Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thiết kế đô thị tuyến đường lê lợi, hùng vương và nguyễn huệ tp huế, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

BAN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC : THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
Giảng viên hướng dẫn:

TS.KTS. PHẠM ANH TUẤN


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

MỤC LỤC

MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
MỤC LỤC ẢNH ........................................................................................................ 5
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ................................................... 7
I-

KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [1] ................................................... 7

II-

Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [1] ......... 9

III- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ....................... 10
1.

Đối tượng [2] ............................................................................................ 10


2.

Mục tiêu ................................................................................................... 11

IV- VỊ TRÍ CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [1]........................................................ 11
1.

Mối quan hệ với Quy hoạch đô thị ......................................................... 12

2.

Mối quan hệ với Thiết kế kiến trúc ........................................................ 12

3.

Phạm trù của Thiết kế đô thị .................................................................. 13

V-

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT KẾ ĐƠ
THỊ

14

1.

Nguồn gốc của thiết kế đơ thị [1] ............................................................ 14

2.


Những quan điểm và xu hướng nổi trội trong thiết kế đô thị [3] .......... 16

VI- NHỮNG YẾU TỐ VÀ THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ ĐƠ
THỊ

17

1.

Phân định khơng gian [3] ........................................................................ 17

2.

Những yếu tố của thiết kế đô thị [3] ....................................................... 18

3.

Những đặc trưng cơ bản ......................................................................... 18

1|Page

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

VII- CÁC NỘI DUNG CỦA THIẾT KẾ ĐƠ THỊ [1]....................................... 20
1.


Các loại hình thiết kế đô thị .................................................................... 20

2.

Nội dung của thiết kế đô thị .................................................................... 20

VIII- CÁC BƯỚC THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [3] ........................................................ 20
PHẦN 2: GIỚI THIỆU DỰ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN ĐƯỜNG LÊ LỢI,
HÙNG VƯƠNG VÀ NGUYỄN HUỆ TP HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ [5].. 23
I-

LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT...................................................................... 23

II-

MỤC TIÊU ................................................................................................. 23

III- CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ........................................................................... 24
1.

Căn cứ pháp lý: ....................................................................................... 24

2.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn: ........................................................................... 25

3.

Nguồn tài liệu, số liệu, bản đồ: ................................................................ 25


IV- VỊ TRÍ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................ 25
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ............................................................................ 29

V-

VI- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ............................................................................ 30
PHẦN 3: LÝ THUYẾT VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ - PHÂN TÍCH LIÊN HỆ VỚI
ĐỒ ÁN ...................................................................................................................... 32
I-

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC KHƠNG GIAN ............................................... 32

II-

PHÂN TÍCH VỀ MẶT HÌNH THỨC ....................................................... 35

III- PHÂN TÍCH YẾU TỐ TỈ LỆ .................................................................... 39
IV- PHÂN TÍCH VỀ GIAO THƠNG LIÊN KẾT ........................................... 40
CƠ SỞ LÝ LUẬN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 41

V1.

2|Page

Lý luận về địa điểm ................................................................................. 41

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học



PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

2.

Lý luận hình nền...................................................................................... 44

3.

Lý luận liên hệ ......................................................................................... 45

VI- PHÂN TÍCH ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT KẾ ĐƠ THỊ ........................... 47
1.

Định hướng khơng gian ........................................................................... 47

2.

Định hướng thời gian .............................................................................. 47

3.

Con người và môi trường cảnh quan...................................................... 48

4.

Đặc trưng đa thân chủ............................................................................. 48

5.

Đa chuyên ngành ..................................................................................... 48


6.

Mang tính chất chỉ đạo............................................................................ 48

VII- PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CẤU THÀNH HÌNH ẢNH ĐƠ THỊ ................ 49
1.

Lưu tuyến................................................................................................. 49

2.

Khu vực .................................................................................................... 50

3.

Cạnh biên ................................................................................................. 51

4.

Nút ............................................................................................................ 53

5.

Cột mốc .................................................................................................... 53

VIII- PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CỦA THIẾT KẾ ĐƠ THỊ ................................ 54
1.

Hình thức và tầm vóc kiến trúc .............................................................. 54


2.

Sử dụng đất .............................................................................................. 55

3.

Không gian công cộng ............................................................................. 56

4.

Hoạt động sử dụng .................................................................................. 58

5.

Giao thông và chỗ để xe .......................................................................... 59

6.

Bảo tồn và tơn tạo .................................................................................... 61

7.

Tiêu chí và kí hiệu ................................................................................... 61

3|Page

Thiết kế đơ thị
Tiểu luận mơn học



PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

Các đường đi bộ....................................................................................... 62

8.

IX- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA THIẾT KẾ ĐƠ THỊ ............................... 62
1.

Đặc trưng của cơng trình kiến trúc ........................................................ 63

2.

Trải nghiệm đường phố .......................................................................... 63

3.

Sự biểu đạt của cơng trình kiến trúc ...................................................... 65

4.

