Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyên tác giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.13 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
LUẬT BẢN QUYỀN
Đề tài: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền
liên quan - những vấn đề pháp lý và thực tiễn.


BỘ XÂY DỰNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM
Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT BẢN QUYỀN

ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN
Ghi bằng số

Ghi bằng chữ

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Sinh viên nộp bài
Ký tên




MỤC LỤC
Mở đầu.................................................................................................................................................... 4
Nội dung ................................................................................................................................................. 4
A. LÝ LUẬN CHUNG, CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN. ......................................................................................................... 4
Khái quát về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. .................... 4

I.
1.

Khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan.. ..................................................................... 5

2.

Khái niệm chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan...................................... 5

3.

Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. ............................................................ 6

4.

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả .......................................... 7

5.

Ý nghĩa, đặc điểm của hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. 8


II. Quy định của pháp luật về chuyển quyền sử dụng và hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan? ........................................................................................................ 9
1.

Khái quát. ............................................................................................................................... 9

2.

Hướng dẫn mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan. ..................... 9

3.

Chuyển nhượng quyền tác giả như thế nào? ..................................................................... 10

4.

Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả. ............................................ 11

5.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. ........................................................................... 11

III. Các thức chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp
luật. 12
1.

Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật. . 12

2.


Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan................................. 13

3.

Thủ tục chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan. ................................... 13

THỰC TIỄN VẤN ĐỀ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. .................................................................... 14

B.

Nhu cầu chuyển nhượng quyền tác giả trong đời sống hiện nay. ......................................... 14

I.
1.

Nhu cầu chuyển nhượng trên phương diện tinh thần. ...................................................... 14

2.

Nhu cầu chuyển nhượng trên phương diện kinh tế. .......................................................... 15

II. Thực tiễn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác và quyền liên quan hiện nay...... 16
1.

Tình hình thực hiện. ............................................................................................................ 16

2. Những vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
và quyền liên quan. ...................................................................................................................... 17
3. Một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hợp đồng
chuyển nhượng quyên tác giả. .................................................................................................... 19

KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................................................... 22


Mở đầu
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế tri thức, quyền tác
giả trở thành một trong những yếu tố quan trọng của quá trình phát triển. Việc bảo hộ
thích đáng và có hiệu quả quyền tác giả là một trong những điều kiện tiên quyết để thúc
đẩy hoạt động sáng tạo, làm giàu kho tàng tri thức, tạo môi trường đầu tư an tồn để thu
hút các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế, văn hố, xã hội. Thơng qua việc khuyến
khích hoạt động sáng tạo và phổ biến các sáng tạo, công chúng được tiếp cận và hưởng
thụ các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học.
Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan cũng là một trong các nội dung
trọng tâm khi nghiên cứu về pháp luật sở hữu trí tuệ. Hoạt động chuyển nhượng quyền
tác giả, quyền liên quan được ghi nhận bởi xem xét quyền tác giả, quyền liên quan là
một loại tài sản theo đúng tinh thần của Bộ luật dân sự. Việc chuyển nhượng được thực
hiện dưới hình thực hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan. Trong bài
tiểu luận này, sẽ cung cấp cho người đọc mẫu hợp đồng chuyển nhượng và phân tích
các vấn đề pháp lý về chuyển nhượng và hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền
liên quan.

Nội dung
A.

LÝ LUẬN CHUNG, CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN.

I.

Khái quát về hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên

quan.

Nói một cách chính xác nhất, hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan là hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan. Trước khi giải thích hợp
đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là gì? tác giả sẽ giải thích một số thuật
ngữ pháp lý liên quan.


