Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại xã bình thành, huyện giồng trôm, tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.72 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MƠI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUN


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU
GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT XÃ
BÌNH THÀNH, HUYỆN GIỒNG TRÔM, TỈNH BẾN TRE.

Giáo viên hƣớng dẫn
Chuyên ngành

1

:Lê Thị Thủy
:Quản Lý Môi Trường


ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU
GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI
XÃ BÌNH THÀNH, HUYỆN GIỒNG TRƠM, TỈNH BẾN TRE.

Đồ án đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng

Giáo viên hƣớng dẫn
Th.S Lê Thị Thủy

i



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA MƠI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUN
******

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Khoa : Môi trƣờng và Tài nguyên
Ngành: Quản lý môi trƣờng
1. Tên đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt tại xã Bình Thành, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.”
2. Nội dung:
- Khảo sát, nghiên cứu hiện trạng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn xã Bình Thành.
- Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã
Bình Thành
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
trên địa bàn xã Bình Thành.
Nội dung và yêu cầu của ĐATN đã được thông qua Khoa và Bộ Môn.
Ngày … tháng … năm
Ngày … tháng … năm
Ban Chủ nhiệm Khoa
Giáo viên hướng dẫn
TH.S Lê Thị Thủy

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt tại trường Đại học Nơng Lâm thành phố Hồ
Chí Minh và đặc biệt trong khoảng thời gian thực hiện tiểu luận tốt nghiệp, tôi nhận được
rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ phía nhà trường , Thầy Cơ, bạn bè,anh chị hướng dẫn và
gia đình. Sự ân cần dạy dỗ của Thầy Cô, sự chia sẽ giúp đỡ của bạn bè giúp tơi vượt qua
những khó khăn để hồn thành tốt trách nhiêm của một người sinh viên, tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến:
Quý thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM. Đặc biệt là các thầy
cô Khoa Môi Trường và Tài Nguyên, bộ môn Quản Lý môi trường. Những thầy cô đã tận
tâm, hết mình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu trong
cuộc sống làm hành trang vững bước vào đời.
Đặc biệt là Cô ThS. Lê Thị Thủy là người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời
gian qua để tơi thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Về phía cơ quan, tơi xin cảm ơn Phịng Tài nguyên và Môi trường huyện Giồng
Trôm đã nhận tôi vào thực tập, tôi xin cảm ơn Chị Nguyễn Thị Ngà - cán bộ tổ Mơi
trường cùng tồn thể cán bộ nhân viên của cơ quan và chú Nguyễn Văn Chồi- công nhân
thu gom chất thải rắn sinh hoạt đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận thực tế
trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình là nguồn động lực lớn
nhất, là điểm tựa vững chắc cho tôi tiếp tục trên con đường học vấn và tương lai phía
trước.

iii


TĨM TẮT ĐỀ TÀI
Xã Bình Thành là một xã thuộc huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre, tình hình kinh tế
đang ngày càng phát triển cùng với đó là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng gia

tăng. Vì vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt tại xã Bình Thành – huyện Giồng Trơm – tỉnh Bến Tre” được thực hiện
trong khoảng thời gian từ tháng 03/2021 đến tháng 11/2021.
Đề tài tập trung nghiên cứu tình trạng phát sinh, hiện trạng thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt tại xã Bình Thành, qua đó đánh giá những điểm mạnh và những
điểm cịn tồn đọng trong cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Cuối cùng đưa ra những
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vân chuyển chất thải răn sinh hoạt,
đồng thời dự báo tình hình chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai của xã Bình Thành huyện Giồng Trơm - tỉnh Bến Tre. Thông qua đề tài biết được:
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên toàn xã đạt: 15% với 455 hộ gia đình trên
tổng số 3.038 hộ trên địa bàn toàn phường được thu gom.
Trên địa bàn xã hiện nay có 3 tuyến thu gom với tần suất thu gom là 3 lần/tuần.
Dự báo được tốc độ gia tăng dân số đến năm 2030 là 12.615 người và phát sinh ra
khoảng 7.316 kg/ngày rác thải sinh hoạt.
Cuối cùng, đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Bình Thành đồng thời đưa ra chính sách để có thể giải
quyết được lượng rác thải đang tăng lên từng ngày trên địa bàn xã. Ngoài ra, thông qua đề
tài đưa ra những kiến nghị đến các cấp, các ngành liên quan để công tác thu gom, vân
chuyển chất thải rắn trên địa bàn xã được tốt hơn.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iii
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ....................................................................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. x
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................... xi

Chƣơng 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1

Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu đề tài ................................................................................................... 1

1.3

Nội dung ĐỀ TÀI............................................................................................... 1