Tiếp cận cơng trình kiến trúc .................................................................. 65

X-

CẢNH QUAN VÀ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ ............................................. 66

PHẦN 4: KẾT LUẬN .............................................................................................. 68
I-


ĐÁNH GIÁ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỒ ÁN ....................................... 68

II-

ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỒ ÁN .............................................. 68

PHẦN 5: HỆ THỐNG TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 69

4|Page

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

MỤC LỤC ẢNH
Hình 1: Thiết kế đơ thị. ................................................................................................ 7
Hình 2: Vị trí của thiết kế đơ thị................................................................................. 12
Hình 3: Mối quan hệ giữa TKĐT với TKKT và QHĐT. ............................................ 13
Hình 4:Vị trí của Thiết kế đơ thị. ............................................................................... 14
Hình 5: Đặc trưng con người và mơi trường cảnh quan. [1] ....................................... 19
Hình 6: Trình tự thiết kế đơ thị. [1] ............................................................................ 22
Hình 7: Tuyến đường Lê Lợi. .................................................................................... 26
Hình 8: Tuyến đường Hùng Vương. .......................................................................... 27
Hình 9: Tuyến đường Nguyễn Huệ. ........................................................................... 28
Hình 10: Ranh giới tuyến đường trên trích đoạn bản vẽ QHC thành phố Huế. ........... 29
Hình 11: Địa hình khu vực. ........................................................................................ 30
Hình 12: Bản đồ khảo sát mật độ xây dựng. ............................................................... 32

Hình 13: Bản đồ khảo sát khơng gian xanh và khơng gian mở. .................................. 33
Hình 14: Bản đồ khảo sát sử dụng đất. ....................................................................... 34
Hình 15: Mặt cắt ngang các tuyến đường. .................................................................. 35
Hình 16: Tuyến Lê Lợi đoạn từ Đội Cung đến Chu Văn An. ..................................... 36
Hình 17: Tuyến Hùng Vương đoạn từ Nguyễn Huệ đến cầu An Cựu. ........................ 36
Hình 18: Tuyến Nguyễn Huệ đoạn từ Hùng Vương đến cung An Định. ..................... 36
Hình 19: Những cơng trình kiến trúc tiêu biểu trên trục Lê Lợi. ................................. 37
Hình 20: Những cơng trình kiến trúc tiêu biểu trên trục Hùng Vương. ....................... 37
Hình 21: Những cơng trình kiến trúc tiêu biểu trên trục Nguyễn Huệ......................... 37
Hình 22: Các khơng gian, tuyến và điểm nhìn quan trọng. ......................................... 38
Hình 23: Hiện trạng điện chiếu sáng. ......................................................................... 39
Hình 24: Bản đồ khảo sát tầng cao. ............................................................................ 39
Hình 25: Các cơng trình cao tầng. .............................................................................. 40
Hình 26: Bản đồ giao thơng. ...................................................................................... 41
Hình 27: Hiện trạng du lịch Thừa Thiên Huế năm 2017. ............................................ 43
Hình 28: Đề xuất về giao thông tĩnh........................................................................... 44
5|Page

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

Hình 29: Bản đồ độ đặc rỗng của khu vực.................................................................. 45
Hình 30: Sơ đồ phân tích hành lang liên hệ thị giác. .................................................. 46
Hình 31: Hình minh họa. ........................................................................................... 47
Hình 32: Hình minh họa. ........................................................................................... 47
Hình 33: Đề xuất lưu tuyến, cạnh biên, điểm nút. ...................................................... 49
Hình 34: Diện cơng trình mang giá trị cảnh quan. ...................................................... 50

Hình 35: Phân đoạn nghiên cứu. ................................................................................ 51
Hình 36: Yếu tố cạnh biên. ........................................................................................ 52
Hình 37: Cột mốc mang tính định hướng khơng gian đơ thị. ...................................... 54
Hình 38: Hình minh họa. ........................................................................................... 55
Hình 39: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất..................................................................... 56
Hình 40: Khơng gian cơng cộng................................................................................. 58
Hình 41: Bố trí tiện ích. ............................................................................................. 59
Hình 42: Giao thơng. ................................................................................................. 61
Hình 43: Các cơng trình kiến trúc tiêu biểu. ............................................................... 63
Hình 44: Đề xuất khung giao thơng tổng thể. ............................................................. 64
Hình 45: hình minh họa. ............................................................................................ 66
Hình 46: Kiến trúc cảnh quan tuyến đường Lê Lợi. ................................................... 67

6|Page

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
I- KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ ĐƠ THỊ [1]
Thiết kế đơ thị là giao điểm của 4 bộ môn: kiến trúc, quy hoạch đô thị, cảnh quan
và địa lý. Với mục đích tạo giá trị cho cảnh quan đơ thị, nó liên quan đến những đối
tượng và những quy mô rất khác nhau: tái cấu trúc lãnh thổ của một thành phố, quy
hoạch cả một khu phố hay một quảng trường, quy định kiến trúc cho các cơng trình
xây dựng trên một con đường (chiều cao chính diện, vật liệu xây dựng, v.v...) hoặc cải
tạo các không gian công cộng (vật liệu mặt nền, các trang thiết bị công cộng ở đô thị,
cây xanh, chiếu sáng, v.v...).


