Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Giới và quyền quyết định trong gia đình nông thôn ở vùng ven đô.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.36 KB, 35 trang )

Lời mở đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nớc thì vai trò của con ngời
trong xã hội cũng có sự thay đổi lớn lao. Vấn đề giới trở thành một vấn đề đợc
quan tâm, chú ý nhiều hơn. Xung quanh vấn đề giới vẫn còn tồn tại những
điều đáng bàn nh : sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình hay
vai trò của ngời phụ nữ cha đợc đánh giá đúng nên còn hạn chế khả năng phát
huy của ngời phụ nữ và còn rất nhiều vấn đề khác. Đã có nhiều nghiên cứu,
nhiều đề tài và báo cáo khoa học về vấn đề này song với nghiên cứu này tôi
mong muốn sử dụng những kiến thức đã học để phân tích nhằm nhìn nhận
đúng hơn về vai trò của ngời chồng và ngời vợ trong gia đình nông thôn hiện
nay .
Để hoàn thành báo cáo này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo
trong thời gian đi thực tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận
tình của thầy giáo: Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh - ngời đã trực tiếp hớng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện báo cáo với sự nhiệt tình và trách nhiệm cao. Qua
đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với ban lãnh đạo xã, các trởng
thôn và các gia đình tại xã Đại Yên, tỉnh Quảng Ninh .
Do hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân nên đề tài còn nhiều
thiếu sót. Tôi rất mong nhận đợc sự góp ý của các thầy, cô giáo trong khoa xã
hội học cũng nh sự góp ý của các bạn sinh viên trong lớp quan tâm đến vấn
đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ngày 5 tháng 5 năm 2003
1
Phần những vấn đề chung
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi một gia đình là một tế bào của xã hội, nhiều tế bào xã hội tạo nên
một xã hội tổng thể. Một mặt sự hình thành của gia đình quyết định sự hình
thành của xã hội mặt khác gia đình lại chịu sự tác động của các quan hệ kinh
tế - xã hội.
Khi bàn về gia đình ngời ta thờng đề cập đến mối quan hệ vợ, chồng


trong gia đình. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, địa vị của ngời
phụ nữ ngày càng đợc đề cao. Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại, đó là nửa phần
nhân loại với những chức năng mà nửa kia không thể thay thế. Phụ nữ luôn là
vấn đề đợc quan tâm đặc biệt.
Chính sách đổi mới đất nớc năm 1986 đã góp phần tích cực đối với sự
phát triển của ngời phụ nữ khiến họ có nhiều điều kiện thuận lợi để vơn lên.
Tuy nhiên, trong thực tế ngời phụ nữ vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi và bất
công đặc biệt là ngời phụ nữ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
ở nông thôn, lao động gia đình chủ yếu vẫn do ngời phụ nữ đảm nhiệm.
Phụ nữ chiếm phần đông lao động xã hội nhng lại là nhóm xã hội chịu nhiều
thiệt thòi nhất. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do họ bị ảnh hởng của
nền giáo dục t tởng phụ quyền, họ quen nhờng nhịn và lại tự ti, họ luôn đề cao
vai trò của nam giới trong gia đình và ngoài xã hội. Chính bởi vậy nên đã hạn
chế sự phát triển của ngời phụ nữ .
với đề tài: " Giới và quyền quyết định trong gia đình nông thôn ở
vùng ven đô". Chúng tôi mong muốn tìm hiểu rõ hơn về thực trạng vai trò của
ngời phụ nữ và nam giới đối với quyền quyết định trong gia đình. Đồng thời
nghiên cứu những nhân tố ảnh hởng đến quyền quyết định này trên cơ sở đó đ-
a ra khuyến nghị và giải pháp nhằm hạn chế mặt tiêu cực cũng nh phát huy
mặt tích cực góp phần ổn định và phát triển xã hội .
2
Chúng tôi mong muốn rằng ngời phụ nữ nông thôn nói riêng và ngời
phụ nữ Việt Nam nói chung sẽ có điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt vai trò
của mình trong gia đình và ngoài xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và mô tả thực trạng vai trò giới và quyền quyết định của ngời vợ
và ngời chồng trong gia đình .
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó cũng nh nhân tố ảnh hởng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích sự phân công lao động theo giới trong gia đình

