PHẦN I
PHẦN I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LẬP
VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
A.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I.Ý NGHĨA, NỘI DUNG CỦA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Ý nghĩa
Báo cáo Kế toán là sản phẩm của quá trình thu thập, đo lường, xử lý thông
tin tại bộ phận Kế toán của doanh nghi nhằm cung cấp những thông tin hữu ích
cho những ai quan tâm đến Doanh nghiệp (DN).Do tính đa dạng của đối tượng
sử dụng thông tin Kế toán và nhu cầu về thông tin Kế toán giữa các đối tượng
khác nhau nên việc xây dựng các báo cáo Kế toán cũng phải quan tâm đến đặc
điểm của từng đối tượng sử dụng.
+ Đối với nhà quản lý DN: Báo cáo Kế toán cung cấp cho các nhà quản lý
những thông tin theo yêu cầu cụ thể của họ vào bất kỳ thời điểm nào nhằm
phục vụ cho công tác điều hành và chỉ đạo hoạt động kinh doanh, hoạt độnh tài
chính của toàn doanh nghiệp.
+ Đối với các đối tượng bên ngoài Doanh nghiệp ( người chủ sở hữu, các
tổ chức tín dụng, khách hàng ) mỗi đối tượng có nhu cầu thông tin Kế toán
riêng chẳng hạn như: Người chủ sở hữu quan tâm đến nguồn vốn của mình
được sử dụng có hiệu quả không, các tổ chức tín dụng xem xét khả năng tài
chính của Doanh nghiệp trước khi quyết định cho vay
Thông tin trên báo cáo Kế toán mang tính tổng hợp toàn bộ hoạt động sản
xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nhằm phục vụ chủ yếu cho các đối tượng
bên ngoài Doanh nghiệp ngoài ra nó còn là căn cứ để các nhà quản lý đề ra các
quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
2 Nội dung của báo cáo tài chính:
Một hệ thống báo cáo tài chính gồm các nội dung sau:
-Bảng cân đối Kế toán
-Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Trang 1
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
-Thuyết minh báo cáo tài chính.
Ngoài ra đối với các công ty, các tập đoàn kinh tế, các liên hiệp Xí
nghiệp Có thể quy định thêm các báo cáo tài chính khác gọi là báo cáo nội
bộ nhằm phục vụ cho công tác quản lý tại Doanh nghiệp.
3.Trách nhiệm, thời hạn lập và gởi báo cáo tài chính:
3.1.Trách nhiệm:
Tất cả các Doanh nghiệp độc lập không nằm trong cơ cấu tổ chức của một
Doanh nghiệp khác có tư cách pháp nhân đầy đủ đều phải lập và gửi báo cáo tài
chính theo quy định hiện hành.
3.2.Thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Lập và gửi báo cáo tài chính vào cuối mỗi quí và cuối năm để phản ánh
tình hình tài chính vào cuối quí hoặc cuối năm đó.
+ Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước: Báo cáo tài chính năm gửi chậm
nhất là sau 30 ngày kể từ ngày Kết thúc năm tài chính.
+ Đối với các Doanh nghiệp nhà nước: Báo cáo quí gửi chậm nhất là 20
ngày kể từ ngày Kết thúc quí.
Riêng dối với các Doanh nghiệp có năm tài chính Kết thúc không vào ngày
31/12 hàng năm phải gửi báo cáo quí Kết thúc vào ngày 31/12 và có số dư luỹ Kế
từ năm tài chính đến hết ngày 31/12 ,
II.HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
II.1.Bảng cân đối Kế toán
II.11 Khái niệm, nội dung, Kết cấu của bảng cân đối Kế toán
a.Khái niệm
Bảng cân đối Kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát
tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của Doanh nghiệp dưới hình thái
tiền tệ tại một thời điểm nhất định( cuối tháng, cuối quí, cuối năm).
b Nội dung và Kết cấu của bảng cân đối Kế toán: Gồm 2 phần
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của Doanh nghiệp tại
thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh
Trang 2
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
doanh của doanh nghiệp.Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển
thành tiền theo thứ tự giảm dần.
-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
-Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của
Doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo.Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo
trách nhiệm của Doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn với chủ nợ và chủ
sở hữu.
Nợ phải trả.
Nguồn vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, bảng cân đối Kế toán còn có “các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối
Kế toán” bổ sung các thông tin khác chưa có trên bảng cân dối Kế toán: Tài sản
thuê ngoài, ngoại tệ các loại, hàng hoá nhận bán hộ, ký gởi, nguồn vốn khấu
hao.
c) Ý nghĩa của việc lập bảng cân đối Kế toán:
-Về mặt kinh tế:
+ Phần tài sản: Số liệu của tài sản cho phép đánh giá một cách tổng quát,
qui mô và Kết cấu tài sản của doanh nghiệp
+ Phần nguồn vốn: phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của Doanh
nghiệp qua đó đánh quá được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý:
+ Về phần tài sản: thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà Doanh
nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để mạng lại lợi ích lâu dài
trong tương lai.
+ Phần nguồn vốn: thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của Doanh
nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với người chủ sở hữu, trước ngân hàng và
các chủ nơ khác về các khoản vay, khoản phải trả
II.1.2. phương pháp lập:
Số dư nợ của các tài khoản được phản ánh lên phần tài sản, số dư có các
tài khoản được phản ánh lên phần nguồn vốn, trừ một số trường hợp ngoại lệ
sau đây nhằm phản ánh đúng giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản:
Trang 3
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
+ Các tài sản phản ánh hao mòn và dự phòng giảm giá tài sản có số dư
có nhưng được phản ánh lên phần tài sản và ghi âm bao gồm TK 214, TK129,
TK 139, TK 159, TK 229.
