Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Luận văn thạc sĩ đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.1 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG UYÊN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
TỈNH BẾN TRE
Chun ngành: Kinh tế-Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. TRẦM THỊ XUÂN HƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011

123doc


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, chưa
cơng bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông
tin xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2011
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Phƣơng Uyên

123doc


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
Phần mở đầu
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT
1.1 Hộ sản xuất ............................................................................................................ 1
1.1.1 Khái niệm hộ sản xuất. ....................................................................................... 1
1.1.2 Đặc điểm hộ sản xuất. ........................................................................................ 1
1.1.2.1 Các nguồn tài chính của hộ sản xuất ............................................................... 1
1.1.2.2 Những đặc điểm của hộ sản xuất. ................................................................... 2
1.1.3 Vai trò hộ sản xuất trong phát triển kinh tế........................................................ 3
1.1.3.1 Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải quyết
việc làm ở nông thôn. .................................................................................................. 3
1.1.3.2 Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, thúc đẩy kinh tế phát
triển .......... ..............................................................................................................................3

1.2 Tín dung ngân hàng đối với hộ sản xuất. .............................................................. 5
1.2.1 Đặc điểm của tín dụng hộ sản xuất. ................................................................... 5
1.2.1.1 Thời hạn cho vay gắn liền với chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật. .......... 5
1.2.1.2 Môi trường tự nhiên tác động đến thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng .... 5
1.2.1.3 Chi phí tổ chức cao. ........................................................................................ 5

1.2.2 Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. ........................................ 6
1.2.2 .1 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì q
trình sản xuất liên tục, góp phần phát triển kinh tế . .................................................. 6
1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy q trình tập trung vốn và tập trung
sản xuất . ................................................................................................................... 6

123doc


1.2.2 .3 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động. ......................................... 7
1.2.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng vế mặt chính trị xã hội. ................................ 7
1.2.3 Các hình thức cấp tín dụng đối với hộ sản xuất. ............................................... 8
1.2.3.1 Cho vay trực tiếp. ............................................................................................ 8
1.2.3.2 Cho vay bán trực tiếp. ..................................................................................... 8
1.2.3.3 Cho vay gián tiếp. ........................................................................................... 9
1.3 Chấ t lươ ̣ng tiń du ̣ng ngân hàng đố i với hô ̣ sản xuấ t. .......................................... 10
1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng. ...................................................... 10
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. ............ 11
1.3.2.1 Doanh số cho vay hộ sản xuất và tỷ trọng cho vay hộ sản xuất. .................. 11
1.3.2.2 Doanh số thu nợ hộ sản xuất và tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất. ............................. 11
1.3.2.3 Nợ quá hạn hộ sản xuất. ................................................................................ 11
1.3.2.4 Vịng quay vốn tín dụng hộ sản xuất............................................................. 12
1.3.2.5 Một số chỉ tiêu khác......................................................................................... 12
1.3.2.6 Nội dung cơ bản về hiệp ước Basel 2 trong quản lý rủi ro tín dụng. ............ 14
1.3.2 Các yếu tớ ảnh hưởng đế n chấ t lươ ̣ng tin
́ dụng của ngân hàng đố i với hô ̣ sản
xuấ t ............................................................................................................................ 15
1.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong hoạt động tín dụng ngân hàng
với hộ sản xuất .......................................................................................................... 18

Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 20
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
TỈNH BẾN TRE
2.1 Tổng quan về Chi nhánh NHNo&PTNT Bến Tre. ............................................. 21
2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Bến Tre trong thời
gian 2008-2010 .......................................................................................................... 22
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Bến Tre năm 2008-2010. ..... 25
2.3.1 Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn tại NHNo&PTNT Bến Tre ........................ 26

123doc


2.3.2 Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế tại NHNo&PTNT Bến Tre...................... 27
2.3.3 Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế tại NHNo&PTNT Bến Tre ............. 27
2.4 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre ....... 28
2.4.1 Dư nợ của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre. ......................................... 28
2.4.2 Doanh số cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre .............................. 30
2.4.3 Doanh số thu nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre ................................ 31
2.4.4 Dư nợ quá hạn hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre ................................... 32
2.4.5 Tỷ lệ nợ xấu của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre ................................ 33
2.4.6 Vịng quay vốn tín dụng của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre ............. 36
2.5 Những kết quả đạt được và những mặt cịn tồn tại về chất lượng tín dụng hộ sản
xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre ................................................................................ 36
2.5.1 Kết quả đạt được. ............................................................................................. 36
2.5.2 Những mặt còn tồn tại ...................................................................................... 39
2..5.2.1 Về phía NHNo&PTNT Bến Tre .................................................................. 39
2.5.2.2 Về phía khách hàng là hộ sản xuất ............................................................... 40
2.5.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuát tại
NHNo&PTNT Bến Tre ............................................................................................. 41

2.5.3.1 Nguyên nhân về phía mơi trường sản xuất kinh doanh ................................ 41
2.5.3.2 Nguyên nhân về phía NHNo&PTNT Bến Tre ............................................. 43
2.5.3.3 Nguyên nhân về phía khách hàng là hộ sản xuất .......................................... 48
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 51
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CỦA HỘ
SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH BẾN TRE
3.1 Định hướng phát triển NHNo&PTNT Bến Tre giai đoạn 2011-2015 ................ 52
3.1.1 Mục tiêu và phương châm phát triển. .............................................................. 52
3.1.2 Các chỉ tiêu cơ bản ........................................................................................... 52
3.1.3 Định hướng về thay đổi cơ cấu đầu tư ............................................................. 53
3.1.4 Định hướng về thị trường và khách hàng......................................................... 53

123doc


3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến
Tre. ............................................................................................................................ 53
3.2.1 Những giải pháp đề xuất đối với NHNo&PTNT Bến Tre nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng hộ sản xuất tại chi nhánh .................................................................. 54
3.2.2 Những giải pháp kiến nghị về môi trường hoạt động kinh doanh của hộ sản
xuất. ........................................................................................................................... 66
Kết luận chương 3 ..................................................................................................... 68
Kết luận ..................................................................................................................... 70
Tài liệu tham khảo.
Phụ lục 1.
Phụ lục 2.
Phụ luc 3.
Phụ lục 4.
Phụ lục 5.


