Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề tài so sánh và bình luận về các mô hình quản trị công ty cổ phần hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.94 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN:
QUẢN TRỊ CƠNG TY
Đề tài:
SO SÁNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ CÁC MƠ HÌNH QUẢN
TRỊ CƠNG TY CỔ PHẦN HIỆN HÀNH
Học phần: Quản trị công ty

Mã lớp học phần: BSL2023-LKD1
Giảng viên giảng dạy: TS. Phan Thị Thanh Thủy

HÀ NỘI – 01/2022
MỤC LỤ


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................................................................2
PHẦN 2: NỘI DUNG...........................................................................................................2
CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ MƠ HÌNH
QUẢN TRỊ CƠNG TY CỔ PHẦN...........................................................................................................2
1.1. Khái niệm về quản trị công ty cổ phần.....................................................................2
1.2. Khái niệm về mơ hình quản trị cơng ty cổ phần.......................................................3
CHƯƠNG II. SO SÁNH VÀ BÌNH LUẬN VỀ CÁC MƠ HÌNH QUẢN TRỊ CÔNG
TY CỔ PHẦN HIỆN HÀNH.......................................................................................................................3
2.1. So sánh và bình luận về các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần theo pháp luật Việt
Nam................................................................................................................................. 4
2.2. So sánh và bình luận về mơ hình quản trị cơng ty cổ phần giữa Việt Nam và một số
nước trên thế giới............................................................................................................. 9
KẾT LUẬN......................................................................................................................... 11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................12

1


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Lý do chọn đề tài
Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đến nay, quy định
về quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam là khá đơn giản nếu so sánh với các thông lệ tốt của
quốc tế. Việc hiểu và tăng cường thực hiện cũng như hoàn thiện cơ chế về quản trị công ty
trong thị trường vốn, đúng pháp luật, hướng đến sự phù hợp với thông lệ quốc tế tốt nhất và
các quy định quản trị đã trở thành một nhu cầu cấp bách, đặc biệt của các công ty đại chúng,
công ty niêm yết.
Với mong muốn chia sẻ những quan điểm, những căn cứ khoa học và tìm hiểu những
vấn đề thực tiễn liên quan đến các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần trên thế giới nói chung
và ở Việt Nam nói riêng hiện nay, em xin chọn đề tài: “So sánh và bình luận các mơ hình
quản trị cơng ty cổ phần hiện hành”.

2


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương I. Khái niệm về quản trị cơng ty cổ phần và mơ hình quản trị cơng ty cổ phần
1.1. Khái niệm về quản trị công ty cổ phần
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD – Organization for Economic
Cooperation and Development), vào năm 1999, đã xuất bản một bộ tài liệu mang tên “Các
nguyên tắc Quản trị công ty” (OECD Principles of Corporate Governance), trong đó định
nghĩa về Quản trị cơng ty được ghi nhận như sau: “ Quản trị công ty là những biện pháp
nội bộ để điều hành và kiểm sốt cơng ty liên quan đến các mối quan hệ giữa Ban giám
đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của một cơng ty với các bên có quyền lợi liên quan.

Quản trị công ty cũng tạo ra một cơ cấu để đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các
phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giảm sát kết quả hoạt động của
công ty. Quản trị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được Ban giám đốc và
Hội đồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của cơng ty và các cổ đơng, cũng như
phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát các hoạt động của công ty một cách hiệu quả,
từ đó khuyến khích cơng ty sử dụng các nguồn lực một cách tốt hơn”. Có thể nhận thấy
rằng, định nghĩa này đã bao quát cũng như đã xác định một cách đầy đủ, rõ ràng phạm vi
cũng như mục đích mà quản trị công ty đang hướng tới.
Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm về Quản trị công ty lần đầu tiên được ghi nhận
chính thức tại Quy chế Quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch
chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 12/2007/QĐ – BTC, ngày 13 tháng 3 năm
2007, về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán/ trung tâm giao dịch chứng khoán, theo đó quy chế này định nghĩa:
“Quản trị cơng ty là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho cơng ty được định hướng điều
hành và được kiểm sốt một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông và những người liên
quan đến công ty”.1 Theo như quy định này, khái niệm về quản trị công ty được pháp luật
Việt Nam ghi nhận theo nghĩa rộng, mặc dù khơng đào sâu vào giải thích một cách chi tiết
như quy định trong “Các nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD”, nhưng quy định này
phần nào cũng đã thể hiện sự kế thừa và phù hợp với quan điểm của OECD.
1.2. Khái niệm về mơ hình quản trị công ty cổ phần
Điểm a, khoản 1, Điều 2, Quy chế Quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán/trung tâm giao dịch chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 12 số 12/2007/QĐ – BTC, ngày 13 tháng 3
năm 2007, về việc ban hành quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán/
trung tâm giao dịch chứng khoán.
1