1. Khái niệm về quyền tác giả, quyền liên quan: được ghi nhận tại Điều 4, Luật
Sở hữu trí tuệ.
Trong đó:
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu. (Khoản 2)
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín
hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. (Khoản 3).
Giữa quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả có mối quan hệ với nhau,
trong đó, quyền liên quan được lập trên mối liên hệ cơ sở là từ quyền tác giả.
2. Khái niệm chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.
Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan cũng được giải thích trong
Luật Sở hữu trí tuệ, điều này nhằm xác định, nhận diện và phân biệt với chuyển nhượng
quyền tác giả, quyền liên quan, theo đó, tại Khoản 1, Điều 47 ghi nhận: “Chuyển quyền
sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu
quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc
tồn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và
Điều 31 của Luật này.“. Trong đó, cụ thể là chủ sở hữu chỉ được cho phép chủ thể khác
sử dụng quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (quyền
tác giả) và các quyền tài sản.
Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ
sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền: Công bố tác phẩm

hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; quyền tài sản cho tổ chức, cá nhân khác
theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Ngay trong chính cách
giải thích này đã loại trừ đi quyền được chuyển nhượng quyền nhân thân của của tác
giả (trừ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm).


Việc chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả phải được thực hiện
bởi chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó, chủ sở hữu quyền tác giả được
quy định tại Điều 36, chủ sở hữu quyền liên quan được quy định tại Điều 44 Luật Sở
hữu trí tuệ. Việc chuyển nhượng đối với các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự
thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu. Tuy nhiên, nhằm dự liệu trường hợp đồng
sở hữu nhưng có thể tách ra sử dụng độc lập, Khoản 3, Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ đã
quy định: “trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng
độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển
nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức,
cá nhân khác.”
Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện thơng qua hợp đồng
là chính yếu, đây cũng là hình thức được Luật Sở hữu trí tuệ ghi nhận ngay trong chính
khái niệm về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan và quy định cụ thể tại Điều
46. Tại quy định này, hợp đồng chuyển nhượng chỉ được tồn tại dưới dạng văn bản và
phải đảm bảo các nội dung: (1) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên
được chuyển nhượng; (2) Căn cứ chuyển nhượng; (3) Giá, phương thức thanh toán; (4)
Quyền và nghĩa vụ của các bên; 94) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
3. Khái niệm hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.
Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan là người được hưởng các quyền nhân
thân và quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có thể tự mình sử dụng
cho phép người khác sử dụng hoặc họ cũng có quyền định đoạt, chuyển giao quyền sở
hữu quyền tác giả, quyền liên quan đó cho người khác. Chủ sở hữu có thế định đoạt một

số quyền năng thuộc quyền sở hữu của mình thơng qua việc từ bỏ, để thừa kế hoặc
chuyển nhượng các quyền năng đó cho người khác thơng qua hợp đồng.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng dân sự do vậy
nó cũng có dấu hiệu đặc trưng là “sự thỏa thuận” của các bên tham gia quan hệ hợp


đồng. Đây là dấu hiệu cơ bản để khẳng định giữa các bên có thiết lập quan hệ hợp đồng
bởi khơng thể có hợp đồng nếu như khơng có sự thoả thuận để dẫn tới sự thống nhất ý
chí của các bên.
Ngoài ra, sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan phải thể hiện mục đích của hợp đồng, đó là chủ sở hữu quyền tác giả,
quyền liên quan sẽ chuyển nhượng một hay một số quyền nhân thân hoặc quyền tài
sản cho bên được chuyển nhượng theo hình thức, phạm vi, thời hạn… được hai bên
xác định trong hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thoả thuận
giữa các bên mà theo đó chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan chuyển giao quyền
sở hữu một, một số quyền nhân thân, quyền tài sản của mình cho các cá nhân, tổ chức
khác là bên được chuyển nhượng.
4. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là hợp đồng dân sự và là
hợp đồng dân sự đặc biệt nên ngoài những đặc điểm của hợp đồng dân sự như mang
tính chất song vụ, ưng thuận và có đền bù hoặc khơng có đền bù thì hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả cịn có các đặc điểm riêng sau đây:
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan có đối tượng là quyền
nhân thân và quyền tài sản. Nếu như đối tượng của hợp đồng dân sự chỉ có thể là
tài sản hoặc cơng việc thì đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan cịn có đối tượng là quyền nhân thân. Thông thường quyền nhân
thân này là quyền nhân thân gắn với tài sản và theo quy định của pháp luật có thể
chuyển giao được. Tuy nhiên quyền nhân thân là một đối tượng rất hạn chế và chỉ
có một số quyền nhân thân nhất định được pháp luật quy định mới có thể trở thành

