Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường nghiên cứu thực nghiệm tại các nước đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
********
********

TIỂU LUẬN
MƠN TÀI CHÍNH CƠNG
ĐỀ TÀI:
ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH
ĐẾN LÃI SUẤT THỊ TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC NƯỚC ĐƠNG
NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn :

Tên thành viên

PGS TS. Nguyễn Thị Lan

Mã sinh viên


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................. 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................. 5
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 7
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 8
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 9
5. Kết cấu bài nghiên cứu ............................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................ 11
1.1.1 Tình hình nước ngồi ....................................................................... 11
1.1.2. Nghiên cứu trong nước.................................................................... 16
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................ 18
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích ...................................................... 18
1.2.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................. 18
1.2.2. Khái niệm.......................................................................................... 22
1.2.2.1. Thâm hụt ngân sách Nhà nước ............................................... 22
1.2.2.2. Lãi suất thị trường .................................................................... 26
1.2.3. Khung phân tích ............................................................................... 27
1.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu ................................................ 27
1.3.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................... 27
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 28
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 30
2.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết thống kê .................... 30
2.1.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ........................................................... 30
2.1.2. Xây dựng các giả thuyết thống kê ................................................... 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 31
2


2.3. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 32
2.3.1. Mẫu nghiên cứu:.............................................................................. 32
2.3.2. Dữ liệu nghiên cứu: ......................................................................... 32
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 34
3.1. Kết quả mơ hình nghiên cứu ................................................................. 34
3.1.1. Thống kê mô tả ................................................................................. 34
3.1.2. Phân tích tương quan mơ hình nghiên cứu ................................... 34
3.1.3. Kết quả hồi quy................................................................................. 35

3.1.3.1. Ước lượng mơ hình RE ............................................................ 35
3.1.3.2. Ước lượng mơ hình FE ............................................................ 36
3.1.3.3. Kiểm định Hausman ................................................................. 36
3.1.3.4. Kiểm định các giả thiết kinh tế lượng trong mơ hình nghiên
cứu .......................................................................................................... 37
3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................. 38
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................ 41
4.1. Kết luận ................................................................................................... 41
4.2. Hạn chế nghiên cứu ................................................................................ 41
4.3. Kiến nghị giải pháp và gợi ý chính sách cho Việt Nam ...................... 42
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 52

3


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Phân tích mơ tả dữ liệu của một số nước Đông Nam Á giai đoạn 1996 –
2020 ..................................................................................................................... 34
Hình 2: Ma trận tương quan giữa các biến trong mơ hình ................................ 34
Hình 3: Kết quả ước lượng mơ hình RE ............................................................. 35
Hình 4: Kết quả ước lượng mơ hình FE ............................................................. 36
Hình 5: Kết quả kiểm định Hausman .................................................................. 37
Hình 6: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................... 37
Hình 7: Kết quả kiểm định tự tương quan .......................................................... 38
Hình 8: Kết quả ước tính các nhân tố tác động đến NIR theo Pooled OLS, REM,
FEM ..................................................................................................................... 39
Hình 9: Kết quả kiểm định các nhân tố tác động đến NIR the REM .................. 39
Hình 10: Thâm hụt Ngân sách ở một số nước châu Á 2009 – 2010 (% GDP)... 42


4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

TẮT
THNS

BD (Budget Deficit)

Thâm hụt ngân sách
Ngân sách nhà nước

NSNN
OLS

Ordinary Least Squares

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

VECM

Vector Error Correction


Vecto hiệu chỉnh sai số

Model
MLE

Maximum Likelihood

Ước lượng khả năng tối đa

Estimation
GMM

Generalized Method of

một họ phương pháp hồi quy/ước

Moments

lượng để xác định các thông số của mơ
hình thống kê hoặc mơ hình kinh tế
lượng

AutoRegressive

Mơ hình thống kê - được sử dụng để

Conditional

đặc tả và mô hình hóa chuỗi thời gian


Heteroskedasticity

(time series)

