Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ảnh hưởng của cách mạng 4 0 tới công tác xuất khẩu lao động việt nam sang thị trường đài loan (trung quốc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.99 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

ẢNH HƢỞNG CỦA CÁCH MẠNG 4.0 TỚI CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG ĐÀI LOAN (TRUNG QUỐC)
ThS. Lê Thị Nhƣ Quỳnh
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bạch Đằng
TÓM TẮT VÀ TỪ KHÓA
Đài Loan (Trung Quốc) là một trong các thị trường trọng điểm xuất khẩu lao động của
nước ta. Sau 18 năm thực hiện Thỏa thuận về gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam sang Đài
Loan (Trung Quốc) làm việc, quy mô lao động Việt Nam hàng năm sang làm việc tại thị
trường này luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng số lao động Việt Nam đưa đi làm việc tại
nước ngoài. Trước nguy cơ phá vỡ thị trường lao động hiện nay khi cách mạng cơng nghiệp
lần thứ 4 diễn ra thì việc xuất khẩu lao động, đặc biệt sang các thị trường truyền thống như
Đài Loan (Trung Quốc) với những ngành nghề mà máy móc, cơng nghệ khó thay thế như
khán hộ cơng gia đình, hộ lý, đánh bắt cá xa bờ,… càng cần được duy trì ổn định và phát
triển. Tuy nhiên, việc quản lý lao động Việt Nam sang Đài Loan (Trung Quốc) hiện còn nhiều
bất cập. Bài viết cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động Việt Nam tại
Đài Loan (Trung Quốc) trong những năm gần đây, những hạn chế, bất cập trong quản lý lao
động sang làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc), yêu cầu của lao động Đài Loan (Trung Quốc)
dưới tác động của cách mạng 4.0, từ đó đề ra giải pháp để quản lý và phát triển thị trường lao
động này. Giải quyết được những khó khăn, bất cập của thị trường Đài Loan (Trung Quốc) sẽ
góp phần ổn định thị trường lao động nước ta trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Từ khóa: xuất khẩu lao động, Đài Loan (Trung Quốc), bất cập, quản lý lao động, giải
pháp phát triển, cách mạng công nghiệp 4.0.
1.MỞ ĐẦU
Đài Loan (Trung Quốc) là một thị trường có số lượng lao động Việt Nam lựa chọn
nhiều nhất. Theo số liệu thống kê, số lượng lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) năm 2014 là
trên 62.000 lao động. Trong khi đó, thị trường Nhật Bản có khoảng gần 20.000 người và thị
trường Hàn Quốc có gần 7.000 người. Trong năm 2014, lao động Việt Nam làm việc tại Đài
Loan (Trung Quốc) chiếm số lượng nhiều nhất so với các nước trong khu vực [1]. Nhu cầu
cung ứng và tiếp nhận lao động được nhận định sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tiếp theo là


động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác phát triển thị trường lao động này. Thực
trạng này cũng mở ra nhiều cơ hội cho người lao động Việt Nam muốn làm việc tại Đài Loan
(Trung Quốc). Bên cạnh đó, theo Cục Quản lý Lao động nước ngoài, Đài Loan (Trung Quốc)
đã nới lỏng các chính sách của mình để tiếp nhận nguồn lao động từ khu vực Đông Nam Á.
Năm 2015, lượng lao động xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) tăng thêm hơn 5000
người, đạt ở mức trên 67.000 lao động. Đến năm 2016, số lượng này tăng lên trên 68.000
người.
Bảng 1.Bảng số liệu lao động xuất khẩu sang Đ i Loan (Trung Quốc)[1]
N m
8 tháng
2012
2013
2014
2015
2016
2017
Số lao động xuất khẩu
30.533
46.368
62.124 67.121 68.244 39.746
Nguồn: Cục Quản lý lao động ngồi nước
Đài Loan (Trung Quốc) đã có nhiều điều chỉnh về mặt pháp lý tạo thuận lợi cho người lao
động làm việc tại nước này. Cụ thể, ngày 21/10/2016, Quốc hội Đài Loan (Trung Quốc) đã ban
hành điều luật sửa đổi số 52, từ việc lao động hết 3 năm phải về nước 1 lần thành việc lao động có
thể ở lại 12 năm đối với công nhân công xưởng, 14 năm với khán hộ cơng gia đình. Lợi ích lớn
nhất của điều luật này là người lao động chỉ mất duy nhất chi phí lần đầu, khơng phải trả chi phí
cho các lần tái nhập cảnh tiếp theo. Khi người lao động có nhu cầu về nước thăm gia đình, có thể