1.4

Pham vi nghiên cứu........................................................................................... 2

1.5

Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 2

1.5.1

Ý nghĩa khoa học. ............................................................................................... 2

1.5.2

Ý nghĩa thực tiễn. ............................................................................................... 2

Chƣơng 2 TỔNG QUAN ............................................................................................... 3

2.1

Tổng quan về lí thuyết ....................................................................................... 3

2.1.1

Khái niệm CTR .................................................................................................. 3

2.1.2

Khái niệm CTRSH ............................................................................................. 3

2.1.3

Hoạt động quản lí CTR ...................................................................................... 4

2.1.4

Thu gom CTR ..................................................................................................... 4

2.1.5

Vận chuyển CTR ................................................................................................ 4

2.1.6

Điểm hẹn ............................................................................................................ 4

2.1.7


Xử lí CTR ........................................................................................................... 4

2.1.8

Các cơ sở pháp lí ................................................................................................ 4
v


2.1.9

Nguồn gốc, thành phần phát sinh CTRSH ......................................................... 5

2.1.10 NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ CTRSH ................................................................... 6
2.1.11 Ảnh hưởng của CTRSH ..................................................................................... 7
2.1.11.1 Đối với sức khỏe cộng đồng ............................................................................... 7
2.1.11.3 Đối với không đất ............................................................................................... 8
2.1.12 Các phương pháp xử lí CTRSH ......................................................................... 8
2.1.13 Thực trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam ....... 11
2.1.14 Những tồn tại và khó khăn trong cơng tác quản lý CTRSH ở Việt Nam......... 12
2.2

tổng quan về xã Bình thành, huyện giồng trơm, tỉnh bến tre........................... 13

2.2.1

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 13

2.2.2

Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................... 15


Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 18
3.1

Phương pháp thu thập số liệu tổng hợp thông tin ............................................ 18

3.2

Phương pháp phỏng vấn điều tra ..................................................................... 18

3.2.1

Đối với những hộ thuộc tuyến thu gom............................................................ 18

3.2.2

Đối với những hộ không nằm trong tuyến thu gom ......................................... 19

3.3

Phương pháp khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn điều tra. ....... 20

3.4

Phương pháp dự báo ........................................................................................ 22

3.5

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ................................................................ 23


Chƣơng 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN .......................................................................... 24
4.1

Hiện trạng phát sinh CTRSH trên địa bàn xã Bình Thành .............................. 24

4.1.1

Nguồn gốc CTRSH .......................................................................................... 24

4.1.2

Thành phần CTRSH ......................................................................................... 26

4.1.3

Lượng CTR phát sinh ....................................................................................... 28

4.2

Hiện trạng quản lÝ, thu gom, vận chuyển CTRSH ......................................... 31

4.2.1

Hệ thống quản lý CTRSH ................................................................................ 31

4.2.2

Tỷ lệ thu gom ................................................................................................... 32

4.2.3


Cách thức thu gom............................................................................................ 35
vi


4.2.4

Tuyến thu gom.................................................................................................. 37

4.2.5

Phương tiện, nhân lực thu gom ........................................................................ 40

4.2.6

Thời gian và tần suất thu gom .......................................................................... 41

4.2.7

Phí thu gom ...................................................................................................... 42

4.2.8

Hoạt động lưu trữ CTRSH tại nhà trước khi thu gom ...................................... 43

4.2.9

Phân loại CTRSH tại nguồn ............................................................................. 46

4.3


Đánh giá hiện trạng phát sinh ,thu gom vận chuyển CTRSH trên địa bàn xã Bình

Thành, huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre. ..................................................................... 47
4.3.1

Thuận lợi........................................................................................................... 47

4.3.2

Khó khăn .......................................................................................................... 48

4.4

Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH tại địa bàn xã Bình Thành ........................... 49

4.4.1

Cơ sở dự báo ..................................................................................................... 49

4.4.2

Kết quả dự báo.................................................................................................. 49

4.5

Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý CTRSH tại xã

Bình Thành huyện Giồng Trôm, Tỉnh bến Tre. ............................................................ 53
4.5.1


Nâng cao hiệu quả tuyên truyền ....................................................................... 53

4.5.2

Phân loại CTRSH tại nguồn ............................................................................. 56

4.5.3

Sử dụng dụng cụ chứa rác phù hơp .................................................................. 61

Chƣơng 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 62
5.1

Kết luận ............................................................................................................ 62

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 64
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................................. 65
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................................. 69
PHỤ LỤC ẢNH ........................................................................................................... 74

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Biểu đồ sự lựa chọn của các hộ dân về thành phần chủ yếu của CTRSH ..... 27

