Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Bằng lý luận và thực tiễn, phân tích, chứng minh đảng cộng sản việt nam ra đời 03021930 là tất yếu khách quan quan điểm của anh (chị) như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Môn: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu hỏi: Bằng lý luận và thực tiễn, phân tích, chứng minh Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời 03/02/1930 là tất yếu khách quan? Quan
điểm của anh (chị) như thế nào về ý kiến cho rằng ở Việt Nam cần
thực hiện chế độ đa đảng lãnh đạo? Vì sao?

Giảng viên hướng dẫn: Cơ Đinh Thị Điều
Lớp học phần: 221DL0617
Nhóm trình bày: Nhóm 1

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2022


i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


11

Họ và tên
Võ Xuân Phương
Đặng Thị Như Ý
Nguyễn Trọng Tiến
Lê Thị Cẩm Nhung
Đặng Lê Hoài Nhi
Đỗ Thị Tỉnh
Trần Ngọc Hải Nhi
Nguyễn Thị Vân Hiển
Trần Nguyễn Nhật Linh
Bùi Thị Khánh Trang
Phạm Ngọc Phương Thy

MSSV
K214081833
K214030216
K214080555
K2140712702
K214080549
K205020755
K214100706
K214070459
K214070461
K214071792
K204030159


ii

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hà Nội cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ảnh do người Pháp chụp, tư liệu
NXB Thế Giới...........................................................................................................2
Hình 1.2. Cách mạng Tháng Mười Nga là mốc son đánh dấu sự thắng lợi lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội (Ảnh tư liệu)..................................3
Hình 1.3. Nguyễn Ái Quốc (hàng đầu, thứ 2 từ phải) tham dự Đại hội Quốc tế
Cộng sản (lần thứ 5) tại Moskva năm 1924 cùng Joseph Gothon-Lunion (thứ 3) và
Leon Trotsky (thứ 4)..................................................................................................4
Hình 1.4. Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18
Đảng Xã hội Pháp, ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.
Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt
Nam đầu tiên (12/1920) (Ảnh tư liệu).......................................................................5
Hình 1.5. Cuốn "Đường Kách mệnh"-Bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng
Lịch sử quốc gia Việt Nam (Ảnh tư liệu)..................................................................5
Hình 1.6. Bản đồ hành chính Việt Nam thời Pháp thuộc..........................................7
Hình 1.7. Đồn điền cao su thời Pháp thuộc...............................................................7
Hình 1.8. Một cửa hiệu hút thuốc phiện ở Hà Nội xưa.............................................8
Hình 1.9. Giai cấp cơng nhân đại diện cho phương thức sản xuất xã hội ngày càng
cao..............................................................................................................................9
Hình 1.10. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết - Lãnh đạo phong trào Cần Vương
(Ảnh minh họa)........................................................................................................10
Hình 1.11. Các nhân vật người Vĩnh Long trong Phong trào Đơng Du..................10
Hình 1.12. Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)..................................11
Hình 1.13. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 (Ảnh chụp
lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)...............................13
Hình 2.1. Đa ngun chính trị - bánh vẻ dân chủ, con đường thủ tiêu cách mạng. 17
Hình 2.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng.....18
Hình 2.3. Mơ hình CNXH ở Việt Nam - những bài học sau 30 năm đổi mới.........22
Hình 2.4. Hoạt động tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch trên mạng xã
hội............................................................................................................................23



iii
Hình 2.5. RFA xun tạc vai trị lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam...............24
Hình 2.6. Lênin phát biểu trước các binh sĩ thuộc Hồng quân Liên Xô tại Quảng
trường Đỏ ở Moskva ngày 25/5/1919......................................................................24
Hình 2.7. Người biểu tình phong tỏa trước cửa văn phòng tổng thống Ukraine.....26


iv
MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN...................................................................................i
DANH SÁCH HÌNH ẢNH.......................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................iv
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
I. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu khách quan..........................................2
1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX- XX tác động đến sự ra đời của Đảng cộng
sản Việt Nam.........................................................................................................2
1.1. Tình hình thế giới:......................................................................................2
1.2. Sự thành cơng của Cách mạng tháng Mười Nga........................................2
1.3. Quốc tế ba được thành lập..........................................................................4
1.4. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam..............................4
2. Tình hình trong nước tác động đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam....7
2.1. Chính sách thống trị của thực dân Pháp.....................................................7
2.2. Địa vị lịch sử của các giai cấp trong xã hội Việt Nam...............................8
2.3. Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng.....10
3. Vai trị của Bác................................................................................................11
4. Vai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam qua cương lĩnh chính trị đầu tiên........14
II. Quan điểm về ý kiến cho rằng ở Việt Nam cần thực hiện chế độ đa đảng lãnh