424



TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

xin phép chủ sử dụng và làm giấy tờ cần thiết là có thể về nước., cũng có nghĩa là người lao động
khơng phải tiếp tục gánh chịu các chi phí thủ tục quá cao như trước. Cơ cấu lao động về độ tuổi
và giới tính phân bổ theo hướng tích cực. Độ tuổi từ 24 đến 34 chiếm trên 90% đối với lao động
làm việc tại khu vực sản xuất và lao động có độ tuổi từ 25 đến 44 tuổi chiếm gần 78% đối với lao
động làm việc trong khu vực dịch vụ xã hội [2].
Theo đánh giá chung, lao động xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc) có khả năng làm
việc, chăm chỉ, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật tiên tiến, lao động có chun mơn kỹ thuật đã gia
tăng đáng kể trong những năm trở lại đây. Về phía Cơ quan Lao động Đài Loan (Trung Quốc),
tại các diễn đàn lao động, họ cho rằng: trên bình diện chung, lao động Việt Nam được chủ sử
dụng ưa dùng vì những ưu điểm rất cơ bản nêu trên, về sự tương đồng văn hóa và sự chăm chỉ,
thơng minh.
2.NỘI DUNG
2.1. Những u cầu về lao động của Đ i Loan (Trung Quốc) trƣớc ảnh hƣởng của
cuộc cách mạng 4.0
Hiện nay, với những ngành nghề giản đơn như khán hộ cơng gia đình, lao động cơng
xưởng khơng u cầu cao về trình độ học vấn. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có cơ hội để đi
xuất khẩu lao động Đài Loan (Trung Quốc). Lao động muốn tham gia xuất khẩu lao động Đài
Loan (Trung Quốc) phải đáp ứng đủ những điều kiện do phía chủ sử dụng lao động Đài Loan
(Trung Quốc) yêu cầu.
Độ tuổi phù hợp để tham gia xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc) đối với cả
nam và nữ là 18 đến 35 tuổi. Nhưng với những lao động có độ tuổi từ 20 - 32 tuổi thì tỷ lệ
được tuyển chọn cao hơn hẳn sơ với các tuổi khác. Với một số ngành như may mặc, cơ khí,
chế tạo thì có thể lấy đến độ tuổi 38- 40 hoặc đối với ngành hộ lý trong gia đình có thể lấy độ
tuổi đến 50.
Về trình độ, Đài Loan (Trung Quốc) khơng u cầu người lao động phải có trình độ
học vấn cao vậy nên hầu hết các đơn hàng chỉ yêu cầu lao động tốt nghiệp cấp 2 trở lên, có
những đơn hàng khơng u cầu trình độ của người lao động. Đây cũng là lý do nhiều người

lao động Việt chọ Đài Loan (Trung Quốc) làm điểm đến.
Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của cách mạng 4.0, lao động xuất khẩu sang Đài Loan
(Trung Quốc) được dự báo sẽ có sự chuyển dịch nhất định. Ngồi u cầu về tuổi tác, kinh
nghiệm, người lao động cần phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Thứ nhất, người lao động cần tuân thủ pháp luật của nước sở tại. Điều này giúp
giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn ra ngoài làm việc.
- Thứ h i, người lao động cần chuẩn bị tốt về ngoại ngữ để đáp ứng cho công việc tại
nước sở tại.
- Thứ b người lao động xuất khẩu sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) – một
trong những thị trường phát triển mạnh mẽ về mặt công nghệ cũng phải đáp ứng được yêu cầu
về sử dụng công nghệ. Ngay cả hiện nay, công việc giản đơn như giúp việc gia đình cũng cần
có những hiểu biết nhất định về công nghệ để đáp ứng được sử dụng các thiết bị công nghệ
luôn luôn thay đổi trong gia đình, đặc biệt trước cuộc cách mạng cơng nghệ đang phát triển
như vũ bão hiện nay.
- Thứ tư đối với những ngành nghề như hộ lý, y tá, yêu cầu về tay nghề, kinh nghiệm
đã được qua đào tạo là bắt buộc. Tại Đài Loan (Trung Quốc), số lượng người già, bệnh nhân
đang tăng cao, nhưng những người bản xứ thì khơng làm những cơng việc vất vả nặng nhọc,
khơng muốn làm những việc như chăm sóc người bệnh. Đối với họ, công việc này yêu cầu
quá nhiều sự tỉ mỉ, cẩn trọng, có nhiều quy tắc phải tuân theo và quá vất vả. Do đó, ở Đài
Loan (Trung Quốc) đang rất thiếu lao động trong ngành nghề này. Bên cạnh đó, ngành hộ lý,
chăm sóc người bệnh, người già ở nước này, đang được chính phủ Đài Loan (Trung Quốc) ưu
tiên, do nhu cầu ngày một tăng cao. Vì vậy, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều chính

