Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tình hình tỷ giá hối đoái của một số loại ngoại tệ quan trọng như USD, EUR,GBP, AUD, JPY, SGD của ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương từ ngày 1 4 2015 đến ngày 14 4 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.25 KB, 20 trang )

Lời mở đầu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, các mối quan hệ kinh tế,
chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên
các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các
mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô ngày càng lớn.
Chúng góp phần tạo nên tình hình tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội
thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau,
do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán
không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian,
đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên
thế giới. Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ
vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc
tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân
hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng
đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ
phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay.
Từ thực tế trên em xin tìm hiểu đề tài “Tình hình tỷ giá hối đoái của một số
loại ngoại tệ quan trọng như USD, EUR,GBP, AUD, JPY, SGD của ngân hàng
Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công Thương từ ngày 1/4/2015 đến ngày
14/4/2015”
Phần I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.1. Tỷ giá hối đoái và thị trường tỷ giá hối đoái lầ gì?
1.1.1. Tỷ giá hối đoái
Về hình thức, tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ của một nước được biểu hiện
bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia; là hệ số của một đồng tiền này sang đồng tiền
khác và được xác định bởi mối quan hệ cung – cầu trên thị trường tiền tệ.
Về nội dung, tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi
hàng hóa, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ tiền tệ, quan hệ tiền tệ (sự vận động của
vốn, tín dụng ) giữa các quốc gia.
Tỷ giá hối đoái thể hiện quan hệ về tiền tệ giữa hai đồng tiền khác nhau.
Đồng tiền đứng trước – đồng tiền yết giá (quoted currency)


Đồng tiền đứng sau – đồng tiền định giá (quoting currency)
Có nhiều loại tỷ giá khác nhau:
- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối:
+ Tỷ giá mua vào (Bid rate)
+ Tỷ giá bán ra (Ask rate)
+ Tỷ giá giao ngay (Spot rate)
+ Tỷ giá kỳ hạn (Forward rate)
+ Tỷ giá mở cửa (Opening rate)
+ Tỷ giá đóng cửa (Closing rate)
+ Tỷ giá chéo (Crossed rate)
- Căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá:
+ Tỷ giá chính thức (Official rate)
+ Tỷ giá chợ đen (Black – Market rate)
+ Tỷ giá cố định (Fixed rate)
+ Tỷ giá thả nổi (Freely rate)
+ Tỷ giá thả nổi có điều tiết (Managed Floating rate)
1.1.2. Thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó diến ra các hoạt động
giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ (ngoại
hối).
Hàng hóa trong TT ngoại hối bao gồm ngoại tệ; các phương tiện thanh toán QT ghi
bằng ngoại tệ (ngoại hối, séc bằng ngoại tệ…) và các công cụ khác coi như là tiền,
các kim khí quý, đá quý được sử dụng là tiền tệ.
Hầu hết các giao dịch mua bán tiền tệ trên thị trường ngoại tệ được chuyển qua
kênh thị trường ngoại tệ liên ngân hàng toàn cầu thông qua việc dử dụng các
phương tiện thông tin hiện đại: điện thoại, telex….
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và tác động của nó đối với nền
kinh tế
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá
- Mức chênh lệch lạm phát giữa các nước:

Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau, trong khi các nhân tố khác
không đổi, sẽ dẫn đến giá cả hàng hóa ở hai nước đó sẽ có những biến động khác
nhau, làm cho nganh giá sức mua của hai đồng tiền bị phá vỡ, tức là làm thay đổi
tỷ giá hối đoái.
- Mức độ tăng, giảm thu nhập quốc dân giữa các nước:
Thu nhập quốc dân của một nước tăng lên hay giảm xuống so với nước khác, trong
điều kiện các nhân tố khác không không đổi, sẽ làm tăng hay giảm nhu cầu về
hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu, do đó sẽ làm cho nhu cầu ngoại hối để thanh toán
hàng nhập khẩu sẽ tăng lên hoặc giảm xuống.
- Mức chênh lệch lái suất giữa các nước:
Khi mức lãi suất ngắn hạn của một nước tăng lên một cách tương đối so với các
nước khác, trong những điều kiện các nhân tố khác không đổi, thì vốn ngắn hạn từ
nước ngoài sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra đó. Điều này
làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi, dẫn đến sự thay đổi tỷ giá.
- Những kì vọng về tỷ giá hối đoái:
Kỳ vọng của những người tham gia vào thị trường ngoại hối về triển vọng lên giá
hay xuống giá của một đồng tiền nào đó có thể là một nhân tố rất quan trọng quyết
định đến tỷ giá. Những kỳ vọng về giá cả của các đồng tiền có liên quan chặt chẽ
đến những kỳ vọng về biến động tỷ lệ lạm phát, lãi suất và thu nhập giữa các quốc
gia…
- Sự can thiệp của Chính Phủ:
Bất kì một chính sách nào của Chính Phủ mà có tác động đến tỷ lệ lạm phát, thu
nhập thực tế hoặc mức ãi suất trong nước đều có ảnh hưởng đến sự biến động của
tỷ giá hối đoái.
1.2.2. Tác động của tỷ giá đến nền kinh tế
Trước hết, đối với cán cân thanh toán quốc tế, khi cán cân thanh toán bị thâm hụt
sẽ làm giảm tỷ giá. Nhưng tỷ giá giảm lại khuyến khích xuất khẩu, bù đắp dần cán
cân thạnh toán và có thể đưa cán cân thanh toán cân bằng trở lại.
Khi tỷ giá trên thị trường giảm xuống thị trường nước ngoài có khuynh hướng mua
hàng trong nước nhiều hơn trong khi người trong nước muốn mua hàng của nước