- Phân tích vai trò và chức năng của ngời vợ và ngời chồng qua đó thấy đ-
ợc quyền quyết định chính những công việc trong gia đình .
- Tìm hiểu nguyên nhân kinh tế - văn hoá - xã hội ảnh hởng đến quyền
quyết định chính những công việc trong gia đình.
- Bớc đầu góp phần đề xuất khuyến nghị và giải pháp nâng cao vị thế của
ngời phụ nữ trong gia đình, củng cố nhận thức trong việc đánh giá và tạo cơ
hội cho ngời phụ nữ.
4. Đối tợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tợng nghiên cứu:
Giới và quyền quyết định trong gia đình c dân nông thôn ở vùng ven đô.
4.2. Khách thể nghiên cứu:
Phụ nữ và nam giới đã có gia đình tuổi từ 25 đến 60 tuổi ở xã Đại Yên,
tỉnh Quảng Ninh .
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian : Xã Đại Yên, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian : Tháng 3/ 2003
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
3
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Phụ nữ là ngời giữ vai trò chính trong lao động gia đình. Họ
cha đóng vai trò ngang hàng với nam giới trong việc quyết định công việc
trong gia đình .
Giả thuyết 2: Ngời phụ nữ ngày càng nhận đợc sự chia sẻ của chồng và dần
khẳng định vị trí của mình trong gia đình.
Giả thuyết 3: Các yếu tố ảnh hởng đến quyền quyết định trong gia đình của
phụ nữ và nam giới : nhận thức, trình độ học vấn, quan niệm truyền thống.
5.2. Khung lý thuyết
4
Điều kiện kinh tế
văn hoá - xã hội

Gia đình
Nhân tố ảnh hưởng
Nhận thức
của phụ nữ
và nam giới
Quan niệm
truyền
thống
Trình độ
học vấn
Quyền quyết định trong gia đình.
6. Phơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng phối
hợp các phơng pháp xã hội học sau:
- Phơng pháp định lợng : Báo cáo thực tập này là một nhánh của đề tài :
Sự biến đổi quan hệ cộng đồng ven đô trong công cuộc đổi mới hiện nay
(Qua khảo sát tại xã Đại Yên - TP Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh ) do lớp K44-
K45 XHHHN1 thực hiện. Chúng tôi có sử dụng 500 phiếu điều tra.
Mẫu khảo sát bao gồm :
+ Giới tính :
* Nam : 250 ( 50,2%) * Nữ : 248 ( 49,8%)
+ Nghề nghiệp :
* Nông nghiệp : 278 ( 55,8%) * Lâm nghiệp : 49 ( 9,8%)
* Ng nghiệp : 35 (7%) * Công nhân : 21 ( 4,2%)
* Công viên chức : 28(5,6%) * Lực lợng vũ trang : 5 ( 1%)
* Nội trợ : 9 (1,8%) * Hu trí : 33 (6,6% )
* Nghề khác : 40 (8%)
+ Độ tuổi :
* <20 : 1(0,2%) * 20-29 : 27 (5,4%)
* 30-39 : 153(30,7%) * 40-49 : 156( 31,3%)

* 50-59 : 86 (17,3%) * > 60 : 75 ( 15,1% )
+ Hôn nhân:
* Cha kết hôn : 13 (2.6%)
* Đã kết hôn : 468 (94%)
* Ly hôn : 8 (1.6%)
* Ly thân: 1 ( 0.2%)
* Giá : 8 (1.6%)
- Phơng pháp phỏng vấn sâu : Chọn mẫu ngẫu nhiên 5 ngời ở độ tuổi từ
25 tuổi trở lên, đã có gia đình theo tỉ lệ 2 nam, 3 nữ .
- Phơng pháp phỏng vấn nhóm : Tiến hành phỏng vấn nhóm chọn ngẫu
nhiên 10 ngời đã có gia đình theo tỉ lệ 5 nam, 5 nữ .
5
_ Phơng pháp quan sát : Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phơng kết
hợp với phỏng vấn sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi tôi có sử dụng biện pháp
quan sát nh nghe, nhìn trong quá trình đi phỏng vấn để qua đó thu thập thông
tin về các hiện tợng liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời
quan sát thái độ của ngời trả lời nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin thu
đợc.
_ Phơng pháp phân tích tài liệu: phân tích tài liệu thu thập đợc, số liệu
thống kê và các tài liệu có liên quan khác nhằm so sánh đối chiếu và lấy thông
tin. Đồng thời sử dụng báo cáo chi tiết của cán bộ xã Đại Yên về tình hình
kinh tế- văn hoá- xã hội.
7. ý nghĩa của đề tài
7.1. ý nghĩa lý luận
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài không có mục đích đa ra lý thuyết mới
mà chủ yếu vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu thực tiễn nhằm
tìm hiểu, xác định vai trò của ngời phụ nữ và nam giới đối với quyền quyết
định các công việc trong gia đình .
7.2. ý nghĩa thực tiễn
Báo cáo " Giới và quyền quyết định công việc trong gia đình nông thôn