123doc


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHNN
NHNo&PTNT Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam

NHNo&PTNT Bến Tre

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến
Tre

NHTM

Ngân hàng thương mại

HSX

Hộ sản xuất

TCTD

Tổ chức tín dụng


USD

Đơ la Mỹ

VND

Việt Nam đồng

123doc


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu chủ yếu của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010.
Bảng 2.2: Chỉ tiêu nguồn vốn của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu dư nợ của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010
Bảng 2.4: Chỉ tiêu về tài chính của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010.
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm
2008-2010.
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT Bến Tre từ năm
2008-2010.
Bảng 2.7: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT Bến Tre từ
năm 2008-2010
Bảng 2.8: Cơ cấu tín dụng của hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 20082010.
Bảng 2.9: Doanh số cho vay hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 2008-2010.
Bảng 2.10: Doanh số thu nợ hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre từ năm 20082010
Bảng 2.11: Dư nợ quá hạn cuả hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre từ 2008-2010
Bảng 2.12: Dư nợ xấu cuả hộ sản xuất NHNo&PTNT Bến Tre từ 2008-2010.
Bảng 2.13: Vịng quay vốn tín dụng của hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Bến Tre từ
2008-2010.


123doc


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
Bến Tre là một trong những tỉnh có tiềm năng kinh tế phong phú, đa dạng.
Địa hình có bốn nhánh sơng Cửu Long chia làm ba dãy cù lao sông rạch. Bến Tre là
tỉnh đồng bằng nằm cuối nguồn sông Cửu Long, tiếp giáp biển Đông và các tỉnh
Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Trung tâm của tỉnh cách Thành Phố Hồ Chí
Minh 86 km. Các sơng Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên mang phù sa bồi tụ
thành ba dãi cù lao lớn là: cù lao An Hoá, cù lao Bảo và cù lao Minh. Diện tích tự
nhiên của tỉnh có 2.322 km2, Bến Tre có 1 thành phố và 8 huyện với 164 xã
phường. dân số khoảng 1,4 triệu dân, có bình qn GDP tăng trên 9%/ năm, nơng
nghiệp chiếm vị trí chủ lực trong nền kinh tế của Bến Tre; trong đó kinh tế vườn và
kinh tế biển là 2 mũi nhọn. Giá trị sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp chiếm trên 65%
tổng giá trị sản xuất của Bến Tre.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, thủy
lợi được tập trung đầu tư đã giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở rộng giao
lưu với các tỉnh, thành trong khu vực, tạo ra diện mạo mới cho toàn tỉnh. Cơng trình
cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Lng, nhiều đường giao thơng nội địa, trường học…
hồn thành, có ý nghĩa sâu sắc với nhân dân Bến Tre.
Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều chính sách để phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn nói chung và hộ sản xuất nói riêng, với đặc trưng là nơng nghiệp chiếm
vị trí chủ lực trong nền kinh tế (tỷ trọng nông nghiệp chiếm gần 50%), thì nhu cầu
tín dụng của Bến Tre để phục vụ việc phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn là
rất lớn, mà cụ thể là nhu cầu vay vốn của hộ sản xuất. Tín dụng là một dịch vụ chủ
yếu mang lại lợi nhuận và cũng là một nhân tố quyết định nên sự tồn tại và phát
triền của ngân hàng, tuy nhiên nó cũng mang đến khơng ít rủi ro đến cho ngân hàng.
Tín dụng đối với lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn hay cụ thể là tín dụng đối với hộ
sản xuất cũng không ngoại lệ. Trước chủ trương của Đảng và Nhà nước, cùng với

lợi ich thiết thực của hộ sản xuất, vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào vẫn mở rộng
tín dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của hoạt động tín dụng với hộ sản xuất.

123doc


Xuất phát từ những vấn đề trên, đã cho thấy việc nâng cao chất lượng tín
dụng với hộ sản xuất là một đáng quan tâm. Do vậy tác giả chọn đề tài nghiên cứu
“Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre” với mục tiêu là nghiên cứu nâng cao chất
lượng tín dụng đối với hộ sản xuất, đáp ứng nhu cầu vay vốn hộ.
2. Vấn đề nghiên cứu.
Vấn đề nghiên cứu chính là những yếu tố/nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng mà cụ thể là chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre và những giải pháp để khắc
phục. Cụ thể, đề tài nghiên cứu sẽ tập trung làm rõ những nội dung cụ thể sau đây:
 Nghiên cứu về các cơ sở lý luận cơ bản về chất lượng tín dụng hộ sản xuất,
mơi trường hoạt đợng tín dụng và những yế u tố ảnh hưởng đế n chấ t lượng
tín dụng cho vay đối với hộ sản xuất..
 Thực trạng về hoạt động tín dụng và chấ t lượng tín dụng đối với hộ sản suất.
- Phân tích đáng giá hoa ̣t đơ ̣ng tin
́ du ̣ng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bến Tre.
- Sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre trên phương diện
ngân hàng và trên phương diện khách hàng.
- Từ đó đưa ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của
hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre.
 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.

