Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài tập nhóm đề tài quan điểm của adam smith và chủ nghĩa trọng thương về thương mại quốc tế liên hệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.35 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Có thể nói từ rất lâu đời, sự phát triển văn minh của loài người gắn liền với sự
phát triển của buôn bán. Người Trung Hoa,người Ấn Độ cách đây hàng ngàn
năm đã biết đem sản phẩm của mình sang các nước ở Châu Âu,Châu Á trao đổi
những thứ mình cần.Con người sớm nhận ra lơi ích của thương mại quốc tế.Vậy
Thương mại quốc tế là gì?

Thương mại quốc tế:là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ(hàng hóa hữu hình và
hàng hóa vô hình)giữa các quốc gia,tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá
nhằm đưa lại lợi ích cho các bên. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương
với tỉ lệ lớn trong GDP.

Thương mại quốc té đóng vị trí quan trọng, nền kinh tế quốc tế vai trò chủ
đạo.Bởi không có bất kỳ chính sách kinh tế nào, một biến động chính trị -xã hội
nào xảy ra ở nước này đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nền kinh tế
của nước khác.Một quốc gia nào dù giàu có đến đâu đi chăng nữa cũng không
có đủ nguồn tài nguyên, nhân lực dể sản xuất ra tất cả các loại sản phẩm.Vì vậy,
họ phải trao đổi lẫn nhau, điều này cho phép mỗi quốc gia có thể phát huy hết lợi
thế của mình. Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về thương mại quốc tế của
nhiều tác giả,của các hệ thống tư tưởng qua các thời kỳ khác nhau. Mở đầu cho
những quan niệm về thương mại quốc tế đó là hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa
trọng thương và tiếp đó dựa trên những quan niệm của Chủ nghĩa trọng thương
đưa ra Adam Smith đã đưa ra quan điểm của mình về thương mại quốc tế
qua”Lý thuyết lợi thế tuyệt đối”. Vậy nội dung của từng quan điểm đưa ra như
thế nào? Và trong thương mại quốc tế ở Việt Nam có biểu hiện những quan
niệm về thương mại quốc tế mà Chủ nghĩa trọng thương và Adam Smith đã đưa
ra hay không? Đây là nội dung mà nhóm chúng tôi sẽ trình bày trong giới hạn
của chủ đề tìm hiểu về “Các lý thuyết về thương mại quốc tế”.

NỘI DUNG



Trước hết chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu quan niệm của Chủ nghĩa trọng thương
và Adam Smith về thương mại quốc tế.

I. CHỦ NGHĨA TRỌNG THƯƠNG VỚI QUAN ĐIỄM VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC
TẾ
1. Hoàn cảnh ra đời:

CN trọng thương là hệ thống tư tưởng kinh tế đầu tiên của giai cấp tư sản, hình
thành và phát triển ở Tây Âu vào giữa thế kỷ XV và tồn tại trong khoảng 3 thế kỷ.
Trong thời kỳ này chế độ phong kiến ở Châu Âu bắt đầu tan rã và là thời kỳ tích
lũy ban đầu cho CN tư bản, quan hệ sản xuất TBCN bắt đầu xuất hiện. Chủ
nghĩa trọng thương đề cao vai trò của Nhà nước cầm quyền trong hoạt động
kinh tế và quyền lợi của giới doanh thương.

Bối cảnh kinh tế - xã hội

Đầu thế kỉ 15, Tây Âu vừa thoát ra khỏi thời kì Trung Cổ và phong kiến, hình
thành một xã hội chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Sản xuất tự cung tự cấp là
chính, thương mại chưa phát triển.

Con người đã khám phá ra những vùng đất mới ,tạo điều kiện mở rộng giao lưu
giữa các khu vực (tìm ra tân thế giới giúp giao thương với phương Đông,chinh
phục Mexico mở rộng giao thương với châu Mỹ,giao thương cho Bồ Đào
Nha với Ấn độ và các nước Nam Ábằng đường biển nhờ cuộc hành trình
của Vasco da Gama)

Cuối thế kỉ 15 đầu thế kỉ 16, thương mại bắt đầu phát triển nhờ các nhân tố như:
các phát kiến địa lý tạo điều kiện cho sự hình thành các tuyến đường vận
tải thương mại, sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu

thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà sản xuất và thương gia. Ngoài ra, phải kể
đến những nguyên nhân khác như: vai trò của các thương gia được nâng cao,
sự hình thành ngày càng nhiều các quốc gia độc lập cả về chính trị, vàng bạc
từ Tân thế giới đổ về…

Trong bối cảnh như vậy, một nhóm người (bao gồm thương gia, nhân viên ngân
hàng, nhân viên Chính phủ và cả một số nhà triết học) đã viết những bài tiểu
luận và những cuốn sách nhỏ về thương mại quốc tế. Những tác phẩm đó đã
biện hộ cho một trường phái kinh tếtriết học được gọi là chủ nghĩa trọng thương.

Như vậy, Sự xuất hiện chủ nghĩa trọng thương gắn liền với những tiền đề
lịch sử sau:

· Kinh tế:
- Vào thời điểm này hàng hóa ở Châu Âu phát triển mạnh. Thị trường dân tộc
trong nước mở rộng xuất hiện các hoạt động giao thông quốc tế.
- Tiền tệ không chỉ được sử dụng làm phương tiện trung gian trong trao đổi hàng
hóa mà tiền tệ còn sử dụng làm tư bản để sinh lợi 1 cách phổ biến.
· Chính trị - xã hội:
- Giai cấp phong kiến bắt đầu suy tàn, phân hóa rõ rệt. Trong xã hội vị thế của
tầng lớp thương nhân tăng lên và sự phân hóa giàu nghèo trở nên sâu sắc.
- Xuất hiện khối liên minh của nhà nước phong kiến trung ương và tư bản
thương nhân dựa vào nhau để tồn tại.
· Văn hóa tư tưởng:
- Phát triển của khoa học đặc biệt là khoa học tự nhiên.
- Xuất hiện phong trào phục hưng (do giai cấp tư sản khởi xướng nhằm
chống lại tư tưởng đen tối của phong kiến thời trung cổ, đề cao tư tưởng tự
do nhân quyền, bình đẳng).
- Sự chuyển biến tâm lý và lối sống của người dân. Đặc biệt trong tôn giáo đã
có sự cải cách đáng kể.

· Về quan điểm chính trị: Có 2 ý niệm cơ bản.
- Củng cố nền độc lập và chủ quyền của từng quốc gia.
- Xem con người là một thực thể hay một công dân của quốc gia, đề cao cá
tính và vai trò cá nhân.

