Cần giáo dục nhận thức, lý tưởng sống cho
sinh viên
Để trả lời một cách có trách nhiệm cho điều quan trọng nhất này cần thiết
phải giải đáp hàng loạt câu hỏi, bắt nguồn từ mục đích của cuộc sống.
Triết lý sống hay mục đích của cuộc sống cũng chính là lý tưởng sống của
mỗi người.
Lý tưởng sống xuất phát từ việc xác định mục đích của cuộc đời và để đạt
được mục đích mà mình đã chọn, cần có những ước mơ hoài bảo vươn
tới mục đích cao nhất mà mình đã chọn. Didlro – nhà tư tưởng lớn đã từng
cho rằng “Bạn sẽ không làm được điều gì nếu bạn không có mục đích và
bạn cũng không làm được điều gì vĩ đại, nếu mục đích của bạn là tầm
thường”.
Mỗi một người có thể bắt đầu từ những mục đích khác nhau, đi trên
những con đường khác nhau, nhưng ai cũng mong muốn đạt đến đích
cuối cùng của cuộc sống mà mình lựa chọn. Để có thể đạt đến mục đích
cuộc sống tốt đẹp, cần thiết phải có những trăn trở, những ước mơ và
hoài bão, có khi cháy bỏng, và phải có nghị lực và niềm tin để tưới tắm
cho những ước mơ đó.
Tuy nhiên, vì lý tưởng của mỗi người không chỉ được xây dựng trên
những ước mơ và hoài bão, và những ước mơ hoài bão đó lại dựa trên
nền tảng của nhân sinh quan, tức là đạo làm người, nên nhân sinh quan
khác nhau sẽ hình thành lý tưởng khác nhau, ứng với các mục đích sống
khác nhau.
Rõ ràng, lý tưởng chính là ước mơ sống cao đẹp, là ý nghĩa cuộc đời của
mỗi một người, được xây dựng trên cơ sở xác định đạo làm người. Như
vậy lý tưởng, khi đã được hình thành, có khả năng dẫn dắt sự nghiệp,
tăng thêm niềm tin và sức mạnh của mỗi người, và để đạt đến thành công
trong sự nghiệp – lý tưởng giúp ta sức mạnh để vượt qua khó khăn và thử
thách trong cuộc sống.
Có người thường quan niệm lý tưởng là những gì rất lớn lao. Sự thực lý
tưởng của mỗi người bắt nguồn từ những con người bình dị, như một câu
nói nỗi tiếng “Một người quét đường hãy quét những con đường như nhạc
sĩ thiên tài Beethoven đã soạn nhạc, hãy quét những con đường như văn
hào Shakespeare đã làm thơ”.
Một câu danh ngôn nổi tiếng: “Cuộc sống giống như một dòng sông. Hạnh
phúc cho ai là giọt nước của dòng sông đó và đáng buồn cho ai chỉ là
cộng rác vật vờ trôi theo dòng sông”. Để mãi mãi là giọt nước của một
dòng sông vĩ đại, mỗi một người phải xác định rõ lý tưởng cuộc sống của
mình là gì? Sống cho ai? Vì ai?
Thật rõ ràng, đã là thanh niên sinh viên của các Trường Đại học và đang
ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn là chúng ta ai cũng mong muốn là
giọt nước của dòng sông, mà nhất định không cam chịu là một cộng rác
vật vờ.
Mặc dù, tự nguyện biến cuộc đời mình như là một giọt nước của dòng
sông, nhưng như vậy không phải là lý tưởng sống của mỗi người đều đã
được xác lập.
Lý tưởng sống phải bắt nguồn từ mục đích cuộc sống, được xây dựng trên
nhân sinh quan của mỗi người, và bị chi phối bởi một số hoàn cảnh cụ thể:
Trong những năm chiến tranh, lớp lớp sinh viên trong các trường Đại học
tự nguyện rời bỏ ghế nhà trường Đại học để gia nhập vào những đoàn
quân tiến ra mặt trận.
Vậy điều gì quyết định họ có sự chọn lựa đó, phải chăng được giải đáp
bằng một triết lý của cuộc sống, đó là học để xây dựng đất nước, nhưng
chưa giành được độc lập thì làm sao có đất nước để mà xây dựng và phải
chăng lý tưởng cao đẹp nhất của sinh viên trong lúc này không có gì khác
hơn phải là sự dấng mình vào cuộc đấu tranh sống mái với kẻ thù để
giành độc lập cho Tổ quốc và sự tự do cho đồng bào của mình.
Ngày nay khi mà đất nước đã độc lập, giang sơn liền một dãy thì lý tưởng
cao đẹp của thanh niên và sinh viên phải chăng là học thành tài để từ đó
có cơ hội cống hiến nhiều hơn, xứng đáng hơn với những gì mà thế hệ đi
trước đã khẳng định.
Điều quan trọng muốn được đề cập ở đây và cũng để kết luận cho những
gì được diễn đạt ở trên, phải chăng là mỗi một thanh niên sinh viên chúng
ta, trong thời đại ngày nay, không ai cho phép mình có thể đứng ngoài
cuộc, tách mình ra khỏi cuộc sống đang cuồn cuộn trôi, mà phải lao cuộc
đời mình vào dòng chảy vĩ đại của cả dân tộc.
II. Những trăn trở và việc xác định lý tưởng cho sinh viên trong các
trường Đại học
2.1. Những trăn trở Nhìn vào thởi đại mà chúng ta đang sống, một bộ
phận thanh niên sinh viên đã tự xác định cho mình mục đích cao đẹp là
được cống hiến, góp phần nhỏ bé của mình vào ước mơ ngàn đời là xây
dựng lại đất nước ta “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” như Bác Hồ đã từng
mơ ước.
Thanh niên, sinh viên trong các trường Đại học ngày nay, khác với cha
ông của họ, những người buộc phải cầm súng trong cuộc đấu tranh sống
còn với những kẻ thù, có tiềm,lực kinh tế và quân sự bậc nhất của thế
giới, để giành lấy phẩm chất cao quý nhất của con người quyết không
chấp nhận cuộc sống nhục,nhã như người nô lệ, mà luôn vươn lên làm
chủ đất nước độc lập và tự do, “Thà chết chứ không chịu sống quì”.
Do vậy, thanh niên và sinh viên ngày nay bằng nhiều con đường khác
nhau phải nâng cao chất lượng, thể lực và trí tuệ của chính mình, nâng
cao trình độ học vấn, tiếp cận với khoa học kỷ thuật hiện đại, vv…Sứ
mệnh xây dựng đất nước trở thành một nước công ngiệp hiện đại, đuổi kịp
với các nước phát triển trên thế giới và khu vực, đưa đất nước thoát khỏi
các nước kém phát triển, đang đặt lên vai của thanh niên chúng ta, trách
nhiệm hết sức nặng nề.
Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, một bộ phận không ít trong thanh niên,
sinh viên sống không mục đích, theo đuổi lối ăn chơi, đua đòi, hút chích và
đặc biệt, một bộ phận thanh niên, sinh viên chưa chứng tỏ đầy đủ vai trò,
trọng trách của mình trước vận mệnh của của dân tộc. Với họ, lý tưởng
sống còn hết sức mơ hồ.