Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Luận văn phân tích mã cổ phiếu ACB của ngân hàng thương mại cổ phần Á châu từ năm 2009 tới năm 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.41 KB, 60 trang )

Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
LỜI MỞ ĐẦU
Bất kì kênh đầu tư nào đều tồn tại những rủi ro nhất định, thị trường chứng khoán
cũng không ngoại lệ. Bất kì động thái nào của thị trường hay các yếu tố vĩ mô cũng ảnh
hưởng tới thị trường chứng khoán. Vì tính rủi ro nên kênh đầu tư này cũng mang lại lợi
nhuận cao cho các nhà đầu tư ra quyết định mua, bán hay giữ cổ phiếu đúng lúc. Để có
thể ra được quyết định chính xác, nhà đầu tư cần phải luôn có những thông tin chính
xác về nền kinh tế. Đánh giá đúng xu hướng và tác động của các thông tin này sẽ là
công cụ hữu hiệu trong hành trình tiềm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư.
Hệ thống ngân hàng là một trong những “mạch máu” của thị trường tài chính, gắn
liền với “sức khỏe” nền kinh tế quốc gia, chính vì thế rủi ro ngành luôn được các nhà
hoạch định chính sách đặt mối quan tâm hàng đầu và luôn tìm cách hạn chế đến mức
thấp nhất có thể. Vì tầm quan trọng của ngành nên cổ phiếu ngành ngân hàng luôn
giành một ưu thế và luôn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nhằm góp phần trong việc cung cấp thông tin thông qua việc phân tích và đánh
giá cổ phiếu, giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định chính xác, em xin chọn đề tài:

Phân tích mã cổ phiếu ACB của
Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
từ năm
2009 đến năm 2011”.
Trong quá trình tìm hiểu và trình bày bài làm của em khó tránh sai sót,kính
mong cô góp ý để bài thêm hoàn chỉnh hơn.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 1
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
Khái quát chung:
Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK
Tên viết tắt: ACB


Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 929 0999.
Website: www.acb.com.vn
Logo:
Vốn điều lệ: 1.100.046.560.000 đồng.
Giấy phép thành lập: Số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp
ngày 13/5/1993.
Giấy phép hoạt động: Số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày
24/4/1993.
Giấy CNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh
cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ chín ngày
23/2/2006.
Mã số thuế: 0301452948.
Ngành nghề kinh doanh:
Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong
nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và
giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các
loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài
khi được NHNN cho phép;
Hoạt động bao thanh toán.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 2
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Lịch sử hình thành và phát triển:
Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp
tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng
một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối

cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy
phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy
phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
- Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
- Ngày 30/6/1994 tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng.
- Ngày 17/2/1996 tăng vốn điều lệ lên 341 tỷ đồng và là ngân hàng đầu tiên tại
Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-Master Card .
- Trong năm 2003, các sản phẩm ngân hàng điện tử phone banking, mobile
banking, home banking và Internet banking được đưa vào hoạt động trên cơ sở tiện
ích của TCBS.
- 10/12/2004 – Công nghệ sản phẩm cao: Đưa ra sản phẩm quyền chọn vàng,
quyền chọn mua bán ngoại tệ. ACB trở thành một trong các ngân hàng đầu tiên của
Việt Nam được cung cấp các sản phẩm phái sinh cho khách hàng.
- Năm 2005 tăng vốn điều lệ lên 948,32 tỷ đồng.
- Ngày 14/2/2006 tăng vốn điều lệ lên 1.100 tỷ đồng, đến tháng 11/2006 niêm
yết cổ phiếu tại HaSTC.
- Ngày 25/5/2007 tăng vốn điều lệ lên 2.530 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ đến tháng 3/2009 là 6.355.812.780.000 đồng.
- Kể từ ngày 31/12/2011 vốn điều lệ của ACB là 9.376.965.060.000 đồng (Chín
nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi
nghìn đồng
Mạng lưới kênh phân phối
Gồm 339 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc:
Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 29 chi nhánh và 107 phòng giao dịch
Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam ): 16 chi nhánh
và 68 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà
Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Đak Lak,

SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 3
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận): 17 chi nhánh và 34 phòng giao
dịch
Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An GIang,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà
Mau): 13 chi nhánh, 15 phòng giao dịch
Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Vũng
Tàu): 5 chi nhánh và 26 phòng giao dịch
Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt
động
969 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union
Công ty trực thuộc
Công ty Chứng khoán ACB (ACBS).
Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA).
Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
Công ty Quản lý Quỹ ACB (ACBC)
Công ty liên kết
Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD).
Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR).
Công ty liên doanh
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC)
Sơ đồ tổ chức
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 4
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 5
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH NỀN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ KINH TẾ NGÀNH
Phân tích kinh tế vĩ mô:

Ảnh hưởng của nền kinh tế toàn cầu:
Năm 2009:
Kinh tế thế giới trải qua một năm được xem là tồi tệ nhất từ sau cuộc đại suy
thoái năm 1930-1931. Hiện tại, kinh tế thế giới đang cho thấy những dấu hiệu phục
hồi khá mạnh mẽ, một điều mà những người lạc quan nhất trong các tháng đầu năm
cũng không nghĩ tới. Các chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ của chính phủ các
nước trên thế giới đã có tác dụng tích cực.
GDP của hầu hết các quốc gia đã tăng trưởng hoặc cải thiện mức suy giảm trong
quý 3 và quý 4. Chỉ số giá tiêu dùng nhiều quốc gia bắt đầu tăng trưởng dương. Nhiều
chỉ báo kinh tế khác như chỉ số lòng tin người tiêu dùng, tăng trưởng công nghiệp,
doanh số bán nhà, số đơn đặt hàng cũng được cải thiện khá tích cực.
Tuy vậy, tình trạng thất nghiệp của nhiều nước vẫn còn ở mức rất cao. Thất
nghiệp tại Mỹ đã lên tới 10%, là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Thất nghiệp của
Liên minh châu Âu hiện tại đang ở mức 9.8%, mức cao nhất trong hơn 20 năm qua.
Những số liệu trên cho thấy kinh tế thế giới đã có những đấu hiệu phục hồi song
vẫn chưa vững chắc. Tình trạng thất nghiệp cao ở nhiều quốc gia đang là những mối
lo ngại lớn đối với những nhà làm chính sách. Nhiều quốc gia vẫn cam kết tiếp tục
duy trì chính sách tiền tệ mở rộng và giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế
bất chấp cảnh báo về những hệ lụy.
Các Thị trường Chứng khoán đều phục hồi ấn tượng
Ở thời điểm hiện nay, hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều đã tăng
cao hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính nổ ra hồi tháng 10 năm ngoái. Cụ
thể, nếu so với đầu năm 2008 các chỉ số chứng khoán thế giới vẫn còn sút giảm 15-
30%. Tuy nhiên, so đến cuối năm 2008, các chỉ số này đều tăng 25-30%, còn so với
mức đáy được thiết lập trong năm nay thì mức tăng khoảng 50%.
Các chỉ số chứng khoán bật lại mạnh mẽ cùng với những tín hiệu phục hồi của
nền kinh tế. Trong các chỉ số chứng khoán, Hang Seng của Hong Kong và Shanghai
Composite trở thành một trong những chỉ số tăng mạnh nhất trong năm với mức tăng
lần lượt là 52.02% và 79.98%.
Nhìn chung trong năm 2009 nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói

chung đã thoát khỏi suy thoái và xác lập đáy trong quý 2/2009.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 6
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự tăng trưởng hết sức bất ngờ và ấn
tượng từ mức đáy 234.66 được thiết lập vào 24/2/2009 lên đỉnh cao 633.21 vào ngày
23/10/2009.
Năm 2010:
Theo đánh giá mới nhất của Liên Hợp Quốc, tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm
2010 đạt 3,6%. Trong đó các nước đang phát triển dẫn đầu với mức tăng 7,1%, các
nước chậm phát triển tăng 5,5% và các nước phát triển tăng trưởng khiêm tốn với
2,3% (Mỹ 2,6%, EU 1,6% ). Châu Âu là khu vực hồi phục chậm nhất do khủng
hoảng nợ công tại nhiều quốc gia thành viên. Sau khi đi xuống mạnh năm 2009, kinh
tế toàn cầu tăng trưởng trở lại trong năm 2010 cho thấy kết quả ban đầu của những nỗ
lực kích thích kinh tế của năm trước và các hỗ trợ vẫn được duy trì trong năm nay.
Nhìn chung kinh tế thế giới đã tạm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, sản xuất công
nghiệp, thương mại đã tăng trưởng trở lại và thị trường tài chính tiền tệ đều sự hồi
phục và ổn định hơn trong năm 2010.
Tuy nhiên, sự hồi phục kinh tế thế giới hiện tại vẫn khiêm tốn ẩn chứa những rủi
ro và bộc lộ dấu hiệu kìm hãm đà hồi phục. Đó là tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao ở các nền
kinh tế chủ chốt, nguy cơ vỡ nợ công ở châu Âu đe dọa hồi phục kinh tế do các gói
kích thích kinh tế phải cắt giảm, tăng trưởng kinh tế nhiều nước đang phát triển chưa
hồi phục trở lại mức trung bình trước khủng hoảng kinh tế, sự thiếu hợp tác giữa các
nền kinh tế tăng lên hình thành nguy cơ xung đột thương mại, nguy cơ lạm phát tăng
(đặc biệt tại các nước đang phát triển), sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa chính sách tài
khóa và tiền tệ bộc lộ làm suy giảm niềm tin vào chính sách vĩ mô.
Năm 2011:
Có thể nói, nợ công và thâm hụt ngân sách Chính phủ là chủ đề nóng trong suốt
năm vừa qua, đặc biệt ở khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone). Năm 2011 đã khởi
đầu với một loạt các diễn biến tiêu cực xung quanh vấn đề giải cứu đồng Euro. Hành
động của Moody’s trong việc hạ mức tín nhiệm của Hi Lạp và Tây Ban Nha đã làm

dấy lên những lo ngại trong giới đầu tư, khiến chi phí vay nợ của những thành viên
yếu nhất trong khu vực Eurozone này liên tục tăng cao. Bạo loạn xảy ra tại Hi Lạp
càng tạo thêm áp lực lên Chính phủ nước này, khiến lãi suất trái phiếu tăng cao kỉ lục.
Bên kia bờ Đại Tây Dương, Standard & Poor’s đã chuyển đánh giá về vấn đề nợ của
Mỹ từ ổn định sang tiêu cực, khi quá trình thỏa hiệp chính trị giữa các Đảng phái
trong Chính phủ liên bang Mỹ về cắt giảm chi tiêu diễn ra rất chậm chạp. Cùng với
đó, thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 đã kéo lùi các thị
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 7
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
trường tài chính trên thế giới. Giá dầu bất ngờ tăng cao trong tháng 4 do lo ngại về sự
giảm sút nguồn cung bởi bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi. Những diễn biến
phức tạp này đã khiến giá vàng liên tục thiết lập những mức kỉ lục mới trong giai đoạn
từ tháng 7 tới tháng 9, khi giới đầu tư quốc tế vội vã tìm kiểm một nơi trú ẩn tài chính
an toàn, đặc biệt khi Standard & Poor’s hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ AAA xuống AA+
vào tháng 8. Đáng chú ý, trong năm 2011 này, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở
thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trong bối cảnh hậu kích cầu, Chính phủ nước này
đã phải liên tiếp tiến hành nâng các mức lãi suất điều hành để ngăn ngừa lạm phát do
lo ngại tăng trưởng đã trở nên quá nóng. Chính phủ Trung Quốc cũng bắt đầu tái cân
bằng nền kinh tế bằng việc khuyến khích tiêu dùng của dân cư và giảm tăng trưởng
dựa vào xuất khẩu, qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 được công bố vào tháng 3.Theo
thống kê mới nhất của OECD, thương mại thế giới trong 3 quý đầu năm nay đã tăng
trưởng 6,8% so với cùng kì năm 2010, và con số của cả năm sẽ khó có thể khả quan
hơn khi quý 4 bị ảnh hưởng bởi lực cầu suy yếu do sự tăng trưởng chậm chạp của khu
vực EU. Cụ thể, thương mại của các nước OECD đã tăng 6%, trong khi của các nước
ngoài OECD tăng 8,2%. Những chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm chậm quá trình
phục hồi kinh tế ở các nước phát triển. Theo IMF, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng
khoảng 3,8% trong năm 2012, giảm từ mức 3,9% của năm 2011 và 5,2% của năm
2010. Những dự báo mới cập nhật vào tháng 12 này đã được điều chỉnh giảm so với
những con số dự báo được công bố vào tháng 1 đầu năm 2011. Sự giảm tốc này là hậu
quả của những bất ổn tài chính và nỗi lo sợ rủi ro nợ công lan tỏa ra bên ngoài phạm

