Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Phân tích tình hình kinh doanh quốc tế của một tập đoàn đa quốc gia - MNC từ đó rút ra bài học kinh nghiệm ((sản xuất oto của tập đoàn TOYOTA nhật bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH - MARKETING
BỘ MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
NHÓM ĐỀ TÀI: SỐ 4
“PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH QUỐC TẾ
CỦA MỘT TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA – MNC, TỪ
ĐÓ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM”
LĨNH VỰC LỰA CHỌN: CN NẶNG - SẢN XUẤT ÔTÔ
TÊN TẬP ĐOÀN: TOYOTA - NHẬT BẢN
GVHD: QUÁCH THỊ BỬU
LỚP: DU LỊCH 2 – K32
DANH SÁCH THÀNH VIÊN:
1. TRƯƠNG THANH TƯỜNG VY
2. NGUYỄN XUÂN LAN
3. LÊ HÀ ANH TUYẾT
4. TRƯƠNG THỊ TƯỜNG LINH
5. TRẦN THỊ DIỄM TRANG
6. LÊ THỊ MỸ NGÂN
7. VŨ THANH HƯƠNG
TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 10/2008
LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi ngày bất kể là đi học hay đi làm bạn đều phải che kín mặt
mũi rồi là đội nón , mặc áo khoác không những do cái nắng gay gắt ở
Sài Gòn mà còn là khói bụi từ hàng trăm hàng ngàn chiếc xe thải
ra.Hơn thế nữa là bạn luôn phải “tham gia” vào dòng xe dài thênh
thang nối đuôi nhau xe này cách xe kia chỉ vài căn-ti-mét.Và dĩ nhiên
bạn sẽ trễ học hoặc muộn giờ làm có khi còn hơn thế nữa…Nếu như
bạn có được một điều ước, bạn có mơ ước được ngồi trong một chiếc
xe “xịn” đầy đủ tiện nghi và người sở hữu nó chính là bạn để tha hồ
“dạo”quanh Hà Nội hay Sài Gòn không? Nếu có bạn sẽ chọn loại xe
nào BMW, FORD, HONDA, hay GM,….bạn sẽ chọn tiêu chí nào kiểu


dáng, giá thành,chất lượng,tiết kiệm nhiên liệu hay đơn giản là chọn
những thương hiệu nổi tiếng?Bạn đã từng biết đến loại xe mang
thương hiệu TOYOTA chưa? Câu trả lời ắt hẳn là có.Bởi lẽ bạn cứ thử
để ý một chút khi đi đường là bạn có thể nhận ra rằng cứ 10 xe là có
khoảng 5 chiếc là của hang TOYOTA với đủ dòng xe nào là Camry,
Innova, Land Cruise,Corolla…Một bất ngờ là những chiếc xe này đến
từ một đất nước cũng khá “nổi tiếng” với những trận động đất kinh
hoàng, những ngọn núi lửa ác liệt và them vào đó là những cơn song
thần hung hãn đã để lại biết bao mất mát và đau thương. Đó chính là
đất nước Nhật Bản.Thêm vào đó Nhât Bản là nước phải gánh chịu
những hậu quả nặng nề sau thế chiến thứ hai. Ấy thế mà hiện nay Nhật
Bản lại chính là một trong ba đỉnh của tam giác kinh tế (hai đỉnh còn
lại là Mỹ và Liên Minh Châu Âu EU),có “tiếng nói” “không nhỏ”
trong nền kinh tế toàn cầu. Ẩn sau sự “thần kỳ” của Nhật Bản là gì?Và
TOYOTA chính là một điển hình.Nó đã mang hình ảnh một đảo quốc
đầy “bí ẩn”, “kì diệu” đến khắp các quốc gia trên thế giới.Toyota
không chỉ có mặt trên những con đường đầy nắng và bụi của Việt Nam,
thậm chí còn hiện diện ở những con đường uốn quanh những toà nhà
“chọc trời” của Hoa Kỳ-một đất nước mà ngành sản xuất ô tô đang bị
anh chàng khổng lồ GM “thống trị”.Nhưng “người hung” Toyota đã
làm điều đó như thế nào?Liệu “ngôi vị thống trị” của GM có bị rơi vào
tay TOYOTA hay không? Và bây giờ chúng ta hãy cùng khám phá!!!
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TOYOTA
I)CHÂN DUNG NHÀ SÁNG LẬP
1) Ông tổ Toyota – Sakichi Toyoda (1867 – 1930)
Ông sinh tại một làng quê nhỏ tại tỉnh Yamaguchi trong một gia đình thợ thủ
công nghèo. Bố ông làm thợ mộc, còn mẹ ông ở nhà dệt vải. Làng quê của Sakichi
Toyoda là một làng nghề dệt vải có truyền thống của Nhật Bản. Đến cổng làng là