Hình 1: Thiết kế đơ thị.
Hiện nay, việc lý giải và diễn giải khái niệm thiết kế đô thị rất khác nhau. Đến nay
đã có nhiều tác giả định nghĩa về thiết kế đơ thị theo các góc độ khác nhau:
 Theo Ali Madanipour (Urban Design, Space and Society, 2014): “Bằng sự
kết hợp giữa yếu tố kỹ thuật, xã hội và khả năng biểu đạt, các nhà thiết kế
đô thị kết hợp giữa hình ảnh và hoạt động giao tiếp trong tất cả các cấp độ
không gian đô thị.”
 Theo Donald Watson (Time-Saver Standards for Urban Design, 2003):
“Bản chất của thiết kế đô thị liên quan đến những cảm nhận nghệ thuật xây

7|Page

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

dựng cụ thể phục vụ cuộc sống khơng chỉ của cộng đồng mà cịn của cả hệ
thống sinh học tồn tại trong môi trường khơng gian.”
 “Thiết kế đơ thị là một q trình có sự tham gia của nhiều ngành liên quan
nhằm định hình cấu trúc hình thể khơng gian phù hợp với đời sống của
người dân đô thị và là nghệ thuật tạo nên đặc trưng của địa điểm hay nơi
chốn. Thiết kế đơ thị bao gồm: thiết kế các cơng trình, các nhóm cơng trình,
khơng gian và cảnh quan hình thành cơ cấu tổ chức thuận lợi cho sự phát
triển.” (Urban Design Group)
 “Khoa học thiết kế đô thị được thừa nhận vào năm 1910 từ nghệ thuật tổ
chức không gian đô thị thỏa mãn đồng thời các yêu cầu về giao thông, vệ
sinh và tiện nghi, xã hội, kinh tế, mỹ thuật, trí thức và tinh thần.” (Gaston

Bardet, L’Urbanisme, 1975)
 “Thiết kế đô thị là một lĩnh vực chuyên môn thơng qua quy hoạch và kiến
trúc có thể tạo hoặc làm mới hình ảnh của đặc điểm và vẻ đẹp của một khu
vực. Nó có tiềm năng to lớn trong việc nâng cao chất lượng và hình ảnh thị
giác của các vùng lân cận bằng việc cung cấp hình dạng vật lý 3 chiều cho
các chính sách được mơ tả trong mặt bằng tổng thể. Nó tập trung vào thiết
kế khu vực công cộng và được tạo bởi không gian cơng cộng và các cơng
trình kiến trúc.” (City of Barton Rouge, Urban Design Hanbook, 2009).
 “Thiết kế đô thị như là sự tìm kiếm để lấp đi những lỗ hổng mà cả hai
ngành Kiến trúc và Quy hoạch đô thị để lại, hay thiết kế đô thị là một phần
của quy hoạch thành phố, chúng giải quyết cái đẹp và những cái định ra trật
tự và hình thức của đơ thị.” (Jonathan Barnett, An Introduction to Urban
Design, 1982).
 Theo Kim Quảng Qn, Thiết kế đơ thị có minh họa, 2000: “Thiết kế đô thị
là một lĩnh vực nghiên cứu của nhiều bộ môn, bao hàm một phạm vi rất
rộng và đang ở giai đoạn phát triển, do vậy việc đề ra một định nghĩa về
thiết kế đô thị là quá sớm.”

8|Page

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

 Mơi trường hình thể luận: Thiết kế đơ thị là mơi trường hình thể đơ thị
dưới góc độ khơng gian ba chiều hoặc thiết kế môi trường công cộng.
 Kiến trúc luận: Thiết kế đô thị là sự sáng tạo trật tự không gian, về cơ
bản là một vấn đề kiến trúc, là thiết kế kiến trúc đại quy mô hoặc sự mở

rộng của thiết kế kiến trúc.
 Quy hoạch luận: Thiết kế đô thị là 1 giai đoạn của quy hoạch đô thị
hoặc 1 ngành của quy hoạch đô thị, là sự đi sâu hơn và cụ thể hóa của
quy hoạch đơ thị.
 Quản lý luận: Thiết kế đô thị là 1 bộ phận của công việc nhà nước, là sự
vận dụng pháp luật để khống chế tổng hợp sự phát triển đơ thị.
 3 nội dung cơ bản hình thành khái niệm “Thiết kế đô thị” như sau:
 Thiết kế đô thị là một chuyên ngành gắn bó và có quan hệ mật thiết với
quy hoạch đô thị và kiến trúc.
 Đối tượng của thiết kế đơ thị là hình thức đơ thị bao gồm mơi trường
khơng gian, hình tượng vật thể, ý nghĩa biểu trưng của đô thị và cơ chế
triển khai thực hiện chúng. Như vậy Thiết kế đô thị là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa các yếu tố vật chất, tinh thần và pháp luật.
 Thiết kế đô thị là cơ sở để kiểm sốt q trình hình thành và quản lý
phát triển kiến trúc của đô thị.
II- Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [1]
Thiết kế đô thị ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó mật thiết đối với mơi
trường đơ thị, cuộc sống đô thị. Trong xu thế đô thị phát triển mạnh mẽ, tính cơng
năng ngày càng phức tạp, u cầu xây dựng hình tượng đơ thị đã trở thành vấn đề bức
thiết, thì thiết kế đơ thị càng giữ một vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với
yêu cầu phát triển bền vững của các đô thị.
Hiện nay ở nước ta, thiết kế đô thị đã được triển khai trong các quy hoạch chung
và quy hoạch chi tiết vi khi lâm quy hoach xây dựng người ta đã xem xét đến yếu tố tổ
chức không gian đô thị nhưng vẫn ở mức khái quát và định hướng. Nhưng thiết kế đô
9|Page