vi những nền kinh tế châu Âu. Các 3 biện pháp thắt lưng buộc bụng sẽ thay thế các
chương trình kích thích của giai đoạn 2010-2011, và phần lớn các nước phát triển có
sẽ có mức GDP dưới sản lượng tiềm năng trong năm 2012. Mặc dù vậy, so với các
nước phát triển, triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển sáng sủa
hơn, bởi sự suy yếu của cầu ngoại sinh được dự báo sẽ được bù đắp bởi cầu nội địa
nhờ những chính sách kinh tế linh hoạt của các Chính phủ.
Ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô nội địa:
Tổng sản phẩm quốc nội(GDP):
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 8
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Năm 2009, tổng sản phẩm (GDP) ước đạt 90,273 tỷ USD, đạt ốc độ tăng trưởng
kinh tế 5,3% Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2002 đến nay và là năm
đầu tiên trong vòng 5 năm qua có mức tăng dưới 2 chữ số. GDP bình quân đầu người
đạt khoảng 18,85 triệu đồng.
Năm 2010, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính theo giá thực tế, đạt 97,146 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng 6,78% tăng hơn so với năm 2009 gần 7 tỷ USD cùng 1,48%.
Đây là mức tăng ấn tượng nhất kể từ năm 2002.
Năm 2011
Tốc độ tăng trường GDP đạt 5,89% so với năm 2010 với tổng giá trị 103,571 tỷ
USD. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,78%
của năm 2010 nhưng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nước tập
trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trưởng trên là khá
cao và hợp lý.
Tỷ lệ lạm phát:
Năm 2009
Năm 2009, suy thoái của kinh tế thế giới khiến sức cầu suy giảm, giá nhiều hàng
hóa cũng xuống mức khá thấp, lạm phát trong nước được khống chế. CPI năm 2009
tăng 6.52%, thấp hơn đáng kể so với những năm gần đây. Tuy vậy, mức tăng này nếu
so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới lại cao hơn khá nhiều.
Năm 2010

Năm 2010, CPI cuối kỳ khoảng 7%. Mục tiêu này có thể không được hoàn thành
khi 2 tháng đầu năm CPI đã tăng 3.35%. Ngoài ra, nền kinh tế hiện nay vẫn còn tiềm
ẩn nhiều yếu tố có thể dẫn đến lạm phát cao trong năm này.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 9
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Năm 2011
Tỷ lệ lạm phát là 18,13%. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế giới,
năm 2011 Việt Nam đã vượt ngưỡng lạm phát và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng
trưởng. Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới
lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư
phát triển, bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu
đầu tư còn kém hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động
cộng hưởng của các yếu tố tâm lý.
Lãi suất:
Lãi suất huy động của các NHTM Việt Nam có dấu hiệu tăng mạnh trong những
năm gần đây. Đỉnh điểm của lãi suất là vào năm 2008 khi lãi suất huy động của các
NHTM VN có lúc lên tới 17 – 18%, mức tăng cao nhất kể từ năm 1993 (22.04%). Lãi
suất năm 2009 tuy có hạ xuống còn 8.5%, nhưng so với lãi suất huy động của năm
2000 (3.65%) thì lãi suất huy động của các NH đã tăng tới 133% trong giai đoạn 2000
– 2009. Năm 2010, chính sách điều hành của chính phủ vẫn tập trung vào việc kiểm
soát lạm phát, mục tiêu duy trì chỉ số CPI cả năm 2010 ở mức dưới 8%. Đây là chính
sách đúng và hợp lý trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên việc đẩy lãi suất lên quá cao
để thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt không những không giúp thị trường ổn định
mà còn khiến kinh tế gặp khó khăn thực sự. Thay vì chỉ cần áp mức lãi suất huy động
và cho vay tương ứng là 10% và 13% thì lãi suất trên thị trường đã cao hơn lãi suất
mục tiêu tới 4 – 5%. Lãi suất tiền đồng lên cao khiến doanh nghiệp phải đi “đường
vòng” bằng cách vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn rồi đổi ra tiền đồng để đưa vào sản
xuất. Điều này đã góp phần tạo áp lực lên thị trường ngoại hối cuối năm. Bước sang
năm 2011, nhiều ngân hàng đã huy động vốn ở mức 13%, 14%, rồi 15%/năm…, các
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 10

Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm được đặt ra nhưng đến đầu 2011 lại tiếp
tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư chính thức
áp trần 14%/năm, buộc các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm quy định trần, một
số ngân hàng bị xử lý do sai phạm một số lại cho rằng bị các ngân hàng khác “cài
bẫy“.
Tỷ lệ thất nghiệp.
Năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp tại nước ta là 2,4%, đây là tỷ lệ khá cao so với các
năm trước nhất là khi năm 2008 chỉ có 2%. Sang năm 2010 , tỷ lệ thất nghiệp năm
2010 là 2,88% tiếp tục tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Năm 2011, tỷ lệ thất
nghiệp vẫ giữ ở mức 2,9%, điều nay cho thấy những nỗ lực của Chính phủ và Doanh
nghiệp trong cả năm 2010 vẫn chưa đem lại hiệu quả.
Thâm hụt ngân sách:
Năm 2009
Theo báo cáo về thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2009 tại hội nghị
tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ năm 2010 của ngành tài chính
ngày 30-11, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2009 là 115.900 tỉ đồng, bằng
6,9% GDP, tăng 28.600 tỉ đồng so với dự toán. Trong tổng chi NSNN, chi đầu tư phát
triển ước đạt 135.500 tỉ đồng, chiếm 25,4% tổng chi NSNN và bằng 8,1% GDP, xấp
xỉ mức thực hiện năm 2008; chi trả nợ và viện trợ cả năm ước đạt 64.800 tỉ đồng, tăng
10,2% so với dự toán; chi thường xuyên ước thực hiện cả năm đạt 332.605 tỉ đồng.
Năm 2010
Quốc hội cũng đã thông qua toàn bộ Nghị quyết với tổng số thu cân đối ngân
sách Nhà nước là 461.500 tỷ đồng, bằng 23,9% GDP; tính cả 1.000 tỷ đồng thu
chuyển nguồn năm 2009 sang năm 2010 thì tổng số thu cân đối ngân sách Nhà nước
là 462.500 tỷ đồng .
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 11
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Tổng số chi cân đối ngân sách Nhà nước là 582.200 tỷ đồng; mức bội chi ngân
sách nhà nước là 119.700 tỷ đồng, bằng 6,2% GDP.