có thể nghe rõ tiếng máy dệt chạy khắp làng. Cha của Sakichi Toyoda là một
người thợ mộc khéo tay và khá nổi tiếng trong làng.
Năm 1934 công ty Toyota đã công bố chiếc xe ôtô đầu tiên, mở đường cho kỷ
nguyên huy hoàng của tập đoàn Toyota sau này.
Năm 2005, với doanh thu gần 180 tỉ USD, Toyota là tập đoàn duy nhất của
Nhật Bản và cũng là duy nhất của châu Á nằm trong "Top ten" của những tập
đoàn có qui mô lớn nhất.
2) Cha đẻ Toyota – Kiichiro Toyoda (11/6/1894 - 27/3/1952)
Là con trai cả của Toyoda Sakichi.Ông là người kế nghiệp một cơ ngơi đồ sộ
mà người cha đã gây dựng. Không chỉ làm sự nghiệp của cha tiếp tục cất cánh,
Kiichiro còn phải gánh vác trên vai một sứ mệnh lớn hơn, hiện thực hóa ước mơ
còn dang dở của cha: đó là làm nên những chiếc xe hơi “made in Japan”.
Tháng 3-1918, khi đạo luật trợ cấp xe quân đội được ban hành, những tập
đoàn, công ty lớn của Nhật với nguồn vốn đầy đủ bắt đầu cân nhắc nghiêm túc
việc gia nhập ngành công nghiệp ôtô. Vào thời điểm đó, Kiichiro Toyoda còn học
đại học, tuy hầu hết các khóa học công trình phổ biến nhất tập trung vào việc chế
tạo tàu thuyền, thế hệ sinh viên cùng lứa tuổi với Kiichiro đã bắt đầu hứng thú với
những động cơ đốt trong.
Trước ngưỡng cửa Chiến tranh thế giới thứ nhất, tiêu điểm chú ý của các sinh
viên ngành công trình cơ khí dồn vào động cơ xe hơi và máy bay. Kiichiro cũng
không ngoại lệ. Năm 1921, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công trình cơ khí tại
3
Đại học hoàng gia Tokyo, Kiichiro vào làm tại Công ty dệt bông vải sợi Toyoda
của cha. Thừa hưởng từ cha niềm tin rằng những kiến thức kỹ thuật tiên tiến chỉ
trở nên hữu ích khi người ta đã nắm vững trước hết những kỹ thuật thực tế ngay
tại xưởng sản xuất, Kiichiro không chỉ ngồi yên trong văn phòng chỉ đạo mà luôn
lăn xả xuống xưởng trực tiếp hướng dẫn công nhân cách thức cải tiến công việc.
Kiichiro bị mất quyền quản lý hoạt động kinh doanh cơ khí đang phát đạt của
gia đình vào tay người anh rể. Không buồn chán, năm 1929, ông đi tham quan
hàng loạt nhà máy sản xuất xe hơi ở Mỹ và Anh. Khi trở về nhà, ông quyết tâm

chế tạo những chiếc xe hơi đẳng cấp quốc tế. Được cha tài trợ kinh phí, ông bắt
tay thực hiện công việc ngay lập tức. Với một quyết tâm và sự cần mẫn hiếm có,
đúng phẩm chất đặc thù của người Nhật Bản, cha con Toyoda vừa duy trì sản xuất
máy dệt vừa âm thầm chuẩn bị cho dây chuyền sản xuất ôtô đầu tiên của Nhật
Bản. Quan điểm của Sakichi Toyoda là phải biết họ làm ôtô như thế nào rồi mình
sẽ tìm cách để làm tốt hơn.
Không phụ lòng cha, Kiichiro Toyoda đã tìm mọi cách để tìm hiểu công nghệ
sản xuất xe hơi. Hàng chục động cơ xe ôtô được cha con Sakichi Toyoda và
Kichiro Toyoda mua về để mổ xẻ tìm hiểu từng chi tiết. Những ngày đầu, ông
dành nhiều thời gian để nghiên cứu, cải tiến động cơ xe Chevrolet, lần lượt từng
dây chuyền sản xuất vỏ xe, gầm xe rồi động cơ xe ôtô được gia đình Toyoda hoàn
thiện. Đến cuối những năm 1930, Kiichiro thành lập công ty riêng của mình mang
tên Toyota, được viết bằng tám nét chữ, một con số may mắn của người Nhật Bản.
Năm 1934, Kiichiro Toyoda, lúc này đã thay cha điều hành công ty Toyoda đã
công bố chiếc xe ôtô đầu tiên, mở đường cho kỷ nguyên huy hoàng của tập đoàn
Toyota sau này.
Ông tìm được người tri kỷ là Eiji, người đã nối bước ông theo học tại trường
đại học Tokyo University. Năm 1935, hai người sản xuất một loại xe mang tên
A1, đánh bật loại xe Chrysler DeSoto Airflow. Để tăng cường hoạt động sản xuất,
giảm thời gian linh kiện nằm trong kho, Kiichiro giảm bớt dây chuyền cung cấp
và linh kiện chỉ được chuyển tới nhà máy đúng thời điểm lắp ráp. Nhưng hoạt
động sản xuất xe hơi vẫn rất chậm chạp mãi cho tới năm 1947 và đó là sự thành
4
công quá muộn đối với Kiichiro. Năm 1950, ông phải rời khỏi công ty sau một
cuộc đình công và hai năm sau ông mất.
II) LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU, LOGO VÀ SLOGAN
1. Lịch sử thương hiệu :
Cái tên Toyota được sửa đổi từ Toyoda, tên người sáng lập hãng ôtô lớn nhất
Nhật Bản. Sau gần 7 thập kỷ phát triển, Toyota mới một lần duy nhất thay đổi
logo của hãng.