Biểu đồ 4.2 Tỉ lệ % thành phần chất thải rắn sinh hoạt. .................................................... 28
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ khối lượng CTRSH phát sinh từ các nguồn trên địa bàn...................... 31
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ (%) hộ dân đăng ký thu gom tại xã Bình Thành ................................. 33
Biểu đồ 4.5 Tỉ lệ(%) xử lý CTRSH của các hộ gia đình chưa được thu gom. .................. 34
Biểu đồ 4.6 Biểu đồ sự hài lịng với mức phí thu gom...................................................... 42
Biểu đồ 4.7 iểu đồ thể hiện vật dụng lưu trữ CTRSH của hộ gia đình tham gia tuyến thu
gom .................................................................................................................................... 44
Biểu đồ 4.8 iểu đồ thể hiện vật dụng lưu trữ CTRSH của hộ gia đình khơng tham gia
tuyến thu gom .................................................................................................................... 45
Biểu đồ 4.9 Biểu đồ tỷ lệ (%) phân loại rác tại nguồn của các hộ dân tại địa bàn xã Bình
Thành ................................................................................................................................. 46
Biểu đồ 4.10 Biểu đồ tỉ lệ (%) thể hiện mức độ hài lịng của người dân về cơng tác thu
gom .................................................................................................................................... 48
Biểu đồ 4.11 Dự báo dân số xã ình Thành đến năm 2030. ............................................. 51
Biểu đồ 4.12 Dự báo tốc độ phát sinh CTRSH xã ình Thành đến năm 2030 ................. 52
Biểu đồ 4.13 Tỷ lệ (%) nguyên nhân người dân khơng đăng kí tham gia thu gom rác ... 54

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Nguồn gốc, thành phần CTR.............................................................................. 5
Bảng 3.1 Bảng số phiếu điều tra khảo sát ở những hộ dân không nằm trong tuyến thu gom
........................................................................................................................................... 19
Bảng 3.2 Bảng số phiếu điều tra khảo sát ở những hộ dân nằm trong tuyến thu gom ...... 20
Bảng 4.1 Nguồn gốc CTRSH ............................................................................................ 24
Bảng 4.2 Kết quả thực hiện xác định thành phần CTRSH ................................................ 27
Bảng 4.3 Lượng CTR phát sinh tại các cơ sở trên địa bàn ................................................ 29
Bảng 4.5 Tỉ lệ % nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã. ....................... 30
Bảng 4.6 Lượng CTRSH phát sinh tại địa bàn xã Bình Thành ......................................... 31

Bảng 4.7 Trang thiết bị lao động ....................................................................................... 41
Bảng 4.8 Kết quả dự báo tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của xã Bình Thành ................ 50
Bảng 4.9 Kết quả dự báo khối lượng CTRSH phát sinh đến năm 2030 của xã Bình Thành
........................................................................................................................................... 52
Bảng 4.10 Một số giải pháp tái sử dụng chất thải rắn sinh hoạt ....................................... 59

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Bản đồ xã Bình Thành ....................................................................................... 13
Hình 4.1 Phân bố dân cư và một số điểm phát sinh CTRSH tại xã Bình Thành ............ 25
Hình 4.2 Sơ đồ quản lí ...................................................................................................... 32
Hình 4.3 Sơ đồ thu gom CTRSH ...................................................................................... 36
Hình 4.4 Các tuyến thu gom trên địa bàn xã Bình Thành ................................................ 37
Hình 4.5 Tuyến đường thu gom CTRSH trên địa bàn xã Bình Thành ............................. 38
Hình 4.6 Tuyến đường thu gom CTRSH trên địa bàn xã Bình Thành ............................. 39
Hình 4.7 Tuyến đường thu gom CTRSH trên địa bàn xã Bình Thành ............................. 40
Hình 4.8 thùng Phuy để chứa rác ..................................................................................... 61
Hình 0.1 dụng cụ chưa rác của hộ dân ............................................................................. 74
Hình 0.2 Dụng cụ chứa rác tại chợ ................................................................................... 75
Hình 0.3 Xe hoa lâm thu rác trên địa bàn xã Bình Thành ................................................ 77
Hình 0.4 Khảo sát hộ dân ................................................................................................. 78
Hình 0.5 Khảo sát hộ dân ................................................................................................. 78
Hình 0.6 Hình ảnh cân rác ................................................................................................ 79

x


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

CTR

:Chất thải rắn

CTRSH

:Chất thải rắn sinh hoạt

QLCTRSH

:Quản lí chất thải rắn sinh hoạt

UBND

:Ủy ban nhân dân

QĐ-UBND

:Quyết định-Ủy ban nhân dân

TNHH

:Trách nhiệm hữu han

xi


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.