- Giải pháp tuân thủ quy chế, pháp luật.
- Giải pháp khắc phục về môi trường.
- Giải pháp nâng cao sự hợp tác và nhận thức của khách hàng đến giao dịch
3. Các mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là xác định những nguyên nhân làm chất
lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông

123doc


thơn Bến Tre, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đưa hoạt động tín dụng tiếp tục
phát triển bền vững. Đề tài nghiên cứu có những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Phân tích tình hình thực trạng về hoạt động tín dụng của chi nhánh trong 3
năm qua 2008-2010, phân tích chất lượng tín dụng hộ sản xuất về phía khách
hàng là hộ sản xuất.
- Xác định những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng dẫn đến
rủi ro cho họat động kinh doanh của chi nhánh.
- Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho hoạt động tín dụng trong
tương lai.
4. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu.
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu chấ t lươ ̣ng tin
́ du ̣ng đối với hộ sản xuất tại Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre nên đối tượng nghiên cứu
của đề tài là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre và các hộ
sản xuất trên đia bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn năm 2008-2010..
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này tập trung vào hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất
(chủ yếu là hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất vì tỉnh Bến Tre là tỉnh hoạt động
trong lĩnh vực nơng nghiệp là chính) và được thực hiện ở Bến Tre trong giai đoạn

năm 2008-2010. Do vậy, kết quá nghiên cứu chỉ áp dụng được cho các sản phẩm tín
dụng (cho vay). Do mỗi địa phương có đặc thù riêng, nên kết quả nghiên cứu có thể
khơng hồn tồn đúng với những chi nhánh khác của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để thực hiện nghiên cứu này chúng ta sử dụng kết hợp các phương pháp định
tính và phương pháp định lượng.
Về nghiên cứu định tính, chúng ta phân tích những số liệu sẵn có về tình
hình hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua. Phỏng vấn một số cán
bộ tín dụng của chi nhánh và phỏng vấn một số khách hàng là hộ sản xuất hiện tại.
Thu thập và phân tích các yếu tố thuộc mơi trường kinh doanh . Chúng ta sẽ thu thập

123doc


các thơng tin thứ cấp về tình hình phát triển kinh tế ở Bến Tre, những quy định liên
quan lĩnh vực tín dụng ngân hàng, v.v.
Về nghiên cứu định lượng, chúng ta sẽ thiết kế phiếu điều tra (questionnaire)
để thu thập những thông tin cần thiết.
5. Kết cấu của nghiên cứu.
Báo cáo nghiên cứu bao gồm 3 chương. Nội dung cụ thể từng chương được
trình bày như sau:
Chương 1:

Cơ sở lý luâ ̣n về chất lượng tín dụng hộ sản xuất. Chương này

trình bày tở ng quan về hộ sản xuất , tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất, chấ t
lươ ̣ng tiń du ̣ng đối với hộ sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng.
Chương 2:


Đánh giá chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre Bến Tre. Chương này tâ ̣p trung
phân tić h thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng tin
́ du ̣ng

đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông

nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre. Chương này sẽ làm rõ nhữ ng yế u tố /
nguyên nhân làm ảnh hưởng chấ t lươ ̣ng tin
́ du ̣ng đối với hộ sản xuất.
Chương 3:

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại

NHNo&PTNT Bến Tre. Phần này trình bày những giải pháp nhằm phát triển hoạt
động tín dụng một cách bền vững.

123doc


1

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
HỘ SẢN XUẤT
1.1

Hộ sản xuất.

1.1.1


Khái niệm hộ sản xuất.
Hộ sản xuất là một lực lượng sản xuất chiếm một tỷ trọng cao ở nông thôn. Hộ

sản xuất hoạt động trong nhiều ngành nghề nhưng hiện nay phần lớn hoạt động
trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, các hộ này tiến hành sản xuất
kinh doanh đa dạng kết hợp trồng trọt với chăn nuôi và kinh doanh ngành nghề phụ.
Đặc điểm sản xuất kinh doanh nhiều ngành nghề nói trên đã góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của các hộ sản xuất ở nước ta thời gian qua,
Để phù hợp với xu thế phát triển chung, phù hợp với chủ trương của Đảng và
Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành phụ lục số 1 kèm theo quyết định
499A ngày 2/9/1993, theo đó thì khái niệm hộ sản xuất được hiểu như sau: "Hộ sản
xuất là đơn vị kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể
trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động
sản xuất của mình". Thành phần chủ yếu của hộ sản xuất bao gồm: hộ nông dân, hộ
tư nhân, cá thể, hộ gia đình.
1.1.2 Đặc điểm hộ sản xuất.
1.1.2.1 Các nguồn tài chính của hộ sản xuất.
Hộ sản xuất cũng là một chủ thể trong nền kinh tế, nên nguồn tài chính của
hộ sản xuất cũng gồm nhiều nguồn giống như các chủ thể kinh tế khác. Tuy nhiên
nguồn tài chính của hộ sản xuất thường bị hạn chế hơn so với các tổ chức kinh tế
khác (ví dụ: một số loại hình doanh nghiệp thì được phép phát hành cồ phiếu, trái
phiếu, giấy tờ có giá để huy động vốn, giúp tăng nguồn tài chính, nhưng ở kinh tế
hộ thì pháp luật khơng cho phép được phép làm điều đó…)
 Nguồn tài chính bên trong:
-

Trước hết phải kể đến là từ chính bản thân của hộ. Cụ thể là những tài sản

mà hộ đang có được như: nhà cửa, đất đai, các tài sản có giá có thể dễ dàng chuyển

đổi thành tiền... đây là nguồn tài chính mà khi hộ sản xuất bắt đầu thực hiện một

123doc


2

phương án sản xuất, kinh doanh sẽ dùng đến đầu tiên. Trên cơ sở đó nếu cịn thiếu
hụt về tài chính thì sẽ tìm đến các nguồn tài chính khác.
-

Tiền để dành: số tiền mà hộ đã dành dụm được trong một khoảng thời gian.