Xuất hiện sớm tại Việt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành
cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản
phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá
cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người
tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ
10 ôtô thì có khoảng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.
Mẫ u xe SA năm
1947-1952,
động cơ
955cc, công
suất 27 mã lực.
Hiện là công ty lớn
nhất thế giới, vượt qua cả tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, là công ty
đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp
giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của
người Nhật Bản.
Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda,
thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936,
gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ
giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản.
Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích
hợp hơn đối với tâm lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so
5
với 10 nét của Toyoda (トヨダ ), theo quan niệm truyền thống của người Nhật,
con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng,
trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương
hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản
quyền thương mại.
Sau những năm chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc, đất nước Nhật Bản hoang
tàn và đổ nát. May mắn thay, những nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichi không bị

bom nghiền nát. Điều đó giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằng việc sản
xuất những chiếc ôtô thương mại đầu tiên mang tên Model SA. Năm 1950, công
ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập và đến năm 1956 là hệ thống
phân phối Toyopet. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những
thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về
công nghệ sản xuất ôtô. Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như
General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm
mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở
hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới.
2. Logo:
Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật
hàng đầu tại chi nhánh của General Motors ở
Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi
Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu
tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải
dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong
nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng
được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh.
Sau đó, trải qua một lần chỉnh sửa, Toyota đã có biểu tượng của ngày hôm nay.
Đó là: 3 hình eclipse lồng vào nhau, tượng trưng cho 3 trái tim.
Ba trái tim này thể hiện ý nghĩa:
• Sự quan tâm đối với khách hàng,
• Sự quan tâm đến chất lượng sản phẩm
6
• Sự quan tâm đến những nỗ lực phát triển không ngừng trong kỹ thuật
Sự thành công của Toyoto làm nên từ các yếu tố mà hãng đã nhấn mạnh trong
logo của mình:
• Chiến lược kinh doanh sáng suốt
• Phục vụ tốt khách hàng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về phụ tùng
• Chú ý việc cải tiến kỹ thuật, có động cơ bền và ít hao xăng

3. Slogan
 TOYOTA - The car in front is a Toyota
 TOYOTA - Sang trọng và khác biệt hơn (VIOS HI)
 TOYOTA - Mãnh lực tiên phong (Camry V6)
 TOYOTA - Với chúng tôi bạn có thể an tâm và tin tưởng.
 TOYOTA ĐÔNG SÀI GÒN - sang hơn, tiện nghi hơn.
 TOYOTA ANH THÀNH - phục vụ cho thành công của bạn.
III) NHỮNG NGƯỜI ĐÃ GÓP PHẦN ĐƯA TOYOTA LÊN ĐỈNH CAO
DANH VỌNG
 EIJI TOYODA
Sinh ra vào ngày 12 tháng 9 năm 1913, phần lớn thời
thơ ấu Toyoda thường quanh quẩn bên nhà máy dệt của
cha gần Nagoya. Ảnh hưởng có tính định hướng bên
cạnh công việc kinh doanh vải sợi chính là người chú của
Eiji, Rashomon Sakichi Toyoda. Về mặt nghề nghiệp,
Sakichi là một người thợ mộc, nhưng lại có tư chất của
một nhà phát minh. Vào năm 1929, công ty Platt Brothers của Anh đã trả cho
Sakichi 100.000 bảng để mua quyền sử dụng loại khung cửi dệt vải mà ông sáng
chế. Sakichi dành khoản tiền này đầu tư vào sản xuất ô tô.
Thừa hưởng được từ công việc kinh doanh của gia đình, việc Eiji Toyoda lựa
chọn bằng kĩ sư để theo học cũng là điều tự nhiên. Ông bắt đầu học tại trường đại
học hoàng gia Tokyo vào năm 1933.
7
Trong khi Eiji đang theo học đại học thì người anh em họ Kiichiro, con cả của
Sakichi mua thiết bị máy móc sản xuất ô tô để trang bị tại xưởng dệt tự động
Toyoda.
Vào năm 1936, sau khi kết thúc chương trình học, Eiji cùng tham gia với người
anh em họ của mình. Vào năm đó công ty đổi tên từ Xưởng dệt tự động Toyoda
thành Toyota.
Những mốc quan trọng

Công việc đầu tiên mà Eiji phải hoàn thành là tạo điều kiện cho hoạt động
nghiên cứu của công ty, mời gọi những nhà khoa học và những kĩ sư tài năng tới
đảm nhận các công việc nghiên cứu và phát triển. Sau đó ông lao vào lập kế hoạch
sản xuất.
Vào thời điểm đó, Toyota đang sản xuất loại xe hơi được thiết kế dựa trên mẫu
xe Chevrolet của hãng General Motors, Mỹ. Mẫu xe đầu tiên của Toyota được sản
xuất theo dây chuyền là vào năm 1936.
Từ những năm 50 Toyota mới quyết tâm xây dựng mình thành nhà sản xuất ô
tô hàng đầu. Sự nổi tiếng bắt đầu sau khi Eiji tới thăm nhà máy Rouge rộng lớn tại
Dearborn, Michigan, Mỹ của hãng Ford.
Từ đó, Toyota đã tham gia vào thị trường ô tô được 13 năm và sản xuất được
hơn 2.500 chiếc xe hơi. Nhà máy Rouge sản xuất ra một lượng ô tô đáng kinh
ngạc lên tới 8.000 chiếc mỗi ngày.
Ấn tượng trước khả năng sản xuất của hãng ô tô Mỹ, Eiji nhận thấy nếu ông có
thể kết hợp giữa nhà sản xuất vĩ đại nhất nước Mỹ này với các phương pháp sản
xuất của Nhật Bản thì Toyota có thể sẽ đạt được một thành quả tốt hơn.
Chiếc xe hơi đầu tiên của Toyota,
xe Crown có sự khởi đầu mang một
chút bất trắc. Được giới thiệu vào
một ngày đầu năm 1955, xe Crown
đã giành được thành công tại Nhật
Bản nhưng lại thất bại khi không tạo
ra được bất cứ ấn tượng nào trên thị
trường Mỹ khi nó được bán ở đó 2
8
năm sau. Được thiết kế cho đường Nhật Bản, nó trở nên chậm chạp và dễ bị nóng
máy khi đi trên đường cao tốc của Mỹ.
Tuy nhiên cuối cùng thì sự bền bỉ cũng được trả công, vào những năm 1960 xe
hơi của Toyota đã gặp may mắn với nhãn hiệu Corona và Corolla, cả hai đều bán
rất chạy.