Năm 2011
Theo thông tin từ Bộ Tài Chính, sau khi thảo luận đánh giá thực hiện ngân sách
nhà nước năm 2010, dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với các Bộ, cơ quan
Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mức bội chi ngân sách nhà
nước năm 2011 là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP.
Đánh giá chung:
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng suy thoái bằng chứng
là tổng sản phẩm quốc nội tăng lên so với năm 2008, lạm phát đã hạ nhiệt nhiều so với
năm 2008 nhờ đó lãi suất cũng được giảm xuống giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận được vốn vay và giảm chi phí sản xuất. Những yếu tố này đã hỗ trợ cho thị
trường chứng khoán năm 2009 có những bước tăng trưởng ấn tượng. Bội chi NSNN
tăng trong bối cảnh chính sách tiền tệ nới lỏng luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao trở
lại. Từ đó có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Năm 2010, Việt Nam ghi nhận những điểm sáng từ kinh tế vĩ mô là tổng sản
phẩm quốc nội khả quan đạt 6,78% vượt mục tiêu ban đầu là 6,5% của chính phủ cao
hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, chất lượng
tăng trưởng chưa được cải thiện, lạm phát đã có dấu hiệu tăng so với năm trước, VND
bị mất giá, lãi suất tăng cao, rủi ro hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam gây
bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô.
Có thể thấy thị trường chứng khoán năm 2010 là tình trạng đi ngang và giảm
điểm kéo dài, sự rút đi của dòng tiền và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư.
Năm 2011, kinh tế gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, mức tăng của chỉ số CPI
mạnh nhất là vào tháng 4 năm 2011 với mức 3,32%. Yếu tố này sẽ tác động trực tiếp
đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp, ngoài ra, CPI tăng cao thì sẽ dẫn đến lạm phát
buộc chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ dẫn đến việc lãi suất tăng
cao khiến cao khiến cho doanh nghiêp gặp khó khăn.
Dòng tiền và chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được phát hành năm
2010 nay còn thắt chặt hơn khi mà lạm phát tăng cao như vậy. Đây là những nguyên
nhân khiến cho thị trường chứng khoán của Việt Nam hết sức tồi tệ.
Cú sốc cung cầu:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn tạo ra những cú sốc bất ngờ cho nhiều
nước trên thế giới. Đây là động lực tạo ra nhiều cơ hội đầu tư cho cộng đồng doanh
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 12
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
nghiệp. Hiện nay các nước ASEAN có thị trường tại chỗ tiềm năng lớn với 600 triệu
người, dân số trẻ chiếm phần lớn, đô thị hóa nhanh, số người có mức thu nhập từ
5.000 - 35.000 USD/năm ngày càng tăng cao…, để kích cầu thị trường nội địa, các
nước ASEAN phải trang bị hệ thống tiếp vận, hậu cần, có chính sách hỗ trợ người tiêu
dung, sản xuất hàng hóa với mức giá mà người tiêu dùng tiếp cận được, phát triển hệ
thống bán lẻ…
Dù thị trường nội địa tiềm năng như vậy, nhưng không dễ khai thác hết vì văn
hóa tiêu dùng của người châu Á theo lối “tích trữ phòng cơ”, do vậy không thể sớm
chiều có thể chuyển đổi vị trí giữa thị trường nội địa và xuất khẩu trong đóng góp vào
ngân sách của quốc gia. Do đó, các nước ASEAN không thể bỏ lơ xuất khẩu, tập trung
xuất khẩu sẽ vẫn duy trì trong thời gian tới. Bởi lẽ suốt thời gian dài vừa qua, 60%
hàng hóa được sản xuất tại khu vực này được xuất sang EU, Mỹ, Nhật Bản. Bắt đầu từ
ngày 1/10, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (EPA) đã chính thức có
hiệu lực.Theo đó, trên 90% hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được hưởng mức
thuế quan thấp hơn trước khá nhiều.Dù hiện tại hoạt động xuất khẩu đang gặp nhiều
khó khăn, nhưng mọi việc sẽ ổn khi nền kinh tế thế giới phát triển trở lại.
Tại Việt Nam, việc giá xăng dầu liên tục tăng với tốc độ chóng mặt trong thời
gian gần đây đã khiến giá cả của các mặt hàng tăng theo.,giá điện cũng tăng theo xu
hướng này khiến nhiều doanh nghiệp đầu tư khó khăn trong quá trình sản xuất. Ngoài
ra các nước thuộc khu vực Châu Á hang năm luôn đối mặt với các vấn đề thiên tai, lũ
lụt, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế
Chính sách chính phủ
Năm 2009:
Vào ngày 25/11/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông báo về việc
điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 1%. Theo đó, từ ngày 01/12/2009, mức lãi suất cơ
bản bằng đồng Việt Nam sẽ là 8%/năm thay vì 7%/năm như trước đây. Lãi suất tái

chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng lần lượt được điều chỉnh tăng
1%, lên mức 6 và 8%/năm, đồng thời Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng cơ chế cho
vay đối với đồng Việt Nam theo lãi suất tối đa 150% lãi suất cơ bản. Do đó, mức lãi
suất trần cho phép cũng tăng từ mức 10,5 lên mức 12%/năm.
Năm 2010:
Trong năm chính sách tiền tệ và tài khóa đã không có sự phối hợp nhịp nhàng và
dấu ân rõ nét nhất là chính sách tài khóa đã tạo ra hiện tượng chèn lấn đối với khu vực
tư nhân. Trong quý I, việc NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ trong khi Bộ tài chính
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 13
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
lại tăng cường phát hành trái phiếu đã khiến dòng vốn ngân hàng đổ vào trái phiếu
chính phủ làm cho các doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn với mức lãi
suất hợp lý. Trước áp lực giải quyết khó của khăn doanh nghiệp trong việc tiếp cận
nguồn vốn, chính sách tiền tệ của NHNN cũng buộc phải điều chỉnh theo hướng nới
lỏng hơn vào giữa năm khi áp lực lạm phát có dấu hiệu giảm bớt vào các tháng giữa
năm (mặc dù đây là thời điểm thấp điểm của lạm phát theo chu kỳ các năm). Tuy
nhiên, với mức lạm phát hàng tháng trong quý IV/2010 tăng cao trên 1% và khả năng
mức lạm phát mục tiêu khó có thể đạt được và áp lực tỷ giá tăng cao, nên ngày
5/11/2010, NHNN đã chính thức nâng mức lãi suất cơ bản tăng thêm 1%, mặc dù
trước đó vào 27/10/10, Ngân hàng Nhà nước vẫn quyết định giữ mức lãi suất này là
8%/năm trong tháng 11. 11
Theo đó, mức lãi suất cơ bản bằng VND sẽ là 9% thay vì 8% như trước đây, và
lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước cũng được điều chỉnh
tăng 1% lên mức 7%/năm và 9%/năm. Mặc dù vậy, chính sách tiền tệ trong năm 2010
khó có thể nói là đã thắt chặt khi NHNN đã tăng tổng phương tiện thanh toán 25,3%,
và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là 29,81% so với năm 2010.
Việc điều hành thiếu nhất quán và ổn định trong chính sách đã khiến các doanh
nghiệp găp nhiều khó khăn hơn trong việc hoạch định kế hoạch và phương án kinh
doanh cũng như giảm hiệu quả của chính sách. Hệ quả là một trong những rủi ro được
nhận diện trong năm 2010 là rủi ro về chính sách đồng thời cũng khiến Việt Nam