425


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHỊNG

sách đãi ngộ từ chính phủ Đài Loan (Trung Quốc). Cơ hội được làm việc lâu dài tại Đài Loan
(Trung Quốc), có thể lên tới 14 năm đối với chăm sóc người bệnh tại nhà, 12 năm với ngành

hộ lý hay công xưởng, khác với thị trường Nhật Bản người lao động chỉ có thể ở lại vừa học
vừa làm trong vòng 3 năm, một số ngành nghề có thể được 5 năm như xây dựng.
2.2. Những bất cập, hạn chế trong quản lý lao động Việt Nam sang Đ i Loan (Trung
Quốc)
Bên cạnh những lợi thế vốn có, xuất khẩu lao động Việt Nam sang Đài Loan (Trung
Quốc) còn nhiều bất cập hạn chế cả về phía người lao động lẫn trong hoạt động quản lý lao động.
2.2.1.Hạn chế về phí người l o đ ng
- Về sức khoẻ
Do xuất phát điểm kinh tế, Việt Nam là một nước nông nghiệp nghèo và đông dân nên
phần lớn lực lượng lao động ở nước ta chưa đủ điều kiện về sức khoẻ để đảm bảo cho cơng
việc của họ ở nước ngồi được liên tục, trơi chảy với mức lương hợp lý. Đây là khó khăn đầu
tiên khi tuyển dụng lao động cho xuất khẩu.
- Về tác phong làm việc
Cơ chế kế hoạch hoá tập trung tồn tại ở nước ta trong một thời gian dài đã có ảnh
hưởng lớn và in sâu vào tâm trí người lao động. Do vậy, lề lối và tác phong của người lao
động là chậm chạp và tinh thần trách nhiệm chưa cao. Có thể coi đây là yếu kém lớn nhất khi
tiếp nhận lao động Việt Nam.
- Về trình độ, tay nghề
Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài chủ yếu đã qua đào tạo, tuy nhiên vẫn
chưa thể đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của chủ sử dụng lao động do hạn chế về năng lực chuyên
môn, khả năng giao tiếp, khơng có khả năng ngoại ngữ, ít hiểu biết về các yếu tố như văn hoá,
phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt cũng như hệ thống pháp luật của nước sở tại. Ngoài
ra, người lao động Việt Nam còn rất thiếu về kinh nghiệm làm việc.
2.2.2. Những bất cập trong quản lý
M t là, bất cập trong quản lý từ phía đối tác. Có trường hợp đối tác khó khăn về vốn,
thiếu việc làm, chậm trả lương cho người lao động, thiếu am hiểu hoặc không tuân thủ luật
pháp, ỷ thế "ông chủ" để gây sức ép trong việc thực hiện hợp đồng lao động, làm khó dễ cho
người lao động... Điều này đã dẫn đến việc bên cung ứng lao động phải tốn kém rất nhiều để
giải quyết các vụ việc đó.
Hai là, chưa kiểm sốt được tình trạng lao động bỏ trốn. Theo thống kê của Bộ Lao

