Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Áp dụng mô hình cửa hàng trung thực trong trường học Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.07 KB, 53 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2010”

TÊN CÔNG TRÌNH
ÁP DỤNG MÔ HÌNH CỬA HÀNG TRUNG
THỰC TRONG TRƯỜNG HỌC VIỆT NAM

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ


TÓM TẮT
Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kì mở cửa và hội nhập, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế và
xã hội. Tuy nhiên, hiện tại vốn xã hội Việt Nam chưa cao, ý thức người dân còn
kém, tổ chức xã hội chưa cao, nạn tham nhũng còn là vấn nạn lớn của quốc gia.
Những điều trên ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Việt Nam. Vì vậy, thông
qua nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của mô hình Cửa hàng trung thực trên
thế giới, tôi muốn áp dụng mô hình này vào các trường học ở Việt Nam nhằm cải
thiện vốn xã hội và từ đó, góp phần nào vào công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của
đất nước.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô hình Cửa hàng trung thực hiện nay đã và đang xuất hiện, cũng như phát triển
trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, định nghĩa này còn khá xa lạ. Ngoài ra, mô
hình này góp phần rất lớn vào cải thiện yếu tố vốn xã hội. Vì vậy, qua nghiên cứu,
tôi mong muốn có thể đưa khái niệm này đến gần với người dân Việt Nam hơn cũng


như tìm ra hướng áp dụng mô hình này vào các trường học ở Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Điều tra nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu tình huống
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về vốn xã hội, khái niệm cũng như tầm quan trọng của vốn xã hội về
mọi mặt. Từ đó, tìm mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện cửa hàng trung
thực. Thông qua một số cửa hàng trung thực trên thế giới và tình hình về mô hình
này ở Việt Nam, nhận định về khả năng tồn tại và phát triển của mô hình này. Sau
cùng, tôi tìm hướng đi nhằm áp dụng cửa hàng trung thực vào trường học ở Việt
Nam và đưa ra một số kiến nghị nhằm mở rộng mô hình.
Đóng góp của đề tài
Đưa khái niệm mô hình ―Cửa hàng trung thực‖ đến gần với xã hội Việt Nam hơn và
đưa ra phương hướng nhằm đưa Cửa hàng trung thực vào các trường học ở Việt
Nam. Phát triển mô hình và phần nào cải thiện vốn xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Hướng phát triển của đề tài
Trước hết là áp dụng mô hình này vào các trường học rồi sau đó mở rộng ra các siêu
thị, trung tâm thương mại nhằm đến với nhiều người hơn, để mô hình phát huy tính
năng ra rộng hơn.



1

1 VỐN XÃ HỘI
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm
Có khá nhiều quan điểm và lý thuyết về Vốn xã hội, tuy nhiên trong bài nghiên cứu
này, xin được trích dẫn nghiên cứu tổng hợp của luật sư Nguyễn Ngọc Bích với
những điểm chính như sau:
- Vốn xã hội là những sự ràng buộc lẫn nhau do người ta đặt ra hay tuân giữ

khi giao dịch hay khi chung sức làm một việc gì đó; nó còn được gọi là
những ràng buộc xã hội (social bonds) hay các hành vi mẫu mực (norms)
hoặc quy tắc (rules) xã hội và chúng là những yếu tố quan trọng cho sự bền
vững của cuộc sống.
- Những giá trị này được nhà xã hội học Jane Jacobs nêu lên năm 1961,
Bourdieu năm 1986, sau đó được Coleman đặt cho một khuôn khổ lý thuyết
rõ ràng năm 1989; rồi được Putnam phổ biến trên công luận năm 1993.
Coleman mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một khuôn khổ, cho sự giao dịch
giữa những người hành động (actors) và trong họ với nhau; thúc đẩy các hoạt
động sản xuất và trở thành những thứ gì có sẵn (tài nguyên) để cho một cá
nhân sử dụng hầu thực hiện những lợi ích riêng tư của họ. Khi ấy người ta có
thể sống với nhau mỗi ngày mà không phải mất công dàn xếp đi, dàn xếp lại
vừa mất thì giờ vừa tốn kém.
- Vốn xã hội được kết tinh sau một quá trình gồm có: (1) sự tin cẩn lẫn
nhau (trust) hay niềm tin; (2) sự có đi có lại, hay sự hỗ tương; (3) những
quy tắc hay hành vi mẫu mực chung và sự chế tài; (4) sự kết hợp lại với
nhau thành một mạng lưới.
- Về sự có đi có lại, hay sự tương tác, thì khi diễn ra chúng sẽ làm gia tăng
niềm tin. Có hai loại tương tác (Coleman, Putnam): (i) nhận ngay tức khắc
(specific reciprocity) là hai bên cùng trao đổi tức thời hai thứ có giá trị ngang
nhau, và (ii) sẽ nhận sau này (diffuse reciprocity) là một bên cứ làm lâu dài
và liên tục; không trông đợi sự đáp lại, nhưng qua thời gian thì sẽ được trả lại
2

hay bù đắp tương xứng. Sự tương tác cũng tạo ra nghĩa vụ lâu dài giữa các
bên.
Ngân hàng thế giới cũng đã công nhận ―vốn xã hội chỉ đến các tổ chức, các mối
quan hệ, và các khái niệm hình thành nên số lượng và chất lượng của các tương tác
xã hội trong một xã hộị. Ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy các cố kết xã hội
rất quan trọng cho các xã hội tăng trưởng về mặt kinh tế và phát triển một cách bền

vững‖.
Mặ c dù đã có nhiề u cá ch đị nh nghĩ a khá c nhau , nhưng tự u trung vố n xã hộ i thườ ng
đượ c định nghĩ a xoay quanh ba yế u tố có liên hệ mậ t thiế t vớ i nhau : (a) khả năng
làm việc chung với nhau , (b) sự tin cậ y giữ a con ngườ i vớ i nhau , và (c) các mạng
lướ i xã hộ i.
Một trong những thành tố quan trọng của vốn xã hội là tính liên kết. Có nhiều loại
liên kết khác nhau giữa các nhóm (mua bán hàng hóa, trao đổi thông tin, giúp đỡ lẫn
nhau, cho vay, cử hành các nghi lễ chung, đọc kinh, đám cưới, cầu ma). Chúng có
thể diễn ra theo nhiều hướng, chiều ngang, chiều dọc hay đứng một mình.
- Do các hình thức liên kết này, giáo sư Robert Putnam (2000) phân biệt ra
hai loại vốn xã hội: loại co cụm vào nhau (bonding social capital) và loại
vươn ra bên ngoài (bridging social capital). Loại trước tạo nên các nhóm như
Mafia ở Ý; loại sau tạo nên các ban hợp xướng, dàn nhạc, các tổ chức phi
chính phủ hay các hội từ thiện. Khi trong nước có nhiều đoàn thể thành lập
do sự tự nguyện để bảo vệ lợi ích cục bộ của mình và tìm cách tác động
vào luật pháp thì những việc ấy sẽ tạo nên một xã hội dân sự. Xã hội này là
một xã hội trong đó các nhóm, các đoàn thể góp tay với chính quyền chăm lo
mọi mặt của đời sống xã hội mà một mình chính quyền không làm xuể.
- Tùy hình thức của vốn, cái co cụm không đem lại lợi ích cho xã hội, chỉ có
những tổ chức hay mạng lưới phát triển theo chiều ngang do các cá nhân kết
hợp với nhau một cách tự nguyện tạo nên mới làm gia tăng năng suất của xã
hội và tạo ra sự gắn bó trong đó. Trong những xã hội mà sự tin cẩn nhau
không cao, sự tương tác hàng ngang bị thay thế bởi chính trị với những hệ
3

cấp của nó đi theo hàng dọc thì không có vốn xã hội và cũng chẳng có bao
nhiêu hoạt động dân sự (Putnam, 1998).
Nói một cách đơn giản, vốn xã hội là khái niệm mô tả sự tin tưởng lẫn nhau giữa
con người với con người trong cùng một xã hội, và sự tin tưởng của những
thành viên đối với chính xã hội đó.