đối tượng của hợp đồng này.
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả quyền liên quan là hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu:
• Khi các bên thỏa thuận chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan thì bên
chuyển nhượng sẽ chuyển giao quyền sở hữu đối với quyền nhân thân và quyền


tài sản cho bên được chuyển nhượng. Do đối tượng của hợp đồng là những
quyền năng mang tính chất vơ hình nên việc “chuyển giao” ở đây thể hiện sự
chuyển giao về mặt pháp lí. Bên được chuyển nhượng sẽ được sở hữu đối với
đối tượng của hợp đồng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực hoặc kể từ thời
điểm các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
• Cũng kể từ thời điểm chuyển giao đó, bên chuyển nhượng sẽ chấm dứt tư cách
chủ sở hữu đối với các quyền đã chuyển giao. Do vậy, sau khi chuyển nhượng,
bên chuyển nhượng khơng có quyền sử dụng cũng như định đoạt các quyền
năng đó.
5. Ý nghĩa, đặc điểm của hoạt động chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền
liên quan.
Chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là một hình thức pháp
lý để chủ sở hữu tài sản trí tuệ khai thác giá trị kinh tế mang lại lợi ích vật chất cho
mình. Việc chuyển giao quyền sử dụng có phạm vi hạn chế hơn so với chuyển nhượng
đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan. Đối với quyền tác giả, bên nhận quyền sử
dụng chỉ được sử dụng quyền trong phạm vi nhất định, tùy theo đối tượng cụ thể, pháp
luật quy định hạn chế những quyền của các bên khi xác lập hợp đồng chuyển nhượng.
Từ sự phân tích các khái niệm liên quan, cùng với khái niệm về hợp đồng theo quy
định của Bộ luật dân sự, tác giả đưa ra định nghĩa về hợp đồng chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là sự thỏa thuận
giữa các bên, hay văn bản thỏa thuận giữa chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan
với tổ chức, cá nhân khác, về việc chuyển giao quyền sở hữu một số quyền và nhận lại

một giá trị vật chất nhất định, hay sử dụng một số nội dung quyền tác giả, quyền liên
quan theo quy định của pháp luật.
Bản chất của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là “hợp đồng
mua bán” loại tài sản đặc biệt. Hợp đồng này vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở


hữu trí tuệ, vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, vì vậy, tại Khoản 2, Điều 46
có nhấn mạnh: “Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng
quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.“
II.

Quy định của pháp luật về chuyển quyền sử dụng và hợp đồng chuyển
quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan?

1. Khái quát.
Quy định về chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và quy định về
hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được ghi nhận lần lượt tại Điều 47 và
Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ. Nội dung phản ánh trong các điều luật này chủ yếu giải
thích thế nào là chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan; các quyền cụ thể
mà tác giả, người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng; ý chí của chuyển quyền
sở hữu đối với các tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng có đồng chủ sở hữu.
Một điểm đặc biệt là: “Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự
đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.” (Khoản 4, Điều 47)
Điều này nhằm khai thác triệt để các giá trị từ việc xử dụng các quyền tác giả, quyền
liên quan.
Các hình thức pháp lý của chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên
quan là hợp đồng dựa trên những nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, thỏa thuận, bình
đẳng để đảm bảo hài hịa các lợi ích thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Hợp đồng phải

được thiếp lập bằng văn bản.
2. Hướng dẫn mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được tác giả cung cấp ở
mục 3 đã rất chi tiết, các thông tin mà các bên cần đảm bảo là thông tin cá nhân của chủ
sở hữu của tác phẩm và bên nhận chuyển nhượng; quyền và nghĩa vụ của các bên. Nội


