra phƣơng
sai trích đƣợc

Thang đo nháp

Cronbach’s alpha
Nghiên cứu định tính

Hiệu chỉnh+ý kiến CBTD
+

Nghiên cứu định lƣợng
Thang đo chính
thức

(bảng câu hỏi điều tra)

Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu

Đánh giá độ tin
cậy các thang đo
Loại biến quan sát

không phù hợp


4

6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan về nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu tại
Ngân hàng Thƣơng mại.
Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai.
Chương 3: Giải pháp nhằm xử lý và hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đồng nai.


5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về nợ xấu
1.1.1 Khái niệm nợ xấu
1.1.1.1 Quan điểm thế giới
(i) Trƣớc tiên là quan điểm nợ xấu của NHTW Châu Âu (ECB) cho rằng: “Nợ
xấu là những khoản cho vay khơng có khả năng thu hồi hoặc là những khoản cho
vay có thể khơng thanh tốn đầy đủ cho ngân hàng”. Với quan điểm này nợ xấu
đƣợc xác định dựa trên kết quả trả nợ cuối cùng của khách hàng đối với ngân hàng.
(i) Nợ xấu là những khoản cho vay khơng có khả năng thu hồi nhƣ: những khoản nợ
đã hết hạn hiệu lực hoặc những khoản nợ khơng có căn cứ địi bồi thƣờng từ ngƣời
mắc nợ, ngƣời mắc nợ bỏ trốn hoặc mất tích mà khơng cịn tài sản để thanh tốn nợ,
khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ hoặc khơng thể

tìm thấy ngƣời mắc nợ, những khoản nợ mà khách hàng chấm dứt hoạt động kinh
doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản cịn lại khơng đủ để trả
nợ. (ii) Nợ xấu là những khoản cho vay có thể khơng đƣợc thu hồi đầy đủ cho Ngân
hàng là những khoản nợ khơng có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ
để trả nợ. Tức là, ngân hàng khơng thể thu hồi đầy đủ món nợ vì ngƣời mắc nợ rất
khó kiếm đƣợc lợi nhuận từ việc kinh doanh hoặc ngƣời mắc nợ không liên lạc với
ngân hàng để thanh tốn hoặc hồn cảnh chỉ rõ rằng phần lớn tiền nợ sẽ không thể
thu hồi đƣợc. Những khoản nợ loại này gồm có:
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ đồng ý thanh toán trong quá khứ, nhƣng
phần cịn lại khơng thể đƣợc đền bù, hoặc những khoản nợ trong đó tài sản đƣợc
chuyển để thanh tốn nhƣng giá trị cịn lại khơng đủ trang trải tồn bộ nợ.
- Những khoản nợ mà ngƣời mắc nợ khó có thể trả nợ và yêu cầu gia hạn nợ
nhƣng không đền bù đƣợc nợ trong thời gian thỏa thuận.


6

- Những khoản nợ mà tài sản thế chấp không đủ để trả nợ hoặc tài sản thế
chấp ở Ngân hàng không đƣợc chấp thuận về mặt pháp lý dẫn đến Ngân hàng
không thể thu hồi nợ đầy đủ từ ngƣời mắc nợ.
- Những khoản nợ mà tòa án tuyên bố ngƣời mắc nợ phá sản nhƣng phần bồi
hồn ít hơn dƣ nợ.
(ii) Theo phòng thống kê của Liên hợp quốc(AEG): thống nhất định nghĩa “
về cơ bản, một khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên
90 ngày; hoặc các khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp
vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận, hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn
dƣới 90 ngày nhƣng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ
đƣợc thanh tốn đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu đƣợc xác định dựa trên hai yếu
tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ.
(iii) Trong hƣớng dẫn để tính tốn các chỉ số lành mạnh tài chính tại các

quốc gia(FSIs), Quỹ tiền tệ thế giới(IMF) đƣa ra định nghĩa về nợ xấu “một khoản
vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi
các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại,
hoặc trì hỗn theo thỏa thuận, khi các khoản thanh tốn đến hạn dưới 90 ngày
nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ khơng thể
hồn trả được nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được
xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được
xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và
gốc các khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation on Financial Soundess
Indicators,2004). Nợ xấu theo quan điểm của IMF đƣợc định nghĩa dựa trên hai
yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày, hoặc (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Nhƣ vậy,
IMF tiếp cận nợ xấu dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của
khách hàng. Khả năng trả nợ ở đây có thể là khách hàng hồn tồn khơng trả đƣợc
nợ, hoặc việc trả nợ của khách hàng không đầy đủ.


