Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất được thể hiện trong phần các tội phạm bộ luật hình sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.09 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Đề tài 6
Cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật
chất được thể hiện trong Phần Các Tội phạm Bộ luật Hình
sự 2015

Mơn

: Luật Hình Sự 2

Giảng viên

: Ts. Nguyễn Khắc Hải
Hà Nội, 6/2021

MỤC LỤC
1


1.

Mở đầu.................................................................................................................................3
1.1.

Lý do chọn đề tài..........................................................................................................3

1.2.


Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................3

2. Nội dung..................................................................................................................................4
2.1. Khái quát về cấu thành tội phạm......................................................................................4
2.2. Thể hiện cấu thành vật chất và hình thức trong phần các tội phạm cụ thể......................5
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo...............................................................................................12

1.

Mở đầu

2


1.1.

Lý do chọn đề tài

Cấu thành tội phạm là chủ đề khá đa dạng và có nhiều vấn đề cần được
nghiên cứu và tìm hiểu. Cấu thành tội phạm được phân chia thành nhiều
loại tùy theo tiêu chí phân loại của mỗi người nghiên cứu. Trong bài viết
này sẽ chủ yếu đi sâu vào cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội
phạm vật chất, tức là tìm hiểu cấu thành tội phạm dựa trên phân loại cấu
trúc của cấu thành tội phạm. Mỗi sự phân loại đều có những ý nghĩa nhất
định. Bài viết này tìm hiểu trong phần các tội phạm của Bộ Luật Hình sự
2015 thì các tội phạm được xây dựng dựa trên cấu thành nào và tại sao lại
được xây dựng như vậy và xây dựng như vậy có ý nghĩa gì.
1.2.

Phương pháp nghiên cứu


Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích để đi sâu và làm rõ vấn đề,
sử dụng phương pháp so sánh để làm nổi bật sự khác nhau giữa những
vấn đề cần so sánh.

2. Nội dung
2.1. Khái quát về cấu thành tội phạm

3


Cấu thành tội phạm là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý (khách quan và chủ
quan) do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể
là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã
hội bị coi là tội phạm1.Đặc điểm cấu thành tội phạm: Các dấu hiệu của cấu thành
tội phạm được luật hình sự quy định. Các dấu hiệu của cấu thành tội phạm mang
tính đặc trưng, điển hình. Và các dấu hiệu của cấu thành tội phạm có tính bắt
buộc.
Về phân loại cấu thành tội phạm, có nhiều cách phân loại cấu thành tội
phạm dựa trên những tiêu chí khác nhau. Nhưng dưới đây là ba cách phân loại
thường thấy. Có thể hiểu phân loại các cấu thành tội phạm là việc chia các cấu
thành tội phạm thành những dạng khác nhau dựa trên các tiêu chí nhất định
nhằm đảm bảo cho việc định tội danh và quyết định hình phạt được chính xác
cũng như hỗ trợ cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự và hình phạt được cơng
minh, có căn cứ và đúng pháp luật2
Việc phân loại cấu thành tội phạm giúp đưa ra một cách nhìn đa chiều,
nhiều khía cạnh và sâu sắc để hiểu rõ về cấu thành tội phạm hơn. Dựa theo tiêu
chí mức độ nguy hiểm của tội phạm phân thành cấu thành tội phạm cơ bản cấu
thành tội phạm giảm nhẹ và cấu thành tội phạm tăng nặng. Dựa theo vào đặc
điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm phân chia thành cấu thành tội phạm vật

chất và cấu thành tội phạm hình thức. Dựa vào các xây dựng cấu thành tội phạm
của nhà làm luật phân chia thành cấu thành tội phạm giản đơn và cấu thành tội
phạm phức hợp
Ở bài viết này sẽ tập chung đi sâu vào phân loại cấu thành theo khía cạnh
của cấu trúc của cấu thành tội phạm.
1

Lê Cảm,”Lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học Luật hình sự” ,Luật học.Trường Đại học Luật Hà Nội,Số
2/2004, tr. 17 - 23.
2

Lê, Cảm,”Lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học Luật hình sự” ,Luật học.Trường Đại học Luật Hà
Nội,Số 2/2004, tr. 17 - 23.

4


Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà nội dung mặt khách
quan luật quy định có dấu hiệu hành vi, dấu hiệu hậu quả và mối quan hệ nhân
quả. Cấu thành hình thức là cấu thành tội phạm mà nội dung mặt khách quan
luật chỉ quy định dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Sự khác nhau cơ bản của cấu thành vật chất và cấu thành hình thức hậu quả
của cấu thành vật chất là yếu tố bắt buộc và đối với cấu thành vật chất khi mà
hậu quả chưa xảy ra thì tội phạm đó truy cứu ở dạng tội phạm chưa đạt cịn đối
với cấu thành hình thức thì cho dù có hậu quả hay khơng thì tội phạm cũng đã
hồn thành khi thực hiện hành vi được mô tả trong mặt khách quan.