Thành công của Corolla vào năm 1968 đã giúp cho công ty có khả năng vọt lên
một bước rất xa và vào năm 1975, Toyota đã thay thế Volkswagen để trở thành
nhãn hiệu xe hơi được nhập khẩu số 1 vào thị trường Mỹ.
Vào năm 1984, công ty liên doanh với General Motors để xây dựng một nhà
sản xuất Toyota tại Mỹ. Toyota tiếp tục không có đối thủ trong việc xây dựng
tiếng tăm về chất lượng. Nhưng chính sản phẩm Toyota Lexus lại là vật đảm bảo
có giá trị nhất cho danh tiếng của công ty tại Mỹ.
Xe Lexus là một thành công mang tính cá
nhân của Eiji. Vào tháng 8 năm 1983, ông đã
triệu tập một cuộc họp bí mật trong nội bộ công
ty, và hỏi những người có mặt “Chúng ta có thể
tạo ra một chiếc xe cao cấp để thách thức loại xe
tốt nhất hay không”? Câu trả lời đáp lại là có.
Trong thị trường xe hơi cao cấp, Toyota đã phải đối mặt với sự cạnh tranh từ
những nhãn hiệu đã được khẳng định, trong đó có Mercedes và BMW. Không nản
lòng, Toyota đã tạo ra nhãn hiệu mới-xe Lexus để tạo sự cách biệt tâm lý với
những loại xe đáng giá khác của hãng.
Eiji làm vô hiệu hoá bất cứ mối lo ngại nào về sự đáng tin cậy và chất lượng
của xe Lexus bằng cách nhấn mạnh rằng công ty đã thuê kĩ sư của các hàng
Mercedes và BMW. Thành quả cuối cùng là chiếc Lexus LS400.
7 năm, 2 tỷ USD, 1.400 kĩ sư, 2.300 kỹ thuật viên và 450 nguyên mẫu và tạo ra
200 sáng chế là những số liệu liên quan tới dòng xe cao cấp này. Xe Lexus được
thử nghiệm tại Nhật Bản trên các loại đường cao tốc được xây dựng giống hệt
đường cao tốc tại Mỹ, Đức và Anh. Toyota còn mô phỏng những tín hiệu của
đường bộ nước ngoài.
9
Ngày nay, Toyota là nhà sản xuất xe hơi thống trị tại Nhật và là nhãn hiệu xe
hơi lớn thứ 3 thế giới bên cạnh Mercedes và BMW. Hãng bán được gần 1,5 triệu
xe mỗi năm tại Mỹ. Eiji thôi giữ chức Chủ tịch công ty vào năm 1994.
 Shoichiro Toyoda

KCE, AC (1925) là chủ tịch của tập đoàn xe hơi
Toyota từ giữa năm 1992 đến 1999 và bây giờ là chủ tịch
danh dự của Toyota. Shoichiro Toyota sinh năm 1925 là
con trai của Kiichiro Toyota và tốt nghiệp đại học Nagoya
năm 1947 với bằng kĩ sư. Ông tham gia vào Toyota vào
năm 1952, sau đó lấy bằng tiến sĩ và kĩ sư với luận án tốt
nghiệp tập trung vào kỹ thuật phun nhiên liệu.
Shoichiro Toyoda trở thành giám đốc quản lý của Toyota vào năm 1961. Sau
đó thăng tiến trở thành giám đốc quản lí cấp cao vào năm 1967, đến năm 1972
ông đã là phó chỉ tịch hội đồng quản trị. Vào năm 1972 ông được bổ nhiệm làm
chủ tịch của tổ chức Marketing Toyota vào năm 1981.
Tiến sĩ Shoichiro đã đảm nhận chức chủ tịch của tập đoàn xe hơi Toyota, hợp
nhất trên sự liên kết của tổ chức sản xuất và bán hàng vào 1982 và sau đó giữ
quyền chủ tịch từ 1992 đến 1999. Tiến sĩ Shoichiro trở thành chủ tịch danh dự của
Toyota vào năm 1999. Kỹ thuật tự dộng điều khiển chất lượng và quản lý nhà máy
đã nhấn mạnh tầm quan trọng chủ yếu của ông. Thông qua nghề nghiệp của mình,
ông đã nhận DEMING PRIZE vào 1980 về việc kiểm soát chất lượng và phân
phối. Vào 1984 ông nhận được huân chương mề đai xanh uy tín vì những đóng
góp cho cộng đồng nổi bật mà ông đã làm trong kinh doanh. Ông – người phát
ngôn xuất chúng cho ngành công nghiệp tự động, cũng đã từng giữ cả hai vị trí
phó chủ tịch và chủ tịch trong những liên đoàn tổ chức kinh tế Nhật Bản. Và hiện
tại đang là chủ tịch danh dự.
Năm 1996, ông đảm nhận những trách nhiệm như là chủ tịch hội đồng kinh tế
của cục kế hoạch kinh tế Nhật Bản. Năm 1997 ông được chọn làm chủ tịch hội
liên hiệp Nhật Bản. Năm 2000, ông là người Nhật thứ hai (sau Eiji Toyoda) đã
được nhận huy chương danh dự FISITA được ban tặng bởi IFAES (the
10
Internatinal Federation of Automotive Engineering Societies). Ông được bổ nhiệm
làm giám đốc điều hành tại Hồng Kông của hiệp hội tư vấn Quốc tế vào những
năm 1998 đến 2005. Năm 2002, ông được chọn là chủ tịch danh dự của NIPPON

