CHƯƠNG 3CHƯƠNG 3
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT THẨM GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT THẨM
QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾQUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ
• I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
• 1. Các khái niệm cơ bản
• 1.1 Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế Là
thẩm quyền của tòa án một quốc gia trong
việc xét xử các vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngoài.
1.2 Xung đột thẩm quyền xét xử:
Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc
tế là hiện tượng tòa án của các nước khác
nhau cùng tuyên bố có thẩm quyền đối với
một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
2. Giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế
2.1 Đặc điểm các quy phạm pháp luật của Tư
pháp quốc tế điều chỉnh vấn đề thẩm quyền
xét xử dân sự quốc tế
Để giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử, tòa
án luôn luôn áp dụng các quy phạm thực chất
do mỗi quốc gia ban hành. Đây là quy phạm đơn
phương hay một bên vì nó chỉ xác định thẩm
quyền của bản thân nước đã xây dựng ra quy
phạm đó.
2.2 Các quy tắc xác định thẩm quyền xét
xử dân sự quốc tế
• Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc
tế theo dấu hiệu quốc tịch của một bên
hoặc các bên đương sự trong vụ án dân
sự quốc tế.
• Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc
tế theo dấu hiệu nơi cư trú của bị đơn dân
sự.
• Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc
tế theo dấu hiệu nơi có tài sản của bị đơn
hoặc nơi có vật đang tranh chấp.
• Xác định thẩm quyền xét xử theo khả
năng thực tế trao cho bị đơn lệnh gọi ra
tòa án (Writ).
• Xác định thẩm quyền xét xử theo nơi xảy
ra hành vi gây thiệt hại.
II. GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VỀ THẨM
QUYỀN XÉT XỬ DÂN SỰ QUỐC TẾ
THEO CÔNG ƯỚC BRUSSELS 2001
(BRUSSELS REGULATION 2001)
1. Hoàn cảnh ra đời.
2. Nội dung cơ bản.
3. Nhận xét chung.
III. XÁC ĐỊNH THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC
NGOÀI CỦA TÒA ÁN VIỆT NAM
1. Cơ sở pháp lý
• Quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên;
• Trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì
thẩm quyền của tòa án Việt Nam được xác định
theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2004
và các văn bản pháp luật có liên quan khác của
Việt Nam.
• Bên cạnh những quy định tập trung trong Bộ
Luật TTDS 2004, thẩm quyền của Tòa án Việt
Nam trong việc xét xử các tranh chấp dân sự có
yếu tố nước ngoài còn được quy định rãi rác
trong nhiều văn bản pháp luật khác của Việt
Nam được ban hành sau khi Bộ Luật TTDS
2004 ra đời.
• - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều
102)
• - Luật đầu tư 2005 (Điều 12)
• - Bộ Luật hàng hải 2005 (Điều 4, Điều 260)
• - Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
(Điều 172, Điều 185).
2. Thẩm quyền giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa
án Việt Nam theo Bộ Luật tố tụng dân
sự 2004
• Những trường hợp tòa án Việt Nam có
thẩm quyền xét xử chung;
• Những trường hợp tòa án Việt Nam có
thẩm quyền xét xử riêng (chuyên biệt);
• Những trường hợp tòa án Việt Nam không
có thẩm quyền xét xử.
• 2.1 Trường hợp tòa án Việt Nam có thẩm
quyền xét xử chung
• - Bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có
trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có
cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt Nam (Điểm a khoản 2 Điều
410 Bộ Luật TTDS 2004).
• Điểm a khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp
“Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở chính tại
Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý, chi
nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam”.
- Bị đơn là công dân nước ngoài, người
không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống
lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sản trên
lãnh thổ Việt Nam (Điểm b khoản 2 Điều
410 Bộ Luật TTDS 2004).
Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự
có yếu tố nước ngoài trong trường hợp “Bị đơn
là công dân nước ngoài, người không quốc tịch
cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam
hoặc có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam”.
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó theo pháp luật Việt Nam …,
nhưng có ít nhất một trong các đương sự
là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
(Điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004).
• Điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp
“Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật Việt Nam …, nhưng có ít nhất một
trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài”.
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó … xảy ra trên lãnh thổ Việt
Nam, nhưng có ít nhất một trong các
đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức
nước ngoài (Điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ
Luật TTDS 2004).
• Điểm d khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp
“Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó …
xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng có ít nhất
một trong các đương sự là cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài”.
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó … theo pháp luật nước ngoài,
nhưng các đương sự đều là công dân, cơ
quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn
hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam (Điểm đ
khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS 2004).
• Điểm đ khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp
“Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó …
theo pháp luật nước ngoài, nhưng các đương sự
đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và
nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”.
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà
căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt
quan hệ đó … xảy ra ở nước ngoài, nhưng
các đương sự đều là công dân, cơ quan,
tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị
đơn cư trú tại Việt Nam (Điểm đ khoản 2
Điều 410 Bộ Luật TTDS 2004).
• Điểm đ khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp
“Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ
để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó …
xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều
là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và
nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam”.
- Nguyên đơn là công dân nước ngoài,
người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh
sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc
dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, xác
định cha mẹ (Điểm c khoản 2 Điều 410 Bộ
Luật TTDS 2004).
• Điểm c khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004: Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài trong trường hợp
“Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người
không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài
tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu
đòi tiền cấp dưỡng, xác định cha mẹ”.
• - Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp
đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một
phần xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam (Điểm
e khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS 2004).
• Điểm e khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS 2004
quy định: “Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà
việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng
xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam”.
• - Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị
đơn là công dân Việt Nam (Điểm g khoản
2 Điều 410 Bộ Luật TTDS 2004).
• Điểm g khoản 2 Điều 410 Bộ Luật TTDS
2004 quy định: “Vụ việc ly hôn mà nguyên
đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam”.