Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quan hệ thương mại mỹ trung từ khi tổng thống trump nhậm chức (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.91 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

I. KHÁI QUÁT QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG KHI TỔNG THỐNG
DONALD TRUMP LÊN NẮM QUYỀN................................................................................1
II. NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG KỂ
TỪ KHI DONALD TRUMP TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG HOA KỲ (2017).................2
1. Cuộc gặp thượng đỉnh định hình quan hệ thương mại tại Mar-a-lago và kế hoạch 100 ngày
Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ - Trung......................................................................................2
2. Những cáo buộc về vấn đề Triều Tiên của Trump đối với Trung Quốc trong quan hệ
thương mại Mỹ - Trung..............................................................................................................4
3. Tình trạng nhập siêu của Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2017...................................................5
4. Cuộc gặp thượng định tại Bắc Kinh và việc ký kết các hợp đồng thương mại trị giá 250 tỷ
USD.............................................................................................................................................6
III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM..................................8
1. Nguy cơ về một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?............................................................8
2. Những ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam.......................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................13


I. KHÁI QUÁT QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG KHI TỔNG THỐNG
DONALD TRUMP LÊN NẮM QUYỀN
Trước khi Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, từ năm 2012, ông Obama bắt đầu thực
hiện chiến lược xoay trục sang châu Á, tái tập trung sự chú ý của Washington vào khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, trong khi ơng Tập Cận Bình, khi đó là tân tổng bí thư đảng Cộng
sản Trung Quốc, đã tuyên bố ý định tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc
tế. Sự ngờ vực lẫn nhau đã gia tăng trong những năm gần đây, trong bối cảnh sự đối đầu giữa
hai nước leo thang, mặc dù đã có một số điểm hợp tác tiêu biểu như thỏa thuận biến đổi khí
hậu Paris được phê chuẩn năm 2016. Hai nước cạnh tranh cho vị trí lãnh đạo kinh tế trong
khu vực, khi ơng Obama thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong khi
Bắc Kinh đối trọng bằng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á và kế hoạch "một vành đai,
một con đường".1



Năm 2015, Trung Quốc thay thế Canada trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
Tổng thương mại song phương trong hàng hóa và dịch vụ năm 2015 là 659,4 tỷ USD2. Trung
Quốc hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, nắm giữ khoảng 1,23 nghìn tỷ USD nợ quốc
gia Mỹ, trong khi các cơng ty Mỹ đã thiết lập hơn hàng nghìn doanh nghiệp ở Trung Quốc.
Đồng thời, quan hệ thương mại Mỹ-Trung tồn tại một sự bất cân đối nghiêm trọng khi mà tỷ lệ
nhập siêu của Mỹ từ Trung Quốc khơng hề có tín hiệu thun giảm (Biểu đồ minh hoạ).
Trong chiến dịch tranh cử của mình, Donald Trump đã gửi đi những tín hiệu cho thấy
ơng sẽ cứng rắn với Bắc Kinh. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã gọi Trung Quốc là
"bên thao túng tiền tệ" và dọa áp đặt thuế 45% với hàng Trung Quốc, khiến nhiều chuyên gia
lo ngại về nguy cơ chiến tranh thương mại. Ơng cũng chỉ trích rằng Trung Quốc chưa làm đủ
để ngăn chặn Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân. 4
Vì vậy, khi ơng Trump vào Nhà Trắng đã khiến cho khơng ít quan điểm trong dư luận
1

Phương Vũ (2017), Quan hệ Mỹ-Trung qua các đời tổng thống Mỹ, />
tram-quan-he-my-trung-qua-5-doi-tong-thong-my-3535872/index.html
2

Census Bureau (2015), Trade with China, />
3

The Balance (2017), U.S. Debt to China: How Much Does It Owe?, />
to-china-how-much-does-it-own-3306355

1


nhận định, thậm chí lo ngại rằng: một cuộc chiến Mỹ - Trung là khơng thể tránh khỏi, nó sẽ
diễn khốc liệt dưới triều đại Trump. Tuy nhiên, vị Tổng thống doanh nhân này dường như

cũng chỉ “rung chà cho cá nhảy”5. Minh chứng cho điều này là thực tế từ khi nhậm chức, ơng
Trump chưa hề có những hành động làm phương hại nghiêm trọng đến quan hệ thương mại
Mỹ - Trung.
Thực ra động thái này thể hiện bước đi nhằm tối đa hố lợi ích cho Mỹ của chính
quyền Trump; có thể nhận diện, kinh tế hố chính trị đã được xem là nền tảng trong quan hệ
Mỹ - Trung dưới thời tổng thống Donald Trump. Với Trump, mọi thứ đều có thể thương
lượng và Trump biết cách thương lượng. Mọi xung đột vốn có trong quan hệ giữa Washington
và Bắc Kinh đều được hoá giải dựa trên nguyên tắc này. Và đó có thể là sự khác biệt trong
quan hệ Mỹ - Trung dưới triều đại Trump so với các chính quyền Mỹ trước đây. 6
II. NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG KỂ
TỪ KHI DONALD TRUMP TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG HOA KỲ (2017)
1. Cuộc gặp thượng đỉnh định hình quan hệ thương mại tại Mar-a-lago và kế hoạch 100
ngày Đối thoại kinh tế toàn diện Mỹ - Trung
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình ở tiểu bang Florida đã diễn ra trong hai ngày 6-7/4/2017 không chỉ là tâm
điểm hoạt động chính trị-ngoại giao đối với Washington và Bắc Kinh, mà còn thu hút sự quan
tâm đặc biệt của dư luận quốc tế. Sự kiện này được đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong việc xác lập và định hình lại tính chất quan hệ giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới
trong nhiều năm tới.
Khép lại cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo, hai bên đã đạt được những tiến
bộ về một loạt các vấn đề trong đó nổi bật là vấn đề về Triều Tiên và thương mại 7. Phía Trung
Quốc nhất trí sẽ hợp tác cùng Mỹ giải quyết những bất đồng và tìm giải pháp chung trong hợp
tác. Ơng Tập Cận Bình cũng đã nhất trí về kế hoạch 100 ngày thương lượng về thương mại
với Mỹ8, nhằm mục tiêu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Mỹ và giảm thặng dư thương mại
của Trung Quốc với Mỹ.
Ngày 11/5, bộ Thương mại Mỹ công bố bản kế hoạch 100 ngày Đối thoại kinh tế toàn
4