đạo...........................................................................................................................16
2. Thực tiễn cho thấy Việt Nam không cần thực hiện chế độ đa đảng lãnh đạo. 19
3. Những hoạt động cổ súy đa Đảng ở Việt Nam và tính nguy hiểm của thủ đoạn
này.......................................................................................................................22
KẾT LUẬN.............................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................28


1
MỞ ĐẦU
Trước tình hình diễn biến phức tạp của thế giới khi chủ nghĩa tư bản từ tự do
cạnh tranh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc chuyên đi xâm lược thuộc địa. Bối cảnh
thế giới từ đó cũng nảy sinh ra nhiều quan hệ mới và mâu thuẫn mới. Sự thành
công nhất định của các phong trào cách mạng vô sản đã mở ra niềm hy vọng thoát
khỏi chế độ độc tài bóc lột của chủ nghĩa đế quốc cho các dân tộc thuộc địa và các
dân tộc bị áp bức.
Đồng thời, chủ nghĩa Mác – Lênin đã được truyền bá vào Việt Nam thông
qua Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tạo điều kiện cho dân tộc ta được khai
phá một nền tư tưởng mới, văn minh và toàn diện hơn. Cùng với chuẩn bị đầy đủ
về lực lượng và tư tưởng, có Cương lĩnh chính trị vạch rõ con đường xây dựng đất
nước, khẳng định sự lựa chọn duy nhất để đưa đến thắng lợi hoàn toàn chỉ có thể là
cách mạng vơ sản. Từ đó, dẫn đến yếu tố khách quan ra đời Đảng Cộng sản Việt
Nam.


2
I. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu khách quan.
1. Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX- XX tác động đến sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam
1.1. Tình hình thế giới:

Từ nửa sau thế kỷ XIX, các nước tư bản châu Âu đã có những chuyển biến
mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội. Cụ thể, các nước Chủ nghĩa tư bản
phương Tây chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền. Chúng
đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch biến các nước nhỏ, yếu ở châu Á, châu Phi
và Mĩ Latinh thành thuộc địa của các nước đế quốc.
Trước tình hình đó, nhân dân các nước bị áp bức, bóc lột đã trỗi dậy đấu
tranh giành lại độc lập chủ quyền, tự giải phóng dân tộc thốt khỏi ách đô hộ của
bọn thực dân. Cuộc đấu tranh này đã diễn ra mạnh mẽ lan rộng ra khắp, nhất là ở
châu Á.
Song song với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư
sản ở các nước tư bản chủ
nghĩa, phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa cũng đóng một
vai trị quan trọng trong
cuộc chiến chống lại chủ
nghĩa tư bản, thực dân.
Phong trào giải phóng
dân tộc ở các nước châu
Á đầu thế kỷ XX đã có
tác động mạnh mẽ đến

Hình 1.1. Hà Nội cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Ảnh do người
Pháp chụp, tư liệu NXB Thế Giới

phong trào yêu nước Việt
Nam.
1.2. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm biến đổi sâu
sắc tình hình thế giới, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.



3
Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người,
đưa giai cấp vơ sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ
xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở
thành chủ nhân của đất nước; ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chun
chính vơ sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý
luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng tháng Mười
Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản
chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, phong trào cách mạng ở mỗi nước,
trong đó có Việt Nam, trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng
thế giới. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, giải
phóng dân tộc Việt Nam cũng chính từ bản Luận cương của V.I.Lênin “Về vấn đề
dân tộc và dân tộc
thuộc địa”. Năm
1927, trong tác
phẩm

“Đường

Kách

mệnh”,

Người

nêu


rõ:

“Chỉ có đi theo
con đường Cách
mạng

Tháng

Mười - con đường
Hình 1.2. Cách mạng Tháng Mười Nga là mốc son đánh dấu sự thắng

duy

lợi lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội (Ảnh tư liệu)