dung hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên, vì vậy, các bên có thể thực hiện tùy theo ý
chí của mình (nhưng phải đảm bảo các nội dung tối thiếu theo quy định của pháp luật)
, làm sao để đảm bảo được các tính an tồn về mặt pháp lý, tránh những tranh chấp
khơng đáng có. Khi có tranh chấp, hợp đồng sẽ là căn cứ quan trọng để xác định các
vấn đề liên quan.
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật cũng như chiêm nghiệm thực tiễn của
bản thân, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan thực sự có vai trị
quan trọng để thiết lập một quan hệ xã hội có mối quan hệ ràng buộc, việc chuyển
nhượng làm phát sinh rất nhiều hậu quả pháp lý và rủi ro pháp lý tiềm ẩn, vì vậy, sự ra
đời của hợp đồng chuyển nhượng là cách để khắc phục hạn chế và cũng là cách để nhà
nước nắm bắt và hiểu rõ để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ triệt để và tối ưu.
3. Chuyển nhượng quyền tác giả như thế nào?
Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải tuân thủ về hình thức của giao dịchlập văn bản và việc chuyển nhượng quyền tác giả phải tuân thủ các quy định của pháp
luật sở hữu trí tuệ và pháp luật dân sự.
Theo quy định tại Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009,
hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả bao gồm những nội dung sau:
(i) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
(ii) Căn cứ chuyển nhượng;
(iii) Giá, phương thức thanh toán;
(iv) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
(v) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả,
quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Tác phẩm được chuyển nhượng có giá trị lớn đối với bên chuyển nhượng và bên
nhận chuyển nhượng: ý nghĩa về mặt tinh thần và giá trị về vật chất đối với bên chuyển
nhượng – chủ sở hữu quyền tác giả; tiềm năng về mặt kinh tế và trên một phương diện


nào đó nó đem lại cả giá trị tinh thần đối với bên nhận chuyển nhượng. Chính vì vậy,
việc chuyển nhượng quyền tác giả cần phải tiến hành một cách cẩn trọng, đặc biệt, nội
dung hợp đồng chuyển nhượng do các bên thỏa thuận phải đầy đủ, đảm bảo quyền và
nghĩa vụ của các bên, nếu tranh chấp xảy ra sẽ giảm thiểu được thiệt hại và quá trình
giải quyết tranh chấp diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
4. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan theo căn cứ tại Luật
sử hữu trí tuệ năm 2005.
❖ Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả,
quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền:
• Quyền cơng bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
• Quyền tài sản, hoặc quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình/của tổ chức
phát song cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp
luật có liên quan.
❖ Quyền nhân thân khơng được phép chuyển nhượng:
• Quyền đặt tên cho tác phẩm.
• Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi
tác phẩm được công bố, sử dụng.
• Bảo vệ sự tồn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc
xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và
uy tín của tác giả.
• Riêng quyền nhân thân công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác cơng bố tác
phẩm thì vẫn được chuyển nhượng.
Lưu ý: Trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự
thỏa thuận của tất cả đồng chủ sở hữu. Trường hợp tác phẩm có thể tách ra các phần

riêng biệt thì chủ sở hữu quyền tác giả đối với phần riêng biệt có thể chuyển nhượng
quyền tác giả đối với phần riêng biệt đó.
5. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.


Các bên có thể tự thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả nhưng phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:


Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;



Căn cứ chuyển nhượng;



Giá, phương thức thanh tốn;



Quyền và nghĩa vụ của các bên;



Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

III.

Các thức chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo

quy định của pháp luật.

1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của
pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 47 Văn bản số 07/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ
quy định chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền
tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn
một, một số hoặc tồn bộ các quyền: quyền công bố tác phẩm, quyền tài sản đối với tác
phẩm, quyền tài sản của người biểu diễn, Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình và Quyền của tổ chức phát sóng.
Tác giả khơng được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân, trừ quyền công bố
tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân:
Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc
biểu diễn; Bảo vệ sự tồn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa,
cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín
của người biểu diễn.
Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan
phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở
hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có
các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở


hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối
với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể
chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu
quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan.
Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản

gồm những nội dung chủ yếu sau đây:


Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;



Căn cứ chuyển quyền;



Phạm vi chuyển giao quyền;



Giá, phương thức thanh tốn;



Quyền và nghĩa vụ của các bên;



Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.



Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả,
quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.


3. Thủ tục chuyển quyền sử dụng quyền tác giả và quyền liên quan.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển quyền sử dụng tác giả


Tờ khai chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.



Giấy chứng nhận quyền tác giả (bản gốc).



Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả.



Giấy tờ pháp lý của bên nhận quyền và bên chuyển quyền. (Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh đối với tổ chức, Chứng minh nhân dân/Căn cước
công dân/ Hộ chiếu đối với cá nhân).