+Một số tài khoản phản ánh nguồn vốn như TK 412 “ chênh lệch đánh giá
lại tài sản, ” TK 413 “ chênh lệch tỉ giá, ” TK 421 “ lãi chưa phân phối”.Nếu có
số dư có ghi thường, số dư nợ lên phần nguồn vốn và ghi âm.
+ Các tài khoản thanh toán như TK 131, TK 136, TK 334, TK
338 không được lên bảng cân đối Kế toán theo số dư bù trừ mà căn cứ vào sổ
chi tiết của từng đối tượng thanh toán để lập cả hai phần của bảng cân đối Kế
toán: Xác định số nợ phải thu để ghi vào phần tài sản số nợ phải trả lên phần
nguồn vốn.
II.2.Báo cáo Kết quả kinh doanh:
2.1.Khai niệm, nội dung và Kết cấu báo cáo Kết quả kinh doanh
aKhái niệm:
Báo cáo Kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng
quát tình hình và Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp trong một thời kì (quý,
năm) chi tiết theo các hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của Doanh
nghiệp với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
b Nội dung và Kết cấu của Kết báo cáo Kết quả kinh doanh
Phần 1: Lãi, lỗ: thể hiện Kết quả kinh doanh của Doanh nghiệp
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (chi phí,
lệ phí)
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, đã khấu trừ và còn
lại được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT hàng bán nội địa pjải nộp đã nộp và
còn phải nộp vào cuối kỳ
2.2.Ý nghĩa của báo cáo Kết quả kinh doanh:
Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh
giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình
Trang 4
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
hình thực hiện Kế hoạch thu nhập, chi phí, Kết qủa từng loại hoạt động cũng
như Kết quả chung của toàn doanh nghiệp.Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở
để đánh giá khuynh hướng hoạt động của Doanh nghiệp trong nhiều năm liền
và dự báo hoạt động trong tương lai.Thông qua báo cáo Kết quả hoạt động kinh
doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Ngoài ra
nó còn cho phép đánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các
khoản phải nộp khác, đặc thanh quyết toán thuế GTGT, qua đó dánh giá tình
hình thanh toán của doanh nghiệp.
2.3.Phương pháp lập báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh:
a )Phần1:
Báo cáo lãi lỗ: Căn cứ số phát sinh nợ; Phát sinh có các tài khoản trừ TK loại
5 đến TK loại 8 trong quan hệ đối xứng với TK 911” xác định Kết quả kinh
doanh.
b) Phần 2:Tình hình thực hiện nghĩa vụ đói với nhà nước
Số liệu để lập phần này được lấy từ số liệu trên TK333 "thuế giá trị gia
tăng phải nộp".
c) phần 3:Thuế GTGT được khấu trừ, thuế được hoàn lại, được miễn
giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
3.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
3.1 Khái niệm, nội dung, Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền
a.Khái niệm:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc
hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong
kỳ báo cáo doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo giải thích sự khác nhau giữa lợi
nhuận của Doanh nghiệp và các dòng tiền có liên quan, cung cấp những thông
tin về dòng tiền gắn liền với những thay đổi về tài sản, công nợ và nguồn vốn
chủ sở hữu.thông tin từ báo cáo này bổ sung cho bản cân đối Kế toán và báo
cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo
Trang 5
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
b.Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ: gồm những phần sau:
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
- Lưu chuyển tiền thuần trong kì
- Tiền tồn đầu kì
- Tiền cuối kì
3.2 Ý nghĩa của việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông
tin liên quan đến phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Thông qua
báo cáo này của ngân hàng, các nhà đầu tư, nhà nước và nhà cung cấp có thể
đánh giá khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt động của Doanh nghiệp để đáp
ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp
thuế cho nhà nước.Đồng thời cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại
Doanh nghiệp để có các biện pháp tài chính cần thiết, đáp ứng trách nhiệm
thanh toán của mình.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở dự đoán các dòng tiền của Doanh
nghiệp trợ giúp các nhà quản lý trong công tác hạch định và kiểm soát các hoạt
động của Doanh nghiệp để đề ra các quyết định kịp thời:
3.3 Phương pháp lập:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp:
PhầnI: Lưu chuyển từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Số liệu lên phần này lấy từ sổ theo dõi thu, chi tiền quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh
PhầnII: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:
Số nay để lập phần này cũng lấy từ số liệu dõi thu, chi tiền liên quan đến
hoạt động đầu tư
PhầnIII: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Số liệu này cũng lấy từ sổ theo dõi thu, chi tiền quan đến hoạt động tài
chính
- Tiền tồn đầu kì: Căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kì báo cáo,
Trang 6
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
- Tiền tồn cuối kì: Căn cứ vào số dư vốn bằng tiền cuối kỳ báo cáo
- Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: Phản ánh chênh lệch tổng số tiền thu
vào và tổng số tiền thu ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư,
hoạt động tài chính trong kì.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:
Nguyên tắc chung để lập báo cáo này là diều chỉnh lợi nhuận trước thuế
của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi những ảnh hưởng của các nghiệp vụ
không trực tiếp thu tiền hoặc chi tiền đã làm tăng, giảm lợi nhuận; Loại trừ các
khoản lãi, lỗ của hoạt động tài chính, hoạt động khác đã tính vào lợi nhuận
trước thuế; Điều chỉnh các khoản mục thuộc vốn lưu động.