1.1.2 Vai trò và tầm ảnh hưởng
Nói về vai trò của vốn xã hội, trong bài viết ―Vốn xã hội và phát triển‖ đăng trên tạp
chí Tia sáng, luật sư Nguyễn Ngọc Bích có đưa ra vài quan điểm như sau:
- Trong quyển ―Trust: The Social Virtues and the Creation of Prosperity‖ xuất
bản năm 1995, giáo sư Fukuyama đã nghiên cứu niềm tin trong việc tạo nên
vốn xã hội, và chú trọng đặc biệt đến sự phát triển kinh tế. Dùng niềm tin
như là tiêu chí chính yếu để so sánh cơ cấu kinh tế và xã hội của các nước,
ông cho rằng vốn con người và vốn xã hội ảnh hưởng lẫn nhau. Vốn con
người có thể làm tăng vốn xã hội. Thí dụ, người có học sẽ ý thức hơn tầm
quan trọng của việc săn sóc con cái, và con cái sẽ cố gắng học hành, trau dồi
vốn con người của mình để đáp lại cha mẹ.
- Niềm tin có thể được hiểu như sự chấp nhận đặt lợi ích của mình vào tay của
người khác. Ông nói thẳng: ―Chất lượng cuộc sống cũng như khả năng
cạnh tranh của một quốc gia tùy thuộc vào một đặc tính văn hóa độc đáo
lan tỏa trong quốc gia ấy, đó là mức độ tin cẩn nhau trong xã hội”. Để
minh chứng, ông cho rằng Trung Quốc, Pháp, Ý vì có mức tin cẩn lẫn nhau
thấp nên đã mất thế cạnh tranh với Mỹ, Nhật và Đức là những nước có mức
tin cẩn nhau cao. Trong một xã hội mà mức tin cẩn nhau thấp thì kinh doanh
thường hạn chế trong phạm vi gia đình, không có nhiều đại công ty (nếu
không được nhà nước tổ chức hoặc giúp đỡ). Xí nghiệp sẽ dễ bành trướng
trong một xã hội mà mức tin cẩn nhau cao.
5 năm sau khi viết như thế, trong một bài tham luận trình bày tại Quỹ Tiền tệ quốc
tế, ông định nghĩa: ―Vốn xã hội là hành vi mẫu mực không chính thức (informal)
phát sinh ngay lập tức và nó thúc đẩy sự hợp tác giữa hai người hay nhiều người
4

(nhường chỗ ngồi cho người già). Các hành vi mẫu mực tạo nên vốn xã hội có thể
bắt đầu từ một sự tương tác tự nhiên giữa hai người bạn lên cao cho đến tận các học
thuyết phức tạp và tinh vi như Cơ đốc giáo và Phật giáo. Hành vi mẫu mực phải
bung ra ngay lập tức (tức thời) trong các mối quan hệ cá nhân cụ thể. Hành vi mẫu

mực có đi có lại nằm ẩn trong mọi giao dịch của tôi đối với mọi người, và chỉ trở
thành cụ thể trong sự giao dịch của tôi đối với những bạn của tôi‖.

Không phải mọi hành vi mẫu mực phát sinh tức thời đều sẽ tạo nên vốn xã hội. Trái
lại chỉ có những cái nào giúp cho các nhóm trong xã hội hợp tác với nhau, hay tạo
nên sự hợp tác, thì đó mới là hành vi mẫu mực. Đa phần chúng lại là các đức tính
truyền thống như lòng trung thực, sự giữ lời hứa, việc thi hành bổn phận một cách
đáng tin cậy, sự tương tác và tinh thần trách nhiệm.
Theo ông, vốn xã hội xuất phát từ ba nguồn:
- Thứ nhất, như các nhà kinh tế đã nêu, là từ sự giao tiếp với nhau liên tục; hai
người giao dịch với nhau lâu sẽ thấy cần phải chứng tỏ mình là người trung
thực và giữ lời hứa.
- Thứ hai, là từ các tôn giáo hay hệ thống luân lý. Đó là nguồn gốc của một
quyền uy, nó ấn định các hành vi mẫu mực và trông đợi sự tuân thủ không
cần suy nghĩ. Những mẫu mực đó không chỉ diễn ra trong các cuộc thương
thảo riêng lẻ mà còn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua các
qui trình đã được xã hội hóa sử dụng tập quán và thói quen nhiều hơn là lý
lẽ.
- Thứ ba, sự chia sẻ các kinh nghiệm lịch sử cũng tạo nên những hành vi mẫu
mực một cách không chính thức và do đó cũng tạo nên vốn xã hội. Thí dụ, cả
Đức và Nhật đều đã trải qua các cuộc đình công của thợ thuyền, rồi xung đột
chủ thợ với chính quyền trong những năm 1920, 30. Hai chính quyền ấy đã
phải trấn áp các nghiệp đoàn lao động độc lập và thay thế họ bằng công đoàn
―vàng‖. Sau khi hai nước bại trận, họ có cách tiếp cận mềm dẻo hơn đối với
việc quản lý các quan hệ lao động; kết quả là ở Đức đã có chính sách kinh tế
thị trường xã hội (Sozialmarktwirtschaft) còn ở Nhật là chế độ làm việc suốt
5

đời. Dẫu cũng còn những bất cập, hai định chế này đã đóng vai trò quan
trọng trong sự phục hồi kinh tế của hai nước kia và tạo nên một loại vốn xã

hội.
Thu gọn lại những điều trên, ta thấy vốn xã hội xuất phát từ các đức tính của mỗi
cá nhân (trung thực, trách nhiệm, hợp tác…) khi họ tự nguyện kết hợp lại với
nhau để làm một công việc chung nào đó. Xin gọi chúng là các yếu tố tinh thần.
Mối tương quan giữa các công trình trong xã hội với vốn xã hội và các yếu tố tinh
thần có thể thấy qua một thí dụ là công tác đắp đê chống lụt. Công tác này chính là
một công trình của xã hội – mọi người chung sức làm, kẻ cuốc, người đào, ai cũng
chăm chỉ (đó là vốn xã hội) – sở dĩ họ làm được như thế vì mỗi người tham gia ý
thức được mối lo chung và bổn phận của mình (đó là các yếu tố tinh thần). Xã hội
sẽ hoạt động tốt đẹp nhất khi mọi công dân chung lưng đấu cật để thực hiện một
mục tiêu chung và do đó chia sẻ một văn hóa của công dân (civic culture). Khi sự
tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là vốn xã hội,
và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của chính quyền trở
nên hữu hiệu.
Theo tác giả Huỳnh Thanh Điền, gần đây các nhà nghiên kinh tế sử dụng khái
niệm vốn xã hội của các nhà xã hội học như Broudieu (1986), Coleman (1988),
Putnam(1996) để đo lường mối quan hệ với tăng trưởng và phát triển kinh tế trên
nhiều phương diện. Kết quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội có tác động tỷ lệ thuận
và có ý nghĩa thống kê đến thu nhập hộ, tăng trưởng và phát triển kinh tế trên nhiều
phương diện, chẳng hạn như:
- Nghiên cứu ở Indonexia của Grooteart (1998); ở TanZania của Narayan và
Pritchet (1997); ở Kenya của La Ferrar (2002) đo lường vốn xã hội bằng
cách xác định mức độ tham gia sinh hoạt cộng đồng của các cá nhân trong hộ
giá đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của vốn xã hội đến phúc lợi
của hộ là rất lớn và tỷ lệ thuận.
- Nghiên cứu của Eward Miguel, Paul Gerler và David I Levine (2002) về sự
tác động của quá trình công nghiệp hoá ở Indonexia đến vốn xã hội. Kết quả
nghiên cứu đề nghị nên dự báo vốn xã hội trong phân tích các chính sách
6