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển quyền sử dụng tác giả trực tiếp hoặc chuyển phát qua
đường bưu điện đến một trong các địa chỉ:




Trụ sở chính: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội;
Điện




Tại TP Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí
Minh;



Tại TP Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Bước 3: Cục Bản quyền tác giả tiếp nhận, giải quyết hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu chuyển quyền sử dụng quyền
tác giả, Cục Bản quyền tác giả sẽ ra thông báo công nhận yêu cầu chuyển quyền sử dụng
quyền tác giả. Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình này sẽ diễn ra lâu hơn do khối lượng
công việc tại Cục Bản quyền tác giả tương đối nhiều.

THỰC TIỄN VẤN ĐỀ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.

B.
I.

Nhu cầu chuyển nhượng quyền tác giả trong đời sống hiện nay.

Trong những năm qua, kinh tế đất nước ngày càng có những bước phát triển, đời sống
người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, do đó nhu cầu thưởng thức văn
hóa, tinh thần của người dân ngày càng tăng lên. Điều đó dẫn đến việc nhu cầu chuyển
giao quyền tác giả cũng tăng lên nhằm đáp ứng các nhu cầu trên.
1. Nhu cầu chuyển nhượng trên phương diện tinh thần.
Nhu cầu chuyển nhượng quyền tác giả xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà trước
tiên là xuất phát từ nhu cầu thưởng thức giá trị tinh thần đại bộ phận công chúng, những
người có nhu cầu thưởng thức những giá trị nghệ thuật; khi đời sống kinh tế xã hội được
cải thiện, con người ngày càng có nhiều điều kiện hơn để hướng tới việc chăm lo cho

đời sống tinh thần cho bản thân và gia đình. Đồng thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học công nghệ đã tạo ra sự đa dạng của các phương tiện nghe nhìn, qua đó tạo ra nhiều
kênh khác nhau để con người có thể tiếp cận dễ dàng với các loại hình văn hóa, nghệ
thuật mà mình có nhu cầu thưởng thức. Cơng chúng là những người không trực tiếp
tham gia vào hoạt động sáng tạo nên tác phẩm, nhưng lại là những người có nhu cầu
thưởng thức tác phẩm, do đó họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền nhất định để được thụ
hưởng những giá trị tinh thần. Khoản tiền mà công chúng bỏ ra tương ứng với khả năng


thỏa mãn nhu cầu thưởng thức mà tác phẩm mang lại cho mình. Như vậy, nhu cầu
thưởng thức các giá trị tinh thần của đơng đảo cơng chúng chính là nguyên nhân đầu
tiên làm phát sinh nhu cầu về chuyển nhượng quyền tác giả.
2. Nhu cầu chuyển nhượng trên phương diện kinh tế.
-

Quyền tác là một loại tài sản đặc biệt, nó hồn tồn có thể tham gia vào các giao
dịch dân sự, và giá trị kinh tế mà nó mang lại là vơ cùng lớn. Điều đó thúc đẩy nhu
cầu chuyển giao quyền tác giả vì mục đích kinh tế. Nhu cầu chuyển nhượng vì lợi
ích kinh tế xuất phát từ hai nhóm chủ thể, đó là tác giả (chủ sở hữu tác phẩm) và các
cá nhân, tổ chức có nhu cầu khai thác các giá trị kinh tế của tác phẩm.

-

Tác giả khi sáng tạo tác phẩm phải trải qua một quá trình lao động nghiêm túc, miệt
mài lại hao tổn nhiều công sức, tiền của, và đặc biệt là trí tuệ. Sự hao tổn này khiến
cho tác giả mong muốn nhận lại được một khoản thù lao xứng đáng, bù đắp những
hao tổn mà họ đã bỏ ra đồng thời tái tạo sức lao động cho những hoạt động sáng tạo
tiếp theo. Tuy nhiên, tác giả không phải là người có thể trực tiếp khai thác một cách
hiệu quả các giá trị kinh tế mà “đứa con tinh thần” của mình mang lại, bởi chun
mơn của họ là sáng tác, còn khả năng khai thác giá trị kinh tế của tác phẩm lại không

phải là thế mạnh của họ, do đó họ có nhu cầu chuyển giao các quyền tác giả của
mình cho các chủ thể khác có cơng cụ, phương tiện, tài chính...thay mình khai thác
hiệu quả hơn, quảng bá tác phẩm của mình đến rộng rãi hơn với cơng chúng qua đó
đem lại nhiều lợi ích kinh tế cũng như danh tiếng cho mình nhưng vẫn giữ nguyên
được các quyền nhân thân của tác giả, đồng thời vẫn bảo vệ được tác phẩm của mình
khơng bị xâm hại.