Phương Vũ (2017), Quan hệ Mỹ-Trung qua các đời tổng thống Mỹ, />
tram-quan-he-my-trung-qua-5-doi-tong-thong-my-3535872/index.html

5

Ngọc Việt (2017), Donald Trump đã định hình quan hệ Trung-Mỹ, />
dinh-hinh-quan-he-trung-my/
6

Anh Duy (2017), Với Trump, chính sách "Một Trung Quốc"như mọi thứ, đều có thể thuương lượng,

/>7

Tome Phillips (2017), Chinese president Xi Jinping arrives for first meeting with Donald Trump,

/>
2


diện Mỹ - Trung. Dưới sự lãnh đạo của các đồng chủ tịch, Bộ trưởng Tài chính Steven T.
Mnuchin, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross của Mỹ và Phó Thủ tướng Uông Dương của
Trung Quốc, 2 quốc gia đã đàm phán một cách mạnh mẽ để đạt được tiến bộ trong các vấn đề
chính. Ba đồng chủ tịch đạt được sự nhất trí về cam kết ban đầu theo kế hoạch 100 ngày và
các mục tiêu cho các bước tiếp theo.9
Kế hoạch 100 ngày được kỳ vọng đóng vai trị chủ chốt và tích cực thúc đẩy quan hệ
thương mại và kinh tế bước sang kỷ nguyên mới, đặc biệt trong việc thu hẹp cán cân thương
mại song phương10. Với đánh giá cho rằng quan hệ thương mại và kinh tế Mỹ - Trung đang ở
thời kỳ quyết định, tại cuộc đối thoại kéo dài một ngày, Chính phủ hai nước được hối thúc tạo
điều kiện thuận lợi sớm hoàn tất các cuộc thương lượng về Hiệp định đầu tư song phương
giữa Mỹ và Trung Quốc (BIT), khởi động các cuộc đàm phán sâu rộng hơn về Hiệp ước đầu
tư và thương mại khi thời cơ chín muồi để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như sản xuất
sản phẩm cơng nghệ cao, dịch vụ.
Ngồi một số thỏa thuận mang tính nguyên tắc, hai bên đã cam kết về một số vấn đề

từng được coi là nhạy cảm. Theo đó, tới ngày 16/7, hai bên sẽ hồn tất các thủ tục để Trung
Quốc cho phép nhập khẩu thịt bò từ Mỹ, trong khi Washington sẽ công bố nguyên tắc cho
phép nhập khẩu thịt gia cầm chín từ Trung Quốc. Bắc Kinh cũng sẽ ban hành những hướng
dẫn cần thiết cho phép các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử 100% sở hữu Mỹ bắt đầu
quy trình xin cấp phép. Các nhà cung cấp dịch vụ của Trung Quốc sẽ tiếp tục được cung cấp
các thẻ ngân hàng thanh toán bằng cả đồng nội tệ và ngoại tệ...
Sau Đối thoại, Hội đồng Thương mại Mỹ - Trung tỏ ra khá hài lòng với những bước
tiến bộ đạt được và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với chính quyền để bảo đảm những kết quả
này sẽ được hiện thực hóa, cũng như giải quyết những vấn đề cịn tồn đọng khác. Bộ trưởng
Thương mại Mỹ Wilbur Ross còn bảo đảm sẽ “đóng băng” bất kỳ hành động đơn phương nào
chống Trung Quốc trong giai đoạn 100 ngày này11.
Trái với những dự báo trước đây về tình hình căng thẳng giữa hai quốc gia có nền kinh
tế lớn nhất thế giới này khi tổng thống Trump nhận chức, cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra khá sớm. Trước đó có những lo ngại
rằng, Trump sẽ khiến cho ơng Tập mất mặt khi ông tới Mỹ trong chuyến thăm đầu tiên

8

Kim Thoa (2017), Mỹ, Trung thống nhất kế hoạch 100 ngày đàm phán thương mại, />
trung-thong-nhat-ke-hoach-100-ngay-dam-phan-thuong-mai-1294374.htm
9

Thanh Tuấn (2017), Cuộc gặp định hình lại quan hệ Mỹ-Trung, />
gap-dinh-hinh-lai-quan-he-my-trung-n20170405120004563.htm
10

CafeF (2017), Tồn văn kế hoạch 100 ngày Đối thoại Kinh tế toàn diện Mỹ-Trung, />
van-ke-hoach-100-ngay-doi-thoai-kinh-te-toan-dien-my-trung-20170515135408205.chn
11


Thế giới và Việt Nam (2017), 100 ngày định hình quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, />
ngay-dinh-hinh-quan-he-kinh-te-my-trung-51558.html

