Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Hoàn thiện quy trình nhận hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh b braun việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỒN THIỆN QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NGUYÊN
VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ
Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG
TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. MAI THANH HUYỀN

LÊ MẠNH HIẾU
Lớp: K54EK1
Mã SV: 18D260017

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em Lê Mạnh Hiếu xin cam đoan rằng đề tài khóa luận tốt nghiệp : “Hồn thiện
quy trình nhận hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu
bằng đường biển của công ty TNHH B. Braun Việt Nam” là sản phẩm mà bản thân
em đã nỗ lực nghiên cứu và xây dựng trong suốt q trình thực tập tại Cơng ty TNHH
B. Braun Việt Nam.
Trong q trình xây dựng và hồn thiện đề tài khóa luận tốt nghiệp trên em đã
tham khảo của một số tài liệu liên quan đến đề tài khóa luận với nguồn gốc rõ ràng


dưới sự hướng dẫn và gợi ý của giáo viên hướng dẫn ThS. Mai Thanh Huyền. Tất cả
số liệu, kết quả tính tốn được trình bày trong bài khóa luận đều do em tự thu thập và
tính tốn, thống kê dựa trên số liệu và kết quả kinh doanh từ phòng Chuỗi Cung Ứng
và phịng Kinh doanh của Cơng ty TNHH B. Braun Việt Nam. Tuyệt đối khơng có
sự sao chép từ bất cứ tài liệu nào. Một lần nữa, em xin cam đoan về tính chính xác và
duy nhất của các số liệu, nội dung được đề cập trong đề tài nghiên cứu do em thực
hiện bên dưới.
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Lê Mạnh Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy cơ trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế
nói riêng và trong Trường Đại học Thương Mại nói chung.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong
suốt quá trình em học tập tại trường Đại học Thương Mại!
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn Kinh tế quốc tế,
đặc biệt là cô giáo Mai Thanh Huyền đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, góp ý để em có
thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất!
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn đến ban Giám đốc, các bộ phận
phòng ban, đặc biệt là các anh chị trong bộ phận Xuất nhập khẩu thuộc phịng Chuỗi
Cung ứng của của Cơng ty TNHH B. Braun Việt Nam đã giúp đỡ và hỗ trợ em nhiệt
tình trong thời gian thực tập, nghiên cứu số liệu để làm báo cáo và khóa luận tốt
nghiệp. Thời gian thực tế tại công ty không nhiều nhưng em đã thu được rất nhiều
kiến thức chuyên ngành bổ ích và rèn luyện, tích lũy được phần nào văn hóa lao động
trong doanh nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp của mình nhưng do hạn chế

về mặt kiến thức cũng như những kinh nghiệm nên trong bài khơng thể tránh được những
thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Lê Mạnh Hiếu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................i
DANH MỤC HÌNH VẼ ..............................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................................................ii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. .................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................ 1
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 2
1.3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 4
1.4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 4
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ................................................................... 5
1.6.2. Phương pháp phân tích xử lý xữ liệu ......................................................... 5
1.7. Kết cấu của khóa luận ................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH NHẬN HÀNG BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN. .......................................................................................................... 7
2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 7

2.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu ................................................................ 7
2.1.2. Khái niệm nguyên vật liệu sản xuất ........................................................... 7
2.1.3. Khái niệm quy trình nhận hàng ................................................................. 7
2.1.4. Khái niệm giao nhận hàng hóa bằng đường biển ..................................... 7
2.1.5. Khái niệm hàng thiết bị y tế ....................................................................... 8
2.2. Cơ sở lý thuyết về quy trình nhận hàng bằng đường biển ....................... 8
2.2.1. Đặc điểm, vai trò, cơ sở pháp lý của người giao nhận vận chuyển .......... 8
2.2.2. Các phương thức giao nhận hàng nhập khẩu ......................................... 10
2.2.3. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.......................... 11
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhận hàng bằng đường biển .... 15


2.3.1. Các nhân tố bên ngoài ............................................................................. 15
2.3.2. Các nhân tố bên trong ............................................................................. 16
2.4. Phân định nội dung nghiên cứu ................................................................ 18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NGUYÊN VẬT
LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT TRANG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM. .................... 20
3.1. Giới thiệu về công ty TNHH B. Braun Việt Nam ................................... 20
3.1.1. Thông tin chung về B. Braun Việt Nam ................................................... 20
3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .............................................................. 20
3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh của công ty ............................................................. 21
3.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của công ty.................................................. 21
3.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty TNHH B. Braun Việt Nam
...................................................................................................................... 23
3.2.1. Tổng quát về hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2021 .. 23
3.2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất của Công ty
TNHH B. Braun Việt Nam. ........................................................................................ 27
3.3. Thực trạng quy trình nhận hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang
thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty B.Braun Việt Nam ......... 29

3.4. Kết luận chung về quy trình nhận hàng các nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH B. Braun
Việt Nam................................................................................................................... 38
3.4.1. Thành công .............................................................................................. 38
3.4.2. Hạn chế .................................................................................................... 39
3.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................ 41
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY
TRÌNH NHẬN HÀNG CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT
TRANG THIẾT BỊ Y TẾ NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG
TY TNHH B. BRAUN VIỆT NAM. ...................................................................... 43
4.1. Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản
xuất bằng đường biển của công ty B.Braun Việt Nam. ....................................... 43


4.2. Đề xuất giải pháp hồn thiện quy trình nhận hàng các nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty
B.Braun Việt Nam. .................................................................................................. 44
4.2.1. Giải pháp về tổ chức quản lý ................................................................... 44
4.2.2. Giải pháp về nguồn nhân lực................................................................... 46
4.2.3. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuât ....................................................... 47
4.3. Một số kiến nghị ......................................................................................... 47
4.3.1. Kiến nghị về phía cơ quan nhà nước ....................................................... 47
4.3.2. Kiến nghị về phía các bên liên quan........................................................ 48
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 51


