Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Những thực tiễn về hợp đồng chuyển quyền quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.32 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

HỌC PHẦN: LUẬT BẢN QUYỀN

TIỂU LUẬN

Đề tài :
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan – những
vấn đề pháp lý và thực tiễn.

1


2


NỘI DUNG
SỐ TRANG
A. MỞ ĐẦU
4
1. Lý do chọn đề tài hoặc tính cấp thiết của đề tài
4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LÝ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ


5
VÀ QUYỀN LIÊN QUAN.
I. Khái niệm về hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên
5
quan
II. Những vấn đề pháp lý
6
III .Khi chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan bằng hình
thức chuyển quyền sử dụng là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức,
9
cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các
quyền
IV.Thực tiễn của sử dụng quyền tác giả và quyền tác giả
10
CHƯƠNG 2: NHỮNG THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN
11
QUYỀN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN
LIÊN QUAN:
I .Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ và viêc khai thác, chuyển
11
giao quyền tác giả
II. Thực tiên ở Việt Nam
12
C. BÀI HỌC CÁ NHÂN
15
D. KẾT LUẬN
17
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


3


I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài hoặc tính cấp thiết của đề tài:
Vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên
quan ở trên cả nước đã được quan tâm triển khai thực thi. Việc chi trả chế độ nhuận
bút, thù lao đối với chủ sở hữu quyền tác giả và quyền liên quan ngày càng được
thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả và quyền liên quan còn diễn ra khá phổ biến ở hầu hết các lĩnh vực từ văn
học, nghệ thuật đến khoa học. Công tác quản lý và xử lý vi phạm bản quyền gặp rất
nhiều khó khăn, nhất là khi internet và các ứng dụng nền tảng ngày càng phát triển.
Việc tiến hành khai thác, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả một cách có hiệu quả
thơng qua các tổ chức quản lý tập thể đang được xã hội và cộng đồng doanh nghiệp
hết sức quan tâm. Chính vì lý do đó, việc lựa chọn đề tài về hợp đồng chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan là một vấn đề rất cấp thiết và quan trọng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan – Những vấn đề
pháp lý và thực tiễn.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Tìm hiểu, phân tích, chọn lọc và đúc kết những vấn đề.
Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết.
Phương pháp phân tích – tổng kết kinh nghiệm.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Đối diện với những thực trạng vi phạm đến vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả nói riêng, những người làm sáng tạo như chúng tôi cần
phải những hiểu biết nhất định về vấn đề này để phục vụ cho công việc, bảo vệ những
sản phẩm trí tuệ của bản thân cũng tư bảo vệ và tơn trọng sản phẩm trí tuệ của người
khác. Đồng thời từ những khái niệm đã có sẵn, vạch ra những lí do, những lỗ hổng
gây ra những hiện trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để lên án và nâng cao ý thức

bảo vệ sản phẩm cá nhân và cộng đồng. ó giúp mọi người tiếp cận gần hơn với luật
sở hưu trí tuệ nói chung và những vấn đề liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng
của cá nhân và tổ chức nói riêng.
4


B. MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LÝ CỦA QUYỀN TÁC GIẢ VÀ
QUYỀN LIÊN QUAN.
I.

Khái niệm về hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan:

Hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan là một loại hợp đồng được quy
định trong luật sở hữu trí tuệ. Vậy hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên
quan là gì? Hợp đồng này được lập ra với mục đích gì?
1. Khái niệm
Khi tác phẩm được sáng tạo ra, cuộc biểu diễn được thực hiện, một bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng được định hình thì mong muốn của tác giả, chủ sở hữu
những đối tượng đó là những sản phẩm do họ làm ra đến được với công chúng càng
nhiều càng tốt. Điều này khơng những mang lại cho họ lợi ích về vật chất mà cịn
mang lại một lại ích tinh thần vô cùng lớn lao. Việc sử dụng tác phẩm, cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng hồn tồn phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
Để thực hiện được điều đó một cách thuận lợi và hiệu quả lại không làm mất đi
quyền độc quyền sử dụng đối với các quyền tài sản, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền
liên quan có thể thơng qua những người khác để thực hiện việc sử dụng đối tượng
của mình. Việc thỏa thuận sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan giữa chủ sở hữu
quyền tác giả, quyền liên quan với người sử dụng được gọi là hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan.

Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa thuận giữa các bên mà
theo đó bên chuyển giao cho phép cá nhân, tổ chức (bên sử dụng) sử dụng một hoặc
một số quyền nhân thân, quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan trong
một thời hạn nhất định.
Cũng như hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, hợp đồng sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan cũng phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí
giữa các bên. Tuy nhiên, nếu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền
liên quan, bên được chuyển nhượng trở thành chủ sở hữu của các quyền được chuyển
giao và có quyền chuyển nhượng các quyền đó cho người khác thì trong hợp đồng
sử dụng quyền tác giả mục đích thỏa thuận của các bên là nhằm chuyển giao một
5


hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản cho bên sử dụng được sử dụng trong
thời hạn nhất định.
2. Đặc điểm
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là phương tiện pháp lí quan trọng
để qua đó các đối tượng của quyền tác giả được truyền tải tới công chúng dựa trên
cơ sở thỏa thuận giữa chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan với bên sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan. Cũng như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng sử
dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng dân sự nên nó cũng có các đặc điểm
song vụ, ưng thuận và là hợp đồng có đền bù hoặc khơng có đền bù. Tuy nhiên, là
hợp đồng dân sự đặc biệt nên hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có
những đặc điểm riêng sau đây:
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ tạo một môi trường thuận lợi
để cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học, tổ chức cuộc biểu diễn, sản xuất băng ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng… Ngồi ra, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cịn góp
phần bảo vệ quyền lợi cho bên sử dụng, cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra,
giám sát của Nhà nước đối với hoạt động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả

nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng có sự chuyển giao
quyền sử dụng các quyền nhân thân và quyền tài sản
Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng chuyển
giao quyền sở hữu thì hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng. Trong hợp đồng này, bên sử dụng không phải là chủ sở
hữu đối với nhũng quyền được chuyển giao và cũng chỉ có quyền sử dụng các quyền
đó theo hình thức nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng. Tổ chức, cá nhân được
chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan chỉ có thể chuyển quyền sử
dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan.
Các quyền năng được chuyển giao thuộc quyền tác giả, quyền liên quan bị hạn chế
về không gian và thời gian
Quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chỉ
được pháp luật bảo hộ trong thời hạn và trong phạm vi khơng gian nhất định. Do đó,
mặc dù thời hạn và phạm vi sử dụng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng
6


thời hạn và phạm vi đó cũng phải thuộc phạm vi và thời hạn bảo hộ do pháp luật quy
định.
II.
Những vấn đề pháp lý:
1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả
Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả,
quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:

+) Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
+) Quyền tài sản, hoặc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình/của tổ chức phát
song cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có

liên quan.
Ngồi ra, các quyền nhân thân khác như: quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật
hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được
cơng bố; quyền bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm của tác giả và của người biển diễn
không được chuyển nhượng.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền
Bước 1: Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
Khi chuyển giao quyền tác giả thì cần phải chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng bao
gồm những nội dung sau:
– Tên, địa chỉ của cả các bên (bên nhận và bên chuyển nhượng)
– Căn cứ và phạm vi chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
– Chi phí và phương thức thanh toán khi chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan
– Quyền và nghĩa vụ của các bên
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
của các bên
Bước 2: Đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp đổi gồm các giấy tờ:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
– 2 bản sao tác phẩm/bản định hình
7


– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan
– Nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung thì cần có: Văn bản đồng
ý của đồng chủ sở hữu
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả, thời hạn giải quyết hồ sơ là 15 ngày làm việc
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
Quy định chung :

+ Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời
hạn một, một số hoặc tồn bộ các quyền theo quy định.
+ Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại
Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử
dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.
+ Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có
đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
+ Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có
thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở
hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:
+ Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản
gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
- Căn cứ chuyển quyền;
- Phạm vi chuyển giao quyền;
8


- Giá, phương thức thanh toán;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
+ Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