3


này1213, bởi từ trước khi vào Nhà Trắng, ông Trump đã thể hiện những thái độ không mấy tốt
đẹp với bạn hàng lớn nhất này của mình. Tuy nhiên, cuộc gặp đã diễn ra vô cùng tốt đẹp với
những chiếc bắt tay và gật đầu của hai nhà lãnh đạo. Có thể nói, chuyến thăm này thể hiện
mong muốn của cả hai bên muốn thúc đẩy đối thoại để cải thiện lịng tin và nhanh chóng định
hình lại mối quan hệ giữa hai nước sau khi nước Mỹ có lãnh đạo mới.
2. Những cáo buộc về vấn đề Triều Tiên của Trump đối với Trung Quốc trong quan hệ
thương mại Mỹ - Trung
Cuộc gặp của ông Tập tới nước Mỹ hứa hẹn một năm quan hệ tích cực giữa Trung
Quốc và bạn hàng Mỹ chưa diễn ra được bao lâu thì một loạt những vấn đề, sự kiện xảy ra
mà trong đó vấn đề Triều Tiên vẫn ln là một trong những thách thức lớn đối với quan hệ
kinh tế-chính trị cuả hai cường quốc lớn nhất trên thế giới.
Đứng trước những vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên, Tổng thống Donald
Trump đã có nhiều phát ngơn tuyên bố nhắm vào Trung Quốc. Theo Trump, Trung Quốc
không giúp gì cho Mỹ về vấn đề Triều Tiên. Cụ thể vào ngày 29/7, Tổng thống Trump viết
trên mạng xã hội Twitter rằng các lãnh đạo cũ của Mỹ đã dại dột để cho Trung Quốc kiếm
hàng tỷ USD/năm từ hoạt động thương mại, đồng thời bày tỏ thất vọng về việc Bắc Kinh
không giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên14.
Được hỏi về bình luận trên của ơng Trump tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh, Thứ trưởng
Tiền Khắc Minh khẳng định khơng có mối liên hệ nào giữa Triều Tiên với thương mại Trung
- Mỹ. Ơng nói: "Chúng tôi cho rằng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và quan hệ thương mại
Trung - Mỹ thuộc hai lĩnh vực hồn tồn khác nhau, khơng hề liên quan tới nhau và khơng
nên được thảo luận cùng nhau". Ơng nhấn mạnh: "Trung Quốc sẽ tiếp tục phối hợp với cộng
đồng quốc tế nhằm thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, và Trung
Quốc cũng sẵn sàng phối hợp với phía Mỹ nhằm phát triển mối quan hệ thương mại song

phương cân bằng hơn".15
Trung Quốc đã nhiều lần khẳng định Bắc Kinh khơng có trách nhiệm giải quyết vấn
đề hạt nhân của Triều Tiên, và Washington cùng với Bình Nhưỡng cần thực thi các biện pháp
nhằm làm dịu căng thẳng và giải tỏa các quan ngại của nhau. Bên cạnh đó, Trung Quốc cịn
12

Đào Vũ (2017), Trung Quốc lo ngại điều gì trong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập, />
trung-quoc-lo-ngai-dieu-gi-trong-cuoc-gap-thuong-dinh-trump-tap/c/21964458.epi
13

South China Morning Post (2017), Trump to host Xi Jinping for 2-day summit in Florida next month,

report says, />14

Vox (2017), China to Trump: stop with the 'emotional venting' on Twitter,

/>15

Khánh Ly (2017), Tên lửa Triều Tiên và quan hệ thương mại Trung-Mỹ là hai vấn đề tách biệt,

/>
4


cho biết nước này thực thi đầy đủ các nghị quyết của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên, đồng
thời chỉ trích việc Mỹ đơn phương trừng phạt các cơng ty của Trung Quốc là hành động
khơng hữu ích.
Tương tự vào tháng 9 cùng năm, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố đã thử nghiệm thành
công bom H hôm 3/9, ông Trump đã đưa ra lời cảnh báo về việc sẽ cắt quan hệ thương mại
với bất kỳ nước nào làm ăn với Triều Tiên và được cho là nhằm thẳng vào Trung Quốc - nước

đang là đối tác thương mại chủ chốt của Triều Tiên.16
Trước đó, Liên Hợp Quốc đã đẩy mạnh trừng phạt hiện có với một lệnh cấm quốc tế
nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Triều Tiên. Trung Quốc và Nga có thể kiềm
chế Triều Tiên nếu hai nước lần lượt cắt quan hệ thương mại và vận tải với Bình Nhưỡng. Tuy
nhiên, do hơn 90% lượng hàng hóa xuất của Triều Tiên là đi qua Trung Quốc17, nếu trừng phạt
mạnh hơn, Trung Quốc sẽ thiệt hại về tài chính và kinh tế Triều Tiên sụp đổ. Cho dù đã lường
trước hậu quả, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ ra một cái giá đắt cho Tổng thống Trump.
Về phía Trung Quốc, đại diện chính phủ nước này chỉ trích lời đe dọa của Tổng thống
Donald Trump cho rằng lời đe dọa của tổng thống Mỹ là bất công. "Điều chúng tôi không thể
chấp nhận được, đó là trong khi chúng tơi rất nỗ lực để giải quyết hịa bình vấn đề Triều Tiên,
thì các lợi ích của chúng tơi lại là mục tiêu của lệnh cấm vận và hành vi phá hoại," phát ngôn
viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc chỉ trích18. Nếu tổng thống Trump xúc tiến cách tiếp cận nói
trên trong vấn đề hạt nhân bán đảo thì đây sẽ là địn đánh rất mạnh vào Trung Quốc, khi Mỹ
nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 40 tỉ USD mỗi tháng từ nước này.
Đồng thời, trả lời về việc Trung Quốc có ủng hộ Liên Hợp Quốc siết chặt trừng phạt
với Triều Tiên - bao gồm biện pháp cắt nguồn cung dầu khí cho Bình Nhưỡng - hay khơng,
ơng Cảnh Sảng nói "phản ứng của Hội đồng bảo an ra sao, các bước hành động thế nào, phụ
thuộc vào kết quả thảo luận của các nước thành viên Hội đồng". Đại diện chính phủ Trung
Quốc cũng bày tỏ thất vọng với lời kêu gọi của Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull rằng
Bắc Kinh nên đóng vai trị tích cực hơn để giải quyết vấn đề hạt nhân bán đảo, cụ thể là cắt
nguồn cung dầu cho Triều Tiên. "Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng, các nước không thể chờ đợi
Trung Quốc đơn độc giải quyết vấn đề này. Trung Quốc hy vọng tất cả các bên liên quan đến
tình hình Triều Tiên cùng hợp tác và có hành động gây sức ép tương tự".19
16