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng việt
Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

NGN

Người giao nhận

BBVN

B. Braun Việt Nam

VND

Việt Nam Đồng

KCN

Khu công nghiệp

XNK

Xuất nhập khẩu

Danh mục từ viết tắt tiếng anh
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt


FIATA

International Federation of

Liên đoàn các hiệp hội giao nhận

Freight Forwarders Associations quốc tế
FCL

Full Container Load

Hàng nguyên container

LCL

Less than Container Load

Hàng lẻ

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

PMS

Planning Management Service

CIF


Cost, Insurance, Freight

EXW

Ex Work

FOB

Free on Board

SAP

System Application Programing

QC

Quality Control

Kiểm sốt chất lượng

L/C

Letter of Credit

Tín dụng thư

NOR

Notice of Readiness


D/O

Delivery Order

Lệnh giao hàng

B/L

Bill of Lading

Vận đơn đường biển

P/L

Packing List

Bộ phận kế hoạch
Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
Giao hàng tại xưởng
Giao hàng lên tàu
Phần mềm hoạch định nguồn lực
của doanh nghiệp

Thơng báo sẵn sàng

Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa

i



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển ...........................12
Hình 3. 1. Quá trình hình thành và phát triển của cơng ty B.Braun Việt Nam .........20
Hình 3. 2. Sơ đồ tổ chức cơng ty TNHH B. Braun Việt Nam ..................................22
Hình 3. 3. Quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế
bằng đường biển của công ty B.Braun Việt Nam .....................................................29
Hình 3. 4. Kế hoạch nhập khẩu được chuyển từ bộ phận PMS sang bộ phận XNK 30
Hình 3. 5. Chứng từ (Packing List và Commercial Invoice) cho hàng nguyên vật
liệu nhập khẩu bằng đường biển ...............................................................................31
Hình 3. 6. Kiểm tra mã HS code cho các mã hàng nguyên vật liệu nhập khẩu ........33
Hình 3. 7. Tờ khai bản in thử cho các lô hàng nguyên vật liệu nhập khẩu bằng
đường biển .................................................................................................................34
Hình 3. 8. Tờ khai phân luồn thuộc mã loại hình A12..............................................35
Hình 3. 9. Uỷ nhiệm chi thanh tốn thuế nhập khẩu .................................................36
Hình 3. 10 Báo cáo tổn thất/hao hụt của lô hàng nhập khẩu ....................................37

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1. Kết quả động kinh doanh tập đoàn B.Braun Việt Nam giai đoạn 20182021 ...........................................................................................................................24
Bảng 3. 2. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường năm 2021 ......................28
Bảng 3. 3. Các điều kiện giao hàng phổ biến cho hàng nguyên vật liệu nhập khẩu
bằng đường biển của công ty B.Braun Việt Nam năm 2021 ....................................32
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3. 1. Doanh thu hàng năm của tập đồn B. Braun tính đến 2020 ...................24
Sơ đồ 3. 2. Sản lượng sản xuất các sản phẩm của công ty B.Braun Việt Nam năm
2021 ...........................................................................................................................26
Sơ đồ 3. 3. Kim ngạch nhập khẩu của công ty B.Braun Việt Nam giai đoạn 20182021 ...........................................................................................................................27
Sơ đồ 3. 4. Tỷ trọng các mặt hàng nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ sản xuất trang
thiết bị y tế và tỷ trọng các lô hàng theo các phương thức vận chuyển năm 2020 ...28
Sơ đồ 3. 5. Các mã loại hình tờ khai nhập khẩu hàng nguyên vật liệu phục vụ sản

xuất thiết bị y tế của BBVN năm 2021 .....................................................................34

ii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG
NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN.
1.1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thương mại quốc tế là một hoạt động quan trọng trong việc phát triển nền kinh
tế đất nước nói riêng và trên cả thế giới nói chung, hoạt động này được ví như “chìa
khóa” mở ra những giao dịch kinh tế quốc tế cho một quốc gia, do đó các nước đều
rất coi trọng và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động
này.
Với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại quốc tế, giao thơng
vận tải, cơng nghệ thơng tin địi hỏi các cơng ty tham gia vào quy trình chung đó đều
cần phải có 1 bộ máy làm việc thật nhanh chóng, hiệu quả giúp đảm bảo được lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Và để đảm bảo được điều kiện đó, các doanh nghiệp
cần phải xây dựng cho mình những quy trình đối với từng hoạt động cụ thể một cách
rõ ràng, hiệu quả và tối ưu. Những năm gần đây họat động thương mại quốc tế nói
chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng
và mạnh mẽ. Từ đó các hoạt động liên quan đến xây dựng và tối ưu được sự hiệu quả
trong quy trình nhập khẩu hàng hóa tại các doanh nghiệp ngày càng được chú ý và
hoàn thiện hơn. Tuy nhiên khi nhìn vào thực tế, khi mà các hoạt động giao dịch nhập
khẩu không ngừng được mở rộng, bản thân các doanh nghiệp lại càng ngày càng phải
đối mặt với những rủi ro lớn hơn dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đến hiệu quả
của hoạt động nhập khẩu hàng hóa mà cịn ảnh ưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của cơng ty. Vì vậy đặt ra một vấn đề cấp thiết là cần phải có một quy
trình nhập khẩu bài bản, hệ thống, chi tiết, giảm thiểu được các rủi ro và nâng cao
được hiệu quả trong cả hoạt động nhập khẩu cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.