-

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.

-

Nguồn thu khác: như kiều hối hoặc do may mắn trúng số.

 Nguồn tài chính bên ngoài:
-

Vay mượn từ người thân, bạn bè.

-

Vay ngân hàng.


-

Các nguồn trợ giúp của chính phủ: nhiều hộ sản xuất đã nhận được các

khoản tiền hỗ trợ tài chính, chủ yếu là các khoản vay nhỏ, từ các cơ quan, tổ chức
phát triển kinh doanh trực thuộc chính phủ.
-

Từ các nhà cung cấp: để có được nguồn tài chính phục vụ kế hoạch mở rộng

sản xuất kinh doanh là tiếp cận các nhà cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, dịch vụ
đầu vào để được phép vay tiền trả chậm với mức lãi suất hợp lý.
1.1.2.2 Những đặc điểm của hộ sản xuất.
Hô ̣ sản xuấ t đươ ̣c hiǹ h t hành một cách tự phát nên đa da ̣ng và phong phú .
Tùy thuộc vào hình thức sinh hoạt ở mỗi vùng và địa phương mà hộ

sản xuất hình

thành cách sản xuất , tổ chức riêng trong pha ̣m vi gia đình . Các thành viên trong hộ
quan hê ̣ với nhau có cùng sở hữu kinh tế . Trong mô hin
̀ h sản xuấ t chủ hô ̣ cũ ng là
người lao đô ̣ng trực tiế p, làm việc có trách nhiệm và hồn tồn tự giác.
Đối tượng sản xuấ t phát triể n phức ta ̣p và đa da ̣ng, chi phí sản xuấ t thường là
thấ p, vố n đầ u tư có thể rải đề u trong quá trình sản xuất, quá trình sản xuất của hộ
mang tính thời vu ,̣ cùng một lúc có thể kinh doanh sản xuất nhiều loại cây trồng , vâ ̣t
nuôi hoă ̣c tiế n hành các ngành nghề khác lúc nơng nhàn , vì vậy thu nhập cũng r ãi
đều, đó là yế u tố quan tro ̣ng tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển toàn diện.
Trình độ sản xuất của hộ ở mức thấp , chủ yếu là sản xuất thủ cơng , máy móc
khơng nhiều, giản đơn, tổ chức sản xuấ t mang tin
́ h tự phát , qui mô nhỏ không đươ ̣c

đào ta ̣o bài bản. Hô ̣ sản xuấ t hiê ̣n nay nói chung vẫn hoa ̣t đô ̣ng sản xuấ t kinh doanh

123doc


3

theo tiń h chấ t truyề n thố ng , thái độ lao động thường bị chi phối bởi tình cảm đạo
đức gia đình và nế p sinh hoa ̣t theo phong tu ̣c tâ ̣p quán của làng quê .
Quy mô sản xuấ t của hô ̣ thường nhỏ , hơ ̣ có sức lao đơ ̣ng, có các điều kiện về
đấ t đai, mă ̣t nước nhưng thiế u vố n , thiế u hiể u biế t về khoa ho ̣c , kỹ thuật, thiế u kiế n
thức về thi ̣trường nên sản xuấ t kinh doanh còn mang nă ̣ng tí nh tự cấ p , tự túc. Nế u
không có sự hỗ trơ ̣ của Nhà nước về cơ chế chin
́ h sách , về vố n thì kinh tế hô ̣ không
thể chuyể n sang sản xuấ t hàng hóa , không thể tiế p câ ̣n với cơ chế thi ̣trường.
Từ những đă ̣c điể m trên ta thấ y kinh tế hô ̣ rấ t dễ chuyể n đổ i hoă ̣c mở rô ̣ng cơ
cấ u vì chi phí bỏ ra it́ , trình độ khoa học kỹ thuật thấp.
1.1.3. Vai trò hộ sản xuất trong phát triển kinh tế.
1.1.3.1 Hộ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, giải
quyết việc làm ở nông thôn.
Việc làm là một trong những vấn đề cấp bách đối với tồn xã hội nói chung
và đặc biệt là nơng thơn hiện nay. Nước ta có trên 70% dân số sống ở nông thôn.
Với một đội ngũ lao động dồi dào, phát triển kinh tế đã được Nhà nước chú trọng
mở rộng song mới chỉ giải quyết được việc làm cho một số lượng lao động nhỏ, lao
động thủ công và lao động nơng nhàn cịn nhiều.
Từ khi được cơng nhận hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời
với việc Nhà nước giao đất, giao rừng cho nông-lâm nghiệp, đồng muối trong diêm
nghiệp, ngư cụ trong ngư nghiệp và cổ phần hoá trong doanh nghiệp, hợp tác xã đã
làm cơ sở cho mỗi hộ sử dụng hợp lý và có hiệu quả nhất nguồn lao động sẵn có của
mình, đồng thời tạo đà cho một số hộ sản xuất, kinh doanh trong nông thôn tự vươn

lên mở rộng sản xuất thành các mơ hình kinh tế trang trại, tổ hợp tác xã thu hút sức
lao động, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa ở nơng thơn.
1.1.3.2 Hộ sản xuất có khả năng thích ứng với cơ chế thị trƣờng, thúc đẩy kinh tế
phát triển.
Ngày nay, hộ sản xuất đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự tự do
cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá. Là đơn vị kinh tế độc lập, tự chủ, hộ sản xuất
phải quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh của mình là sản xuất cái gì, sản xuất