kinh tế xã hội, nghĩa là cần có một mô hình đầu tư vốn xã hội để gợi ý chính
sách cho quá trình công nghiệp hoá của Indonexia từ năm 1997.
- Nghiên cứu của John Maliccio, Lawrance Haddad, And Julia N May (1999)
về vốn xã hội và sự sinh ra thu nhập ở Nam Phi giai đoạn 1993 – 1998.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu điều tra từ ở những tỉnh lớn nhất của Nam Phi để
ước lượng hàm chi tiêu bình quân đầu người với vốn xã hội. Nghiên cứu cố
định các yếu tố tác động khác để xem vốn xã hội tác động đến chi tiêu. Kết
quả nghiên cứu cho thấy vốn xã hội không có tác động đến chi tiêu bình quân
đầu người trong năm 1993 nhưng lại có tác động tỷ lệ thuận và có ý nghĩa
vào năm 1998. Tác giả giải thích điều này do sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế
Nam Phi, mà nguyên nhân là nạn phân biệt chủng tộc ở Nam phi đã được
tháo bỏ.
- Nghiên cứu của Christan Bjonskov (2004) về tác động của các yếu tố cấu
thành vốn xã hội tác động đến thu nhập. Ông chỉ ra rằng mạng lưới xã hội
của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cho người đó.
Tuy nhiên, phụ nữ nhận được thu nhập từ mạng lưới xã hội nhiều hơn nam
giới.
- Nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến các căn bệnh xã hội được thực hiện
bởi Dr.Holtgrave và R A Crosby (2003) ở Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy
vốn xã hội có tác động đến các căn bệnh xã hội như lậu, giang mai, Aids.
Những nghiên cứu thực nghiệm trên đã khẳng định được vai trò của vốn xã hội đối
với phát triển kinh tế trên nhiều phương diện như thu nhập, chi phí giao dịch, thông
tin hòan hảo, các vấn đề xã hội... Đặc tính lớn nhất của vốn xã hội là sự tín cẩn, nhờ
sự tín cẩn mà tạo nên một mạng lưới đoàn kết giữa các cá nhân, giữa các tổ chức,
thậm chí của cả hệ thống chính trị. Tính minh bạch của hệ thống chính trị, lòng tin
của người dân vào lãnh đạo cũng chính là vốn xã hội của quốc gia.
Cụ thể hơn, theo tác giả Trần Hữu Dũng, vốn xã hội mang lại những lợi ích cho
kinh tế:
7


- Vốn xã hội giúp giải quyết những ―bài toán tập thể”. Cụ thể, có những tình
huống mà mọi người đều có lợi (có thể khá lớn) nếu mỗi người làm một việc
nhỏ, song lợi ích (lớn) đó chỉ hiện thực khi mọi người đều làm việc nhỏ ấy.
Ví dụ đầy rẫy chung quanh ta: từ những việc quan trọng như đóng thuế, đến
những việc bình thường như dừng khi đèn đỏ hoặc không vứt rác nơi công
cộng. Nói theo các nhà kinh tế, vốn xã hội – như là kết tinh của một chuẩn
mực cư xử, một kì vọng chung của thành viên cùng một cộng đồng - giúp
giải quyết các ―bài toán phối hợp‖ (coordination problems). Đi xa hơn (dù
chưa thấy ai đề nghị), nhớ lại rằng nhiều nhà kinh tế đã giải thích những vấn
đề kinh tế vĩ mô như là hậu quả của sự ―thất bại phối hợp‖ (coordination
failures), người viết bài này nghĩ rằng ―tiếp cận vốn xã hội‖ có thể rất hữu
ích cho phân tích những hiện tượng vĩ mô tổng quát (như thất nghiệp, lạm
phát...)
- Vốn xã hội tiết kiệm phí giao dịch (transaction costs). Mọi giao dịch xã hội
và kinh tế sẽ ít rủi ro hơn nếu những đối tác liên hệ ngầm hiểu rằng mọi
người đều theo một chuẩn tắc cư xử (tự trọng, sợ mất danh giá gia đình, giữ
lời hứa, chẳng hạn), bởi vì như vậy thì những cá nhân liên hệ sẽ không tốn
nhiều thời giờ và tiền bạc để bảo đảm rằng đối tác sẽ chu toàn trách nhiệm
của họ.
- Vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và tốc độ tích lũy của
những loại vốn khác. Chẳng hạn, vốn xã hội có thể làm tăng vốn con người
(Coleman 1988).
- Trong những xã hội ít tin cẩn (tức là nghèo vốn xã hội), quyết định thuê
mướn nhân viên thường bị ảnh hưởng của những đặc tính cá nhân người ấy
(chẳng hạn như thân nhân hoặc quen biết riêng), ít dính dáng đến khả năng
làm việc. Ở xã hội nhiều tin cẩn thì những yếu tố khác như học vấn, tay
nghề, sẽ được quan tâm hơn. Do đó, muốn tiến thân, người trong xã hội
thiếu tin cẩn hay tìm cách móc nối thay vì trau dồi khả năng hay kiến
thức của mình.
8


- Một xã hội nhiều vốn xã hội là một xã hội ít tội phạm. Khi sinh ra trong một
xã hội mà thành viên tin cẩn nhau thì con người cũng dễ có lòng tốt với
người khác. Hậu quả là xã hội sẽ ít tội phạm hơn. Lợi ích kinh tế không phải
nhỏ.
- Vốn xã hội của nhà nước là cái sườn, là thành tố của pháp chế. Càng nhiều
vốn xã hội thì tư pháp càng vững chắc, khế ước càng nhiều khả năng thực
thi, tham nhũng càng ít, quyết định của nhà nước càng minh bạch, dễ kiểm
soát, và bộ máy hành chính càng hữu hiệu.
- Vốn xã hội, qua dạng tin cẩn, sẽ tăng mức khả tín của quan chức nhà nước,
đặc biệt là khi họ tuyên bố về chính sách kinh tế và tài chính. Do đó vốn
xã hội sẽ nâng cao mức đầu tư và những hoạt động kinh tế khác.
- Một xã hội đoàn kết, ít chia rẽ (tức là phong phú vốn xã hội) sẽ dễ hồi phục
sau những cú ―sốc‖ kinh tế. Theo Rodrik (1999), những cú sốc này đòi hỏi sự
quản lí những quyền lợi khác nhau trong xã hội. Vốn xã hội giúp hài hòa
những xung khắc mà một cơn khủng hoảng kinh tế sẽ phơi trần. Thiếu vốn
xã hội, ảnh hưởng của các cú sốc kinh tế sẽ trầm trọng và lâu dài hơn.
Ngoài ra, theo tác giả, ý niệm ―vốn xã hội‖ là một cầu nối giữa tiếp cận kinh tế và
tiếp cận xã hội, và do đó cung cấp những lí giải phong phú và thuyết phục hơn về
hiện tượng phát triển kinh tế. Nó cho thấy bản chất và chừng mực tương tác giữa
các cộng đồng và thể chế có ảnh hưởng quan trọng đến thành tựu kinh tế. Nhận định
này có nhiều hệ luận quan trọng cho chính sách phát triển mà cho đến nay hầu như
chỉ nhắm vào mặt kinh tế.
- Mọi chính sách đều có một bối cảnh xã hội, và mỗi bối cảnh ấy là một hỗn
hợp tế nhị giữa các tổ chức không chính thức (informal), những mạng (quen
biết cá nhân), và các thể chế. Do đó, quy hoạch chính sách đòi hỏi, trước hết,
một phân tích xã hội và thể chế để nhận dạng mọi thành phần liên hệ, và liên
hệ giữa các thành phần ấy. Cụ thể, khi hoạch định một phương thức can thiệp
kinh tế hay xã hội, cần lưu ý đến khả năng các nhóm thế lực có thể động viên
ảnh hưởng của họ theo cách có hại cho cộng đồng chung.

