Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bạn vừa trúng xổ số và sẽ nhận được 1000000 sau 1 năm bạn sẽ nhận được các khoản thanh toán trong 30 năm, tăng 5%năm nếu tỷ lệ chiết khấu là 8% thì giá trị hiện tại của giải xổ số này là bao nhiêu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (620.91 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN
KẾT THÚC HỌC PHẦN

Giảng viên:

TS. Lê Hồng Hạnh

Hà Nội – 2021

1


Học phần: Tài chính doanh nghiệp

Giảng viên: TS. Lê Hồng Hạnh

BÀI TẬP LỚN
MƠN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP- Dành cho sinh viên Luật
Phần 1: Bài tập (4 điểm)
1. Bạn vừa trúng xổ số và sẽ nhận được 1000000$ sau 1 năm. Bạn sẽ nhận được các
khoản thanh toán trong 30 năm, tăng 5%/năm. Nếu tỷ lệ chiết khấu là 8% thì giá trị
hiện tại của giải xổ số này là bao nhiêu?
Bài làm:
Giá trị hiện tại của khoản thanh toán xổ số vào cuối năm 1 là 1 là: PV1 =

Giá trị hiện tại của khoản thanh toán xổ số vào cuối năm 2 là: PV2 =

Giá trị hiện tại của khoản thanh toán xổ số vào cuối năm 3 là: PV3 =



1,000,000
1.08
1,000,000 × 1.05
1.082
1,000,000 × 1.052
1.083


Giá trị hiện tại của khoản thanh toán xổ số vào cuối năm 29 là: PV29 =

Giá trị hiện tại của khoản thanh toán xổ số vào cuối năm 30 là: PV30 =

1,000,000 × 1.0528
1.0829
1,000,000 × 1.0529
1.0830

Như vậy, giá trị hiện tại của xổ số sẽ bằng tổng giá trị hiện tại của các khoản thanh tốn trong
vịng 30 năm, và sẽ có giá trị:
NPV = PV1 + PV2 + PV3 + … + PV29 + PV 30
Giá trị hiện tại của xổ số:
2


1,000,000 x

1
0.08−0.05


x [1 − (

1+0.05 30
) ] = 19,016,563.177 $
1+0.8

2. Xét dự án có dịng tiền như sau:
Năm

0

1

2

3

4

5

6

Dịng tiền

(1.200)

800

1.400


300

350

200

(2.300)

Bạn sẽ đầu tư dự án hay không trong trường hợp tỷ suất sinh lời mong muốn 7% và
15%. Tại sao? Vẽ đồ thị phân tích biến động của NPV khi mức lãi suất thay đổi và nhận
xét.
Gợi ý: Để vẽ được đồ thi, sinh viên cần giả định với các mức lãi suất giả định khác nhau,
tương ứng với NPV khác nhau.
Bài làm:
Giá trị hiện tại dòng của dự án với tỷ suất sinh lời mong muốn 7% là:
𝑁𝑃𝑉7% = -1200 +

800
1.07

+

1400
1.072

+

300
1.073


+

350
1.074

+

200

−2300

1.07

1.076

5 +

= -107.61$

Giá trị hiện tại dòng của dự án với tỷ suất sinh lời mong muốn 15% là:
𝑁𝑃𝑉15% = -1200 +

800
1.15

+

1400
1.152


+

300
1.153

+

350
1.154

+

200

−2300

1.15

1.156

5 +

= 56.70$

Nhận thấy, 𝑁𝑃𝑉15% > 0 > 𝑁𝑃𝑉7% , do vậy, em sẽ chỉ đầu tư dự án với tỷ suất sinh lời mong
muốn là 15%.