ngoài ít hơn. Tỷ giá giảm làm cho xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm, làm tăng sức
cạnh tranh của hàng hóa trong nước nếu tượng quan giá cả không có sự thay đổi.
Vì vậy có thể nói, tỷ giá hối đoái có khả năng làm thay đổi sức cạnh tranh quốc tế.
Cũng vậy, tác động của tỷ giá đối với lãi suất, một công cụ đắc lực trong điều
hành, quản lý kinh doanh, góp phần gia tăng cạnh tranh và là động lực thúc đẩy các
hoạt động đầu tư, tiêu dùng, khi tỷ giá biến động tăng, gây bất lợi cho nền kinh tế
buộc ngân hàng trung ương phải can thiệp bằng nhiều cách. Một trong số đó là
thay đổi lãi chiết khấu. Việc làm này có thể làm thay đổi toàn bộ hoạt động kinh tế
xã hội. Ví dụ, tỷ giá giảm ngân hàng trung ương sẽ điều chỉnh tăng lãi suất chiết
khấu, các ngân hàng thương mại cũng sẽ phải tăng lãi suất cho vay và lãi suất huy
động. Trong nước, các doanh nghiệp sẽ hạn chế vay và dân cư cắt giảm chi tiêu
làm tăng cung về đồng nội tệ. Ngoài nước, việc làm đó sẽ thu hút đầu tư từ nước
ngoài, tăng vốn tiền gửi ngắn hạn và tăng cung ngoại tệ, tổ chức kinh doanh ngoại
hối, thực hiện việc bán, mua ngoại tệ khi tỷ giá biến động giảm hoặc tăng.
Như đã phân tích ở trên, khi tỷ giá trên thị trường giảm xuống thì người nước
ngoài có khuynh hướng mua hàng trong nước nhiều hơn trong khi người trong
nước muốn mua hàng của nước ngoài ít hơn. Tỷ giá giảm làm cho xuất khẩu tăng,
nhập khẩu giảm, làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước nếu tương quan
giá cả không có sự thay đổi. Vì vậy có thể nói, tỷ giá hối đoái có khả năng làm thay
đổi sức cạnh tranh quốc tế.
Chỉ một sự thay đổi bất lợi hay sự biến động đột ngột của tỷ giá cũng có thể là
nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của bất kỳ một nền kinh tế nào.
PHẦN 2: THÔNG TIN VỀ TỶ GIÁ CỦA MỘT SỐ LOẠI NGOẠI TỆ
QUAN TRỌNG NHƯ USD, EUR, GBP, AUD, JPY, SGD CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG TỪ NGÀY 01/04/2015
ĐẾN NGÀY 14/04/2015
2.1. Sự biến động tỷ giá 6 loại ngoại tệ USD, EUR, GBP, AUD, JPY, SGD của
ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương từ ngày 01/04/2015 đến
ngày 14/04/2015
2.1.1. Tỷ giá USD