3


Từ trước đến nay, chưa có văn bản nào ghi nhận khái niệm về mơ hình quản trị cơng

ty nói chung và mơ hình quản trị cơng ty cổ phần nói riêng.
Theo Thạc sĩ Bùi Thị Thủy, khái niệm mơ hình quản trị cơng ty cổ phần được hiểu
là: “ những cấu trúc quản trị công ty cổ phần mang tính phổ biến, được nhìn nhận là đóng
góp cho quản trị hiệu quả, được ghi nhận một cách chính thức trong pháp luật điều chỉnh
những vấn đề có liên quan đến quản trị công ty, thường được ghi nhận trong luật cơng ty
hoặc luật chung điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp như trường hợp Luật Doanh nghiệp
2014 của Việt Nam”.2
Chương II. So sánh và bình luận các mơ hình quản trị công ty hiện nay
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thực hiện chủ trương cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng một nền kinh tế thị trường đầy đủ, Luật Doanh nghiệp
2020 ngày càng được hồn thiện phù hợp hơn.
Thơng lệ quốc tế hiện nay cho thấy hiện nay có hai mơ hình quản trị CTCP được
nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng đó là mơ hình một tầng (mơ hình hội đồng đơn hay hội
đồng một cấp) và mơ hình hai tầng (mơ hình hội đồng kép hay hội đồng hai cấp). Xét một
cách tồn diện, mơ hình quản trị CTCP theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 không phải là
cấu trúc theo hội đồng đơn theo mơ hình của Mỹ, cũng không giống với cấu trúc đa hội
đồng của Đức, mà dường như được pha trộn của hai loại hình trên. Bên cạnh đó, mơ hình
quản trị CTCP theo pháp luật Việt Nam cũng khơng hồn tồn giống với mơ hình quản trị
cơng ty của Nhật Bản - nơi có sự pha trộn giữa hai mơ hình cơng ty của Mỹ và Đức.
Dưới đây là những phân tích đi sâu vào việc làm rõ một số những nét khác biệt giữa
các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần ở Việt Nam với nhau và giữa mơ hình quản trị cơng ty
cổ phần ở Việt Nam với một số nước trên thế giới.
2.1. So sánh và bình luận về các mơ hình quản trị cơng ty cổ phần theo pháp luật Việt
Nam
Thực tế cho thấy các DN ở Việt Nam ngày càng đa dạng về quy mơ, tính chất sở hữu
và sự đa dạng của cách thức quản trị của công ty. Vì vậy, Luật doanh nghiệp 2020 đã có sự
thay đổi khi quy định về quản trị công ty cổ phần phù hợp với sự phát triển của công ty cổ
phần ở nước ta hiện nay và phù hợp với xu hướng thế giới.

Bùi Thị Thủy (2017), Mơ hình quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học,