9

- Phải xem vốn xã hội là một nguồn lực như các nguồn lực khác trong mọi
công trình xây dựng, dự án phát triển, từ cơ sở hạ tầng, đến giáo dục, y tế...
Cũng nên nhớ rằng vốn xã hội là một loại ―hàng hóa công‖ và, cũng như các
loại hàng hóa công khác, nó sẽ không được thị trường cung ứng đầy đủ. Sự
hỗ trợ của nhà nước là cần thiết.
- Nói chung, cần vun quén vốn xã hội, song cũng nên nhớ (a) vốn xã hội
không phải bao giờ cũng tốt, (b) vốn xã hội thường là thuộc tính của một
―cộng đồng‖, một nhóm, đan xen, chồng chéo nhau - ít khi của toàn thể quốc
gia. Do đó, chính sách ―phát triển vốn xã hội‖ cần được cẩn thận chọn lọc, cụ
thể, trong đó có cả biện pháp kết nối những cộng đồng (mà nội bộ có vốn xã
hội riêng) trong một nước (Granovetter). Nó không thể là một chính sách
chung chung. Sự phân cực, manh mún trong xã hội sẽ làm giảm vốn xã hội.
Muốn phát triển kinh tế, chúng ta phải vượt lên những chia rẽ trong xã hội,
làm xã hội gắn kết hơn.
- Cần tăng cường khả năng tổ chức, phối hợp của người thu nhập thấp (nhưng
lại có thể rất giàu vốn xã hội) và giúp những tập thể, những nhóm xã hội liên
kết với nhau. Đặc biệt quan trọng là ―bắt cầu‖ (từ của Granovetter) giữa
những nhóm xã hội, bởi lẽ nhiều quyết định có ảnh hưởng đến người nghèo
là không xuất phát từ địa phương. Nhằm mục đích này, phải cổ động sự
tham gia đông đảo để tiến đến sự đồng thuận, cũng như tương tác xã hội,
giữa những người (khác nhau về quyền lợi và chênh nhau về nguồn lực)
trong tầm ảnh hưởng của quyết định ấy.
- Các tổ chức viện trợ của nước ngoài thường có một câu hỏi bức xúc: làm sao
để trợ giúp thành phần nào đó trong một xã hội vô cùng phức tạp, xa lạ đối
với họ? Tiếp cận ―vốn xã hội‖ nhấn mạnh rằng tiêu chuẩn chấp thuận một dự
án hỗ trợ như thế không thể chỉ dựa vào các tiêu chuẩn công nghiệp và tài
chính, mà còn phải để ý đến vốn xã hội địa phương.
- Từ quan điểm vốn xã hội, ta càng thấy cần có những chính sách ―tiết lộ

thông tin‖ (information disclosure) ở mọi cấp để công dân có nhiều thông tin
hơn, và do đó tăng cường ―tính trách nhiệm‖ ở khu vực công lẫn tư. Quan
10

niệm vốn xã hội đưa đến ý nghĩ là một chính sách tăng cường thông tin, nhất
là giữa các tầng lớp xã hội, là cần thiết – thêm một lí do để nhà nước đầu tư
vào những phương tiện truyền thông đại chúng.
- Liên hệ giữa các loại vốn xã hội thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế.
Những lối sống ―cổ truyền‖ (dựa vào vốn xã hội giữa dân chúng) dần dần
được thay thế bằng những tổ chức xã hội có quy củ hơn. Thị trường ngày
càng mở rộng, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nhưng sự phát triển ấy chỉ có
thể bền vững nếu số lượng và chất lượng vốn xã hội là đầy đủ và thích hợp.
Nhìn cách khác, ở mỗi giai đoạn phát triển là một tỷ lệ tổ hợp tối ưu giữa
vốn-xã-hội-dân-sự và vốn-xã-hội-nhà-nước và, trong chừng mực có thể,
chính sách phải linh động đồng nhịp với những thay đổi ấy.
1.1.3 Những nghiên cứu về tình hình vốn xã hội trên thế giới
Theo Sennett, R. (1998) thì “Dấu hiệu báo động đầu tiên của sự suy thoái nguồn
vốn xã hội là số người phát giàu mà không làm gì cả hay kiếm lợi bất chính một
cách công khai càng lúc càng đông và khoảng cách giữa những người nghèo lương
thiện và những người giàu gian manh mỗi ngày một lớn”.
Các nhà nghiên cứu về nguồn vốn xã hội trong tương quan kinh tế đều đồng ý với
nhau rằng, một nền kinh tế lành mạnh trong một đất nước có kỷ cương và văn hiến
không thể nào thiếu vắng nguồn vốn xã hội.
- Friedland (2003) đã nêu dẫn trường hợp các nước châu Mỹ La Tinh và sự èo
uột của vốn xã hội. Giới lãnh đạo và thân hào nhân sĩ trong vùng thường
vinh danh tinh thần địa phương và lòng tự hào nhân chủng một cách quá bảo
thủ và cực đoan đến độ lơ là không quan tâm đúng mức đến sự un đúc, nuôi
dưỡng và phát triển nguồn vốn xã hội. Hậu quả là sự thiếu hợp tác giữa
những thành viên xã hội và các thế lực đầu tư đã đưa đến quan hệ một chiều
và dẫn đến chỗ vốn xã hội bị phá sản. Các nhà kinh doanh đầu tư nản lòng

lui bước. Thay vì hợp tác song phương trong tinh thần ngay thẳng, bình
đẳng và danh dự thì lại biến tướng thành quan hệ ―đút‖ (bribe) và ―đớp‖
(being bribed) trong mối quan hệ bệnh hoạn của hối lộ và tham nhũng. Kết
quả là hơn một thế kỷ qua, các nước nghèo vẫn nghèo. Dân chúng vẫn lầm
11

than; nền kinh tế các nước trong vùng rất giàu tài nguyên nhưng vẫn kiệt quệ
vì giới tài phiệt sử dụng nhân lực và tài nguyên đất nước để làm giàu cho
riêng cá nhân, gia đình và dòng họ của mình rồi tìm cách chuyển tiền của và
gửi con cháu của mình ra nước ngoài du học và lập nghiệp.
- Putnam cũng đưa ra một số yếu tố để xác định vốn xã hội thông qua một số
ví dụ về sự suy giảm nguồn vốn này trong xã hội Mỹ ở thế kỉ 20:
 Tham gia về chính trị và dân sự: ví dụ như tỉ lệ bỏ phiếu, mức độ hiểu biết
chính trị hay tin tưởng chính trị (politial trust). So với một thập kỉ trước
đây, hiện nay số lượng người Mỹ kí vào các thư kêu gọi giảm 30%, và
tham gia vào các cuộc tẩy chay hàng tiêu dùng giảm 40%. Điều đó cho
thấy sự suy giảm trong đời sống cộng đồng, các hoạt động của các câu lạc
bộ và các tổ chức tôn giáo cũng giảm đáng kể.
 Các ràng buộc xã hội không chính thức: ví dụ vào năm 1975 trung bình
một người Mỹ mời bạn của mình về nhà chơi 15 lần một năm, con số đó
năm 1998 giảm xuống còn một nửa. Các hoạt động thể thao tập thể cũng
đang suy giảm.
 Sự khoan dung và tin tưởng: mặc dù người Mỹ ngày càng khoan dung hơn
với người khác nhưng lại kém tin tưởng người khác hơn. Cơ hội nghề
nghiệp cho các ngành như cảnh sát, luật sư, và bảo vệ cá nhân đã giảm đi
trong thế kỉ 20. Ví dụ số lượng luật sư trên đầu người năm 1970 giảm so
với năm 1900.
Trong bestseller Bowling Alone của Robert Putnam, ông chiếu sáng sự suy giảm
của vốn xã hội ở Mỹ, tiết lộ như thế nào trong phần tư thế kỷ qua ―chúng tôi đã có
xu hướng tham gia các câu lạc bộ ít hơn, biết hàng xóm của chúng tôi ít hơn, đáp