Keidanren. Năm 2006 ông được bổ nhiệm làm đại diện tiêu biểu của EXPO 2005
Aichi Nhật Bản vào tháng 2 và đảm nhận vị trí chủ tịch của Kaiyo Academy vào
tháng 4.
Tiến sĩ Shoichiro rất thích thú với âm nhạc Nhật Bản, làm vườn và chơi Golf.
Ông và vợ - Hiroko có một con gái và con trai.
 Hiroshi Okuda
Sinh năm 1932 tại quận Mie , là chủ tịch tập đoàn xe hơi
Toyota vào năm 1999.Ông đã trở thành tổng giám đốc của
Toyota vào năm 1995 và đã làm việc ở công ty trong vòng
50 năm.Năm 1998 Okuda được chọn là một trong những
đại sứ tiêu biểu của hội đòng chiến lược kinh tế Nhật Bản
và liên đoàn lao động Nhật Bản vào năm 1999.Ông cũng đã
giữ vị trí chủ tịch của hiệp hội sản xuất ô tô Nhật Bản kể từ
năm 2000.Okuda hiện đã có đai đen Judo và tốt nghiệp đại học Hitotsubashi vào
năm 1955.
Okuda đã thấy sự cần thiết của những chiếc xe động cơ sạch hybrid trước nhu
cầu của cả thế giối về chúng.Ông đã làm tỏa sang công nghệ động cơ xe hơi tiết
kiệm nhiên liệu và không khí thải.
 Fujio Cho
Sinh ngày 2/2/1937 ngay sau khi
tốt nghiệp ngành Luật, Đại học
Tokyo, Cho "đầu quân" cho Toyota.
Ông Cho bắt đầu làm việc tại Toyota
vào năm 1960, khi ông tròn 23 tuổi.
Năm 1988, nhà máy mới của Toyota
được mở tại Kentucky, Mỹ và Cho
11
được chọn làm giám đốc nhà máy này, mở ra một bước ngoặt mới trong sự nghiệp
của Cho cũng như sự phát triển của Toyota. Fujio Cho trở thành Tổng giám đốc
của Toyota năm 1999.

Chủ tịch Fujio Cho, nổi tiếng là một lãnh đạo dễ gần gũi. Hiếm khi người ta
thấy ông có mặt tại văn phòng vì ông dành phần lớn thời giờ làm việc xuống từng
phân xưởng để chúc mừng các nhóm lao động hiệu quả nhất. Điều này đã giúp
ông chiếm được sự ngưỡng mộ và tôn trọng của tất cả 264 ngàn nhân viên Toyota.
Trên thế giới hiện nay có không nhiều những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tầm cỡ
như ông lại bỏ ra nhiều thời gian với nhân viên đến như thế. Ông đã cống hiến cả
cuộc đời mình cho sự nghiệp phát triển của hãng xe hơi Nhật này. Là người khiêm
tốn, ông Cho luôn đề cập đến đóng góp của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm và cộng
sự hơn là nói về bản thân mình.
Không giống phong cách mạnh mẽ của người tiền nhiệm Hiroshi Okuda, Fujio
Cho nổi tiếng là nhà quản lý rất điềm đạm, cẩn thận và chắc chắn. Ông đại diện
cho phong cách của Toyota: khiêm nhường, luôn mỉm cười, nhưng có thể nhìn
thấy mọi thách thức và cơ hội.
Cuộc sống đời thường của ông
cũng bình dị như tính cách của ông
vậy: ông thích nghe nhạc, đánh golf
và câu cá.Ông cũng là người biết ứng
biến mau lẹ và nhanh chóng thích
nghi với tình thế. Cho nói ông học
tính linh hoạt này trong thời gian chín
năm làm tổng giám đốc nhà máy ở Georgetown. Đây là nhà máy Toyota đầu tiên
ở Mỹ. Nhờ công nhân Mỹ liên tục chất vấn về cách làm việc mà ông nhận ra
nhiều chi tiết trong hệ thống sản xuất Toyota cần được thay đổi cho hợp với các
nhà máy ở Mỹ và hơn thế, có thể giúp cải tiến cả các nhà máy tại Nhật.
12
 KATSUAKI WATANABE (13/2/1942)
Ông sinh ra ở trung tâm huyện Mie, Nhật Bản. Năm
1964, ông học ở trường Đại học Keio. Sau khi tốt nghiệp
một thời gian ngắn, ông được nhận vào làm việc ở tập
đoàn Toyota.