ST
T Ngày tháng Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch
1 1/4/2015 21,520 21,600 0,08
2 2/4/2015 21,520 21,620 0,10
3 3/4/2015 21,540 21,630 0,09
4 4/4/2015 21,540 21,630 0,09
5 5/4/2015 21,540 21,630 0,09
6 6/4/2015 21,530 21,620 0,09
7 7/4/2015 21,550 21,630 0,08
8 8/4/2015 21,550 21,630 0,09
9 9/4/2015 21,540 21,640 0,09
10 10/4/2015 21,540 21,630 0,09
11 11/4/2015 21,540 21,630 0,09
12 12/4/2015 21,540 21,630 0,09
13 13/4/2015 21,540 21,630 0,09
14 14/4/2015 21,545 21,635 0,09
Biểu đồ:
Ta thấy tỷ giá USD từ ngày 1/4/2015 đến ngày 14/4/2015 tương đối ổn định.
Tỷ giá mua được Ngân hàng niêm yết ở các mức 21,520, 21,530, 21,540, 21,545
biến động ở biên độ 0.08 đến 0,1. Tỷ giá bán chủ yếu được niêm yết ở mức 21,540,
ngày 7/4/2015 và ngày 8/4/2015 cao nhất là 21,550 nhưng cũng không tăng nhiều.
NHNN tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến
thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của
hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện
cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trự ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị
đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế
2.1.2. Tỷ giá EUR
STT Ngày tháng Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch
1 1/4/2015 22,905 23,326 0,421
2 2/4/2015 23,044 23,462 0,418

3 3/4/2015 23,172 23,603 0,431
4 4/4/2015 23,165 23,677 0,512
5 5/4/2015 23,165 23,677 0,512
6 6/4/2015 23,424 23,860 0,436
7 7/4/2015 23,112 23,545 0,433
8 8/4/2015 23,119 23,562 0,443
9 9/4/2015 22,963 23,380 0,417
10 10/4/2015 22,678 23,087 0,109
11 11/4/2015 22,623 23,122 0,499
12 12/4/2015 22,623 23,122 0,499
13 13/4/2015 22,595 22,996 0,401
14 14/4/2015 22,567 22,721 0,154
Biể
u
đồ:
Tỷ giá đồng EUR từ ngày 1/4/2015 đến ngày 6/4/2015 có xu hướng tăng đều, ngày
1/4/2015 giá mua vào là 22,905 ngày 2/4/2015 tăng nhẹ lên 23,044 ngày 3/4/2015
tăng lên 23,172 đến ngày 6/4/2015 tỷ fias đồng EUR tăng lên cao nhất là 23,424
sau đó có dấu hiệu giảm dần. Tỷ giá bán biến động theo tỷ giá mua, chênh lệch
giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua trung bình là trên 0.4.
2.1.3. Tỷ giá GBP
STT Ngày tháng Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch
1 1/4/2015 31,607 32,181 0,574
2 2/4/2015 31,658 32,233 0,575
3 3/4/2015 31,613 32,202 0,589
4 4/4/2015 31,554 32,244 0,69
5 5/4/2015 31,504 32,250 0,746
6 6/4/2015 31,808 32,398 0,59
7 7/4/2015 31,647 32,239 0,592
8 8/4/2015 31,651 32,257 0,606

9 9/4/2015 31,701 32,274 0,573
10 10/4/2015 31,327 31,879 0,552
11 11/4/2015 31,216 31,899 0,683
12 12/4/2015 31,215 31,890 0,675
13 13/4/2015 31,122 31,671 0,549
14 14/4/2015 31,316 31,870 0,554
Biể
u
đồ:
Tỷ giá GBP từ ngày 1/4/2015 đến ngày 9/4/2015 tương đối ổn định, tăng giảm
không đáng kể. Từ ngày 1/4/2015 đến ngày 5/4/2015 tỷ giá đồng GBP lần lượt là
31,607, 31,658, 31,613, 31,554, 31,504. Đến ngày 6/4/2015 tăng cao nhất là
31,808. Ngày 7/4/2015 đến 9/4/2015 tỷ giá ổn định lần lượt là 31,647, 31,651,
31,701. Đến ngày 10/4/2015 giảm khá nhiều từ 31,701 xuống 31,327, sau đó tiếp
tục giảm còn 31,316 vào ngày 14/4/2015. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán
trên dưới 0,6.
2.1.4. Tỷ giá AUD
STT Ngày tháng Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch
1 1/4/2015 16,245 16,564 0,319
2 2/4/2015 16,196 16,509 0,313
3 3/4/2015 16,177 16,504 0,327
4 4/4/2015 16,165 16,545 0,380
5 5/4/2015 16,162 16,502 0,340
6 6/4/2015 16,290 16,619 0,329
7 7/4/2015 16,334 16,670 0,336
8 8/4/2015 16,320 16,661 0,341
9 9/4/2015 16,415 16,739 0,324
10 10/4/2015 16,403 16,722 0,319
11 11/4/2015 16,375 16,764 0,389
12 12/4/2015 16,320 16,510 0,190