REM

Random Effects Model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

FEM

Fixed Effects Model

Mơ hình tác động cố định

GDP

Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

IMF

International Monetary

ARCH

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Fund
INF


Inflation

Lạm phát

M2

Money Supply

Cung tiền

NIR

Nominal Interest rate

Lãi suất danh nghĩa

CAB

Current Account

Cán cân thanh toán vãng lai

Balance

5


GLS


Generalized Least

Bình phương tối thiểu tổng quát

Squares
GNP

Gross National Product

Tổng sản phẩm quốc gia

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân sách nhà nước đóng vai trị chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia,
giúp điều điều tiết vĩ mơ nền kinh tế - xã hội. Việc duy trì sự cân đối trong thu và
chi ngân sách nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi chính phủ, quốc gia. Tuy
nhiên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội với những tác động của các yếu tố
khách quan và chủ quan, ngân sách nhà nước rất khó duy trì trạng thái cân bằng
và dễ gặp tình trạng thâm hụt hay còn gọi là bội chi ngân sách. Bên cạnh việc các
nhiệm vụ lớn như tăng trưởng kinh tế, kìm hãm lạm phát, … thì xử lý thâm hụt
ngân sách đang trở thành một vấn đề nan giải và cấp thiết với tất cả quốc gia đã
và đang phát triển, đặc biệt các nước Đông Nam Á.
Thâm hụt ngân sách nhà nước từ lâu đã trở thành vấn đề thường trực ở mỗi
quốc gia khơng chỉ riêng gì Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Những quốc gia được coi như “đế quốc” như Mỹ, Nhật, Pháp, … cũng đang vật
lộn với những khoản bội chi ngân sách khổng lồ. Với các nước đã phát triển thì
chi ngân sách chủ yếu dành cho an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, … Nhật Bản

đã từng chứng kiến thâm hụt ngân sách kỷ lục trong tháng 1 năm 2008 là 1,8 tỷ
USD. Theo báo cáo của cơ quan Thống kê châu Âu, thâm hụt ngân của các quốc
gia Liên minh châu Âu (EU) tăng vọt từ 0,5% GDP lên 6,9%. Theo Văn phòng
Ngân sách của Quốc hội Hoa Kỳ, vào năm 2020 Hoa Kỳ đối mặt với bội chi ngân
sách liên bang khổng lồ là 3,1 nghìn tỷ USD.
Khu vực Đông Nam Á mặc dù chứng kiến sự tăng trưởng của GDP nhưng
cùng với đó là bội chi ngân sách lớn và kéo dài. Đặc biệt dưới tác động của đại
dịch Covid-19, việc chi ngân sách cho phòng chống và chữa bệnh cùng với những
gói kích cầu nền kinh tế đã khiến cho ngân sách nhà nước càng rơi vào khủng
hoảng. Chính phủ Việt Nam đã thơng qua các gói kích cầu hỗ trợ nền kinh tế và
dự đốn bội chi ngân sách năm 2021 là 344 000 tỷ đồng bằng 4% GDP.
Thâm hụt ngân sách đã và đang kéo theo rất nhiều hệ lụy như gây áp lực lên ngân
sách nhà nước, trở thành gánh nặng quốc gia trong việc duy trì thiết lập dự đốn
ngân sách cho các năm tài khóa tiếp theo, đồng thời ảnh hưởng đến các biến số
7


kinh tế vĩ mơ. Chính từ thực trạng này, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề
tài “Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất thị trường. Nghiên cứu
thực nghiệm tại các nước Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam”
nhằm đi sâu nghiên cứu, sử dụng mơ hình định lượng để xem xét, phân tích, ước
lượng làm rõ mối quan hệ của thâm hụt NSNN đến lãi suất thị trường bên cạnh
các nhân tố khác như tăng trưởng GDP, lạm phát, vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi,
cung tiền và cán cân thanh tốn vãng lai. Từ đó kiến nghị các giải pháp, kiến nghị
thích hợp xử lý thâm hụt NSNN, góp phần đưa ra các chính sách quản lý ngân
sách nhà nước một cách hiệu quả và ổn định lãi suất thị trường nhằm tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
• Nghiên cứu tổng quan về tình trạng thâm hụt NSNN ở Việt Nam và khu
vực Đơng Nam Á.

• Xây dựng mơ hình định lượng, kiểm định thống kê và giải thích ý nghĩa và
tương quan giữa các biến, đặc biệt là biến thâm hụt NSNN đến lãi suất thị trường
tại một số nước Đông Nam Á dựa trên nguồn số liệu đã thu thập được.
• Đánh giá tác động của thâm hụt NSNN đến lại suất thị trường tại một số
nước Đơng Nam Á.
• Đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc quản lý ngân sách nhà
nước giảm thâm hụt NSNN và ổn định lãi suất thị trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: thâm hụt ngân sách nhà nước; lãi suất thị trường;
tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước và lãi suất ở một số nước Đơng Nam Á.
• Phạm vi nghiên cứu
✓ Phạm vi không gian: nghiên cứu ở 5 nước đang phát triển ở Đông Nam
Á: Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
✓ Phạm vi thời gian: giai đoạn 1996-2020.