2.2. Thể hiện cấu thành vật chất và hình thức trong phần các
tội phạm cụ thể
Cấu thành hình thức thể hiện mức độ tính chất của tội phạm cao hơn so

với cấu thành vật chất điều đó được thể hiện ở các chương sau:
Trong Chương XIII – các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Tất cả các tội
danh trong chương này đều quy định ở dạng cấu thành hình thức. Tức là chỉ cần
thực hiện các hành vi được quy định trong mặt khách quan của tội phạm là tội
phạm đã hoàn thành.
Chương XIV - các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người. Cấu thành hình thức được thể hiện ở các tội phạm xúi
giục, đe dọa, hành hạ người khác. Và cấu thành hình thức được thể hiện ở các
nhóm tội liên quan đến tình dục như hiếp dâm, cưỡng dâm, dâm ô, khiêu dâm,
đặc biệt là các tội phạm này có đối tượng tác động là người dưới 18 tuổi. Vì đây
là đối tượng yếu thế, đặc biệt cần được bảo vệ, và các hành vi này có mục đích
nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm nếu quy
định ở dạng cấu thành vật chất thì khơng thể hiện mức độ nguy hiểm của nó
được và khơng thể răn đe, cơng tác phịng ngừa tội phạm cũng khó khăn hơn.
Tội phạm này có ảnh hưởng đến an ninh – trật tự xã hội, ảnh hưởng đến văn

5


hóa. Đối với nhóm tội làm lây truyền HIV cho người khác, do đây là một căn
bệnh nguy hiểm hiện nay cũng chưa có thuốc đặc trị nên vì vậy sự ảnh hưởng
tiêu cực đến xã hội cũng rất lớn vì vậy người phạm tội chỉ cần thực hiện các
hành vi là đã cấu thành của nhóm tội này.
Đối với cấu thành hình thức thì hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc.
Tội phạm hoàn khi mà người phạm tội thực hiện hành vi được quy định trong
mặt khác quan của tội phạm. Các tội phạm quy định ở dạng cấu thành hình thức
thì đa số là thể hiện mức độ nguy hiểm của hành vi của tội phạm hoặc khách thể
mà tội phạm tác động là những khách thể có những đặc điểm quan trọng, có vai
trị, ý nghĩa lớn hay có ảnh hưởng quy mơ lớn đối với xã hội hoặc đối tượng tác
động là những đối tượng yếu thế, hoặc các quyền con người cơ bản như quyền

tự do của con người, quyền tự do của cơng dân – đó là nhưng quyền thiêng
liêng, bất khả xâm phạm, quyền mà chúng ta mất bao nhiêu thời gian, xương
máu, để giành lại được để bảo vệ nó.
Tại chương XIII – các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Thì tất cả các tội
phạm đều được quy định ở dạng cấu thành hình thức. Tức là người phạm tội
thực hiện một hoặc các hành vi được quy định trong mặt khách quan của tội này
thì tội phạm đã hoàn thành. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi
có tính chất và mức độ đặc biệt nguy hiểm. làm ảnh hưởng đến sự vững mạnh
của chính quyền nhân dân, sự tồn tại, vững mạnh của chế độ nhà nước, chế độ
xã hội chủ nghĩa, các lợi ích cơ bản của dân tộc, nhân dân. Chính vì tầm quan
quan trọng của chế độ quốc phịng an ninh nên vì vậy mà các tội trong chương
này đều được quy định dưới dạng cấu thành hình thức mà khơng có một tội nào
được quy định cấu thành vật chất. Bởi một lý do, khi mà hậu quả của tội phạm
đã xảy ra tức là lúc đó sự vững mạnh của chính quyền đã bị ảnh hưởng, nên
khơng thể hậu quả thì chúng ta mới xử lý tội phạm được.
Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người cấu thành hình thức được thể hiện ở các tội phạm xâm phạm đến