3



* Đồ thị:
Năm

0

1

2

3

4

5

6

Dòng tiền

(1.200)

800

1.400

300

350


200

(2.300)

0%

$

(450.00)

5%

$

(180.75)

10%

$

(25.36)

15%

$

56.70

20%


$

91.40

25%

$

95.56

30%

$

80.24

35%

$

52.73

40%

$

17.87

45%


$

(21.09)

50%

$

(62.00)

55%

$

(103.45)

60%

$

(144.49)

65%

$

(184.54)

70%


$

(223.22)

75%

$

(260.31)

80%

$

(295.71)

85%

$

(329.39)

90%

$

(361.35)

95%


$

(391.64)

100%

$

(420.31)

4


$200.
00

Giá trị hiện tại
dịng

$100.
00
$
-

Đồ thị phân tích biến động
của NPV
khi tỷ suất kỳ vọng thay đổi
23.32%,
$96.79


IRR = 11.21%,
$0.00

IRR = 42.34%,
$0.00

$(100.
00)
$(200.
00)
$(300.
00)
$(400.
00)
$(500.
00)

Tỷ suất sinh lời kỳ
vọng

Nhận xét:
Dựa trên đồ thị, tại giá trị hiện tại của dự án = 0$ có 2 mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng,
tương ứng với 11,21% và 42,34%. Đây là 2 giá trị tỷ suất sinh lời nội bộ của dự án. Dự án
có 2 giá trị IRR do dòng tiền hàng năm của dự án bất thường, cụ thể giá trị dương vào năm
1, 2, 3, 4, 5 và giá trị âm tại năm 0 và 6. Như vậy, nếu mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà
đầu tư lớn hơn 11,21% và bé hơn 42,34% thì nên đầu tư, do với mức tỷ suất sinh lời kỳ
vọng đó, giá trị hiện tại của dự án dương, và ngược lại, nếu tỷ suất sinh lời kỳ vọng của
nhà đầu tư bé hơn 11,21% hoặc lớn hơn 42,34% thì nên cân nhắc trước khi đầu tư dự án do
giá trị hiện tại dòng tiền của dự án lúc đó âm..


5


3. Công ty X vừa trả mức cổ tức là 40%. Giá của cổ phiếu hiện tại trên thị trường là
16.000 đ/cp. Mệnh giá 10.000đ. Năm nay ta dự tính tốc độ tăng trưởng chi trả cổ tức là
30%, năm thứ hai là 20%, năm thứ 3 là 15%, từ năm thứ 4 trở đi tốc độ tăng trưởng đều
đặn là 9%/năm. Định giá cổ phiếu này nếu như lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư là 12%.
Hãy định giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Nếu lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư tăng
lên thành 14% thì sẽ tác động như thế nào đến giá cổ phiếu.
Bài làm:
Công ty X vừa trả mức cổ tức là 40% => Cổ tức mà cổ đông nhận được trên 1 cổ phiếu vào
năm 0 là: 10,000 x 0.4 = 4,000 đ/cổ phiếu.
Tốc độ tăng trưởng chi trả cổ tức năm nay là 30% => Cổ tức mà cổ đông nhận được trên 1
cổ phiếu vào năm 1 là: 4,000 x 1.3 = 5,200 đ/cổ phiếu
Tốc độ tăng trưởng chi trả cổ tức năm 2 là 20% => Cổ tức mà cổ đông nhận được trên 1 cổ
phiếu vào năm 2 là: 5,200 x 1.2 = 6,240 đ/cổ phiếu
Tốc độ tăng trưởng chi trả cổ tức năm 3 là 15% => Cổ tức mà cổ đông nhận được trên 1 cổ
phiếu vào năm 3 là: 6,240 x 1.15 = 7,176 đ/cổ phiếu
Từ năm thứ 4 trở đi tốc độ tăng trưởng đều đặn là 9%/năm, cho nên giá cổ phiếu mà cổ đông
từ năm 3 trở đi sẽ là được tính theo cơng thức:

𝑃3 =

𝐷4
𝑘−𝑔

Trong đó:
𝑃3 = Giá cổ phiếu tại năm 3
𝐷4 = Cổ tức năm 4 trở đi = 7,176 x 1.09 = 7821.84
k = lãi suất chiếu khấu = 12%

G = tỷ lệ tăng trưởng cố định = 9%
Như vậy, giá cổ phiếu tại năm 3 sẽ được tính:

6


𝑃3 =

7821.84 × 1.09
= 260,728 đ
0.12 − 0.09

Như vậy ta có giá cổ phiếu tại thời điểm hiện tại là:

P=

5200
1.12

 P=

+

6240

7176

𝑃3

1.12


1.12

1.123

5200
1.12

+

2 +

6240
1.122

+

3 +

7176
1.123

+

260,728
1.123

 P = 200,306.122 đ
Như vậy, với mức lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư là 12% thì giá cổ phiếu hiện tại là:
200,306.122 đ


7


Phần 2: Liên hệ thực tế (6 điểm )
1. Trên thị trường, các nhà đầu tư với các mức kỳ vọng khác nhau, sẽ có những mức
giá mong muốn khác nhau. Vậy giá chứng khoán được khớp lệnh trên Sàn giao dịch
chứng khốn (như HNX và HOSE) được hình thành do những yếu tố nào?
Thị trường quyết định giá của cổ phiếu. Các nhà đầu tư có những kì vọng khác nhau, do
đó những mức giá mà họ mong muốn sẽ khác nhau. Tuy khơng có cơng thức chính xác để
xác định được giá cả sẽ lên xuống như thế nào, tuy nhiên khi chứng khoán được khớp lệnh
trên Sàn Giao dịch chứng khoán, một số yếu tố cơ bản sau sẽ ảnh hưởng đến mức giá giao
dịch.
1. Tình hình chung của nền kinh tế
Giá của cổ phiếu được quyết định phần lớn bởi tình hình kinh tế nội địa cũng như kinh
tế thế giới. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh sẽ tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp có
nhiều cơ hội làm ăn, đạt được doanh thu và lợi nhuận cao. Do đó, cổ phiếu của các công ty
doanh nghiệp sẽ hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Ngược lại, khi tình hình kinh tế ảm đạm
hay suy thối, việc đầu tư vào các cơng ty sẽ trở nên rùi ro hơn. Do đó cổ phiếu sẽ trở nên
kém hấp dẫn hơn trong mắt của các nhà đầu tư so với các khoản đầu tư an tồn hơn, ví dụ
như trái phiếu chính phủ.
2. Quy luật cung cầu
Quy luật cung cầu của thị trường sẽ quyết định giá của chứng khoán. Khi nguồn cung
cấp cổ phiếu vượt nhu cầu của thị trường (số lượng người bán nhiều hơn số lượng người
mua), giá chứng khoán sẽ giảm. Ngược lại, khi nhu cầu cao hơn so với nguồn cung cấp, hay
số lượng người mua vượt qua số lượng người bán, giá chứng khốn sẽ tăng.
3. Tình hình tài chính, kinh doanh của cơng ty, doanh nghiệp
Tình hình tài chính và doanh thu của cơng ty ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu của công
ty. Nếu công ty giữ được dòng tiền ổn định, mức tăng trưởng đều, và tạo ra mức lợi nhuận
sau thuế cao, mức giá cổ phiếu của công ty sẽ tăng. Ngược lại, nếu kết quả kinh doanh của

công ty giảm hoặc không đạt được kì vọng của các nhà đầu tư, giá cổ phiếu của công ty khi
được khớp lệnh sẽ giảm.
8


