Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Một số vấn đề lý luận về các tội phạm tham nhũng theo bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.12 KB, 15 trang )

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐỀ TÀI : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI
PHẠM THAM NHŨNG THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ
2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VÀ THỰC
TIỄN ÁP DỤNG

TÊN MÔN HỌC : LUẬT HÌNH SỰ 2
MÃ MƠN HỌC : CRL1010 1
GIẢNG VIÊN MƠN HỌC : TS. NGUYỄN KHẮC HẢI

HÀ NỘI, 2021


A, LỜI MỞ ĐẦU
1, Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là một trong những vấn đề nhức nhối và bức xúc của hầu hết của
các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tình hình tham nhũng ở
nước ta diễn ra khá phức tạp trên nhiều lĩnh vực, gây ra hậu quả nghiêm trọng
không chỉ về kinh tế, chính trị mà nó cịn làm xói mịn lịng tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nó tiềm ẩn các xung đột lợi ích , phản
kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội.
Tham nhũng là một dạng tội phạm vì vậy việc phịng ngừa và chống tham
nhũng cũng chính là phịng, chống tội phạm.
2, Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu và nhiệm vụ của việc nghiên cứu là phân tích và làm rõ những vấn
đề lí luận về các tội phạm tham nhũng theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) và thực tiễn áp dụng
3, Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn để lí luận về các tội phạm tham
nhũng theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và thực tiễn áp


dụng các quy định của Bộ luật này về các tội phạm tham nhũng.
4, Phương pháp nghiên cứu : phân tích, tổng hợp, so sánh.


B, NỘI DUNG
I, Khái quát về tham nhũng và tội phạm về tham nhũng
a, Khái niệm về tham nhũng
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chung về tham nhũng được thừa nhận
và áp dụng một cách chính thức và rộng rãi trên phạm vi toàn cầu. Ngân hàng
thế giới (World Bank) cho rằng tham nhũng là “hành vi lạm dụng quyền lực
cơng để thu lợi ích riêng”. Ngân hàng Phát triển châu Á có quan điểm tồn
diện hơn về tham nhũng đó là “ hành động lạm dụng chức vụ để làm giàu bất
chính hoặc bất hợp pháp cho bản thân hoặc cho những người thân cận của
một bộ phận nhân viên ở cả khu vực công và khu vực tư, hoặc để tạo cơ hội
cho những kẻ khác làm như vậy”. Theo Điều 3, Luật phòng chống tham
nhũng 2018 quy định: “ Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền
hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
b, Khái niệm các tội phạm về tham nhũng
Các tội phạm về tham nhũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong Bộ luật hình sự, do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng
hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành
cơng vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn và uy tín
của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân nhằm trục lợi”.


II, Một số vấn đề lý luận về các tội phạm tham nhũng theo Bộ luật hình
sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
1, Những vấn đề chung về các tội phạm tham nhũng theo Bộ luật hình sự
2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017)

1.1 Các yếu tố cấu thành tội phạm
a, Khách thể của tội phạm
Khách thể của các tội phạm về tham nhũng là những quan hệ xã hội đảm bảo
cho hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân
b, Mặt khách quan của các tội phạm về tham nhũng
Hành vi khách quan của các tội phạm về tham nhũng tuy có nhiều dạng hành
vi khác nhau nhưng có chung đặc điểm là gắn chặt với cơng vụ, nhiệm vụ của
người có chức vụ, quyền hạn.
Hậu quả mà các tội phạm về tham nhũng có thể gây ra là là thiệt hại nghiêm
trọng cho lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của
cơng dân.
Ngồi ra, giữa hành vi phạm tội của người có chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ và hậu quả do tội phạm gây ra phải có mối quan hệ nhân quả
với nhau. Hành vi phạm tội phải là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu
quả, người phạm tội chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình khi xác định
hậu quả xảy ra là hậu quả tất yếu phát sinh từ hành vi đó.
c, Chủ thể của các tội phạm tham nhũng là chủ thể đặc biệt, là người có chức
vụ, quyền hạn. Ở đây, ngồi hai dấu hiệu thơng thường là độ tuổi và năng lực