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.18.
2

4


Theo đó, Điều 137, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về cơ cấu tổ chức quản lý
CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình quản trị
như sau:
2.1.1. Mơ hình thứ nhất
Điểm a, khoản 1, Điều 137, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định theo mơ hình này cấu
trúc quản trị của công ty cổ phần bao gồm: “ Đại hội đồng cổ đơng, Hội đồng quản trị, Ban
kiểm sốt và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ
đơng và các cổ đơng là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của cơng ty thì khơng bắt
buộc phải có Ban kiểm sốt;”.
2.1.2. Mơ hình thứ hai
So với Luật doanh nghiệp năm 2005, đây là mơ hình mới được bổ sung vào Luật
Doanh nghiệp năm 2014 và được sửa đổi trong Luật doanh nghiệp năm 2020 để tạo điều
kiện cho các nhà đầu tư có thêm lựa chọn phù hợp.
Theo đó, điểm b, khoản 1, Điều 137, Luật DN 2020 quy định cơng ty cổ phần có thể
lựa chọn cấu trúc quản trị bao gồm: “ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc
hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viện Hội đồng quản trị phải là
thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm tốn quy định tại Điều lệ cơng ty hoặc quy chế hoạt
động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
2.1.3. So sánh giữa hai mô hình trên
Nhìn chung, hai mơ hình quản trị CTCP quy định tại khoản 1, Điều 137, Luật Doanh
nghiệp năm 2020 ở Việt Nam đều ghi nhận hai cơ quan là Đại hội đồng cổ đông và Hội
đồng quản trị. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những điểm khác biệt sau, cụ thể:
Điểm khác biệt thứ nhất:

Mơ hình thứ nhất khác mơ hình thứ hai chính là sự xuất hiện của Ban kiểm sốt.
Đối với mơ hình thứ nhất, theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 137 Luật Doanh
nghiệp năm 2020, có hai trường hợp xảy ra: một là, có sự xuất hiện của Ban kiểm sốt; hai
là, khơng bắt buộc phải có Ban kiểm sốt. Theo đó, cơng ty cổ phần khơng bắt buộc phải có
Ban kiểm sốt nếu có dưới 11 cổ đơng và các cổ đơng là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số
cổ phần của cơng ty. Như vậy, có thể thấy, Ban kiểm sốt trong cơng ty cổ phần bắt buộc
phải được thành lập trong các trường hợp sau đây:
Một là, công ty cổ phần có từ 11 cổ đơng trở lên.
5


Hai là, cơng ty cổ phần có dưới 11 cổ đơng, có cổ đơng là tổ chức và các cổ đông là
tổ chức sở hữu từ 50% tổng số cổ phần của cơng ty trở lên.
Có thể nhận thấy, theo như quy định trên, chỉ cần công ty cổ phần đáp ứng đủ một
trong hai điều kiện trên thì đã rơi vào trường hợp bắt buộc phải có Ban kiểm sốt mà khơng
cần phải có đủ cả hai u tố cùng một lúc.
Đối với mơ hình thứ hai, theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 137, Luật Doanh
nghiệp năm 2020, có thể thấy khơng có sự xuất hiện của Ban kiểm sốt trong mơ hình quản
trị của cơng ty cổ phần.
Ngồi ra, đối với trường hợp khơng bắt buộc phải có Ban kiểm sốt tại mơ hình thứ
nhất, ta vẫn có thể nhận thấy điểm khác nhau so với việc khơng có Ban kiểm sốt ở mơ hình
thứ hai ở chỗ mơ hình thứ hai đã thay thế Ban kiểm soát bằng thành viên độc lập Hội đồng
quản trị và có thêm Ủy ban kiểm tốn trực thuộc Hội đồng quản trị (sẽ được phân tích kỹ
hơn tại điểm khác biệt thứ hai), trong khi đó, mơ hình thứ nhất, sau khi đáp ứng đủ một
trong hai điều kiện được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 137, LDN năm 2020 về việc
khơng bắt buộc phải có Ban kiểm sốt thì khơng có thiết lập thêm bất cứ một cơ quan nào
khác, tức là mơ hình quản trị tại trường hợp này sẽ chỉ bao gồm: Đại hội đồng cổ đông; Hội
đồng quản trị; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Điểm khác biệt thứ hai:

So với mơ hình thứ nhất, với mơ hình thứ hai – mơ hình quản trị khơng có BKS, nhà
làm luật đã xây dựng cơ chế kiểm soát ngay trong cơ cấu của HĐQT là: trong trường hợp
này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban
kiểm tốn trực thuộc Hội đồng quản trị.3 Cụ thể:
Thứ nhất, theo quy định trên, ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên
độc lập, thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm sốt đối với việc quản lý
điều hành cơng ty. Do vai trò của các thành viên độc lập HĐQT là giám sát hoạt động của
các thành viên HĐQT điều hành và các cán bộ quản lý khác, để làm được điều này, bản thân
họ phải độc lập với thành viên HĐQT điều hành và các cán bộ quản lý khác.
Có thể thấy cơ quan giám sát nội bộ truyền thống là BKS đã được thay thế bằng
thành viên độc lập HĐQT, theo kinh nghiệm quốc tế sẽ giúp tách bạch ngày càng rõ hơn
3

Điểm b, Khoản 1, Điều 137, Luật Doanh nghiệp năm 2020.

6


giữa sở hữu và quản trị. Qua đó khắc phục hạn chế của mơ hình ơng chủ quyết tất, cũng như
tình trạng BKS ở khơng ít doanh nghiệp cịn hoạt động hình thức, khơng hiệu quả.
Thứ hai, về một số điểm khác nhau giữa Ban kiểm soát và Ủy ban kiểm tốn, cụ thể:
Đối với mơ hình có Ủy ban kiểm tốn (mơ hình thứ hai), Luật doanh nghiệp 2020
thay thế cụm từ “Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị” trong Luật doanh
nghiệp 2014 thành “Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị”. Theo khoản 1, Điều
161, LDN năm 2020, Ủy ban kiểm toán phải có ít nhất hai thành viên trở lên, người đứng
đầu Ủy ban kiểm toán là Chủ tịch Ủy ban kiểm toán, đồng thời Chủ tịch Ủy ban phải là
thành viên độc lập Hội đồng quản trị, ngoài ra, các thành viên cịn lại của Ủy ban kiểm tốn
phải là thành viên Hội đồng quản trị không điều hành. Và theo khoản 56, Điều 3, Nghị định
155/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Chứng khoán thì thành viên của Ủy ban kiểm tốn khơng thể là

Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng và những
người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty.
Về mối quan hệ giữa Ủy ban kiểm toán và Hội đồng quản trị: Theo khoản 1, Điều
161 Luật Doanh nghiệp quy định: “Ủy ban kiểm tốn là cơ quan chun mơn thuộc Hội
đồng quản trị”, và được ví như là “cánh tay nối dài” của HĐQT với vai trò chủ yếu chịu
trách nhiệm định hướng và giám sát một số lĩnh vực quản trị cụ thể bao gồm việc thiết lập,
triển khai và đảm bảo tính hiệu quả của một chức năng Kiểm tốn nội bộ trong một doanh
nghiệp.4 Theo thơng lệ, muốn cho UBKT hoạt động tốt trước hết UBKT cần phải được
thành lập hoàn toàn từ các thành viên độc lập trong HĐQT và các thành viên này phải phát
huy vai trị của mình một cách tích cực. Đây chính là điểm đặc biệt của UBKT so với các ủy
ban khác trực thuộc HĐQT vì là ủy ban duy nhất yêu cầu tất cả các thành viên phải là thành
viên độc lập. Có thể nói, đây là mơ hình quản trị công ty tiệm cận với thông lệ tiên tiến hiện
nay trên thế giới.
Đối với mơ hình quản trị có BKS (mơ hình thứ nhất), theo Luật doanh nghiệp năm
2020, thành viên Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đơng bổ nhiệm, gồm từ 03 đến 05 người
trong đó ít nhất phải có một người có chun mơn về kế toán. Ban kiểm soát bầu ra một
người làm Trưởng ban; Trưởng ban bắt buộc phải là cổ đông công ty, cịn những người kia
có thể là người ngồi cơng ty. Bên cạnh đó, Điều 169 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy
Lê Thị Thu (2020), “Vai trò của Ủy ban kiểm tốn trong việc giám sát tính độc lập của kiểm tốn viên khi đồng cung
cấp dịch vụ”, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ , (27), truy cập tại:
ngày truy cập 06/01/2022.
4