II.Khi chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan bằng hình thức chuyển
quyền sử dụng là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền:
– Quyền tác giả:
+ Làm tác phẩm phái sinh
+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng
+ Sao chép tác phẩm
+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng các phương tiện thông tin
+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính
– Quyền liên quan:
+ Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;
+ Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình
+ Phát sóng cuộc biểu diễn
+ Bán, cho thuê bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn
a) Đặc điểm
– Tác giả chỉ được phép chuyển sử dụng quyền công bố tác phẩm, không được phép
chuyển sử dụng các quyền nhân thân khác.
– Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu.
– Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng
biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
9


b) Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
Việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan theo hình thức chuyển quyền sử
dụng nên được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển quyền sử dụng
Đặc điểm của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan:

– Là hợp đồng dân sự đặc biệt, mang tính chất đền bù hoặc khơng có đền bù.
– Trong hợp đồng này, bên sử dụng không phải là chủ sở hữu đối với những quyền
được chuyển giao và cũng chỉ có quyền sử dụng các quyền đó theo hình thức nhất
định được thỏa thuận trong hợp đồng.
– Quyền năng sử dụng tác phẩm bị giới hạn trong phạm vi thời gian và khơng gian
trong hợp đồng.
c) Trình tự thủ tục chuyển quyền sử dụng
Thủ tục chuyển quyền sử dụng được thực hiện như đối với hợp đồng chuyển nhượng
quyền tác giả. Hợp đồng cũng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
IV. Thực tiễn của sử dụng quyền tác giả và quyền tác giả
1. Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý
thực hiện một trong các hành vi sau đây, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan
đang được bảo hộ tại Việt Nam với quy mơ thương mại hoặc thu lợi bất chính từ
50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền
tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng
hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền
từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm:
a) Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình;
b) Phân phối đến cơng chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi
hình.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000
đồng
đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
10


b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan 500.000.000 đồng trở
lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
3. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng,
cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương
mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc
gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000
đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100.000.000
đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng
đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong
các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ
06
tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại cịn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định
hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
CHƯƠNG 2: NHỮNG THỰC TIỄN VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN
QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN:
1. Thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ và viêc khai thác, chuyển giao quyền
tác giả

11


Quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và hội
nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Theo nhà kinh tế học Paul Romer coi sự tích
lũy về tri thức chính là lực lượng điều khiển đứng đằng sau tăng trưởng kinh tế,
muốn thúc đẩy tăng trưởng, chính sách kinh tế phải khuyến khích đầu tư vào nghiên
cứu và triển khai những nhân tố mới. Hệ thống thể chế và pháp luật của mỗi quốc
gia phải khuyến khích và tạo động lực cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và
chuyển giao các quyền sở hữu trí tuệ trên thực tiễn, trong hoạt động kinh doanh. Tài
sản trí tuệ là một phương tiện đầu tư, kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế thị
trường và là công cụ để phát triển doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khơng chỉ có các
doanh nghiệp nước ngồi mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang
nhận ra giá trị hiện thực của loại tài sản trí tuệ và mong muốn sử dụng những lợi thế
của nó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để phát triển kinh tế – xã hội
Hoạt động chuyển giao quyền tác giả là một thỏa thuận hợp tác giữa chủ sở hữu
quyền tác giả, quyền liên quan và bên được chuyển giao, đổi lại bằng một khoản tiền
theo thỏa thuận (phí chuyển giao tác quyền). Thỏa thuận chuyển giao quyền Sở hữu
trí tuệ thường thể hiện dưới hình thức pháp lý là hợp đồng chuyển giao quyền tác
giả, thông qua hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu các đối tượng sở hữu và
chuyển quyền sử dụng các quyền tác giả, quyền liên quan.
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định hai hình thức chuyển
giao quyền tác giả chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan và chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Các quyền của chủ sở hữu các tác phẩm có
thể được chuyển giao là quyền tài sản và quyền công bố hoặc cho phép công bố tác
phẩm. Việc chuyển giao các quyền này có thể thơng qua quy định trực tiếp của pháp
luật và một giao dịch dân sự. Trường hợp các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả
có được theo quy định trực tiếp của pháp luật là thừa kế theo pháp luật, kế thừa
quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân, chuyển giao quyền tài sản đối với tác phẩm
điện ảnh, tác phẩm sân khấu (Điều 21). Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung

2009). Giao dịch để chuyển quyền của tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả thể hiện
dưới hình thức phổ biến trên thực tế là Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan và hợp đồng chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
II.Thực tiễn ở Việt Nam
Thực trạng khai thác sử dụng quyền tác giả của các tổ chức quản lý tập thể hiện nay
tại Việt Nam.Từ năm 2004, VTV đã chi trả cho việc sử dụng tác phẩm âm nhạc
thông qua Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN (VCPMC) một khoản tiền
cho cả năm, không theo dao động của số lượng bài hát đã phát trong từng năm. Với
12


các ca khúc được phát trong các chương trình ca nhạc có tài trợ, mức trả bản quyền
theo thoả thuận là 170.000 đồng/lần. Trong 3,5 năm tính từ đầu năm 2004, VTV đã
trả tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng, bình quân 426.000.000 đồng /năm.Tuy nhiên VTV đã
đề xuất: bắt đầu từ năm 2008, mức trả tác quyền cho sử dụng bài hát trong chương
trình khơng có tài trợ là 100.000 đồng/ lần bài đối với các bài hát phát trên sóng các
kênh VTV1, VTV2, VTV3; 30.000 đ/ lần bài với các ca khúc phát trên sóng của các
Đài TH khu vực của VTV và 300.000/ đồng với lần sử dụng ca khúc trong chương
trình có tài trợ. Về cách thức chi trả, “VTV có đủ khả năng để trả trực tiếp, nhanh
gọn” cho các tác giả mà không thông qua VCPMC.
Nội dung các nhạc sỹ ủy quyền cho VCPMC thể hiện trong mẫu hợp đồng ký với
Trung tâm như sau:
Bên A uỷ quyền cho Bên B quản lý và khai thác các quyền tác giả đối với các tác
phẩm âm nhạc mà Bên A đang sở hữu, đồng thời sở hữu hợp pháp hoặc sẽ sở hữu
trong tương lai gồm: Các bản nhạc có lời và khơng lời, sách và cơng trình lý luận
âm nhạc. Bao gồm các quyền sau:
a) Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
18
b) Quyền làm tác phẩm phái sinh.
c) Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

d) Quyền sao chép tác phẩm.
e) Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.
f) Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chung bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến,
mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác.
g) Những quyền khác mà luật pháp cho phép
Cũng tại Điều 3 của Hợp đồng mẫu với VCPMC, các tác giả (bên A) cam kết “Trong
suốt thời hạn của Hợp đồng này, Bên A không ký hợp đồng chuyển giao, chuyển
nhượng hay cho phép công bố, phổ biến, sử dụng các tác phẩm uỷ quyền, hoặc trực
tiếp nhận tiền sử dụng tác phẩm cho/từ bất kỳ một bên nào khác”. Xuất phát từ bản
chất của một thỏa thuận dân sự, có thể đánh giá là nếu một tác giả đã ủy quyền cho
VCPMC quản lý và khai thác các quyền tác giả đối với các tác phẩm âm nhạc mà họ
sở hữu, sau đó lại trực tiếp nhận phí tác quyền từ các chủ thể khai thác tác phẩm (ví
13


dụ VTV..) có thể coi là đã đơn phương vi phạm thỏa thuận với VCPMC, bởi giao
dịch ủy thác này cũng là một hợp đồng dân sự và phải được tôn trọng theo quy định
của pháp luật dân sự về hợp đồng ủy thác. Theo đại diện Trung tâm Bảo vệ quyền
tác giả âm nhạc VN, năm 2008, VCPMC nỗ lực thu hút số nhạc sĩ ủy quyền cho
Trung tâm lên trên 1.500 người. Đến tháng 3/2007, trung tâm đã giành quyền đại
diện cho 1.069 tác giả. Năm 2007, VCPMC thu được hơn 9 tỷ đồng tiền tác quyền.
Từ đầu 2008 đến 3/2008, VCPMC đã thu được hơn 2,3 tỷ. Để hoàn thành chỉ tiêu
12 tỷ đồng, Trung tâm đã mở rộng mạng lưới chi nhánh tác quyền ở nhiều tỉnh thành.
Đến năm 2008, VCPMC có hơn 40 cộng tác viên tại các địa phương trên cả nước.
Song song với việc vươn dài phạm vi hoạt động, Trung tâm còn triển khai thêm việc
thu phí ở 5 lĩnh vực mới (ngoài 12 lĩnh vực đã được thực hiện) như cửa hàng giày
dép, quần áo, mỹ phẩm; câu lạc bộ, trung tâm thẩm mỹ…Doanh thu đạt hơn 15 tỉ
đồng mà VCMPC thu được trong năm 2008 là con số đáng khích lệ. Tính đến nay,
Việt Nam có khoảng hơn 80 website âm nhạc, trong đó, mới chỉ có 10 đơn vị ký hợp
đồng với VCPMC. Để sử dụng mỗi nhạc phẩm một cách hợp pháp, các website cần