động – Thương binh và Xã hội, vào cuối năm 2015, có tới hơn 1000 lao động Việt Nam đang
làm việc tại Đài Loan (Trung Quốc) bỏ trốn mỗi tháng, nguyên nhân là do nhiều người phải đi
qua quá nhiều trung gian mới có thể đến được Cơng ty nên mức chi phí đã bị đẩy lên khá cao.
Do hiểu biết hạn hẹp người lao động nghe theo nhiều sự xúi dục từ những tổ chức phản động
kích động, đã gây lên nhiều những hành động sai trái, tình trạng khiếu kiện được diễn ra bừa
bãi làm loạn thị trường tại Đài Loan (Trung Quốc), v.v… Trong đó, 70% đến 80% là những
lao động sắp hết hạn hợp đồng, bỏ trốn ra ngồi với mục đích muốn ở lại và kiếm thêm thu
nhập [3].
Tình trạng này tồn tại trong nhiều năm qua là nguyên nhân dẫn đến việc phía Đài Loan
(Trung Quốc) có những lúc đã không cấp phép cho doanh nghiệp mới hoạt động đưa lao động
sang, đồng thời dừng việc gửi và tiếp nhận lao động Việt Nam. Điều này còn gây ảnh hưởng
đến uy tín của cơng ty đối với đối tác nước ngồi và uy tín của lao động Việt Nam trên thị
trường lao động quốc tế mà còn dẫn đến hậu quả nhãn tiền là nhiều nước đã thu hẹp, thậm chí
từ chối đối với lao động người Việt.
Ba là, việc quản lý các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn cịn lỗ hổng. Điển hình
là việc các doanh nghiệp thu phí quá cao so với quy định vẫn diễn ra. Điều này không chỉ ảnh
hưởng đến quyền lợi của người lao động mà cũng dẫn tới việc người lao động bỏ trốn sau khi
hết hạn hợp đồng để làm việc bất hợp pháp nhằm kiếm thêm thu nhập bù vào chi phí xuất

426


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

cảnh quá lớn phải bỏ ra. Tuy tỷ lệ bỏ trốn của người lao động Việt Nam ở thị trường Đài Loan
(Trung Quốc) không quá cao như tại Hàn Quốc, nhưng cũng ở mức trên dưới 10%, nên nếu
khơng sớm có biện pháp chấn chỉnh, thì nguy cơ bị đóng cửa thị trường như từng xảy ra với
Hàn Quốc không phải là viễn cảnh xa vời [3].
Bốn là thiếu hành lang pháp lý và mơ hình quản lý, bảo vệ quyền lợi người lao động
làm việc ở nước ngoài hiệu quả. Tuy thời gian qua chúng ta đã cố gắng ban hành luật và các

văn bản dưới luật về XKLĐ nhưng phải nói rằng các văn bản pháp lý của ta vẫn thiếu tính
đồng bộ và thực tế, khó đi vào cuộc sống, chưa nói đến khả năng chế tài rất khó. Trong khi
đó, cách quản lý lao động hiện nay cịn thơ sơ, thủ cơng mang nặng tính thụ động và giải
quyết sự vụ cộng với số lượng cán bộ của Ban quản lý lao động và đại diện doanh nghiệp vừa
thiếu lại vừa yếu trong khi phải quản lý một địa bàn rộng nên việc theo dõi quản lý và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp cho người lao động chưa kịp thời và hiệu quả.
Cơng tác quản lý lao động ở nước ngồi đối với một số doanh nghiệp bị xem nhẹ,
phần vì muốn tiết giảm chi phí, phần vì thủ tục và điều kiện khó khăn cộng với lao động sống
rải rác, đan xen, cộng với số văn phòng đại diện quản lý lao động của doanh nghiệp XKLĐ ở
nước ngồi q ít, cán bộ quản lý đã thiếu lại yếu về ngoại ngữ, nghiệp vụ và thường xuyên
thay đổi, thiếu sự phối hợp với chủ sử dụng lao động để giải quyết kịp thời các phát sinh.
Năm là bất cập trong quản lý từ phía doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng gặp khó khăn về tiếp cận lao động tại địa
phương cũng như khó vay vốn, ký quỹ. Tại Hội nghị "nâng cao chất lượng hoạt động đưa
người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" tổ chức tháng 3/2017 vừa qua, nhiều
doanh nghiệp cho biết đang gặp khó khăn về nguồn tuyển lao động đi làm việc ở nước ngồi
bởi tình trạng giấy phép con.
Hiện thủ tục vay vốn tại một số tỉnh thành gặp nhiều khó khăn từ phía các ngân hàng,
mặc dù Cơng ty đều ký quỹ tại Các ngân hàng nhưng vẫn khơng được ngân hàng chấp nhận
cho vay vốn, điển hình như trong Thành phố Hải Phòng nếu lao động từ các khu vực ngoại
thành, huyện thì được vay vốn nếu người lao động được Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ vay
vốn và đủ hồ sơ pháp lý, nhưng phần lớn nếu lao động thuộc diện hộ khẩu nằm trong thành
phố thì gần như khơng được vay vốn từ phía Ngân hàng. Hoặc một số tỉnh thành nếu Doanh
nghiệp chưa đến làm việc với Tỉnh- Huyện – Xã để xin phép được đưa lao động tại địa
phương đó sang nước ngồi thì sẽ khó có thể được vay vốn tại ngân hàng, hoặc người lao
động sẽ khơng được ký, đóng dấu hồ sơ xã từ địa bàn đó, mặc dù Các Doanh nghiệp đã được
sự cấp phép từ phía Bộ Lao Động.
Nhiều doanh nghiệp XKLĐ là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khơng chun doanh, năng
lực cạnh tranh thấp. Vì vậy, khi đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài một số doanh
nghiệp đã không khảo sát kỹ thị trường, không tiến hành cơng tác thẩm định đơn hàng, dẫn tới