Công ty TNHH B. Braun Việt Nam được biết đến là một trong những doanh
nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu và
phân phối dược phẩm và trang thiết bị y tế hàng đầu Việt Nam. Với hơn 30 năm kinh
nghiệm, công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể và xây dựng được hình ảnh
cũng như niềm tin trong lịng khách hàng. Qua q trình thực tập và khảo sát thực tế
tại phịng xuất nhập khẩu của cơng ty, tác giả đã có cơ hội trải nghiệm trực tiếp,

1


nghiên cứu và đánh giá được những thuận lợi mà cơng ty đã tận dụng, cũng như
những khó khăn và hạn chế mà công ty đang gặp phải, đặc biệt là trong quy trình
nhận hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường
biển tại cơng ty. Nhận thấy những vấn đề cịn tồn tại trong quy trình trình đang gây
ra những thiệt hại đáng kể cả về mặt chi phí lẫn sự hiệu quả trong hoạt động nhập
khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh
của cơng ty. Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Hồn thiện quy trình nhận
hàng ngun vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường
biển của công ty TNHH B. Braun Việt Nam” làm đề tài khóa luận với mục đích
phân tích thực trạng quy trình nhập khẩu ngun vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết
bị y tế bằng đường biển, tìm ra những vấn đề đang cịn tồn tại trong quy trình ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của cơng ty. Qua đó, tác giả có thể đưa ra
một số khuyến nghị góp phần nâng cao sự hiệu quả và giải quyết các vấn đề còn thiếu
sót trong quy trình này.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài cùng với thực trạng quy trình nhập khẩu
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế bằng đường biển của công ty
TNHH B. Braun Việt Nam cho thấy rằng, mọi quy trình làm việc dù đơn giản hay
phức tạp thì đều cần có thời gian để hồn thiện, để phù hợp, giảm thiểu được các rủi
ro và tối ưu so với nhu cầu hiện tại của công ty. Những năm vừa qua cũng đã có một

số cơng trình nghiên cứu của sinh viên đại học Thương Mại cũng như sinh viên tại
các trường đại học trên cả nước đã nghiên cứu về quy trình nhập khẩu hàng hóa của
doanh nghiệp. Trong đó, phải kể đến một số nghiên cứu như:
- Tác giả Đinh Thị Nhài (2021), với đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình nhận
hàng ống nhựa GF nhập khẩu từ Thụy Sĩ của công ty TNHH TTN Holdings”, Đại học
Thương Mại. Đề tài trên đã khái qt được quy trình nhận hàng hóa ống nhựa GF
nhập khẩu từ Thụy Sĩ, nhận dạng, phân tích, đo lường và kiểm sốt rủi ro trong quy
trình này. Bên cạnh đó, đề tài được thực hiện trong giai đoạn 2018 - 2020 nên đã có
những lập luận chặt chẽ, phân tích rõ ràng các thơng tin đã thu thập được để chỉ rõ
thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH TTN Holdings.

2


- Tác giả Ngô Thị Minh Phương (2020), với đề tài “Quản trị quy trình thực hiện
hợp đồng nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của công ty cổ phần dược phẩm Linh
Ngọc”, Đại học Thương Mại. Đề tài trên tập trung nghiên cứu đi sâu vào quy trình
thực hiện hợp đồng nhập khẩu và cơng tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập
khẩu tại công ty thông qua việc sử dụng các phương pháp thu thập số liệu thứ cấp,
nhằm đánh giá đúng thực trạng quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu mặt
hàng dược phẩm của công ty cổ phẩn dược phẩm Linh Ngọc trong những năm gần
đây. Tuy nhiên, những giải pháp được đưa ra chỉ trên mặt bằng chung chứ chưa thực
sự có đáp án riêng cho doanh nghiệp.
- Tác giả Nguyễn Thụy Thùy Linh (2019), với đề tài “Giải pháp hoàn thiện quy
trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty TNHH Tuệ Lâm”, Trường
Đại học Kỹ thuật Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. Qua phương pháp điều tra thứ
cấp và phương pháp điều tra trắc nghiệm, đề tài phản ánh những tồn tại trong quản
trị quy trình nhập khẩu của công ty, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cho những
tồn tại đó. Tuy nhiên tác giả chưa thực sự đưa ra được những giải pháp thiết thực và
khắc phục được những tồn tại trong trình nhập khẩu mà công ty đang gặp phải.

- Tác giả Nguyễn Thúy Hằng (2019), với đề tài “Quản trị rủi ro trong quy trình
giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty Cổ phần Kinh doanh quốc
tế Fingroup”, Đại học Thương Mại. Đề tài trên đã khái quát quy trình giao nhận và
phân tích những rủi ro gặp phải trong quá trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển của Công ty Cổ phần Kinh doanh quốc tế Fingroup. Từ đó đề xuất những giải
pháp để kiểm sốt rủi ro, giúp Cơng ty hồn thiện và quản lý tốt nghiệp vụ trong quá
trình giao nhận hàng nhập khẩu.
- Tác giả Trần Thị Lưu (2019), với đề tài “Quản trị quy trình thực hiện hợp
đồng nhập khẩu thiết bị van công nghiệp, thiết bị PCCC từ thị trường Trung Quốc
của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bluetech Việt Nam”, Đại học Thương Mại. Đề
tài tập trung nghiên cứu đi sâu vào quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu và cơng
tác quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại doanh nghiệp thông qua việc
sử dụng các phương pháp phỏng vấn bằng chuyên gia, chỉ ra được điểm hạn chế trong
quản trị quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nhưng chưa đưa ra được giải pháp
thực sự đúng đắn và phù hợp với vấn đề thực tế mà doanh nghiệp đang gặp phải.