Kết luận: Sự kiện trên làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt phong kiến trung cổ,
nền sản xuất phong kiến bắt đầu nhường chỗ cho chế độ tư bản thương mại =>
CN trọng thương xuất hiện.quá trình tích lũy nguyên thủy của CNTB, thời kì tích
lũy tiền tệ cho sự ra đời của CNTB. Thời kì này, khuynh hướng trọng thương là 1
điều tất yếu: dề cao vai trò của thương mại, trao đổi. Đòi hỏi cấp bách về mặt lí
luận, phải có 1 lí thuyết KT được đưa ra để chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động
KT. CN trọng thương ra đời.

2. Lịch sử phát triển

Chủ nghĩa trọng thương được chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu với những đại biểu như William Stafford (1554-1612, người
Anh), Thomas Gresham (1519-1579, người Anh) và Gasparo Scaruffi (1519-
1584, người Ý) với lý thuyết cân đối tiền tệ, chủ trương tăng sở hữu tiền như một
dạng của cải thông qua luật định. Chủ nghĩa trọng thương giai đoạn này còn
được gọi là chủ nghĩa trọng kim.

Giai đoạn sau phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ 17 với những người đại diện
là Thomas Mun (1571-1641, người Anh) và Antoine de Montchrétien (1576-
1621, người Pháp) với luận thuyết cân đối thương mại chủ động. Chủ nghĩa
trọng thương giai đoạn này còn được gọi là chủ nghĩa thặng dư thương mại.

Tuy những nhà hoạt động kinh tế nói trên sống ở các nước khác nhau và không
có sự trao đổi gì với nhau nhưng họ đã có những quan điểm trùng hợp. Trường

phái này không chỉ biểu hiện qua lý thuyết, mà còn là một phần của truyền thống
văn hóa-chính trị.

Chủ nghĩa trọng thương bắt đầu thoái trào từ thế kỷ 18. Các nhà tư tưởng của
chủ nghĩa trọng thương không thể đáp lại một cách thuyết phục trước những
phê phán đối với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Chủ nghĩa trọng nông có cơ sở
chính ở Pháp là những tư tưởng kinh tế đầu tiên cố gắng phủ nhận chủ nghĩa
trọng thương. Và cho đến khi kinh tế học cổ điển hình thành rõ ràng nhờ Adam
Smith, thì chủ nghĩa trọng thương kết thúc, về mặt lý luận. Tuy nhiên, ảnh hưởng
của nó tới chính sách kinh tế của các nhà nước thì vẫn còn tiếp tục, thậm chí
cho đến tận thế kỷ 20.

3. Những luận điểm kinh tế cơ bản của CN trọng thương:

· Luận điểm về tiền tệ:

CN trọng thương đánh giá cao vai trò của tiền, tiền được coi là tiêu chuẩn căn
bản của của cải, do đó mục đích chính trong chính sách kinh tế của mỗi nước là
phải làm gia tăng khối lượng tiền tệ. Mỗi quốc gia càng có nhiều tiền (vàng) thì
càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiền tệ.

Những người theo phái trọng thương bị cuốn hút vào việc tích lũy các kim
loại sản xuất tiền là vàng và bạc. Vì nguồn cung cấp vàng, bạc có giới hạn nên
những người trọng thương tin rằng một quốc gia có thể cải thiện dự trữ vàng của
mình trên sự thua thiệt của quốc gia khác.

· Luận điểm về ngoại thương:

CN trọng thương đánh giá cao vai trò của thương mại đặc biệt là ngoại thương.
CN trọng thương xuất phát từ chỗ cho rằng tiền tệ (vàng bạc) chỉ có thể gia tăng

qua các hoạt động thương nghiệp, cụ thể là ngoại thương. Ngoại thương đóng
vai trò sinh tử đối với phát triển kinh tế của một quốc gia. CN trọng thương cho
rằng: Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là ống bơm. Muốn tăng của
cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương. Khối lượng tiền tệ
chỉ có thể tăng lên bằng con đường ngoại thương và ngoại thương phải thực
hiện chính sách xuất siêu bằng cách hạn chế nhập khẩu và tăng cường xuất
khẩu. Sự phồn thịnh của một quốc gia chính là nhờ thương nghiệp đặc biệt là
ngoại thương chứ không phải do sản xuất (trừ việc khai thác vàng).

Trong quan điểm ngoại thương, tính dân tộc thể hiện rất rõ. Các đại biểu của CN
trọng thương đều đòi hỏi nhà nước phải có các biện pháp nhằm bảo vệ thị
trường nội địa tránh sự xâm nhập, cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài; chủ
trương tìm mọi cách để bảo vệ vàng bạc nước mình không chảy ra nước ngoài.

· Luận điểm về chính sách ngoại thương:

Xuất phát từ chỗ coi nguồn gốc của của cải được sinh ra trong lưu thông và luận
điểm về ngoại thương phải thực hiện xuất siêu của mình, CN trọng thương chủ
trương xuất siêu với các mức độ khác nhau giữa các khuynh hướng của quốc
gia trong những thời kỳ khác nhau. Để thực hiện xuất siêu thì phải phát triển
công nghiệp. Nhập khẩu có thể giảm nếu từ bỏ việc tiêu dùng quá mức hàng
nước ngoài. Chỉ nên nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước không sản xuất
được hay sản xuất được nhưng có chi phí quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu
cách, chất lượng. Xuất khẩu phải chú ý đến những mặt hàng dư thừa trong
nước và nhu cầu của nước quan hệ trong hoạt động ngoại thương.

Chỉ chú ý đến xuất khẩu.Họ cho rằng cần tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu, vì
xuất khẩu là nguồn mang lại kim loại quý. Còn nhập khẩu thì rất hạn chế, đặc
biệt là các sản phẩm đã hoàn chế và hàng hóa xa xỉ phẩm. Họ bảo vệ chính
sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu(thông qua trợ giá) và cản trở nhập

khẩu (dựa vào thuế quan).

Đối với hoạt động xuất khẩu, giá trị xuất khẩu phải càng nhiều càng hay, nghĩa là
không những số lượng hàng hóa xuất khẩu phải nhiều, mà còn phải cố gắng
xuất khẩu những hàng hóa có giá trị cao ưu tiên hơn hàng hóa có giá trị
thấp.Chủ nghĩa trọng thương đánh giá thấp việc xuất khẩu nguyên liệu và cố sử
dụng nguyên liệu để sản xuất trong nước rồi đem xuất khẩu thành phẩm.

Đối với hoạt động nhập khẩu, gữi nhập khẩu ở mức tối thiểu, dành ưu tiên cho
nhập khẩu nguyên liệu so với thành phẩm. Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu thành
phẩm, nhất là hàng sa xỉ.