4. Lãi suất
Ngân hàng trung ương có những chính sách tiền tệ như là tăng hay giảm lãi suất để ổn
định hay kích thích nền kinh tế. Khi cơng ty vay tiền để kinh doanh, việc tăng lãi suất sẽ ảnh
hưởng nên tình hình nợ của cơng ty. Lợi nhuận của cơng ty có thể giảm và do đó giá cổ phiếu
của cơng ty có thể gỉảm.
5. Tâm lý nhà đầu tư
Các nhà đầu tư khác nhau sẽ có những mức kì vọng hay dự đốn khác nhau về tình hình
của một cơng ty hay doanh nghiệp. Ví dụ, với một cơng ty, nhà đầu tư A có thể kì vọng tình
hình cơng ty X khơng khả quan, do đó việc giữ cổ phiếu của công ty X đối với nhà đầu tư A
sẽ là rủi ro, do đó nhà đầu tư này sẽ cố gắng bán cổ phiếu X. Ngược lại, nếu nhà đầu tư B
cho rằng công ty X có tiềm năng phát triển và đem lại lợi nhuận, họ sẽ đầu tư vào cơng ty
X. Do đó, kì vọng khác nhau của những nhà đầu tư khác nhau dẫn đến việc thị trường chứng
khoán lúc nào cũng sẽ có người mua, người bán, và sẽ tác động đến giá của cổ phiếu khi
được khớp lệnh.
6. Chính sách cổ tức
Chính sách cổ tức ln là một vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư khi đưa
ra quyết định đầu tư, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới giá cổ phiếu của một công ty. Trước
khi chia cổ tức, công ty phát hành trước tiên phải công bố số tiền cổ tức và ngày trả cổ tức
cho các cổ đông. Việc công bố cổ tức – khoản thu nhập định kì từ đầu tư cũng là cách “kích
cầu” khuyến khích các nhà đầu tư mua và giữ lại cổ phần của mình. Cổ tức cũng thể hiện kết
quả kinh doanh của cơng ty bởi nó được phát hành từ lợi nhuận của công ty. Công ty càng
ổn định về mặt tài chính thì cổ tức càng cao và nhà đầu tư càng nắm giữ nhiều cổ phiếu, họ
càng được chia nhiều cổ tức.

9



2. Khi phân tích về tình hình tài chính của doanh nghiệp, đứng trên phương diện 1 nhà
đầu tư/ ngân hàng/ nhà cung cấp (sinh viên tự chọn 1 trong 3 vai trò trên), hãy nêu ra
các chỉ tiêu, yếu tố quan trọng có tác động tới quyết định của nhà đầu tư/ngân hàng/nhà
cung cấp đối với doanh nghiệp đó.
Bài làm:
Với tư cách là ngân hàng đang xem xét hồ sơ của doanh nghiệp để cho vay, em sẽ quan tâm
tới những nhóm chỉ số:
➢ Nhóm chỉ số khả năng thanh tốn của doanh nghiệp
Việc xem xét các nhóm chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp giúp em biết và
đánh giá được năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh
toán tất cả các khoản nợ ngắn và dài hạn, từ đó đưa ra các quyết định cho vay thích hợp, cụ
thể:
+ Tình trạng tài chính tốt: Chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đảm bảo khả
năng thanh toán các khoản nợ, năng lực tài chính cao giúp doanh nghiệp có nhiều cơ
hội phát triển.
+ Tình trạng tài chính xấu: Cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, các khoản
nợ có thể khơng được đảm bảo chi trả đúng hạn. Từ đó làm giảm uy tín doanh nghiệp và
có thể dẫn đến phá sản nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Cụ thể, em sẽ quan tâm tới các chỉ số:
➢ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời.
Khả năng thanh tốn hiện thời được tính bằng tổng giá trị nguồn vốn lưu động chia cho
tổng giá trị ngắn hạn. Đây là chỉ số phản ánh khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi trả
của doanh nghiệp. Do vậy, với tư cách là một nhân viên ngân hàng đang xem xét khả năng
trả nợ của doanh nghiệp để cho vay vốn, em sẽ quan tới chỉ số này bởi nếu tỷ số >1 thể hiện
khả năng thanh tốn ngắn hạn của doanh nghiệp trong tình trạng tốt. Nếu tỷ số này quá cao
thì lại là một biểu hiện không tốt do việc tài sản ngắn hạn quá nhiều (tiền mặt, khoản phải
thu, hàng tồn kho...) ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của công ty, và ngược lại, khi chỉ số
này giảm sẽ là dấu hiệu cho những nguy cơ gặp khó khăn về mặt tài chính của doanh nghiệp.