có trường hợp khi lao động sang tới nơi gặp phải điều kiện sống và làm việc khơng phụ hợp
thì phản ứng có phần tiêu cực, tạo mặc cảm cho chủ sử dụng lao động, làm xấu đi quan hệ chủ
thợ.
2.3. Giải pháp quản lý xuất khẩu lao động sang Đ i Loan (Trung Quốc)
2.3.1. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý nhà nước
- Thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm quản lý doanh nghiệp xuất khẩu tốt
hơn, tập trung giảm thiểu lao động bỏ trốn cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động. Sự
thiếu đồng bộ trong hành lang pháp lý, thủ tục trình tự xét xử phức tạp hiện nay khiến cho
việc tìm kiếm lao động bỏ trốn ở nước ngoài để đưa ra tịa khơng hề đơn giản. Cho nên đến
nay hầu như chưa có trường hợp lao động bỏ trốn nào bị đưa ra tòa, hay bị phạt tiền thật sự
khi bị trục xuất về Việt Nam. Một số hành vi vi phạm nhưng chưa được quy định trong văn
bản quy phạm pháp luật nên thiếu căn cứ để xử lý; còn có những quy định của pháp luật chưa
đồng bộ, nên chưa điều chỉnh hết các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tiễn; ngồi ra cịn có
sự xung đột pháp luật giữa nước tiếp nhận với quy định của Việt Nam. Giải quyết bất cập

427


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

trên, nhiều ý kiến đề nghị cần siết lại quy định trong tuyển chọn lao động, nâng mức chế tài
khơng chỉ đối với doanh nghiệp có lao động bỏ trốn cũng như thu phí của người lao động cao
hơn mức quy định của pháp luật mà với cả người lao động nếu có hành vi phá vỡ hợp đồng,
bỏ trốn ra ngoài làm ăn phi pháp.
- Thứ hai, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, thanh tra, phát hiện việc xử
lý vi phạm trong việc đưa người lao động đi xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Cần phải
có các chế tài xử lý thật nghiêm khắc để chấn chỉnh được tình trạng gian lận trong công tác
xuất khẩu lao động của tỉnh.
- Thứ b tăng cường công tác thông tin tuyên truyền. Các cấp chính quyền cần tăng
cường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng để có thể thơng tin đầy đủ và kịp