7


định về những trường hợp không được làm thành viên Ban kiểm sốt. Thơng qua những quy
định về các quyền và nghĩa vụ của Ban kiểm soát tại Điều 170, LDN năm 2020, có thể thấy
vai trị chủ yếu của Ban kiểm soát là thực hiện một sự kiểm tra thường trực công việc quản
lý công ty. Việc kiểm tra này chú trọng vào tính hợp lệ của việc quản lý, vào sự tuân thủ các

quy định của pháp luật và của Điều lệ công ty.
Về mối quan hệ giữa Kiểm soát viên và Hội đồng quản trị: đây là mối quan hệ giữa
cơ quan giám sát và cơ quan chịu giám sát. 5 Để đảm bảo Ban kiểm soát có thể thực hiện
được chức năng đó, Điều 171, LDN năm 2020 đã quy định chi tiết quyền được cung cấp
thơng tin của Ban kiểm sốt.
Hạn chế tồn tại và Đánh giá:
Đối với thành viên độc lập trong HĐQT, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã xây dựng
rõ được về yêu cầu số lượng thành viên tối thiểu, thành viên độc lập HĐQT đồng thời là
thành viên HĐQT, tiêu chuẩn bổ nhiệm.
Bên cạnh đó, vẫn cịn nhiều vấn đề chưa hồn thiện liên quan đến thành viên độc lập
trong HĐQT, đồng thời, sự giám sát của một nhóm thành viên trong HĐQT đối với các
thành viên khác được cho là thiếu tính khách quan và hiệu quả so với hoạt động của một cơ
quan giám sát độc lập trong cơ cấu quản trị của CTCP theo mơ hình thứ nhất. Ngồi ra, với
mơ hình khơng có Ban kiểm sốt, doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm nhân sự
làm thành viên HĐQT độc lập. Tuy nhiên, đây là mô hình phổ biến ở Anh, Mỹ. Do đó nếu
các DN tổ chức hoạt động theo mơ hình này mà có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp ở
hai quốc gia kể trên, thì dễ gần gũi với các đối tác, bạn hàng hơn.
Đối với mơ hình quản trị có sự xuất hiện của Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT,
bên cạnh việc quy định: “Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy
định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị
ban hành” thì quyền và nghĩa vụ của Ủy ban kiểm tốn đã được quy định cụ thể tại khoản 3,
Điều 161, Luật doanh nghiệp 2020. Vì vậy, để phù hợp với quy định mới của Luật hiện
hành, các công ty cổ phần lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo mơ hình có Ủy ban
kiểm tốn nên xem xét sửa đổi, bổ sung Điều lệ phù hợp với nội dung quy định này.
Tuy nhiên, nhìn chung, các quy định của pháp luật về Ủy ban kiểm tốn khá ít và
ngắn gọn, chỉ gói gọn trong điểm b, khoản 1, Điều 137, Luật doanh nghiệp 2020 và Điều
161, Luật doanh nghiệp 2020, bao gồm quy định về thế nào là ủy ban kiểm tốn; thành viên
Bùi Thị Thủy (2017), Mơ hình quản trị cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5


