Mệt mỏi và phương pháp chống mệt mỏi sau khi luyện tập
1 – Thế nào là mệt mỏi
Nói chung mệt là chỉ trạng thái mà các khả năng làm việc của cơ thể tạm thời suy giảm sau khi lao động
hoặc sau luyện tập vận động gây nên. Hàm nghĩa của cụm từ “suy giảm cơ năng” là chỉ không thể duy trì
những trạng thái mặc định hoặc trạng thái bình thường để cơ thể hoàn thành công việc lao động hoặc
công việc vận động. Mệt mỏi là một hiện tượng phản ánh sinh lý có tính chất tạm thời, phải trải qua trạng
thái nghỉ ngơi hoặc điều chỉnh nhất định mới có thể phục hồi được trạng thái như bình thường.
Mệt mỏi không chỉ là sự mệt mỏi của thân thể mà còn có thể mệt mỏi về tinh thần do tinh thần khi gặp
phải công việc quá nhiều cũng gây nên. Có lúc cả hai thứ này cùng ảnh hưởng đến nhau, nhưng không
thể nói rõ cái nài tác động đến cái nào. Cơ thể mệt mỏi chủ yếu chỉ sự mệt mỏi gây ra bởi các hoạt động
của cơ bắp, là do vận động và lao động với cường độ quá lớn hoặc do thời gian làm việc và lao động quá
dài gây nên. Có khi mặc dù vận động và làm việc có thể coi là không lớn hoặc thời gian không dài cũng
có thể xuất hiện mệt mỏi đối sớm. Vì thế do mỗi người có một sức bền và sức dẻo dai khác nhau, nên sự
xuất hiện mệt mỏi sớm hay muộn cũng có nhiều sự khác biệt. Sức dẻo dai hay chịu đựng của người già
tương đối tốt.
Khi rơi vào tình trạng mệt mỏi, quá trình biến đổi sinh lý trong cơ thể phát sinh một loạt thay đổi, mất cân
bằng giữa năng lượng cung cáp và năng lượng cần thiết; sản phẩm giữa quá trình trao đổi và cung cấp
và không thể kịp thời chuyển hóa (giống như sữa chua), còn các axits béo không được sử dụng đầy đủ ,
tạo ra sự mất cân bằng về vật chất trong cơ thể; Sự cân bằng giữa các cơ quan trong cơ thể bị dối loạn,
thì đó dẫn tới xuất hiện một loạt dấu hiệu mắc bệnh.
Đứng từ góc độ thời gian thì mệt mỏi được chia thành hai loại: mệt cấp tính và mệt mãn tính. Nguyên
nhân trực tiếp gây ra mệt cấp tính là:
(1) Khi làm việc hoặc vận động quá vất vả thì dễ sinh ra mệt mỏi;
(2) Mặc dù cường độ không lớn nhưng thời gian vận động và làm việc trong thời gian dài;
(3) Lao động trí óc trong thời gian dài như hoạt động học tập, hội họp, thảo luận… Sự mệt mỏi này
thường sẽ được khôi phục ngay trong ngày hôm đó, mà chậm nhất cũng không quá 3 – 4 ngày. Tốc độ
hồi phục sẽ diến ra nhanh hơn nếu bạn bớt chút thời gian nghỉ ngơi, và đó là nhịp điệu chung của cuộc
sống hàng ngày, là hiện tượng tự nhiên nhằm duy trì các hoạt động sinh lý thông thường. Nếu tiêu hoa
năng lượng mà không gây mệt mỏi thì sẽ gây những bất lợi cho sức khỏe.Nếu mệt mỏi, đã qua một thời
gian nghỉ ngơi mà vẫn chưa thể hồi phục lại trạng thái ban đầu thì lại xuất hiện mệt mỏi, đồng thời những
cơn mệt mỏi này sẽ tích lũy lại, dẫn đến việc hình thành mệt mỏi mãn tính.
Nguyên nhân trực tiếp gây lên căn bệnh mệt mỏi mãn tính có thể quy mấy loại như sau:
(1) Mệt mỏi trên phương diện thể lực dần dần tích tụ mà không kịp thời giải tỏa, nghỉ 3 – 4 ngày mà vẫn
không thể hồi phục.