II.4.Thuyết minh báo cáo tài chính:
4.1 Khái niệm, nội dung, Kết cấu của thuyết minh báo cáo tài chính
a.khái niệm:
Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận trong hệ thống báo cáo tài
chính của Doanh nghiệp được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Doanh nghiệp
trong kì báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và
chi tiết được.
b.Nội dung:
Khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.
Các chế độ Kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp.
Các thông tin về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, chỉ
tiêu chi tiết về hàng tồn kho; Tình hình tăng giảm TSCĐ; Tình hình thu nhập
công nhân viên
c.Kết cấu của thuyết minh báo cáo tài chính: Gồm ba phần
-Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
-Chính sách Kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.
-Chi tiết một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính.
4.2 Ý nghĩa của thuyết minh báo cáo tài chính
Giải thích, bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính của Doanh nghiệp mà các báo cáo khác không rõ.
Trang 7
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Cung cấp những thông tin tổng hợp nhất hình thành kinh doanh nói chung
và tài chính nói riêng phục vụ cho việc đưa ra quyết định quản lý.
4.3Phương pháp lập thuyết minh báo cáo tài chính
Để lập thuyết minh báo cáo cần dựa vào số liệu.
+ Các sổ Kế toán kì báo cáo
+ Bảng cân đối Kế toán kì báo cáo
+ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
+ Thuyết minh báo cáo năm trước
Nguyên tắc chung lập một thuyết minh báo cáo tài chính:
-Trình bày lời văn ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phần trình bày bằng số
liệu phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo khác
- Đối với báo cáo quý, chỉ tiêu thuộc phần chế độ Kế toán áp dụng phải
nhất quan trọng cả niên độ Kế toán
- Trong các biểu số liệu, cột số Kế hoạch thể hiện số liệu Kế hoạch của kì
báo cáo; cột số thực hiện kì truớc số liệu kì ngay trước kì báo cáo
- Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của Doanh nghiệp
chỉ sử dụng trong thuyết minh năm
B.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
I.KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, TÁC DỤNG CỦA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO
CÁO TÀI CHÍNH:
I.1.Khái niệm:
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so
sánh số liệu về tình hình tài chính hiện thời và quá khứ.Tình hình tài chính của đơn
vị với những chỉ tiêu trung bình của nghành thông qua đó các nhà phân tích có thể
thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự toán tương lai.
I.2Mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính:
Giúp cho các nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng
sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng
như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp, đưa ra những quyết định cho
phù hợp.
Trang 8
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
I3 tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp được nhiều nhóm người khác nhau quan
tâm như:Nhà quản lý, chủ sở hữu, người cho vay Mỗi nhóm người này phân tích
có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp.
- Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Làm thế nào để điều hành quá trình
sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả, tìm đựơc lợi nhuận tối đa và khả năng trả
nợ.Dựa trên cơ sở phân tích báo cáo tài chính nhà quản trị có thể định hướng hoạt
động, lập kế hoạch đưa ra phương thức nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh chính
sách tài trợ cho phù hợp, tiên liệu hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình
thực hiện và điều chỉnh quá trình sao cho có lợi nhất.
- Đối với nhà cung cấp tín dụng: Người cung cấp tín dụng cho Doanh nghiệp
thường tài trợ qua 2 dạng là tín dụng ngắn hạn và tín dụng dài hạn.
+ Nhà cung cấp tín dụng ngắn hạn: Thường quan tâm đến khả năng hoán
chuyển thành tiền của các tài sản lưu động và tốc độ vay vòng của các tài sản đó.
+ Nhà cung cấp tín dụng dài hạn: Nhà phân tích thường quan tâm đến tiềm lực
trong dài hạn như: Dự đoán dòng tiền, đánh giá khả năng đáp ứng các khoản thanh
toán cố định (tiền lãi, nợ gốc) trong tương lai.
- Đối với người chủ sở hữu doanh nghiệp: Quan tâm đến lợi nhuận và khả
năng trả nợ an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích báo cáo tài chính để
giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hình
hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng
như quyết định việc phân phối kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đối với các nhà đầu tư trong tương lai: Quan tâm đến sự an toàn của lượng
vốn đầu tư, mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn.Do đó phân tích báo cáo tài chính
của đơn vị qua các thời kì sẽ đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không, đầu tư
dưới hình thức nào, lĩnh vực nào.
- Đối với cơ quan chức năng (cơ quan thuế): Xác định các khoản nghĩa vụ của
đơn vị phải được thực hiện đối với nhà nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích
hình thành số liệu thống kê, chỉ số thống kê.
Báo cáo tài chính của đơn vị được nhiều nhóm người khác nhau quan tâm và
phân tích trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng có liên quan với nhau.Do vậy, các
nhóm này thường sử dụng các phương pháp kỹ thuật cơ bản để phân tích báo cáo tài
chính một cách có hiệu quả.
Trang 9
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
II NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
II.1 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
Xuất phát từ mục tiêu phân tích tài chính cũng như bản chất và nội dung các
quan hệ tài chính của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nội dung phân tích
gồm có:
- Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính.
- Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp.
- Phân tích rủi ro của doanh nghiệp: Phát hiện những nguy cơ tìm ẩn trong
huy động vốn và thanh toán.
- Phân tích giá trị của doanh nghiệp: Hoạt động tài chính của doanh
nghiệp với chức năng cơ bản là huy động vốn và sữ dụng có hiệu quả các
nguồn lực mà còn liên quan đến thái độ, trách nhiệm của doanh nghiệp.