3


Có thể thấy, mặc dù đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này và nhìn
chung các đề tài trên đều đã hệ thống được các lý thuyết cơ bản về quy trình nhập
khẩu hàng hóa bằng đường biển, đã đưa được một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro
đối với các vấn đề trong quy trình mà cơng ty đang gặp phải nhưng chưa thực sự phân
tích rõ được những vấn đề đang cịn tồn tại trong quy trình và ảnh hưởng của chúng
đến hiệu quả hoạt động của công ty cũng như chưa đưa ra được những giải pháp thực
tế, giải quyết được đúng vấn đề trong quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển
của công ty một cách triệt để, hiệu quả và phù hợp với sự thay đổi của bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Với đề tài nghiên cứu “Hồn thiện quy trình nhận hàng ngun vật liệu phục
vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH B.

Braun Việt Nam” mà tác giả đề xuất có sự khác biệt và không bị trùng lặp với các
đề tài nghiên cứu trước đó, bởi mỗi đề tài đều có sự khác nhau về ngành hàng, công
ty, thị trường, giai đoạn nghiên cứu và bản thân các tác giả sẽ có những góc nhìn khác
nhau, do vậy đề tài trên là đề tài hồn tồn mới, thực tế đồng thời cũng mang tính cấp
bách đối với hiệu quả hoạt động nhập khẩu cũng như hoạt động kinh doanh của công
ty mà tác giả đang thực tập.
1.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về thực trạng quy trình nhập khẩu
hàng hóa ngun vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế bằng đường biển của
công ty TNHH B. Braun Việt Nam.
Dựa trên hệ thống các cơ cở lý thuyết cũng như phân tích, đánh giá hiện trạng
quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế bằng đường
biển của cơng ty để tìm ra những vấn đề cịn tồn tại và đề xuất các giải pháp, kiến
nghị thiết thực và khả thi cho doanh nghiệp để góp phần nâng cao sự hiệu quả trong
quy trình nhập khẩu hàng hóa này của công ty.
1.4. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình nhận hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty B.Braun Việt Nam.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:

4


Thời gian: Từ năm 2018 đến 2021.
Không gian: Công ty TNHH B. Braun Việt Nam.
Nội dung nghiên cứu: Chủ yếu tập trung đánh giá, phân tích quy trình nhập khẩu
hàng hóa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế bằng đường biển của
công ty TNHH B. Braun Việt Nam từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu bằng đường biển của công ty.

1.6. Phương pháp nghiên cứu
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp
quan sát thực tế thơng qua q trình thực tập tìm hiểu, làm việc tiếp xúc trực tiếp với
các bộ phận trong công ty. Kết quả ban đầu đã cung cấp các thông tin về hoạt động
nhận hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường
biển và các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề này.
Đối với phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu thứ cấp được thu
thập từ Báo cáo tài chính, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty giai đoạn 2018 – 2021, các tài liệu, hợp đồng được kham
khảo trong quá trình thực tập tại Cơng ty. Ngồi ra cịn được thu thập từ bên ngoài
như các bài viết được đăng tải trên báo, tạp chí và website của Cơng ty.
1.6.2. Phương pháp phân tích xử lý xữ liệu
Sau khi chọn lọc để lấy thông tin cần thiết, những dữ liệu này được tổng hợp,
phân loại, sắp xếp cho phù hợp với các phần nghiên cứu khác nhau.


Phương pháp thống kê
Phương pháp thống kê là phương pháp thu thập, phân loại thông tin và số liệu

nhằm mục đích đánh giá tổng quát về một mặt nào đó của đối tượng nghiên cứu.
Trong phạm vi khóa luận này, phương pháp trên được sử dụng để đánh giá về thực
trạng quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế bằng
đường biển của công ty TNHH B. Braun Việt Nam thông qua các dữ liệu được thu
thập từ dữ liệu nội bộ của Cơng ty giai đoạn 2018 – 2021.


Phương pháp phân tích, so sánh
Phương pháp phân tích là cách thức sử dụng quá trình tư duy logic để nghiên cứu


và so sánh các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu thống kê được từ tài liệu nội

5


bộ về hiệu quả hoạt động của công ty, qua đó đánh giá thực trạng quy trình nhập khẩu
ngun vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế bằng đường biển của cơng ty
TNHH B.Braun Việt Nam, góp phần đánh giá tính hợp lý hoặc khơng hợp lý của các
dữ liệu này.


Phương pháp tổng hợp
Tổng hợp lại những phân tích và so sánh để đưa ra những nhận xét và đánh giá

về thực trạng quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế
bằng đường biển của công ty TNHH B.Braun Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất và
biện pháp nhằm nâng cao sự hiệu quả trong quy trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất bằng đường biển của công ty TNHH B.Braun Việt Nam.
1.7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần tóm lược, mục lục, danh mục bảng biểu, hình vẽ, danh mục từ viết
tắt, tài liệu tham khảo và kết luận, Khóa luận được kết cấu theo 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường
biển.
Chương 2: Cơ sở lý luận của quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
Chương 3: Thực trạng quy trình nhận hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH B. Braun Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quy trình nhận hàng
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng đường biển của
công ty TNHH B. Braun Việt Nam.