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học



PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

thị là một nhiệm vụ, một cơng đoạn trong quy hoạch xây dựng, vì vậy nên cần được
xác định rõ hơn.
Trước tình hình trên, ngày 03/09/2002 theo quyết định 112/2002/QĐ – TTg của
Thủ tướng Chính phủ phá duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm
2020 đã xác định “Tiếp tục đổi mới cơng tác quy hoạch xây dựng và hình thành
chun ngành thiết kế độ thị” là một trong 5 nhiệm vụ chủ yếu để thực hiện mục tiêu
xây dựng nền kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc.
Để cụ thể hoá hơn, chỉ thị 09/2003/CT – TTg ngày 07/04/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về cơng tác thiết kế đô thị đã xác định “Trật tự kiến trúc đô thị chưa được
thiết lập; kiến trúc phát triển khá đa dạng, nhưng cịn mang nặng tính tự phát và chưa
hình thành bản sắc riêng cho mỗi đơ thị”.
Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009; Quy định cụ
thể nội dung của Thiết kế đô thị (Điều 32 – 35).
Nghị định số 37/2010/NĐ – CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
Thông tư 06/2013/TT – BXD ngày 13 tháng 05 năm 2013 về việc hướng dẫn về
nội dụng thiết kế đô thị. Trong đó quy định cụ thể nội dung của Thiết kế đơ thị cho
từng loại hình đồ án quy hoạch.
Thông tư 16/2013/TT – BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của thông tư số 06/2013/TT – BXD ngày 13 tháng 05 năm 2013
về việc hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị. Sửa đổi bổ sung “Điều 2. Yêu cầu
chung về Thiết kế đô thị” và “Điều 16. Các cơ sở, yêu cầu để lập Thiết đô thị riêng”.
III- ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
1. Đối tượng [2]
Đối tượng của thiết kế đơ thị là tồn bộ khơng gian ngồi cơng trình theo 3 cấp độ:
 Quy mô vùng lãnh thổ: tổ chức không gian cảnh quan, xác định các vùng
chức năng và đặc thù cảnh quan vùng gồm các khu đô thị, dân cư nông
10 | P a g e


Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

thôn, khu công nghiệp, các khu du lịch nghỉ mát, khu di tích văn hoá, lịch
sử, danh lam thắng cảnh, các khu sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, hệ
thống các đầu mối cơ sở hạ tầng, hành lang kỹ thuật, khu độc hại, các khu
vực đặc biệt khác; các yếu tố cảnh quan thiên nhiên, nhân tạo chủ yếu tạo
lập cảnh quan vùng.
 Quy mô tổng thể đô thị, bố cục hệ thống không gian các khu chức năng đô
thị, các yếu tố chủ yếu tạo lập không gian kiến trúc cảnh quan đô thị: các
khu chức năng khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi, khu dân cư, các trung
tâm hành chính, thương mại, dịch vụ, trung tâm chuyên ngành, cơ quan, các
khu cây xanh, di tích, danh thắng, các khu có cơng trình đầu mối hạ tầng,
khu quân sự và khu đặc biệt khác; bố cục hình thái, khơng gian kiến trúc
chủ đạo của đơ thị như quảng trường, đường phố chính, trục bố cục khơng
gian, cảnh quan, nhóm cơng trình kiến trúc chủ đạo v.v...
 Quy mô khu vực: được áp dụng cho một khu chức năng, một trục đường,
quảng trường, không gian trống công cộng của đô thị nhằm cụ thể hoá các
quy định của quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết về mặt bố cục không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
2. Mục tiêu
Tạo lập không gian đô thị vừa bảo đảm cơng năng có chất lượng thẩm mỹ, nghệ
thuật hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của đô thị, đáp ứng yêu cầu
thẩm mỹ, văn hố tinh thần của dân cư đơ thị. [2]
Mục tiêu của thiết kế đô thị tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
 Xử lý công năng đô thị.

 Xử lý nhân tố cảnh quan đô thị.
 Chế định và chấp hành chính sách xây dựng và khai thác quản lý đơ thị. [1]
IV- VỊ TRÍ CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [1]

11 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

Hình 2: Vị trí của thiết kế đô thị.
1. Mối quan hệ với Quy hoạch đô thị
Từ cổ đại đến cận đại, giữa quy hoạch đơ thị và thiết kế đơ thị khơng có ranh giới
rõ rệt. Trong thế kỷ XX, Quy hoạch đô thị và thiết kế đơ thị có xu hướng tách biệt độc
lập nhưng vẫn có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Quy hoạch đô thị chỉ đạo và vạch ra khung cho thiết kế đơ thị, cịn thiết kế đơ thị
tạo lập ra hình tượng cho Quy hoạch đơ thị.
Như vậy thiết kế đô thị là một sự kế tục và cụ thể hố của Quy hoạch đơ thị. Sự kế
tục và cụ thể hoá này được lồng ghép hoặc tách biệt trong quy trình thiết kế quy hoạch
đơ thị.
2. Mối quan hệ với Thiết kế kiến trúc
Thiết kế đô thị chỉ đạo và vạch ra cái khung cho thiết kế kiến trúc.