Thi Anh (2017), Dọa cắt thương mại với bất kỳ nước nào làm ăn cùng Triều Tiên, ông Trump nhằm

thẳng vào Trung Quốc, />17

Simon Denyer (2017), China bans North Korean iron, lead, coal imports as part of UN sanctions,


/>2017/08/14/a0ce4cb0-80ca-11e7-82a4-920da1aeb507_story.html?utm_term=.375f3523fb48
18

Hải Võ (2017), TQ giận dữ lên án ông Trump dọa cắt thương mại vì vụ Triều Tiên là "khơng thể chấp

nhận", />
5


Trước tình hình căng thẳng và nhân dịp cuộc gặp thượng đỉnh đầu tháng 11, Tổng thống
Trump sẽ đề cập tới vấn đề Triều Tiên như một vấn đề trọng tâm nhằm tìm kiếm sự hợp tác của
đối tác thương mại lớn nhất trong nỗ lực ngăn chặn mối đe doạ hạt nhân - tên lửa Triều Tiên.
3. Tình trạng nhập siêu của Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2017
Bên cạnh vấn đề về Triều Tiên, tình hình nhập siêu tiếp tục tăng cũng là một sự kiện
đáng quan tâm. Trái ngược với những nỗ lực của hai chính phủ từ Kế hoạch 100 ngày Đối
thoại toàn diện đầu năm, trong 10 tháng đầu năm 2017, thâm hụt thương mại của Mỹ với
Trung Quốc vẫn duy trì ở mức cao là 223 tỷ đơ theo tính tốn của Bloomberg dựa trên số liệu
của Tổng cục Hải quan - ngay trước khi Tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh từ Seoul. Khoảng cách
cả năm giữa doanh số bán hàng của Trung Quốc sang Mỹ và lượng hàng nhập khẩu của nó từ
quốc gia này tương đương với năm 2016, khoảng 250 tỷ USD.20 Trong khi Trung Quốc, Mỹ,
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế có thể có cách tính tốn dữ liệu khác nhau, có một điều rõ ràng là
khoảng thời gian Trump nắm quyền không thấy một sự thay đổi lớn nào trong cân bằng
thương mại giữa hai nền kinh tế. Thâm hụt "sẽ phải hạ xuống", Trump bình luận sau khi bắt
đầu một tour du lịch châu Á thống trị cho đến nay bằng các vấn đề an ninh và thương mại21.
Cụ thể hơn nữa, theo số liệu thống kê của trang Census Bureau Mỹ, thâm hụt thương
mại của Mỹ đối với trong tháng 9 vừa qua tính riêng hàng hố tăng lên gần 34.6 tỷ USD.
Trước đó vào tháng 8 mức tăng này đạt gần 35 tỷ USD là mức thâm hụt lớn nhất của Trung
Quốc với Mỹ trong một tháng đơn lẻ tính từ năm 200822. Theo thống kê, tổng thặng dư
thương mại của Trung Quốc với Mỹ hay cũng chính là thâm hụt của Mỹ so với Trung Quốc

trong 9 tháng đầu năm là 195,54 tỷ USD.23 Các số liệu này có thể sẽ tiếp thêm sức mạnh cho
những lập luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump về tình trạng mất cân bằng thương mại
giữa hai nước khiến nền kinh tế Mỹ bị tổn hại.

19

Scott Snyder (2017), North Korea nuclear ambition lives in the gap between US and China – so close it,

/>20

Bloomberg (2017), Trump is Greeted in China by a Trade Deficit as big as ever,

/>21

Ishaan

Tharoor

(2017),

Trump's

Asia trip was hardly

the

success

he


says

it

was,

/>22

23

Census Bureau (2017), Trade with China, />
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 前三季度国民经济稳中向好态势持续发展 ,

/>
6


Nguồn: Tổng hợp từ Census Bureau
Nhà lãnh đạo Nhà Trắng sau đó đã thực hiện kế hoạch thăm Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Việt Nam và Philippines trong các ngày 5 - 14/11. Đây là chuyến thăm chính
thức đầu tiên của ông tới châu Á và cũng là chuyến đi dài nhất đến khu vực của một vị tổng
thống Mỹ trong thiên niên kỷ trở lại đây. Trong dịp này, hoạt động thương mại là một trong
những vấn đề ông Trump đã thuyết phục chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xem lại cải thiện
tình trạng mất cân bằng trong mối quan hệ song phương, đặc biệt là cách đối xử với các công
ty Mỹ ở Trung Quốc.
4. Cuộc gặp thượng định tại Bắc Kinh và việc ký kết các hợp đồng thương mại trị giá
250 tỷ USD
Sớm ngày 9/11, nhận lời mời của chủ tịch Tập Cận Bình từ chuyến thăm đầu năm,
Tổng thống Trump đặt chân tới Trung Quốc. Để đón chào Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình đã
tổ chức một lễ đón lớn để chào mừng ơng tại quảng trường bên ngồi cổng phía đơng của Đại

lễ đường Nhân dân. Lễ đón chào vị tân tổng thống Mỹ trong chuyến thăm chính thức đầu tiên
tới Trung Quốc diễn ra với những nghi lễ ngoại giao trang trọng nhất. Ngay trong ngày, Tổng
thống Mỹ Donald Trump đã lên Twitter để gửi lời cảm ơn tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã tiếp đón nồng hậu. "Thật là một màn chào đón ấn tượng
và đáng nhớ", ông Trump viết24.
Trước thêm cuộc họp, ngoại trưởng Rex Tillerson, cùng đi với Tổng thống Trump đến
Bắc Kinh, nói với các phóng viên báo rằng các cuộc họp của hai nhà lãnh đạo tập trung vào
vấn đề Triều Tiên và thương mại. Các quan chức Tòa Bạch Ốc cho hay Tổng thống dự định
sẽ nhấn mạnh với phía Trung Quốc - đối tác thương mại hàng đầu của Triều Tiên- thúc ép
Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.25
Trước tiên, về vấn đề Triều Tiên, mặc dù trước đó, tổng thống Trump ln có những
chỉ trích nhắm vào Bắc Kinh về vấn đề Triều Tiên, tuy nhiên những gì diễn ra tại cuộc gặp
24