Chƣơng 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Bình Thành là một xã thuộc tiểu vùng II cách trung tâm hành chính huyện
02km. Với diện tích tự nhiên 1.595 ha, đơn vị hành chính chia làm 6 ấp, có 3038 hộ dân
với 12.062 nhân khẩu. Hiện tại tại xã có 455 hộ đăng kí thu gom chất thải rắn sinh hoạt
Phần lớn kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào các hoạt động sản xuất nơng nghiệp, có
đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Cùng với sự phát triển
kinh tế xã hội, kèm theo đó lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ngày một tăng gây sức
ép cho công tác bảo vệ môi trường..
Hiện nay, công tác quản lý và thu gom vân chuyển chất thải rắn sinh hoạt thời gian
qua trên địa bàn xã có nhiều cố gắng , các cấp , các ngành đã thật sự vào cuộc nhưng
nhìn chung thì trường vấn đề CTRSH tại địa bàn xã hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và
hạn chế chủ yếu là do ý thức trách nhiệm và ý thức của người dân về thu gom và xử lí
chất thải cịn nhiều hạn chế. Vì thế, tơi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
các giải pháp thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại xã Bình Thành, huyện Giồng
Trơm, tỉnh Bến Tre” với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn sinh hoạt
và cơng tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của xã. Đồng thời đề xuất một số
giải pháp nhằm quản lý chất thải rắn sinh hoạt tốt hơn góp phần xây dựng xã Bình Thành
văn minh, giàu đẹp.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
-

Đánh giá hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Bình Thành.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Bình Thành.


1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
-

Tìm hiểu tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng xã Bình
Thành
1

GVHD: TH.S Lê Thị Thủy


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

-

Tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan đến thu gom, vận chuyển CTRSH.

-

Khảo sát, nghiên cứu hiện trạng phát sinh, thu gom vận chuyển CTRSH trên địa
bàn xã Bình Thành.

-

Xác định những vấn đề cịn tồn đọng trong cơng tác thu gom, vận chuyển CTRSH
trên địa bàn xã Bình Thành.

-

Tìm hiểu các văn vản pháp luật/ văn bản địa phương về quản lí CTRSH.


-

Tìm hiểu sự hài lịng, ý kiến của người dân về công tác thu gom, vận chuyển
CTRSH

1.4 PHAM VI NGHIÊN CỨU
 Đối tƣợng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu đánh giá giải quyết những vấn đề
còn tồn đọng trong công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa
bàn xã Bình Thành.
 Phạm vi nghiên cứu
-

Về khơng gian: Địa bàn xã Bình Thành.

-

Về thời gian: Từ 3/2020

-

Đối tượng: Chất thải rắn sinh hoạt và hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn
sinh hoạt trên địa bàn xã Bình Thành, huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

1.5 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1 Ý nghĩa khoa học.
-

Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.


-

Vận dụng và phát huy được tất cả các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn.
-

Tăng cường hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

-

Góp phần đánh giá và nhận diện các mối nguy trong công tác thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt.

-

Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công thu gom,
vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để cải thiện và góp phần bảo vệ môi trường.
2

GVHD: TH.S Lê Thị Thủy


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

Chƣơng 2 TỔNG QUAN
2.1 TỔNG QUAN VỀ LÍ THUYẾT
2.1.1 Khái niệm CTR

Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông
thường và chất thải rắn nguy hại.(Nguồn: Theo nghị định 59/2007 NĐ-CP)
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con
người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi khơng cịn hữu dụng hay khơng
muốn dùng nữa.(Nguồn: Nguyễn Văn Phước, Quản lý và xử lý chất thải rắn,2008).
2.1.2 Khái niệm CTRSH
Chất thải sinh hoạt là những chất thải có liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm
dịch vụ, thương mại,... Chất thải sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy
tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, thực phẩm dư thừa, lon, vải, rơm, rạ, xác động vật, vỏ
rau củ quả...(Nguyễn Xuân Thành và các cộng sự, 2010).
Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thường ngày của con người.(Theo nghị định 38 NĐ-CP).
Thường được chia thành ba nhóm sau:
+ Rác khơ hay cịn gọi là rác vơ cơ: gồm các loại phế thải thuỷ tinh, sành sứ, kim
loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng...
+ Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư
hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
+ Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi trường và
con người như pin, bình ắc quy, hố chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế, rác
thải điện tử...

3
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.