13 13/4/2015 16,200 16,514 0,389
14 14/4/2015 16,252 16,569 0,317
Biể
u
đồ:
Đồng AUD biến động và chênh lệch nhiều qua các ngày. Các ngày từ 1/4/2015 đến
ngày 5/4/2015 tỷ giá ổn định. Tuy nhiên từ ngày 6/4/2015 cho đến ngày 11/4/2015
tăng liên tục. Qua ngày 11 đến ngày 12/4/2015 tỷ giá đồng AUD giảm mạnh từ
16,375 xuống 16,320. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán trên dưới 0,3.
2.1.5. Tỷ giá JPY
STT Ngày tháng Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch
1 1/4/2015 177,95 181,06 3,11
2 2/4/2015 178,64 181,72 3,08
3 3/4/2015 178,41 181,59 3,18
4 4/4/2015 178,19 181,95 3,40
5 5/4/2015 178,22 181,90 3,68
6 6/4/2015 179,46 181,66 2,20
7 7/4/2015 177,95 181,16 3,21
8 8/4/2015 177,96 181,23 3,27
9 9/4/2015 177,69 180,82 3,13
10 10/4/2015 177,34 180,34 3,00
11 11/4/2015 177,47 180,31 2,84
12 12/4/2015 177,46 180,30 2,84
13 13/4/2015 177,49 180,49 3,00
14 14/4/2015 178,41 180,44 2,03
Biểu
đồ:
Tỷ giá đồng JPY từ ngày 1/4 đến ngày 5/4 giảm dần, ngày 6/4 tăng cao đến 179,46
và là ngày tỷ giá đồng JPY cao nhất trong 2 tuần. Sau đó từ ngày 7/4 đến ngày
14/4 giảm dần. Chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua trên dưới 3,0.

2.1.6. Tỷ giá SGD
STT Ngày tháng Tỷ giá mua Tỷ giá bán Chênh lệch
1 1/4/2015 15,581 15,870 0,289
2 2/4/2015 15,682 15,979 0,297
3 3/4/2015 15,703 16,005 0,302
4 4/4/2015 15,701 16,066 0,365
5 5/4/2015 15,609 15,980 0,371
6 6/4/2015 15,816 16,127 0,311
7 7/4/2015 15,720 16,024 0,208
8 8/4/2015 15,714 16,033 0,319
9 9/4/2015 15,736 16,031 0,295
10 10/4/2015 15,666 15,958 0,292
11 11/4/2015 15,646 16,015 0,369
12 12/4/2015 15,630 15,982 0,352
13 13/4/2015 15,587 15,872 0,285
14 14/4/2015 15,668 15,958 0,290
Biể
u
đồ:
Tỷ giá đồng SGD ngày 1/4/2015 mua vào là 15,581, ngày 2/4/2015 tăng lên 15,682
Ngày 3/4/2015 là 15,703 đến 4/4/2015 giảm còn 15,701. Cao nhất là ngày
6/4/2015 tỷ giá đồng SGD là 15,816. Những ngày sau tỷ giá giảm dần. Chênh lệch
giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán là trên dưới 2,2.
2.2. Tính toán các tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của các đồng tiền
2.2.1. Khái niệm tỷ giá kỳ hạn
Tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá được thỏa thuận ngay từ hôm nay để làm cơ sở cho
việc giao hàng – thanh toán vào một ngày xác định trong tương lai.
Tỷ giá kỳ hạn khác với tỷ giá giao ngay do kỳ hạn giao hàng – thanh toán
khác nhau.
Tỷ giá kỳ hạn được tính trên cơ sở tỷ giá giao ngay hiện hành, kỳ hạn của

giao dịch kỳ hạn và lãi suất của các đồng tiền liên quan.
Giống thị trường giao ngay, ở thị trường kỳ hạn, các nhà tạo thị trường liên
ngân hàng và bán lẻ.
Tỷ giá kỳ hạn mua vào là tỷ giá mà tại đó nhà tạo thị trường sẵn sàng mua kỳ
hạn đồng tiền yết giá.
Tỷ giá kỳ hạn bán ra là tỷ giá mà tại đó nhà tạo thị trường sẵn sàng bán kỳ
hạn đồng tiền yết giá.
Tỷ giá kỳ hạn mua vào bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá kỳ hạn bán ra.
2.2.2. Cách tính tỷ giá kỳ hạn
Công thức:
Fm = Sm + Sm
100.360
)( nRCVRTG
NTVND

