Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan 1 chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.12 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Bài tiểu luận
ĐỀ: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và
quyền liên quan – những vấn đề pháp lý và thực tiễn


MỤC LỤC
I. LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………1
II. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
1. Quyền tác giả……………………………………………...3
2. Quyền liên quan…………………………………………...6

III. HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG
QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN
1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan...7
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền
liên quan………………………………………………………...10
3. Những vấn đề pháp lý và thực tiễn…………………...…...13

IV. KẾT LUẬN……………………………………………..15
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………...……16


I.LỜI MỞ ĐẦU:
Trong thời đại phát triển của nền kinh tế trí thức và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì vấn
đề sỡ hữu trí tuệ và bảo hộ quyền trí tuệ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển
chung của nhân loại. Nó đã trở thành một vấn đề kinh tế và pháp lý trọng tâm trong nội bộ của
nhiều nước. Không chỉ các nước phát triển mà các nhóm quốc gia khác cũng dần ý thức được


tầm quan trọng của việc bảo hộ các tài sản vơ hình này. Tài sản trí tuệ là một trong những yếu
tố cơ bản tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trưởng. Nó ảnh hưỡng
khơng nhỏ đến quyết định của nhà đầu tư và một cách gián tiếp quyết định sự thành bại của
một thương hiệu hay một doanh nghiệp .
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc sao chép,
quảng bá nội dung thơng tin dưới dạng các hình thức như văn bản, hình ảnh, âm thanh,…ngày
càng trở nên dễ dàng nên tồn tại rất nhiều sự vi phạm lớn đối với lĩnh vực phần mềm hay bản
quyền trong văn học nghệ thuật.
Với một nước đang phát triển và hội nhập mạnh mẽ như Việt Nam thì việc bảo hộ quyển sở
hữu trí tuệ đóng một vai trị quan trọng trong việc thâm nhập thị trường thế giới, thu hút vốn
đầu tư nước ngồi. Chính vì vậy, bảo hộ sỡ hữu trí tuệ cịn là chia khóa cho sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp và nói rộng ra là cho mỗi quốc gia.
Ở nước ta, phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ đã tạo rất nhiều điều kiện cho tài năng
sáng tạo nghệ thuật của mỗi công nhân này càng được cải thiện, vươn xa hơn. Nhu cầu học
tập và làm việc các ngành theo lĩnh vực này phát triển không ngừng, mỗi tác phẩm được ra
đời ngày càng giá trị hơn, mang một ý nghĩa tinh thần vô cùng đặc biệt, sâu sắc, chứa đựng cả
một tâm huyết to lớn cũng như công sức, chất xám, mồ hôi nước mắt của chính tác giả sở
hữu.
Tuy nhiên, so với các nước phát triển mạnh mẽ khác như những nước ở thuộc khu vực Châu
Mĩ hay Châu Âu - vốn là những quốc gia phát triển hàng đầu về lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật
này, thì Việt Nam vẫn chưa ý thức được tầm quan trọng nói trên cho nên việc bảo hộ các tác
phẩm, thương hiệu trong quá trình tác giả sở hữu cũng như quá trình chuyển quyền sử dụng

1


quyền tác giả, quyền liên quan vẫn còn quá lỏng lẻo, nên thường xuyên dẫn đến tình trạng vi
phạm bảo hộ sở hữu trí tuệ ngày một nghiêm trọng hơn.
Điều này mang lại tầm ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với cộng đồng nghệ sĩ hoạt động nghê
thuật nói riêng và tất cả các doanh nghiệp đang kinh doanh nghệ thuật nói chung, điều đó