BBC Tiếng Việt (2017), Trump và Tập 'bày tỏ tình thân', />
41913080
25

Steve Holland, Christian Shepherd (2017), In Beijing, Trump presses China on North Korea and trade,

/>
7


cuối năm này lại khơng hồn tồn như những gì nhiều nhà phân tích dự đốn. Ơng Trump đã
bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng hai nước sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, thậm chí tất cả
vấn đề hóc búa của thế giới trong thời gian tới. Ơng thừa nhận Trung Quốc đang giúp Mỹ rất
nhiều "trong việc ngăn chặn mối đe dọa hạt nhân - tên lửa của Triều Tiên”26. Về vấn đề Triều
Tiên – một trọng tâm trong nghị trình thăm châu Á của Tổng thống Mỹ, Ngoại trưởng Rex
Tillerson khẳng định khơng có bất đồng nào giữa ông Trump và ông Tập về vấn đề này. Và,

cả hai nhà lãnh đạo đều không chấp nhận một đất nước Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Theo
ơng Tillerson, Tổng thống Trump nói với Chủ tịch Tập rằng: “Ngài là một nhà lãnh đạo mạnh
mẽ, tôi chắc chắn ngài có thể giải quyết vấn đề này cho tôi”. Sau khi hội đàm với Tổng thống
Trump, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết hai bên đạt đồng thuận cao về nhiều
kế hoạch hợp tác song phương. Ông khẳng định Trung Quốc sẵn sàng tăng cường phối hợp
với Mỹ trong các vấn đề khu vực và quốc tế, đồng thời bày tỏ hy vọng các hội nghị cấp cao
sắp tới về hợp tác Đông Á sẽ hiện thực hóa các tín hiệu tích cực vì sự ổn định và phát triển
trong khu vực.
Trong chuyến công du lần này, Tổng thống Mỹ được tháp tùng bởi hơn 20 chủ doanh
nghiệp trong nhiều lĩnh vực như tài chính, năng lượng, hàng khơng, nơng nghiệp, năng lượng,
viễn thơng… Ơng và Chủ tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký các thỏa thuận trị giá 253 tỷ
USD tại Bắc Kinh27. Bộ Thương mại Mỹ sau đó đã cơng bố cụ thể 37 hợp đồng lớn, với
những cái tên nổi bật như Catepillar, Boeing, và Goldman Sachs. Lãnh đạo bộ này, Wilbur
Ross, ca ngợi các thỏa thuận đạt được là minh chứng cho nỗ lực của ông Trump muốn xây
dựng các mối quan hệ thương mại song phương Mỹ - Trung.
Sau lễ ký kết, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Chung Sơn đánh giá, những thỏa
thuận này thật sự là “một điều kỳ diệu, không chỉ trong lịch sử của quan hệ Mỹ - Trung Quốc
mà còn trong lịch sử thế giới”. Trong số đó, đáng chú ý là thỏa thuận về khí đốt giữa bang
Alaska, Tập đồn Phát triển khí đốt Alaska, Tập đồn Hóa dầu Trung Quốc (Sinopec) và Tập
đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC) cùng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có tổng vốn
đầu tư lên tới 43 tỷ USD. Thỏa thuận này dự kiến sẽ giúp tạo ra 12.000 việc làm ở Mỹ và
giảm 10 tỷ USD thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ. Đổi lại, thỏa thuận sẽ cung cấp
nguồn năng lượng sạch và giá cả phải chăng cho Trung Quốc28. Việc ký kết những thương vụ
lớn thể hiện nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ và xoa dịu
những lời phàn nàn của ông Trump về quan hệ thương mại mất cân bằng.
Tóm lại, ta có thể thấy, tín hiệu từ cuộc gặp cấp cao cuối năm cho thấy, mối quan hệ
giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự khơng gay gắt như những gì nhiều nhà phân tích dự báo.
26

Kristin Huang (2017), The 10 minutes with Xi Jinping that changed Donald Trump’s mind on North


Korea,

/>
donald-trumps-mind-north
27

Nhân dân (2017), Trung Quốc và Mỹ ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 250 tỷ USD,

/>28

Phil Levy, Will $250bn In China Deals Fix The Trade Deficit?, />
8


Ngược lại, dường như chiến lược của tổng thống Trump thực chất không phải muốn đối đầu
với Trung Quốc, hay gây khó dễ cho quốc gia này mà ngược lại, tìm kiếm ở Trung Quốc một
sự hợp tác trong việc giải quyết nhiều vấn đề mà trong đó vấn đề thương mại và Triều Tiên
được đề cao hàng đầu.
III. TRIỂN VỌNG QUAN HỆ VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM
1. Nguy cơ về một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Trong năm 2017, có rất nhiều những sự kiện xảy ra khiến nhiều nhà phân tích cho
rằng sẽ có nguy cơ về một cuộc chiến thuương mại giữa hai cường quốc kinh tế lớn nhất thế
giới Mỹ - Trung29. Hàng loạt những động thái từ phía chính quyền tổng thống Trump từ khi
lên nắm quyền hướng vào Trung Quốc là những căn cứ rõ nét nhất khiến cho nhiều nhà dự
báo lo sợ điều này sẽ xảy ra.
Sau khi đạt được thoả thuận về kế hoạch 100 ngày Đối thoại kinh tế Mỹ - Trung,
khơng ít lâu sau cuộc gặp thượng đỉnh của ông Tập tới Mỹ, Washington khởi động cuộc điều
tra về việc Trung Quốc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, động thái được cảnh báo có thể
làm bùng nổ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung30. Nhà Trắng cho biết tùy vào kết quả điều