8


ủy ban kiểm tốn; biểu quyết thơng qua quyết định; quyền và nghĩa vụ của ủy ban kiểm
tốn.
Đối với mơ hình có BKS, thực tiễn cho thấy BKS theo Luật doanh nghiệp 2020 quy
định phải có ít nhất 3 người, tuy nhiên cơng việc của BKS có nhiều hạn chế về công cụ thực
hiện cũng như không tham gia vào việc kiểm tốn tìm hiểu chun sâu, khơng tìm hiểu về
nguồn lực, sự tham gia sâu sát hoạt động của Cơng ty. Nhiều doanh nghiệp duy trì hoạt
động của BKS chỉ mang tính chất hình thức tuy nhiên khơng mang lại hiệu quả cao. Theo
thông lệ quản trị tốt cũng khuyến khích nên chuyển đổi sang mơ hình có ủy ban kiểm toán
và cũng là xu thế hiện nay. Bên cạnh đó doanh nghiệp nên lưu ý muốn sử dụng mơ hình có
ủy ban kiểm tốn thì phải đảm bảo trong HĐQT có những thành viên độc lập. Và trưởng ủy
ban kiểm toán phải là thành viên HĐQT độc lập.
Như vậy, bên cạnh mơ hình quản trị DN truyền thống, LDN 2020 đã bổ sung mơ
hình CTCP khơng có BKS, đồng thời cũng thay thế cụm từ “Ban kiểm toán nội bộ trực
thuộc Hội đồng quản trị” trong Luật doanh nghiệp 2014 thành “Ủy ban kiểm toán trực thuộc
Hội đồng quản trị”. Trong hai mơ hình quản trị cơng ty cổ phần trên, khó có thể nói mơ hình
nào ưu việt hơn mơ hình nào. Bên cạnh đó, dường như các nhà làm luật đã tạo ra nhiều cơ
hội lựa chọn cho doanh nghiệp hơn thay vì chỉ bắt họ sử dụng loại mơ hình một cách bó
hẹp, hay bắt các doanh nghiệp buộc phải thích nghi với một loại mơ hình nhất định. Với tư
duy mới này, rõ ràng tạo điều kiện cho những người thành lập doanh nghiệp căn cứ vào
thực tiễn để từ đó lựa chọn mơ hình quản trị cơng ty sao cho phù hợp với họ nhất.
2.2. So sánh và bình luận về mơ hình quản trị công ty cổ phần giữa Việt Nam và một số
nước trên thế giới
2.2.1. So sánh và bình luận về mơ hình quản trị cơng ty cổ phần giữa Việt Nam và Mỹ
Điểm khác biệt thứ nhất:
Mơ hình quản trị công ty cổ phần của Mỹ được gọi là mơ hình hội đồng đơn hay cịn
gọi là mơ hình một tầng. Theo đó, cấu trúc quản trị nội bộ của công ty này bao gồm: Đại hội

đồng cổ đông và Hội đồng giám đốc.
Theo như cấu trúc quản trị của cơng ty cổ phần như trên, có thể dễ dàng nhận thấy cả
hai mơ hình quản trị CTCP theo pháp luật Việt Nam đều quy định số lượng cơ quan nhiều
hơn so với mơ hình quản trị CTCP tại Mỹ.
Điểm khác biệt thứ hai:

9


Sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan của bộ máy quản trị cơng ty cổ phần của
Mỹ có sự khác biệt so với sự phân chia quyền lực trong cơng ty cổ phần tại Việt Nam.
Theo đó, Đại hội đồng cổ đông – cơ quan quyết định cao nhất sẽ bầu chọn các thành
viên của Hội đồng giám đốc. Bên cạnh đó, bộ phận quản trị - điều hành của CTCP chỉ do
một cơ quan đảm nhiệm là Hội đồng giám đốc – cấu trúc hội đồng. Mọi quyền lực và các
vấn đề của công ty được pháp luật đặt vào tay của HĐGĐ, trừ những vấn đề mà pháp luật
hoặc điều lệ công ty quy định phải thuộc về ĐHĐCĐ. Chính vì vậy, so với Hội đồng quản
trị trong mơ hình quản trị CTCP ở Việt Nam thì Hội đồng giám đốc của các CTCP theo mơ
hình Mỹ có quyền lực lớn hơn rất nhiều.
Điểm khác biệt thứ ba:
Mơ hình quản trị cơng ty cổ phần một cấp ở Mỹ sẽ khơng có một cơ quan chun
trách, độc lập với HĐGĐ để giám sát những người quản lý, điều hành cơng ty như Ban kiểm
sốt trong pháp luật Việt Nam (điểm a, khoản 1, Điều 137, Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Điều này đồng nghĩa với việc ở mơ hình một cấp này khơng có sự tách bạch giữa HĐQT và
cơ quan kiểm sốt nội bộ như mơ hình quản trị ở Việt Nam.
Điểm khác biệt thứ tư:
Sự khác biệt về Tổng Giám đốc giữa mơ hình quản trị CTCP ở Việt Nam và Mỹ, cụ
thể:
Đối với mô hình quản trị CTCP ở Mỹ, Hội đồng giám đốc bổ nhiệm các thành viên
của mình hoặc người khác đảm nhiệm các công việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng
ngày của cơng ty, theo đó, người đứng đầu của bộ phận điều hành là Tổng Giám đốc. Tuy