CN trọng thương ủng hộ chính sách thuế quan, chính sách bảo hộ mậu dịch có
lợi cho những hoạt động ngoại thương.Chủ nghĩa trọng thương chủ trương
chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới
doanh thương quốc nội trên thị trườngnước ngoài và tạo ra những hạn chế đối
với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường trong nước. Chính sách bảo hộ
mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia, ưu tiên mở rộng sản xuất
các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan của giao thương được đánh giá bằng
sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng
thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương mại chủ động.

· Luận điểm về cơ chế kinh tế:

Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản lý
của nhà nước, khuyến khích sự độc quyền trong ngoại thương. Vai trò của nhà
nước thông qua các chính sách kinh tế được CN trọng thương đề cao và cho
rằng: Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển có hiệu quả nếu chịu sự chi phối, quản
lý của nhà nước. Thương nhân cần dựa vào nhà nước và nhà nước phối hợp
bảo vệ thương nhân.


Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận
truyền thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao,
là phụ mẫu của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách kinh tế với
mục đích tạo nên sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư
tưởng đầu tiên xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà nước.
Bottom of Form
· Luận điểm về lợi nhuận:

CN trọng thương cho rằng lợi nhuận là kết quả của sự tro đổi không ngang giá
do lĩnh vực lưu thông mua bán, trao đổi sinh ra. Nó là kết quả việc mua ít bán
nhiều, mua rẻ bán đắt. Họ coi thương nghiệp như là một sự lường gạt, cái được
của người này là cái mất của người kia và tương tự như vậy là quan hệ thương
mại giữa các quốc gia. Họ cho rằng trao đổi phải có một bên thua để bên kia
được, dân tộc này làm giàu bằng cách hi sinh lợi ích của dân tộc khác.

4. Nhận xét về lý luận kinh tế của CN trọng thương:

Mặt tích cực:

CN trọng thương đả phá mạnh mẽ hệ tư tưởng kinh tế phong kiến. Lần đầu tiên
trong lịch sử, CN trọng thương giúp mọi người thoát khỏi cách giải quyết các vấn
đề kinh tế bằng các giáo lý đạo đức, các lý thuyết tôn giáo thần học.

CN trọng thương đưa ra được cương lĩnh của giai cấp tư sản Châu Âu trong thời
kỳ tích lũy ban đầu.

CN trọng thương đã đưa ra tuyên ngôn hướng vào việc phát triển hệ thống công
trường thủ công và lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã cố gắng nhận thức
CNTB, giải thích các quá trình kinh tế dưới góc độ lý luận dựa trên cơ sở các

thành tựu khoa học.

Mặt hạn chế:

Những thành tựu lý luận còn nhỏ bé, những vấn đề kinh tế đã được lý giải một
cách giản đơn, chỉ là sự mô tả các hiện tượng chưa đi sâu tìm hiểu bản chất bên
trong của nó. Ví dụ: chỉ thấy vấn đề lưu thông, không thấy được sản xuất là gốc
và cũng chưa thấy được mối liên hệ giữa sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu
dùng.
Hệ thống các luận điểm kinh tế chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm thực tế.

5. Ý nghĩa:

Các lập luận nói trên của trường phái ngoại thương không phải là hoàn toàn vô
lý mà vẫn chúa đựng những luận điểm mà cho đến nay vẫn còn giá trị. Trên thực
tế khi năng lực sản xuất trong nước vượt quá mức cầu thì việc khuyến khích
xuất khẩu và hạn chế bớt nhập khẩu là điều đáng hoan nghênh. Cũng có khi
quốc gia gặp khó khăn trong việc cân bằng thanh toán với nước ngoài cho nên
mong muốn tạo ra được mức thặng dư trong hoạt động ngoại thương để bù đắp
thiếu hụt đó. Thậm chí ngay cả khi chưa có nhu cầu tức thời về ngoại tệ nhưng
quốc gia vẫn có thể mong muốn tích lũy càng nhiều ngoại tệ càng tốt để đề
phòng những bất trắc trong tương lai.

Trong bối cảnh có khả năng nổ ra chiến tranh hoặc để đề phòng những bất trắc
trong tương lai thì việc bảo hộ các nghành công nghiệp có tầm quang trọng
chiến lược cũng là điều hợp lý.

Mặc dù CN trọng thương còn những hạn chế khó tránh được do điều kiện lịch
sử khách quan cũng như chủ quan nhưng CN trọng thương đã tạo những tiền
đề lý luận kinh tế - xã hội cho kinh tế chính trị tư sản phát triển. Bởi lẽ CN trọng

thương đã cho rằng: Sự giàu có không phải là ở giá trị sử dụng mà là ở giá trị
(tiền); Mục đích của hoạt động kinh tế hàng hóa là lợi nhuận. Các chính sách
thuế quan bảo hộ đã góp nhần thúc đẩy sự ra đời của CNTB.

6. liên hệ Việt Nam

Hiện nay, những nghiên cứu về CN trọng thương vẫn còn có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn đối với chúng ta. Ví dụ: vấn đề tích lũy vốn, kêu gọi đầu tư từ nước
ngoài. Vai trò của ngoại thương trong thời kỳ mở cửa hội nhập với thế giới. Vấn
đề bảo hộ mậu dịch, các chính sách bảo vệ sản xuất trong nước, mối quan hệ
giữa phát triển kinh tế và những vấn đề xã hội. Việc nghiên cứu CN trọng thương
có ý nghĩa thời sự đáng được nghiên cứu và vận dụng đối với nền kinh tế
chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng
XHCN như Việt Nam ta hiện nay.
6.1. Vấn đề tích lũy vốn ở Việt Nam
Cơ cấu tích lũy vốn bao gồm trong và ngoài nước.
· Nguồn vốn trong nước bao gồm : Nguồn vốn từ nội bộ nền kinh tế, các
nguồn ngân sách nhà nước, tiết kiệm của dân cư
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước là số chênh lệch giữa số tổng thu so với
tổng số chi tiêu thường xuyên của ngân sách nhà nước. Do đó nó phụ
thụôc vào các yếu tố sau :
+ Tăng hay giảm tổng số thu nân sách, mà chủ yếu thông qua hệ thống
thuế.
+ Việc bán hay cho thuê một số tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
+ Tăng hay giảm các khoản chi tiêu thường xuyên của ngân sách.
Nguồn vốn của dân cư : lâu nay nguồn vốn này chưa được đánh giá
đúng
mức, chưa có phương thức huy động hợp lý để tập trung. Nó bao
gồm :
+ Tiết kiệm của dân cư từ thu nhập trong nước.