6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY TRÌNH NHẬN HÀNG BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN.
2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu
Theo Khoản 2, Điều 28 của Luật Thương mại 2005 do Quốc hội ban hành ngày
14/06/2005 đã đưa ra định nghĩa về hoạt động nhập khẩu như sau: “Nhập khẩu hàng
hóa là việc hàng hố được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực
đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.”
2.1.2. Khái niệm nguyên vật liệu sản xuất
Theo từ điển mở Wikipedia, nguyên vật liệu được định nghĩa là “đối tượng
lao động do doanh nghiệp mua, dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo
ra sản phẩm”. Trong đó, nguyên liệu là đối tượng lao động, nhưng không phải mọi
đối tượng lao động đều là nguyên liệu và tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa
chúng là sự kết tinh lao động của con người trong đối tượng lao động trong khi đối
với nguyên liệu là khơng có. Và các ngun liệu khi đã trải qua q trình cơng nghiệp
chế biến thì được gọi là vật liệu.
2.1.3. Khái niệm quy trình nhận hàng
Quy trình nhận hàng được hiểu là các bước mà người nhập khẩu hoặc người
giao nhận vận chuyển cần tiến hành để có được hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi
hàng) ở quốc gia này đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) tại quốc gia của người
nhập khẩu. (Theo Vietnam Freight Forwarders Association - VIFFAS).
2.1.4. Khái niệm giao nhận hàng hóa bằng đường biển
Giao nhận hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc
sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu
đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh
thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết

bị xếp dỡ… để thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng)
ở quốc gia này đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) ở quốc gia khác bằng đường
biển. Phương thức giao nhận hàng hóa đường biển thường được sử dụng nhất là tàu
biển. (Theo VIFFAS).

7


2.1.5. Khái niệm hàng thiết bị y tế
Trang thiết bị y tế được định nghĩa trong khoản 1 Điều 2 Nghị định 36/2016/NĐCP về quản lý trang thiết bị y tế như sau: “Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng
cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm
(software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu
trang thiết bị y tế để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:
a) Chẩn đốn, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp
tổn thương, chấn thương;
b) Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;
c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;
d) Kiểm sốt sự thụ thai;
đ) Khử khuẩn trang thiết bị y tế, gồm cả hóa chất sử dụng trong quy trình xét
nghiệm;
e) Vận chuyển chuyên dụng hoặc sử dụng phục vụ cho hoạt động y tế;
g) Cung cấp thông tin cho việc chẩn đốn, theo dõi, điều trị thơng qua biện pháp
kiểm tra các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể con người.”
2.2. Cơ sở lý thuyết về quy trình nhận hàng bằng đường biển
2.2.1. Đặc điểm, vai trò, cơ sở pháp lý của người giao nhận vận chuyển
2.2.1.1.

Đặc điểm của người giao nhận vận chuyển

Trong nhiều nước, người giao nhận được gọi bằng nhiều tên khác nhau như

“Đại lý hải quan”, “Đại lý khai hải quan”, “Người môi giới hải quan”, “Đại lý gửi
hàng và giao nhận” và một số trường hợp hành xử như “Người vận chuyển chuyên
chính” nhưng dù gọi bằng tên gì đi nữa, người giao nhận vẫn chỉ là người bán dịch
vụ.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 1997: “Người làm dịch vụ giao nhận hàng
hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hóa”.
Theo Liên đồn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA: “Người giao nhận là
người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì
lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người

8


giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận
như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa…”.
2.2.1.2.

Vai trò của người giao nhận vận chuyển

Ngày này do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phương thức, người
giao nhận có thể đảm nhận những vai trị với chức năng và công việc khác nhau như:
- Dịch vụ môi giới khai thuê hải quan: Các nhà xuất nhập khẩu sẽ đi thuê ngoài
các hoạt động về thủ tục hải quan, thông quan, ủy thác cho các hãng hay người giao
nhận thay họ làm các thủ tục hợp pháp để vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu nội địa
hoặc xuyên biên giới, vừa rẻ vừa hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian. Lúc
này, các hãng hay người giao nhận sẽ như một nhà môi giới khai thuê hải quan.
- Đại lý: Trước đây người giao nhận không dám nhận trách nhiệm của người
chuyển chở. Người giao nhận chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và
người chuyên chở như một đại lý của người chuyên chở hoặc người gửi hàng.

- Lo liệu chuyển tải và gửi tiếp hàng hóa: Khi vận chuyển hàng hóa quốc tế,việc
quá cảnh tại một nước thứ ba hay thứ tư là điều thường xuyên xảy ra. Ở mỗi trạm
dừng như vậy, có thể là để tiếp nhiên liệu cho phương tiện, khắc phục sự cố hay đổi
phương tiện hoặc phương thức vận chuyển. Như vậy, để thuận tiện, dễ dàng và thơng
suốt trong q trình lưu thơng hàng hóa thì người giao nhận sẽ đảm nhiệm việc chuyển
tiếp hàng hóa từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác và từ địa điểm
này sang địa điểm khác.
- Lưu kho và bảo quản hàng hóa: Trong trường hợp khách hàng yêu cầu lưu kho
hàng hoá trước khi xuất khẩu và sau khi nhập khẩu, người giao nhận sẽ bố trí phương
tiện nội bộ mình có và phân phối hàng theo yêu cầu.
- Gom hàng và thông báo biểu cước: Dịch vụ này đã xuất hiện sớm hơn ở Châu
Âu chủ yếu phục vụ cho đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hoá bằng Container,
dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng
nguyên (FCL) để tận dụng sức chứa, sức chở của container và giảm cước phí vận
chuyển. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người vận tải
hoặc chỉ là đại lý.
`- Người chuyên chở: Hiện nay trong nhiều trường hợp Giao nhận đóng vai trị là
người chun chở, tức là người Giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng giao vận chuyển

9


với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hố từ nơi này đến nơi khác.
Người Giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở theo hợp đồng (Contracting
Carrier), nếu người Giao nhận ký hợp đồng chuyên chở thì họ là người chuyên chở
thực tế (Performing Carrier).
2.2.1.3.