ứng ít thường xuyên với bạn bè, và thậm chí cả xã hội ít thường xuyên hơn với gia
đình của chúng tôi‖. Bây giờ, trong nền dân chủ trong tuôn ra, Putnam tập hợp một
nhóm các học giả hàng đầu của những người mở rộng phát hiện của mình khi họ
kiểm tra nhà nước về vốn xã hội trong tám nền dân chủ tiên tiến trên thế giới. Cuốn
sách này được đóng gói với nhiều tiết lộ thú vị. Những người đóng góp ý, ví dụ,
rằng tham gia công đoàn, nhà thờ, và các đảng chính trị có vẻ là hầu như phổ quát,
12

một phát hiện gây phiền hà như các hình thức vốn xã hội được đặc biệt quan trọng
cho việc trao quyền cho giáo dục ít hơn, giàu có phần ít hơn dân số.
Thật vậy, nói chung, các nhà nghiên cứu tìm thấy nhiều nhóm xã hội trong những
giàu có hơn trong số các lớp học làm việc và họ tìm thấy bằng chứng của một thế hệ
trẻ hơn có nghĩa là chỉ không quan tâm về chính trị, cả hai không tin cậy của các
chính trị gia và của người khác, hoài nghi về vấn đề công cộng, và ít có khuynh
hướng tham gia tổ chức xã hội lâu dài. Trên mặt tươi sáng, xã hội, vốn xuất hiện
như là mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở Thụy Điển, nơi mà 40% dân số người lớn tham
gia trong giới nghiên cứu - nhóm nhỏ những người đáp ứng các cuộc thảo luận hàng
tuần cho giáo dục. Vốn xã hội - sẽ tốt, học bổng, sự cảm thông, và giao hợp xã hội -
là cực kỳ quan trọng cả cho sức khỏe của cộng đồng của chúng tôi và cho chính
chúng ta về thể chất và tâm lý tốt được. Cung cấp một cái nhìn toàn cảnh lúc vốn xã
hội trên khắp thế giới, cuốn sách này làm cho một đóng góp quan trọng vào sự hiểu
biết của chúng ta về các hiện tượng. Nó sẽ quan tâm bất cứ ai quan tâm đến việc
thúc đẩy xã hội dân sự và thuyết xã hội sôi động.
1.2 Vốn xã hội ở Việt Nam
Từ sau chiến tranh đến nay, Việt Nam luôn không ngừng vận động và phát triển để
theo kịp các nước anh em trên thế giới. Để đạt được điều đó cần có sự đóng góp rất
nhiều của vốn xã hội, nhưng vấn đề vốn xã hội hiện nay ở Việt Nam còn đang
vướng rất nhiều khuyết điểm. Tác giả Đào Thế Tuấn đã nghiên cứu về vấn đề này
qua bài viết Vốn xã hội ở Việt Nam:
Trong kinh tế hiện nay xu hướng bắt chước nước ngoài đang thống trị. Các nhà kinh

tế học nước ngoài khuyên nên tìm cách nâng cao ưu thế cạnh tranh để đuổi kịp các
nươc tiên tiến trên thế giới. Chúng ta quên rằng cha ông chúng ta đã không dựa vào
cạnh tranh mà đã dựa vào hợp tác, vào tương trợ để phát triển; có chăng là cạnh
tranh với bên ngoài.
- Trước hết, nói về truyền thống kinh tế. Truyền thống này thể hiện trên các
thể chế kinh tế cổ truyền. Truyền thống quan trọng nhất trong nông nghiệp
nước ta là thể chế kinh tế gia đình hộ nông dân. Để bảo đảm công bằng xã
hội, xưa kia đã có thể chế ruộng công với các loại ruộng quả phụ, ruộng cô
13

nhi, ruộng học, ruộng trợ sưu, ruộng nghĩa, nhưng nay đã bị xoá bỏ và không
có gì thay thế. Ngoài ra còn có các thể chế mang tính tương trợ như giáp, vần
công, đổi công, phường, để liên kết những người cùng nghề và hội để liên
kết những người cùng sở thích, quỹ nghĩa thương... Ngoài ra còn có các hình
thức tín dụng tương trợ như phường liễm ngân do dân góp vốn lại để cho
vay, và nhiều hình thức chơi họ (góp tiền hàng tháng để luân phiên vay
những món lớn) nhằm các mục đích khác nhau như để làm vốn buôn bán,
việc hiếu (ma chay), việc hỉ (cưới xin), lấy tiền ăn tết...
- Ở nông thôn, nông dân thường lựa chọn cho mình một nghề nhất định với
một vài loại sản phẩm điển hình và được truyền từ đời này qua đời khác, trở
thành các làng nghề ―truyền thống‖. Sản phẩm của họ gắn với tên làng tên xã
như: gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội), khảm trai Chương Mỹ, lụa Vạn Phúc (hà
Tây), gò đồng Đại Bái (Bắc Ninh), giấy dó Yên Thái (Hà Nội), Phong Khê
Bắc Ninh), đúc bạc Châu Khê (Hải Dương)... Hiện nay các làng nghề đang
thay đổi một cách năng động: các nghề truyền thống có đầu ra được giữ lại,
cải tiến, công nghệ thủ công dần dần được thay thế bằng công cụ cải tiến và
trang bị cơ khí, công nghệ hiện đại. Nhiều nơi đã hình thành nên các cụm
công nghiệp phát triển từ các làng nghề, thu hút cả hoạt động của nhiều làng
khác trong vùng. Mô hình cụm công nghiệp đã lan sang sản xuất nông
nghiệp, hình thành các cụm công nghiệp.

- Nhiều cụm công nghiệp lớn, năng động nhất đã được hình thành như: cụm
đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh), cụm sắt, thép Châu Khê (Từ
Sơn, Bắc Ninh), cụm giấy Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh), cụm chế biến
nông sản Hoài Đức (Hà Tây), cụm gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội)
cụm nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức, Hà Tây)... Các cụm công nghiệp này
xuất phát từ một làng nghề năng động, lôi kéo nhiều làng xung quanh tạo
thành một mạng lưới hợp tác hỗ trợ, cạnh tranh để cung cấp dịch vụ, phổ
biến óc kinh doanh công nghệ mới, tiếp xúc thị trường, trao đổi thông tin...
tạo việc làm cho nông dân trong vùng. Từ các cụm công nghiệp này đang
14