-

Các chủ thể khai thác quyền tác giả (các cá nhân, tổ chức có nhù cầu) rất đa dạng,
hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau: âm nhạc, điện ảnh, văn học...nhưng tựu
chung lại đó là các chủ thể không trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm, song họ lại có mong
muốn thu lợi nhuận từ những tác phẩm của người khác. Các nhà đầu tư này rất nhạy
bén với thị trường, nắm bắt nhanh nhạy thị hiếu, xu hướng, nhu cầu của công chúng
để lựa chọn đầu tư vào những tác phẩm có thể thỏa mãn các yêu cầu trên, qua đó
đem lại lợi nhuận cho họ. Các chủ thể này có các điều kiện về phương tiện, tài
chính...giúp họ có thể khai thác hiệu quả giá trị kinh tế mà tác phẩm mang lại. Muốn
làm được điều đó, các chủ thể khai thác quyền tác giả cần được sự đồng ý của tác


giả, nếu không hoạt động sử dụng các quyền tác giả nhằm khai thác vì lợi ích kinh
tế của họ sẽ là vi phạm pháp luật, chính vì lẽ đó mà phát sinh nhu cầu được chuyển
nhượng các quyền tác giả.
II.

Thực tiễn thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác và quyền liên
quan hiện nay.

1. Tình hình thực hiện.
Thực tiễn hoạt động khai thác, chuyển giao quyền tác giả ở Việt Nam thể hiện qua các

mặt như sau:
❖ Đăng ký, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan của chủ sở hữu quyền
Sau khi Luật SHTT 2005 được ban hành, số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên
quan được chuyển giao phổ biến đến công chúng được tăng lên theo từng năm Năm
2007, có 3230 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan được đăng ký cấp Giấy chứng
nhận. Năm 2008, có 4922 tác phẩm và đối tượng quyền liên quan được đăng ký cấp
Giấy chứng nhận.Số lượng tác phẩm, đối tượng quyền liên quan được chuyển nhượng
quyền tác giả, quyền liên quan cho chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đến đăng
ký ước tính chiếm khoảng 70%. Các tác phẩm đã và đang được khai thác, chuyển giao
một cách có hiệu quả, thơng qua đó mang lại lợi ích đáng kể cho tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức cá nhân khai thác sử dụng và cơng chúng hưởng
thụ, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển.
❖ Việc uỷ thác của chủ sở hữu quyền cho các tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền
liên quan.
Hiện nay, hệ thống tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam đã
được hình thành và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện có các tổ chức đại diện
quyền tác giả, quyền liên quan đáng chú ý là: Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam, Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt nam và Trung tâm quyền tác giả văn học.
Đến năm 2009, Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam đã có 1300 thành
viên uỷ thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các
tác phẩm của thành viên. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam đã có 35 thành viên
uỷ thác cho Hiệp hội quản lý, thu tiền bản quyền từ việc khai thác sử dụng các bản ghi
âm, ghi hình của thành viên. Trung tâm quyền tác giả văn học đã có 2040 thành viên uỷ


thác cho Trung tâm quản lý, thu tiền từ việc khai thác sử dụng tác phẩm văn học của
các thành viên.
❖ Chuyển giao quyền tác giả trong hoạt động xuất bản.
Hiện nay, đã có một số lượng khá lớn đầu sách của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
chuyển giao cho nhà xuất bản khai thác sử dụng để xuất bản, công bố phổ biến đến công