II.2phương pháp phân tích báo cáo tài chính và nội dung phân tích
báo cáo tài chính
1 phương pháp phân tích:
1.1phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính, để vận
dụng phép so sánh trong phân tích ta cần quan tâm đến những vấn đề sau đây:
a.Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh.
- Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kì trước để đánh giá su hướng các chỉ tiêu
tài chính
- Sử dụng số liệu trung bình nghành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài
chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của nghành.
- Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt mục
tiêu tài chính trong năm.
b.Điều kiện so sánh:
- Chỉ tiêu phân tích phản ánh cùng nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính
toán và có đơn vị đo lường như nhau.
-Tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành.
c.Kĩ thuật so sánh:thể hiện qua các trường hợp sau.
- Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động
tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều
kì, qua đó xác định xu hướng các chỉ tiêu.
Trang 10
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Vì vậy một báo cáo dạng so sánh thể hiện rõ biến động của chỉ tiêu tổng hợp
và các yếu tố cấu thành nên biến động tổng hợp đó.
-Trình bày báo cáo theo qui mô chung với cách so sánh này, một chỉ tiêu trên
báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung đó.Báo cáo tài chính theo qui mô
chung giúp đánh gía cấu trúc các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp.
- Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỉ số: Một tỉ số được xây dựng khi các yếu tố
cấu thành nên tỉ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế.với nguyên tắt thiết
kế các tỉ số trên, nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc
điểm hoạt động của doanh nghiệp.Các tỉ số còn là công cụ hổ trợ công tác dự đoán
tài chính.
1.2 Phương pháp loại trừ:
Phương pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ
tiêu tài chính giả định các nhân tố còn lại không thay đổi.Phương pháp phân tích
này là công cụ hổ trợ cho quá trình ra quyết định.
1.3 Phương pháp cân đối tỉ lệ:
Các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện tính cân đối: Cân đôí
giữa tài sản và nguồn vốn ;cân đối giữa doanh thu chi phí, kết quả; Cân đối giữa
dòng tiền vào và dòng tiền ra dựa trên tính chất cân đối trên nhà phân tích vận dụng
phương pháp này để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ
tiêu phân tích.
1.4 Phương pháp phân tích tương quan:
Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với
nhau.Chẳng hạn một mối tương quan giữa doanh thu với khoản nợ phải thu, với
hàng tồn kho Vì vậy phân tích tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động
giữa chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỉ số tài chính được phù hợp và phục vụ cho
công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp.
2 Nội dung phân tích:
2.1 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp:
a.Phân tích cấu trúc tài sản:
Mục đích:
Nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp tính
hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh.Hiệu quả sử dụng vốn sẽ phụ thuộc
vào công tác phân bổ vốn: Nên đầu tư vào tài sản nào, dự trữ hàng tồn kho Hàng
loạt những vấn đề liên quan đến công tác sủ dụng vốn ở doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu nhằm phân tích cấu trúc tài chính ở doanh nghiệp:
Trang 11
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
- Tỷ trọng tài sản cố định: Phản ánh mức độ tập trung vốn kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng tỉ lệ này còn phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh, từng
giai đoạn của doanh nghiệp.
- Tỷ trọng hàng tồn kho: Đánh giá tính hợp lý trong công tác dự trữ, nó còn
phụ thuộc vào (qui mô của từng doanh nghiệp ) hoạt động kinh doanh và chính sách
dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp.
- Tỷ trọng các khoảng đầu tư tài chính: Thể hiện mức độ liên kết tài chính
giữa doanh nghiệp với những doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất là các cơ hội của
các hoạt động tăng trưởng bên ngoài.
- Tỷ trọng khoảng phải thu khách hàng: Phản ánh số vốn đang bị các đối
tượng khác tạm thời sử dụng trong khâu thanh toán.Việc thu hồi số nợ phải tình
hình có ý nghĩa đưa vốn quay nhanh vào vòng lưu chuyển vốn tại đơn vị.
b.Phân tích cấu trúc nguồn vốn
Cấu trúc vốn thể hiện chính sách tài trợ doanh nghiệp liên quan đến nhiều khía
cạnh khác trong công tác quản trị tài chính.việc huy động vốn vừa đáp ứng nhu cầu
vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn trong tài chính.Do vậy, phân tích cấu
trúc vốn cần xem xét đến nhiều mặt và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá
đầy đủ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2.2 Chủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp:
Tính tự chủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ
tiêu sau:
a.Tỷ suất nợ:
Tỷ suất nợ phản ánh mức độ tài trợ của doanh nghiệp bởi các khoản nợ.tỷ suất
này càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn,
tính tự chủ của doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhân các khỏan vay nợ
càng khó.
b.Tỷ suất tự tài trợ:
Tỷ xuất tự tài trợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.Tỷ
xuất ngày càng cao thì doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép
từ phía chủ nợ.
Trang 12
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
tỉ suất nợ
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
=
tỉ suất tài trợ
nguồn vốn chủ sở hữu
tổng nguồn vốn
=
2.3 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ:
Phân tích tính ổn định về tài chính thể hiện giữa chủ sở hữu và vốn vay
nợ.Tuy nhiên trong công tác quản trị tài chính mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến
thời hạn sử dụng và chi phí sữ dụng vốn.Vì vậy nguồn vốn doanh nghiệp được chia
làm hai loại:
+ Nguồn vốn thường xuyên (nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản vay nợ trung và
dài hạn có thời gian > 1 năm ) là nguồn vốn mà doanh nghiệp được sử dụng thường
xuyên, âu dài vào hoạt động kinh doanh.