ở vùng ven đô " góp phần làm rõ thực trạng vai trò, địa vị của ngời phụ nữ và
nam giới trong gia đình ở vùng nông thôn.
Đồng thời qua báo cáo này chúng tôi mong muốn góp phần nâng cao nhận
thức của mọi thành viên trong gia đình và ngoài xã hội về vai trò, chức năng,
địa vị của ngời phụ nữ nông thôn. Từ đó có cách nhìn đúng đắn hơn, toàn diện
hơn và tạo mọi điều kiện để chị em phụ nữ phát huy khả năng tích cực trong
sự nghiệp đổi mới đất nớc nhằm xây dựng một nớc Việt Nam công bằng, dân
chủ giàu mạnh.

6
Phần nội dung chính
Chơng 1 : cơ sở lý luận và phơng pháp luận
1. Cơ sở lý luận
đề tài đợc viết có sử dụng một số khái niệm sau:
1.1. Khái niệm giới (Gender)
Giới là một phạm trù xã hội đ ợc xác lập qua các đặc trng văn hoá
nhằm xác định các hành vi xã hội của nam giới và phụ nữ và mối quan hệ
giữa hai giới tính đó. Bởi vậy giới không chỉ đề cập một cách giản đơn tới
phụ nữ hoặc nam giới mà còn phản ánh mối quan hệ giữa hai đối tợng đó,
cách thức phản ánh đợc cấu trúc về mặt xã hội .
Giới đề cập đến những sự khác biệt giữa nam và nữ do xã họi quy định do
đó giới không phải tự nhiên sinh ra mà là do sản phẩm của xã hội. Các nhà
khoa học cho rằng giới là cấu trúc xã hội, nói cách khác giới là do xã hội tạo
nên.
( Hoàng Bá Thịnh - Bài giảng xã hội học về giới và phát triển)
1.2. Vai trò giới
Đợc định nghĩa là những hành vi, những quan điểm đợc trông đợi trong
một xã hội đối với mỗi giới. Những vai trò này bao gồm các quyền và trách
nhiệm đợc chuyển hoá đối với từng giới trong một xã hội cụ thể.
( Hoàng Bá Thịnh - Bài giảng xã hội học về giới và phát triển)

Lý thuyết giới xuất phát từ những nguồn gốc sinh học mà nó xác định sự
khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Những nguồn gốc sinh học này tạo nên
nguyên liệu thô từ đó tổ chức những hành vi cụ thể đợc gọi là những vai trò
giới. Các vai trò này hình thành thông qua quá trình xã hội hoá. Những vai trò
này hớng dẫn các hành vi của hai giới đợc xem là phù hợp với mong đợi của
xã hội. Các vai trò giới cơ bản bao gồm vai trò tái sản xuất, vai trò sản xuất,
vai trò cộng đồng.
Xã hội học của Parson đã dặt gia đình ở trung tâm của sự học hỏi xã hội.
Về các vai trò của giới, theo Parson trong gia đình trẻ em học các vai trò tình
7
cảm là cái đợc tạo nên bởi sự nuôi dỡng, chăm sóc và trông nom của gia đình,
những việc mà ngời phụ nữ đảm nhiệm. Các vai trò nh sự thành đạt, làm kinh
tế kiếm cơm do nam giới thực hiện. Theo quan điểm Parson những vai trò này
giúp cho xã hội ổn định từ thế hệ này qua thế hệ khác.
1.3. Khái niệm gia đình
Dới góc độ xã hội học, gia đình đợc coi là một thiết chế xã hội, là
một đơn vị kinh tế độc lập, một đơn vị cơ sở của xã hội nên gia đình có mối
quan hệ mật thiết với các tổ chức, các thiết chế xã hội khác. Các nhà xã hội
học đa ra khái niệm về gia đình nh sau: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc
thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn với nhau bởi quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính công
đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu
cầu riêng của các thành viên cũng nh thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái
sản xuất con ngời.Sự biến đổi của gia đình ảnh hởng đến sự biến đổi của xã
hội.
Có nhiều quan niệm khác nhau về gia đình. Theo quan điểm của nhà xã hội
học Liên Xô A.G Khavchop trong tác phẩm Hôn nhân và gia đình đã định
nghĩa Gia đình là một hệ thống cụ thể lịch sử của các quan hệ qua lại giữa
vợ-chồng, cha mẹ- con cái. Là một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên gắn
liền với nhau bởi các quan hệ anh em thân thuộc, bởi cộng đồng sinh hoạt,