+ Tiết kiệm của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
+ Tiết kiệm của các chuyên gia, những người đi lao động, học tập và
công tác ở nước ngoài có thu nhập đem về.
+ Tiết kiệm của bộ phận dân cư có thu nhập do thân nhân từ nước ngoài
gửi về
· Nguồn vốn từ ngoài nước :
- Đây là nguồn vốn rất đa dạng như viện trợ, vay nợ và đầu tư nước
ngoài
- Vay nợ nước ngoài của chính phủ và các doanh nghiệp thông qua các
chức tiền tệ, ngân hàng thế giới.
- Đầu tư trực tiếp của các tổ chức và công ty nước ngoài gồm đầu tư 100%
đầu tư từng phần và liên doanh
- Nguồn vốn nước ta ngày càng tăng từ khi thực hiện chính sách mở cửa.
- Kinh tế thị trường đòi hỏi phải có thị trường đầu tư , phải có sự thỏa
thuận của các bên, lấy ích lợi kinh tế làm chuẩn, bàn bạc thoả thuận trên
nguyên tắc tự nguyện đôi bên cùng có lợi.
Để có được nhiều vốn thì chúng ta phải tạo dựng được sự ổn định trên 3 mặt
sau đây:
+ Ổn định pháp lý ( luật lệ)
+ Ổn định chính trị xã hội.
+ Ổn định kinh tế.
=> Nhưng vấn đề quan trọng vẫn là việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại : Phải có chính sách ngoại giao hữu hiệu để
tranh thủ được nhiều vốn và khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.
Tóm lại : Để phát huy được những điều kiện tiền đề cần thiết trong quá
trình mở cửa hội nhập, phải thực hiện tích lũy vốn ngay từ bây giờ.
6.2. Kêu gọi đầu tư từ nước ngoài
Thực tiễn nước ta hiện nay cho thấy, muốn phát triển kinh tế nước ta cần phải
tăng cường thu hút đầu tư từ nước ngoài.Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng,
quan trọng nhất vẫn là các doanh nghiệp Việt Nam phải xác định rõ kế hoạch cụ

thể cho sự phát triển lâu dài của chính mình. Chính sự chậm chân của các
doanh nghiệp Việt Nam sẽ ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư của các nhà đầu
tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất. Thu hút đầu tư từ
nước ngoài đang là một trong những ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng gay gắt hiện nay. Nhiều chuyên gia cảnh báo, trong điều kiện lộ trình
mở cửa hoàn toàn thị trường trong nước, nếu không xây dựng được chính sách
đầu tư tốt, đủ sức cạnh tranh quốc tế và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài, thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển sang đầu tư thương mại,
sản xuất, sang nước khác.

Bên cạnh đó nhà nước cũng cần phải đưa ra các chính sách đầu tư thích. Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam sửa đổi và bổ sung 3 lần từ ngày 9 tháng 5 đến ngày 9 tháng 6
năm 2000.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành danh mục 11 loại hình dự án đặc biệt khuyến
khích đầu tư, 34 loại hình dự án khuyến khích đầu tư và 4 loại hình dự án cấm
đầu tư (đính kèm phụ lục). Với một số nội dung:

- Thời hạn đầu tư là 50 năm (nếu cần sẽ được gia hạn).
- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
- Nhà nước Việt Nam bảo vệ tài sản của các nhà đầu tư với trách nhiệm cao
nhất.
- Quy trình thực hiện cấp phép đầu tư được thực hiện đơn giản nhanh chóng, từ
1 đến 15 ngày.
- Đến đầu tư tại các Khu Công nghiệp các nhà đầu tư sẽ được cung cấp toàn bộ
cơ sở hạ tầng.
- Các nhà đầu tư có quyền tuyển dụng lao động Việt Nam, lao động nước ngoài
theo quy định của Luật Lao động Việt Nam.

- Các nhà đầu tư có quyền tăng vốn, chuyển nhượng vốn, chia, tách, sáp nhập,
thay đổi mục tiêu kinh doanh của dự án, mở chi nhánh, mở văn phòng đại diện
và tái đầu tư từ lợi nhuận.

=> Các chính sách ưu đãi trên cho thấy Việt Nam hiên nay luôn mở rộng cánh
cửa để hội nhập,tăng cường hơn nửa các hoạt động thương mại quốc tế.

6.3. Vấn đề bảo hộ mậu dịch và các chính sách bảo vệ sản xuất trong nước
Bảo hộ mậu dịch là thuật ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nâng
cao một số tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực như chất lượng,vệ sinh, an toàn, lao
động, môi trường, xuất xứ, v.v hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với
một số mặt hàng nhập khẩu nào đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng
tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc gia nào đó.
Trong thời buổi kinh tế thị trường, sự cạnh tranh mạnh mẽ về hành hóa như hiện
nay, Việt Nam cần có những chính sách tăng cường hơn nữa việc quảng bá, bảo
vệ hàng hóa Việt Nam khỏi sự cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế.
Đồng thời cũng đưa ra những chính sách bảo đảm chất lượng hàng Việt đẻ ngày
càng mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ trên thế giới.
6.4 Vấn đề hạn chế nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu
Cán cân xuất nhập khẩu (còn được gọi là cán cân thương mại) được định nghĩa
bằng hiệu số giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của một
nước. Ở nước ta, từ năm 1991 đến nay, cán cân này thường xuyên ở tình trạng
âm tức là kim ngạch xuất khẩu thấp hơn kim ngạch nhập khẩu và tình trạng này
được gọi là nhập siêu.
Thực chất của nhập siêu chính là việc tiêu dùng quá khả năng của đất nước. Tuy
nhiên, nhập siêu vẫn có thể khắc phục được nếu cán cân thanh toán bảo đảm ở
mức dương. Cán cân thanh toán bao gồm cán cân thương mại và các phần
chênh lệch của xuất nhập khẩu hàng dịch vụ, du lịch, đầu tư, kiều hối, trợ cấp
Như vậy, dẫu cán cân thương mại âm nhưng nếu được bù đắp bởi phần dương
của du lịch, kiều hối, đầu tư thì nền kinh tế hoàn toàn có thể khắc phục được