đắn - Cách mạng

nhất

đúng

Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự”. Từ kinh nghiệm lãnh đạo của
Đảng Bơn-sê-vích Nga trong đấu tranh giành chính quyền, Người đã tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo chuẩn bị đủ các điều kiện để thành lập chính đảng của giai cấp công
nhân Việt Nam dựa trên các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới của V.I.Lê-nin.
Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã khẳng định đường lối


4

giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, coi đó là sợi chỉ đỏ xun suốt q
trình cách mạng Việt Nam.
1.3. Quốc tế ba được thành lập
Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản, do V.I Lênin đứng đầu, được thành lập,
trở thành bộ tham mưu chiến đấu, tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng vô sản
thế giới. Quốc
tế

Cộng

sản

không

những

vạch

đường

hướng

chiến

lược cho cách
mạng vơ sản mà
cịn đề cập các
vấn đề dân tộc
và thuộc địa;
giúp đỡ, chỉ đạo

phong trào giải

Hình 1.3. Nguyễn Ái Quốc (hàng đầu, thứ 2 từ phải) tham dự Đại hội
Quốc tế Cộng sản (lần thứ 5) tại Moskva năm 1924 cùng Joseph
Gothon-Lunion (thứ 3) và Leon Trotsky (thứ 4)

phóng dân tộc.
Dưới sự giúp đỡ vơ cùng kịp thời và đầy đủ của Quốc tế Cộng sản (Quốc tế
III), sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam là một tất yếu.
1.4. Chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Việt Nam
Cùng với việc nghiên cứu và hoàn thiện chiến lược và sách lược về vấn đề
dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành hoạt động truyền bá tư tưởng
cách mạng vô sản và thúc đẩy phong trào đấu tranh ở khu vực này đi theo khuynh
hướng vô sản. Đại hội II của Quốc tế Cộng sản (1920) đã thông qua Sơ thảo lần
thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa do V.I Lênin
khởi xướng. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã ảnh hưởng mạnh mẽ và thức tỉnh phong
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.


5
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác – Lênin. Lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin đã soi rọi cho Người tìm ra con đường cứu nước. Người

Hình 1.4. Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội
Pháp, ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập
Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên (12/1920) (Ảnh tư liệu)

từng bước truyền bá có hệ thống chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước, đưa
phong trào cơng nhân chuyển dần từ trình độ tự phát lên tự giác, đưa phong trào
yêu nước chuyển dần sang lập trường cộng sản.

Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như Bản án chế độ thực dân Pháp (Le
procès de la colonisation francaise) năm 1925, Đường Kách mệnh năm 1927, các
tờ báo do Người sáng lập như báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1922, báo
Thanh niên 21- 6-1925 và nhiều bài báo Người viết về Lênin, về Cách mạng Tháng
Mười Nga, về giai cấp công nhân... là những tài liệu truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào Việt Nam đầu tiên. Những tài liệu này đã có tác dụng thức tỉnh lòng yêu
nước của người dân đất Việt, chỉ rõ con đường cách mạng đúng đắn phải theo, “chỉ
có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức
và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.


6
Tiếp theo việc xuất bản các tác phẩm, báo chí từ năm 1922 đến năm 1925,
Nguyễn Ái Quốc cùng với những người cộng sản coi trọng hoạt động tuyên truyền,
cổ động, vì vậy một số tờ báo tiếp tục được Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh
niên xuất bản năm 1926 như Tuần báo Công nông nhằm vào đối tượng cơng nhân,
nơng dân; bán nguyệt san Lính Kách mệnh; nguyệt san Việt Nam Tiền phong, báo
Đồng Thanh, sau đó và Thân ái do Chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở
Xiêm xuất bản. Tùy theo điều kiện các kỳ bộ có thể xuất bản báo chí bí mật hoặc
cơng khai. Theo thống kê, trước khi thành lập Đảng, các tổ chức cộng sản đã xuất
bản 37 tờ báo, tạp chí làm cơng tác tun truyền, vận động, tổ chức phong trào
cách mạng.
Hình
Cuốn
“Đường
mệnh”
- Bảo
vật quốc
gia được
Báo1.5.chí

cách
mạngKách
trước
khi có
Đảng
đã góp
phần tun truyền chủ nghĩa
trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (Ảnh tư liệu)

Mác - Lênin, đẩy mạnh phong trào đấu tranh và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ
chức cho sự thành lập Đảng.