có chứng nhận bản quyền của cả Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc VN và
Hiệp hội Công nghiệp ghi âm. Biểu giá VCPMC đưa ra là 16.000 đồng cho một tác
phẩm trong một tháng và 300 đồng cho mỗi lượt sử dụng. Trong khi, RIAV tính trịn
1 triệu đồng mỗi bài mỗi năm. Nếu thực hiện theo mức giá đó, mỗi năm, một website
có thể sẽ phải chi hàng tỷ đồng để thanh tốn tiền bản quyền. Có ý kiến cho rằng con
số mà RIAV đế xuất là quá cao so với mức giá của VCPMC đối với các site âm
nhạc. Tuynhiên, khi xem xét vấn đề thu và trả phí sử dụng tác phẩm theo các quy
định của pháp luật, cần khẳng định rằng, các giao dịch tác quyền là hoạt động mang
tính chất dân sự, dựa trên nguyên tắc thuận mua vừa bán. Chủ sở hữu có quyền định
giá cịn người sử dụng có quyền trả giá tùy thuộc vào khả năng thương lượng của
các bên. Do vậy, bất cứ chủ thể nào có hành vi ép giá hoặc đơn phương áp đặt mức
phí mà thiếu sự thoả thuận của bên có quyền đếu có thể dẫn đến tranh chấp giữa các
bên chủ thể.
Một số bất cập từ việc khai thác các tác phẩm trên môi trường kỹ thuật số:
Gần đây, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đã công bố việc khiếu nại
Nokia và IPTV xâm phạm bản quyền của các thành viên thuộc RIAV. Nokia được
phát hiện đã sử dụng một số lượng lớn các bản ghi âm của các thành viên RIAV, để
phân phối đến người tiêu dùng mà không được phép của các thành viên này cũng
như của RIAV. Sự việc này được phát hiện khi Nokia có chương trình khuyến mãi:
Mua một điện thoại Nokia 5320, khách hàng được cấp một thẻ truy cập vào trang
web:
14


(là trang web bán nhạc thuộc sở hữu của Công ty cổ
phần
Dịch vụ trực tuyến FPT) để tải 1.000 bài hát trong kho 10.446 bài hát. RIAV đã
thông báo về việc vi phạm bản quyền này, Nokia cho rằng họ đã mua bản quyền của
10.446 bài hát này từ Nhạc Số, tuy nhiên Nokia khơng xuất trình được hợp đồng ký
với NhacSo. 20 Công ty FPT Online, sau khi rà sốt trang

phát hiện những sai sót về vấn đề bản quyền âm nhạc,
do sơ suất trong quá trình triển khai. FPT online đã cho thu hồi các thông tin không
phù hợp trên trang web trên.
Tháng 7/2009, Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT Online đã đạt được thỏa
thuận với RIAV để được cấp chứng nhận là nhà phân phối chính thức các bản ghi
của Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam. Sự kiện này cho thấy doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ trên các website âm nhạc đã tuân thủ pháp luật và tôn trọng quyền
của các tác giả thông qua tổ chức quản lý tập thể như RIAV.
C.BÀI HỌC CHO BẢN THÂN:
Qua quá trình nghiên cứu có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động này
khá cụ thể, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện pháp luật, tuy nhiên vẫn còn tồn
tại, những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật và việc thực tiễn thực
hiện đòi hỏi nhà nước ta phải chú trọng hơn nữa nghiên cứu, đưa ra những chính
sách mới phù hợp với thực tiễn xã hội hơn, dự liệu được sự thay đổi trong quá trình
thực hiện pháp luật. Và bản thân là một sinh viên ngành sáng tạo, chúng ta cần phải
có trách nhiệm trong việc chấp hành, tuân thủ nghiêm những quy định mà luật pháp
đề ra.
Sau khi nghiên cứu và xem xét về cơ sở pháp lý Hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan cùng với tham khảo nhiều vấn đề thực tiễn, bản thân
em là sinh viên ngành sáng tạo và có mong muốn làm việc trong ngành sáng tạo
trong tương lai đã có cho mình nhiều bài học đắt giá.
• Tìm hiểu rõ về Luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt là những hợp đồng, quyền liên quan để
sau này vào các sự việc xảy ra với chính mình
• Tơn trọng quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan khi sử dụng những hình
ảnh, ca khúc, bản ghi âm, ghi hình… của người khác.