trách nhiệm hình sự, bắt buộc phải có dấu hiệu thứ ba là người có chức vụ,
quyền hạn. Theo như khoản 2, Điều 352 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một
hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao thực
hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện
công vụ, nhiệm vụ”.
d, Mặt chủ quan của các tội phạm về tham nhũng
Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn đã nhận thức
được tính chất nguy hiểm cho Nhà nước, cho xã hội của hành vi trái luật do

mình gây ra và thấy trước được hậu quả xảy ra. Khi người có chức vụ, quyền
hạn nhận thức được hành vi của mình là trái với cơng vụ được giao thể hiện
người đó đã vì lợi ích của riêng mình chứ khơng hoạt động vì lợi ích chung,
chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể . Như vậy, tội phạm tham
nhũng luôn được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ
lợi cá nhân.
Mục đích của các tội phạm về tham nhũng phải là vì mục đích vụ lợi hoặc vì
động cơ cá nhân khác.
1.2 Hình phạt
Các tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội rất khác nhau. Do vậy, hình phạt chính được quy định có thể
đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Hình phạt bổ sung của các tội phạm về tham nhũng là hình phạt cấm đảm
nhiệm chức vụ hoặc là hình phạt tiền.


2, Các tội phạm tham nhũng cụ thể trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2017)
a, Tội tham ô tài sản (Điều 353 BLHS)
Chủ thể của tội này phải là người có chức vụ, quyền hạn được giao thực hiện
nhiệm vụ trực tiếp quản lí tài sản của cơ quan, tổ chức.
Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí. Người phạm
tội đã lợi dụng trách nhiệm quản lí tài sản được giao chiếm đoạt tài sản mình
đang quản lí. Thủ đoạn lợi dụng trách nhiệm quản lí có thể khác nhau nhưng
các thủ đoạn đó xét về thực chất đều là sử dụng chức vụ quyền hạn được giao
như điều kiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình.
Ví dụ như thủ kho lấy tài sản trong kho về bán lấy tiền chi tiêu cho cá nhân
hay thủ trưởng đơn vị dùng quyền quyết định của mình đưa tài sản của cơ
quan về gia đình mình. Khi thực hiện hành vi chiếm đoạt, người phạm tội có

thể có những thủ đoạn gian dối như lập chứng từ giả, tẩy xoá, sửa chữa sổ
sách, tài liệu, giấy tờ,…
Khoản 6 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định
“Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngồi Nhà
nước mà tham ơ tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này” là một điểm
mới so với Bộ luật hình sự năm 1999. Các quy định của Bộ luật hình sự năm
1999 mới chỉ dừng lại đối với các hành vi tham nhũng trong khu vực công
(do cán bộ, công chức nhà nước thực hiện) mà chưa ghi nhận về tội phạm
tham nhũng trong khu vực tư. Cịn Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) đã mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm tham nhũng bao
gồm cả các tội phạm tham nhũng trong khu vực tư, cụ thể là mở rộng chủ thể


thực hiện tội phạm khơng chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện cơng vụ
mà cịn là người có chức vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ tại các doanh
nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.
b, Tội nhận hối lộ
Chủ thể của tội này được quy định là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ,
quyền hạn. Đây là những người làm việc trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, theo
khoản 6 Điều 354 Bộ luật hình sự, người có chức vụ, quyền hạn trong các
doanh nghiệp, tổ chức ngồi nhà nước cũng có thể được coi là chủ thể của tội
nhận hối lộ. Đây cũng là một điểm mới so với Bộ luật hình sự năm 1999.
Hành vi khách quan của tội nhận hối lộ được quy định là hành vi lợi dụng
chức vụ, quyền han trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài
sản hoặc lợi ích khác (vật chất hoặc tinh thần) cho mình, cho người hoặc tổ
chức khác.
Theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối
tượng nhận hối lộ đã được mở rộng hơn so với quy định của Bộ luật hình sự
năm 1999. Đối tượng nhận hối lộ khơng chỉ là lợi ích vật chất mà cịn có thể
là lợi ích phi vật chất (đáp ứng nhu cầu về tình dục, người phạm tội sẽ được