2. Tình hình trong nước tác động đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt
Nam
2.1. Chính sách thống trị của thực dân Pháp
Về chính trị: Thực dân Pháp tiến
hành xây dựng hệ thống chính quyền
thuộc địa bên cạnh việc duy trì chính
quyền phong kiến bản xứ làm tay sai.
Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”
nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng
quốc gia dân tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ
chính trị khác nhau.

Hình 1.6. Bản đồ hành chính Việt Nam thời
Pháp thuộc


7

Về kinh tế: Từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành các cuộc khai thác
thuộc địa lớn: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) và cuộc khai
thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929). Mưu đồ của thực dân Pháp nhằm biến
Việt Nam nói riêng và Đơng
Dương nói chung thành thị
trường tiêu thụ hàng hóa của
“chính quốc”, đồng thời ra sức
vơ vét tài nguyên, bóc lột sức
lao động rẻ mạt của người bản
xứ, cùng nhiều hình thức thuế
khóa nặng nề.
Về văn hóa - xã hội:
Hình 1.7. Đồn điền cao su thời Pháp thuộc

thực dân Pháp thực hiện chính

sách “ngu dân” để dễ cai trị, lập nhà tù nhiều trường học, đồng thời du nhập
những giá trị phản văn hố, duy trì tệ nạn xã hội vốn có của chế độ phong kiến
và tạo nên nhiều tệ nạn xã hội mới, dùng rượu cồn và thuốc phiện đầu độc các
thế hệ người Việt Nam, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hoá văn minh” của
nước “Đại Pháp” ...
2.2. Địa vị lịch sử của các giai cấp trong xã hội Việt Nam
Địa chủ: Một bộ phận địa chủ câu kết với thực dân Pháp và làm tay sai
đắc lực cho Pháp; một bộ phận khác nêu cao tinh thần dân tộc, khởi xướng và
lãnh đạo các phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến, một số trở
thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực dân Pháp và phong kiến phản
động; một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản.
Giai cấp nông dân: (khoảng 90% dân số) đây là giai cấp bị áp bức, bóc lột
nặng nề nhất, do đó lực lượng này hình thành nên thái độ căm thù đế quốc phong
kiến, sẵn sàng đứng lên khởi nghĩa.

Giai cấp cơng nhân: có những đặc điểm sau: thứ nhất giai cấp công nhân là
giai cấp của những người
lao động sản xuất vật chất

Hình 1.8.


8
là chủ yếu; thứ hai giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai
cấp tư sản; thứ ba, giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Điều này thể
hiện đây là giai cấp có năng lựcHình
lãnh
đạo
cách
1.9.
Giai
cấp mạng.
cơng nhân đại diện cho phương thức sản
Giai cấp tư sản: bao gồm tư sản mại bản
xuấtvà
xã tư
hộisản
ngàydân
càngtộc.
caoPhần lớn tư sản
dân tộc Việt Nam có tinh thần dân tộc, u nước nhưng khơng có khả năng tập hợp
các giai tầng để tiến hàng cách mạng.
Tầng lớp tiểu tư sản: gồm các tri thức, học sinh, giáo viên, viên chức, làm
công ăn
lương, buôn bán nhỏ, có tinh thần yêu nước cao. Tuy nhiên, do bị thực dân

áp bức,
bóc lột, khinh thường nên đời sống của họ khó khăn và bấp bênh hay dao
động thiếu kiên định, do đó tầng lớp tiểu tư sản khơng thể lãnh đạo cách mạng.
Các sĩ phu phong kiến: một bộ phận hướng sang tư tưởng dân chủ tư sản
hoặc tư tưởng vô sản; một số người khởi xướng các phong trào yêu nước, có ảnh
hưởng lớn.
Từ đây, ta có thể nhận thấy rằng địa chủ phong kiến, nông dân, tiểu tư sản
và sĩ phu phong kiến đều khơng có địa vị lịch sử người lãnh đạo cách mạng Việt
Nam. Tuy nhiên trong đó, đặc biệt giai cấp cơng nhân lúc bấy giờ lại mang đậm
nét đặc trưng và đặc điểm người lao động cách mạng, chịu 3 tầng lớp bóc lột, gần
gũi với nông dân, nội bộ thuần nhất, là lực lượng xã hội tiên tiến và là động lực
cách mạng mạnh mẽ do đó giai cấp này chính là giai cấp lãnh đạo cách mạng VN,
nhưng khi chưa có Đảng thì họ khơng thể thực hiện sứ mệnh lịch sử giải phóng dân
tộc nên cần thiết phải có sự hình thành Đảng Cộng Sản để đưa ra những đường lối
đúng đắn giúp giai cấp này thực hiện sứ mệnh của mình.
Từ những phẩm chất trên, giai cấp cơng nhân sẽ là giai cấp lãnh đạo cách
mạng Việt Nam. Do đó, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu.
2.3. Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng
Từ năm 1858 đến trước năm 1930, hàng trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào
chống Pháp đã nổ ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau, như khởi nghĩa của
Trương Công Định, Thủ Khoa