chúng. Năm 2007 có gần 27 ngàn đầu sách được xuất bản, cơng bố; năm 2008 có gần 19
ngàn đầu sách được xuất bản, công bố.
➢ Những số liệu kể trên đã phần nào cho thấy được hoạt động chuyển nhượng quyền
tác giả đang không ngừng phát triển và mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất
nước. Nhưng cũng chính từ hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả đã và đang phát
sinh những nhiều vấn đề tranh chấp giữa các chủ thể liên quan đến QTG, bắt buộc
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có những giải pháp hoàn thiện hệ thống
pháp luật. Muốn làm được điều này, cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về những bất
cập trong quy định của pháp luật và các vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng.
2. Những vấn đề vướng mắc trong việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng
quyền tác giả và quyền liên quan.
Bất cập trong quy định của pháp luật: Mặc dù hệ thống pháp luật của Việt Nam đã
có những quy định nhằm quản lý hoạt động chuyển nhượng quyền tác giả thông qua
hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan, nhưng thực tiễn thực hiện
vẫn còn tồn tại khá nhiều vướng mắc xuất phát từ hạn chế của quy định pháp luật, gây
khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên khi tham
gia hợp đồng, đó là:
• Thứ nhất, sự thiếu thống nhất về tên gọi của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác
giả:
Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định rõ ràng về tên gọi của hợp đồng
chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan, nhưng Bộ luật Dân sự 2005 lại khơng
có một điều khoản nào nhắc đến tên hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền
liên quan, ngay cả điều 743 Bộ luật Dân sự cũng chỉ để cập đến loại hợp đồng có tính


“họ hàng” với hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan đó là “hợp
đồng chuyển giao quyền tài sản thuộc quyền tác giả”.
• Thứ hai, chưa có quy định cụ thể về việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ
hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, việc thực hiện, sửa đổi,

chấm dứt hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan được áp dụng theo
quy định của Bộ luật Dân sự 2005.
Quy định này xuất phát từ quan điểm của các nhà làm luật cho rằng, hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả và quyền liên quan về bản chất là một dạng của hợp đồng dân sự,
do đó các quy định của Bộ luật Dân sự về việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ
hợp đồng được áp dụng để điều chỉnh cho tất cả các quan hệ hợp đồng nên Luật sở
hữu trí tuệ hiện hành khơng cần thiết phải quy định thêm về vấn đề này.
Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền liên quan là một loại
hợp đồng có đối tượng đặc thù là tài sản vơ hình nên q trình giao dịch có sự khác biệt
với các loại tài sản vật chất hữu hình thơng thường. Do đó, việc thực hiện, sửa đổi, chấm
dứt, hủy bỏ hợp đồng cũng có sự khác biệt với hợp đồng dân sự.
• Thứ ba, thiếu quy định cụ thể về quyền cho phép công bố tác phẩm trong trường
hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm.

Bộ luật Dân sự 2005 và Luật sở hữu trí tuệ hiện hành cũng như các văn bản dưới
luật vẫn cịn bỏ ngỏ, khơng quy định rõ ràng, cụ thể về trường hợp tác giả không đồng
thời là chủ sở hữu tác phẩm có được quyền chuyển giao quyền cơng bố tác phẩm của
mình cho người khác hay khơng. Do đó trong thực tế có nhiều quan điểm đối lập về vấn
đề này.
• Thứ tư, chưa có quy định về hình thức chuyển nhượng độc quyền hay không độc
quyền đối với quyền tác giả.
Vấn đề chuyển nhượng độc quyền (Exclusive License Agreement) và chuyển nhượng
không độc quyền(Non-Exclusive License Agreement) là vấn đề được các chủ thể quan
tâm khi xác lập hợp đồng.
Tuy nhiên pháp luật hiện hành khơng có quy định cụ thể về vấn đề này. Có thể
thấy Luật Sở hữu trí tuệ hiện chỉ quy định về chuyển giao độc quyền, không độc quyền


đối với đối tượng là quyền sở hữu Công nghiệp [5, Điều 143] và quyền đối với giống
cây trồng [5, Điều 193.1] cịn đối với quyền tác giả thì pháp luật vẫn cịn bỏ ngỏ. Do đó

trong thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và quyền
liên quan đã có rất nhiều tranh chấp phát sinh. Cụ thể:
-