2.1.3 Hoạt động quản lí CTR
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư
xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác
động có hại đối với mơi trường và sức khoẻ con người.(Theo nghị định 59/2007 NĐ-CP).
2.1.4 Thu gom CTR
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận.( Theo nghị định 59/2007 NĐ-CP).
2.1.5 Vận chuyển CTR
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền chấp thuận. (Nghị định 59/2007/NĐ-CP).
2.1.6 Điểm hẹn
Điểm hẹn là điểm tập kết tạm thời các xe thu gom thô sơ để chuyển rác sang xe cơ
giới. Các điểm tập kết tạm thời bao gồm điểm tập kết trên đường, điểm tập kết ở chợ.
2.1.7 Xử lí CTR
Xử lý chất thải là q trình sử dụng các giải pháp cơng nghệ, kỹ thuật (khác với sơ
chế) để làm giảm, loại bỏ, cô lập, cách ly, thiêu đốt, tiêu hủy, chôn lấp chất thải và các
yếu tố có hại trong chất thải. (Nghị định số 38/2015/NĐ-CP)
2.1.8 Các cơ sở pháp lí
-

Luật Bảo vệ môi trường 23/06/2014, được Quốc hội thông qua số 55/2014/QH13
quy định về các ngun tắc bảo vệ mơi trường có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

-

Nghị định số 59/2007 NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lí chất thải
rắn.


-

Nghị định số 38/2015 NĐ-CP ngày 24/04/2015 về quản lí chất thải và phế liệu.

4
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

-

Nghị định số 18/2015 NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

2.1.9 Nguồn gốc, thành phần phát sinh CTRSH
2.1.9.1 Nguồn gốc phát sinh CTR
Khối lượng CTRSH ngày càng tăng do tác động của sự gia tăng dân số, sự phát
triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi tính chất tiêu dùng trong các đô thị và cac vùng nông
thôn. Trong đó các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải bao gồm. Các nguồn phát sinh :
+ Từ các khu dân cư.
+ Từ các trung tâm thương mại
+ Từ các cơng sở, trường học, cơng trình cơng cộng
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
+ Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp.
+ Từ các hoạt động xây dựng, phá hủy các cơng trình xây dựng.
+ Từ các nhà máy xử lý chất thải (nước cấp, nước thải, khí thải)

Bảng 2.1 Nguồn gốc, thành phần CTR
Nguồn gốc
Khu dân cư

Khu thương mại

Cơ quan, cơng sở

Cơng trình xây dựng và phá
hủy

Nơi phát sinh
Thành phần CTRSH
Hộ gia đình, biệt thự, chung Thực phẩm dư thừa, thủy
cư.
tinh, giấy carton, lon
nhơm… cịn có một số chất
thải nguy hại.
Cửa hàng tạp hóa, nhà hàng, Giấy, nhựa, thực phẩm dư
chợ, siêu thị, cửa hàng dịch thừa, thủy tinh, kim loại,
vụ, khách sạn,…
chất thải nguy hại.
Cơ quan nhà nước, bệnh Giấy, nhựa, thực phẩm dư
viện, trường học, văn phịng thừa, thủy tinh, kim loại,
cơng ty.
chất thải nguy hại.
Xây dựng mới nhà cửa, cầu Gạch, bê tông, thép, gỗ,
cống, sửa chữa đường xá, thạch cao, bụi,…
dỡ bỏ các cơng trình cũ.
5


GVHD: TH.S Lê Thị Thủy


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

Cơng viên , khu vui chơi Rác vườn,cành cây cắt
giảI trí , sân bay, bãi tắm… tỉa,chất thải từ các khu vui
chơi giải trí.
Các quá trình xử lý nước Từ quá trình xử lý nước Bùn, tro
thải
thải, nước rác, các quá trình
xử lý trong công nghiệp.
Công nghiệp
Công nghiệp xây dựng, chế Một phần từ sinh hoạt của
tạo, công nghiệp nawnghj, nhân viên làm việc.
nhẹ, lọc dầu, hóa chất, nhiệt
điện
Nơng nghiệp
Cánh đồng sau mùa vụ, các Thực phẩm dư thừa, phân
trang trại, các vườn cây,các gia súc, rác nông nghiệp,
khu giết mổ gia súc…
các chất thải ra từ trồng trọt,
từ quá trình thu hoạch sản
phẩm, chế biến các sản
phẩm nông nghiệp.
2.1.9.2 Thành phần CTR
Khu công cộng


Thành phần của CTR là một thuật ngữ dùng để mơ tả tính chất và nguồn gốc các
yếu tố riêng biệt cấu thành nên dịng chất thải, thơng thường được tính bằng % theo khối
lượng.
Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong
năm, điều kiện kinh tế và tùy thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.
2.1.10 NGUYÊN TẮC QUẢN LÍ CTRSH
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài
nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu,
năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm tốn mơi trường đối
với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh chất thải.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại nguồn nhằm mục đích tăng
cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý và thu hồi năng lượng.
Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh chất thải rắn phải nộp
phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
6
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải phải tuân thủ theo quy định pháp luật về
xây dựng và pháp luật bảo vệ mơi trường có liên quan.
Nhà nước khuyến khích việc xã hội hóa cơng tác thu gom, phân loại, vận chuyển
và xử lý CTR.
Chi phí thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn do chủ nguồn thải chi trả, nhà
nước bù đắp mộ phần chi phí xử lý đối với việc vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt.