tra, Mỹ có thể sẽ đơn phương áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hoặc kiện Trung
Quốc ra Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phản ứng về động thái trên của Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định sẽ có các
biện pháp bảo vệ lợi ích nếu Mỹ làm tổn hại quan hệ thương mại hai nước. Trung Quốc xem
việc sử dụng Khoản 301 là hành động gây hấn vì nó cho phép tổng thống Mỹ hành động
chống lại nền kinh tế Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến của WTO. "Khoản 301 bị các
quốc gia khác chỉ trích về tính chất đơn phương của nó", phát ngơn viên Bộ Ngoại giao Trung
Quốc Lục Khảng nói. "Mỹ đã cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ áp dụng điều luật này theo
cách phù hợp với quy định của WTO. Mỹ nên giữ cam kết của mình và khơng hủy hoại các
nguyên tắc đa phương". Trung Quốc cũng nhấn mạnh nước này vẫn đang củng cố chính sách
quản trị và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Đây được coi là động thái đầu tiên về thương mại của chính quyền Tổng thống Donald
Trump với Trung Quốc, diễn ra trong bối cảnh ông Trump đang muốn Bắc Kinh tăng sức ép
lên Triều Tiên để nước này từ bỏ chương trình hạt nhân.31
Khơng dừng lại ở đó, gần đây nhất, cũng sau chuyến thăm cấp cao của tổng thống
Trump tới Bắc Kinh, Washington lại một lần nữa đưa ra một trừng phạt nhắm vào cường quốc
kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ngày 21-11, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt lệnh trừng
phạt với 13 tổ chức Trung Quốc và Triều Tiên mà Washington cáo buộc đã giúp Triều Tiên
29

Robert

Delaney

(2017),

China

and


the

US

are

moving

closer

to

a

trade

war,

/>30

Nguỵ An (2017), Chiến tranh thương mại với Trung Quốc: Mỹ nổ phát súng đầu,

/>31

The Economist (2017), What might a trade war between America and China look like?,

/>
9



"né" các lệnh hạn chế hạt nhân và hỗ trợ Bình Nhưỡng thơng qua thương mại. Động thái này
diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump đưa Triều Tiên vào danh sách các nước
tài trợ khủng bố. Các lệnh trừng phạt mới cho thấy chính quyền của Tổng thống Donald
Trump tập trung làm suy yếu mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên nhằm
gây áp lực khiến Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân nhằm tấn cơng
nước Mỹ. Ba doanh nghiệp Trung Quốc đã bị đưa tên vào danh sách bị trừng phạt là Công ty
kinh tế và thương mại Đan Đông Kehua, Công ty thương mại Đan Đông Xianghe và Công ty
thương mại Đan Đông Hongda. Theo Bộ Tài chính Mỹ, các cơng ty này có hoạt động thương
mại trị giá hơn 750 triệu USD với Triều Tiên.32
Đối với việc Mỹ đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa
khủng bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng cho rằng tình hình bán
đảo Triều Tiên hiện nay rất phức tạp, nhạy cảm, Trung Quốc mong muốn các bên làm nhiều
việc có lợi cho làm dịu tình hình, có lợi cho tất cả các bên liên quan quay trở lại quỹ đạo giải
quyết vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên bằng đối thoại, đàm phán. Về phía Trung Quốc, có
ý kiến cho rằng, Mỹ đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa
khủng bố là “không sáng suốt”. Sức ép mới sẽ không buộc được Bình Nhưỡng thay đổi trong
vấn đề hạt nhân, trái lại sẽ kích động Triều Tiên tiến hành đối đầu mạnh mẽ hơn. Nước chịu
tổn thất lớn nhất từ lệnh trừng phạt mới chắc chắn là Triều Tiên, tuy nhiên các bên liên quan
khác cũng phải trả giá nhiều hơn. Do sự bất đồng to lớn giữa Mỹ và Triều Tiên, Trung Quốc
có khả năng sẽ tập trung hơn vào việc ứng phó với sự thay đổi đột ngột của tình hình bán đảo
Triều Tiên. Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành phản ứng tại Liên hợp quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ
không cảm thấy sự việc cấp bách như Bình Nhưỡng và Washington.33
Ngồi những động thái trên, tổng thống Donald Trump rất nhiều lần cơng kích Trung
Quốc và đưa ra nhiều cáo buộc quốc gia này. Điều này cho thấy, Mỹ đang rất nóng lịng thực
hiện những biện pháp ngăn chặn Triều Tiên sẽ thực hiện một cuộc chiến tên lửa hạt nhân và
do đó tạo sức ép lên Trung Quốc, thông qua vấn đề thương mại.
Trên thực tế, mâu thuẫn mậu dịch Mỹ - Trung không phải là câu chuyện hơm nay mới
có, mà chỉ là đã lên tới cao độ, theo cách lập luận gay gắt của Chính quyền Tổng thống
Trump. Nhưng theo giới phân tích, quan hệ này chằng chịt đến độ những mối tương quan
khác dường như trở thành thứ yếu. Bởi nhìn vào thực lực kinh tế đơi bên hồn tồn có thể tính

tốn được sức mạnh mà họ sở hữu và họ cần phải làm gì để khơng q thua thiệt, cũng như
khơng làm gì để đối tác phật lịng.
Đi theo chiến lược lấy đầu tư và xuất khẩu làm động lực tăng trưởng, dù đã gặt hái
được những thành quả ngoạn mục, cuối cùng Bắc Kinh vẫn “mất đà” và lệ thuộc lớn vào xuất
khẩu. Đến nay, xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện chiếm 22% GDP thay cho
35% như trước, nhưng tiêu thụ nội địa của nước này chưa đủ mạnh để làm đầu máy tăng
trưởng. Bởi vậy, Trung Quốc vẫn có thể gặp rủi ro lớn nếu gặp khó khăn với Mỹ - nơi tiếp

32

Reuters

(2017),

U.S.