không đạt được mục tiêu về ổn định vĩ mô và giá trị đồng tiền.
Năm 2011:
Tình hình lãi suất tăng cao vào thời điểm cuối năm 2010 và tiếp tục trong năm
2011 khiến lãi suất cho vay trong 2011 luôn duy trì ở mức trên 17%, thậm chí lúc cao
điểm lên tới 23% - 24%. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau. (1) Lạm
phát tăng cao khiến các ngân hàng phải đẩy lãi suất huy động lên cao, có lúc lên đến
18% - 19%, nhằm thu hút người gửi tiền. (2) Kèm theo đó là chính sách tiền tệ thắt
chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, khiến nhiều ngân
hàng gặp khó khăn về thanh khoản và phải huy động bằng mọi giá bằng cách đẩy lãi
suất huy động tăng cao hơn nữa. Hệ quả là không nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận
được nguồn vốn giá cao này do e ngại về khả năng trả nợ của mình.
Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư số 02 ngày 03/03/2011 quy
định mức lãi suất huy động VND tối đa của các tổ chức tín dụng ở mức 14%. Tuy
nhiên, dưới sức ép của vấn đề thanh khoản, rất nhiều ngân hàng vẫn tìm cách vượt
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 14
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
trần thông qua các hình thức khuyến mại và hợp đồng ủy thácđầu tư. Chỉ đến khi
NHNN ban hành Chỉ thị 02 vào ngày 7/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử
phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xử lý tổ chức tín dụng huy động vượt trần,trong
tháng 9/2011 lãi suất huy động VND mới chính thức quay về mức 14%.
Những diễn biến kể trên đã khiến cho tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng
năm 2011 đạt mức thấp kỷ lục kể từ năm 2000 trở lại đây. Tín dụng ước tăng 12% vào
thời điểm cuối năm, trong đó tín dụng VND tăng 10,2% và tín dụng ngoại tệ tăng
18,7%. Số liệu về tăng trưởng huy động cho cả năm 2011 không được NHNN công
bố. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối tháng 10, huy động toàn ngành ngân hàng chỉ
tăng 8,52%. Tại thời điểm cuối năm, con số công bố của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
lần lượt là 1,6% và 10%. Như vậy, tăng trưởng huy động trên cả nước có thể đạt
khoảng trên dưới 10% cho năm 2011.
Ngoài ra, tăng trưởng tín dụng còn bị cản trở bởi dòng vốn không được lưu
thông tốt trong hệ thống ngân hàng. Do tín dụng năm 2011 giới hạn tăng ở mức 20%,

nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm, dẫn đến tình trạng dư thừa
vốn vào thời điểm cuối năm nhưng không thể giải ngân. Trong khi đó, một số ngân
hàng vẫn còn room tín dụng lại thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay.Thêm vào đó,
những quy định chặt chẽ trong Thông tư 13 và 19 khiến hai bộ phậnngân hàng này
khó trao đổi vốn với nhau thông qua thị trường liên ngân hàng cũng như cung cấp tín
dụng cho nền kinh tế. Chỉ đến khi Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ra đời vào cuối
tháng 8 quy định bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động, cùng với sự ra đời của
nhóm ngân hàng G12+1 với cam kết đưa mức lãi suất cho vay về mức 17% - 19% thì
tình hình tăng trưởng tíndụng mới được cải thiện phần nào.
Ngoài nguyên nhân lãi suất và thanh khoản, tín dụng tăng chậm còn bắt nguồn từ
khó khăn nội tại của nền kinh tế do nhiều doanh nghiệp hoạt động đình trệ, thu hẹp
qui mô hoặc rơi vào tình trạng phá sản. Tính đến cuối tháng 9, có gần 49.000 doanh
nghiệp đã dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa; tăng
11.000 doanh nghiệp so với năm 2010 (tương đương 28%), trong đó, phá sản, giải thể
là 5.800 doanh nghiệp. Do đó, tăng trưởng tín dụng khó có thể tăng trưởng tốt trong
thời gian này do nhu cầu giảm sút.
Đầu tháng 3, NHNN đã ban hành Chỉ thị 01/CT-NHNN yêu cầu các TCTD giảm
tỷ lệ cho vay phi sản xuất xuống 22% vào cuối tháng 6 và 16% vào cuối năm 2011.
Theo báo cáo của NHNN, tính đến hết tháng 10 vẫn còn nhiều ngân hàng có tỷ trọng
tín dụng phi sản xuất từ 17% - 19% trong đó cho vay bất động sản chiếm 85% - 90%,
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 15
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
cho thấy một số ngân hàng khó có thể đưa tỷ trọng này về 16% vào cuối năm. Tuy
nhiên, với quy định mới của NHNN về cách phân loại tín dụng phi sản xuất, tỷ lệ này
của các ngân hàng sẽ giảm đi đáng kể và có khả năng thực hiện được yêu cầu đưa ra
của NHNN.
Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra chính sách yêu cầu các NHTM phải dành tối thiểu
20% tổng dư nợ để đảm bảo tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, ngân
hàng nào không có điều kiện cho vay thì phải chuyển một số vốn tương ứng cho
Agribank thực hiện việc cho vay này. Sự thay đổi này là một bước đi phù hợp nhằm