ảnh hưởng của nhập siêu và tự chủ về ngoại tệ.
Thực trạng nhập siêu những năm gần đây
Bảng 1: Thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu qua các năm
Đơn vị: triệu USD
Năm Kim ngạch XK Kim ngạch NK Nhập siêu
2000 14482,7 15636,5 -1153,8
2001 15029,2 16217,9 -1188,7
2002 16706,1 19745,6 -3039,5
2003 20149,3 25255,8 -5106,5
2004 26485,0 31968,8 -5483,8
2005 32447,1 36761,1 -4314,0
2006 39826,2 44891,1 -5064,9
2007 48380,0 60830,0 -12450,0
2008 dự kiến 67000,0 86000,0 -19000,0
6 tháng 2008 29695,0 44470,0 -14775,0
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn qua số liệu trên, chúng ta không khỏi băn khoăn về tình hình nhập siêu của
nước ta trong thời gian qua, nhất là trong 6 tháng đầu năm 2008, khi nhập siêu
đã tăng hơn cả nhập siêu của cả năm 2007 và tăng gấp gần 3 lần năm 2006.
Nếu so với mục tiêu kiềm chế nhập siêu của năm nay là dưới 20 tỉ USD thì nhập
siêu của 6 tháng đầu năm đã chiếm tới 73,8%.
Nguyên nhân trước hết, do đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, việc thu hút đầu tư
tăng mạnh với tốc độ cao; thứ hai, nhập khẩu để triển khai các dự án vay vốn
ODA xây dựng các công trình hạ tầng quy mô lớn; thứ ba, nhập khẩu máy móc
thiết bị cho khu vực kinh tế để phát triển kinh tế.Cũng có nhiều ý kiến khác cho
rằng, tình hình nhập siêu của Việt Nam hiện nay là do việc tiêu dùng quá khả
năng của đất nước. Việc người dân tăng cường sử dụng các mặt hàng xa xỉ
nhập khẩu như ô-tô, mỹ phẩm, điện thoại di động trong thời gian qua đã ảnh
hưởng mạnh đến trị giá nhập siêu. Việc thu hút đầu tư nước ngoài một cách ồ ạt,
không cân nhắc đến chất lượng các dự án đầu tư cũng ảnh hưởng đến nhập

siêu.
Các chính sách tăng cường xuất khẩu tập trung chủ yếu vào việc nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu như:
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng
công nghiệp chế biến dựa vào lợi thế lao động và công nghệ để tăng về quy mô,
đồng thời nhanh chóng chuyển sang phát triển các ngành sản xuất xuất khẩu
dựa vào vốn và kỹ thuật cao để gia tăng giá trị. Trong giai đoạn từ nay đến năm
2010, cần tập trung phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động. Từng
bước xây dựng nền tảng để phát triển những ngành kinh tế dựa vào công nghệ
cao và tri thức, đặc biệt chú trọng phát triển các ngành dịch vụ như thông tin, tài
chính, du lịch, giáo dục và đào tạo.
- Giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
- Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp nhà nước. Có
chính sách tiếp thêm sức mạnh cho khu vực tư nhân. Trước mắt, cần có chính
sách toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, xóa bỏ các
rào cản hạn chế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến và quảng bá thương hiệu Việt Nam tại các
nước mà hàng Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường để củng cố vị trí sản
phẩm, củng cố thương hiệu, từ đó phát triển bền vững sang các thị trường khác.
- Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận với nguồn vốn
hiệu quả hơn.
Các chính sách quản lý nhập khẩu như:
- Chính phủ sớm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế
- Đối với các biện pháp phi thuế quan: việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan
phải phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội trong nước và hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đối với công nghệ nhập khẩu, sử
dụng các tiêu chuẩn về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn
ISO để hạn chế nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ cũ, hàng hóa không
sạch, máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, có tác động không nhỏ đến hiệu quả vay

nợ nước ngoài và tính cạnh tranh ngành và sản phẩm hàng hóa Việt Nam.
- Hạn chế, quản lý chặt chẽ hàng nhập khẩu, không khuyến khích tiêu dùng hàng
xa xỉ và hạn chế cho vay tiêu dùng những hàng này; quản lý thông qua thuế, phí
và các thủ tục nhập khẩu. các doanh nghiệp sản xuất cần tính toán mức nguyên
liệu đủ để sản xuất xuất khẩu, tránh tình trạng nhập khẩu nhiều nguyên liệu làm
đẩy mạnh nhập siêu.
- Bên cạnh các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, để quản lý
nhập siêu cần phối hợp đồng bộ các chính sách khác như: cải thiện môi trường
đầu tư và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa;
đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ; đề ra chính sách tỷ giá hối đoái
linh hoạt khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu mà vẫn thúc đẩy kinh tế
đất nước phát triển. Như vậy, để giảm nhập siêu không chỉ phải hạn chế nhập
khẩu mà đòi hỏi phải nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế nhằm gia tăng xuất khẩu. Hay nói cách khác, muốn hạn chế được
nhập siêu các cơ quan chức năng phải sử dụng đồng bộ các giải pháp để nâng
cao hiệu quả sản xuất của nền kinh tế.
Những dấu hiệu khả quan
Trong Bảng 1 có thể thấy, 6 tháng đầu năm 2008 nhập siêu đã ở mức 14,7 tỉ
USD chiếm hơn 70% kế hoạch cả năm (20 tỉ USD). Tuy nhiên, xem chi tiết nhập
siêu từng tháng ta cũng thấy có những dấu hiệu đáng mừng khi tốc độ nhập siêu
giảm cả về mức tương đối và tuyệt đối qua các tháng.
Bảng 2: Tình hình nhập siêu qua các tháng
Đơn vị: tỉ USD
Quý I/2008 Tháng 4/2008 Tháng 5/2008 Tháng 6/2008 Tháng 7/2008
-8,3 -3,14 -1,916 -1,3 -0,8
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Các con số đã cho thấy mức giảm tương đối nhanh của tình hình nhập siêu
nước ta. Điều này khẳng định những biện pháp mạnh của Chính phủ đã mang
lại kết quả khả quan. Nếu Chính phủ vẫn kiên định các chính sách mạnh,thì các
năm tới tình hình nhập siêu sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, việc làm thế nào để

giảm nhập siêu hướng tới xuất siêu là vấn đề lớn và cần phải có sự phối hợp
đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều cơ quan mới có thể mang lại kết quả dài hạn tốt
đẹp./.
II. ADAM SMITH VỚI QUAN ĐIỄM VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.Vài nét về tác giả Adam Smith(1723-1790)
Adam Smith sinh năm 1723 tại thị trấn Kircaldy, vùng Fife , Scotland .Ông là nhà
kinh tế chính trị nổi tiếng ở Anh và trên thế giới.Adam Sith xuất thân từ một viên
chức thuế quan ở Kieccandi,một thành phố nhỏ xứ Scotlanf.Ông từu học ở
trường Đại học Glasgow và Oxford. Sau khi tốt nghiệp đại học, Ông nghiên cứu
và giảng dạy ở Edinbrgh và Glassgow.Trong vóng 13 năm,ông giảng về thần
học,luân lý học,luật học,logic văn học.Năm 1751,lãnh đạo bộ môn logic,năm
1752,ở bộ môn triết học,năm 1754 là giáo sư riêng cho công tước Feclay. Từ
năm 1765, ông đi du lịch châu Âu, chủ yếu là sang Pháp và tiếp xúc với những
người theo chủ nghĩa trọng nông. Sau khi ở Pháp về,năm 1766, ông xin nghỉ
việc và sống ở thành phoosquee hương Kieccandi. Adam Smith không lập gia
đình, trong 14 năm cuối đời, ông làm viên chức thuế quan và ông đã qua đời vào
ngày 19 tháng 7 năm 1790.
Khi nói đến Adam Smith người ta sẽ nhắc đến kiệt tác "An Inquiry into the
Nature and Cause of the Wealth of Nations" (“Tìm hiểu về bản chẩt và nguyên
nhân của sự giàu có của các quốc gia",tác phẩm này xuất bản năm 1766.
Với quyển sách nổi tiếng của Adam Smith,quyển sách này thường được gọi
là”The Wealth of Nation”.Những tư tưởng và khái niệm trong quyển sách này đã
đưa Adam Smith thành một trong những nhà tư tưởng lớn của thế kỳ 18.Và cũng
vì thế ông được suy tôn là cha đẻ của thuyết kinh tế hiện đại.
2. Quan điểm của Adam Smith về thương mại quốc tế
Lý thuyết về thương mại quốc tế bắt đầu được đặt nền móng bởi các nhà kinh tế
học cổ điển vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Trong đó tiêu biểu là Adam
Smith và David Ricardo.
Vào năm 1776, Tác phẩm "Một tìm hiểu về Nguyên Nhân và Bản Chất Sự Thịnh