10


➢ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa tài sản mà doanh
nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong một đồng
nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Nếu chỉ số này > 1, sẽ cho biết khả năng
thanh toán của doanh nghiệp là tốt, và có thể đáng tin cậy để cho vay tín dụng, ngược lại,
nếu chỉ số này <1 thì chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.
➢ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tính bằng thương của tài sản
lưu động trên tổng giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ số này phản ánh việc cơng ty có thể thanh tốn
được các khoản nợ bằng tài sản ngắn hạn có thể chuyển thành tiền một cách nhanh nhất. Nếu
chỉ số này < 0,5, phản ánh doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc chi trả, tính thanh
khoản thấp, và do vậy ảnh hưởng đến quyết định cho vay của ngân hàng; ngược lại, nếu chỉ
số này nằm từ 0,5 đến 1 sẽ phản ánh doanh nghiệp có khả năng thanh tốn tốt, tính thanh
khoản cao.
➢ Hệ số thanh toán nợ dài hạn
Hệ số thanh toán nợ dài hạn được tính bằng giá trị cịn lại của tài sản cố định được hình
thành từ nguồn vốn vay hoặc nợ dài hạn chia cho tổng nợ dài hạn. Chỉ số này cho biết khả
năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp dựa trên đảm bảo bằng tài sản cố định. Nếu
chỉ số này < hoặc = 1 thì sẽ được coi là tốt vì khi đó khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp
được bảo đảm bằng tài sản cố định, tạo sự tin tưởng cho ngân hàng khi ra quyết định cho
vay. Ngược lại, nếu chỉ số này > 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh
nghiệp còn chưa tốt.
➢ Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh
nghiệp có đảm bảo thanh tốn kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Nếu chỉ số này
>= 1, thể hiện rằng với lượng tiền và tương đương tiền hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo và
thừa khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ phải trả trong vòng 3 tháng, và nếu chỉ số

<1, doanh nghiệp khơng đảm bảo khả năng thanh tốn tức thời các khoản nợ phải trả trong
vòng 3 tháng.
11


➢ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng thanh toán Lãi vay cho em biết khả năng đảm bảo chi trả lãi vay của
doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu tài chính này cũng chỉ ra khả năng tài chính mà doanh
nghiệp tạo ra để trang trải cho chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Với tư cách là
ngân hàng, em quan tâm tới chỉ số này bởi hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được
do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ. Hệ số thanh toán lãi vay cho em biết
được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao
nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không, cụ thể, hệ số thanh tốn lãi vay càng lớn,
thơng thường lớn hơn 2 thì khả năng thanh tốn lãi vay của doanh nghiệp tích cực hơn và
ngược lãi hệ số thanh toán lãi vay càng thấp thì khả năng thanh tốn lãi nợ vay của doanh
nghiệp thấp.
➢ Ngồi ra, em cịn chú ý tới các nhóm chỉ số nói chung thể hiện mức độ hoạt động
của doanh nghiệp qua các nhóm chỉ số liên quan:
+ Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng
Chỉ tiêu “Số vòng quay phải thu khách hàng” phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải
thu thành tiền. Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng
nhanh. Điều này được đánh giá là tốt vì khả năng hốn chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp
ứng nhu cầu thanh toán nợ.
+ Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng
quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho
khơng bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu
nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy
nhiên chỉ số này q cao cũng khơng tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho
khơng nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất

khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu
đầu vào cho các khâu sản xuất khơng đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy
chỉ số vịng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được
nhu cầu khách hàng.
12


+ Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
Chỉ số vòng quay các khoản phải trả là một thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn được
sử dụng để định lượng tốc độ mà một công ty trả cho các nhà cung cấp của mình. Chỉ số
vịng quay các khoản phải trả thể hiện số lần một công ty trả hết các khoản phải trả trong
một giai đoạn. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả đo lường tốc độ mà một công ty trả cho
các nhà cung cấp của mình. Với tư cách là ngân hàng, em có thể sử dụng chỉ số này để xem
có nên gia hạn mức tín dụng cho cơng ty hay khơng.
+ Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn
Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn
hiện có với số nợ ngắn hạn phải trả thông qua chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở trạng thái động, do dòng
tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh được tạo ra trong kỳ mà không phải số dư tại
một thời điểm. Hệ số này sẽ giúp các em đánh giá được khả năng hoàn trả nợ vay đến hạn
từ bản thân hoạt động kinh doanh mà không có thêm các nguồn tài trợ khác của doanh nghiệp.
+ Số ngày của một chu kỳ nợ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu
tiền. Chỉ tiêu này nếu so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho từng khách
hàng sẽ đánh giá tình hình thu hồi nợ và khả năng hốn chuyển thành tiền.
+ Tỷ lệ nợ
Tỷ lệ nợ được tính bằng hiệu của tổng tài sản trừ cho tổng nguồn vốn chia cho tổng tài
sản. Tỷ lệ này tính tới tất các khoản nợ phải trả, mọi kỳ hạn và với mọi chủ nợ. Em sẽ quan
tâm tới tỷ lệ này của doanh nghiệp nếu là ngân hàng bởi tỷ lệ nợ cung cấp thông tin về mức
độ bảo vệ cho chủ nợ trước rủi ro không thể trả nợ của doanh nghiệp có thể vay thêm.

Ngồi ra, có thể xem xét thêm các chỉ số hiệu suất hoạt động, hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp của đánh giá khả năng hoạt động và tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để có thể
đưa ra quyết định cho vay chính xác nhất.

13


2+. Trong giai đoạn Covid-19 như hiện tại, các doanh nghiệp cần chú trọng tới nhóm
chỉ tiêu nào? Tại sao?
Trong giai đoạn Covid-19 như hiện tại, theo em, các doanh nghiệp cần chú trọng tới
nhóm chỉ tiêu:
➢ Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
ROA là chỉ số chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với
chính tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để
kiếm lời. Chỉ số ROA đánh giá khả năng đảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn, bao gồm
cả chủ sở hữu là nhà đầu tư và các chủ nợ. Vào giai đoạn Covid-19 như hiện tại, tình hình
kinh tế gặp khó khăn chung, cho nên nếu chỉ số ROA của doanh nghiệp không ổn định sẽ
dẫn tới khả năng các nhà đầu tư rút vốn hoặc trái chủ đòi nợ, khiến cho doanh nghiệp gặp
thêm nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động sản xuất.
➢ Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Chỉ số tiền mặt hay khả năng thanh toán tức thời đo lường khả năng của doanh
nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn chỉ bằng tiền và các khoản tương
đương tiền. So với các chỉ số thanh khoản khác, tỷ lệ tiền mặt nói chung thận trọng hơn về
khả năng trang trải các khoản nợ và nghĩa vụ của một công ty. Doanh nghiệp nên chú
trọng tới chủ số này do vào thời điểm Covid-19, nhìn chung tình trạng doanh thu sẽ giảm
do nhiều hạn chế ví dụ như hàng tồn kho không thu hồi được, các khoản phải thu khó thu
hồi, tuy nhiên, những chi phí cố định như lương nhân viên, tiền thuê văn phòng, nhà
xưởng, tiền khấu hao, … vẫn không đổi. Cho nên, việc chú trọng chỉ số tiền mặt sẽ đảm
bảo hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp trong thời gian khó khăn.
➢ Hệ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh

Tương tự với hệ số khả năng thanh toán tức thời, các chỉ số này đánh giá khả năng
thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn của cơng ty dựa trên tính thanh khoản của tài sản ngắn
hạn. Doanh nghiệp nên lưu ý các chỉ số này để đảm bảo khả năng trang trải các khoản nợ
và nghĩa vụ ngắn hạn như đã nêu ở trên của công ty, do trong thời điểm Covid-19, hàng tồn
kho có thể sẽ khó được ln chuyển, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi thành
tiền để đảm bảo các nghĩa vụ ngắn hạn trong thời gian trước mắt khi tình hình kinh tế chưa
có sự ổn định trở lại.
14



×