15


• Trung thực với tác phẩm của mình và người khác, đồng thời khi mượn hoặc sao

chép cần ghi nguồn rõ ràng hay thậm chí khi viết xong cần viết cần đăng bài cảm
ơn.
• Khi đăng gì những gì liên quan đến hợp đồng chi tiết và cẩn thận khi thực hiện việc
trao đổi, chuyển giao quyền sử dụng quyền tác, và quyền liên quan.
• Đọc kĩ những điều khoản trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan để tránh bị lợi dụng, đánh cắp bản quyền.
• Cần chuân bị một tâm lý vững khi ký hợp đồng để tránh bị lừa.
•Quy trình làm việc của tồn án khi có vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng quyền
tác giả, quyền liên quan nhằm có những hướng xử lý ổn thỏa nhất khi không may bị
rơi vào tranh chấp.
• Bản thân mình cần hiểu hiểu rõ về luật nhiều hơn để tránh những sự việc xảy ra
khơng như mong muốn
• Tun truyền về Luật sở hữu trí tuệ nói riêng và luật pháp Việt Nam nói chung
nhằm nâng cao nhận thức cho xã hội.
• Tố cáo và lên án hành vi vi phạm Luật sở hữu trí tuệ để tạo dựng một cộng đồng
sáng tạo lành mạnh.

16


F. KẾT LUẬN
Qua q trình nghiên cứu có thể thấy hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động này
khá cụ thể, tạo tiền đề vững chắc cho việc thực hiện pháp luật, tuy nhiên vẫn còn tồn
tại, những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật và việc thực tiễn thực
hiện đòi hỏi nhà nước ta phải chú trọng hơn nữa nghiên cứu, đưa ra những chính
sách mới phù hợp với thực tiễn xã hội hơn, dự liệu được sự thay đổi trong quá trình
thực hiện pháp luật. Và bản thân là một sinh viên ngành sáng tạo, chúng ta cần phải
có trách nhiệm trong việc chấp hành, tuân thủ nghiêm những quy định mà luật pháp
đề ra.
Ngày nay trên thực tế, tư tưởng “ăn cắp” chất xám diễn ra tràn lan và mất kiểm soát,

đặc biệt là ở Việt Nam. Nên tình trạng xâm phạm quyền tác giả tác phẩm tại Việt
Nam hiện nay vẫn còn ở mức độ rất phổ biến, diễn ra liên tiếp trong nhiều lĩnh vực.
Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm quyền tài sản như
quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền nhân thân như
quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự vẹn toàn của tác phẩm… Xuất phát từ sự
thiếu hụt hiểu biết về bảo hộ bản quyền, những thiếu sót về luật pháp về bảo hộ bản
quyền ở Việt Nam nói riêng. Đồng thời, việc quyền tác giả tác phẩm bị xâm phạm
dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tinh thần của những người làm sáng
tạo, ảnh hưởng đến giá trị mảng văn hóa nghệ thuật về đến nền kinh tế.
Bởi vì vậy mà tìm hiểu và tiếp nhận kiến thức về bảo hộ bản quyền nói chung và bảo
hộ bản quyền đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nói riêng để gây dựng nền móng
tư tưởng lành mạnh trong lĩnh vực sáng tạo, đồng thời thúc đẩy, tạo động lực cho
các nhà sáng tạo.

17


G. TÀI LIỆU THAM KHẢO
2. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam Đại học Luật Hà Nội, nxb
Cơng An Nhân Dân. Hà Nội : s.n., 2017.
3. Hiến pháp năm 1992.
4. Bản án số 19/2020/KDTM-ST ngày 17/9/2020 về Tranh chấp
quyền sở hữu trí tuệ.
/> />
18



×