Fb = Sb + Sb
100.360
)( nRTGRCV
NTVND

Trong đó:
Fm, Fb: Tỷ giá mua, tỷ giá bán kỳ hạn
Sm, Sb: Tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay
RTG: Lãi suất tiền gửi VND
RCV: Lãi suất cho vay ngoại tệ
n: Kỳ hạn (ngày)
2.2.3. Tính toán các tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của các đồng tiền
Lấy tỷ giá ngày 14/4/2015
Loại ngoại tệ Sm Sb
USD 21,545 21.635

EUR 22,567 22,721
GBP 31,316 31,870
AUD 16,252 16,569
JPY 178,41 181,44
SGD 15,668 15,958
Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 3 tháng: RTGVND = 4,60%/năm = 0,383%/ tháng
Lãi suất cho vay VND: TCV
VND
= 9,15%/năm = 0,7625%/tháng
Loại
ngoại tệ
RTGNT kỳ hạn 3
tháng
(%/năm)
RTGNT
(%/tháng)
RCVNT (%/năm) RCVNT
(%/tháng)
USD 0,75 0,0625 6,50 0,542
EUR 1,0 0,083 6,00 0,5
GBP 0,20 0,0167 6,00 0,5
AUD 0,70 0,058 6,50 0,542
JPY 0,20 0,0167 6,00 0,5
SGD 0,30 0,025 5,50 0,458
n = 30 (ngày)
- Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng USD:
Fm = Sm + Sm
100.360
)( nRCVRTG
USDVND


= 21,545 + 21,545 = 21,542
Fb = Sb + Sb
100.360
)( nRTGRCV
USDVND

= 21,635 + 21,635 = 21,648
- Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng EUR:
Fm = Sm + Sm
100.360
)( nRCVRTG
EURVND

= 22,567 + 22,567 = 22,565
Fb = Sb + Sb
100.360
)( nRTGRCV
EURVND

= 22,721 + 22,721 = 22,734
- Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng GBP:
Fm = Sm + Sm
100.360
)( nRCVRTG
GBPVND

= 31,316 + 31,316 = 31,313
Fb = Sb + Sb
100.360

)( nRTGRCV
GBPVND

= 31,870 + 31,870 = 31,889
- Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng AUD:
Fm = Sm + Sm
100.360
)( nRCVRTG
AUDVND

= 16,252 + 16,252 = 16,249
Fb = Sb + Sb
100.360
)( nRTGRCV
AUDVND

= 16,569 + 16,569 = 16,579
- Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng JPY:
Fm = Sm + Sm
100.360
)( nRCVRTG
JPYVND

= 178,41 + 178,41 = 178,393
Fb = Sb + Sb
100.360
)( nRTGRCV
JPYVND

= 181,44 + 181,44 = 181,553

- Tỷ giá kỳ hạn 3 tháng của đồng SGD:
Fm = Sm + Sm
100.360
)( nRCVRTG
SGDVND

= 15,668 + 15,668 = 15,667
Fb = Sb + Sb
100.360
)( nRTGRCV
SGDVND

= 15,958 + 15.958 = 15,968
Lãi suất là công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để điều chỉnh tỷ giá
hối đoái trên thị trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nội tệ. Chính sách lãi
suất có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn
nước ngoài chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất
nước ngoài hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ
làm chuyển lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi
suất cao hơn. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có
nghĩa làm tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng
giảm giá trên thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. Trong trường hợp ngược
lại, nếu lãi suất trong nước thấp hơn so với lãi suất nước ngoài hay lãi suất
ngoại tệ, đồng ngoại tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ
giảm giá
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hướng tới một nền kinh tế vững
mạnh trên trường quốc tế. Vì vậy đất nước rất cần phải hội nhập, mở cửa và
giao lưu với các nước bạn để tăng thêm uy tín và tạo cơ hội hợp tác phát triển
với các quốc gia trên thế giới, đồng thời học hỏi kinh nghiệm. Khi kinh tế phát

triển việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nước ta với các nước bạn là điều tất
yếu, đồng tiền thanh toán và các phương thức, nghiệp vụ về thanh toán quốc tế
là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho việc mua bán giữa các quốc gia.
Một cơ chế linh hoạt cùng với đội ngũ lao động nhanh nhạy, có chuyên môn
nghiệp vụ cao là rất cần thiết hướng đất nước tới sự vững mạnh và phát triển.
Trong quá trình làm bài em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã hướng dẫn
giúp em hoàn thành bài tập và hiểu hơn về tỷ giá hối đoái của một số đồng tiền
quan trọng. Bài làm còn rất nhiều hạn chế kính mmong các thầy cô xem xét
giúp em sửa để bài làm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

×