đồng nghĩa với việc thiếu tôn trọng, trách nhiệm đối với tác giả tác phẩm, vơ tình làm đánh
mất đi những giá trị, tài năng sáng tạo quý giá của đất nước Việt Nam.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa thật sự thi hành một cách hoàn thiện, triệt để, đi kèm
thêm với việc nhà nước chưa tuyên truyền phổ biến rộng rãi các kiến thức, nội dung pháp lý
chuyên môn về bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cũng là một
trong những nguyên nhân to lớn cho việc dẫn đến vấn nạn trên.
Vi vậy đặc biệt đối với các ngành thuộc lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì hệ thống văn bản luật
bản quyền ln đóng vai trò, vị thế rất quan trọng về việc đảm bảo sự cơng bằng cũng như
bảo vệ tồn vẹn giá trị của tác phẩm được sáng tạo ra. Nội dung và tính lý luận, cơ sở pháp lý
của luật bản quyền vô cùng bao la, rộng lớn và luôn được chỉnh sửa hồn thiện, chỉnh chu hơn
qua từng năm.
Khơng chỉ dừng lại ở việc bảo vệ quyền sở hữu cá nhân tác giả mà bên cạnh đó, hệ thống luật
bản quyền cịn đề cập đến vấn đề cũng vơ cùng thiết yếu là hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả và quyền liên quan. Đây là một trong những vấn đề được áp dụng thường
xuyên, phổ biến ngày nay cùng với những vấn đề pháp lý và thực tiễn mang tính bảo vệ cơng
bằng cao cho đối tượng tác giả.
Khi nhu cầu của tác giả muốn chuyển giao lại tác phẩm sáng tác cho đối tượng khác thì vẫn
phải xuất hiện, phát sinh thêm rất nhiều vấn đề khác nhau giữa tác giả với đối tượng đó,
nhưng vẫn đảm bảo được sự công bằng, sự sở hữu nguồn gốc rõ ràng của tác giả. Do vậy nội
dung của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan sẽ cung cấp đa
dạng, đầy đủ hơn về mọi khía cạnh nhu cầu chuyển quyền của tác giả sở hữu.
Điều này không những mang lại cho họ lợi ích về vật chất mà còn mang lại lợi ích tinh thần
vô cùng lớn lao với mong muốn của tác giả, chủ sở hữu những đối tượng đó là những sản

2


phẩm do họ làm ra đến được với công chúng càng nhiều càng tốt. Chỉ khi như vậy thì các tác
phẩm, công lao của tác giả sẽ được đến đáp một cách xứng đáng hơn, đây cũng chính là mục
tiêu nghiên cứu của bài tiểu luận này là hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền

liên quan, những vấn đề pháp lý và thực tiễn.

II. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN:
1. Quyền tác giả:
Trước khi tìm hiểu về hợp đồng chuyển quyền sử dụng tác giả và quyền liên quan thì em sẽ
nói khái qt để hiểu hơn về nội dung của quyển tác giả và quyền liên quan cũng như bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ.
Đầu tiên về khái niệm quyền tác giả căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi,
bổ sung 2019 thì quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện
dưới một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức,
phương tiện, ngơn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Quyền tác giả được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch,
âm nhạc, nghệ thuật. Quyền nay cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao
chép, cải biến, cơng bố tác phẩm của mình. Quyền tác giả bảo hộ sự biểu hiện ý tưởng trong
tác phẩm về văn hóa nghệ thuật, cũng như có thể hai tác phẩm có ý tưởng giống nhau nhưng
cách thể hiện khác nhau vẫn được cấp quyền bảo hộ. Quyền tác giả được phát sinh kể từ khi
tác phẩm được cơng bố khơng bắt buộc phải đăng kí, nhưng nếu được đăng ký thì thủ tục bảo
hộ quyền tác giả được chặt chẽ hơn. Quyền tác giả thông thường chỉ được công nhận khi sáng
tạo này mới được sinh ra, có một phần cơng lao của tác giả và có thể chỉ ra được là có tính
chất duy nhất, cho phép tác giả được hưởng tác quyền suốt đời cộng thêm tối thiểu 50 năm sau
khi qua đời. Tuy nhiên các quốc gia tuân thủ công ước được phép nâng thời hạn hưởng tác
quyền dài hơn.
Để đảm bảo thêm tính pháp lý chi tiết, chặt chẽ hơn thì quyền tác giả bao gồm quyền nhân
thân và quyền tài sản theo Điều 18, 19, 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2019.
Thì quyền nhân thân bao gồm các quyền đặt tên cho tác phẩm, đứng tên hoặc bút danh trên tác