6


sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người như các tội phạm tình dục, mua
bán người, lây truyền HIV và làm nhục, vu khống người khác từ điều 140 đến
điều 156 của chương này trong BLHS 2015 sửa đổi 2017. Đặc biệt các nhóm tội
này có đối tượng là nhóm yếu thế cần được bảo vệ là trẻ em, đặc biệt là hành vi
của các nhóm tội phạm này là những hành vi nguy hiểm không những chỉ đối
với nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến trật tự an ninh, an toàn xã hội. Xâm phạm
đến trẻ em – là mầm non, tương lai của đất nước.
Chương XIV – các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự
do dân của công dân. Đây là các quyền quan trọng, thiêng liêng và cơ bản của

con người, của cơng dân chỉ sau nhóm quyền về an ninh quốc gia; tính mạng,
sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người. Nhân dân ta đã phải đấu tranh, đã
qua bao gian khổ, khó khăn, hi sinh và dưới sự lãnh đạo của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh, của Đảng ta mà giành lại độc lập, tự do, hạnh phúc từ chế độ phong kiến
mục nát, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ. Đó là những quyền hiến định, cơ bản, và
gắn bó mật thiết với con người.
Chương XVI - các tội xâm phạm sở hữu cũng được quy định dưới dạng
cấu thành hình thức thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm của nhóm tội phạm
này. Ngoại trừ một số tội như thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của
nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tài sản của người khác (được lý giải trong phần cấu thành vật chất).
Trong Chương XVIII - các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được
chia thành ba mục với ba nhóm khách thể loại khách nhau. Mục 1- các tội phạm
trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại và Mục 2 – Các tội phạm trong
lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm tất cả được quy định
dạng cấu thành hình thức. Và tại Mục 3 – các tội phạm khác xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế trong mục này thì có một số tội được quy định dưới dạng cấu
thành hình thức là các tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm
sản; các tội vi phạm về quản lý rừng, bảo vệ động vật hoang dã các tội phạm này

7


được quy định dưới dạng hình thức do đối tượng tác động của tội phạm này là
những đối tượng cần được bảo vệ.
Tương tự vậy đối với Chương các tội phạm xâm phạm môi trường và
tội phạm về ma túy cũng được quy định dưới dạng cấu thành hình thức bởi tính
chất nguy hiểm của hành vi phạm tội. Và đối tượng tác động ở đây là môi
trường – nơi mà con người chúng ta sinh sống và tồn tại, vì vậy mà chúng ta cần
phải bảo vệ, duy trì môi trường sống trong lành, sạch sẽ như vậy mới tránh được

những hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra như biến đổi khí hậu. Con người
chúng ta ai cũng có quyền được sống trong mơi trường trong lành và cũng đã
được quy định trong hiến pháp và pháp luật. Đối với đối tượng là ma túy, ma túy
là những chất gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi vào cơ thể
(đường hút, uống, ngậm, chích) gây ức chế hay kích hệ thần kinh trung ương,
làm giảm đau, gây ảo giác, sảng khoái, gây cho người nghiện ham muốn khơng
kìm chế được, phải tăng liều để thoả mãn cơn thèm. Vì thế mà ma túy có rất
nhiều tác hại không chỉ đối với trực tiếp người sử dụng mà cịn ảnh hưởng lâu
dài và có nhiều hệ lụy đối với xã hội, đất nước. Làm cho xã hội mất trật tự an
ninh, kinh tế đi xuống, và cả các vấn khác kéo theo.
Trong Chương - các tội phạm an tồn cơng cộng, trật tự cơng cộng. Tại
Mục 1 – các tội xâm phạm an toàn giao thơng thì đa số đều được quy định
dưới dạng cấu thành vật chất, tuy nhiên có một số tội liên quan đến đối tượng
tác động ở đây là giao thông đường hành khơng thì lại được quy định ở cấu
thành vật chất. Do đối tượng tác động là đường hành khơng có một số đặc điểm
khác biệt như đó là một loại hình giao thơng trên khơng, vận chuyển số lượng
khách hàng cũng như hàng hóa lớn, vì trên trên cao nên các vấn đề về kĩ thuật
đều phải được đảm bảo kĩ càng do không phải lúc nào cũng có thể xử lý được,
khi có một tác động xấu liên quan đến đường bay, kĩ thuật của máy bay, tàu bay
thì đều xảy ra rất nhiều hệ lụy. Vì vậy, các hành vi vi phạm của nhóm tội này
đều cho thấy mức độ nguy hiểm của tội phạm, nên chúng ta cần phải ngăn chặn