hình thành các xí nghiệp nhỏ từ các hộ nông dân, phát triển óc doanh nghiệp
ở nông thôn.
Ở Mỹ bang Califonia có các cụm công nghiệp hình thành do sự phân công lao động
và hiệu ứng cụm lại (agglomeration effect). Quan trọng nhất ở đây là các cụm điện
tử Thung lũng Silicon (Silicon valley) và Quận Cam (Orange country).
Ở các nước đang xuất hiện nhiều cụm công nghiệp công nghệ cao. Ở các nước đang
phát triển xuất hiện các cụm công nghiệp vừa và nhỏ, trở thành một mô hình sản
xuất rất năng động như các cụm sản xuất giày ở Rio Grande del Sud. Braxin và
Gamarra, Peru, cụm dệt ở Lima, Peru, cụm giày cấp cao ở Đài Loan, cụm gỗ-dệt-cơ
khí ở Sânt Catarina, Braxin.
Nhân tố quan trọng nhất tạo nên các cụm công nghiệp là sự hợp tác, cộng sự, dựa
trên chữ tín. Chữ tín đã tạo nên các thể chế hợp tác, tôn trọng hợp đồng. Trong khoa
học xã hội người ta gọi là vốn xã hội. Đây là văn hoá truyền thống trong kinh doanh
của nước ta. Các cụm công nghiệp hiện nay đang nằm trong khu vực kinh tế phi
hình thức, hay là nền kinh tế ngầm, ít được nhà nước hỗ trợ, ít đóng thuế.
Ở phương Đông vốn xã hội bắt nguồn từ Quan hệ, Trung Quốc gọi là Guanxi, Nhật
Bản gọi là Kankei, Hàn Quốc gọi là Kwankye. Người Việt coi trọng các quan hệ
không khác gì người Trung Quốc. Ngay trong thời kỳ bao cấp đã có sự phân kiểu
quan hệ như sau: Nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế. Nghĩa là: thân là quan hệ

giữa họ hàng, bè bạn, thế là quan hệ do quà biếu, ân huệ, hội hè tạo nên, quyền là
quan hệ do quyền lực tạo nên và chế là quan hệ do thể chế quy định. Hai kiểu quan
hệ đầu là quan hệ của vốn xã hội.
Tuy vậy người Việt Nam không biết sử dụng vốn xã hội rất quý báu ấy vào sự phát
triển. Lấy thí dụ cụm công nghiệp gốm Bát Tràng đã phát triển nghề cho 6 xã trong
vùng, tạo việc làm cho nhiều xã khác xung quanh, nhưng không biết đoàn kết, hợp
tác với nhau để tìm đầu ra, cải tiến công nghệ và mặt hàng. Hiện nay cụm này đang
gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển vì không tìm cách làm ăn bền vững.
Các cộng đồng Việt Nam ở nước ngoài không sử dụng được vốn xã hội để phát
triển việc kinh doanh có hiệu quả như các cộng đồng người Hoa. Ở Trung Quốc
15

hiện nay đang sử dụng hiệu ứng cụm công nghiệp để thúc đẩy sự phát triển công
nghiệp và nông nghiệp rất năng động. Ngoài các cụm công nghiệp truyền thống còn
có cả cụm công nghiệp trong các khu chế xuất và đầu tư nước ngoài lôi kéo cả các
vùng nông thôn xung quanh vào hoạt động công nghiệp và xuất khẩu theo hình thức
gia công. Chính nhờ hiệu ứng này mà hàng hoá Trung Quốc rẻ hơn ở nước ta. Cụm
công nghiệp đang trở thành một phương thức sản xuất mới sử dụng sự hợp tác giữa
các xí nghiệp vừa và nhỏ thay cho mô hình xí nghiệp lớn, với các công ty mẹ công
ty con, với các bộ máy quản lý cồng kềnh. Đó là mô hình tổ chức công nghiệp sau
Ford (Post Fordism).
Lý giải hiện tượng hai cộng đồng dân cư có tài sản như nhau, nguồn lực bằng nhau,
ở một mức xuất phát giống nhau nhưng một bên phát triển mạnh trở nên giàu có,
một bên lụi tàn đến chỗ nghèo đói, người ta bắt đầu viện đến khái niệm vốn xã hội.
Nếu có một thứ vốn như thế, tài sản vốn xã hội ở Việt Nam cao hay thấp, có đóng
góp gì cho quá trình phát triển đất nước?
Theo nguồn Tia sáng, số 8, 4/2006, tr 17, 18, vốn xã hội là những mạng lưới kết nối
con người lại với nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề chung. Một ngôi làng bị
bão tàn phá - nếu dân làng góp sức cùng nhau xây dựng lại nhà cửa thì kết quả sẽ
cao hơn nhiều lần so với khi từng người đơn độc tự làm lấy. Vốn xã hội ở đây

không phải tự dưng mà có. Nó phải xuất phát từ một quá trình trải nghiệm chuyện
―có đi, có lại‖, trải nghiệm mức độ ―chơi được‖ của người khác và kỳ vọng ở kết
quả nhờ thành công ở những lần hợp tác trước. Cũng như người Việt Nam từng hiểu
―Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao, vốn xã hội là một
thực tế từ xưa nhưng chỉ trở thành đề tài thời thượng ở phương Tây và cuối thập
niên 1990.
Ở đây, cần lưu ý một số điểm trước khi nhìn lại vốn xã hội ở Việt Nam. Trước hết,
vốn xã hội không chỉ là động lực thúc đẩy tiến bộ của xã hội bên cạnh vốn tài sản
và vốn con người như các ví dụ ở trên. Nó còn có thể có tác động xấu. Năm khu phố
có năm tay lưu manh thì mọi người dù sao còn chịu được vì từng tên riêng lẻ không
gây hại nhiều lắm, lại dễ bị khống chế. Nhưng nếu năm tay này liên kết với nhau
thành một băng đảng thì hậu hoạ chúng gây ra tăng gấp hàng trăm lần cho cả một
16

thành phố. Mafia, xã hội đen tồn tại đến bây giờ cũng nhờ biết ―vận dụng‖ vốn xã
hội của chúng.
Thứ nữa, các mạng lưới hình thành vốn xã hội thay đổi nhanh chóng. Ngày xưa lối
sống khép kín của các cộng đồng dân cư nhỏ, như làng quê Việt Nam là môi trường
xây dựng một loại vốn xã hội khác. Ngày nay, Internet, email, điện thoại di động lại
là công cụ tạo dựng một loại vốn xã hội hoàn toàn khác. Tuy môi trường tác động
lên vốn xã hội nhưng không thể kêu gọi chung chung rồi hy vọng nhờ vào ―nhiệt
huyết‖ mà vốn xã hội bỗng tăng lên theo kỳ vọng. Có thể nó sẽ tăng trong thời gian
ngắn như trên thị trường vốn tài chính nhung cũng sẽ nhanh chóng xẹp xuống một
khi con người, qua trải nghiệm thực tế, không tìm thấy điều họ cần tìm. Vốn xã hội
phát huy tác dụng tích cực mạnh nhất ở một xã hội dân chủ nơi mọi người được tự
do và tự nguyện tham gia các mạng lưới gắn kết cộng đồng và ngược lại nền dân
chủ của một xã hội càng được củng cố một khi vốn xã hội ở đó mạnh lên. Cuối
cùng, từ ―vốn‖ có thể gây hiểu nhầm vì qua quan sát, người ta nhận ra một điều:
vốn xã hội càng sử dụng càng tăng chứ không giảm như các loại vốn khác; thậm chí
nếu không sử dụng, vốn xã hội sẽ dần dần triệt tiêu.