Cơ sở pháp lý của người giao nhận vận chuyển


Việc giao hàng hoá nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như: các quy phạm
pháp luật quốc tế (các công ước về vận đơn, vận tải, công ước về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế…), các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và L/C… thì mới đảm bảo quyền lợi của chủ
hàng nhập khẩu.
Trong đó, một số các quy phạm pháp luật quốc tế có thể kể đến như: Công ước
Vienne 1980 về buôn bán quốc tế, công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về
vận đơn đường biển, ký tại Brussels ngày 25/08/1924, Nghị định thư sửa đổi Công
ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (Nghị định thư
Visby 1968) và Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển,
1978.
Bên cạnh đó, Nhà nước Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến vận tải, xếp dỡ, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như: Bộ
luật hàng hải 1990, Luật Hải quan, Luật thương mại năm 2005, Nghị định
140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện
kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh
dịch vụ logistics và các văn bản của nhà nước có liên quan đến giao nhận vận chuyển
như văn bản quy định tàu bè nước ngoài ra vào các cảng quốc tế của Việt Nam, văn
bản quy định trách nhiệm.
Đây là những nguồn luật mà người giao nhận phải nắm rõ để thực hiện tốt cơng
việc của mình.
2.2.2. Các phương thức giao nhận hàng nhập khẩu
Giao nhận hàng hóa nhập khẩu hiện nay có 4 phương thức lưu thơng phổ biến
đó là giao nhận bằng đường biển, đường hàng không, đường bộ và đường sắt. Mỗi
phương thức sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Do đó doanh nghiệp sẽ tùy

10


thuộc vào chủng loại hàng hóa, thời gian quy định trong hợp đồng…để có thể cân

nhắc lựa chọn phương án vận tải phù hợp.
Đối với phương thức giao nhận bằng đường biển
Phương thức giao nhận bằng đường biển rất thích hợp cho việc vận chuyển hàng
hóa có khối lượng lớn và cự ly vận chuyển dài do đặc điểm 2/3 diện tích bề mặt trái
đất là biển, phương thức giao nhận này là một trong những phương thức vận tải ra
đời sớm nhất và đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế thương mại của xã
hội loài người.
Đối với phương thức giao nhận bằng đường hàng không
Phương thức vận tải hàng không ra đời sau những phương thức vận tải khác,
song đến thời điểm hiện nay, phương thức này đang đóng vai trị quan trọng trong
nền kinh tế thương mại quốc tế. Phương thức vận tải hàng khơng rất thích hợp để
vận chuyển các lơ hàng nhỏ, hàng hóa địi hỏi giao hàng ngay, an tồn và chính xác,
hàng hóa có giá trị cao và hàng hóa có cự ly vận chuyển dài.
Đối với phương thức giao nhận bằng đường bộ
Phương thức giao nhận bằng đường bộ là phương thức vận tải phổ biến và thông
dụng nhất trong các loại hình vận tải. Tuy phương thức vận tải này bị hạn chế bởi
khối lượng và kích thước hàng hóa, khơng chở được những khối lượng hàng hóa lớn
như vận tải bằng đường thủy hay nhanh chóng bằng vận chuyển hàng không, nhưng
lại khá linh hoạt với những hàng hóa có khối lượng vận chuyển khơng q lớn và
nhỏ.
Đối với phương thức giao nhận bằng đường sắt
Đây là phương thức giữ vai trò trụ cột trong hệ thống giao thông vận tải của một
quốc gia, đặc biệt là đối với những quốc gia khơng có biển thì phương thức này càng
đóng vai trị quan trọng bởi những lợi thế về giá cước ổn đinh, khả năng vận chuyển
xa, chở được hàng hóa có khối lượng nặng và độ an tồn cao.
2.2.3. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

11



Hình 2. 1. Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển

Chủ hàng có thể tự mình thực hiện quá trình giao nhận hoặc ủy thác cho doanh
nghiệp chuyên nghiệp về dịch vụ giao nhận.
2.2.3.1. Chuẩn bị để nhận hàng
Khâu chuẩn bị gồm các công việc sau:


Kiểm tra và hồn thiện bộ chứng từ.



Mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay sau khi nhận được thông báo giao hàng của
người gửi hàng.



Lập phương án giao nhận, chuẩn bị phương tiện vận tải phù hợp, kho bãi, nhân
công.



Thông báo bằng lệnh giao hàng (Delivery order) để chủ hàng nội địa kịp làm
thủ tục giao nhận hàng tay bao ngay dưới cần cầu cảng.
2.2.3.2 Lập tờ khai hải quan và khai báo từ xa



Lập tờ khai hải quan
Để lập tờ khai hải quan cần các thông tin trong bộ chứng từ: Hợp đồng ngoại


thương, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói chi tiết, vận đơn đường biển.
Nội dung của tờ khai thể hiện rõ tên người nhận, người gửi, tên hàng, số lượng,
phẩm chất, quy cách, ngày vận đơn, số hóa đơn, trị giá tính thuế và thuế.
Đặc điểm của tờ khai hải quan điện tử là tùy số lượng, chủng loại và xuất xứ
hàng hóa mà nội dung tờ khai cịn có thêm phần phụ lục tờ khai và phần khai báo xác
định trị giá tính thuế nêu rõ thơng tin hàng hóa để cung cấp thơng tin xác định trị giá
tính thuế cho Hải quan cửa khẩu.