giảm thiểu rủi ro khi quá nhiều vốn chảy vào các lĩnh vực kinh doanh rủi ro và tạo
một cơ cấu tín dụng khỏe mạnh và bền vững hơn cho nền kinh tế.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh
Khái niệm chu kỳ kinh doanh.
Chu kỳ kinh doanh được hiểu là sự biến động của các hoạt động kinh tế ngắn
hạn trong một thời kỳ nhất định, trong đó các giai đoạn tăng trưởng và các giai đoạn
suy giảm luân chuyển lẫn nhau không ngừng. Là mô hình lặp lại của quá trình suy
thoái và phục hồi.
Chu kỳ kinh doanh là một loại dao động được nhận thấy trong các hoạt động
kinh tế tổng hợp của những quốc gia mà tổ chức công việc chủ yếu của họ diễn ra
trong các đơn vị sản xuất kinh doanh: một chu xdkỳ gồm có các quá trình mở rộng sản
xuất xuất hiện vào các khoảng thời gian giống nhau ở rất nhiều hoạt động kinh tế, kế
theo là các giai đoạn giảm sút, thu hẹp và các giai đoạn phục hồi tương tự mà những
giai đoạn này hợp nhất vào giai đoạn mở rộng của chu kỳ tiếp theo; quá trình thay đổi
liên tiếp này thường xuyên diễn ra nhưng không mang tính định kỳ.
Lịch sử phát triển kinh tế của nhiều nước khác nhau, nhất là của những nước
công nghiệp phát triển, đã trải qua nhiều chu kỳ kinh doanh khác nhau. Song thực tế
cho thấy, chu kỳ kinh doanh ở nước nào cũng lặp đi lặp lại không theo một độ dài
thời gian giống nhau, không theo một biên độ dao động giống nhau về các kết quả
hoạt động kinh tế vĩ mô như GDP (theo giá so sánh), thất nghiệp, lạm phát Do vậy,
rất khó dự báo trước được với độ chính xác cao. Sự kế tiếp nhau các chu kỳ kinh
doanh có thể được mô tả một cách hình thức theo đồ thị sau đây:

SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 16
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Ở đồ thị trên:
- Đỉnh là điểm cao nhất mà GDP đạt tới trong một chu kỳ.
- Đáy là điểm thấp nhất mà GDP giảm xuống trong một chu kỳ.
- Giai đoạn suy giảm của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đỉnh của chu
kỳ liền trước với đáy của chu kỳ được xét.

- Giai đoạn tăng trưởng của chu kỳ được xét là khoảng thời gian giữa đáy của
chu kỳ được xét với đỉnh của chu kỳ liền sau.
Mặc dù đã đơn giản hoá thực tế đi rất nhiều, song đồ thị mô tả sự kế tiếp nhau
các chu kỳ kinh doanh được vẽ ở trên cũng chứa đựng ba điểm đáng lưu ý sau:
- Đỉnh được xét đều cao hơn đỉnh liền trước, đáy được xét đều sâu hơn đáy liền sau.
- Giai đoạn tăng trưởng thường dài hơn giai đoạn suy giảm.
- Các chu kỳ kinh doanh thường khác nhau về độ dài thời gian.
Các chu kỳ kinh doanh ở nước ta từ sau Đổi mới.
Sau hơn 20 năm đổi mới nước ta đã trải qua ba giai đoạn suy thoái chu kỳ với
tần suất từ 9-10 năm. Lần đầu tiên là năm 1989-1990 khi tăng trưởng GDP trung bình
chỉ đạt 4,9% trong khi tỷ lệ thất nghiệp lên đến 13% năm 1989 và 9% năm 1990.
Từ năm 1990, sau khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa thành các chính
sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó
khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm
trong giai đoạn 1991-1995, đạt mức cao nhất trong chu kỳ là 9,5% năm 1994, thất
nghiệp chỉ còn 5,8%.
Từ năm 2000-nay, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách
mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào
trong khu vực dân doanh. GDP liên tục tăng qua các năm và đạt 8,5% năm 2007, thất
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 17
Thu hẹp Mở rộng Thu hẹp Mở rộng Thu hẹp
Cực đại
Cực đại
Cực tiểu
Cực tiểu
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, trong giai đoạn
2003-2007 cung tiền cũng tăng cao trung bình 25%/năm, tín dụng nội địa tăng trên
35%/năm và đạt mức cao nhất thế giới là 53% trong năm 2007.
Ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh đến TTCK Việt Nam

Nền kinh tế trong suốt xu hướng vận động dài hạn của nó phải trải qua nhiều chu
kỳ. Mỗi chu kỳ đều gồm một giai đoạn mở rộng, tăng trưởng lên đến đỉnh điểm, sau
đó là giai đoạn thu hẹp, suy thoái và chạm đáy. Thị trường chứng khoán cũng vậy,
luôn có tính chu kỳ và lấy nền kinh tế làm nền tảng.
Năm 2009
Đầu năm 2009, chỉ số VN-Index ở mức 313.3 điểm và dao động dưới mức này
trong 2 tháng đầu với đáy là 241.5 điểm vào ngày 03/03. Từ đó chỉ sô VN-Index đã có
bước phục hồi thần kỳ với đà tăng mạnh liên tiếp cho đến giữa tháng 6, sau đó từ nửa
sau tháng 6 đến gần cuối tháng 7, chỉ số VN-Index có những bước điều chỉnh khá nhẹ.
Bắt đầu từ tháng 8 đến nửa đầu tháng 10 tiếp tục ghi nhận đà tăng mạnh mới khi thiết
lập đỉnh trong năm ở mức 617.4 điểm vào ngày 17/10. Các tháng cuối năm 2009 ghi
nhận sự giằng co của chỉ số VN-Index và kết thúc năm 2009 ở mức 494.8 điểm, tăng
181.5 điểm (tương ứng 57.9%).
Năm 2010.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 18
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Mở đầu phiên giao dịch năm 2010, chỉ số VN-Index đã có bước tăng mạnh mẽ
từ 494,8 điểm lên 517,1 điểm (tăng 23,3 điểm). Trong suốt năm 2010, chỉ số VN-
Index hầu như chỉ dao động trong khoảng 420-540 điểm, với đỉnh là 549,5 điểm ngày
06/05 và đáy là 423,9 điểm ngày 25/08. Kết thúc năm 2010, chỉ số VN-Index chốt ở
mức 484,7 điểm, giảm 10,1 điểm tương ứng 2,04%.
Năm 2011.
Chỉ số VN-Index mở đầu năm 2011 ở mức 484,7 điểm và chỉ có dấu hiệu đi lên
trong 2 tháng đầu năm với mức đỉnh là 522,5 điểm ngày 09/02. Sau đó là chuỗi ngày
giảm điểm liên tục và dốc đứng, thậm chí từ ngày 12/05 đến 25/05 là 10 phiên giảm
liên tục làm bốc hơi gần 100 điểm (từ 482,1 điểm còn 386,4 điểm), sau đó tăng lên lại
lại thành đồ thị hình nến ngược trong tháng 5. Trong giai đoạn từ 25/08 đến 14/09 là
xu hướng ngược lại tháng 5 với 13 phiên tăng điểm liên tiếp từ 401,7 điểm lên 469,4
điểm. Đó được coi là lần vụt sang duy nhất trong năm 2011, sau đó là chuỗi giảm
thẳng để lập mức đáy mới là 347,8 điểm. Kết thúc giao dịch năm 2011, VN-Index