Hệ thống, mơ hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phải được xây dựng
theo nguyên tắc tách riêng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhằm đảm bảo
các nguồn thải nhà nước bù đắp kinh phí và các nguồn thải do chủ nguồn thải chi trả tồn
bộ kinh phí xử lý được tách riêng thành hai đường riêng biệt.
2.1.11 Ảnh hƣởng của CTRSH
2.1.11.1 Đối với sức khỏe cộng đồng
Ơ nhiễm mơi trường do rác thải gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng.
khí thải từ bãi rác theo con đường hơ hấp và cơ thể, một phần khác như chất hưu cơ, kim
loại nặng thâm nhập vào nguồn nước vào cơ thể thông qua đồ ăn, nước uống làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, là nguyên nhân của các loại bệnh về
tai,mũi, họng, sốt rét, viêm phổi, đường ruột,….
2.1.11.2 Đối với môi trường nước:
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi
trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với
khơng khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây
mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị
suy thối. CTR phân huỷ và các chất ơ nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen,
có mùi khó chịu.

7
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

2.1.11.3 Đối với khơng đất
Trong rác ít nhiều phần nào cũng có các chất độc hại. Vì thế, lúc rác thải được đưa

vào trong môi trường đất. Cũng làm tiêu diệt những sinh vật hữu ích cho đất như: Giun, vi
sinh vật, những lồi động vật không xương, ếch nhái,…Làm cho môi trường đất bị giảm
tính phổ biến sinh học. Dẫn đến việc sâu bọ phá hoại cây trồng, đất mất dần độ tơi xốp trở
nên chai cứng và thóai hóa dần kèm theo sụ gia tăng sâu bệnh. Thóai hóa dẫn đến đất bị
cằn cỗi khơng cịn khả năng canh tác hàm lượng Crom, Chì, Nito, Photpho và các kim
loại nặng như Cd, Cu, Pb, Zn xấp xỉ và vượt ngưỡng cho phép.
2.1.11.4 Đối với khơng khí
Rác thải với hàm lượng hữu cơ và đạm cao sau khi phân hủy sẽ tạo nên các chất
trung gian tạo nên CH4, H2S, CO2, CH3OH,…Các chất này hầu hết đều độc và gây ơ
nhiễm khơng khí ở khu đô thị và khu công nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách, tác
động xấu đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt, làm giảm chất lượng cuộc sống
2.1.11.5 Đối với cảnh quan đơ thị
Tình trạng ứ đọng rác ở những nơi sinh hoạt, làm việc nơi công cộng là biểu hiện
hết sức thấp kém lối sống văn minh. Các loại chất thải phát sinh làm biến đổi nguồn nước
ngầm, nước mặt và địa tầng trong khu vực và vùng lân cận, phá vỡ cân bằng sinh thái
2.1.12 Các phƣơng pháp xử lí CTRSH
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các biện pháp xử lí chất thải rắn sinh hoạt
được áp dụng chủ yếu bằng các biện pháp như sau:
2.1.12.1 Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp đốt
Đây là một trong những cách xử lý rác thải sinh hoạt đã và đang được áp dụng
nhiều. Khi rác thải sinh hoạt được thiêu trong nhiệt độ từ khoảng 1.000độ C – 11.000 độ
C sẽ phân hủy hoàn tồn thành tro, xỉ rồi tiến hành chơn lấp xuống dưới lịng đất sâu. Tuy
nhiên vì chi phí thiêu đốt tại các cơ sở uy tín rất cao nên việc áp dụng và đầu tư vận hành
các nhà máy đốt rác chưa được đầu tư nhiều.

8
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

Ưu điểm: Xử lý triệt để rác thải, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất ơ
nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, có thể xử lí CTR có chu kỳ phân hủy
lâu dài
Nhược điểm: Sinh ra khói bụi và một số khí gây ơ nhiễm khác như:SO2, HCL,
NOx, CO,…. Cho nên khi thiết kế xây dựng lò phải kèm theo hệ thống xử lý khí thải.
2.1.12.2 Phương pháp ủ sinh học
Phương pháp này biến CTRSH có nguồn gốc thành phân ủ hữu cơ . Sản xuất phân
bón hữu cơ từ chất thải hữu cơ là phương pháp truyền thống được sử dụng rất hiệu quả.
Việc ủ CTRSH với thành phần chủ yếu là chất thải hữu cơ có thể phân hủy được và có
thể áp dụng được ở quy mơ hộ gia đình. Xử lý CTRSH bằng phương pháp sinh học tạo
phân compost vừa góp phần bảo vệ mơi trường, vừa tạo ra sản phẩm có giá trị.
Ưu điểm
-

Do được xáo trộn thường xuyên vì thế mà chất lượng phân hữu cơ được đồng đều.