+ Nguồn vốn tạm thời (các khoản trả tạm thời:Lương, thuế, ) các khoản nợ tín
dụng thương mại do người bán chấp nhận; Các khoản vay ngắn hạn, ngân hàng và
nợ khác ).Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh trong một thời gian ngắn, thường là trong một năm hoặc trong một chu
kì sản xuất kinh doanh.
- Các chỉ tiêu dùng để phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ:
Tỷ xuất này càng lớn cho thấy sự ổn định tương đối trong một thời gian nhất
định( >1năm).Đối với nguồn vốn sử dụng và doanh nghiệp chưa chịu áp lực thanh
toán nguồn tài trợ này trong thời gian ngắn.
Tỷ xuất tạm thời càng thấp cho thấy doanh nghiệp bị áp lực về thanh toán các
khoản nợ vay ngắn hạn lớn.
Tóm lại, việc phân tích cấu trúc nguồn vốn có nhiều ý nghĩa cho việc ra quyết
định:
-Về phía nhà tài trợ: Phân tích trên góp phần đảm bảo tín dụng cho khách hàng
nhưng vẫn gỉam thiểu các rủi ro phát sinh do không thanh toán đựơc nợ.
- Về phía nhà quản trị doanh nghiệp: Đối chiếu với các tỉ suất liên quan đến nợ
của doanh nghiệp với các hạn mức ngân hàng cho phép doanh nghiệp ước tính khả
năng nợ của mình để quyết định huy động vốn hợp lý.Qua đó, doanh nghiệp có thể
xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn đến mức
thấp nhất có thể.
2.4 Phân tích cân bằng tài chính:
Trang 13
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Tỉ suất nguồn vốn tạm thời
Nguồn vốn tạm thời
Tổng nguồn vốn
= x 100 %
Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên
Tổng nguồn vốn
=
x 100 %
Cân bằng tài chính là một nội dung trong công tác quản trị tài chính doanh
nghiệp nhằm đảm bảo một sự cân bằng tương đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ
với các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố của tài sản.
2.4.1 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính:
-Vốn lưu động ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và đầu
tư ngắn hạn tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán.
vốn lưu động ròng = nguồn vốn thường xuyên- tài sản cố định và đầu tư dài hạn
- Vốn lưu động ròng thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài
sản có thời gian chu chuyển trên 1năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh.
+ Nếu vốn lưu động ròng < 0:
Điều đó chứng tỏ rằng nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài
sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn, cân bằng tài chính không tốt, các doanh
nghiệp luôn chịu áp lực về thanh toán nợ vay ngắn hạn.
+ Nếu vốn lưu động ròng =0:
Trong trường hợp này toàn bộ các khoản tài sản cố định và tài sản đầu tư dài
hạn được tài trợ vừa đủ từ nguồn vốn thường xuyên.Nhưng độ an toàn chưa cao, có
nguy cơ mất tính bền vững.
+ Nếu vốn ròng > 0:
Trong trường hợp này cân bằng tài chính được đánh giá tốt và an toàn vì
nguồn vốn thường xuyên không chỉ để tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn
mà còn tài trợ một phần tài sản lưu động của doanh nghiệp.Tuy nhiên cần phải xem
xét các bộ phận của nguồn vốn thường xuyên.Để đạt sự cân bằng doanh nghiệp cần
phải gia tăng nguồn vốn sở hữu hay gia tăng nợ dài hạn.Nếu tăng nguồn vốn sở hữu
thì gia tăng tính độc lập về tài chính nhưng làm giảm hiệu ứng của đòn bẫy nợ và
ngược lại đối với việc tăng nợ dài hạn.
2.4.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng:
Trang 14
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Nguồn vốn thường xuyên
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
< 1
Nguồn vốn thường xuyên
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
> 1
Các yếu tố thuộc vốn lưu động có mối quan hệ với chu kỳ hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.Do những yếu tố này tác động qua lại với nhau nên
trong chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu vốn lưu động ròng.
Nhu cầu lưu động ròng = Hàng tồn kho +Nợ phải thu khách hàng -Nợ phải trả người bán
Khi phân tích cân bằng tài chính cần xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động
vơí nhu cầu vốn lưu động ròng để xem xét tình hình tài chính của doanh nghiệp bị
thiếu hụt hay dư thừa vốn lưu động ròng để doanh nghiệp có thể huy động các
khoản vốn vay bù dắp hoặc có biện pháp sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư vào các
chứng khoán để sinh lời.
2.5 Phân tích rủi ro của doanh nghiệp:
Rủi ro của doanh nghiệp có thể được xem ở nhiều khía cạnh khác nhau: Rủi ro
kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro phá sản.Ở đây ta chỉ đề cập đến rủi ro phá sản vì
đây là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Trong quan hệ
thanh toán hiện nay doanh nghiệp nào cũng thực hiện việc tài trợ vốn thông qua
việc vay nợ ngắn hạn.Điều đó luôn gắn liền với một rủi ro phá sản khi khả năng
thanh toán giảm đến một mức độ báo động.Doanh nghiệp sẽ gặp một số khó khăn
sau:Việc mắc nợ sẽ kéo theo các khoản chi trả cố định hàng năm như: Nợ gốc, lãi
vay , Và sẽ khó khăn khi đi vay, sự phát triển của doanh nghiệp bị kìm hãm.