3



phẩm, nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến hoặc cho người khác
công bố, phổ biến tác phẩm của mình, để bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm thì khơng cho phép
người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây tổn
thương đến danh dự và uy tín của tác giả. Tác giả khơng đồng thời là chủ sỡ hữu tác phẩm có
các quyền nhân thân đối với tác phẩm mà mình sáng tạo gồm: đặt tên cho tác phẩm, đứng tên
thật hoặc bút danh trên tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép
người khác sửa đổi nội dung tác phẩm. Ngoài ra, nếu chủ sở hữu tác phẩm khơng đồng thời là
tác giả có các quyền nhân thân đối với tác phẩm gồm: công bố, phổ biến hoặc cho người khác
công bố, phổ biến tác phẩm thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu
có thỏa thuận khác, cho hoặc khơng cho người khác sử dụng tác phẩm thuộc quyền sở hữu của
mình, trừ trường hợp giữa tác giả và chủ sở hữu có thỏa thuận khác.
Cịn đối với quyền tài sản của tác giả thì nếu tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm có các
quyền như được hưởng nhuận bút , được hưởng thù lao khi tác phẩm được sử dụng, được
hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phầm dưới các hình thức như xuất
bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm, ghi hình, chụp
ảnh, dịch, phóng tác, cải biến, chuyển thể, cho thuê, được nhận giải thưởng đối với tác phẩm
mà mình là tác giả. Đối với tác giả không đồng thời là chủ sỡ hữu tác phẩm có các quyền tài
sản đối với tác phẩm mà mình là tác giả gồm: được hưởng nhuận bút, được hưởng thù lao khi
tác phẩm được sử dụng, được nhận giả thưởng đối với tác phẩm mà mình là tác giả. Chủ sở
hữu khơng đồng thời là tác giả được hưởng lợi ích vật chất từ việc sử dụng tác phẩm dưới các
hình thức xuất bản, tái bản, trưng bày, triển lãm, biểu diễn, phát thanh, truyền hình, ghi âm,
ghi hình, chụp ảnh, dịch, phóng tác, cải biến, chuyển thể, cho thuê.
Về phần các tác phẩm thì theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009
các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự khác. Nghĩa là ký tự khác là tác phẩm được thể hiện bằng các ký
hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi cho người khiếm thị, ký hiệu tốc ký và các ký hiệu tương
tự khác mà các đối tượng tiếp cận có thể sao chép được bằng nhiều hình thức khác nhau, bài
giảng, bài phát biểu và bài nói khác, tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu,


4


tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự, tác phẩm tạo hình,
mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ
liên quan đến địa hình, kiến trúc, cơng trình khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian,
chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Cịn những đối tượng khơng thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm: tin tức thời sự
thuần tuý đưa tin, văn bản vi phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh
vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó và cuối cùng là quy trình, hệ thống,
phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. Các tác phẩm phái sinh chỉ được bảo
hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây thương hại đến quyền tác giả đối với tác
phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà khơng
sao chép từ tác phẩm của người khác. Chính phủ nên hướng dẫn cụ thể về các loại hình tác
phẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
Không những vậy, thời hạn của quyền tác giả được quy định mức thời gian rất cụ thể, rõ ràng
căn cứ theo Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả được
bảo hộ trong thời hạn cụ thể như sau:
Vô thời hạn với quyền nhân thân (ngoại trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người
khác công bố tác phẩm). Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác
phẩm và quyền tài sản, bao gồm:
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh là 75 năm kể
từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng
chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình là 100 năm. Các
tác phẩm khơng thuộc loại hình trên thì suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác
giả qua đời, trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ
50, năm đồng tác giả cuối cùng mất. Đối với tác phẩm khuyết danh mà khi các thông tin về
tác giả xuất hiện là suốt cuộc đời và 50 năm sau khi tác giả mất. Còn thêm lưu ý nữa là thời
hạn bảo hộ theo quy định tại chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt

thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

5


2. Quyền liên quan:
Tiếp theo đến khái niệm quyền liên quan đến quyền tác giả, được gọi là quyền liên quan thì
căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 là quyền của
tổ chức, cá nhân đối với buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, tín hiệu vệ tinh, chương trình
phát sóng được mã hóa, được hình thành một các tự động từ thời điểm định hình, sản phẩm
nào đó kể cả chưa đăng kí hoặc chưa cơng bố chính thức. Trường hợp người biểu diễn khơng
là chủ đầu tư thì chỉ có quyền nhân thân: được giới thiệu tên khi có biểu diễn, khi phát hành
bản ghi âm, phát sóng, ghi hình, cuộc biểu diễn, bảo vệ sự tồn vẹn hình tượng biểu diễn,
khơng cho người khác cắt xén, sửa chữa hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây thương
hại đến danh dự, uy tín của người biểu diễn. Chủ đầu tư có quyền tài sản đối với tác phẩm,
gồm có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền: định hình cuộc
biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi hình và ghi âm, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp
cuộc biểu diễn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra và gây bất lợi cho chủ sở
hữu nếu chưa đăng kí quyền liên quan.
Theo Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009 là diễn viên, nhạc công, vũ
công, ca sĩ và những người khác trình bày tác phẩm nghệ thuật, văn học gọi chung là người
biểu diễn, tổ chức và cá nhân là chủ sở hữu buổi biểu diễn, tổ chức và cá nhân định hình lần
đầu hình ảnh, âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình), tổ chức khởi xướng, thực hiện việc phát sóng (tổ chức phát sóng).
Căn cứ Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng được bảo hộ quyền liên quan bao gồm:
Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài, do người
nước ngoài thực hiện tại Việt Nam, được nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình định hình trên
bản ghi âm, ghi hình, chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã được phát sóng
bởi tổ chức phát sóng hoặc người khác nếu được tổ chức phát sóng đồng ý, được bảo hộ theo
quy tắc luật pháp quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam. Hay của
nhà sản xuất được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh được mã hố của tổ chức phát sóng có

6


quốc tịch Việt Nam. Với lưu ý là cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hố trong các trường hợp trên chỉ được bảo
hộ với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
Về đặc điểm thì đây là quyền phái sinh vì: quyền liên quan được dựa trên quyền gốc đó là
quyền tác giả (tạo ra dựa trên tác phẩm đã tồn tại trước đó). Bảo hộ mang tính nguyên gốc: tức
là tự bản thân sáng tạo ra chứ không phải tạo nên do sao chép,…Tồn tại song song với quyền
tác giả, đảm bảo điều kiện là không gây phương hại đến quyền tác giả.
Cuối cùng là về thời hạn bảo hộ quyền liên quan thì căn cứ theo Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ
2005, thời hạn bảo hộ quyền liên quan cụ thể như sau: Quyền của người biểu diễn được bảo
hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình. Quyền của nhà sản xuất
bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc 50 năm kể
từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa
được cơng bố. Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm
chương trình phát sóng được thực hiện. Có thêm phần lưu ý là thời hạn bảo hộ chấm dứt vào
thời điểm 24 giờ ngày 31/12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.
Căn cứ xác lập quyền bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan không cần thực hiện bất kỳ thủ
tục chính thức nào. Một tác phẩm sẽ tự động được bảo hộ sau khi ra đời mà khơng cần đăng
ký, nộp lưu và nộp phí hay thực hiện bất kỳ một thủ tục hành chính hay chính thức nào
khác.Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại thủ tục đăng ký. Việc đăng ký hay không sẽ do những
chủ thể của quyền đó lựa chọn. Ý nghĩa của đăng ký đem lại đó là đây sẽ là chứng cứ rõ ràng
và thuyết phục khi có tranh chấp xảy ra.

III. HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG QUYỀN TÁC GIẢ VÀ

QUYỀN LIÊN QUAN:
1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan:
Sau khi đã khái quát một số vấn đề của quyền tác giả, quyền liên quan thì tiếp đến là phần
nghiên cứu sâu hơn về quy định chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cũng

7


như là hợp đồng chuyển quyền sử dụng, quyền liên quan, những vấn đề pháp lý và thực tiễn
thông dụng xoay quanh chủ đề này.
Trước tiên về khái niệm thì căn cứ theo Điều 47 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung
2019 thì khi chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan bằng hình thức chuyển quyền sử
dụng là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc
toàn bộ các quyền thuộc quyền sử dụng đối với quyền tác giả, quyền liên quan của mình.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại
khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù
lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả tại khoản 3 Điều 20.
Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền
sau đây tại khoản 3 Điều 29: Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi
hình. Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản
ghi âm, ghi hình. Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến cơng chúng cuộc biểu diễn của
mình chưa được định hình mà cơng chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn
đó nhằm mục đích phát sóng. Phân phối đến cơng chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn
của mình thơng qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật
nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được
Quyền của nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình là được độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện các quyền sau đây theo Điều 30: Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản
ghi âm, ghi hình của mình. Nhập khẩu, phân phối đến cơng chúng bản gốc và bản sao bản ghi
âm, ghi hình của mình thơng qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương
tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được. Nhà sản xuất, bản ghi âm, ghi hình

được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến cơng
chúng.
Cuối cùng là quyền của tổ chức phát sóng là tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc
cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây theo Điều 31: Phát sóng, tái phát sóng
chương trình phát sóng của mình. Phân phối đến cơng chúng chương trình phát sóng của mình