-

Có tổng số vốn đầu tư và mức chi phí vận hành thấp. (Vì khơng cần đến hệ thống
cung cấp oxy cưỡng bức)

-

Có kỹ thuật đơn giản.

Nhược điểm

-

Cần có nhiều nhân cơng.

-

Thời gian ủ kéo dài (3 – 6 tháng).

-

Do sử dụng thổi khí thụ động vì vậy khó quản lý. Đặc biệt là khó trong việc kiểm
sốt nhiệt độ và mầm bệnh.

-

Xáo trộn luống ủ thường gây hiện tượng thất thoát nitơ và gây mùi.

-

Q trình ủ cịn phụ thuộc vào thời tiết như mưa có thể ảnh hưởng bất lợi cho q
trình ủ.

-

Phương pháp thổi khí thụ động cần phải có một lượng lớn vật liệu tạo cấu trúc phù
hợp. Nó sẽ khó tìm hơn so với phương pháp khác.

-

Diện tích của đất cần thiết lớn.

9

GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

2.1.12.3 Chơn lấp rác
Phương pháp này được nhiều đô thị trên Thế Giới áp dụng trong quá trình xử lý
rác. Đây là phương pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư
nhưng lại có một mặt bằng đủ lớn và nguy cơ ơ nhiễm mơi trường ít. Trong bãi chôn lấp
rác hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ lớp chống thấm, có đặt hệ thống ống thu
nước rị rỉ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác. Nước rò rĩ sẽ được thu gom và xử lý theo
đúng tiêu chuẩn quy định.
Ưu điểm :
+ Các loại cơn trùng, ruồi, bọ,… khó sinh sơi nảy nở do rác bị nén, ép chặt và được
phủ lớp đất.
+ Giảm mùi hơi thối, ít gây ơ nhiễm khơng khí, các hiện tượng cháy bùng và cháy
ngầm khó thể xảy ra.
+ Góp phần hạn chế ơ nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. - Chi phí vận
hành khơng quá cao.
Nhược điểm:
+ Không thể xây dựng bãi chôn lấp ở những khu vực đông dân cư.
+ Các tiêu chuẩn về bãi chôn lấp phải được gắn với các hoạt động hằng ngày.
+ Các lớp đất phủ thường hay bị xói mịn.
2.1.12.4 Phương pháp tái chế và tận dụng
Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ CTRSH các thành phần có thể sử dụng để

chế biến thành các sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất.
Các loại phế thải sau phải được tái chế và tái sử dụng: Giấy các loại, thủy tinh,
chất dẻo, gỗ, kim loại, …
Ưu điểm
+ Hạn chế lượng rác thải sinh hoạt phát sinh do đó giảm được lượng rác thải cần xử
lý.
+ Giảm chi phí xử lý
+ Giảm diện tích đất cần cho việc chơn lấp.
10
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

+ Tiết kiệm được nguồn tài nguyên do giảm được khối lượng nguyên liệu ban đầu.
Nhược điểm: biện pháp này cần có sự phân loại tại nguồn tốt nếu không sẽ gây ra
những tác động đến môi trường do các hoạt động thu gom vật liệu tái chế gây ra
2.1.13 Thực trạng phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
Tương tự các quốc gia đang phát triển và trong khu vực, các nguồn phát sinh
CTRSH ở Việt Nam phát sinh từ hộ gia đình, khu thương mại dịch vụ, công sở và khu
vực công cộng, dịch vụ công cộng và các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất. Ngoài
các thành phần chủ yếu là các thành phần hữu cơ (chất thải thực phẩm, giấy, vải, bìa các
tông, rác vườn...) và vô cơ (nhựa, cao su, kim loại...), CTRSH cịn có thể lẫn các chất thải
khác như chất thải điện tử, chất thải có thể tích lớn, pin, dầu thải... Trong những năm gần
đây, chất thải khó phân hủy từ các đồ gia dụng nhựa, túi ni lơng có xu hướng gia tăng
đang là một trong những vấn đề thách thức đối với công tác xử lý CTRSH ở Việt Nam.
Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên toàn quốc năm 2019 đã tăng 46% so với năm