2.5.1 Việc phân tích rủi ro phá sản được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
+ Khả năng thanh toán hiện hành:(khh)
Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp được định nghĩa là mối quan
hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn
hạn.
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh
nghiệp càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp.
+ Khả năng thanh toán nhanh:(knhanh)
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn khả năng phá sản của doanh nghiệp.
Trang 15
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
k
hh
TSLĐ và ĐTNH
Nợ ngắn hạn
=
k
nhanh
nợ ngắn hạn
TSLĐ và ĐTNH – Hàng tồn kho
=
+ Khả năng thanh toán tức thờthanh toán (k
tt
)
Tỷ lệ này so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và nợ ngắn hạn.Đây là tiêu
chuẩn đánh giá khắc khe hơn tỷ lệ thanh toán nhanh, nó đòi hỏi có sẵn tiền để thanh
toán
2.5.2.Phương pháp phân tích:
a.Phương pháp phân tích thường hay sử dụng là tính toán và so sánh các chỉ
tiêu phả ánh khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng
thanh toán hiện hành giữa thời kỳ này với thời kỳ khác.Qua đó đánh giá cụ thể về
rủi ro phá sản và các nhân tố nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp.
b.Các chỉ tiêu phân tích:
b1.Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng:(Hp.thu)
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền.Trị giá
chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh.Điều này
được đánh gía là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh do vậy đáp ứng nhu
cầp thanh toán nơ.Tuy nhiên hệ số này quá cao có thể không tốt vì có thể thắt chặt
tín dụng bán hàng, do vậy ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.Vì vậy, khi
đánh giá khả năng hoán chuyển các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến
chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.
b2.Số ngày của chu kỳ nợ (số ngày doanh thu chưa thu)(Nn)
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng
cho đến khi thu tiền.Chỉ tiêu này so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp cho
từng khách hàng sẽ đánh giá tình hình thu nợ và khả năng hoán chuyển thành tiền.
b3.Số vòng quay của hàng tồn kho:(Hhàng)
H
hµng
=
Gi¸ vèn b¸n hµng
Trang 16
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
N
n
số chủ nợ bình quân các khoản phải thu khách hàng
=
doanh thu thuần bán chịu + thuế gtgt đầu ra tương ứng
Hp.thu
số dư bình quân các khoản phải thu khách hàng
=
doanh thu thuần bán chịu + thuế gtgt đầu ra tương ứng
k
tt
nợ ngắn hạn
tiền
=
Gi¸ trÞ hµng tån kho b×nh
qu©n
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh
nghiệp.Trị giá này càng cao thì công việc kinh doanh được đánh giá tốt, khả năng
hoán chuyển tài sản này thành tiền cao.
Trang 17
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
PHẦN II:
PHẦN II:
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP BÁO CÁO
VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG
TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG
A.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
I.QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CƠ KHÍ VÀ
THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÀ NẴNG
1.Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ Khí và
Thiết Bị Điện Đà Nẵng:
Công ty cơ khí và thiết bị điện đà nẵng là một Doanh nghiệp nhà nước
thuộc sở công nghiệp đà nẵng, là một đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân đầy đủ.Trụ sở chính của công ty đặt tại 494 Núi Thành Đà Nẵng
Công ty có 4 đơn vị thành viên:
* Nhà máy điện cơ Đà Nẵng 494 Núi Thành
* Nhà máy cơ khí Đà Nẵng 229 Lê Văn Hiến
* Trung tâm dịch vụ kỹ thuật 303 Phan Chu Trinh Đà Nẵng
* Trung tâm kinh doanh sản phẩm cơ khí và thiết bị điện 149 Trần Phú
Đà Nẵng.
Tiền thân của công ty cơ khí và thiết bị điện là nhà máy cơ khí và nhà máy
điện cơ.Đầu năm 1976 dưới sự chủ quản của Sở Công nghiệp Quảng Nam Đà
Nẵng, Nhà máy Cơ khí và Nhà máy Điện cơ được xem như là con chim đầu đàn
của Ngành công nghiệp Thành phố.Nhà máy Cơ khí có đầy đủ công cụ dụng cụ
để sản xuất ra máy móc thiết bị phục vụ cho ngành kinh tế.Nhà máy Điện cơ
qua quá trình phát triển có uy tín với những sản phẩm truyền thống như: Quạt
điện, chấn lưu.Năm 1986 đất nước có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kinh tế
bao cấp sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước làm cho các đơn vị
sản xuất trong nước gặp không ít khó khăn và hai nhà máy này cũng nằm trong
trình trạng làm ăn thua lỗ kéo dài.
Trang 18
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Ngày 31/12/1997 thực hiện quyết định số 5487 của bộ công nghiệp và ủy
ban nhân thành phố Đà nẵng về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp, nhà máy
điện cơ sáp nhập với nhà máy cơ khí và trở thành công ty cơ khí và thiết bị điện
Đà NẵNg.Công ty này chính thức đi vào hoạt đÄng ngày 1/1/1998.Những tồn
đọng của tài chính cũ trong thời kỳ sáp nhập chưa giải quyết xong đã làm ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Tuy nhiên trong những
năm gần đây nhà nước chủ trương nội điện hóa hàng xe máy IKD Công ty đã
đầu tư phát triển đúng với ngành nghề, tận dụng được năng lực thiết bị nhà
xưởng vốn có và bước đầu thâm nhập vào thị trường.