cân nhắc, đề bạt, được hưởng phần thưởng)
Thủ đoạn nhận hối lộ có thể nhận trực tiếp từ người đưa hối lộ hoặc qua một
hoặc nhiều người trung gian, có thể nhận trước hoặc nhận sau khi giải quyết
cơng việc.
c, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (Điều 355 BLHS)
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn
chiếm đoạt tài sản của người khác. Trong đó, lạm quyền được hiểu là việc


vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình nhưng vẫn được thực hiện trên cơ
sở chức vụ, quyền hạn của chủ thể. Người phạm tội đã sử dụng chức vụ,
quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm. Để chiếm đoạt
tài sản của người khác, người phạm tội có thể thực hiện tội phạm bằng nhiều
thủ đoạn khác nhau. Trong thực tế, các thủ đoạn này có thể là lạm dụng chức
vụ, quyền hạn để uy hiếp tinh thần hoặc lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm.
d, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356
BLHS)
Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm
trái cơng vụ. Trong đó, làm trái cơng vụ có thể là khơng làm trong trường hợp
phải làm và có điều kiện để làm; làm nhưng khơng thực hiện đầy đủ các nghĩa
vụ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Hành vi làm trái
như vậy phải xảy ra trong khi người có chức vụ, quyền hạn thực hiện công vụ
được giao.
Hậu quả của tội phạm được quy định là thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng
trở lên đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
e, Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357 BLHS)
Hành vi khách quan của tội này là hành vi của người phạm tội trong lúc thi
hành công vụ đã thực hiện những việc làm vượt quá giới hạn quyền năng của
mình. Cụ thể, chủ thể có thẩm quyền thực hiện cơng vụ, có điều kiện pháp lí

làm phát sinh công vụ phải thực hiện, nhưng chủ thể đã lợi dụng để thực hiện
hoạt động ngoài phạm vi pháp luật cho phép, nên đã gây thiệt hại về tài sản từ
10 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của
Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Ví dụ : Lực lượng Cơng an xã trong q trình bắt quả tang A đang chứa chấp
việc đánh bạc tại nhà B, vì trước đó có mâu thuẫn với A nên ngoài việc thu
giữ tiền và dụng cụ sử dụng vào việc đánh bạc, Trưởng công an xã (người
đang thi hành cơng vụ) cịn thu giữ chiếc xe ơ tơ tải và tồn bộ tài sản là động
sản của A để làm rõ. Quá trình thu giữ vật chứng, tài sản, Trưởng công an xã
chỉ đạo lập hai biên bản thu giữ khác nhau, các tài sản là động sản của A lập
một biên bản, còn tiền và dụng cụ đánh bạc thì ghi nhận việc thu giữ trong
Biên bản bắt người phạm tội quả tang. Hai ngày sau, nhiều lần A liên hệ xin
nhận lại tài sản thì người có thẩm quyền mới tiến hành giao trả phương tiện
và hành hố cho A, vì hàng hố là nơng sản lại để trong nhiều ngày nên bị hư
hỏng và gây thiệt hại cho A trên 20 triệu đồng. Việc người thi hành công vụ
phát hiện hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì chủ
thể có quyền thu giữ tài sản và đồ vật liên quan đến tội phạm nhưng phải thu
giữ dựa trên quy định của pháp luật. Các đối tượng có hành vi cờ bạc thì
phương tiện, cơng cụ phục vụ cho việc thực hiện tội phạm đánh bạc không
phải là xe ơ tơ và hàng nơng sản, đó là tài sản riêng của A, việc thu giữ như
trên là có dấu hiệu lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
f, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục
lợi (Điều 358 BLHS)
Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực
tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác
để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc
không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc
của họ hoặc làm một việc không được phép làm.