9
Huân, phong trào Cần Vương, phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Duy
Tân; các cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Nguyễn Thái
Hình
1.10.
Vuađạo.
HàmCác

Nghicuộc
và Tơn
Thấtnghĩa,
Thuyếtphong
- Lãnh trào đấu tranh đó vơ cùng anh dũng,
Học...
lãnh
khởi
đạo đã
phong
trào Cần
(Ảnháp
minh
nhưng
bị thực
dân Vương
Pháp đàn
tànhọa)
bạo và đều thất bại.

Nguyên nhân cơ bản dẫn tới
thất bại của các phong trào đấu
tranh là do những người đứng đầu
các cuộc khởi nghĩa, các phong trào
chưa tìm được con đường cứu nước
phản ánh đúng nhu cầu phát triển
của xã hội Việt Nam. Cách mạng
nước ta đứng trước sự khủng
hoảng, bế tắc về đường lối cứu


Hình 1.11. Các nhân vật người Vĩnh Long trong
Phong trào Đông Du

nước. Việc tìm một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đấu tranh
giải phóng dân tộc và thời đại là nhu cầu bức thiết nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ.
3. Vai trò của Bác
Thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam.
Những chuyến đi, những cuộc khảo
nghiệm, dấu chân Người từng in trên 3 đại
dương, 4 châu lục và khoảng 30 quốc gia trong
10 năm (1911 - 1920). Bác đã nhận ra rằng: Ở
đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác;
ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp
bức nặng nề và “dù màu da có khác nhau, trên
Hình 1.12. Chân dung Chủ tịch
Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc
lột và giống người bị bóc lột”. Bắt gặp lý tưởng
của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã tìm thấy

con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vơ sản. Có thể


10
khẳng định, chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc tìm đến lý tưởng
cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin, với khát vọng mang lại hịa bình cho dân tộc,
Người đưa ra những thông điệp mang giá trị vĩnh hằng, đó là những thơng điệp về

hịa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, đó chính là: độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội - con đường Người lựa chọn suốt 100 năm qua, nay vẫn là sợi
chỉ đỏ, là kim chỉ nam cho hoạt động cách mạng Việt Nam.
Thứ hai, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào
trong nước và chuẩn bị những điều kiện cho sự thành lập Đảng.
Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngịi bút của mình tích cực tố cáo,
lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa
và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Người đã góp phần
quan trọng vào việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp ở các thuộc địa. Chỉ
rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung
của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế
giới. Đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác - Lênin, xây dựng mối quan
hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước
thuộc địa và phục thuộc.
Về chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận
điểm chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các
dân tộc bị áp bức; xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo của
Đảng; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Những luận điểm ấy sau
này phát triển thành những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng.
Về tổ chức: Nguyễn Ái Quốc đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra
đời của chính đảng vơ sản của giai cấp cơng nhân Việt Nam. Đó là huấn luyện, đào
tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc)
để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Năm 1925, Nguyễn
Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, ra báo Thanh niên, mở lớp
đào tạo cán bộ cách mạng cho 75 đồng chí. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã


11

giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần, tầng lớp dễ
tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là thành công
của Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.
Trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của nhân
dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Thơng qua phong trào
“vơ sản hố”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ
lập trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp
cơng nhân và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu
nước phát triển mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở
Việt Nam, tạo điều kiện chín muồi và hợp quy luật cho sự ra đời của Đảng.
Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản.
Từ ngày 06/01/1930 đến ngày 07/02/1930, tại Cửu Long – Hồng Kông
(Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất đã được tiến hành dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái
Quốc. Tham dự Hội nghị có các đại biểu của Đơng Dương Cộng sản Đảng (2 đại
biểu) và An Nam Cộng sản Đảng (2 đại biểu) và 2 đại biểu hải ngoại (Hồ Tùng
Mậu và Lê Hồng Sơn). Cịn Đơng Dương Cộng sản Liên đồn đã thành lập, song
chưa có liên hệ, nên chưa được triệu tập đại biểu đến dự (và ngày 24/02/1930, tổ
chức này được hợp nhất vào Đảng Cộng sản Việt Nam). Với sự nhất trí cao, Hội
nghị đặt tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chính cương vắn tắt
của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm
tắt của Đảng do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đã trở thành
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Chánh cương vắn tắt của Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh soạn thảo, đã thể
hiện rõ con đường giải phóng và phát triển của dân tộc Việt Nam là “làm tư sản
dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng”, “thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc
và người cày có ruộng” để đi tới xã hội cộng sản”. Có thể thấy, trong Chánh cương
vắn tắt, Hồ Chí Minh đã thực hiện 3 cuộc giải phóng cách mạng vô sản ở một nước
thuộc địa như nước ta là: giải phóng dân tộc phải tiến hành trước tiên, tạo tiền đề
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Nói một cách khác giải phóng, giành độc
lập dân tộc là bước đi đầu tiên của cuộc cách mạng vô sản ở nước thuộc địa, ở Việt



12
Nam. Đây là một luận điểm cơ bản, chính yếu trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng.
Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời là một tất yếu
lịch sử, có vai trị to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
thể hiện những nỗ lực hoạt
động nhận thức, phát triển
lý luận cách mạng gắn liền
với hoạt động thực tiễn
khơng mệt mỏi của Người,

Hình 1.13. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

đặc biệt là ở những luận

ngày 3/2/1930 (Ảnh chụp lại tranh của họa sĩ Phi Hoanh

điểm cách mạng độc đáo và

tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

sáng tạo, xác lập. Nói cách
khác, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào cơng nhân và phong trào yêu
nước.
4. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam qua cương lĩnh chính trị đầu tiên

Trong hội nghị thành lập Đảng có hai văn kiện vơ cùng quan trọng do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã được thông qua, đó là: Chánh cương vắn tắt của
Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng. Hai văn kiện trên đã phản ánh rõ nét con
đường cách mạng mà Đảng ta hướng đến và được chọn là Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Về khái quát, Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc thể hiện một
cách cô đọng các luận điểm cách mạng cơ bản, đánh giá một cách chính xác tính
chất xã hội Việt Nam thuộc địa; từ đó làm rõ những mâu thuẫn cơ bản, xác định
đường lối phát triển của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản được thực
hiện bằng sức mạnh của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Với tầm nhìn về con đường “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, Đảng Cộng sản xác định cách mạng giải


13
phóng dân tộc của dân tộc ta phải nằm trong quỹ đạo của cách mạng vơ sản, giải
phóng dân tộc khơng có con đường nào khác là tiến hành Cách mạng vơ sản.
Trong đó Cương lĩnh chính trị đã làm rõ nội dung tiến hành cách mạng với các nội
dung cơ bản sau:
Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là “Đánh đổ đế quốc
chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “Làm cho nước Nam được hoàn tồn độc
lập”. Trong đó Cương lĩnh chỉ rõ chống đế quốc là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng
hàng đầu để giành được độc lập cho dân tộc.
Phương diện kinh tế, xã hội
Về kinh tế, Cương lĩnh khái quát mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng
với phương châm bảo đảm quyền con người, quyền tự do của công dân, quyền
bình đẳng giới, phổ thơng giáo dục… được liệt kê và chỉ rõ.
Về xã hội kinh tế, chủ trương thủ tiêu hết các loại quốc trái, thu hết các sản
nghiệp lớn của Pháp giao cho Chính phủ cơng nơng binh quản lý; thu hết ruộng đất
của đế quốc chia lại cho dân cày nghèo; mở mang nền công nghiệp của nước ta, thi