Qua năm năm hoạt động và phát triển công ty đã đi trên đà phát triển vững
chắc, doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.Đặc biệt quý IV năm 2002
Công ty đã hoàn chỉnh khung xe kiểu Dream và đã tiêu thụ được 10.000 sản
phẩm nâng số lượng tiêu thụ lên 14, 96 triệu tăng 18% so với năm 2001.Đến
năm 2003 này công ty cũng đang hoàn chỉnh một số loại khung xe khác như:
Wave, Best.Hàng năm công ty cũng đã góp phần vào ngân sách nhà nước hơn
300 triệu đồng thuế và dự kiến đầu tư vốn từ quỹ tái đầu tư và vay ngân hàng
thương mại đầu tư tăng tài sản cố định để thựu hiện dự án nâng cấp sản phẩm
quạt điện, chấn lưu.
2.Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động kinh doanh:
2.1 Chức năng của Công ty:
Là đơn vị thuộc sở hữu của nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh các
mặt hàng như: Chân chống, hộp xích.Nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng
trong nước.
Là đơn vị kinh tế độc lập, công ty được tự chủ trong kinh doanh, được mở
rộng sản xuất kinh doanh, liên Kết với các đối tác trong và ngoài nước.
2.2.Nhiệm vụ của công ty:
Đăng ký hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu
trách nhiệm trước nhà nước và cấp trên về Kết quả hoạt động kinh doanh của
mình, chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm dịch
vụ của mình.
Trang 19
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Xây dựng chiến lược phát triển, Kế hoạch sản xuất kinh doanh cho phù
hợp với mục tiêu đề ra.
Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động.
Thực hiện qui định của nhà nước về bảo vệ môi trường, chịu sự kiểm tra
và tuân thủ các qui định của nhà nước và cơ quan có thẩm quyền.
Thực hiện chế độ bảo tồn và phát huy hiệu quả sử dụng vốn
Lập đầy đủ các báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty cho cơ quan chủ quản
II.QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY
II.1Qui trình công nghệ
Những sản phẩm của công ty mang nhiều kiểu dáng công nghiệp, mỗi sản
phẩm đều có chức năng sử dụng khác nhau.Xét về tổng thể qui trình công nghệ
sản xuất cố thể khài quải qua sơ đồ sau:
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ĐIỆN CƠ:
ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CƠ KHÍ:
Trang 20
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Thành phẩm
Nguyên vật
liệu
Tạo
phôi
Gia công cơ khí
Lắp ráp
Thành
phẩm
đúc
Thành
phẩm
Nguyên vật
liệu
Tạo phôi
Gia công cơ
khí
Điện
hóa
Lắp ráp
đúc
Bán thành
phẩm
Cả hai qui trình đều gồm ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn tạo phôi
- Giai đoạn gia công cơ khí
- Giai đoạn lắp ráp để hoàn thành sản phẩm
II.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất:
II.2.1 Sơ đồ tổ chức
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT NHƯ SAU:
II.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phân xưởng:
Phân xưởng cơ khí và tạo phôi: Thực hiện giai đoạn đầu tiên trong quá
trình sản xuất sản phẩm.Nhiệm vụ của của phân xưởng cơ khí và tạo phôi là gia
công chế biến nguyên vật liệu, bán thành phẩm sau đó chuyển cho phân xưởng
điện hòa và lắp ráp.
Phân xưởng điện hóa và lắp ráp: Thực hiện khâu cuối cùng trong quá trình
chế tạo sản phẩm, có nhiệm vụ lắp ráp để hoàn thành sản phẩm.Phân xưởng này
nhận các bán thành phẩm từ phân xưởng cơ khí và tạo phôi đồng thời tiến hành
nhập các nguyên vật liệu các bán thành phẩm cần thiết để tạo ra sản phẩm
hoàn chỉnh.
Trang 21
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Bộ kế
hoachk
vật tư
CÔNG TY
NHÀ MÁY ĐIỆN
NHÀ MÁY CƠ KHÍ
Phân
xưởng
cơ khí
và tạo
phôi
Phân
xưởng
điện
hóa và
lắp
ráp
Phòng
kỹ
thuật
Phân
xưởng
cơ khí
Phân
xưởng
gò
hàn và
lắp
ráp
Bộ kế
hoạch
vật tư
Phòng kỹ thuật: Hướng dẫn về qui trình kỹ thuật sản xuất các sản phẩm,
xây dựng định mức tiêu hao vật tư, nghiên cứu cải tiến mẫu mã.Ngoài ra còn có
chức năng giám định chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Phân xưởng cơ khí: Gia công thực hiện giai đoạn đầu tiên của quá trình
sản xuất.
Phân xưởng gò hàn và lắp ráp:Thực hiện gò hàn lại sản phẩm và lắp ráp để
hoàn thành sản phẩm từ các chi tiết.
Bộ Kế hoạch vật tư: Cùng với phòng kỹ thuật xây dựng địng mức tiêu hao
vật tư.