thời tới người lao động về các chủ trương chính sách, thơng tin về nhu cầu, điều kiện thị
trường và tiêu chuẩn lao động để người lao động chủ động đầu tư học tập nâng cao trình độ
nghề nghiệp và ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu thị trường lao động quốc tế.
- Thứ 4, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các ngành liên quan
nghiên cứu mở rộng thị trường XKLĐ; xây dựng chế độ hỗ trợ khuyến khích XKLĐ. Thơng
báo cơng khai về thị trường lao động, số lượng tiêu chuẩn tuyển chọn, các điều kiện về làm
việc và sinh hoạt, quyền lợi trách nhiệm của người lao động và các khoản đóng góp, quản lý,
chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo nghề tổ chức thực hiện giáo dục định
hướng theo đúng nội dung, chương trình, thời gian và chất lượng theo quy định, đáp ứng
nguồn nhân lực đủ tiêu chuẩn XKLĐ; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra XKLĐ theo
quy định; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, một năm.
- Thứ năm chấn chỉnh các vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động tiếp cận được với lao động địa phương cũng như tiếp cận nguồn vốn ngân
hàng.
2.3.2. Giải pháp quản lý từ phía doanh nghiệp
- Thứ nhất, các doanh nghiệp phải kết hợp sát sao với đối tác nước ngoài để theo dõi
và quản lý lao động của mình. Đối với Doanh nghiệp đưa được từ 100 lao động trở lên phải
cử đại diện tại nước ngoài theo dõi và quản lý lao động. Ngoài ra hàng quý, người phụ trách
quản lý phải kết hợp với các đối tác để theo dõi và quan tâm kiểm tra lao động tại nước ngoài
theo định kỳ 03 tháng/1lần. Giải quyết khi có phát sinh xảy ra một cách kịp thời.
- Thứ hai, đẩy mạnh việc phối kết hợp đào tạo nghề cho lao động với các cơ sở đào
tạo chuyên dụng, thường xuyên phối hợp và kiểm soát chất lượng lao động gửi đào tạo.
- Thứ ba, chú trọng khơng chỉ đào tạo ngoại ngữ mà cịn cần đào và giáo dục định
hướng kỹ trước khi đưa lao động ra làm việc tại nước ngồi, chỉ có như vậy mới hạn chế được
những phát sinh sau khi xuất cảnh.
3. KẾT LUẬN
Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm nên nhiều năm
qua đã được quan tâm nhiều hơn trong việc chỉnh đốn thị trường và điều chỉnh các chính sách
nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động. Trước thách thức của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0, nhiều việc làm truyền thống sẽ biến mất trong tương lai. Vì vậy, để duy trì

thị trường lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc) với những ngành nghề khó thay
thế rất quan trọng để duy trì việc làm của người lao động trong tương lai cũng như đảm bảo
an sinh xã hội. Để giải quyết những bất cập trong quản lý đang diễn ra cho thị trường lao động
này cần cần có nhiều giải pháp tổng thể và linh hoạt hơn nữa nhằm giữ gìn uy tín của lao động
Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, từ đó giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu
lao động.

428


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
“Báo cáo xuất khẩu lao động sang Đài Loan (Trung Quốc)”; Cục Quản lý lao
động ngoài nước (2017)
2.
Nguyễn Thị Tuyết Nhung (2013), “Tổng quan tình hình lao động Việt Nam tại
Đài Loan (Trung Quốc)”, Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam ( />3.
Hà Nam (2016), Xuất khẩu lao động Đài Loan (Trung Quốc): Phí cao và lao
động bỏ trốn, Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, />
INFLUENCE OF THE 4.0 REVOLUTION ON THE EXPORT OF
VIETNAMESE LABORS TO THE TAIWAN MARKET
Abstract and Keywords:
Taiwan is one of the key export markets for labor in our country. After 18 years of
implementing the agreement on sending and receiving Vietnamese workers to Taiwan, the
annual size of Vietnam's labor force to work in this market always accounts for a high
proportion of the total labor force in Vietnam to work abroad. At risk of breaking the current
labor market when the 4th industrial revolution taken place, the labor export, especially to
traditional markets such as Taiwan, where industries and machinery are difficult to replace,

such as caring for patients at home and at hospitals, offshore fishing, etc. The need to
maintain stability and development. However, the management of Vietnamese labor to
Taiwan is still inadequate. The article provides an overview of the labor export situation in
Taiwan in recent years, the inadequacies and limitations of labor management to work in
Taiwan, in order to manage this labor market. Solving these inadequacies will contribute to
stabilizing the labor market of our country before the industrial revolution 4.0.
Keywords: labor export, Taiwan, inadequacies, labor management, development
solutions, industrial revolution 4.0

429



×