123doc


4

như thế nào để trực tiếp quan hệ với thị trường. Để đạt được điều này hộ sản xuất
đều phải không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu
cầu và một số biện pháp khác để kích thích cầu, từ đó mở rộng sản xuất đồng thời
đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Với quy mô nhỏ, bộ máy quản lý gọn nhẹ, năng động, hộ sản xuất có thể dễ
dàng đáp ứng được những thay đổi của nhu cầu thị trường mà không sợ ảnh hưởng
đến tốn kém về mặt chi phí. Thêm vào đó Nhà nước có các chính sách khuyến khích
tạo điều kiện để hộ phát triển. Như vậy với khả năng nhạy bén trước nhu cầu thị
trường, hộ sản xuất đã góp phần đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng cao của thị
trường tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn.
Từ sự phân tích trên cho thấy kinh tế hộ là thành phần kinh tế khơng thể
thiếu được trong q trình cơng nghiệp hoá-hiện đại hoá xây dựng đất nước. Kinh tế
hộ sản xuất phát triển góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong cả nước nói
chung, kinh tế nơng thơn nói riêng và cũng từ đó tăng mọi nguồn thu cho ngân sách
địa phương cũng như ngân sách Nhà nước.
Không những thế hộ sản xuất còn là bạn hàng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của
ngân hàng trên thị trường nơng thơn, vì vậy họ có mối quan hệ mật thiết với ngân

hàng và là thị trường rộng lớn có nhiều tiềm năng để mở rộng đầu tư tín dụng mở ra
nhiều vùng chuyên canh cho năng xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội, là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn lực vốn, lao động, tài
nguyên, đất đai đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội, là đối tác cạnh
tranh của kinh tế trong quá trình cùng vận động và phát triển.
Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì hộ sản xuất tạo điều kiện mở rộng thị
trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư.
Sự phát triển của kinh tế hộ sản xuất đã góp phần đảm bảo lương thực quốc
gia và tạo được việc làm cho người lao động, góp phần ổn định an ninh trật tự xã
hội, nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ và đời sống của người dân.

123doc


5

1.2 Tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.
Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên là ngân
hàng với một bên là hộ sản xuất hàng hóa. Từ khi được thừa nhận là chủ thể trong
quan hệ xã hội, có thừa kế, có quyền sở hữu tài sản, có phương án kinh doanh hiệu
quả, có tài sản thế chấp thì hộ sản xuất mới có khả năng và đủ tư cách để tham gia
quan hệ tín dụng với ngân hàng, đây cũng chính là điều kiện để hộ sản xuất đáp ứng
được điều kiện vay vốn ngân hàng.
Tín dụng hộ sản xuất có những đặc điểm và vai trị sau:
1.2.1

Đặc điểm của tín dụng hộ sản xuất.

1.2.1.1 Thời hạn cho vay gắn liền với chu kỳ sinh trƣởng của động, thực vật.

Thời hạn vay có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong
ngành nông nghiệp mà hộ sản xuất tham gia nói chung và các ngành nghề cụ thể mà
ngân hàng tham gia cho vay. Thường tính thời vụ được biểu hiện ở những mặt sau:
- Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp của hộ sản xuất quyết định thời điểm cho
vay, thu nợ của ngân hàng. Nếu ngân hàng tập trung cho vay các chuyên ngành hẹp
như cho vay một số cây, con nhất định thì phải tổ chức cho vay tập trung vào một
thời gian nhất định của năm, đầu vụ tiến hành cho vay, đến kỳ thu hoạch/tiêu thụ
tiến hành thu nợ.
- Chu kỳ sống tự nhiên của cây, con là yếu tố quyết định để ngân hàng tính tốn thời
hạn cho vay.
1.2.1.2 Mơi trƣờng tự nhiên tác động đến thu nhập và khả năng trả nợ của
khách hàng.
Nguồn trả nợ ngân hàng chủ yếu là tiền thu từ bán nông sản và các sản phẩm
chế biến có liên quan đến nơng sản, do đó sản lượng nơng sản thu được là yếu tố
quyết định khả năng trả nợ của khách hàng, sản lượng nông sản lại chịu sự tác động
rất lớn của môi trường tự nhiên.
1.2.1.3 Chi phí tổ chức cho vay cao.
Cho vay hộ sản xuất, đặc biệt là cho vay hộ nơng dân, thường chi phí nghiệp
vụ cho một đồng vốn vay thường cao do món vay nhỏ. Số lượng khách hàng đông,

123doc


6

phân bố ở khắp mọi nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng
mạng lưới cho vay và thu nợ: mở chi nhánh, phòng giao dịch cho vay tại xã.
Do đặc thù kinh doanh của hộ sản xuất có độ rủi ro cao nên chi phí cho dự
phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác.
1.2.2