12 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học



PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

Thiết kế kiến trúc thực hiện, hoàn thiện và làm phong phú thêm thiết kế đô thị.
Thiết kế đô thị và thiết kế kiến trúc có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Thiết kế đơ thị đưa ra các quy định có tính chỉ đạo và khống chế đi với kiến trúc
về địa điểm xây dựng, quy mơ cơng trình, hình thức và điều phối tổng thể. Tuy nhiên,
Thiết kế đô thị không được can thiệp quá mức vào tính chủ động và tính tích cực sáng
tạo của kiến trúc.

Hình 3: Mối quan hệ giữa TKĐT với TKKT và QHĐT.
3. Phạm trù của Thiết kế đô thị
Các phạm trù lãnh thổ của các quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc gồm:
Quan hệ tương hỗ

Các phạm
trù

QHXD

1. Vùng

QH vùng

2. Chung

QH chung

3. Phân khu


QH chi tiết

4. Lô đất

13 | P a g e

TKĐT

TKKT

Lồng ghép và bị

Chỉ đạo và khống

khống chế

chế

Lồng ghép và bị

Chỉ đạo và khống

khống chế

chế

Lồng ghép và khống

Chỉ đạo và khống


chế. Đồ án TKĐT

chế TKKT

Chỉ đạo và khống

Chỉ đạo và khống

chế

chế

Thiết kế kiến trúc

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

Hình 4:Vị trí của Thiết kế đơ thị.
V- Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ
1. Nguồn gốc của thiết kế đơ thị [1]
“Thiết kế đơ thị” có từ xa xưa, sự hứng khởi của nó và việc phát triển nó thành
một ngành khoa học độc lập là kết quả của việc xây dựng phát triển đô thị đến một giai
đoạn nhất định.
Là lĩnh vực mới phát triển từ bốn chun mơn: Quy hoạch đơ thị, kiến trúc cơng
trình, kiến trúc cảnh quan và cơng trình đơ thị.

14 | P a g e


Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

Thiết kế đô thị của cổ đại thiết kế đô thị chưa là một ngành chuyên môn riêng: con
người định cư → ý thức xắp xếp phòng ở và bố cục điểm dân cư → Mơi trường hình
thể bắt đầu có sự tồn tại của “hình dáng” và “mơ thức”.
1920s AIA (American Institute of Architects) thành lập “Hội đồng thiết kế đô thị”.
Năm 1943, Kiến trúc sư, nhà đô thị học Eero Saarinen xuất bản “The City: Its
Growth, Its Decay, Its Future” khẳng định sự cố gắng của phong trào làm đẹp đô thị
dấy lên giai đoạn đầu thế kỷ XX.
Đồng thời đề ra khái niệm và nguyên tắc thiết kế đô thị, cho rằng thiết kế mơi
trường hình thể đơ thị trong khn khổ xã hội, kinh tế, văn hoá, điều kiện tự nhiên và
điều kiện kỹ thuật, để có thể tạo ra một môi trường tốt đẹp. Cùng thời điểm, khoa kiến
trúc của Học viện Nghệ thuật do Saarinen chủ trì đổi tên thành “Khoa kiến trúc và
thiết kế đô thị”.
Năm 1956, AIA xuất bản cuốn “Thiết kế đô thị” và được tái bản năm 1982.
Năm 1960, đại học Havard đầu tiên thiết lập môn Thiết kế đô thị riêng.
Cuối những năm 60s, Nước Anh cũng thiết lập giáo trình Thiết kế đô thị.
Sau đại chiến thế giới lần thứ II: Quy hoạch đô thị nghiêng về hệ thống kết hợp
với khoa học xã hội, kinh tế – kỹ thuật, chú trọng về chính sách, nhưng lại coi nhẹ
thiết kế mơi trường, trong khi ngành kiến trúc chuyển sang khuynh hướng kiến trúc cá
thể, từ đó mất đi mặt thiết kế mơi trường tổng thể.
Năm 1960, Nhà đô thị học Mỹ Kevin Lynch xuất bản cuốn “The images of the
City”.
Sau thập kỷ 60, thiết kế đơ thị đã được hình thành để lấp khoảng trống giữa hai
cực này và có xu hướng trở về thiết kế quy hoạch khơng gian hình thể truyền thống.