II.3.Đặc điểm tổ chức quản lý tại Công ty:
II.3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý
: quan hệ chức năng
: quan hệ trực tuyến
II.3.2 Chức năng:
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động kinh
doanh, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định điều hành sản
xuất kinh doanh tại công ty.Giám đốc có quyền kiểm soát mọi hoạt động sản
Trang 22
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Trung
tâm
dịch
vụ kỹ
thuật
GIÁM ĐỐC
PGĐ KINH DOANH
phòng
kế
hoạch
vật tư
PGĐ SẢN XUẤT
Phòng
tổ chức
hành
chính
Trung
tâmNúi
Thành
kd sản
phẩm cơ
khí
Phòng
kế
toán
tài vụ
Trung
tâm dịch
vụ kỹ
thuật
xuất của cán bộ công nhân viên, có quyền sử dụng hay sa thải công nhân viên
theo điều lệ của công ty và là người có trách nhiệm đầu tiên đến đời sống của
từng cán bộ công nhân viên trong công ty
-PGĐ sản xuất: tham mưu cho giám đốc, có trách nhiệm tổ chức hay quản
lý quá trình sản xuất hằng ngày từ khâu chuẩn bị cho đến khâu bố trí điều hành
lao động, tổ chức cấp phát vật tư
-PGĐ kinh doanh: tham mưu cho giám đốc về Kế hoạch chiến lược kinh
doanh của công ty, báo cáo và chiệu trách nhiệm trước giám đốc về tình hình
tiêu thụ sản phẩm
-Phòng Kế hoạc vật tư:có nhiệm lập Kế hoạch cung ứng và quản lý tình
hình sử dụng vật tư, thàn phẩm, bán thành phẩm dựa trên tình hình tồn kho và
nhu cầu thị trường
-Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về việc sắp xếp bố trí
sử dụng cán bộ công nhân viên, quản lý lao động, quản lý hồ sơ công nhân
viên, tổ chức chế độ thi đua phạt thưởng
- Phòng Kế toán tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về nghiệp vụ Kế toán tài
chính theo đúng nguyên tắc, qui dịnh nhà nước, Kiểm tra kiểm soát tình hình
thu chi tài chính, ghi sổ và phản ánh số liệu
Trung tâm kinh doanh sản phẩm cơ khí và thiết bị điện: Bảo hành và giới
thiệu sản phẩm, tổ chức thăm dò thi trường, bán sản phẩm
Trung tâm dịch vụ kỹ thuật: Gia công sữa chữa các sản phẩm bị hư hỏng
III.TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY:
III.1.Tổ chức bộ máy Kế toán:
Trang 23
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
Chú thích:
Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
Kế toán phó
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
vật
tư,công
cụ
Kế toán
thành
phẩm
công nợ
Thũ
quỹ
- Kế toán trưởng: Tham mưu cho giám đốc trong việc tổ chức hệ thống Kế
toán, có nhiệm vụ báo cho giám đốc về tình hình tài chính của đơn vị và trực
tiếp lãnh đạo phòng Kế toán của công ty.Kế toán trưởng là người trực tiếp nắm
bắt mọi chế độ, chính sách liên quan đến hệ thống Kế toán, chịu trách nhiệm
về sự chính xác của số liệu Kế toán và chấp hành chế độ Kế toán.
- Kế toán phó kiêm Kế toán tài sản cố định: Tham mưu cho giám đốc về
tình hình tăng giảm tài sản cố định, trích và phân bổ khấu hao, xác định giá trị
còn lại của tài sản cố đinh.
- Kế toán tổng hợp kiêm Kế toán tiền mặt, tiền gửi: Có nhiệm vụ theo dõi
biến động của tất cả các đối tượng nhưng chỉ hạc toán tổng hợp.Cuối kỳ tính ra
số dư của các tài khoản, lập báo cáo Kế toán.Đồng thời Kế toán tổng hợp còn
theo dõi thêm phần tiền mặt, tiền gửi, hạch toán dchi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm, phân bổ và tính lương và các khoản trích theo lương.
- Kế toán vật tư công cụ dụng cụ: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh tình
hình thu mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.Đồng thời còn có trách nhiệm
theo dõi những khoản phải trả cho người bán.
-Kế toán thành phẩm, thanh toán: Có nhiệm vụ ghi chép phản ánh tổng
hợp, chi tiết tình hình nhập xuất tồn thành phẩm.Ngoài ra còn theo dõi các
khoản thanh toán trong nội bộ công ty, các khoản phải thu khách hàng, các
khoản phải trả khác.
III.2.Hình thức sổ Kế toán áp dụng:
Hình thức sổ của công ty là hình thức nhật ký chung
Trang 24
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
SƠ ĐỒ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ
Ghi chú: : Ghi hằng ngày
: Ghi cuối kỳ
Trình tự ghi chép:
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc Kế toán tiến hành phân loại chứng
từ, những nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi tiền thì phản ánh vào nhật ký
thu chi tiền còn các nghiệp vụ còn lại được phản ánh theo trình tự thời gian
vào nhật ký chung cuối quí từ nhật ký chung phản ánh vào sổ cái.Cuối quí từ
nhật ký thu chi cũng được phản ánh vào sổ cái.
Đồng thời Kế toán cũng theo dõi trên mảng Kế toán chi tiết: Từ chứng từ
gốc được phản ánh vào sổ chi tiết và cuối kỳ rút số dư lên bảng kê chi tiết từ
bảng kê này lập bảng cân đối Kế toán.
Sau khi đối chiếu khớp đúng giữa bảng kê chi tiết và sổ cái.số liệu từ sổ
cái bảng cân đối tài khoản và cùng với số liệu trên bảng kê chi tiết sử dụng để
lập bảng cân đối kế toán.
Trang 25
DIỄN ĐÀN SINH VIÊN DUY TÂN
CHỨNG TỪ GỐC
NK ĐẶC BIỆT ( THU,
CHI TIỀN)
Nk chung
SỔ CHI TIẾT
SỔ CÁI
BẢN CÂN ĐỐI TÀI
KHOẢN KẾ TOÁN
BẢNG KÊ CHI
TIẾT
BÁO CÁO KẾ
TOÁN