Trong lĩnh vực âm nhạc, điển hình là trường hợp tranh chấp giữa ca sĩ Thanh Thảo
và ca sĩ Hiền Thục xung quanh bài hát Cô đơn mình em. Ca khúc Cơ đơn mình em đã
được Thanh Thảo nhận chuyển nhượng độc quyền từ nhạc sĩ Phương Uyên với giá
500 USD bằng hình thức "sang tay", nhưng sau đó lại thấy Hiền Thục thể hiện. Theo
Hiền Thục, nhạc sỹ Phương Uyên đã cho phép cô hát với điều kiện khơng thu âm,
ghi hình nên cơ hồn tồn không biết việc nhạc sỹ Phương Uyên chuyển nhượng
độc quyền ca khúc này cho ca sỹ Thanh Thảo.

-

Hoặc trường hợp vụ việc nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng chuyển nhượng độc quyền bài
hát “Cịn một chút gì để nhớ” cho nhóm The Men. Sau đó, thấy nhóm The Men
khơng sử dụng, nên nhạc sỹ này đã đổi tên bài hát thành “Tình yêu đầu tiên” và tiếp
tục chuyển nhượng độc quyền cho ca sỹ Đan Trường.

-

Trong lĩnh vực văn học, xảy ra vụ việc tranh chấp quyền phát hành bản Tiếng Việt
cuốn sách “Năm ngơn ngữ tình u” (The Five Love Languages) của tác giả Gary
Chapman được NXB Moody, Hoa Kỳ giữa hai đơn vị, đó: NXB Trẻ liên kết xuất
bản với Cơng ty TNHH Trí Việt và NXB Thanh niên liên kết xuất bản với Cơng ty
TNHH Kim An Đơng.
• Thứ năm, các quy định về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển
nhượng quyền tác giả và quyền liên quan còn nhiều hạn chế.
3. Một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật
về hợp đồng chuyển nhượng quyên tác giả.

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả đã thể hiện được những ưu điểm của mình

trong việc tạo lập nên một cơng cụ hữu hiệu cho các bên thực hiện chuyển nhượng
quyền tác giả. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều hạn chế và bất cập trong trong thực tiễn
thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả. Với


khn khổ nghiên cứu của mình, đề tài xin được mạnh dạn đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện hợp đồng.
Hoàn thiện quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả là một
trong những vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thực hiện hợp đồng trong
thực tiễn hiện nay. Trên cơ sở những bất cập, hạn chế đã phân tích, tơi xin đưa ra một
số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả như sau:
– Một là, cần quy định thống nhất về tên gọi của Hợp đồng chuyển nhượng quyền
tác giả giữa các văn bản pháp luật
– Hai là, quy định cụ thể và chi tiết hơn đối với việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt,
hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
– Ba là, cần có quy định cụ thể về quyền cho phép công bố tác phẩm trong trường
hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm
– Bốn là, cần hoàn thiện quy định về phương thức giải quyết tranh chấp về chuyển
nhượng quyền tác giả
– Năm là, quy định rõ ràng về chuyển nhượng độc quyền hay chuyển nhượng
không độc quyền trong hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả
– Sáu là, xây dựng Luật quyền tác giả với những nội dung chi tiết hơn về Hợp đồng
chuyển nhượng quyền tác giả.

KẾT LUẬN
Sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế đất nước đã tạo ra những sự thay đổi lớn lao
trong đời sống xã hội. Nhu cầu thỏa mãn tinh thần của con người ngày càng được quan

tâm, coi trọng, chính điều này đã thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sáng tạo ra các giá trị
tinh thần, nhằm thỏa mãn nhu cầu khơng ngừng gia tăng đó của con người. Sự phân
cơng lao động và sự chun mơn hóa đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong của cải
cải vật chất và cũng như tinh thần trong xã hội. Chính những điều này đã thúc đẩy nhu
cầu trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần lẫn nhau của con người nhằm thỏa mãn các
nhu cầu ấy một cách chính đáng. Sự trao đổi hai giá trị vật chất và tinh thần được thể
hiện một cách rõ nét nhất trên lĩnh vực sở hữu trí tuệ thơng qua hoạt động chuyển
nhượng quyền tác giả với phương tiện là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và
quyền liên quan. Đây cũng chính là nội dung nghiên cứu trọng tâm của đề tài.



×