12




Khai báo từ xa
Truyền tờ khai hải quan để lấy số tờ khai và kết quả phân luồng. Mỗi doanh

nghiệp XNK đều phải đăng ký một tài khoản khai báo hải quan điện tử. Tờ khai hải
quan sẽ được truyền tới máy tính của bộ phận tiếp nhận tờ khai của các cán bộ hải
quan cửa khẩu bằng tài khoản của chính doanh nghiệp. Hệ thống sẽ tiếp nhận và gửi
lại phản hồi, cho số tờ khai, số tiếp nhận và kết quả phân luồng.
2.2.3.3. Mở tờ khai hải quan tại chi cục hải quan cửa khẩu.
Chủ hàng hoặc người được ủy thác xuất trình bộ chứng từ hàng nhập cục hải
quan cửa khẩu tiến hành thơng quan hàng hóa:


Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu sau đó nộp thuế nhập khẩu (nếu có)
và tiến hành kiểm hóa (nếu có).




Rút tờ khai và thanh lý tờ khai.
2.2.3.4. Theo dõi qua trình dỡ và nhận hàng.



Lập “Bảng đăng ký hàng về bằng đường biển” giao cho cảng.



Nhận và ký NOR (nếu là tàu chuyển)



Thông báo cho chủ hàng nội địa thời gian giao hàng (nếu giao hàng tay ba),
kiểm tra lại kho bãi chứa hàng (nếu đưa về kho riêng).



Xuất trình vận đơn gốc (B/L) tới hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng (D/O),
làm thủ tục hải quan và nộp thuế nhập khẩu.



Kiểm tra sơ bộ hàm tàu, cơng cụ vận tải và tình trạng hàng hóa xếp bên trong
trước khi dỡ hàng (nếu nhận nguyên tàu hoặc nguyên container).



Tổ chức dỡ hàng, nhận hàng và quyết toán với tàu theo từng vận đơn hoặc tồn

bộ tàu.



Hàng hưu kho bãi tại cảng

-

Cảng nhận hàng từ tàu



Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)



Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận (Nhân viên giao nhận phải
cùng lập: RORỌC, NOR)



Đưa hàng về kho bãi của cảng.

-

Cảng giao hàng cho chủ hàng

13





Khi nhận được thông báo tàu đến, chủ hàng mang vận đơn, giấy gới thiệu cơ
quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O – delivery order)



Chủ hàng đóng phí lưu kho, chi phí xếp dỡ hàng và lấy biên lai.



Chủ hàng mang bản D/O để cảng ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng.



Làm thủ tục hải quan và sau khi hải quan xác nhận hoàn thành tủ tục hải quan
chủ hàng có thể mang hàng ra khỏi cảng chở về kho riêng của mình.



Hàng khơng phải lưu kho bãi của cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra

giao nhận trực tiếp với tàu:
Để tiến hành xếp dỡ hàng 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải
trao cho cảng một số chứng từ: Bản lược khai hàng hóa, sơ đồ xếp hàng, chi tiết hầm
hàng, hàng q khổ, q ngắn nếu có.
Chủ hàng xuất trình vận đơn cho đại diện của hãng tàu và nhận lệnh giao hàng
(Delivery Order). Sau đó Chủ hàng trực tiếp nhận hàng từ hãng tàu và lập các chứng
từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như: Biên bản giám định hầm tàu (lập trước

khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy ra sau này, biên
bản hàng bị hư hỏng tổn thất (COR), biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC),
biên bản giám định, giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý nhập).
Làm thủ tục hải quan, sau đó vận chuyển về kho hoặc nơi phân phối hàng hóa.


Đối với hàng nhập bằng container

-

Hàng nguyên cont (FCL)



Khi nhận được Notice of Arrival, người nhận mang vận đơn và giấy giới thiệu
đến hãng tàu lấy D/O và cược cont, sau đó mang D/O đến hải quan làm thủ
tục và nộp thuế, kiểm hóa (nếu có).



Sau khi hoàn thành thủ tục chủ hàng mang bộ chứng từ đến văn phòng quản
lý tàu để xác nhận D/O, người giao tiến hành lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.



Hàng lẻ (LCL/LCL)



Người giao nhận mang O.B/L hoặc H.B/L đến hãng tàu hoặc đại lý của người

gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định, nộp tiền lưu kho,
phí bốc xếp và lấy biên lai.

14




Mang biên lai phí lưu kho, 3 bản D/O, Invoice, P/L đến văn phòng quả lý tàu
tại cảng để xác nhận D/O. Người giao nhận xuống kho tìm vị trí hàng, tại kho
lưu 1 D/O, mang 2 ban D/O còn lại đến phòng thương vụ cảng để làm phiếu
xuất kho. Bộ phận này giữ lại 1 D/O và lập 2 phiếu xuất kho cho người giao
nhận.



Đem 2 phiếu xuất kho đến xem và lấy hàng.
2.2.3.5. Lập chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi chủ hàng
Ngay khi giao nhận hàng, chủ hàng hoặc NGN kiểm tra hàng hóa nếu cần tiến

hành lập các chứng từ sau: biên bản kiểm tra sơ bộ, thư dự kháng, biên bản đổ vỡ,
biên bản giám định, biên bản quyết toán nhận hàng với tàu, giấy chứng nhận hàng
thừa thiếu so với lược khai. Sau khi nhận hàng mới cơ quan, đơn vị giám định
(Vinacontrol hoặc công ty bảo hiểm) tới giám định tổn thất nhằm xác định tổn thất
và làm cơ sở cho khiếu nại.
2.2.3.6. Quyết toán
Người nhập khẩu thanh toán các chi phí liên quan đến cơng tác giao nhận và tập
hợp các chứng từ cần thiết tiến hành khiếu nại các đơn vị liên quan về tổn thất hàng
hóa (nếu có), và theo dõi kết quả khiếu nại của mình.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhận hàng bằng đường biển