Ông đã tranh thủ học hỏi tất cả những gì có thể về
công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý và kế hoạch
hoá lâu dài ở công ty.
Năm 1988, ông được thăng chức và trở thành Tổng quản lý công tác kế hoạch
hoá lâu dài ở công ty.
Ông đã trở thành một trong những nước cờ chiến lược tốt nhất của công ty
Toyota trong một thời gian dài. Trong suốt thời gian đó, ông đã đem lại cho
Toyota một cái nhìn mới. Ông trở thành thành viên của Ban giám đốc năm 1992
và trở thành giám đốc cao cấp 7 năm sau đó.
Năm 2001, ông trở thành Phó chủ tịch Tập đoàn Toyota.
Năm 2005, ông đã đạt được mục đích lớn nhất, kế nghiệp Fujio Cho, trở thành
Chủ tịch và CEO mới của tập đoàn Toyota.
Không muốn phá hỏng các “cầu nối” cũ, ông đã không dọn sạch công ty để bắt
đầu làm mới như nhiều CEO khác vẫn làm. Ông đã làm hoàn toàn trái ngược. Ông
giữ lại Fujio Cho, người thong thái và hiểu biết nhiều nhất về công ty. Cho đến 70
tuổi, Cho vẫn duy trì vị trí cố vấn cho ban lãnh đạo và là giám đốc danh dự cho
đến ngày nay.
Giống như nhiều nhà lãnh đạo cấp tiến khác, Katsuaki là một người rất thực tế.
Ông thường xuyên giám sát quá trình sản xuất sản phẩm, đặc biệt tại các chi
nhánh ở địa phương của ông Motomachi Control. Ông cũng đi du lịch khắp nơi và
bất ngờ dừng chân tại một chỗ để xem tình hình cuộc sống những nhân viên của
ông như thế nào.
Ông còn là một người có rất nhiều ý tưởng cách tân, nhiều đề xuất mới lạ, như
là “một chiếc xe có thể chạy khắp nước Mỹ chỉ với một thùng xăng!” và ông hy
vọng một ngày nào không xa Toyota sẽ làm được điều đó. Nếu có người nào đó
có thể đưa Toyota lên một tầm nhìn mới thì đó chính là ông.
13
Ông ở vị trí thứ 9 trong danh sách “25 người quyền lực nhất giới kinh doanh”
do tạp chí Fortune bình chọn. Hai lần có tên trong danh sách “100 người có ảnh
hưởng nhất thế giới” do tạp chí Time bầu chọn năm 2005 và 2007.

IV) Quá trình phát triển
Hai giai đoạn khó khăn nhất trong suốt thời gian hoạt động của công ty có lẽ
là cuộc khủng hoảng tài chính hồi đầu thập niên 50, với sự ganh đua quyết liệt
với đồng hương Nissan, và làn sóng phản đối xe nhập khẩu từ Nhật Bản trên thị
trường Mỹ hồi thập niên 80. Dưới đây là những mốc thời gian đáng nhớ trong
lịch sử của Toyota.
Năm 1937: Người khổng lồ ra đời
Sau khi đến Mỹ và Anh thăm quan và lấy cảm hứng sáng tạo, cuối cùng, người
sáng lập ra tập đoàn Toyota, ông Kiichiro Toyoda, sinh năm 1894, đã sản xuất
thành công mẫu xe A1 vào năm 1935. Và Toyota Motor Co. được thành lập 2
năm sau đó. Cái tên Toyota được đặt theo họ của ông Kiichiro Toyoda.
Năm 1947: Tăng tốc
Những chiếc ô tô thương mại đầu tiên do Toyota sản xuất là xe tải BM, xe tải
nhỏ SB và xe con SA. Đây cũng là thời gian Toyota sản xuất chiếc xe thứ 100.000
trong nước.
mẫu xe con SA
14
Xe tải BM xe tải nhỏ SB
Năm 1957: Sang Mỹ
Sau cuộc khủng hoảng tài chính hồi đầu
thập niên, Toyota đã xuất lô xe Crown đầu
tiên sang Mỹ và thành lập công ty Toyota
Motor Sales tại Mỹ.
Năm 1965: Bắt đầu gây chú ý
Năm 1962, chiếc xe thứ 1 triệu của Toyota xuất xưởng.
Năm 1965, công ty đã mở rộng sản xuất sang Brazil và Thái Lan, và vinh dự
được nhận Giải Deming Prize danh tiếng cho chất lượng và quy trình sản xuất.
Năm 1966: Xe Corolla trình làng
15
Năm 1966, Toyota đã cho ra mắt mẫu xe Corolla. Hiện nay, xe Toyota có bán

ở hơn 140 nước, với tổng doanh số đã đạt trên 30 triệu chiếc, biến đây trở thành
mẫu xe bán chạy nhất thế giới.
1979: Đẩy mạnh xuất khẩu