trách nhiệm đạo đức. Sự cần thiết xã hội của gia đình đợc ấn định bởi nhu
cầu của xã hội trong việc tái tạo dân số về tinh thần và sức khỏe".
Trong Cấu trúc xã hội xuất bản năm 1999 của G.P Murdock đã định
nghĩa nh sau về gia đình :"Gia đình là một nhóm xã hội có đặc trng là cùng
c trú, hợp tác và tái sản xuất kinh tế. Và ít nhất trong đó có quan hệ tình dục
với nhau đợc xã hội tán thành, có một hoặc nhiều con cái (do họ đẻ ra hoặc
do họ nhận con nuôi ) ".
Hiện nay gia đình chịu ảnh hởng mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế xã
hội, sự tác động của xã hội đối với mỗi gia đình khác nhau bởi mỗi gia đình có
8
một tiểu văn hoá không giống nhau. Do vậy, phải xuất phát từ điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể của mỗi gia đình trong từng khu vực, từng thời kỳ lịch sử cụ thể để
giải thích những biến đổi trong gia đình.
1.4. Quyền uy :
Quyền uy trong gia đình là mối quan hệ qua lại giữa các thế hệ, các giới
trong gia đình thể hiện địa vị của họ thông qua quyền quyết định các vấn đề
quan trọng trong gia đình .
1.5. Chức năng của gia đình. Gia đình có các chức năng sau đây:
+ Chức năng sinh đẻ.
+ Chức năng kinh tế .
+ Chức năng giáo dục.
+ Chức năng chăm sóc ngời già và trẻ em .
+ Chức năng thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong gia đình .
+ Chức năng thoả mãn nhu cầu tôn giáo .
+Chức năng nghỉ ngơi, giải trí .
+Chức năng thoả mãn nhu cầu tình dục .
1.6. Địa vị xã hội
Địa vị xã hội là một vị trí xã hội xác định gắn với quyền hạn, trách nhiệm,
nghĩa vụ tơng ứng. ở đây vị trí xã hội đợc hiểu là chỗ đứng của một cá nhân
trong cấu trúc xã hội nhất định .

1.7. Vai trò xã hội
Vai trò xã hội chính là mong đợi xã hội về một mô hình hành vi xác định t-
ơng ứng với một vị trí xã hội trong một cấu trúc xã hội. Trong cuốn từ điển xã
hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên, xuất bản năm 1994 định nghĩa vai trò
của Stoetzel về vai trò nh sau: Khái niệm vai trò đ ợc hiểu theo nghĩa rộng
là tập hợp của những ứng xử của mỗi cá nhân mà ngời khác và xã hội mong
chờ ở nó.
9
2. Phơng pháp luận
2.1 Phơng pháp duy vật biện chứng và phơng pháp duy vật lịch sử:
Trong quá trình nghiên cứu để viết báo cáo đề tài có sử dụng phơng pháp
duy vật biện chứng và phơng pháp duy vật lịch sử nh một cơ sở phơng pháp
luận cho quá trình nghiên cứu.
2.2 Tiếp cận theo quan điểm về giới : Trên cơ sở quan điểm xã hội học về
giới là khoa học về các đặc tính tâm lý văn hoá xã hội của mối quan hệ giữa
nam và nữ. Mối quan hệ đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của điều kiện kinh
tế xã hội. Vận dụng lý thuyết giới để thấy đợc quyền quyết định trong gia
đình.
2.3 Tiếp cận lý thuyết vai trò : Sử dụng lý thuyết vai trò để làm rõ vai trò của
nam và nữ từ đó thấy đợc vai trò giới trong quan hệ gia đình .
2.4 Tiếp cận quan điểm của xã hội học gia đình, xã hội học văn hoá: khi
giải quyết mối quan hệ giữa vợ và chồng. Từ đó thấy rõ hơn sự ảnh hởng của
vai trò giới đến quyền quyết định công việc trong gia đình.
2.5. Tiếp cận theo quan điểm phát triển : Nghiên cứu xem xét vấn đề gắn với
sự phát triển của đất nớc.
2.6. Tiếp cận theo quan điểm lịch sử cụ thể : Đặt sự phát triển của gia đình
trong hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể để thấy những mặt tiến bộ, phù hợp với
xã hội đơng đại.
3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Gia đình là một phạm trù xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử xã hội loài