8


Định hình chương trình phát sóng của mình. Sao chép bản định hình chương trình phát sóng
của mình. Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của
mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.
Để cụ thể hơn về quy định pháp lý nghiêm ngặt của nội dung chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả và quyền liên quan thì gồm những điều sau đây:
Quyền tác giả bao gồm: làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trước công chúng, sao
chép tác phẩm, phân phối và nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, truyền đạt tác phẩm
đến công chúng bằng các phương tiện thông tin và cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
điện ảnh, chương trình máy tính.
Quyền liên quan bao gồm: định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm và ghi
hình, sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình, phát sóng
cuộc biểu diễn, bán, cho thuê bản gốc hoặc bản sao cuộc biểu diễn.
Cụ thể về phần đặc điểm kèm theo những cơ sở pháp lý sau đây:
Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm ( Khoản 3 – điều 19 – Luật sở
hữu trí tuệ 2005)
Các quyền liên quan đến quyền tài sản ( Điều 20 – Luật sở hữu trí tuệ 2005)
Quyền tài sản liên quan đến quyền của người biểu diễn ( Khoản 3 – Điều 29 – Luật sở hữu trí
tuệ 2005)
Quyền của nhà sản xuất, ghi âm, ghi hình ( Điều 30 – Luật sở hữu trí tuệ 2005)
Quyền của tổ chức phát sóng ( Điều 31 – Luật sở hữu trí tuệ 2005)
Đồng thời quy định các quyền không được chuyển quyền sử dụng:

Tác giả chỉ được phép chuyển sử dụng quyền công bố tác phẩm, không được phép chuyển sử
dụng các quyền nhân thân khác ( Điều 19 – Luật sở hữu trí tuệ 2005)
Người biểu diễn khơng được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân. Được giới thiệu tên
khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn; Bảo vệ sự tồn
vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ
hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn. (Khoản 2, điều 29 –
Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019).

9


Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có
đồng chủ sở hữu thì việc chuyển sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan phải có sự thỏa
thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu. Trong trường hợp đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm,
cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể
tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền
liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan có thể chuyển
quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả,
chủ sở hữu quyền liên quan.
Như vậy, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật
thì quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải tuân thủ theo quy định của pháp luật
hiện hành để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khi chuyển giao quyền liên
quan cho người khác. Việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan phải có sự
đồng ý của tác giả để tránh những tranh chấp về sau thì nên thực hiện tuân thủ đúng quy định
này.
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan:
Bên cạnh đó, để thực hiện chuyển quyền sử dụng một cách thuận lợi và hiệu quả lại không
làm mất đi quyền độc quyền sử dụng đối với các quyền tài sản, chủ sở hữu quyền tác giả và
quyền liên quan có thể thơng qua những người khác để thực hiện việc sử dụng đối tượng của

mình. Việc thỏa thuận sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan giữa chủ sở hữu quyền tác
giả, quyền liên quan với người sử dụng được gọi là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan theo quy định tại điều 48 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa thuận giữa các bên mà theo đó
bên chuyển giao cho phép cá nhân, tổ chức (bên sử dụng) sử dụng một hoặc một số quyền
nhân thân, quyền tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan trong một thời hạn nhất định.
Cũng như hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan, hợp đồng sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan cũng phải có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Tuy

10


nhiên, nếu trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan, bên được chuyển
nhượng trở thành chủ sở hữu của các quyền được chuyển giao và có quyền chuyển nhượng
các quyền đó cho người khác thì trong hợp đồng sử dụng quyền tác giả mục đích thỏa thuận
của các bên là nhằm chuyển giao một hoặc một số quyền nhân thân, quyền tài sản cho bên sử
dụng được sử dụng trong thời hạn nhất định.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan sẽ tạo một môi trường thuận lợi để cá nhân,
tổ chức tham gia vào hoạt động sáng tạo các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tổ chức
cuộc biểu diễn, sản xuất băng ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng… Ngồi ra, hợp đồng
cịn góp phần bảo vệ quyền lợi cho bên sử dụng, cũng như tăng cường hoạt động kiểm tra,
giám sát của Nhà nước đối với hoạt động sử dụng các đối tượng của quyền tác giả nói riêng và
quyền sở hữu trí tuệ nói chung.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là phương tiện pháp lí quan trọng để qua đó
các đối tượng của quyền tác giả được truyền tải tới công chúng dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa
chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan với bên sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.
Cũng như hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp
đồng dân sự nên nó cũng có các đặc điểm song vụ, ưng thuận và là hợp đồng có đền bù hoặc
khơng có đền bù. Tuy nhiên, là hợp đồng dân sự đặc biệt nên hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan có những đặc điểm riêng sau đây:

Thứ nhất là hợp đồng dân sự đặc biệt, mang tính chất đền bù hoặc khơng có đền bù.
Trong hợp đồng này, bên sử dụng không phải là chủ sở hữu đối với những quyền được chuyển
giao và cũng chỉ có quyền sử dụng các quyền đó theo hình thức nhất định được thỏa thuận
trong hợp đồng. Thứ hai là quyền sử dụng tác phẩm bị giới hạn trong phạm vi thời gian và
không gian trong hợp đồng. Thứ ba là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải
được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền. Đối với phần này
thì Bên A được xem là bên cho phép sử dụng tác phẩm, còn Bên B là bên sử dụng tác phẩm
- Căn cứ chuyển quyền. Đối với phần này thì cả hai Bên A và B cùng thỏa thuận và ký hợp
đồng với các điều khoản, ghi đầy đủ các thông tin của tác phẩm như tên tác phẩm, tên tác giả,

11


chủ sở hữu quyền tác giả, số giấy chứng nhận và đăng ký quyền tác giả, ngôn ngữ, khu vực
cũng như bản thảo, số trang,… Trường hợp có nhiều tác phẩm, nhiều tác giả thì phải ghi đầy
đủ tên tác phẩm, tác giả hoặc có thể lập danh mục riêng kèm theo Hợp đồng. Nếu là tác phẩm
phái sinh thì phải nêu rõ tên tác giả và tên tác phẩm gốc.
-Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Đối với phần này thì Bên A sẽ là người có trách nhiệm
chuyển bản sao tác phẩm tại Điều 1 hợp đồng này cho Bên B vào một thời điểm và địa điểm
cụ thể.
- Phạm vi chuyển giao quyền. Đồi với phần này Bên B có quyền sử dụng tác phẩm ghi tại
Điều 1 hợp đồng này để xuất bản, sử dụng bản ghi âm, ghi hình hay sử dụng chương trình
phát sóng trong thời hạn cụ thể từ thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực.
- Giá, phương thức thanh tốn. Đối với phần này thì Bên B phải thanh tốn tiền bản quyền
sử dụng tác phẩm cho Bên A với nội dung là giá chuyển, hình thức, cách thức, thời gian và địa
điểm thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên. Đối với phần này thì trong thời gian thực hiện hợp đồng,
Bên A không được chuyển quyền sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 1 hợp đồng này
cho bên thứ ba, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Cịn Bên B phải tơn trọng các

quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ. Mọi trường hợp sửa chữa tác phẩm
hoặc sử dụng tác phẩm dưới hình thức khác với thoả thuận tại Điều 1 hợp đồng này phải được
sự đồng ý bằng văn bản của bên A. Nếu có sự tranh chấp quyền tác giả của tác phẩm hoặc
Bên A chuyển giao tác phẩm khơng đúng thời hạn thì Bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường
toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho Bên B và Bên B có thể chấm dứt hợp đồng. Các bên có nghĩa
vụ thực hiện các cam kết tại hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại cho bên kia. Những sửa đổi hoặc bổ sung liên quan đến hợp đồng phải có sự thoả
thuận bằng văn bản của hai bên.
Sau đây là một số hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan thông
dụng như: hợp đồng sử dụng quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản, hợp đồng sử dụng quyền
tác giả trong lĩnh vực biểu diễn, hợp đồng sử dụng quyền tác giả trong lĩnh vực sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, phim và chương trình phát song hoặc hợp đồng sử dụng quyền liên quan,
hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình biểu diễn, hợp đồng sử dụng quyền
liên quan