(2) Mệt mỏi trên phương diện tinh thần, biều hiện thông thường của những cơn mệt mỏi này đều do bộ
não hoạt động quá căng thẳng, ví dụ những người gặp vấn đề phức tạp mà không dễ dàng giải quyết;
Nguyện nhân do áp lực của công việc, gia đình, cá nhân, tâm tư không vui, không ổn định trong một thời
gian dài;
Còn có những nguyên nhân khác gây nên trạng thái tinh thần không ổn định, lúc nào cũng lo sợ, căng
thẳng. Thời gian hoạt động trí óc liên tục kéo dài, hệ thàn kinh thực vật căng thẳng đến độ khó có thể trở
về trạng thái ban đầu gây nên hiện tượng tích lũy mệt mỏi. Do sự căng thẳng hệ thần kinh thực vật chủ
yếu là dây thần kinh giao cảm và sự mất cân bằng trong cơ thể có thể gây ra một loạt chứng bệnh như
đau đầu, mất ngủ, đau ngực, ăn không ngon, tiêu hóa không tốt, bị đau bụng hay bị táo bón… những
triệu chứng bệnh xuất hiện do những cơn mệt mỏi mãn tính.
Do sự mệt mỏi của cơ thể và tinh thần nên cần chú ý sử dụng kịp thời các biện pháp nhằm giải tỏa
những lo lắng một cách nhanh chóng, để tránh sự tích tụ mệt mỏi. Đứng từ quan điểm biện chứng mà
nói, mệt mỏi cũng là nhu cầu của cơ thể. Nếu như luyện tập thể dục thể thao hoặc lao động sản xuất mà
không bị mệt mỏi thì sẽ không có hiệu quả phục hồi tốt như thế. Khi cơ thể hoạt động, các loại vật chất
trong cơ thể sẽ được phân giả rất nhiều, quá trình trao đổi chất tăng lên. Khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi
ngủ là thời gian mà quá trình hợp thành trao đỏi chất đóng vai trò chủ đạo, các loại vật chất trao đổi sẽ
dần dần được loại bỏ hoặc oxy hóa. Cơ thể sau khi được phục hồi một cách hoàn toàn thì năng lực làm
việc tiềm tàng lại còn tốt hơn trước đó, tức là hồi phục vượt quá lượng.
Do vậy, nếu luyện tập và vận động đúng mức thì cơ thể thúc đầy các cơ quan trên cơ thể làm việc tích
cực hơn.
Người già có thẻ giảm tốc độ lão hóa và kéo dài được tuổi thọ. Cuộc sống chính là nằm trong sự vận
động, vận động có thẻ làm cơ thể của con người ở trọng trạng thái làm việc tích cực. Thực tế chứng
minh rằng, các tổ chức, tế bào, não và các cơ bắp của cơ thể đều giống nhau, đều sử dụng hết công
suất, điều đó có nghĩa là vận đọng thì sẽ béo, không vận động thì sẽ gày. Hoạt động sinh lý của các cơ
qua và hệ thống trên cơ thể để phải dựa vào nguyên tắc trên mà tồn tại và phát triển.
2 – Phương pháp và biện pháp loại trừ sự mệt mỏi
Phương pháp quan trọng nhất cũng là phương pháp hiệu quả nhất để giải tỏa sự mệt mỏi là ngủ. Nếu
bạn có thể đảm báo được một giấc ngủ đầy đủ, chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý thì đó chính là
những biện pháp tích cực và cơ bản để giả tảo sự mệt mỏi. Có một số biện pháp như liệu pháp vật lý trị
liệu, cách dùng thuốc… Những biện pháp này sử dụng bổ trợ giúp khôi phục được sức mạnh của cơ thể
từ những sự mệt mỏi, căng thằng. Dưới đây là một số biện pháp thường dùng để giải tỏa mệt mỏi và
căng thẳng.
1.Ngủ
Ngủ có thể được coi là biệc pháp tôt nhất. Đứng góc độ tâm lý học mà nói, thì ngủ là giai đoạn mà ý thức
vận động của con người tạm ngừng làm việc. Đứng từ góc độ sinh học, ngủ là trạng thái mà một bộ phận
chức năng não tạm ngừng hoạt động. Do đó, sự mệt mỏi của cơ thể hay sự mệt mỏi tinh thần đều có thể
giải tỏa và khôi phục dần dần, một giấc ngủ đầy đủ thì thần kinh có cảm giác sảng khoái có thể tràn trề
sinh lực và như thế hiệu quả công việc sẽ không ngừng được nâng cao. Nếu ngủ không sâu, không đầy
đủ thì cơ thể có cảm giác mệt mỏi, không thoải mái, vấn còn bồn chồn, phản ửng chậm chạp, thiếu linh
hoạt, rất dễ bị kích động, tậm trí còn xuất hiện những ảo giác, hiệu quả công việc bị đẩy xuống nhanh
chóng. Do đó, cần phải kíp thời giải tỏa tất cả mệt mỏi và có gắng đừng để sự mệt mỏi này kéo dài đến
ngày thứ hai, càng không nên để những cơn mệt mỏi tích lũy mà nên cố gắng bố trí, sắp xếp để có một
giấc ngủ sâu và đủ. Thực tế đã chứng minh, khi một người cì một lý do nào hai hai đêm liên tục không
ngủ (tức là tổng cộng là 16 tiếng thì sau đó nếu ngủ sâu được 11 tiếng là có thể hồi phục năng lượng đã
mất, điều đó có nghĩa là thời gian mà bạn để phục hồi lại năng lượng của cơ thể ngắn hơn thời gian
không ngủ được. Thông thường, người già buổi tối chỉ ngủ vài tiếng là có thể đạt được mục đích giải tỏa
sự mệt mỏi. Nhưng ít người đã tự mình thử nghiệm bằng cách: Buổi sáng khi luyện tập hoặc lao động trí
óc, thì buổi trưa nếu có được nghỉ ngơi ngắn, dù chỉ ngủ một giấc nhỏ khoảng 10 – 15 phút thì có thể duy
trì hiều quả làm việc tốt cho đến tận đêm. Nhưng từ một góc độ khác mà nói thì muốn có được một giác
ngủ sâu thì cần phải luyện tập thể dục thể thao và lao động thích hợp, làm cơ thể có một sự mệt mỏi vừa
phải là điều cần thiết.