ngời và không ngừng biến đổi cùng với bớc tiến của nền văn minh nhân loại.
Hiện nay, gia đình Việt Nam đang ở trong giai đoạn quá độ từ gia đình truyền
thống sang gia đình hiện đại. Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trờng nhiều thành phần đồng thời thực hiện dân
chủ hoá đời sống xã hội và mở rộng giao lu quốc tế có tác dụng phát huy tiềm
lực của đất nớc nói chung. Từ đó dẫn tới sự chuyển biến của các gia đình
trong đó có sự biến đổi vai trò của các thành viên ảnh hởng đến quyền quyết
định chính các công việc trong gia đình giữa hai giới.
10
Gia đình còn có t cách là một thiết chế xã hội, một đơn vị kinh tế độc lập
và là một đơn vị cơ sở của xã hội nên gia đình có quan hệ mật thiết với các tổ
chức, các thiết chế xã hội khác. Sự biến đổi của gia đình ảnh hởng không nhỏ
tới sự biến đổi của xã hội. Chính vì lẽ đó trong những năm gần đây đã có rất
nhiều tổ chức, đơn vị khác nhau tham gia nghiên cứu gia đình và giới. Nhiều
hớng nghiên cứu đã đợc triển khai và kết quả đang góp phần vào phục vụ sự
phát triển của đất nớc. Có thể đơn cử nh : Viện xã hội học, Trung tâm khoa
học xã hội và nhân văn quốc gia, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Khoa xã hội
học trờng Đại học khoa học xã hội và nhân văn...
- Luận án Thạc sĩ Sự phân công lao động trong gia đình nông thôn Việt
Nam của thạc sĩ Lê Thái Thị Băng Tâm nhằm chỉ ra vai trò của phụ nữ và
nam giới trong công việc ở cấc gia đình nông thôn .
-Bài viết ảnh hởng của môi trờng sống, lao động đến sức khoẻ của phụ
nữ nông thôn xuất bản năm 2001 tại Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia của
Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh đặt trọng tâm vào nghiên cứu yếu tố ảnh hởng đến sức
khoẻ của ngời phụ nữ nông thôn.
- Bài viết của Giáo s Lê Thị Nhâm Tuyết và Tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh Mấy
nét tổng quan về môi trờng lao động trong nông nghiệp, công nghiệp, và sức
khoẻ phụ nữ Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia năm 2001.
- Bài viết Vấn đề giới trong kinh tế hộ tìm hiểu sự phân công lao động
nam nữ trong gia đình ng dân ven biển miền Trung của Lê Tiêu La và Lê