Vai trị của tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.
Trong nền kinh tế hàng hoá các loại hình kinh tế khơng thể tiến hành sản

xuất kinh doanh nếu khơng có vốn. Nước ta hiện nay thiếu vốn là hiện tượng
thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ sản xuất.
Vì vậy, vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình phát
triển của nền kinh tế hàng hố. Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế nói chung và
hộ sản xuất nói riêng khơng những đảm bảo q trình sản xuất kinh doanh bình
thường mà cịn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảm bảo
thắng lợi trong cạnh tranh.
1.2.2.1 Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì
quá trình sản xuất liên tục, góp phần phát triển kinh tế .
Với đặc trưng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cùng với sự chun mơn
hố sản xuất trong xã hội ngày càng cao, đã dẫn đến tình trạng các hộ sản xuất khi
chưa thu hoạch sản phẩm, chưa có hàng hố để bán thì chưa có thu nhập, nhưng
trong khi đó họ vẫn cần tiền để trang trải cho các khoản chi phí sản xuất, mua sắm
đổi mới trang thiết bị và rất nhiều khoản chi phí khác. Khi đó các hộ sản xuất cần có
sự trợ giúp của tín dụng ngân hàng để có đủ vốn duy trì sản xuất liên tục. Nhờ có sự
hỗ trợ về vốn, các hộ sản xuất có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có khác
như lao động, tài nguyên để tạo ra sản phẩm cho xã hội, thúc đẩy việc sắp xếp, tổ
chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
1.2.2.2 Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy q trình tập trung vốn và tập
trung sản xuất.
Trong cơ chế thị trường, vai trò tập trung vốn tập trung sản xuất của tín dụng
ngân hàng đã thực hiện ở mức độ cao. Bằng cách tập trung vốn vào kinh doanh giúp
cho các hộ có điều kiện để mở rộng sản xuất, làm cho sản xuất kinh doanh có hiệu

123doc



7

quả hơn, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và đồng thời ngân hàng cũng đảm
bảo hạn chế được rủi ro tín dụng.
Thực hiện tốt chức năng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, ngân hàng quan
tâm đến nguồn vốn đã huy động được để cho hộ sản xuất vay nên sẽ thúc đẩy các
hộ sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tăng nhanh vịng quay vốn, tiết kiệm vốn cho
sản xuất và lưu thông. Trên cơ sở đó hộ sản xuất biết phải tập trung vốn như thế nào
để sản xuất góp phần tích cực vào quá trình vận động liên tục của nguồn vốn.
1.2.2.3 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền
thống, ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động.
Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa được
quan tâm và đầu tư đúng mức. Phát huy được làng nghề truyền thống cũng chính là
phát huy được nội lực của kinh tế hộ và tín dụng ngân hàng sẽ là cơng cụ tài trợ cho
các ngành nghề mới thu hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó góp
phần làm phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
nông-lâm-thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở
rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các hoạt
động kinh tế đối ngoại.Do đó, tín dụng ngân hàng là địn bẩy kinh tế kích thích các
ngành nghề kinh tế trong hộ sản xuất phát triển, tạo tiền đề để lôi cuốn các ngành
nghề này phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ.
1.2.2.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng về mặt chính trị, xã hội.
Tín dụng ngân hàng khơng những có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế mà còn có vai trị to lớn về mặt xã hội.
Thơng qua việc cho vay mở rộng sản xuất với hộ sản xuất đã góp phần giải
quyết cơng ăn việc làm cho người lao động. Đó là một trong những vấn đề cấp bách
hiện nay. Có việc làm, người lao động có thu nhập sẽ hạn chế được những tiêu cực
xã hội. Tín dụng ngân hàng thúc đẩy các ngành nghề phát triển, giải quyết việc làm
cho lao động thừa ở nông thôn, hạn chế luồng di dân vào thành phố do các ngành

nghề phát triển sẽ làm tăng thu nhập cho nơng dân, đời sống văn hố, kinh tế, xã hội
tăng lên, khoảng cách giữa nông thôn và thành thị càng xích lại gần nhau hơn, hạn

123doc


8

chế bớt sự phân hoá bất hợp lý trong xã hội, giữ vững an ninh chính trị-xã hội.
Ngồi ra tín dụng ngân hàng góp phần thực hiện tốt các chính sách đổi mới
của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy các hộ sản xuất phát triển nhanh làm thay đổi bộ
mặt nơng thơn, các tệ nạn xã hội dần được xố bỏ như: rượu chè, cờ bạc, mê tín dị
đoan... nâng cao trình độ dân trí, trình độ chun mơn của lực lượng lao động.
Tóm lại: tín dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ, mở rộng
sản xuất, kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề, khai thác các tiềm năng về lao
động, đất đai và các nguồn lực vào sản xuất, tăng sản phẩm cho xã hội và thu nhập
cho hộ sản xuất. Ngồi ra cịn tạo điều kiện cho kinh tế hộ sản xuất tiếp cận và áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, từng bước điều tiết sản
xuất phù hợp với tín hiệu của thị trường, thúc đẩy các hộ tính tốn, hạch tốn trong
sản xuất kinh doanh, tính tốn lựa chọn đối tượng đầu tư để đạt được hiệu quả cao
nhất. Tạo nhiều việc làm cho người lao động. Hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi
trong nơng thơn, hạn chế tình trạng “bán lúa non”..., góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng thơn, tăng tính hàng hố của sản phẩm nơng nghiệp trong điều kiện
phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
1.2.3 Các hình thức cấp tín dụng đối với hộ sản xuất.
1.2.3.1 Cho vay trực tiếp.
Cho vay trực tiếp là quan hệ tín dụng trong đó khách hàng có nhu cầu về
vốn giao dịch trực tiếp với ngân hàng để vay vốn và trả nợ. Trong cho vay trực tiếp
việc cấp tín dụng có thể tồn tại dưới dạng song phương hoặc đa phương.
- Với thể thức cho vay song phương, ngân hàng giải ngân/thu nợ trực tiếp với

khách hàng vay.
- Với thể thức đa phương, hợp đồng tín dụng có nhiều bên tham gia, trong đó
bên thứ 3 (ngoài ngân hàng và khách hàng vay) là những tổ chức có trách nhiệm
cung ứng vật tư, hàng hóa thuộc đối tượng vay và tiền vay sẽ được ngân hàng giải
ngân để thanh toán trực tiếp cho các tổ chức này.
1.2.3.2 Cho vay bán trực tiếp.
 Cho vay theo tổ hợp tác vay vốn.