Việc mở thêm 4 nhà máy mới tại Nhật Bản trong suốt những năm 70 đã nâng
tổng số xe xuất khẩu của Toyota lên 10 triệu chiếc vào năm 1979. Với tầm nhìn
xa, Toyota thành lập Trung tâm Nghiên cứu Thiết kế Calty tại Mỹ vào năm 1973.
Thập niên 80: Hợp tác hiệu quả và bền vững
Năm 1984, nhà máy liên doanh Toyota-GM tại Mỹ, mang tên New United
Motor Manufacturing, Inc., bắt đầu đi vào sản xuất. Bốn năm sau, nhà máy
Toyota Motor Manufacturing ở Kentucky, Mỹ, cho xuất xưởng những chiếc xe
đầu tiên.
Năm 1989: Thâm nhập thị trường xe sang
16
Nhằm dọn đường cho dự án chinh phục thị trường xe hạng sang, Toyota thiết
lập mạng lưới đại lý phân phối xe Lexus tại Mỹ.
Năm 1994: Bành trướng
Nhờ việc mở nhà máy tại Anh 2 năm
trước đó, sản lượng hàng năm của
Toyota ở nước ngoài đạt con số 1 triệu
xe. Cũng trong năm 1994, mẫu xe thể
thao việt dã cỡ nhỏ RAV4 ra mắt tại
Nhật Bản và châu Âu.
Năm 1997: Bắt đầu chiến dịch “xanh”
Prius, mẫu hybrid đầu tiên được sản
xuất với số lượng lớn, chính thức có
mặt trên thị trường Nhật Bản vào năm
1997 và có mặt trên toàn thế giới 4 năm
sau đó. Năm 1999, Toyota niêm yết tên
trên sàn chứng khoán London và New

York.
2001-02: Tiến sang Trung Quốc
Toyota tiếp tục mở rộng hoạt động. Năm 2001, Toyota bắt đầu sản xuất tại nhà
máy Sichuan Toyota ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Năm 2002, Toyota ký thỏa thuận
hợp tác với tập đoàn ô tô FAW của Trung Quốc nhằm tăng sản lượng tại đây.
2007: Giành ngôi vị quán quân?
17

Toyota Motor với bề dày lịch sử 70 năm, hiện do Tổng Giám đốc Katsuaki
Watanabe chèo lái, có nhiều khả năng sẽ vượt qua GM và trở thành nhà sản xuất
xe hơi lớn nhất thế giới trong năm nay.
V) Cơ cấu tổ chức
18
19
NHỮNG NHÀ MÁY TOYOTA
TÊN SẢN PHẨM CHÍNH
THÀNH
LẬP
SỐ LƯỢNG
NHÂN VIÊN
Honsha Plant
Forged parts, hybrid system motors, Land Cruiser
chassis
Nov. 1938 2,506
Motomachi
Plant
Crown, Mark X, Estima Aug. 1959 4,582
Kamigo
Plant
Engines Nov. 1965 4,128

Takaoka
Plant
Corolla, Vitz, ist, Ractis, Auris, Scion xD Sep. 1966 4,984
Miyoshi
Plant
Transmission-related parts, cold-forged and
sintered parts
July 1968 1,745
Tsutsumi
Plant
Prius, Camry, Premio, Allion, Wish, Scion tC Dec. 1970 6,340
Myochi
Plant
Suspension cast parts, suspension machine parts June 1973 1,641
Shimoyama
Plant
Engines, turbochargers, VVT, catalytic converters Mar. 1975 1,997
Kinu-ura
Plant
Transmission-related parts Aug. 1978 4,081
Tahara Plant
LS, GS, IS, GX, RAV4, 4Runner, Land Cruiser,
Vanguard, engines
Jan. 1979 10,370
Teiho Plant
Mechanical equipment, moldings for forging and
casting and resin-molding dies
Feb. 1986 1,872
Hirose Plant
Research and development and production of

electronic control devices, ICs
Mar. 1989 1,290
20
Tính tới cuối tháng 3-2008 , Toyota tổ chức hệ thống kinh doanh của nó trên
toàn thế giới với 53 công ty trên 27 quốc gia và khu vực và xe hơi của Toyota
được bán trên 170 quốc gia .
DÒNG SẢN PHẨM
Allion Alphard Auris Avalon Avanza

Aygo bB Belta/Vios Blade Brevis

Camry HybridCamry Solara Century Coaster Corolla

Corolla FielderCorollaRumion Corolla Spacio Corolla Verso Crown Athlete

Crown MajestaCrown Royal Dyna Estima / Previa FJ Cruiser
21

Harrier HybridHiace Highlander
Hybrid
Hilux Surf / 4
Runner
Hilux/Hilux
VIGO


Isis ist / Scion xD Kijang Innova Kluger /
Kluger Hybrid
LandCruiser 70


LandCruiser
Cygnus
LandCruiser
Prado
Liteace Mark X / Reiz Mark X Zio

Matrix MR-S Noah Passo Porte

Prius Probox Progrès Ractis Raum

Regius AceRush Scion tC Semibon Sequoia

Sienta Soluna Vios Succeed Tacoma Townace

Tundra Vanguard Vitz / Yaris Voxy WISH
Dòng xe Lexus
22
ES GS Hybrid GX IS IS F

LX RX Hybrid SC
23
CHƯƠNG 2
NHỮNG TRIẾT LÝ CỦA ĐẠO TOYOTA
I)HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT TOYOTA (TPS)
Just- in time: Các sản phẩm hoặc chi tiết được sản xuất hoặc cung cấp đúng
thời điểm và đúng số lượng cần thiết, không sớm hơn, không muộn hơn, không ít
hay nhiều hơn. Phương pháp này lại có nhưng công cụ khác để điều khiển, đó là “
takt time” và “ flow”.
• Takt time: Quãng thời gian sản xuất, ví dụ như của 1 ca sản xuất, phải được
tính toán chia đều để có tốc độ làm việc hợp lý so với thời điểm và người sử dụng