8


trước khi có hậu quả xảy ra, vì thế mà hậu quả khơng phải là dấu hiệu bắt buộc
của nhóm tội này.
Tại Mục 4 – các tội xâm phạm trật tự cơng cộng thì tất cả các tội phạm
đều được quy định dưới dạng cấu thành hình thức; mục 2 – tội phạm trong lĩnh
vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông đa số các tội phạm và một số tội

phạm trong mục 3 – các tội khác xâm phạm an tồn cơng cộng thì được quy
định ở dạng cấu thành hình thức. Do tội phạm ở nhóm này gây ra ảnh hưởng ở
quy mơ lớn nên vì thế mà mức độ nguy hiểm cũng khác so với các tội có cấu
thành vật chất trong cùng các mục.
Chương XXII – các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính và
Chương XXIV – các tội xâm phạm hoạt động tư pháp thì hầu như tất cả đều
được quy định dưới dạng cấu thành hình thức. Và một số tội phạm về chức vụ
cũng được quy định dạng cấu thành hình thức. Vì hành pháp và tư pháp lafhai
trong ba chức năng chính của nhà nước. Vì vậy mà các hành vi vi phạm xâm
phạm đến hành chính và tư pháp đều gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động của
nhà nước, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với nhà nước, và gián tiếp
ảnh hưởng đến sự vững mạnh của chính quyền, nhà nước. Đặc biệt, là những tội
phạm có chủ thể đặc biệt những người được trao thẩm quyền, những người hoạt
động trong các hoạt động hành chính và tư pháp thì càng phải nghiêm khắc hơn.
Ngồi ra, các tội phạm tổ chức, sản xuất, chứa chấp cũng được quy định
dưới dạng cấu thành hình thức để nghiêm trị những kẻ cầm đầu, chủ mưu vì
những chủ thể của nhóm tội phạm này là những người nguy hiểm, nếu khơng có
những chế tài mạnh với họ thì thật khó để mà ngăn ngừa những tội phạm khác
xảy ra.
 Cấu thành vật chất trong phần các tội phạm của BLHS
Các tội phạm được quy định ở dạng cấu thành vật chất hầu hết là những tội
phạm: Dựa vào hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định tội vì dựa vào lỗi của tội
phạm như là lỗi vơ ý, hay hành vi phạm tội đã gây ra một hậu quả nhất định thì
9


mới thể hiện được mức độ - tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội vì thế các
tội đó mới quy định ở dạng cấu thành vật chất. Ví dụ như trong chương các tội
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của con người thì tội giết
con mới đẻ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh thì nhà làm

luật cũng dựa vào các yếu tố tâm lý, hoàn cảnh của người mẹ hay người đang
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh và mức độ nguy hiểm của tội phạm
cũng thấp hơn.
Đối với các nhóm tội cố ý gây thương tích cũng vậy, người phạm tội phải
gây ra một hậu quả nhất định thì mới thể hiện được mức độ nguy hiểm của hành
vi phạm tội như vậy mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong các chương khác của BLHS 2015, các tội cấu thành vật chất cũng
được quy định đối với các nhóm tội có lỗi vơ ý, các đặc điểm của đối tượng tác
động của tội phạm, mục đích và động cơ phạm tội để mà quy định cấu thành vật
chất, bởi dựa vào đó mới có thể xác định được mức độ nguy hiểm của hành vi
và mức độ ảnh hưởng cho xã hội như thế nào. Và cũng dựa vào đó để làm căn
cứ truy cứu trách nhiệm hình sự một cách đúng đắn và phù hợp với người phạm
tội.
Việc phân loại cấu thành tội phạm trong Bộ Luật Hình Sự 2015 có ý nghĩa
trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự, điều này được dựa trên mức độ và tính
chất nguy hiểm của tội phạm được quy định trong bộ luật. Vì việc cấu thành tội
phạm được xây dựng dựa trên những khách thể, đối tượng xâm phạm của hành
vi phạm tội và dựa trên tính chất nguy hiểm của tội phạm mà phân chia thành
cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất. Chúng ta cũng
thấy rằng hầu hết những tội phạm có cấu thành hình thức thì mức độ nguy hiểm
hoặc hậu quả xảy ra có quy mơ lớn, cao hơn so với cấu thành vật chất, nên vì thế
mà các tội phạm có cấu thành hình thức có tính chất răn đe cao hơn so với cấu
thành vật chất. Từ việc phân loại như vậy cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đưa ra những hình phạt phù hợp và tương xứng với những tội phạm đó và đáp

10


ứng được nhiệm vụ của luật hình sự là sự trừng phạt, răn đe, và phòng ngừa tội
phạm xảy ra.


11


12


Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
[1]: Lê Cảm,”Lý luận về cấu thành tội phạm trong khoa học Luật hình sự” ,Luật học.Trường
Đại học Luật Hà Nội,Số 2/2004, tr. 17 - 23.
[2]: Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Hết

13



×