Ngọc Hùng trên tạp chí xã hội học số 3-1998 đặt trọng tâm vào việc nghiên
cứu giới.
- Bài viết Vài nét về đời sống và vai trò của ngời phụ nữ nông dân ttrong
gia đình của Nguyễn Thị Thanh Tâm trên cuốn Một vài nét nghiên cứu về
gia đình Việt Nam năm 1990 đề cập đến vai trò, vị trí của ngời phụ nữ trong
kinh tế và đời sống gia đình.
Tuy nhiên đề tài này khi đặt trong bối cảnh xã Đại Yên, một xã ven đô
trong công cuộc đổi mới ngày nay thì có rất nhiều đặc thù riêng, nhiều vấn đề
đáng đợc quan tâm nhng cha có tác giả nào nghiên cứu cụ thể. Chính vì thế tôi
11
đã chọn đề tài Giới và quyền quyết định trong gia đình nông thôn ở vùng
ven đô qua khảo sát xã hội học tại xã Đại Yên làm báo cáo thực tập của
mình.
Để thực hiện nghiên cứu báo cáo này tôi dựa trên cơ sở kinh nghiệm và
kết quả tri thức của những ngời đi trớc đồng thời sử dụng kết quả thực tế điều
tra tại xã Đại Yên. Báo cáo nhằm chỉ ra vai trò giới đối với quyền quyết định
công việc trong gia đình.
chơng 2 : nội dung nghiên cứu
1 . Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội xã Đại Yên -TP Hạ Long
12
1.1 Một vài nét về đặc điểm tự nhiên
Xã Đại Yên đuợc thành lập ngày 7/5/1961 thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh, đến ngày 6/8/2001 xã Đại Yên và Việt Hng tách khỏi huyện
Hoành Bồ và nay thuộc thành phố Hạ Long. Đại Yên đợc coi là cửa ngõ thành
phố với diện tích tự nhiên là 4475 ha có 2000 ha đất rừng, 720 ha đất nuôi
trồng thuỷ sản còn lại là đất ở và giao thông. Đại Yên giáp với xã Quảng Ngà
và xã Dân Chủ thuộc huyện Hoành Bồ phía đông giáp xã Việt Hng và một
phần thành phố Hạ Long, phía nam giáp xã Hồng Tân, phía tây giáp xã Minh
Thành. Dân số của xã bao gồm 1898 hộ với 7937 khẩu. Có 99% là ngời dân
tộc Kinh còn lại 1% là ngời Hoa và ngời Tày. Hiện nay xã đợc chia làm 10

thôn, khu trong đó có 5 thôn là: Yên C, Quỳnh Trung, Đại Đán, Minh Khai,
Cầu Trắng và 5 khu là : Khu 1, Khu 2, Khu 3, Khu 4, Khu 5, Khu 6. Ngoài ra
Đại Yên còn có quốc lộ 18 chạy qua đó là điều kiện thuận lợi cho Đại Yên
phát triển kinh tế xã hội .
1.2 Đặc điểm kinh tế văn hoá xã hội
* Về kinh tế
Từ trớc đến nay kinh tế ở Đại Yên chủ yếu là phát triển nông nghiệp,
ng nghiệp và lâm nghiệp trong đó có 916 hộ chuyên sản xuất cấy lúa, trồng
màu, 122 hộ khai thác nhựa thông để chế biến xà phòng, hàn điện tử, 70 hộ
nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản tự nhiên, 200 hộ kinh doanh dịch vụ theo
trục đờng quốc lộ 18, và 516 hộ hu trí và nghề khác .
Trong sản xuất, Đại Yên đã áp dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, quản lý tốt các công trình thuỷ lợi hiện có, tiếp tục củng cố và nâng
cấp các mơng nhánh để đảm bảo phục vụ toàn diện nhu cầu sản xuất của nhân
dân, quản lý chặt chẽ các khâu dịch vụ nh giống, thuốc phòng trừ dịch hại.
Tăng cờng bảo vệ và phát triển vốn rừng, phát huy tốt các dự án trồng mới và
chăm sóc rừng. Bảo vệ tốt môi trờng sông, biển, hồ, đặc biệt chú trọng về kỹ
thuật và kinh nghiệm sản xuất nhằm phát triển mô hình nuôi tôm sú, sò huyết
và các loại cá có giá trị cao .
* Về cơ sở hạ tầng
13
Xã tổ chức làm mới 4 đờng tiểu mạch có chiều dài gần 1,6 km với tổng
kinh phí là 581 triệu đồng trong đó vốn thành phố cấp 60%( 348 triệu đồng)
vốn do nhân dân đóng góp là 40%( 232,4 triệu đồng). Tiến hành hoàn thiện
trụ sở UBND xã, thi công đờng tiểu mạch liên thôn, xây dựng nhà văn hoá. Xã
đã tiến hành tu sửa nâng cấp các đờng nhánh điện, cung cấp 565 nghìn kwh
điện cho nhân dân sử dụng.
* Về văn hoá
Xã tiến hành tổ chức tốt đời sống văn hoá tại các thôn, khu, tổ dân từ
việc cới, việc tang, đến tổ chức các lễ hội và các ngày trọng đại trong năm.