2.Nghỉ ngơi
Sau khi lao động bằng trí lực hay thể lực đều phải có sự nghỉ ngơi thích hợp để giải tỏa sự mệt mỏi.
Nhưng thực tế chứng minh rằng, nếu áp dụng các phương pháp nghỉ ngơi tích cực sẽ giúp cho việc giải
tỏa căng thẳng hơn việc nghỉ ngơi tiêu cực. Vì vậy có người đã đề nghị rằng nên tiến hành những hoạt
động toàn thân một cách nhẹ nhàng hoặc làm một số động tác nhẹ nhàng sau khi luyện tập thể dục thể
thao, như thế sẽ tôt cho việc giải tỏa sự mệt mỏi của thể lực và điều tiết sự cân bằng thần kinh. Khi các
cơ bắp vận động một cách mạnh mẽ dẫn đến việc cơ bắp bị mệt mỏi thì phải lập tức dừng hoạt động
ngay lại, sử dụng những vận động liên tục thích hợp, như thế có thể tác động có tác dụng tích cực trong
việc loại bỏ các sản phẩm trao đổi trong cơ thể và giải tỏa sự mệt mỏi.
3.Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một nhu cầu cần thiết để có thể nâng cao năng lực làm việc của cơ thể và giải tỏa
sự mệt mỏi, nó được cho là một trong ba nhân tôt thiêt yếu nhất (ngủ, nghỉ ngơi, dinh dưỡng) để giúp cơ
thể khôi phục lại thể lực. Khi vận động và lao động, cơ thể đã tiêu hao một năng lượng lớn năng lượng,
khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống. Khi có sự trao đổi oxy thì lượng mỡ trong cơ thể có thể bị
tiêu hao khiến gia tăng tốc độ phân giải protein. Nếu bạn bị rơi vào tình trạng thiếu chất dinh dưỡng trong
một thời gian dài thì khả năng giải quyết công việc sẽ chậm chạp, đồng thời bạn sẽ bị tích tụ sự mệt mỏi.
Do đó, cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý đặc biệt là cần phải cung cấp đủ lượng
protein cần thiết cho cơ thể.
BIỆN PHÁP PHỤC HỒI TOÀN CƠ THỂ
Ngoài ngủ, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đã nói ở trên, dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một vài phương pháp và
biện pháp hồi phục khac như: vật lý trị liệu, dùng thuốc hoặc mát xa.
(1)Xoa bóp (masage)
Có thể dùng các dụng cụ massage đẻ tiến hành Massage, nhưng hiệu quả của nó không thể cao được
như việc dùng tay để massage. Tác dụng của Massage chủ yếu là thông qua một loạt những thủ thuật
bằng tay như đấm, cấu, xoa bóp… để tác động lên các cơ, nhằm mục đích giúp cho các mao huyết quản
dãn ra, giúp khí huyết lưu thông, ngăn chặn những chất thải tích tụ lại trong cơ bắp, cải thiện tình trạng
dinh dưỡng của cơ thể. Massa thả lỏng có tác dụng kích thích tôt lên cục bộ chỗ Massage. Nếu Massage
định vị thì sẽ tác động thông hoạt huyết góp phần giải tỏa được sự mệt mỏi của cục bộ cơ bắp, do đó
Massage là một thủ thuạt giải trừ mẹt mỏi vừa hiệu quả, vừa đơn giản.