Ở Mỹ, từ năm 1970 trở về sau trên cơ sở Thiết kế đô thị ban đầu đã được hiểu theo
nghĩa toàn diện và rộng hơn. Ngoài quan tâm đến vấn đề mơi trường, trên thực tế đó là
ngành tổng hợp giải quyết các vấn đề đô thị sao cho hài hồ.
15 | P a g e

Thiết kế đơ thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

2. Những quan điểm và xu hướng nổi trội trong thiết kế đô thị [3]
Trước hết, phải nói đến hai trào lưu nổi trội trong thiết kế đô thị là chủ nghĩa Duy
lý (Rationalism) và chủ nghĩa Kinh nghiệm (Empiricism) với những khác biệt về quan
điểm trong đó. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể thấy sự tách biệt hơn trong quan
điểm thiết kế đô thị đương thời nằm bên trong hai luồng tư tưởng này. Ở các nước tư
bản, sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường dẫn tới tình trạng đặt nặng vấn
đề tài chính trong thiết kế đơ thị nên những lợi ích của xã hội nhiều khi bị coi nhẹ. Tựu
trung, có bốn luồng tư tưởng chính chi phối việc thiết kế đơ thị trong thời gian gần
đây:
 Thiết kế đô thị theo chủ nghĩa thực dụng và kinh tế: Tư tưởng này nổi bật
trong những năm gần đây do lý do kinh tế thúc đẩy, nhất là ở các nước đang
phát triển. Ở các nước phương Tây cịn thấy rõ hơn, thiết kế đơ thị là sản
phẩm của những nhu cầu kinh tế của thị trường. Thiết kế phải đáp ứng nhu
cầu lợi nhuận của các nhà đầu tư và phát triển. Đối tượng phục vụ của thiết
kế đô thị chủ yếu là những người làm kinh tế, mua và bán và chỉ dừng lại ở
mức đơn thuần của văn hóa tiêu thụ
 Thiết kế đơ thị như là nghệ thuật vì cái đẹp: Với quan điểm này, thiết kế đô
thị chỉ đơn giản là phục vụ cái đẹp và là bữa tiệc của các kiến trúc sư. Thiết
kế đơ thị có thể khơng mang nhiều tính xã hội, kinh tế, chính trị như là mục

đích chính. Trong hầu hết thiết kế đơ thị ít nhiều đều mang hơi hướng của
cái đẹp, trong thiết kế đô thị của những người theo chủ nghĩa Tân - duy lý
(Neo-rationalism) hoặc Phi - cấu trúc (Deconstructionism), cái đẹp lại được
biểu hiện qua những hình phi kỷ hà và sự cách điệu trong không gian làm
cho người sử dụng đôi khi không đánh giá hết cái đẹp, mà nhường sự chiêm
nghiệm cho các chuyên gia hoặc những người được hưởng thụ nền giáo dục
cao hơn.
 Thiết kế đô thị như là q trình giải quyết các vấn đề đơ thị: Quan điểm này
rất nổi trội ở Việt Nam ngày nay và ở các nước phương Tây trong những
16 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX. Nó dựa vào kinh nghiệm và thực nghiệm là
chủ yếu. Ở phương Tây đã có những cơng trình nghiên cứu đầy đủ về thiết
kế đơ thị, có rất nhiều dẫn chứng cụ thể để rút kinh nghiệm. Nghiên cứu để
học hỏi, rút kinh nghiệm là vấn đề then chốt của dòng tư tưởng này. Ở Việt
Nam mọi thứ dường như mới cả, nhiều khi trong giới chun mơn đã truyền
miệng câu miêu tả rất chính xác công việc của những người thực nghiệm
chủ nghĩa ở Việt Nam như là “thử, sai thì sửa”.
 Thiết kế đô thị như là thiết kế của cộng đồng: Đây là một vấn đề mới ngay
cả với các nước phương Tây. Vấn đề xã hội là một phần không thể thiếu
được trong thiết kế đô thị và bên cạnh công cụ luật pháp, công cụ xã hội
cũng là công cụ chủ yếu của thiết kế đô thị. Các thành phần xã hội phải
được tham gia đầy đủ trong quá trình thiết kế đơ thị. Vai trị của cộng đồng
là quan trọng trong q trình làm chính sách và ra quyết định. Tuy nhiên,

nếu khơng cẩn thận thì sẽ rơi vào tình trạng thoả hiệp.
 Đó là 4 xu hướng chính về thiết kế đô thị trong thời gian gần đây. Hiện nay,
đang có 1 xu hướng là kết hợp, tích hợp các xu hướng lại với nhau vì 1 thiết kế đô thị
tốt, bền vững là 1 thiết kế hướng đến sự tích hợp của nhiều xu hướng khác nhau để tạo
ra giá trị tốt nhất có thể. [1]
VI- NHỮNG YẾU TỐ VÀ THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA THIẾT KẾ ĐƠ THỊ
Thiết kế đơ thị là một bộ phận của quá trình quy hoạch liên quan đến chất lượng
vật thể, hình thể của mơi trường - chính đó là hình thể hay không gian của môi trường.
Không gian chung quanh các ngôi nhà cũng là lĩnh vực mà thiết kế đô thị quan tâm:
bao gồm các khu vực - đô thị mới xây và khu vực đã định hình sẵn.
1. Phân định không gian [3]
 Kiểu mẫu bên trong và hình ảnh là mục tiêu của khơng gian đơ thị và chính
là điểm chính yếu của tổ chức thành phố, tập trung vào những điểm chính:
 Điểm tập trung.
 Điểm nhìn.
17 | P a g e

Thiết kế đơ thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

 Điểm nhấn.
 Kiểu mẫu chuyển động.
 Hình dạng bên ngồi và hình ảnh.
 Sự chuyển động và tĩnh.
 Chất lượng môi trường.
2. Những yếu tố của thiết kế đô thị [3]
 Sử dụng đất.