Quản lý tốt các hoạt động văn hoá lành mạnh, ngăn chặn kịp thời các luồng
văn hoá độc hại gây ảnh hởng xấu đến sinh hoạt văn hoá và tinh thần cho nhân
dân. Trung tâm văn hoá cũng đợc duy trì và thờng xuyên đón các đoàn nghệ
thuật về phục vụ nhân dân. Triển khai tốt chơng trình xây dựng làng văn hoá.
Thờng xuyên tuyên truyền chính sách pháp luật và các thông tin kinh tế xã
hội, các chủ trơng, các kế hoạch hoạt động của Đảng uỷ, chính quyền, các
đoàn thể trong thôn.
* Về giáo dục
Số ngời có trình độ Đại học và trên Đại học là 8% . PTTH, THCS là
30%. Tiểu học là 62%. Xã Đại Yên đã hoàn thành tốt công tác phổ cập giáo
dục trung học cơ sở năm 2002.
Xã có 3 trờng:
- THCS có 19 lớp học gồm 43 giáo viên và 704 học sinh .
- Tiểu học có 35 lớp gồm 49 giáo viên và 851 học sinh.
- Trờng mầm non có 6 lớp gồm 17 giáo viên và 190 học sinh.
* Về y tế
Toàn xã có một trạm y tế gồm 4 cán bộ, 1 bác sĩ, 4 y sĩ và 10 cán bộ y
tế thôn bản. Theo đánh giá của cơ quan chính quyền địa phơng trong năm qua
trạm y tế đã phát huy tốt công tác chuyên môn, tổ chức thờng trực tại trạm
24/24 giờ, chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh kịp thời cho nhân dân, hạn
chế đợc bệnh dịch, thực hiện tốt chơng trình y tế quốc gia .
14
* Về an ninh trật tự
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể, thôn khu, tổ đân phát
huy mạnh mẽ phong trào an ninh tự quản, quản lý tốt hộ tịch, hộ khẩu. Thờng
xuyên tuần tra canh gác, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ việc
xảy ra trên địa bàn. Chủ động triển khai kế hoạch phòng chống tệ nạn xã hội,
kêu gọi toàn dân cùng tham gia phòng chống tội phạm, bài trừ các tệ nạn xã
hội.
2. Sự phân công lao động trong gia đình

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội
đời sống của ngời dân ngày càng đợc nâng cao. Đồng thời với nó vai trò và vị
trí của ngời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội cũng đợc nâng lên. Bởi vậy
việc phân công lao động trong gia đình cũng cần phải biến đổi để phù hợp với
xu hớng ấy. Nếu nh trớc đây hầu hết mọi việc lớn trong gia đình đều do ngời
đàn ông quyết định thì hiện nay việc vợ chồng cùng bàn bạc để đa ra những
quyết định hợp lý đối với các công việc của gia đình không còn là điều mới
mẻ.
Tuy nhiên, trên thực tế qua khảo sát tại xã Đại Yên, tỉnh Quảng Ninh
chúng tôi nhận thấy: Mặc dù bộ mặt nông thôn ngày nay đã thay đổi rất nhiều,
mức sống của ngời dân ngày càng đợc nâng cao song sự phân công lao động
theo giới trong gia đình vẫn cha có nhiều thay đổi. Nhìn chung, lao động
chính trong gia đình vẫn do ngời phụ nữ đảm nhiệm. Hầu hết trong các hoạt
động sản xuất nông nghiệp hay hoạt động lao động trong gia đình tỉ lệ ngời vợ
tham gia nhiều hơn so với chồng. Họ phải chăm lo phần lớn các hoạt động
thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại của gia đình: chăm sóc chồng con, chi tiêu
hàng ngày... Ngay cả trong trờng hợp vợ chồng cùng tham gia vào công việc
trong gia đình thì gánh nặng chủ yếu vẫn đặt lên vai ngời phụ nữ. Ngời vợ th-
ờng đóng vai trò thực hiện còn ngời chồng chỉ giúp đỡ phần nào. " Mọi việc
trong gia đình chị đều làm tất khi nào rảnh rỗi anh ấy cũng giúp' (Nữ, 32
tuổi, thôn Minh Khai, xã Đại Yên).
15

×