123doc


9

Theo phương thức này, 10-40 hộ nông dân lập thành một tổ hợp tác vay vốn
trên cơ sở tự nguyện và sẽ bầu ra tổ trưởng để đại diện pháp lý trong giao dịch với
ngân hàng như trực tiếp nhận tiền, theo dõi nợ vay và thu nợ.
Trên cơ sở các quy định cho vay của ngân hàng, mỗi hộ làm giấy đề nghị vay
vốn, tổ tiến hành họp xét theo các điều kiện và nhất trí kiến nghị số tiền được vay
của từng hộ. Sau đó, tổ trưởng gửi giấy đề nghị vay cho cả tổ đến ngân hàng cùng
các giấy tờ khác. Sau đó nhân viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định và thông báo
quyết định số tiền cho vay của từng hộ, cũng như cho cả tổ.
 Cho vay theo tổ liên danh/đới vay vốn.
Về cách thức thành lập tổ liên đới cũng tương tự như cách thành lập tổ hợp tác
vay vốn. Tuy nhiên, theo kiểu tổ chức này mỗi thành viên trong tổ phải trực tiếp
chịu trách nhiệm trước việc hoàn trả nợ đúng hạn của các thành viên còn lại trong
tổ. Tường hợp chưa trả dứt nợ cũ, ngân hàng sẽ không cho tổ vay món mới, thường
áp dụng cho những món vay tương đối lớn, thường là nhu cầu trung, dài hạn.
Lợi ích của cho vay bán trực tiếp:



Đối với ngân hàng: giảm bớt được thời gian nhận và thẩm định hồ sơ vay, đặc

biệt là giảm áp lực mang tính thời vụ, thực hiện kiểm sốt có trọng tâm, giảm chi
phí nghiệp vụ.


Đối với khách hàng: nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong giao dịch

vay vốn ngân hàng, quan tâm hơn nữa đến việc sử dụng vốn có hiệu quả; tạo khơng
khí đồn kết, tương trợ trong sản xuất nông nghiệp trong thôn, ấp; cải thiện dần
phong cách kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa mở rộng.
1.2.3.3 Cho vay gián tiếp.
 Cho các tổ chức trung gian vay để ứng vốn cho các hộ sản xuất.
Các tổ chức trung gian trong trường hợp này là các công ty chế biến nông sản
như nhà máy đường, công ty chế biến đồ hộp, công ty lương thực, công ty xuất
nhập khẩu thủy hải sản. Phương thức cho vay này được thực hiện như sau: ngân
hàng cho các công ty trung gian vay, các công ty này ứng vốn cho các hộ nông dân

123doc


10

sản xuất, đến vụ thu hoạch các công ty trung gian mua các sản phẩm của hộ nông
dân, đồng thời thu các khoản nợ đã ứng từ đầu vụ sản xuất.
 Mua các hợp đồng bán trả chậm về vật tƣ và máy móc nơng nghiệp.
Các cơng ty thương mại kinh doanh vật tư nơng nghiệp có thể bán trả chậm,
trả góp cho hộ nơng dân hay các trang trại, sau đó ngân hàng sẽ mua lại các hợp
đồng đó_tức là ngân hàng cho vay dựa trên cơ sở các hợp đồng bán trả trả chậm.
1.3 Chấ t lƣơ ̣ng tín du ̣ng ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.3.1 Khái niệm chất lƣợng tín dụng ngân hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ một loại sản phẩm nào sản xuất ra cũng
phải là những sản phẩm mang tính cạnh tranh. Điều này có nghĩa là mọi sản phẩm
sản xuất ra đều phải có chất lượng. Các nhà kinh tế đã nhận xét rằng chất lượng phù
hợp với mục đích của người sản xuất và người sử dụng về một loại hàng hố nào đó
hay chất lượng là một sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Tín dụng là một trong những sản phẩm chính của ngân hàng. Đây là hình
thức sản phẩm mang hình thái phi vật chất, là dịch vụ đặc biệt. Sản phẩm này chỉ có
khả năng đánh giá được chất lượng sau khi khách hàng đã sử dụng. Do vậy, có thể
quan niệm chất lượng tín dụng ngân hàng là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng,
đáp ứng nhu cầu phát triển ngân hàng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Như vậy, chất lượng tín dụng ngân hàng thể hiện qua các điểm sau:
- Đối với khách hàng: tín dụng ngân hàng đưa ra phải phù hợp với yêu cầu
của khách hàng về mục đích sử dụng, lãi suất (giá cả sản phẩm), kỳ hạn, phương
thức thanh tốn, hình thức thanh toán, thủ tục đơn giản thuận tiện nhưng ln đảm
bảo ngun tắc tín dụng.
- Đối với ngân hàng: ngân hàng đưa ra các hình thức cho vay phù hợp với
phạm vi mức độ, giới hạn phù hợp với bản thân ngân hàng để ln đảm bảo tính
cạnh tranh, an toàn, sinh lời theo nguyên tắc trả đầy đủ và có lợi nhuận.
- Đối với nền kinh tế: phục vụ sản xuất lưu thông, tạo việc làm cho người
dân, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

123doc


11

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất.
Trong quá trình cung ứng sản phẩm cho hộ sản xuất, một việc quan trọng và
cần thiết là đánh giá được chất lượng của sản phẩm cung ứng, cụ thể là chất lượng

tín dụng hộ sản xuất, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích của ngân hàng và khách
hàng. Việc đánh giá này phải thông qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cụ thể sau:
1.3.2.1