cần đến sản phẩm.
• Flow: những bước sản xuất nối tiếp nhịp nhàng không ngừng nghỉ trong
suốt thời gian sản xuất từ khâu nhận đặt hang đến khâu giao hàng, từ khâu nhận
nguyên liệu đến khi ra thành phẩm.
Jikoda: Chế độ phát hiện ra lỗi sai và ngay lập tức ngưng công việc để giải
quyết sự cố thât nhanh chóng. Một trong các công cụ của phương pháp này là
Poka-Yoke.
• Poka-Yoke: phương pháp triệt tiêu hoàn toàn các lỗi có thể xảy ra. Ví dụ
trong sản xuất, để tránh sai xót, người lãnh đạo có thể nghĩ ra các cách nhắc nhở
công nhân như gắn đèn quang diện ở trên mỗi thùng, hộp đựng các chi tiết cần lắp
ráp. Nếu người công nhân quên đi một chi tiết nào, nghĩa là tay anh ta không đưa
qua ánh đèn quang ấy thì ngay lập tức dây chuyền ấy sẽ dưng lại.
Kaizen: Thât ra có thể coi như là 1 phương pháp sản xuất, xong nó giống như
1 triết lý của người Nhật bản nhiều hơn, bắt nguồn từ quan niệm mọi vật xung
quanh ta đều có thể và cần được làm cho hoàn thiện hơn. Không có cái gì là hoàn
thiện nhất cả!
Khái niệm 3M: Nhà Toyoda có một khái niệm riêng về những tổn thất phí
phạm trong quá trình kinh doanh. Đó là khái niệm 3M:
• Muda: Những hành động thừa không mang lại lợi ích gì: hành động kéo dài
quát trình thực hiện hợp đồng,hành động không hợp lý khi thao tác nhận nguyên
vật liệu, chi tiết sản xuất hoặc dụng cụ sản xuất dẫn đền sự mất thời gian hoặ
những trữ lượng thừa.
24
• Muri: Quá tải đối với người và máy móc: việc sử dụng nhân công và máy
móc đến mức quá tải dễ dẫn đến sự cố, mất an toàn và san phâm kém chất lượng.
• Mura: Mất cân bằng, phân chia công việc hợp lý, là hệ quả của hai M trên.
Singe-Minute Exchange of Die – (SMED) – “thay khuôn dập trong vòng 1
phút”. Đây là ý tưởng Singo đã đưa vào hệ thống. Phương pháp này giúp người
sản xuất phản ứng nhanh nhẹn với sự thay đổi về “cầu” trên thị trường để điều
chỉnh “cung”, giản lược chu trình sản xuất bằng cách sản xuất từng lô hàng nhỏ và

nhanh chong thay đổi kế hoạch sản xuát dựa trên nhu cầu của thị trường, tránh
được sự sản xuất thừa sản phẩm,
Five whys- năm câu hỏi “Tại sao?” – đây là phương pháp mà Ohno Taiichi đã
đưa vào hệ thống quản lý sản xuất Toyota được sử dụng trong quá trình đi tìm
nguyên nhân của bất kỳ một vấn đề nào nảy sinh. Bản chất của phương pháp này
là để tim ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề phải đặt ra ts nhất là 5 câu hỏi “Tại
sao?”. Chỉ sau khi đã trả lời được 5 câu hỏi ấy mới được bắt tay vào sử lý tình
huống.
Andon board- công cụ dung để kiểm tra bằng hình ảnh và bao quát toàn bộ
quá trình sản xuất. Đây có thể là những màn hình lớn đặt trên cao, liên tục đưa các
hình ảnh và dữ liệu cho biết chính xác hiện trạng của quá trính sản xuất trong nhà
máy và thông báo ngay lập tức về những vấn đề nảy sinh cần giải quyết.
Kanban- những tấm thẻ hoặc mẫu giấy thông báo mọi dữ liệu liên quan đến
quá trình sản xuất.
Quality Function Deployment (QFD) – đội dự án xacs định chất lượng sản
phẩm thông qua một hệ thống ma trận. Một nhóm những chuyên gia các nghành
khác nhau nghiên cứu xác định nhu cầu thị trường của người tiêu dùng để có thể
lựa chọn ra những thong số kỹ thuật cần thiết cho sản xuất.
Phương pháp chạy tiếp sức – phương pháp này Taiichi đã nhắc đến trong
cuốn sách của mình xuất bản năm 1978. Trong một chu trình sản xuất có thể có
bốn, năm người tham gia. Những linh kiện được chuyền từ người này sang người
khác giống như chiếc gậy của môn chạy tiếp sức vậy. Nếu người thợ chuẩn bị
nhận chiếc gậy tiếp sức ấy vì lý do nào đó bị chậm trễ thì người thợ đứng trước sẽ
ngay lập tức giúp anh ta triển khai công việc. Khi công việc đã chạy nhịp nhàng
25

×