Vượng của các Quốc gia" của Adam Smith được xuất bản, trong tác phẩm này
ông đã đưa ra một quan điểm khác về thương mạiÝ tưởng của Adam Smith về
thương mại và lợi ích của nó đối với xã hội được biết đến như "Lý Thuyết về Lợi
Thế Tuyệt Đối", ở đó ông cho rằng "Một đất nước nên sản xuất, chuyên môn hoá
sâu và xuất khẩu những hàng hoá mà đất nước đó có một lợi thế tuyệt đối.
Theo quan điểm của Adam Smith, thương mại quốc tế được tiến hành dựa trên
"lợi thế tuyệt đối" của mỗi nước thành viên.
2.1. Khái niệm:
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi quốc tế khi mỗi quốc gia tập
trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có chi phí sản
xuất thấp hơn hẳn so với quốc gia khác và thấp hơn mức trung bình chung quốc
tế thì tất cả các quốc gia sẽ đều cùng có lợi. Hay nếu một nước có thể sản xuất
một loại hàng hoá với chi phí thấp nhất thì hàng hoá đó được coi là có lợi thế
tuyệt đối trong sản suất hàng hoá đó.
2.2. Nội dung của lý thuyết lợi thế tuyệt đối:
a) Thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia và sự phân công lao động:
Trong cuốn”Sự giàu có của mỗi quốc gia”, A.Smith đã nghi ngờ về giả thuyết của
chủ nghĩa trọng thương cho rằng, sự phồn vinh của một nước phụ thuộc vào số
châu báu mà nước đó đã tích lũy được. Thay vào đó,ông cho rằng sự giàu có
thực sự của một nước là tổng số hàng hóa và dịch vụ ở nước đó. Ông cho rằng
những quốc gia khác nhau có thể sản xuất những loại hàng hóa khác nhau có
hiệu quả hơn những thứ khác .
A.Smith cho rằng nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương mại
quốc tế thu được do thực hiện nguyên tắc phân công .Ông phê phán sự phi lý
của những hạn chế của lý thuyết trọng thương và chứng minh ràng mậu dịch sẽ
giúp cả hai bên gia tăng gia sản-hiểu theo lợi tức thực sự-qua việc thực thi một
nguyên tắc cơ bản:Nguyên tắc phân công lao động.
Trong cuốn”Sự giàu có của một quốc gia”, A.Smith cho rằng: Phương ngôn của
mọi người chủ gia đình khôn ngoan là không bao giờ tự sản xuất lấy những gì
mà nếu đi mua sẽ được rẻ hơn. Người thợ may không khi nào đóng đôi giày, mà

thường đi mua ở người thợ giày và người thợ giày cũng không cần loay hoay cắt
may mà nhờ anh thợ may may hộ. Người nông dân không tự làm lấy hai thứ trên
,mà nhờ vào các tay thợ khéo. Mọi người đều có lợi khi chăm chú làm công việc
mình có lợi thé hơn láng giềng, và dùng một phần số sản phẩm của mình hay
tiền bán được số sản phẩm ấy để đi mua mọi thứ cần dùng khác.những gì trong
sinh hoạt cá nhân được coi là khôn ngoan ít khi nao được coi là một điều rồ dại
đối với quốc gia .nếu một nước ngoài nào đó có thể cung cấp một loại hàng rẻ
hơn là khi ta tự sản xuất, thì tốt hơn hết nên đi mua loại hàng ấ , giành thì giờ
chuyên chú vào một hoạt động khác mà ta có lợi hơn để bán lấy tiền chi dùng.
Theo Adam Smith nếu quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà
họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả
hơn nước khác .
b) Quan điểm lợi thế tuyệt đối :
Adam Smith đã xây dựng mô hình thương mại đơn giản dựa trên ý tưởng về lợi
thế tuyệt đối đẻ giải thích thương mại quốc tế có lợi như thế nào đối với các
quốc gia. Nếu quốc gia A có thể sản xuất mặt hàng X rẻ hơn so với nước B và
nước B có thể sản xuất mặt hàng Y rẻ hơn so với nước A, thì lúc đó mỗi quốc
gia nên tập trung mặt hàng mà mình có hiệu quả hơn và xuất khẩu mặt hàng này
sang quốc gia kia trong trường hợp này mọi quốc gia được coi là tuyệt lợi thế
tuyệt đối về sản xuất từng mặt hàng cụ th .Nói cách khác một quốc gia có lợi thế
tuyệt đối về một mặt hàng nếu với cùng một đơn vị quyền lực ,quốc gia đó có thể
sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn ,nghĩa là có năng suất cao hơn. Nhờ có chuyên
môn hóa sản xuất và trao đổi mà cả 2 quốc gia đều trở nên sung túc hơn. Ý
tưởng về lợi thế tuyệt đối và thương mại quốc tế có thể được minh họa bằng mô
hình thương mại dưới đây .
Giả sử thế giới chỉ có hai nước Việt Nam và Hàn Quốc và hai mặt hàng gạo và
vải ; chi phí vận chuyển = 0;Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di
chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước, nhưng không di chuyển được
các quốc gia, cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả thị trường.số lượng mỗi đơn
vị sản phẩm có thể sản xuất ra với một đơn vị nguồn lực (lao động ) ở mỗi quốc