2.3.1. Các nhân tố bên ngồi


Mơi trường chính trị, pháp luật
Sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia không chỉ tạo điều kiện thuận lợi

cho quốc gia đó phát triển mà cịn là một trong những yếu tố để các quốc gia khác và
thương nhân người nước ngoài giao dịch và hợp tác với quốc gia đó. Những biến
động trong mơi trường chính trị, xã hội ở những quốc gia có liên quan trong hoạt
động giao nhận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển. Ví dụ như xung đột vũ trang thì sẽ khơng thể tiến hành nhận và giao
hàng. Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những trường hợp
bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như người chuyên
chở.
Về yếu tố luật pháp: Bất kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường
luật pháp như sự ban hành, phê duyệt một thơng tư hay nghị định của Chính phủ nước

15


nội địa hoặc nước đối tác; hay sự phê chuẩn, thông qua một Công ước quốc tế cũng
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
Các bộ luật của các quốc gia cũng như các Công ước quốc tế không chỉ quy định về
khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa
vụ, trách nhiệm và quyền hạn của những người tham gia vào quy trình đó.


Yếu tố văn hóa-xã hội
Mỗi quốc gia đều có nền văn hóa, phong tục tập quán riêng ảnh hưởng đến hành


vi và thái độ mỗi người. Trong kinh doanh, giao thương buôn bán, đặc điểm này càng
cần coi trọng hơn vì nó ảnh hưởng đến phong cách làm việc của các đối tác từ các
quốc gia khác nhau. Trong hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển, các cơng
ty nhập khẩu và giao nhận sẽ cần phải tìm hiểu sâu và kĩ hơn về cách thức hoạt động
của hãng tàu, của đối tác để từ đó có kế hoạch phù hợp. Đơi khi, chỉ vì các bên hiểu
nhầm ý nhau mà có thể làm hợp đồng thất bại gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
nhận hàng của các doanh nghiệp.


Yếu tố tự nhiên
Các nhân tố ngoại cảnh như thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận

hàng và q trình chun chở hàng hố bằng đường biển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hố. Ngồi ra, quá trình chuyên chở trên
biển cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại hoàn toàn cho
tàu hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên
quan chẳng hạn mưa bão, sóng thần, biển động...Yếu tố này là một trong những
nguyên nhân gây ra tranh chấp và là cơ sở xây dựng trường hợp bất khả kháng và
miễn trách cho người giao nhận.
• Yếu tố khoa học công nghệ
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến luôn giúp cho hiệu quả công việc
được nâng cao. Với hoạt động giao nhận hàng hóa, việc ứng dụng các trang thiết bị
hiện đại phục vụ việc điều hành quá trình hoạt động giao nhận, giúp khả năng đáp
ứng dịch vụ được nhanh chóng và chính xác hơn.
2.3.2. Các nhân tố bên trong
Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng phương thức vận tải biển của cơng ty cịn
chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như: nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ chế quản

16



lý hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực... Đây được coi là các nhân tố nội
tại của công ty. Nhóm nhân tố này được coi là có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
của quy trình:
• Yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật
Yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự hiệu quả của quy trình nhận hàng của cơng ty, bao gồm cơ sở hạ tầng và trang
thiết bị của doanh nghiệp như văn phòng, kho hàng, phương tiện vận tải, phương tiện
bốc dỡ hàng hóa, cơng nghệ bảo quản và lưu kho, các thiết bị công nghệ thông tin
quản lý… Nếu thiếu các cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đó thì hoạt động giao nhận,
nhập khẩu hàng hóa sẽ trở nên khó khăn trong tình hình ngoại thương phát triển như
hiện nay. Khi có đầy đủ trang thiết bị sẽ thuận lợi hơn trong việc gom hàng, làm hàng,
chuẩn bị và kiểm tra hàng, giúp chủ động về thời gian và chi phí, từ đó có được chi
phí thấp trong khâu làm hàng giúp cho lợi nhuận được tăng cao. Đồng thời, với sự
phát triển của công nghệ thông tin, các cơng ty có thể quản lý mọi hoạt động của
mình, thông tin khách hàng, thông tin của các nhà cung cấp dịch vụ logistics và hàng
hóa thơng qua các hệ thống máy tính.
• Yếu tố về cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh
Cơ chế quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là việc doanh nghiệp thực hiện
các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ hiệu quả của quy trình cũng như
những nhân sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình đó, các hoạt động này
sẽ giúp cho q trình nhận hàng này trở lên thuận lợi hơn rất nhiều, các hoạt động
được diễn ra theo từng bước, nâng cao mức độ hiệu quả và giảm bớt rủi ro trong quá
trình thực hiện hoạt động nhập khẩu.
• Yếu tố về nhân sự
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển của cơng ty cịn chịu ảnh hưởng
sâu sắc bởi các nhân tố con người. Trình độ của người tổ chức, điều hành hoạt động
nhập khẩu cũng như nhân viên tham gia trực tiếp q trình nhập khẩu sẽ tác động
khơng hề nhỏ đối với quy trình chung của tồn bộ q trình từ giao hàng đến nhận
hàng. Để quá trình này diễn ra thuận lợi địi hỏi nhân sự của cơng ty phải có nghiệp

vụ chun mơn sâu về luật pháp, thủ tục thương mại quốc tế, kiến thức và kinh nghiệm
về nghiệp vụ, đồng thời kỹ năng tin học và ngoại ngữ rất cần thiết đối với nhân sự

17


×