chốt ở mức 351,6, giảm 133,1 điểm tương ứng 27,5 % so với đầu năm.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 19
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
CHƯƠNG III :
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH TÁC ĐỘNG ĐẾN CỔ PHIẾU
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU (MÃ CP: ACB)
Phân tích ngành có vai trò quan trọng với cùng những lý do như phân tích kinh
tế vĩ mô: một ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô đang ốm yếu; tương tự
như vậy, doanh nghiệp trong một ngành đang gặp rắc rối thì thường cũng không hoạt
động tốt được.
3.1.Sự nhạy cảm của của chu kì kinh doanh
3.1.1 Sự nhạy cảm của doanh thu:
Với đặc thù ngành hoạt động trong lĩnh vực tài chính nên ngành ngân hàng có
doanh thu rất nhạy cảm với các điều kiện kinh tế vĩ mô như lạm phát và các chính
sách tiền tệ của chính phủ. Mỗi thay đổi của nền kinh tế đều có tác động tới hoạt động
chung của ngành, vì vậy ngân hàng là nhanh có tính chu kì cao.
Năm 2009:
Có thể nói, năm 2009 là một năm thành công đối với ngành ngân hàng, bởi hầu
hết ngân hàng đều vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Kết quả kinh doanh của Vietcombank trong năm 2009 thật ấn tượng, với lợi
nhuận trước thuế và sau thuế tăng tương ứng 342,76% và 230,35% so với năm 2008.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
vượt 34,4% so với chỉ tiêu; lợi nhuận của Techcombank tăng 37% so với kế hoạch
ban đầu đặt ra. Lợi nhuận trước thuế của Maritime Bank bằng 167,5% kế hoạch , bên
cạnh đó tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam tăng trưởng nóng, mức tăng trưởng tín
dụng lên tới 38% trong khi con số này năm 2008 chỉ là 25%, dù vậy tăng trưởng tín
dụng năm 2009vẫn trong xu thế đi lên so với tăng trưởng tín dụng các
năm 2002 - 2004. Tăng trưởng tín dụng chững lại trong tháng 1/2010, mức tăng
trưởng chỉ đạt 1% trong khi đó tăng trưởng huy động tiền gửi là 0,3%.
Đồ thị tăng trưởng ngân hàng 2009

SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 20
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Năm 2010:
Tác động của các chính sách vĩ mô
Ngành ngân hàng trong năm 2010 đã đối mặt với nhiều khó khăn đáng kể như
những thay đổi về chính sách vĩ mô liên quan đến tỷ giá, biến động lãi suất trên thị
trường, cạnh tranh huy động (đặc biệt trở nên gay gắt hơn vào nửa cuối năm 2010).
Trong khi đó, các ngân hàng vẫn phải chịu sức ép hạ lãi suất cho vay theo hướng dẫn
của NHNN, kéo theo lợi nhuận từ lãi của các ngân hàng bị giảm đáng kể. Tăng trưởng
tín dụng của hệ thống ngân hàng cả năm 2010 theo NHNN ước khoảng 29.81% (trong
đó tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cao hơn hẳn với 49.3%, trong khi VND là
25.3%). Con số này đã vượt chỉ tiêu do NHNN đề ra từ đầu năm là 25
Đa số các ngân hàng hầu như không đạt được chỉ tiêu về huy động theo như kế
hoạch. Mặc dầu vậy, cũng có một số ngân hàng lớn như VCB, CTG, STB, và MB có
khả năng đạt hoặc vượt kết quả kinh doanh theo như kế hoạch đề ra.
MỘT SỐ CHỈ TIÊU NGÀNH NGÂN HÀNG 3 QUÝ ĐẦU NĂM 2010
DVT: TỶ ĐỒNG
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 21
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
Trong quý 4/2010, tăng trưởng tín dụng của toàn ngành ước đạt khá cao (khoảng
hơn 12%) do nhu cầu vốn cho thanh toán của các doanh nghiệp đặc biệt tăng cao vào
cuối năm. Lãi suất huy động trong quý 4 cũng tăng cao do nhu cầu đáp ứng thanh
khoản của ngân hàng vào cuối năm
Năm 2011:
Là 1 năm nhiều biến động về tình hình kinh tế vĩ mô, điển hình như Nghị Quyết
11 tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong
đó, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; thực hiện chính sách tài khóa thắt
chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước…, lãi suất huy động và
lãi suất vay tăng liên tục tới khi có quy định trần 14% của NHNN, việc điều chỉnh tỷ
giá 9,3%, xảy ra hàng loạt vụ vỡ nợ tín dụng đen, giá vàng biến động mạnh, TTCK rớt

giá thê thảm, và công cuộc tái cấu trúc ngành ngân hàng đã ảnh hưởng rất lớn tới lợi
nhuận ròng của các ngân hàng mặc dù doanh thu thuần tăng so với năm 2010. Mức lợi
nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2011 chỉ ở mức trung bình và thấp
hơn năm trước. Cụ thể, lợi nhuận của năm 2011 tăng 15,1% so với năm 2010, trong
khi tốc độ tăng vốn chủ sở hữu 22,85% và tốc độ tăng quy mô tài sản có 18,55%.
Hai chỉ số quan trọng nhất phản ánh hiệu quả kinh doanh và tỷ suất sinh lời của
các tổ chức tín dụng là chỉ số ROA (lợi nhuận so với tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận
so với vốn chủ sở hữu) năm 2011 ở mức thấp hơn năm 2010. Cụ thể, ROA của ngành
năm 2011 đạt 1,09% và ROE đạt 11,86%, từ mức lần lượt 1,29% và 14,56% của năm
2010.
3.1.2. Đòn bẩy hoạt động:
Chi phí hoạt động trong ngân hàng rất lớn, kể cả định phí và biến phí, từ chi phí
lãi vay tới chi phí các loại tài sản cố định khác. Thông thường rất khó có thể xác định
cơ cấu chi phí trong hoạt động ngân hàng do nó còn tuỳ thuộc vào sự quan tâm của
các ngân hàng đối với việc cung ứng các dịch vụ tổng hợp cho thấy khách hàng của
mình( được gọi là các dịch vụ liên kết)
Tính chất tổng hợp đó ngày càng phức tạp hơn cho việc đánh giá các thiệt hại do
cung ứng từng dịch vụ bởi vì rất khó có thể phân chia chúng từ trong mối liên kết. Do
đó các ngân hàng truyền thống thường định hướng tới việc xác định tổng lợi nhuận mà
không chú ý đặc biệt tới các chi phí về cung ứng từng dịch vụ. Chính sách của chính
phủ về việc điều chỉnh hợp đồng ngân hàng một cách trực tiếp hay gián tiếp đều có tác
động đến quá trình hình thành giá của ngân hàng, đặc biệt là việc ấn định tiền lãi
suất Điều đó được thể hiện rõ nét ở các nước phương Tây trong thời kỳ canh tranh
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 22
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
ngân hàng còn yếu ớt. Tuy nhiên sự cạnh tranh mạnh mẽ ngày càng tăng từ phía các tổ
chức ngân hàng cũng như các tổ chức phi ngân hàng đã làm suy yếu đáng kể sự can
thiệp của Chính phủ trong việc hình thành giá của ngân hàng. Từ đó giá cả trong kinh
doanh ngân hàng có cơ hội vận động theo quy luật cung cầu như các giá cả của các
hàng hoá khác.