2010. Kết quả tính tốn chỉ số phát sinh CTRSH bình quân đầu người dựa trên số liệu về
khối lượng CTRSH phát sinh và dân số cho thấy một số địa phương có chỉ số phát sinh
cao (trên 1,0 kg/người/ngày) như Quảng Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận,

ình Dương,

Thành phố Hồ Chí Minh và Tiền Giang. Tỷ lệ thu gom CTRSH ở Việt Nam trung bình
năm 2019 tại khu vực đơ thị đạt 92% và khu vực nông thôn đạt 66%. Để xử lý CTRSH đã
thu gom được, đến năm 2019, cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTRSH, gồm: 381 lò đốt
CTRSH, 37 dây chuyền chế biến phân compost, 904 bãi chơn lấp (trong đó chỉ có khoảng
20% là bãi chơn lấp hợp vệ sinh), góp phần xử lý lần lượt là 13%, 16% và 71% tổng khối
lượng CTRSH được thu gom. Ngồi ra, chất thải nhựa khó phân hủy đang là vấn đề thách
thức trong công tác quản lý CTRSH, với số liệu ước tính tỷ lệ chất thải nhựa trong các bãi
chôn lấp CTRSH khoảng 6 - 8%, cộng với nhận thức của cộng đồng còn nhiều hạn chế
nên công tác xử lý chất thải nhựa chưa thực sự được chú trọng theo hướng giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế. Những vấn đề tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong thu gom, vận chuyển
và xử lý CTRSH đô thị và nông thôn tại 06 vùng phát triển kinh tế của Việt Nam đã được

11
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,
huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

phân tích, xác định nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp kiểm soát, tăng
cường hiệu quả quản lý.
2.1.14 Những tồn tại và khó khăn trong cơng tác quản lý CTRSH ở Việt Nam

Nhà nước chưa có định hướng về sử dụng cơng nghệ, chưa có tiêu chí lựa chọn
thiết bị, công nghệ.
Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt
(CTRSH) năm 2019 của Bộ Tài nguyên & Môi trường cho thấy, mặc dù việc triển khai
các giải pháp quản lý CTRSH đã đạt kết quả nhất định, tuy nhiên để có thể quản lý
CTRSH đồng bộ, hiệu quả và an toàn, cần phải giải quyết nhiều vấn đề tồn tại, như:
Việc quản lý CTRSH chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa
chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu trong sinh hoạt.
Việc triển khai thực hiện các quy hoạch CTR gặp nhiều khó khăn do các quy định
pháp luật chưa phù hợp với thực tế, một số quy định về khoảng cách an tồn mơi trường
từ khu xử lý chất thải đến khu dân cư không phù hợp với điều kiện thực tế tại các địa
phương.
Chất thải hầu hết chưa được phân loại tại nguồn; các chương trình phân loại tại
các địa phương cịn mang tính thử nghiệm, chưa đồng bộ, chưa được chính thức hóa; cơ
sở hạ tầng, thiết bị, phương tiện thiết yếu phục vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH
chưa được chú trọng đầu tư đồng bộ.
Hoạt động tái chế CTRSH cịn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu vẫn được thực
hiện bởi khu vực phi chính thức ở các làng nghề, gây ô nhiễm môi trường, còn thiếu sự
quản lý và kiểm sốt của các cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Phần lớn các cơ sở tái chế có quy mơ nhỏ, mức độ đầu tư công nghệ không cao, đa số
công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, gây ơ nhiễm mơi trường thứ cấp.
Phương thức xử lý CTRSH chủ yếu vẫn là chôn lấp, các bãi chôn lấp chủ yếu tồn
tại từ lâu, tiêu tốn quỹ đất; tỷ lệ chất thải được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng còn thấp.
12
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thu gom vận chuyển thải rắn sinh hoạt trên xã Bình Thành,

huyện Giồng Trơm, tỉnh Bến Tre.

Nhiều cơ sở xử lý CTRSH đã được xây dựng và vận hành nhưng chưa đạt yêu cầu về bảo
vệ môi trường
2.2 TỔNG QUAN VỀ XÃ BÌNH THÀNH, HUYỆN GIỒNG TRƠM, TỈNH BẾN
TRE
2.2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý:

Hình 2.1 Bản đồ xã Bình Thành
Bình Thành là xã thuộc tiểu vùng II, cách trung tâm hành chính của huyện
khoảng 02 km.
+ Phía Bắc giáp xã Bình Hịa
+ Phía Nam giáp xã Tân Thanh
+ Phía Đơng giáp xã Châu Bình
+ Phía Tây giáp Thị Trấn Giồng Trôm

13
GVHD: TH.S Lê Thị Thủy

SVTH: Lê Thị Thu Ngọc


×