12


đối với ghi âm, ghi hình, hợp đồng sử dụng quyền liên quan đối với chương trình phát sóng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự. Về trình tự thủ tục chuyển quyền sử dụng
cũng được thực hiện như đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Hợp đồng cũng làm
phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan là hợp đồng có sự chuyển giao quyền sử
dụng các quyền nhân thân và quyền tài sản. Nếu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và
quyền liên quan là hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu thì hợp đồng sử dụng quyền tác giả và
quyền liên quan là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng. Trong hợp đồng này, bên sử dụng
không phải là chủ sở hữu đối với những quyền được chuyển giao và cũng chỉ có quyền sử
dụng các quyền đó theo hình thức nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng. Tổ chức, cá
nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan chỉ có thể chuyển quyền sử

dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả và chủ sở
hữu quyền liên quan.
Các quyền năng được chuyển giao thuộc quyền tác giả, quyền liên quan bị hạn chế về không
gian và thời gian. Quyền nhân thân và quyền tài sản của chủ sở hữu quyền tác giả và quyền
liên quan chỉ được pháp luật bảo hộ trong thời hạn và trong phạm vi không gian nhất định. Do
đó, mặc dù thời hạn và phạm vi sử dụng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng thời hạn
và phạm vi đó cũng phải thuộc phạm vi và thời hạn bảo hộ do pháp luật quy định.
3. Những vấn đề pháp lý và thực tiễn:
Tiếp theo về những vấn đề pháp lý và thực tiễn của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác
giả và quyền liên quan thì trong thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp
chặt chẽ với cơ quan hữu quan tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ
văn hóa và đã phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh Karaoke, kinh doanh băng đĩa và một số đơn
vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật vi phạm, trong đó sản phẩm vi phạm chủ yếu là băng đĩa lậu,
băng rôn quảng cáo khơng có giấy phép, sách ngồi luồng các loại, lễ hội và nhiều nội dung
khác. Đã phạt cảnh cáo và phạt tiền hơn 100 cơ sở, thu nộp về ngân sách Nhà nước gần 1 tỷ
đồng.

13


Thêm thực trang nữa là theo Trưởng bộ phận Sở hữu trí tuệ, Ban Kiểm tra, Đài Truyền hình
Việt Nam, thực trạng vi phạm quyền tác giả và quyền liên quan ở Việt Nam hiện nay khá
nghiêm trọng. Nhiều chương trình phải chi kinh phí lớn mua bản quyền nhưng lại bị Đài khác
thu lại phát sóng mà khơng trả phí bản quyền, hay nhiều chương trình đặc sắc bị sao chép,
phát tán tràn lan trên internet, in thành băng đĩa bán trên thị trường... Ví dụ, VTVcab bị cắt
sóng giải bóng đá Champions League và Europa League tháng 5/2017 do VTV bị vi phạm bản
quyền... Cụ thể, những trang mạng vi phạm bản quyền phim phổ biến nhất ở Việt Nam là
phimmoi.net, bilutv.com, phimbathu.com, hdonline.vn, banhtv.com chỉ từ tháng 3/2018 5/2018 đã tăng trưởng hàng chục triệu lượt xem; ngoai ra các trang mạng vi phạm bản quyền
thể thao phổ biến nhất ở Việt Nam ghi nhận sự gia tăng đột biến cả chục triệu lượt xem vào
giai đoạn các giải bóng đã diễn ra...

Qua các ví dụ thực trạng trên đã chứng minh rằng hiện nay Việt Nam vẫn còn rất thờ ơ với
tầm quan trọng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan, bỏ qua
những thủ tục pháp luật minh bạch, cơng bằng thay vào đó lại dùng hình thức lậu, sử dụng trái
phép tác phẩm, chất sáng tạo của người khác. Hợp đồng vẫn chưa được sử dụng rộng rãi, đa
phần chỉ được các công ty âm nhạc, hãng phim lớn hay các kênh truyền hình lớn của Nhà
nước mới sử dụng. Còn những lĩnh vực kinh doanh khác hầu như bỏ qua tất cả những quy
định này.
Thực tế cho thấy việc vi phạm pháp luật sở hữu trí tuệ luôn tạo ra siêu lợi nhuận nhưng mức
xử phạt lại chủ yếu dừng ở mức xử phạt hành chính và chưa đủ sức răn đe đối với đối tượng vi
phạm. Ví dụ mức phạt cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp là 250.000.000 đồng (Theo điều 11 Nghị định
99/2013/ NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp).
Do vậy, cần phải thống nhất quy định giữa các văn bản pháp luật, đồng thời phải có biện pháp
mạnh tay hơn trong việc phát hiện và xử lý các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cơng nghệ
phát hiện và xử lý vi phạm cần được ứng dụng rộng rãi hơn gắn với trách nhiệm của các đơn
vị cung cấp nền tảng cho các link ứng dụng (Tập đoàn Viettel là ISP của link phimmoi.net,
FPT Telecom là ISP của hdonline.vn...). Các cơ quan báo chí, ngồi việc gương mẫu thực
hiện nghĩa vụ pháp lý đối với các chủ thể về tầm thiết yếu của hợp đồng chuyển quyền sử