Đối tượng đòi, nhận hoặc sẽ nhận đã được mở rộng hơn so với quy định của
Bộ luật hình sự năm 1999. Đó khơng chỉ là lợi ích phi vật chất mà cịn có thể
là lợi ích phi vật chất.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đòi, nhận hoặc sẽ nhận một lợi ích bất kì
được thực hiện là do chủ thể đã dùng ảnh hưởng từ chức vụ, quyền hạn của
mình để thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác làm hoặc không làm một
việc theo yêu cầu của người đưa (nhận sau) hoặc sẽ dùng ảnh hưởng từ chức
vụ, quyền hạn của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc
khơng làm một việc theo yêu cầu của người đưa (nhận trước).
Nếu ở tội nhận hối lộ, chủ thể trực tiếp làm hoặc không làm một việc theo yêu
cầu của người đưa hối lộ thì ở tội này, chủ thể lại dùng ảnh hưởng của mình
thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn khác làm hoặc không làm theo yêu cầu
của người đưa lợi ích bất kì. Trong thực tế, người có ảnh hưởng đối với người
có chức vụ quyền hạn thường là người có chức vụ cao hơn nhưng đó khơng
phải là bắt buộc.
g, Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS)
Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi lợi dụng chức vụ,
quyền hạn để thực hiện một trong các hành vi sau: sửa chữa, làm sai lệch nội
dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức
vụ, quyền hạn. Trong đó, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là
hành vi thêm bớt, tẩy xoa hoặc có hành vi khác làm cho giấy tờ, tài liệu
khơng cịn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa. Làm, cấp giấy tờ giả là
hành vi làm ra hoặc đưa vào lưu thơng các loại giấy tờ giả, đó có thể là giấy
tờ giả hồn tồn hoặc có thể là giấy tờ đã bị sửa chữa, làm sai lệch nội dung.


Giả mạo chữ kí của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi làm giả chữ kí
của người có chức vụ, quyền hạn.

Để làm nổi bật lên sự khác biệt giữa tội giả mạo trong công tác với tội làm giả
tài liệu của cơ quan, tổ chức hay tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và
các tài liệu của cơ quan, tổ chức chúng ta không chỉ căn cứ vào dấu hiệu có
chức vụ, quyền hạn của người phạm tội mà còn phải căn cứ vào một dấu hiệu
rất quan trọng là người phạm tội còn phải là người có cơng vụ liên quan đến
việc làm, ban hành các loại giấy tờ, tài liệu của cơ quan, tổ chức hoặc họ là
người có trách nhiệm tham gia thực hiện các chỉ đạo, quyết định bằng văn bản
của cấp trên sau đó người phạm tội lợi dụng q trình tham gia thực thi công
vụ đã sửa chữa, làm sai lệch hoặc làm giả hoặc giả chữ kí của người có thẩm
quyền để đưa các loại giấy tờ, tài liệu vào thực tế từ đó tác động và gây ra
thiệt hại cho các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Ví dụ như cán bộ phịng
Lao động, Thương binh và Xã hội huyện giả chữ kí của Trưởng phịng để hợp
thức hố hồ sơ cho người thân của mình là thương bệnh binh nhằm tạo điều
kiện cho người thân được hưởng chính sách trợ cấp của Nhà nước một cách
trái pháp luật.


II, Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2017) về các tội phạm tham nhũng.
Thứ nhất, Điều 2 Luật phòng chống, tham nhũng 2018 quy định bao gồm 12
hành vi tham nhũng. Trong khi đó, Bộ luật hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung
năm 2017) mới chỉ quy định 7 tội danh về tham nhũng. Như vậy, BLHS với
Luật phòng, chống tham nhũng 2018 chưa có sự đồng bộ với nhau. Bộ luật
hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung năm 2017) chỉ quy định 7 tội danh về tham
nhũng sẽ đặt ra một hạn chế đó là 5 hành vi tham nhũng còn lại được quy
định trong Luật, phòng chống tham nhũng 2018 sẽ khơng có chế tài hình sự
và cũng khơng có chế tài hành chính cụ thể, riêng biệt nào để xử lí.
Thứ hai, tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm g khoản 2 Điều 353
“ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động trong cơ quan, tổ chức”; tình tiết quy định tại điểm c khoản 3 Điều 353;

điểm d khoản 3 Điều 355 “gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn xã
hội”; tình tiết quy định tại điểm b khoản 2 các Điều 353 và 355 của BLHS
“dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm”, hiện nay cịn chưc có hướng dẫn cụ
thể, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng pháp luật cịn chưa
thống nhất. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng
dẫn việc áp dụng các tình tiết trên để việc áp dụng pháp luật được thống nhất
giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thứ ba, đối với các tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ và tội giả mạo trong cơng tác Bộ
luật hình sự năm 2015 quy định: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân
khác…” thì động cơ, mục đích vì vụ lợi được hiểu là vụ lợi về vật chất và vụ
lợi phi vật chất. Như vậy, khi áp dụng quy định mang tính định tính này, sẽ


gặp những khó khăn, vướng mắc, hơn nữa vụ lợi phi vật chất có tính trừu
tượng, phức tạp. Vì vậy, việc đánh giá, xác định động cơ vụ lợi phi vật chất
phụ thuộc vào sự đánh giá mang tính chủ quan của các cơ quan tiến hành tố
tụng.
Thứ tư, việc xác định thiệt hại trong các vụ án tham nhũng hiện nay cũng là
một vấn đề còn nhiều vướng mắc đặc biệt là trong các vụ án liên quan đến đất
đai, đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể, một số vụ án tham nhũng liên quan đến
đầu tư xây dựng cơ bản gặp nhiều vướng mắc trong việc xác định thiệt hại do
các cơng trình thi cơng trong nhiều năm, chưa quyết tốn, dẫn đến khơng thực
hiện giám định được.
Thứ năm, đối với nhóm tội phạm về tham nhũng được thực hiện bởi các pháp
nhân thì lại chưa đặt ra vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong giai đoạn
như hiện nay, với quá trình hội nhập quốc tế tồn cầu thì những hành vi tham
nhũng cũng đã manh nha xuất hiện và gây hậu quả nghiêm trọng đến sự phát
triển kinh tế và đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các nhà lập
pháp cần nghiên cứu mở rộng phạm vi tội phạm mà pháp nhân thương mại

phải chịu trách nhiệm hình sự đặc biệt là về tội phạm tham nhũng.


C, KẾT LUẬN
Phòng, chống tham nhũng là một vấn đề quan trọng đối với các quốc gia trên
thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt ở Việt Nam, tình hình tham nhũng
diễn ra khá phức tạp, dưới những hình thức khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta
cần xây dựng một hệ thống chế tài hình sự về các tội phạm tham nhũng, cụ
thể chúng ta phải nắm rõ được những vấn đề lí luận các tội phạm về tham
nhũng và thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa
đổi, bổ sung năm 2017) về các tội phạm tham nhũng.
Trong quá trình nghiên cứu do kiến thức của em còn hạn hẹp nên trong bài
viết chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót, hạn chế . Em rất mong nhận được sự
góp ý từ các thầy cơ để bài viết của em được hồn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm quyển 2, Trường Đại
học Luật Hà Nội.
2, Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3, Luật phòng chống tham nhũng 2018
4, Bộ luật hình sự năm 1999
5,

Một

số

vấn

đề




luận

của

tội

phạm

tham

nhũng,

/>

6, />7, Một số vấn đề về tội phạm tham nhũng, />


×