 Khối tích và hình dạng cơng trình: Chiều cao, khoảng lùi, độ che phủ, màu
sắc, hệ số sử dụng đất.
 Sự chuyển động và tĩnh.
 Không gian mở.
 Lối đi bộ.
 Hỗ trợ hoạt động.
 Ký hiệu.
 Bảo vệ.
3. Những đặc trưng cơ bản
a. Định hướng không gian
Thiết kế đô thị đề cập đến thiết kế không gian 3 chiều giữa:
 Các cơng trình thiết kế (định hình bởi hình khối và bình diện kiến trúc).
 Xử lý những vấn đề tỉ xích khơng gian (độ lớn giữa khơng gian hoặc
vật thể với độ lớn của con người – tỉ xích trong phạm vi con người cảm
nhận được). [1]
b. Định hướng thời gian
Đô thị là kết quả của sự tích lũy lịch sử, trong q trình hình thành và phát
triển của nó ln ln khơng ngừng đổi mới, khơng gian và kiến trúc của đô thị luôn
luôn không ngừng chuyển hóa.
 Thiết kế đơ thị quan tâm đến sự biến hóa của mơi trường hình thể đơ thị
trong một thời gian dài.
18 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

 Không xem xét chi tiết kiến trúc mà xem xét hình khối kiến trúc, chú

trọng hình thức tổ hợp các cơng trình kiến trúc và hiệu quả của các hình
thức tổ hợp đó đối với không gian. [1]
c. Con người và môi trường cảnh quan
Thiết kế đô thị là tạo không gian sống cho con người, vì vậy hiểu biết về hồn
cảnh, hành vi và đặc biệt là thẩm mỹ cũng như nhận thức cộng đồng sẽ đóng góp quan
trọng trong các nghiên cứu. [3]

Hình 5: Đặc trưng con người và mơi trường cảnh quan. [1]
d. Đặc trưng đa thân chủ
Sự hình thành và thực hiện thành quả của thiết kế đô thị là quá trình tranh thủ
sự lý giải và ủng hộ của công chúng. [1]
e. Đa chuyên ngành
Thiết kế đô thị cũng là môn khoa học đa ngành trong quy hoạch đơ thị. [3]
f. Mang tính chất chỉ đạo

19 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

Trong sản phẩm của thiết kế đô thị việc đề xuất các quy tắc thiết kế mang tính
khống chế và chỉ đạo đối với phương án thiết kế cụ thể, căn cứ cho các kiến trúc sư, kỹ
sư cơng trình tiếp tục trong các nghiên cứu tiếp theo. [3]
VII- CÁC NỘI DUNG CỦA THIẾT KẾ ĐƠ THỊ [1]
1. Các loại hình thiết kế đơ thị
 Thiết kế đô thị tổng thể: Bộ phận tạo thành quy hoạch tổng thể đô thị,
nghiên cứu bố cục tổng thể không gian đô thị, xây dựng mục tiêu tổng thể

của hình tượng thị giác lâu dài cho đơ thị, tạo thành hình thái phát triển
khơng gian đơ thị có bản sắc và tạo khung cho hoạt động nhân văn đô thị.
 Thiết kế đô thị cục bộ khu vực: Căn cứ trên thiết kế đô thị tổng thể tiến
hành thiết kế các khu vực cục bộ của đô thị, như trung tâm công cộng,
đường sá, quảng trường, khu nhà ở, cây xanh công cộng, khu công
nghiệp..., đề xuất các yêu cầu hoặc tiến hành thiết kế sử dụng đất đai, bố
cục khơng gian, hình khối kiến trúc, cây xanh, giao thơng, cơng trình thị
chính, các hình thức kiến trúc nhỏ...
2. Nội dung của thiết kế đô thị
Thiết kế đơ thị là thiết kế hình ảnh của đơ thị:
 Hình thể vật chất (hình tượng cứng).
 Khung cảnh văn hóa (hình tượng mềm).
 Cơ chế, chính sách triển khai hoạt động.
VIII- CÁC BƯỚC THIẾT KẾ ĐÔ THỊ [3]
Theo Hamid Shivanl (giáo sư của đại học Kentucky, Mỹ) Thiết kế đơ thị có 7
bước cơ bản:
 Bước 1: Thu thập số liệu.
 Bước 2: Phân tích số liệu.
 Bước 3: Xác định mục đích và mục tiêu.
 Bước 4: Lựa chọn phương án.
20 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

 Bước 5: Mô tả phương án.
 Bước 6: Đánh giá các lựa chọn.