hành luật quy định về thời gian lao động đối với công nhân… Những nhiệm vụ đề
ra cho nền kinh tế và xã hội Việt Nam được xem là bước tiến vượt bậc thoát khỏi
ách thống trị dã man, hà khắc của ách thống trị ngoại bang hướng đến một xã hội
tiến bộ hơn nơi công bằng xã hội được thực hiện, giai cấp được giải phóng, con
người được tự do…
Xác định lực lượng cách mạng
Để giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản, lực lượng cách
mạng phải thống nhất trong đó giai cấp nơng dân là lực lượng cơ bản, giai cấp
công nhân là lãnh đạo; bên cạnh đó chủ trương đồn kết tất cả các giai cấp, các lực
lượng tiến bộ, yêu nước để phát huy tối đa sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đối với
từng giai cấp, tầng lớp Đảng lại có những đối sách khác nhau: chú trọng truyền bá,
liên lạc với bộ phận tiểu tư sản, trí thức, trung nông; lợi dụng giới phú nông, địa
chủ… nhưng kiên quyết đánh đổ những bộ phận đã ra mặt phản cách mạng
Xác định phương pháp tiến hành cách mạng


14
Đã có nhiều phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc diễn ra
song đều nhận lấy thất bại, đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quý giá ấy,
Cương lĩnh xác định con đường duy nhất để đưa cách mạng nước ta đi đến thành
cơng chỉ có thể là bạo lực cách mạng của quần chúng. Không mang hình thức
khủng bố hay ám sát cá nhân mà phải tiến hành đồng bộ, dứt khốt “khơng khi nào
nhượng một chút lợi ích gì của cơng nơng mà đi vào đường thỏa hiệp”.
Xác định tinh thần quốc tế
Đường lối cách mạng mà Đảng ta xác định không phải là con đường đơn
độc mà là một bộ phận của phong trào cách mạng vô sản thế giới. Trong khi thực
hiện giải phóng dân tộc, chúng ta cũng khơng qn ủng hộ các dân tộc bị áp bức và
kêu gọi sự đoàn kết, viện trợ từ phong trào cách mạng trên toàn thế giới. Như vậy,
ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn nêu cao chủ nghĩa
quốc tế và mang bản chất quốc tế của giai cấp cơng nhân.

Xác định vai trị lãnh đạo của Đảng
Cương lĩnh đã chỉ rõ vai trò là đội tiên phong, là ngọn đuốc soi đường cho
toàn thể dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp một cách triệt để nhất.
Với bản lĩnh chính trị độc lập, tự chủ sáng tạo, Cương lĩnh chính trị đầu tiên
đã thể hiện một cách cô đọng súc tích các luận điểm cơ bản của cách mạng Việt
Nam; từ đó đưa ra đường lối chiến lược rõ ràng vạch cho cách mạng một hướng đi
đúng đắn tránh việc mơ hồ trong nhận thức dẫn đến những hành động sai lầm. Với
tư duy sáng suốt mà Nguyễn Ái Quốc đã đề ra cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam
được tổ chức một cách quy mô với những định hướng rõ ràng về đường lối phát
triển, phương châm làm cách mạng… tất cả vì một mục tiêu độc lập tự do, no cơm
ấm áo cho hàng triệu đồng bào ta, hướng đến một xã hội văn minh và tốt đẹp cho
tất cả mọi người.
II. Quan điểm về ý kiến cho rằng ở Việt Nam cần thực hiện chế độ đa đảng
lãnh đạo
Chế độ một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam hồn tồn khơng phải sự
áp đặt từ phía Đảng hay một lực lượng chính trị nào khác mà chính là sự lựa chọn


15
của dân tộc, của nhân dân. Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, nhóm chúng em
khẳng định: “Ở Việt Nam không cần và không chấp nhận chế độ đa đảng” với
những lý do sau:
1. Thực hiện chế độ đa đảng lãnh đạo là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở lý luận cho việc thực hiện đa nguyên, đa đảng xuất phát từ chủ nghĩa đa
nguyên. Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối
hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau
trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là giai cấp
tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình đẳng của các

nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ tư sản.
Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý nghĩa
ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên ngun tắc cạnh tranh giữa
các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình phong “dân
chủ” che đậy sự bất cơng, bất bình đẳng trong xã hội tư bản.
Khi chủ nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư
tưởng để giai cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công
nhân và các trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc địi mở rộng quyền tự do dân

Hình 2.1. Đa ngun chính trị - bánh vẻ dân chủ, con đường thủ tiêu cách mạng



×