Doanh số cho vay hộ sản xuất và tỷ trọng cho vay hộ sản xuất.
Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân

hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một năm.
Ngoài ra, ngân hàng còn dùng chỉ tiêu tỷ trọng cho vay hộ sản xuất, là chỉ
tiêu tương đối nhằm phản ánh tỷ trọng cho vay hộ sản xuất trong tổng doanh số cho
vay của Ngân hàng trong một năm.
Doanh số cho vay HSX
Tỷ trọng cho vay HSX = -------------------------------- x 100 (%)
Tổng doanh số cho vay
1.3.2.2 Doanh số thu nợ hộ sản xuất và tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất.
Doanh số thu nợ hộ sản xuất là chỉ tiêu phản ánh tổng số tiền ngân hàng đã
thu hồi được sau khi đã giải ngân cho hộ sản xuất trong một thời kỳ.
Ngoài ra, để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, ngân hàng còn sử dụng
chỉ tiêu tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất, là chỉ tiêu tương đối để phản ánh tỷ lệ thu được nợ
trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong một năm.
Doanh số thu nợ HSX
Tỷ lệ thu nợ HSX =

---------------------------------- x 100 (%)
Doanh số cho vay HSX

1.3.2.3 Nợ quá hạn hộ sản xuất.
Nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số tiền ngân hàng
chưa thu hồi được sau một thời hạn nhất định kể từ ngày khoản cho vay đến hạn thanh
toán tại thời điểm đang xem xét.

Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối, ngân hàng thường xuyên sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ
nợ quá hạn hộ sản xuất :

123doc


12

Dư nợ quá hạn HSX
Tỷ lệ nợ quá hạn HSX =

---------------------------- x 100 (%)
Tổng dư nợ HSX

Đây là chỉ tiêu tương đối được sử dụng chủ yếu để đánh giá chất lượng tín
dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất. Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động
tín dụng ngân hàng nói riêng đều chứa đựng nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và
sự an toàn kinh doanh của ngân hàng. Do vậy, việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay
đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ nợ quá hạn thấp, là vấn đề quan trọng trong quản lý
ngân hàng liên quan đến sự sống còn của ngân hàng. Nợ quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ
quá hạn sẽ thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.
1.3.2.4 Vịng quay vốn tín dụng hộ sản xuất
Doanh số thu nợ HSX
Vịng quay vốn tín dụng HSX =

------------------------------Dư nợ bình quân HSX

Trong đó:
(Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)
Dư nợ bình quân HSX =


--------------------------------------------2

Đây là một chỉ tiêu quan trọng xem xét chất lượng tín dụng hộ sản xuất, phản
ánh tần xuất sử dụng vốn. Vòng quay càng lớn kết hợp với số dư nợ luôn tăng
chứng tỏ đồng vốn ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu quả, tiết
kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
1.3.2.5 Một số chỉ tiêu khác.
Dư nợ cho vay trung dài hạn HSX
Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn HSX = ------------------------------------------ x 100(%)
Tổng dư nợ HSX
Đây là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu cần vốn trung,
dài hạn của hộ sản xuất để mở rộng sản xuất kinh doanh theo đánh giá tỷ lệ tối thiểu

123doc


13

là 30% tổng dư nợ. Tuy vậy tỷ lệ này có thể cao thấp tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn
trung dài hạn của địa phương cũng như chính sách tín dụng của từng ngân hàng
thương mại, phản ánh hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển kinh tế hộ
sản xuất qua đó đánh giá được chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ hộ sản xuất hàng năm
(Dư nợ cho vay HSX năm sau – Dư nợ cho vay HSX năm trước)
= ----------------------------------------------------------------------------------- x 100 (%)
Dư nợ HSX năm trước
Đây là dấu hiệu cho thấy kết quả hoạt động tín dụng. Sử dụng kết hợp với
chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn có thể biết được chất lượng cũng như hiệu quả tín dụng
ngân hàng đối với hộ sản xuất.

1.3.2.6 Nội dung cơ bản về hiệp ƣớc Basel 2 trong quản lý rủi ro tín dụng.
Hiệp ước Basel mới là những tài liệu hướng dẫn mô tả các đề xuất những
quy định nâng cao cơng tác quản lý rủi ro tín dụng, liên quan đến phạm vi yêu cầu
vốn đối với rủi ro hoạt động, đưa ra các biện pháp cải tiến khác nhau đối với hiệp
ước “hiện hữu” và chi tiết hóa “hoạt động thanh tra, giám sát” và các trụ cột về
“tính kỷ luật của thị trường”.
Mục tiêu của Basel II: Nâng cao chất lượng và sự ổn định của hệ thống ngân
hàng quốc tế; tạo lập và duy trì một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng hoạt
động trên bình diện quốc tế; đẩy mạnh việc chấp nhận các thông lệ nghiêm ngặt hơn
trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Hai mục tiêu đầu của Basel II là những mục tiêu chủ
chốt của Hiệp ước vốn Basel I. Mục tiêu cuối cùng là mới, đó là dấu hiệu của việc
bắt đầu chuyển dần từ cơ chế điều tiết dựa trên tỷ lệ, mà đó chỉ là một phần của
khung mới, hướng đến một sự điều tiết mà sẽ dựa nhiều hơn vào các số liệu nội bộ,
thông lệ và các mơ hình.
Basel II sử dụng khái niệm“Ba trụ cột”:
(1) Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc. Theo đó, tỷ lệ vốn bắt buộc
tối thiểu (CAR) vẫn là 8% của tổng tài sản có rủi ro như Basel I. Tuy nhiên, rủi ro
được tính tốn theo ba yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi

123doc


×