8


4. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu: thống kê, mơ tả, phân tích, tổng hợp so sánh, …
mơ hình và các cơng cụ kinh tế lượng.
• Phương pháp thu thập dữ liệu: số liệu được thu thập và xử lý từ các nguồn
số liệu thứ cấp cụ thể: IMF, Worldbank, Asian Development Bank, các Website
như Countryeconomy, …
5. Kết cấu bài nghiên cứu
Gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Kết luận và hàm ý chính sách


9


LỜI CẢM ƠN
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS Nguyễn Thị
Lan đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện
đề tài nghiên cứu. Mặc dù đã cố gắng hồn thành bài một cách tốt nhất nhưng do
cịn hạn chế trong kiến thức cũng như trong quá trình tìm hiểu thơng tin nên bài
làm của nhóm cịn nhiều hạn chế và thiếu sót. Nhóm em rất mong nhận được sự
góp ý, chỉnh sửa từ cơ để nhóm có thêm kinh nghiệm và hoàn thiện bài hơn.
Chúng em chân thành cảm ơn cô!

10


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
Mặc dù với các quốc gia đang phát triển, thâm hụt ngân sách là một vấn đề
không mới mẻ, nhưng chính phủ vẫn ln đặt mối quan tâm hàng đầu và sự kiểm
sốt chặt chẽ đến nó bởi tác động to lớn tới nền kinh tế. Cho đến nay, ở Việt Nam
cũng như trên tồn thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất. Song, do được xây dựng trên phạm vi quốc
gia, thời gian nghiên cứu và mơ hình khác nhau nên những kết luận rút ra cũng
đối lập nhau. Dẫu vậy, việc nghiên cứu ở nhiều quốc gia sẽ mang đến một cái nhìn
khái quát và thiết thực hơn về tác động của thâm hụt NSNN tới lãi suất và xa hơn
là tình hình kinh tế xã hội chính trị của quốc gia đó. Dưới đây là một số cơng trình
nghiên cứu về những ảnh hưởng của thâm hụt NSNN đến lãi suất thị trường của
thế giới và trong nước.

1.1.1 Tình hình nước ngồi
Dựa trên tình hình nghiên cứu ở nước ngồi, ta rút ra được hai quan điểm
chính về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách tới lãi suất như sau:
* Quan điểm 1: Thâm hụt ngân sách có tác động tích cực lên lãi suất
danh nghĩa.
1) Nghiên cứu của Klaas Knot và Jakob de Haan (1999)
Để xem xét liệu thâm hụt ngân sách của chính phủ khơng lường trước được
sẽ ở mức độ nào và nó có làm tăng lãi suất hay khơng, nghiên cứu đã được áp
dụng cho trường hợp của Cộng hịa Liên bang Đức từ năm 1987 đến 1993. Nhóm
tác giả sử dụng thông tin về các dự báo thâm hụt từ Bộ Tài chính, Ngân hàng
Bundesbank và Hội đồng Cố vấn Kinh tế. Từ đó cho thấy có mối quan hệ tích cực
giữa “tin tức” về thâm hụt ngân sách chính phủ và lãi suất dài hạn. Kết quả của
nghiên cứu: hiệu ứng chèn lấn tạo ra mối quan hệ tích cực giữa thâm hụt ngân
sách và lãi suất.
2) Nghiên cứu của Richard J. Cebula và James V. Koch (2002)
11


Richard J. Cebula và James V. Koch đã nghiên cứu tác động của THNS liên
bang đối với lãi suất dài hạn ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu áp dụng mơ hình quỹ có thể
cho vay bao gồm dịng vốn quốc tế rịng. Phân tích cho phép tính biến nội sinh
của dịng vốn và cũng cho phép thay đổi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang từ
tháng 10 năm 1979 đến tháng 10 năm 1982. Các biến cơng cụ ước tính cho thấy
thâm hụt liên bang làm tăng lãi suất dài hạn, bất chấp ảnh hưởng của dòng vốn,
làm giảm tác động lãi suất của thâm hụt liên bang.
3) Ahmad Zubaidi Baharumshah & Evan Lau (2003)
Ahmad Zubaidi Baharumshah & Evan Lau thuộc Đại Học Putre, Malaysia
đã nghiên cứu khảo sát mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và tài khoản vãng
lai. Từ đó rút ra kết luận: “Thâm hụt ngân sách ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất”
thông qua việc khảo sát, phân tích số liệu từ 1980 đến 2001 của 9 quốc gia khu