Cho dù những nhà nghiên cứu đang bất đồng về định nghĩa vốn xã hội sao cho trọn
vẹn và chính xác, có thể thấy đa số đồng ý ở điểm vốn xã hội chỉ xuất hiện khi các
cá nhân trong cộng đồng cùng chia sẻ một số chuẩn mực và giá trị làm cơ sở cho sự
hợp tác. Vì thế có lẽ một khía cạnh quan trọng trong nền văn hoá của một xã hội có
thể được dùng để đo lường mức vốn xã hội của cộng đồng. Đó là tính tập thể đối
chọi với tính cá nhân.
Chính Robert Putnam, tác giả cuốn Bowling Alone (2000) nổi tiếng về vốn xã hội
than phiền vốn xã hội nước Mỹ đang giảm thấp vì người Mỹ hiện đại sống mang
tính cá nhân hơn trước nhiều.
Thế nhưng, khái niệm tính tập thể thường không được hiểu đầy đủ. Chúng ta
thường gán cho tính tập thể những điều tốt đẹp, là sức mạnh của ―ba cây chụm lại‖
và chê bai tính cá nhân. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Tính tập thể đúng là mối
quan hệ chặt chẽ ở một xã hội nơi con người gắn kết với nhau, sống dựa vào nhau.
Và một khi đã dựa vào nhau như thế, cá nhân trong tập thể thường phải tôn trọng sự
17

đồng thuận, ít thích va chạm, không muốn đối đầu, không muốn làm người khác
mất mặt - một khái niệm rất quan trọng trong xã hội phương Đông.
Xét ở góc độ này người Việt Nam có tính tập thể cao. Nhưng điều đó chưa hẳn đưa
đến kết luận vốn xã hội ở Việt Nam cao. Nó rất cao trong khuôn khổ gia đình khi
cha mẹ có thể hy sinh tất cả cho việc học của con cái, trong bình diện cả nước khi
có chiến tranh, lúc đó cá nhân sẵn sàng hy sinh thân mình vì lợi ích chung của cả
đất nước. Nó cũng rất cao vì người dân Việt Nam rất tôn trọng tình làng nghĩa xóm,
sẵn sàng chia sẻ cho người gặp bất hạnh. Nhưng cũng như vốn tình chính, vốn xã
hội sinh ra không chỉ để phục vụ cho nó – nó phải có tác dụng lên sự thịnh vượng
của cộng đồng. Và ở đây, tính tập thể - nhìn ở góc cạnh tránh va chạm, muốn có
đồng thuận, có thể làm thui chột sự đột phá của cá nhân, có thể có tác dụng nhân
vốn xã hội lên gấp bội. Mạng lưới kết nối xã hội suy cho cùng là để nhằm thực hiện
một mục tiêu chung nào đó, nếu tất cả chỉ chú trọng đến xây dựng quan hệ hoà đồng
thì có nguy cơ quên mất mục tiêu ban đầu cho sự ra đời mạng lưới xã hội ấy. Hơn

nữa, vai trò cá nhân rất cần thiết để làm người tiên phong, vượt ra khỏi tập thể quen
thuộc của mình, tiếp thu ý tưởng của tập thể khác để xây dựng mạng lưới liên kết
mới. Các nhà nghiên cứu về vốn xã hội cũng nêu lên hiện tượng cá nhân lẩn tránh
đằng sau một tập thể để giảm bớt sự đóng góp và tăng mức hưởng lợi từ tập thể. Chỉ
có thể tránh hiện tượng này bằng một tập thể với những quy ước rõ ràng, minh
bạch, tính chịu trách nhiệm cao của từng cá nhân. Một ông thứ trưởng quản lý như
thế nào để các bộ phận bên dưới nhũng lạm với quy mô chưa từng thấy lại có thể
dùng màn che tập thể để lẩn tránh trách nhiệm - ấy chính là chỗ yếu của tính tập thể
trong tính toán vốn xã hội của chúng ta.
Ở bình diện lớn hơn, tính tập thể của xã hội có nguy cơ ngăn cản xã hội đó vươn ra
bên ngoài vì chắc chắn họ sẽ gặp phải những giá trị khác, những chuẩn mực khác
khó lòng chấp nhận đối với họ. Lúc đó, vốn xã hội hạn hẹp này sẽ đẩy xã hội đó đến
chỗ bế tắc và trở nên trì trệ.
Mặt tốt và mặt xấu của tính tập thể hay, nói cách khác, tính tích cực và tính tiêu cực
của vốn xã hội thể hiện rõ nhất trong thế giới làm ăn. Nếu sử dụng mối quan hệ giữa
quyền lực và tiền bạc thành một liên kết riêng, mang tính loại trừ người khác để
18

hưởng lợi cho riêng, mang tính loại trừ người khác để hưởng lợi cho riêng mình, thì
đấy là một loại vốn xã hội nguy hại cho xã hội nói chung. Nó cũng giống mối quan
hệ bên trong các băng đảng hay các nhóm khủng bố cuồng tín. Còn xây dựng một
mối quan hệ mở, hướng ra bên ngoài, trên cơ sở mọi người tham gia cùng chia sẻ,
cùng hưởng lợi, là cầu nối cho mọi cá nhân lúc đó tính tập thể mới biến vốn xã hội
thành nguồn lực lớn cho phát triển.
Nhìn lại vốn xã hội Việt Nam, cảm nhận tức thời trước khi đưa lên bàn cân tính
toán là nước ta và dân ta có một nguồn vốn xã hội phong phú được tích lũy qua
―bốn nghìn năm văn hiến‖. Nếu đem các tiêu chí điển hình nhất của khái niệm vốn
xã hội cơ bản như truyền thống đạo lý, phong cách xử sự hợp tác làm ăn nghiêm
túc, đáng tin cậy, giàu tinh thần hợp tác và chia sẻ, có tay nghề vững vàng trong lĩnh
vực chuyên môn… thì đất nước và con người Việt Nam xưa nay không thiếu.

Nguồn vốn xã hội Việt Nam, do đó, sẽ rất nhiều. Nếu không có nguồn vốn xã hội
giàu có làm căn bản cho sự sống còn và vươn lên của đất nước và con người Việt
Nam thì có lẽ nước Việt Nam đã bị đồng hóa hay biến mất giữa những thế lực xâm
lăng cường bạo đến từ mọi phía trong những nghìn năm qua. Nhưng nếu xin tạm
gác lại niềm tự hào dân tộc để nhìn vào thực tiễn cuộc sống của dân ta trong dòng
sinh mệnh của đất nước và trong bối cảnh lịch sử thế giới thì ta thấy được những gì?
Căn bản để tạo ra nguồn vốn xã hội là con người. Phẩm chất của con người Việt
Nam không thua sút bất cứ dân tộc nào trong cùng hoàn cảnh địa dư và lịch sử.
Trong những trường đại học Mỹ mà người viết bài nầy có dịp giảng dạy, sự thể hiện
rất rõ ràng là sinh viên Việt Nam, thuộc cả hai thế hệ trẻ từ quê nhà sang du học hay
sinh ra và lớn lên tại Mỹ đều không thua kém mảy may sinh viên của bất cứ nước
nào, nhất là đối với sinh viên châu Á như Nhật, Trung Quốc, Đại Hàn, Singapore…
Thế nhưng trong thực tế đất nước, về mặt chuyên môn và khả năng khai phá, sáng
tạo trong khoa học, kỹ thuật để tạo ra những sản phẩm kỹ nghệ hiện đại, chúng ta
vẫn còn bị giới hạn và tụt hậu so với họ? Vốn xã hội hiện nay của đất nước ta có đủ
phẩm chất và lượng dự trữ để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị
trường hay không? Đấy vẫn còn là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách
khách quan và khoa học mới có thể tìm ra câu trả lời thích đáng.
19