gia được cho trong bảng dưới đây :
Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối
Lúa gạo (tạ)
vải vóc (m
2
)
Việt Nam 10 6
Hàn Quốc 5 10
Ta có thể thấy rằng Việt Nam co lợi thế trong việc sản xuất lúa gạo vì với cùng
một đơn vị nguồn lực ,Việt Nam sản xuát nhiều gạo hơn (10 tạ ) trong khi hàn
quốc chỉ làm ra 5 tạ. Ngược lại, Hàn Quốc có lợ thế tuyệt đối trong sản xuất vải.
Theo A.Smith thương mại còn có thể làm tăng sản xuất và tiêu dùng của toàn
thế giới do mỗi nước thực hiện chuyên môn hóa sản xuất mặt hàng mà mình có
lợi thế tuyệt đối: Việt Nam chuyên môn hóa vào sản xuất gạo còn Hàn Quốc
chuyên môn hóa vào sản xuất vải.Giả sử Việt Nam sẽ chuyển một đơn vị lao
động từ ngành sản xuất vải sang ngành sản xuất gạo, ngược lại, Hàn Quốc sẽ
chuyển một đơn vị lao động từ ngành sản xuất gạo sang ngành sản xuất vải.
Những thay đổi vè sản lượng ở mỗi quốc gia được thể hiện trong bảng dưới đây:
Mô hình đơn giản về lợi thế tuyệt đối thay đổi do chuyên môn hóa
Lúa Gạo (tạ)
vải vóc (m
2
)
Việt Nam -5 +10
Hàn Quốc +10 -6
Tổng Số +5 +4
Có thể thấy rằng,Việt Nam và Hàn Quốc chuyên môn hóa sản xuất những sản
phẩm mà mình có lợi thế sẽ làm tăng sản lượng của cả hai loại hàng hóa .Ở ví
dụ này ,sản lượng trên thế giới sẽ tăng 5 tạ lúa và 4m
2

vải trên toàn thế giới sẽ
có lợi ích do chuyên môn hóa . Trong trường hợp càng có nhiều sự chuyển đổi
nguồn lực sản xuất lúa ở Việt Nam và càng có nhiều sự chuyển đổi sang sản
xuất vải ở Hàn Quốc thì lợi ích càng lớn . Những lợi ích này của việc chuyên
môn hóa sẽ khiến những lợi ích của ngoại thương trở thành hiện thực .Việt Nam
sẽ sản xuât lúa gạo và Hàn Quốc thì sản xuất nhiều vải hơn so với trước khi hai
nước này ở trong tình trạng tự cung tự cấp .Như vậy,Việt Nam sẽ phải sản xuất
nhiều lúa gạo và ít vải hơn so với nhu cầu của người tiêu dùng ở Việt Nam và
Hàn Quốc sẽ sản xuất nhiều vải và ít lúa gạo hơn so với nhu cầu người tiêu
dùng ở Hàn Quốc .nếu như người tiêu dùng ở cả hai nước muốn có vải và lúa
theo một tỉ lệ mong muốn thì Hàn Quốc cần phải xuất khẩu quần áo sang Việt
Nam .
c) Nguồn gốc lợi thế tuyệt đối:
A.Smith cho rằng lợi thế của một nước có thể là lợi thế tự nhiên hay do nội lực
của nỗ lực của nước đó :
* Lợi thế tự nhiên liên quan đến các điều kiện khí hậu và tự nhiên .điều kiện tự
nhiên có thể đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả rất nhiều
sản phẩm như cao su cà phê chè dừa … các loại khoáng sản .
* Lợi thế do nỗ lực là lợi thế có được do sự phát triển của công nghệ và sự
lành nghề (nhờ chuyên môn hóa ).đối với các sản phẩm chế tạo , quy trình sản
xuất phần lớn phụ thuộc vào “ lợi thế do nỗ lực” thường là kĩ thuật chế biến là
khả năng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau ,khác biệt với những thứ
khác .nhờ sự chuyên môn hóa ,các nước có thể gia tăng hiệu quả:
1)Người lao động sẽ lành ngề hơn do họ lập lại cùng một thao tác nhiều
lần
2)Người lao động không phải mất thời gian chyển từ việc sản xuất sản
phẩm này sang sản phẩm khác vàdo làm một công việc lâu dài ,người lao động
sẽ nãy sinh ra các sáng kiến ,đề xuất các phương pháp làm việc tốt hơn .ví dụ
:Đan Mạch xuất khẩu đĩa bạc không phải vì nước này có nguồn mỏ bạc dôi dào
mà do họ có thể sản xuất được đĩa bạc thật đặc biệt

3)Lợi thế về công nghệ là khả năng chế tạo các sản phẩm đồng nhất có
hiệu quả hơn ,tức là tốn ít đầu vào hơn cho một sản phẩm đầu ra .Ví dụ :Nhật
Bản là nước phải nhập khẩu sắt và than ,2 thành phần quan trọng cần thiết cho
quá trình sản xuất thép nhưng nhờ có quy trình chế biến thép tiết kiệm được
nguyên liệu và lao động nên các nhà sản xuất thép Nhật Bản rất thành công trên
thị trường.
2.3. Đặc điểm và đánh giá lý thuyết lợi tuyệt đối của Adam Smith:
a) Đặc điểm:
* Tư tưởng chủ yếu.
- Ông loại bỏ quan điểm cho rằng vàng bạc, đá quý là đại diện duy nhất cho sự
giàu có của các quốc gia.
- Thương mại quốc tế sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia , nếu bên
nào bị thiệt hại họ sẽ từ chối ngay.
- Cơ sở trao đổi thương mại quốc tế là dựa trên lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc
gia và quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối ở mặt hàng nào sẽ xuất khẩu mặt hàng
đó và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế tuyệt đối.

* Giả định.
Mô hình thương mại được xây dựng với các gỉ thiết sau đây:

- Thế giới chỉ bao gồm hai quốc gia và hai mặt hàng
-Thương mại hoàn toàn tự do
-Chi phí vận chuyển là bằng không
-Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và được di chuyển tự do giữa các ngành
sản xuất trong nước nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia
-Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả thị trường
-Công nghệ sản xuất ở các quốc gia là như nhau và không đổi.
b) Đánh giá :
-Ưu điểm:
+Trong một số trường hợp,lợi thế tuyệt đối là cơ sở để các quốc gia xác định