nhiên, khác với pháp luật công ty Việt Nam, pháp luật công ty của Mỹ lại khơng có quy
định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc.
Đối với mơ hình quản trị CTCP tại Việt Nam, Tổng Giám đốc của CTCP xuất hiện
như một cơ quan trong bộ máy quản trị với các quyền và nghĩa vụ do luật định mà các cổ
đơng hay HĐQT chỉ có thể trao thêm chứ khơng được lấy bớt đi.
Mặc dù, TGĐ trong mơ hình quản trị của Mỹ được coi là mơ hình TGĐ mạnh, nhất
là khi Chủ tịch HĐGĐ kiêm nhiệm luôn chức vụ TGĐ, hoặc HĐGĐ ủy quyền mạnh cho
TGĐ nhưng các thành viên độc lập không điều hành của HĐGĐ sẽ đảm nhận chức năng
xem xét, đánh giá một cách độc lập về các quyết sách quản trị của HĐGĐ và giám sát hoạt
động của bộ phận điều hành, điều này có thể cho thấy, so với hoạt động của một cơ quan
giám sát độc lập trong mơ hình quản trị CTCP ở Việt Nam, cụ thể là Ban kiểm soát thì sự
10


giám sát của một nhóm thành viên trong HĐGĐ đối với các thành viên khác được cho là
thiếu tính khách quan, hiệu quả và kém tin cậy hơn.
2.2.2. So sánh mơ hình quản trị cơng ty cổ phần giữa Việt Nam và Nhật Bản
Nhìn chung, mơ hình quản trị CTCP có thiết lập gồm ĐHĐCĐ, HĐQT và BKS đều
được pháp luật Nhật Bản và Việt Nam công nhận. Bên cạnh đó, hai mơ hình quản trị này
vẫn tồn tại một số điểm khác biệt sau, cụ thể:
Điểm khác biệt thứ nhất:
Theo như quy định tại khoản 1, Điều 137, LDN năm 2020 thì Hội đồng quản trị là cơ
quan bắt buộc tồn tại trong cả hai mơ hình quản trị CTCP ở Việt Nam. Theo Luật công ty
Nhật Bản6, về nguyên tắc trong CTCP không cần thiết phải thiết lập Hội đồng quản trị. Tuy
nhiên theo khoản 1, Điều 317 Luật cơng ty Nhật Bản quy định có ba loại CTCP phải thiết
lập HĐQT đó là cơng ty đại chúng, cơng ty có thiết lập Ban kiểm sốt và cơng ty có thiết
lập các ủy ban.
Điểm khác biệt thứ hai:
Theo khoản 1, Điều 168 Luật Doanh nghiệp 2020, Ban kiểm sốt sẽ có từ 03 đến 05
Kiểm sốt viên. Nhiệm kỳ của Kiểm sốt viên khơng q 05 năm và có thể được bầu lại với

số nhiệm kỳ khơng hạn chế. Ban kiểm sốt phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường
trú tại Việt Nam (khoản 2, Điều 168, LDN 2020). Trong khi đó, theo pháp luật Nhật Bản,
trong mơ hình quản trị có thiết lập Ban kiểm sốt thì Ban kiểm sốt cần thiết có từ 03 thành
viên trở lên, trong đó một nửa phải là Kiểm sốt viên bên ngồi (khoản 3, Điều 335, Luật
cơng ty Nhật Bản) và phải có Kiểm sốt viên thường trực.
Bên cạnh đó, ở Nhật Bản, có những hạn chế nhất định trong thực hiện quyền giám sát
của BKS. Theo như quy định trên, mặc dù chế độ KSV bên ngoài được du nhập vào Luật
Công ty Nhật Bản, tuy nhiên, chế độ này được đánh giá là chưa hiệu quả bởi KSV bên ngồi
nếu so với KSV bên trong thì hiển nhiên rằng họ sẽ có ít hiểu biết về hoạt động nội bộ của
công ty hơn, đồng thời, thành viên này lại có khả năng kiêm nhiệm hoạt động của cơng ty
khác nên khơng có nhiều thời gian giám sát. Ngoài ra, tuy sự tham gia của KSV bên ngoài
là cần thiết, nhưng trên thực tế, thành viên HĐQT và người lao động thường ít cung cấp các
thơng tin cho KSV bên ngồi. Điều này có nghĩa là cho dù KSV bên ngồi có sự trung lập
nhưng vẫn tồn tại hạn chế nhất định trong việc thực hiện quyền hạn.