14


dụng quyền tác giả và quyền liên quan. Khi khai thác sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, cần tích cực tun truyền giáo dục pháp luật, phản
ánh hoạt động bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, hiện nay xuất hiện thêm một số đề xuất cụ thể là cần quy định các trường hợp sử
dụng tác phẩm vì mục đích phi thương mại khơng cần phải xin phép chủ sở hữu quyền tác giả,
không phải trả tiền bản quyền như:
Sao chép vì mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy, học tập của cá nhân khơng nhằm mục
đích thương mại, làm tài liệu dùng trong nội bộ cơ quan nhà nước khơng nhằm mục đích

thương mại. Trích dẫn ý tác phẩm không làm sai ý tác giả để viết báo, chương trình phát sóng
thời sự, phim tài liệu, giảng dạy trong nhà trường khơng nhằm mục đích thương mại. Biểu
diễn tác phẩm trên sân khấu, âm nhạc, sinh hoạt văn hóa, tun truyền, cổ động khơng vì mục
đích thương mại.
Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình phát sóng nhằm mục đích đưa tin thời sự mà trong đó có các
chương trình được nghe thấy, nhìn thấy, sử dụng các ấn phẩm để minh họa trong các ấn phẩm,
bản ghi âm, ghi hình nhằm giảng dạy cho học sinh, sinh viên vì họ khơng có điều kiện tiếp cận
các tác phẩm đó và cũng khơng nhằm mục đích thương mại, đồng thời, cần quy định việc sử
dụng tác phẩm, tác giả phải đảm bảo không ảnh hưởng đến tác phẩm, tác giả, không gây
phương hại đến quyền tác giả cũng như nguồn gốc xuất xứ của tác phẩm, tác giả theo quy
định của pháp luật nói chung và Luật Sở hữu trí tuệ nói riêng.

IV. KẾT LUẬN:
Qua bài tiểu luận trên cho chúng ta thấy được chi tiết, rõ ràng hơn về ý nghĩa, vai trò cũng như
tầm ảnh hưởng to lớn của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan
trong xã hội hiện nay. Một thời đại tiên tiến vượt bậc đang sở hữu nền cách mạng công nghiệp
4.0 vô cùng mạnh mẽ. Việc này cũng đồng nghĩa với hiện trạng trình độ, khả năng vi phạm
quyền tác giả ngày càng khó đốn hơn với những kỹ thuật vô cùng tinh vi. Đem lại sự tác
động tiêu cực vô cùng lớn đối với cộng đồng tác giả nói riêng cũng như các nhà kinh doanh
nghệ thuật nói chung ở Việt Nam. Những người có khả năng cao đề ngăn chặn được vấn đề
này là bộ máy Nhà nước Việt Nam và cả bản thân tác giả sở hữu tác phẩm. Nhà nước cần phải

15


nâng cao trình độ, kỹ năng thanh tra, xử lý hành vi vi phạm một cách răn đe hơn. Về phần tác
giả nên đứng ở thế chủ động nhiều hơn để thường xuyên đăng ký quyền tác giả cũng như việc
tự lấy lại quyền lợi, công bằng cho bản thân khi thấy tác phẩm bị sử dụng tràn lan với mục
đích thương mại, tránh gặp khó khăn về cơ sở pháp lý sau này. Kết luận lại, Việt Nam là nước
phát triển có nhiều tiềm năng trượt trội trong lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo. Vì vậy hãy quan

tâm hơn về ý nghĩa, lợi ích thiết yếu của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và
quyền liên quan nhiều hơn, tích cực hơn đề góp phần bảo vệ nguồn trí tuệ - tài sản vơ hình
nhưng lại vơ giá của nhân loại. Từ đó, thúc đẩy tính sáng tạo, đảm bảo quyền, lợi ích chính
đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, tạo môi trường cạnh tranh cơng bằng, lành mạnh, góp
phần quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức toàn cầu.

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Luật sở hữu trí tuệ 2005
- Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bộ sung 2009, 2019
- />- />- />- />- />- />- />
16



×