Sanctions

13

Chinese

and

North

Korean

Organizations,


/>33

Phong Vân (2017), Mỹ “trị” cả công ty Trung Quốc để trừng phạt Triều Tiên, />
cong-ty-trung-quoc-de-trung-phat-trieu-tien-20171123080326916.htm

10


nhận đến 20% tổng lượng hàng xuất khẩu.34
Về phần mình, Mỹ thừa biết rằng, hơn 20% hàng hóa nhập khẩu đến từ Trung Quốc,
nhưng hiện đang đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và cả giới tiêu thụ Mỹ ham hàng rẻ. Về
tương quan lực lượng thì Trung Quốc cần bán hàng cho Mỹ, ngược lại, Mỹ cũng cần nhập
khẩu hàng rẻ từ Trung Quốc. Nếu chiến tranh mậu dịch bùng nổ, đôi bên đều thiệt. Tuy nhiên,
kinh tế Trung Quốc có thể bất lợi hơn và lâu hồi phục hơn. Trong khi, Mỹ chỉ cần thời gian để
tìm kiếm và thay thế các mặt hàng từ Trung Quốc.
Các vấn đề của Trung Quốc cũng là những vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến nước Mỹ.
Hơn nữa, mối quan hệ đầu tư giữa hai cường quốc cũng là đôi bên cùng có lợi. Khi đầu tư của
Mỹ vào Trung Quốc tăng lên, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ cũng tăng theo. Kể cả khi
người Mỹ khơng thích các cơng ty của mình bị nước ngồi thâu tóm thì việc đó vẫn đang tạo
ra tăng trưởng và việc làm cho nước Mỹ. Trên thực tế, từ ba thập niên qua, có những lúc quan
hệ hai nước căng thẳng, nhưng đều được giải quyết ơn hịa và khơng làm tổn hại đến trao đổi
thương mại giữa hai bên. Khi nhìn vào tương lai, việc hợp tác thay vì đối đầu với Trung
Quốc, chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho nước Mỹ.35
Đó là điều lý giải cho việc, trong thời gian tranh cử tổng thống, ông Trump đã mạnh
mẽ lên án chính sách giao thương của Trung Quốc, thực hiên những động thái gây ra nguy cơ
về một cuộc chiến thương mại với quốc gia này. Nhưng rồi thông qua thái độ và hành động
của Trump trong hai cuộc gặp thượng đỉnh đối với lãnh đạo Trung Quốc ông Tập Cận Bình,
ta có thể một lần nữa tin hơn vào tương lai dưới chính quyền tổng thống Trump, một cuộc
chiến tranh thương mại có thể sẽ khơng xảy ra. Điều đó đồng nghĩa với một tín hiệu đáng
mừng về một tương lai nền thế giới phát triển ổn định.

2. Những ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
Nhận định về việc Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào nếu xảy ra cuộc đối đầu
thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, có một số nhận định cho rằng ảnh hưởng sẽ là có lợi chứ
khơng phải bất lợi đối với Việt Nam36. Theo cá nhân người viết, có hai lý do để có thể tin
tưởng vào điều đó chính là việc đối đầu của Mỹ và Trung sẽ giúp tiến trình biển Đơng đang
gây nhiều tranh cãi đi theo hướng nghiêng về Việt Nam và đồng thời hi vọng về việc tăng
trưởng thương mại đối với nền kinh tế của chúng ta.
Đối với lý do thứ nhất, chúng ta có thể thấy, một mối quan hệ tốt đẹp hồ hảo giữa Mỹ
và Trung Quốc sẽ có thể gây bất lợi cho những cố gắng của Việt Nam trong việc giải quyết
tranh chấp ở Biển Đông. Mỹ bắt tay với Trung Quốc đồng nghĩa với việc tranh chấp ở biển
Đơng sẽ khơng cịn được quốc gia này quan tâm nữa. Tổng thống Trump sẽ lấy lòng quốc gia
này bằng cách không gây sức ép lên Trung Quốc đối với hành động xác lập lãnh thổ trên biển.
34

Ngọc Việt (2016), Tại sao Mỹ lo nền kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ?, />
sao-My-lo-nen-kinh-te-Trung-Quoc-sap-sup-do-post168492.gd
35

Frank

Lavin

(2017),

China-U.S.

Trade

Relations:


Better

Than

You

Think,

/>36

VOA Tiếng Việt (2017), Trung-Mỹ đối đầu Việt Nam 'đắc lợi', />
trung-doi-dau-thuong-mai-viet-nam-dac-loi/3651710.html

11


Điều này không những bất lợi cho Việt Nam mà còn một số những quốc gia khác trong khu
vực như Philippin, Indonesia, ... Nếu so sánh về tầm quan trọng trong mối quan hệ của Mỹ
đối với các quốc gia trong khu vực, không thể phủ nhận Trump sẽ không ngần ngại mà hi
sinh, làm mất lòng các quốc gia nhỏ để giữ hồ khí với Trung Quốc. Với vị thế là một quốc
gia đứng giữa hai cường quốc, Việt Nam rất có thể sẽ bị quên đi và đồng nghĩa là việc lợi ích
của chúng ta cũng sẽ bị đe doạ. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lên tiếng Mỹ
chưa cần “động binh” tại Biển Đơng, có nhiều nhận định cho rằng: Mỹ nhượng bộ hoặc hạ
tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á trong chiến lược đối ngoại của Mỹ, điều nay có thể
sẽ là một tín hiệu bất lợi cho Việt Nam.
Cịn về vấn đề thương mại, sở dĩ bất hoà trong thương mại đối với Mỹ và Trung Quốc
sẽ mang tới cho Việt Nam và một số những quốc gia khác cơ hội trở thành bạn hàng thay thế
của Mỹ. Hiện tại, Mỹ đang đối mặt với tình trạng nhập siêu hàng hố từ Trung Quốc. Tuy
nhiên nếu cuộc chiến thương mại xảy ra, Mỹ hồn tồn có thể tìm tới những đối tác khác, sẵn
sàng hợp tác với cường quốc lớn nhất thế giới này. Việt Nam có thể là một trong những cái