Tình trạng ―cô dâu‖ Việt Nam, tình trạng gái điếm gia tăng, tảo hôn, con số nhiễm
HIV, tỉ số phạm pháp gia tăng, con số tai nạn giao thông không giảm mà tăng, tham
nhũng hối lộ trở nên chuẩn tắc tương quan xã hội, đang làm đen vốn xã hội tại Việt
Nam, nếu không nói làm kiệt quệ. Xã hội Việt Nam hầu như mất đi vốn căn bản,
mặc dù đời sống vật chất của người dân đã được cải tiến so với những thập niên 70,
80, đó là sự hao hụt lòng tin vào đoàn thể, vào nhà nước (do những người đại diện
không đáng tin cậy). Sự an lạc cộng đồng thực sự trở nên bấp bênh.
1.3 Mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự xuất hiện của Cửa hàng trung thực
Theo một vài nghiên cứu trên trang web thì có thể nói đôi
điều về vốn xã hội, các yếu tố tác động như sau, để từ đó tìm ra một phương hướng

mới phát triển nguồn vốn xã hội cho quốc gia.
Trái với các yếu tố kinh tế, vốn xã hội không dễ được khơi dậy bởi các chính sách
của nhà nước. Vốn xã hội thường là những sản phẩm phụ được tạo ra từ tôn giáo,
truyền thống, lịch sử và các yếu tố khác nằm ngoài tầm kiểm soát của mọi chính
quyền. Tuy nhiên, nhà nước có thể tác động tới vốn xã hội một cách từ từ thông
qua:
- Giáo dục: Đây là con đường trực tiếp nhất để tác động tới vốn xã hội. Nhà
trường không chỉ truyền tải tri thức - làm tăng vốn con người, mà còn phải
truyền tải đạo đức để làm tăng vốn xã hội. Lấy ví dụ ở Đan Mạch, từ cấp I trẻ
em đã được dạy cách làm việc nhóm, học cách hợp tác để đạt mục đích
chung một cách có hiệu quả nhất. Ở cấp giáo dục đại học hay cao hơn, sinh
viên được dạy những khóa học về đạo đức trong lĩnh vực của mình: Ngành y
học về lời thề Hippocrat, ngành điện tử học cách thiết kế các thiết bị sao cho
không gây ảnh hưởng tới môi trường v.v...
Giáo dục "suông" trong nhà trường không đủ, mà cần phải chứng tỏ cho trẻ
thấy bằng những hành động thực tế ngoài xã hội. Nếu chúng ta giáo dục cho
các công dân trẻ rằng đóng thuế là vì lợi ích của họ, mà thực tế lại cho thấy
tiền thuế đó không được sử dụng đúng mục đích, thì sẽ chỉ dẫn đến sự mất
lòng tin trầm trọng hơn vào cơ chế hợp tác.
20

- Nhà nước có thể gián tiếp làm tăng vốn xã hội thông qua việc cung cấp dịch
vụ công có chất lượng, đặc biệt là quyền tư hữu tài sản và an ninh xã hội. Khi
người dân được đảm bảo tài sản, và có cuộc sống an toàn hơn, thì họ có xu
hướng tin tưởng nhau hơn, và sẵn lòng chìa tay ra giúp đỡ người khác hơn.
- Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi để xã hội dân sự tự nguyện nảy nở.
Theo Fukuyama, nhà nước có thể tác động rất xấu tới vốn xã hội khi họ "làm
thay" khu vực tư những hoạt động mà đáng lẽ phải để cho khu vực tư hay xã
hội dân sự đảm nhiệm. Khả năng hợp tác dựa trên "thói quen" và "thực
hành"; khi mà nhà nước can thiệp làm thay, hoặc ngăn cản, thì con người sẽ

mất dần thói quen tổ chức và hợp tác, dẫn tới sự sụp đổ của vốn xã hội.
Như ở phần trên, theo luật sư Nguyễn Ngọc Bích, vốn xã hội xuất phát từ ba nguồn:
từ sự giao tiếp với nhau liên tục; hai người giao dịch với nhau lâu sẽ thấy cần phải
chứng tỏ mình là người trung thực và giữ lời hứa; thứ hai là từ các tôn giáo hay hệ
thống luân lý và thứ ba là sự chia sẻ các kinh nghiệm lịch sử cũng tạo nên những
hành vi mẫu mực một cách không chính thức và do đó cũng tạo nên vốn xã hội. Thu
gọn lại những điều trên, ta thấy vốn xã hội xuất phát từ các đức tính của mỗi cá
nhân (trung thực, trách nhiệm, hợp tác…) khi họ tự nguyện kết hợp lại với nhau để
làm một công việc chung nào đó.
Xã hội sẽ hoạt động tốt đẹp nhất khi mọi công dân chung lưng đấu cật để thực hiện
một mục tiêu chung và do đó chia sẻ một văn hóa của công dân (civic culture). Khi
sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là vốn xã
hội, và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của chính quyền
trở nên hữu hiệu.
Khi sự tin cẩn lẫn nhau được tích tụ lại nhờ các sinh hoạt tự nguyện, thì đó là
vốn xã hội, và nó tạo ra những tài sản chung. Vốn đó làm cho các cố gắng của
chính quyền trở nên hữu hiệu.
Vì vậy, theo luật sư, để đánh giá vốn xã hội là cao hay thấp thì cần dựa trên cơ sở
các mối tương quan trên, bằng cách xem xét các yếu tố tinh thần tạo nên niềm tin.
Đó là sự trung thực, sự tương tác, tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác.
21

Tuy nhiên, hiện nay, có một bộ phận giới trẻ có những suy nghĩ thực dụng và cái
nhìn không mấy tích cực về lòng trung thực. Để đánh giá về vấn đề này, tiến sĩ tâm
lý Huỳnh Văn Sơn cùng với các cộng sự của mình đã tiến hành một cuộc khảo sát ở
1000 sinh viên và có kết quả như sau:
 36% sinh viên cho biết làm việc theo lương tâm sẽ bị thua thiệt;
 32% chấp nhận hành vi vô ơn;
 41% bảo rằng không nhất thiết phải sống cao thượng;
 28% có tư tưởng trả thù, báo oán;

 18% nói sẵn sàng đưa lợi ích cá nhân lên trên hết;
 60% đổ mọi trách nhiệm nuôi dạy con cái lên cha mẹ...
Vậy nguyên nhân từ đâu mà ra??? Những việc trên đều là hệ quả từ việc xem nhẹ
giáo dục đạo đức mà quá đặt nặng vấn đề thành tích, bằng cấp... Khi các giá trị đạo
đức không còn được coi trọng thì sự suy thoái đạo đức của con người là một điều dễ
hiểu! Hơn thế nữa, các giá trị đạo đức không được coi trọng càng khiến giới trẻ
hiện nay nhìn chung càng mất niềm tin vào tính trung thực hơn nữa! Tình trạng nhà
trường chỉ lo chạy theo số lượng chứ ít có sự đầu tư vào chất lượng, việc giáo dục
đạo đức, các môn học khoa học nhân văn cho học sinh sinh viên bị xem nhẹ. Tình
trạng này dẫn đến tình trạng các vụ án học sinh-sinh viên chém giết, đánh nhau,
sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân...
Vốn xã hội thấp thể hiện một sự khủng hoảng về lòng tin của cá nhân trong
cuộc sống hàng ngày, người ta sẵn sàng làm điều xấu và khi ấy cái xấu trở
thành chuyện bình thường.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn xã hội và sự suy thoái ngày một của vốn xã
hội, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện những hình thức nhằm thúc đẩy
lòng tin của con người với nhau và với xã hội! Ở Indonesia, nước có mức độ tham
nhũng cao, đã có những hành động nhằm chống tham nhũng theo hường phòng
chống tham nhũng từ gốc! Có nghĩa là, với quan điểm tham nhũng phải được bài trừ
từ gốc, hiện nay, ngành Giáo dục Indonesia đang đẩy mạnh việc xây dựng đức tính
22

trung thực cho thế hệ trẻ nước này nhằm góp phần vào cuộc chiến chống tham
nhũng của đất nước.



×