hướng chuyên môn hóa và trao đổi các mặt hàng.
+ Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối sẽ làm khối lượng sản phẩm toàn
thế giới tăng lên → các nguồn lực được sử dụng có hiệu quả hơn.
+ Thương mại quốc tế tạo điều kiện để tăng cường mở rộng quy mô của những
ngành có lợi thế và thu hẹp những ngành bất lợi → những trao đổi quốc tế có sự
thay đổi cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia.
+Mô hình TM nói trên can giúp giải thích cho một phần nhỏ của TMQT, cụ thể
nếu 1quốc gia không có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng các loại cây như
chuối café, ca cao…,thì buộc phải nhập khẩu các sp này từ nước ngoài.
- Hạn chế:
+ Nếu một quốc gia bị bất lợi trong sản xuất cả hai mặt hàng thì họ có nên tham
gia vào trao đổi thương mại quốc tế hay không? Thì lý thuyết của ông không giải
thích được.
+ Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất đồng thời lao động lại không đồng
nhất giữa các ngành nên lý thuyết này cần tiếp tục hoàn thiện.
+ Tuy nhiên, học thuyết này không giải thích được tại sao TM vẫn can diễn ra khi
01quốc gia có lợi thế tuyệt đối( hay có mức bất lợi tuyệt đối) về tất cả các mặt
hàng.
2.4. Liên hệ Việ Nam:
Dựa vàoLý thuyết lợi thế tuyệt đối,Việt Nam đã xác định được lợi thế của mình
là trong sản xuất nông nghiệp và sản xuất những mặt hàng sử dụng nhiều lao
động. Trong thời gian này Việt Nam chủ yếu tập trung xuất khẩu những mặt hàng
nông sản, những mặt hàng thô chưa qua sơ chế và sau này là những mặt hàng
như dệt may, giầy dép, những mặt hàng sử dụng nhiều lao động
Biểu hiện cụ thể:Từ 1 nước phải sống nhờ vào hàng viên trợ và nhập khẩu hàng
triệu tấn lương thực mỗi năm,VN bỗng trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2
thế giới,thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu,thứ hai về cà phê và hạt điều,thứ tư về
cao su…thực sự khẳng định vị trí cường quốc xuất khẩu nông sản…Hàng VN đã
có mặt ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Trong vòng 7 năm 2001-2007 giá trị xuất khẩu mặt hang này đã tăng lên gần gấp

3 lần.Đây là những mặt hang chịu nhiều tác động của thị trường thế giới.những
năm 2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới sụt giảm,nhu cầu về nông
sản,thủy sản giảm hang loạt mặt hang xuất khẩu chủ lực của VN. Kim ngạch
xuất khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Sau đó giá trị xuất khẩu các mặt
hàng này tăng nhanh.
Năm 2007, đây là năm thứ hai liên tiếp dệt may khẳng định vị trí thứ nhì sau dầu
thô, thậm chí vào thời điểm 9 tháng “qua mặt” dầu thô đứng đầu các mặt hàng
XK. Đồ gỗ đứng thứ 5, có mặt tại 120 nền kinh tế, vượt Thái Lan và Indonêxia để
cùng với Malaysia ngự ngôi đầu về XK mặt hàng này ở Đông Nam Á. Thị trường
XK than rộng mở, 6 tháng đã thành mặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch XK năm.
Gạo VN đã XK sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả các thị trường EU,
Hoa Kỳ, Nhật Bản vốn khắt khe. Với đà này dự đoán việc VN ngang bằng với
ngôi vị về XK gạo của Thái Lan chỉ còn là thời gian.
Cà phê XK thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến 1.000 USD/ tấn, đây là
năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo.
XK thuỷ sản với mặt bằng giá tốt, năng lực chế biến được nâng lên khiến đã
phải tính một cách bài bản về NK thuỷ sản nguyên liệu để tăng lượng hàng chất
lượng cao để tận thu gía trị gia tăng.
XK hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất thế giới, có mặt trên 40 thị
trường, và còn phải NK hạt điều thô cho đủ “đô” cho các dây chuyền chế biến.
Đã xuất khẩu được cả công nghệ chế biến hạt điều càng làm cho hình ảnh mặt
hàng này thêm ấn tượng.
Hạt tiêu do giá XK năm nay 3.760 USD/ tấn, trong khi năm trước chỉ 1.540 USD/
tấn, nên so với năm 2006, dù lượng giảm 14% nhưng trị giá vẫn tăng 73%, với
số lượng chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu, duy trì vị thế XK số 1 thế giới. VN và
Inđônexia - XK hạt tiêu đứng thứ 3 thế giới, đã thoả thuận lập Uỷ ban chung về
XK hạt tiêu…
Từ 2007 đến nay: Sau 2 năm gia nhập WTO, hoạt động ngoại thương nói chung,
đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nói riêng có nhiều
thuận lợi để phát triển. Các nhà xuất khẩu Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị

trường thế giới dễ dàng hơn, những hạn chế và rào cản thuế đối với hàng hoá
Việt Nam được cắt giảm. Chúng ta có thị trường xuất khẩu rộng lớn đã và sẽ
được cắt giảm cùng các biện pháp phi quan thuế cũng sẽ được loại bỏ theo Nghị
định thư gia nhập của các thành viên này mà không bị phân biệt đối xử; tăng cơ
hội thâm nhập thị trường nước ngoài cho các sản phẩm của nước ta.
Có thể nói từ một nước phải nhập khẩu lương thực và nhiều mặt hàng thiết yếu,
sau hơn 20 năm Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế
giới về xuất khẩu nông sản và các mặt hàng gia dụng như: hồ tiêu (số 1), gạo và
cà phê (số 2), chè, cao su, thuỷ sản, dệt may, da giày và đồ gỗ.
Nói cách khác, Việt Nam đã là “nước lớn” về xuất khẩu những mặt hàng kể trên
nhờ khai thác thế mạnh của mình. Hơn thế, đây chính là những ngành giúp giải
quyết việc làm và nâng cao đời sống cho phần lớn người dân Việt Nam.
Tóm lại, hơn lúc nào hết, bây giờ chính là lúc Việt Nam cần tiến hành cơ cấu lại
nền kinh tế nhằm phát huy những lợi thế và thế mạnh, tạo ra những làn sóng
tăng trưởng mạnh và bền mới để đưa Việt Nam bắt kịp các nền kinh tế phát
triển, thoát khỏi cái bẫy thu nhập trung bình.


LỜI KẾT
Hai quan điểm về thương mại quốc tế của Chủ nghĩa trọng thương và
Adam Smith tuy có hạn chế nhưng đã thể hiện phần nào đặc điểm của hoạt
động thương mại quốc tế.Cụ thể, Chủ nghĩa trọng thương đã sớm đánh giá tầm
quan trọng của Thương mại, đặt biệt là Thương mại quốc tế. Nó cắt đứt hẳn với
những truyền thống chủ yếu thời trung cổ Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích
được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế giới hiện nay….Liên hệ thực tế
thương mại quốc tế Việt nam cũng đã biết khai thế lợi thế của mình như Lý
thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam smith đưa ra hay đang phấn đấu xuất siêu
những sản phẩm dựa vào lợi thế của mình và hạn chế nhập siêu như quan niệm
mà chù nghĩa trọng thương đã đưa ra.

×