tên đầu tiên được nghĩ tới để thay thế cho bạn hàng Trung Quốc. Với tư duy của một nhà kinh
tế, tổng thống Trump nhất định sẽ nhắm các doanh nghiệp Mỹ tới khai thác các thị trường có
lao động giá rẻ, đảm bảo được chi phí thấp để nhập khẩu như Việt Nam. Không những thế,
quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ cũng có thể được cải thiện hơn, tạo cơ hội nâng cao tiếng nói
và vị thế trong những vấn đề, tranh chấp trong khu vực.
Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì kinh tế Mỹ ln đều có lợi trong quan
hệ kinh tế với Trung Quốc. Trung Quốc đang là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, Trung
Quốc đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ của Mỹ, qua đó góp phần giúp cho tài
chính cơng của Hoa Kỳ đảm bảo được nhiệm vụ của mình. Trong khi đó, doanh nghiệp Trung
Quốc và người dân Trung Quốc đang có những khoản đầu tư lớn vào thị trường Mỹ từ thắng
thầu kỷ lục hay gia tăng sở hữu bất động sản, qua đó khiến cho Washington khơng q nan
giải trong bài tốn kích cầu. Bên cạnh đó, Mỹ cịn được hưởng lợi cộng hưởng phát sinh từ
quan hệ của Trung Quốc với đối thủ và đối tác của Mỹ. Cùng với đó là việc chia sẻ với Mỹ
trong việc giải quyết những vấn đề lớn của kinh tế toàn cầu, giảm thiệt hại cho Mỹ.
Chính vì lẽ đó, tình hình đang trở nên có thể nói là khá bất lợi cho Việt Nam khi Mỹ
và Trung trở nên ngày càng gắn kết với những lợi ích khơng thể tách rời. Trước tình hình đó,
Việt Nam cần có những bước đi thận trọng, linh hoạt để không khiến cho ảnh hưởng của mối
quan hệ đó tác động quá mạnh tới sự phát triển của đất nước.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Anh Duy (2017), Với Trump, chính sách "Một Trung Quốc"như mọi thứ, đều có thể thuương lượng,
/>BBC Tiếng Việt (2017), Trump và Tập 'bày tỏ tình thân', />Bloomberg (2017), Trump is Greeted in China by a Trade Deficit as big as ever,
/>CafeF (2017), Toàn văn kế hoạch 100 ngày Đối thoại Kinh tế toàn diện Mỹ-Trung,
/>Census Bureau (2015), Trade with China, />Census Bureau (2017), Trade with China, />Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (2017), 前三季度国民经济稳中向好态势持续发展 ,
Đào Vũ (2017), Trung Quốc lo ngại điều gì trong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Tập,
/>21964458.epi

Frank

Lavin
(2017),
China-U.S.
Trade
Relations:
Better
Than
You
Think,
/>#6d120230e416

Hải Võ (2017), TQ giận dữ lên án ơng Trump dọa cắt thương mại vì vụ Triều Tiên là "không thể chấp
nhận",
/> />Ishaan Tharoor (2017), Trump's Asia trip was hardly the success he says it was,
/>Khánh Ly (2017), Tên lửa Triều Tiên và quan hệ thương mại Trung-Mỹ là hai vấn đề tách biệt, http://
bnews.vn/ten-lua-trieu-tien-va-quan-he-thuong-mai-trung-my-la-hai-van-de-tach-biet/
52563.html
Kim Thoa (2017), Mỹ, Trung thống nhất kế hoạch 100 ngày đàm phán thương mại, />my-trung-thong-nhat-ke-hoach-100-ngay-dam-phan-thuong-mai-1294374.htm
Kristin Huang (2017), The 10 minutes with Xi Jinping that changed Donald Trump’s mind on North
Korea, />Ngọc

Việt (2016), Tại sao Mỹ lo n ền kinh tế Trung Quốc sắp sụp
/>
đổ?,

Ngọc Việt (2017), Donald Trump đã định hình quan hệ Trung-Mỹ, />13



Nguỵ An (2017), Chiến tranh thương mại với Trung Quốc: Mỹ nổ phát súng đầu,
/>Nhân dân (2017), Trung Quốc và Mỹ ký kết các thỏa thuận thương mại trị giá 250 tỷ USD,
/>Phil Levy, Will $250bn In China Deals Fix The Trade Deficit?, />Phong Vân (2017), Mỹ “trị” cả công ty Trung Quốc để trừng phạt Triều Tiên, />Phương


(2017),
Quan
hệ
Mỹ-Trung
qua
các
đời
tổng
thống
/>
Mỹ,

Phương


(2017),
Quan
hệ
Mỹ-Trung
qua
các
đời
tổng
thống
/>

Mỹ,

Reuters

(2017), U.S. Sanctions 13 Chinese and North
/>
Robert

Delaney (2017), China and the US are moving closer to a trade
/>
Korean

Organizations,
war,

Scott Snyder (2017), North Korea nuclear ambition lives in the gap between US and China – so close
it,
/>Simon Denyer (2017), China bans North Korean iron, lead, coal imports as part of UN sanctions,
/>utm_term=.375f3523fb48
South China Morning Post (2017), Trump to host Xi Jinping for 2-day summit in Florida next month,
report says, />Steve Holland, Christian Shepherd (2017), In Beijing, Trump presses China on North Korea and
trade, />Thanh

Tuấn
(2017),
Cuộc
gặp
định
hình
lại

quan
hệ
/>
Mỹ-Trung,

The Balance (2017), U.S. Debt to China: How Much Does It Owe?, />The Economist (2017), What might a trade war between America and China look like?,
/>Thế giới và Việt Nam (2017), 100 ngày định hình quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, />Thi Anh (2017), Dọa cắt thương mại với bất kỳ nước nào làm ăn cùng Triều Tiên, ông Trump nhằm
thẳng vào Trung Quốc, />

trieu-tien-ong-trump-nham-thang-vao-tq-20170904063004135.htm
Tome Phillips (2017), Chinese president Xi Jinping arrives for first meeting with Donald Trump,
/>VOA Tiếng Việt (2017), Trung-Mỹ đối đầu Việt Nam 'đắc lợi', />Vox

(2017), China to Trump: stop with the 'emotional venting' on Twitter,
/>
15



×