(2)Kéo dãn cơ bắp
Trong cuộc sống hàng ngày, khi cơ thể bị mệt mỏi thì chúng ta thường làm một số động tác mà mọi
người gọi là vươn vai, vặn mình. Sau khi vận động chúng ta cũng thường làm những động tác kéo dãn
các lớp cơ nhằm mục đích thả lỏng các cơ bắp, dây chằng, các khớp bị căng. Ví dụ: cơ tam đầu ở cẳng
chân (bụng chân), khi bị co giật (chuột rút) thì phải nhanh chóng nắm lấy cổ chân và kéo dài cơ tam đầu
ở cẳng chân ra nhằm giảm bớt mwacs độ căng và mệt mỏi của các cơ. Khi cơ thể ở một tư thế tương đối
lâu thì cũng cần phải được duỗi kéo phần cơ bắp chỗ đó, hoạt động cơ thể một chút, động tác này đều
có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu cục bộ, rất có lợi cho việc làm giảm mệt mỏi.
(3)Tắm
Có rất nhiều cách tắm, dưới đây xin giới thiệu với các bạn những cách thông dụng nhất
Tắm bằng nước ấm: Đây là cách tắm thường thấy, nó tăng cường hệ thống tuần hoàn máu cơ thể, tăng
cường quá trình trao đổi chất, cải thiện dinh dưỡng của cơ bắp, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và loại
trừ chất thải và thật sự đó là cách tốt nhất để giải tỏa mệt mỏi. Mỗi ngày bạn không nên tắm qua 2 – 3
lần, mỗi lần chỉ nên tắm khoảng 10 – 20 phút.
Tắm hơi: Người ta còn gọi là tắm Phần Lan, tức là họ sẽ dựa vào hơi nước ở nhiệt độ cao tác dụng vào
cơ thể, thay cho quá trình trao đổi chất. Nhưng do nhiệt độ cao có thể giúp quá trình tuần hoàn máu của
cơ thể, giúp nhịp thở và nhịp đẩy nhanh, huyết áp cũng tăng, thạm chí còn có cải tạo ngột ngạt.
(4)Vật lý trị liệu và tắm nắng
Biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng với toàn bộ cơ thể thường được sử dụng là trị liệu bằng ánh sáng
mặt trời, ví dụ như chiếu xạ tia hồng ngoại những ánh sáng mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy, tia tử
ngoại chiếu vào co thể sẽ khiến cho cục bộ chuyển hóa thế năng và hóa năng. Kết quả là khiến cho cá
phân tử di chuyển, nhiệt độ vùng cơ thể được chiếu xạ sẽ tăng cao, phản ứng sinh lý hóa học diễn ra
nhanh hơn, cải thiện được qus trình bài tiết, tái sinh, phục hồi cơ thể. Dưới tác dụng của nhiệt dộ, lực
căng của các cơ tim giảm xuongs, hiện tượng co giật cũng giảm nhẹ. Nếu chiếu sáng với lượng thích
hợp sẽ tác dụng làm giảm đau.
(5)Cách khôi phục cơ thể bằng phương pháp trị liệu tâm lý.
Mấy năm gần đây người ta cũng thường dùng biện pháp tâm lý để giải tỏa mệt mỏi và khôi phục năng
lượng cơ thể. Biện pháp trị liệu tâm lý có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh một cách nhanh chóng,
giảm trạng thái áp lực tâm lý hoặc trạng thái hưng phấn không đúng lúc, từ đó nhanh chóng khôi phục
được nguồn năng lượng bị tiêu hao cho thần kinh thậm chí nó còn có tác dụng tương đối tốt cho quá
trình khôi phục của các hệ thống và cơ quan khác trên cơ thể.
(6)Âm nhạc
Âm nhạc có thể giải tỏa được stress và trên thực tế nó được sử dụng một cách rộng rãi. Âm nhạc có thể
cỉa thiện trạng thái tình cảm. Khi quá hưng phấn, âm nhạc có thể chuyển chúng thành trạng thái hoàn
toàn thoải mái, tạo nên những phản ứng tích cực khi ở trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Những loại
âm nhạc kết hợp với nhau tạo nên một bản nhạc hoàn hảo sẽ ảnh hưởng rõ dàng đến hoạt động của hệ
thần kinh và hệ tâm huyết quản. Âm nhạc có rất hiều loại, có loại âm nhạc có chức năng cổ vũ cho tinh
thần trở nên dũng cảm, gan dạ; Có loại nhạc khiến người ta vui sướng, hạnh phúc; Có lại nhạc có tác
dụng kích thích mãnh liệt sự hưng phấn thần kinh… Những loại âm nhạc khác nhau sẽ tạo cho con
người những cảm giác khác nhau. Khi âm nhạc phù hợp với trạng thái tinh thần thì chắc chắn sẽ đạt
được hiệu quả không ngờ tới. Vì thế khi cơ thể mệt mỏi, sử dụng âm nhạc cũng là một cách để giải tỏa
stress.
Nguồn:karateud.net