7

(iv) Theo quan điểm của Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (2005) cho
rằng: “Quản lý nợ xấu là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính
sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả và
phát triển bền vững, trong đó các biện pháp nhằm phịng ngừa và hạn chế sự phát
sinh nợ xấu, đi kèm với các biện pháp xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh từ
đó nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM”. Nhƣ vậy, Ủy ban
Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS) không đƣa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu.
Tuy nhiên, trong các hƣớng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản
lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là khơng có khả năng hoàn
trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy ngƣời
vay khơng có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chƣa thực hiện hành động gì

để gắng thu hồi ví dụ nhƣ giải chấp chứng khốn(nếu đang nắm giữ); (ii) ngƣời
vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày.
Trong phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro định lƣợng, theo các điều khoản của hiệp
ƣớc Basel, các NHTM đƣợc chấp thuận sử dụng phƣơng pháp dựa trên xếp hạng
nội bộ cơ bản (Foundation Internal Ratings Based – F-IRB) để đánh giá và đo
lƣờng RRTD. Các ngân hàng sẽ sử dụng các mơ hình dựa trên hệ thống dữ liệu
nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất
có thể ƣớc tính đƣợc tính tốn dựa trên cơng thức nhƣ sau:
EL = PD x EAD x LGD
(trong đó: PD – probability of default: xác suất khách hàng không trả đƣợc
nợ, LGD – Loss given default – tỷ trọng tổn thất ƣớc tính, EAD – Exposure at
default – tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ,
EL – Expected loss – tổn thất có thể ƣớc tính).
Ngồi phƣơng pháp xếp hạng nội bộ cơ bản (F-IRB), Basel II còn cho phép
các ngân hàng áp dụng phƣơng pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao(Adanced
Internal Ratings Based: A-IRB) để đo lƣờng rủi ro tín dụng. Trong phƣơng pháp


8

này thì tỷ lệ tổn thất ƣớc tính (LGD) có thể phản ánh hiệu quả tác động giảm thiểu
rủi ro của hoạt động bảo lãnh và các sản phẩm tín dụng phái sinh thông qua việc
điều chỉnh xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ (PD) hoặc LGD. LGD phải
đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm phần thiệt hại do vỡ nợ so với tổng dƣ nợ của khách
hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ (EAD). Nhƣ vậy, Ủy ban Basel
đã cho phép các ngân hàng có hai sự lựa chọn: một là phƣơng pháp IRB cơ bản(FIRB) và hai là phƣơng pháp IRB nâng cao(A-IRB).
1.1.1.2 Quan điểm Việt Nam
Theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về việc phân
loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg thì nợ

xấu đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3(Nợ dưới tiêu
chuẩn), nhóm 4(Nợ nghi ngờ) và nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn)”.
Việc phân loại các nhóm nợ theo thơng tƣ này nhƣ sau:


Nợ nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn
đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định.


Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời
hạn đã cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định.


Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý;


9


- Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời
hạn đã đƣợc cơ cấu lại;
- Các khoản nợ khác đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định.
Đồng thời tại điều 9 TT02/2013/TT-NHNN quy định nhƣ sau:
- TCTD, chi nhánh NHNNg thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng
phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với KH do CIC cung cấp để điều
chỉnh kết quả tự phân loại. Nhƣ vậy, trƣờng hợp KH có quan hệ tín dụng với
nhiều TCTD nhƣng có món nợ chuyển nhóm thì tất cả các khoản vay tại các
TCTD khác cũng sẽ chuyển sang nhóm nợ cao nhất đƣợc phân loại tại CIC.
- Đối với những khoản nợ đã bán, nhƣng chƣa thu đƣợc tiền, số dƣ nợ đã bán
có quyền truy địi ngƣời bán thì TCTD vẫn phải phân loại và trích lập dự phịng
nhƣ trƣớc khi bán nợ.
- Đối với các khoản nợ mà TCTD,chi nhánh NHNNg mua thì số tiền đã
thanh tốn cho việc mua khoản nợ đó, TCTD, NHNNg phải đƣa vào nhóm nợ có
mức độ rủi ro khơng thấp hơn nhóm nợ mà khoản nợ đó đã đƣợc phân loại trƣớc
khi mua.
- Đối với các khoản nợ các khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 điều
10 của thông tƣ, về nguyên tắc,TCTD, chi nhánh NHNNg phải có quyết định thu
hồi ngay phần dƣ nợ vi phạm, không đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, trong thời
gian chƣa thu hồi đƣợc, TCTD phải thực hiện phân loại và trích lập dự phịng đầy
đủ.
Việc phân loại nợ đƣợc quy định tại điều 10 và điều 11 tại TT02/TT-NHNN
về cơ bản kế thừa QĐ 493 và QĐ 18. Nhƣng có bổ sung về việc phân loại theo
định lƣợng nhƣ sau: các khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 điều 10 phải
đƣợc phân loại ngay vào nhóm 3. Nhƣ vậy, với việc phân loại này nợ xấu không
chỉ đƣợc xác định theo thời hạn trả nợ hay khả năng trả nợ mà nợ xấu cịn đƣợc
xác định dựa trên khoản vay có yếu tố vi phạm pháp luật.


10


Bổ sung về việc phân loại định tính nhƣ sau: (i) phân loại theo định tính
đồng thời thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo định lƣợng trong thời
gian 5 năm kể từ ngày đƣợc chấp thuận. (ii) nếu kết quả phân loại nợ ở 2 phƣơng
pháp khác nhau thì khoản nợ đó phải đƣợc phân loại vào nhóm nợ cao hơn.
Nhƣ vậy nợ xấu đƣợc xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và
(ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại.
1.1.1.3 Mục tiêu của quản lý nợ xấu
Quản lý nợ xấu có hiệu quả hay khơng, nó phụ thuộc vào chính sách quản lý
rủi ro tín dụng của mỗi NHTM. Quản lý nợ xấu là việc hƣớng tới giảm tổn thất
đến mức thấp nhất, xây dựng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát hoạt
động tín dụng khoa học có hiệu quả nhằm nâng cao mức độ an toàn kinh doanh
của mỗi NHTM. Quản lý nợ xấu là phải hƣớng đến xây dựng hoạt động tín dụng
cả về chất và lƣợng. Nền kinh tế của Việt Nam đang từng bƣớc tồn cầu hóa, mở
cửa trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Do vậy, hoạt động ngân hàng cần đƣợc
thực hiện và quản lý thông qua các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính thơng lệ quốc tế,
đặc biệt là hoạt động quản lý nợ xấu NHTM.
1.1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý nợ xấu
(i)Các nguyên tắc xây dựng mơi trường tín dụng thích hợp:
Ngun tắc 1: Mỗi ngân hàng cần xây dựng chiến lƣợc về rủi ro tín dụng
(chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu) và các chính sách về rủi ro tín dụng chính. Chiến
lƣợc hoạt động ngân hàng phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng với
mức sinh lời nhất định mà ngân hàng kỳ vọng.
Chiến lƣợc chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu cần đáp ứng các mục tiêu về chất
lƣợng tín dụng, thu nhập và tăng trƣởng. Mỗi ngân hàng, bất kể quy mô nhƣ thế
nào đều hoạt động kinh doanh với mục tiêu sinh lời và do vậy phải quyết định sự
đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận trong các hoạt động, có tính đến yếu tố chi phí




×