 Bước 7: Chuyển hoá các giải pháp lựa chọn thành chính sách, kế hoạch,
hướng dẫn và chương trình hành động.
Nếu so sánh 7 bước này với 7 bước của thiết kế đơ thị do Kim Quảng Qn biên
soạn thì bước 6 và 7 có khác nhau:
 Bước 6: Q trình bảo quản.
 Bước 7: Tính độc đáo của q trình.
Ngồi 7 bước cơ bản khái quát mang tính tuần tự, quy luật trên, một số - thành phố
ở Mỹ đã áp dụng một số quá trình khác, do đơn giản hóa q trình trên: Q trình tiệm
tiến. Phương pháp này xuất phát trực tiếp từ mục đích chủ yếu và các bước tiệm tiến
để đạt được hiệu quả công việc.
Quá trình rút gọn: khơng theo đầy đủ các bước cơ bản mà tùy vào thực tế yêu cầu
để đưa ra các kế hoạch thực hiện thiết kế đơ thị.
Q trình đa hướng: khởi nguồn từ Mỹ từ những năm 1976, các nhà thiết kế đô thị
đã nhận ra giá trị của người sử dụng và nhận thức về thành phố có thể có nhiều hướng
khác nhau dẫn đến khái niệm tham gia cộng đồng trong thiết kế đô thị mà sau này
Jonathan Barnett và các nhà thiết kế đô thị hiện đại nhấn mạnh trong quá trình nghiên
cứu.
Quá trình cấp tiến (ảnh hưởng lý luận thực chứng của Mác) chủ yếu cần nhận thức
rõ tiến trình phát triển xã hội trước khi thiết kế. Đó là q trình của hiểu - thiết kế.
Thiết kế những tiêu chí:
 Tiêu chí khơng đo được: Lynch (1981).
 Sự sống còn.
 Nhạy cảm.
 Phù hợp hoặc tương thích.
 Thuận lợi.
21 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học



PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

 Kiểm soát.
 Đặc trưng.
 Tầm nhìn.
 Tiêu chí đo được:
 Mơi trường tự nhiên: Khí hậu, năng lượng mặt trời, độ ẩm, v.v…
 Hình thể: Độ cao, khối tích, mật độ sàn, khoảng lùi, độ che phủ.

Hình 6: Trình tự thiết kế đơ thị. [1]

22 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

PHẦN 2: GIỚI THIỆU DỰ ÁN THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TUYẾN
ĐƯỜNG LÊ LỢI, HÙNG VƯƠNG VÀ NGUYỄN HUỆ TP HUẾ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ [5]
I- LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT
Thành phố Huế là khu vực có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả nước nói chung và
trong Tỉnh nói riêng. Có rất nhiều quy hoạch đã và đang được thực hiện để góp phần
làm đẹp cho thành phố và trở thành công cụ quản lý hữu hiệu cho thành phố như Quy
hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy
hoạch phân khu trung tâm phía Nam thành phố Huế …
Khu phố Pháp là 1 trong những khu vực trọng điểm trong trung tâm của thành

phố, là đối trọng về phía Nam của khu vực Đại Nội. Trong đó khơng thế phủ nhận vai
trị của 3 trục đường: Lê Lợi, Hùng Vương và Nguyễn Huệ.
Do chủ trương di rời các cơng trình cơng cộng và một số cơ quan, trụ sở, ban
ngành của Tỉnh và Thành phố về khu hành chính tập trung, 3 tuyến đường trong tương
lai được tạo dựng thành trục không gian cảnh quan đặc trưng, tầm cỡ và hiện đại, trở
thành một trong những trục đường sầm uất và năng động nhất thành phố Huế với các
cơng trình kiến trúc cộng cộng, văn hóa và thương mại quan trọng. Chính vì vậy cần
thiết phải có các giải pháp kiểm sốt chặt chẽ về không gian kiến trúc đô thị hai bên
tuyến đường, đồng thời khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các khu vực
xung quanh.
Để có thể quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả về kiến trúc cảnh quan cơng
trình xây dựng hai bên trục đường, các khơng gian cây xanh, cơng viên văn hóa cơng
cộng, các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị, giao thơng, nhằm góp phần xây dựng và
phát triển đơ thị hiện đại, có bản sắc, nâng cao chất lượng khơng gian kiến trúc, cảnh
quan hai bên tuyến đường thì việc lập đồ án thiết kế đô thị cho 3 tuyến đường Lê Lợi,
Hùng Vương và Nguyễn Huệ là hết sức cần thiết.
II- MỤC TIÊU
23 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học


PROGRAMME DE FORMATION D’INGÉNIEURS D’EXCELLENCE AU VIETNAM

 Cụ thể hoá Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh quy hoạch phân khu trung tâm phía Nam
thành phố Huế.
 Đề xuất mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao cho tuyến phố trên
nguyên tắc không được phá vỡ cấu trúc không gian truyền thống khu vực và các

quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
 Định hình về hình thức kiến trúc trên toàn tuyến phố phù hợp cảnh quan khu
vực và cảnh quan sông Hương, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội
và người dân về phát triển bền vững và dài hạn.
 Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các cơng trình
xung quanh khu di tích, các cơng trình di sản văn hóa.
 Đưa ra các giải pháp thiết kế đồng bộ hệ thống trang thiết bị hạ tầng, các cơng
trình tiện ích đường phố.
 Cung cấp cơ sở pháp lý về quản lý xây dựng khi tiến hành thực hiện dự án.
 Rà soát, khớp nối các đồ án, dự án có liên quan.
III- CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Căn cứ pháp lý:
 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009.
 Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
 Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý
khơng gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.
 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội
dung về quy hoạch xây dựng.
 Thông tư 06/2013/ TT-BXD ngày 13/5/2013 về Hướng dẫn nội dung thiết
kế đô thị.
 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng về Quy
định về hồ sơ của nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô
thị.
24 | P a g e

Thiết kế đô thị
Tiểu luận môn học



×