Thực tiễn hoạt động của các ngân hàng trên thế giới đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong việc vạch chiến lược hình thành giá cả.
Giá cả trong hoạt động ngân hàng chính là chi phí mà khách hàng phải trả cho
ngân hàng để được sử dụng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Vì thế, chỉ 1 thay đổi
nhỏ trong lãi suất cũng ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của ngân hàng.
3.1.3. Đòn bẩy tài chính
Với hoạt động kinh doanh chính là hoạt động huy động và cho vay, có thể thấy
nguồn vốn chính trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng là từ vốn vay, vì vậy
đòn bẩy tài chính là 1 công cụ không thể thiếu trong ngành ngân hàng. Đi kèm với
đòn bẩy tài chính lớn là rủi ro về thanh khoản cũng như rủi ro về nợ xấu.
3.2. Chu kì sống của ngành
Chu kì sống của ngành trải qua 4 giai đoạn :Giai đoạn khởi điểm (giới thiệu), giai
đoạn phát triển (củng cố), giai đoạn chín muồi (sung mãn), giai đoạn suy thoái. Khi nền
kinh tế đi qua các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ kinh doanh, lợi nhuận tương đối
của các nhóm ngành khác nhau dự kiến cũng thay đổi theo môi trường vĩ mô
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 23
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa

Biểu đồ : chu kì sống của ngành
Sau 1 thời gian tăng trưởng nhanh cả về số lượng với hàng chục ngân hàng lớn
nhỏ từ 1991 – 2007, tỉ lệ tăng trưởng của ngành đã có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó
việc tái cấu trúc ngành dẫn đến sự sát nhập nhiều ngân hàng đã cho thấy ngành ngân
hàng Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn ổn định và hoàn thiện hơn nhằm có khả
năng thích ứng kịp thời với những biến đổi của nền kinh tế. Có thể nói đây là giai
đoạn củng cố của ngành ngân hàng.
Giai đoạn củng cố. Sau khi một sản phẩm đã được thiết lập, các đơn vị dẫn đầu
ngành bắt đầu nổi lên. Những công ty sống sót từ giai đoạn khởi sự sẽ ổn định hơn, và thị
phần dễ dàng dự đoán hơn. Do đó, kết quả của các công ty tồn tại sẽ theo sát hơn với kết
quả của toàn ngành nói chung. Ngành vẫn tăng trưởng nhanh hơn phần còn lại của nền
kinh tế khi sản phẩm thâm nhập thương trường và trở nên được sử dụng phổ biến hơn.

3.3. Cơ cấu và kết quả ngành
3.3.1. Nguy cơ từ các ngân hàng mới
Nếu các ngân hàng mới dễ dàng gia nhập thị trường thì mức độ cạnh tranh sẽ
càng lúc càng gia tăng. Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của
rào cản gia nhập. Theo các cam kết khi gia nhập WTO, lĩnh vực ngân hàng sẽ được
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 24
Bài tập cá nhân môn Tài chính đầu tư GVHD: Nguyễn Như Hiền Hòa
mở cửa dần theo lộ trình bảy năm. Ngành ngân hàng đã có những thay đổi cơ bản khi
các tổ chức tài chính nước ngoài có thể nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam
và sự xuất hiện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã gỡ bỏ dần các hạn chế về tỷ lệ tham gia cổ
phần trong ngành ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài theo cam kết trong
Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Còn theo các cam kết trong khuôn khổ Hiệp định chung về hợp tác thương mại
dịch vụ (AFAS) của Hiệp hội các nước ASEAN, Việt Nam phải gỡ bỏ hoàn toàn các
quy định về khống chế tỷ lệ tham gia góp vốn, dịch vụ, giá trị giao dịch của các ngân
hàng nước ngoài từ năm 2008.
Đã có năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt
Nam. Tuy nhiên khi nhìn vào con số các ngân hàng nước ngoài có văn phòng đại diện
tại Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài có vốn cổ phần trong các ngân hàng
thương mại nội địa, số ngân hàng 100% vốn nước ngoài nhất định sẽ còn tăng lên
trong tương lai.
Các ngân hàng nước ngoài là vậy, rào cản cho sự xuất hiện của các ngân hàng có
nguồn gốc nội địa đang được nâng cao lên sau khi Chính phủ tạm ngưng cấp phép
thành lập ngân hàng mới từ tháng 8-2008. Ngoài các quy định về vốn điều lệ, quãng
thời gian phải liên tục có lãi, các ngân hàng mới thành lập còn bị giám sát chặt bởi
Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên điều đó sẽ không thể ngăn cản những doanh nghiệp,
đủ điều kiện, tham gia vào ngành ngân hàng một khi Chính phủ cho phép thành lập
ngân hàng trở lại.
Rào cản gia nhập còn được thể hiện qua các phân khúc thị trường, thị trường

mục tiêu mà các ngân hàng hiện tại đang nhắm đến, giá trị thương hiệu cũng như cơ
sở khách hàng, lòng trung thành của khách hàng mà các ngân hàng đã xây dựng được.
Những điều này đặc biệt quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định khả năng tồn tại của một
ngân hàng đang muốn gia nhập vào thị trường Việt Nam.
Một khi các ngân hàng hiện tại đã xây dựng được cho mình một thương hiệu bền
vững, với những sản phẩm, dịch vụ tài chính hiệu quả và khác biệt cộng với một cơ sở
khách hàng đông đảo và trung thành, chi phí chuyển đổi (switching cost) để lôi kéo khách
hàng của ngân hàng mới thành lập sẽ cực kỳ cao và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật
kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường hay không. Thực tế trên thị trường ngành
ngân hàng Việt Nam cho thấy chi phí chuyển đổi nhìn chung không cao do các ngân hàng
chưa thật sự tạo được điểm khác biệt về chiến lược sản phẩm, dịch vụ.
SVTH: Lê Anh Trí_Lớp: K15QTC2 Trang 25

×