Japan Company Act, truy cập tại: />printID=&id=2035&re=&vm=02, ngày 06/01/2022.
6

11


Trong khi đó, Ban kiểm sốt trong CTCP ở Việt Nam cũng bị hình thức hóa, cũng
chưa thực sự thực hiện đầy đủ quyền hạn và nhiệm vụ được giao như theo quy định pháp
luật.

12


KẾT LUẬN
Như vậy, qua những phân tích, so sánh và bình luận về các mơ hình quản trị cơng ty

cổ phần ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, phần nào cũng khái quát được một số
những nét khác biệt giữa các mơ hình quản trị này.
Mặc dù, cả hai mơ hình quản trị CTCP theo pháp luật Việt Nam đều tồn tại những ưu
điểm và nhược điểm khác nhau, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng việc Luật Doanh nghiệp
năm 2020 quy định mở rộng linh hoạt quyền tự chủ cho CTCP trong việc để Doanh nghiệp
tự lựa chọn một trong hai mơ hình quản trị đã giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội nhiều
hơn trong việc lựa chọn loại mơ hình quản trị CTCP phù hợp với thực tế điều hành của
doanh nghiệp cũng như thơng lệ của thế giới.
Bên cạnh đó, theo thơng lệ quốc tế hiện nay cho thấy có hai mơ hình quản trị công ty
cổ phần được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng đó là mơ hình một tầng và mơ hình hai
tầng. Tuy nhiên, cả hai mơ hình này vẫn khơng tránh khỏi việc vẫn cịn tồn tại những hạn
chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung.
Có thể thấy hiện nay việc áp dụng các quy định của pháp luật nói chung và các quy
định liên quan đến mơ hình quản trị cơng ty cổ phần nói riêng là chưa cao, vẫn còn hạn chế,
tồn tại một số quy định của pháp luật hiện hành. Một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn
đề này đó là do lề lối và tư duy“ ngại thay đổi" trong việc điều hành quản trị của một số
doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hồn thiện các quy định về mơ hình quản trị cơng ty cổ
phần nói riêng và quản trị cơng ty nói chung cần được thực hiện cho phù hợp với đặc trưng
của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.
Do có sự giới hạn nhất định về độ dài tiểu luận và thời gian, nên em chỉ tập trung
nghiên cứu, phân tích và đánh giá dựa trên những tài liệu tìm được, do đó khơng tránh khỏi
những sự thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ để tiếp tục hồn
thiện kiến thức và nhận thức của bản thân. Em xin chân thành cảm ơn!

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Nguyên tắc Quản trị Công ty của OECD năm 2004 (OECD Principles of Corporate
Governance)

2. Japan Company Act, truy cập tại:
/>
,

ngày 06/01/2022.
3. Luật Doanh nghiệp năm 2005.
4. Luật Doanh nghiệp năm 2014.
5. Luật Doanh nghiệp năm 2020.
6. Nguyễn Thị Lan Hương (2009), “Một số so sánh về công ty cổ phần theo Luật công ty
Nhật Bản và Luật doanh nghiệp Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Luật học.
7. Võ Ngọc Giao (2015), So sánh pháp luật về quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam và Nhật
Bản, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam.
8. Lê Thị Thu (2020), “Vai trò của Ủy ban kiểm tốn trong việc giám sát tính độc lập của
kiểm tốn viên khi đồng cung cấp dịch vụ”, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu
khoa

học



ứng

dụng

công

nghệ,

(27),


truy

cập

tại:

ngày 06/01/2022.
9. Bùi Thị Thủy (2017), Mơ hình quản trị cơng ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14



×