vực Đơng Nam Á. Nhóm tác giả sử dụng mơ hình VAR, để xem xét ảnh hưởng
của các biến độc lập bao gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa, thâm hụt ngân sách so
với đồng USD cũng như lãi suất ngắn hạn có tác động như thế nào đến biến thâm
hụt tài khoản vãng lai. Kết quả của nghiên cứu: tài khoản vãng lai của chín quốc
gia có biến đổi theo sự biến động của thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái và lãi
suất ngắn hạn. Trong đó, thâm hụt ngân sách và lãi suất ngắn hạn có ảnh hưởng
đến tài khoản vãng lai.
4) Thomas Laubach (2003)
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của nợ cơng và thâm hụt ngân sách lên lợi
suất trái phiếu kho bạc thông qua phương pháp OLS. Kết quả là tỷ giá kỳ hạn 5
năm trở lên trong tương lai tăng từ 20 đến 30 basis points để đáp ứng mức tăng
điểm phần trăm trong tỷ lệ thâm hụt so với GDP dự kiến. Kết luận của nghiên
cứu: ngân sách cân bằng có xu hướng giảm lãi suất khoảng một điểm phần trăm.
5) Uwilingiye Josine, Rangan Gupta (2007)
Nhóm tác giả đã phân tích mối quan hệ nhân quả tạm thời giữa thâm hụt
ngân sách của chính phủ với lãi suất ở Nam Phi thơng qua mơ hình hiệu chỉnh sai
số VECM đa biến, phương pháp ước lượng hợp lí cực đại MLE của Johansen
(1991, 1995). Các biến được sử dụng trong nghiên cứu: lãi suất của tín phiếu kho
12


bạc, phần trăm thâm hụt ngân sách trên GDP, hệ số thay đổi nợ, cán cân thương
mại, lạm phát, tổng sản phẩm quốc nội thực tế. Theo dữ liệu hàng quý từ quý 2
năm 1961 đến quý 4 năm 2005, nghiên cứu cho thấy thâm hụt ngân sách của chính
phủ và lãi suất thị trường có mối quan hệ cùng chiều tích cực về lâu dài. Tuy
nhiên, theo dữ liệu hàng năm từ 1961 đến 2005, nhóm tác giả khơng thu được kết
quả. Kết luận của nghiên cứu: “Thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường có mối
quan hệ tích cực trong dài hạn và phụ thuộc vào chu kỳ của dữ liệu thu thập”.
6) Ari Aisen và David Hauner (2008)
“Budget Deficits and Interest Rates: A Fresh Perspective” là nghiên cứu tiêu

biểu phân tích về thâm hụt ngân sách và lãi suất áp dụng với nền kinh tế ở các
nước phát triển và đang phát triển, thông qua mô hình GMM. Nhóm tác giả đã sử
dụng cơ sở dữ liệu thu thập từ nguồn số liệu thứ cấp, cụ thể: Quỹ tiền tệ Thế giới
(IMF), từ 1970 - 2006 trên khoảng 60 nền kinh tế phát triển và mới nổi. Từ đó rút
ra kết luận: thâm hụt ngân sách có tác động tích cực rất lớn đối với lãi suất, theo
thứ tự khoảng 26 điểm cơ bản trên 1% GDP; nhưng ảnh hưởng này phụ thuộc vào
các điều kiện tương tác và chỉ đáng kể trong một số điều kiện như thâm hụt cao,
chủ yếu được tài trợ trong nước, hoặc tác động với nợ trong nước cao; độ mở tài
chính thấp; lãi suất được tự do hóa; hoặc độ sâu tài chính thấp.
7) Nghiên cứu của Khurshid M. Kiani (2007)
Khurshid M. Kiani đã nghiên cứu liệu sự xuất hiện của tỷ lệ lạm phát cao
sau năm 1965 và thâm hụt ngân sách lớn sau những năm 1980 có khiến các tác
nhân thị trường tài chính trở nên nhạy cảm hơn với lạm phát và thâm hụt ngân
sách hay không. Tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận tham số, các mơ hình hồn
tồn tính đến khả năng hiện diện của các hiệu ứng ARCH trong dữ liệu. Kết quả
của nghiên cứu: mối quan hệ tích cực có ý nghĩa thống kê giữa thâm hụt ngân
sách và độ dốc của đường cong lợi suất.
8) Emanuele Baldacci & Manmohan S. Kumar (2010)
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, nợ công và lãi
suất dài hạn. Nghiên cứu được thực hiện trên 31 nền kinh tế đang phát triển và
phát triển theo số liệu thu thập trong giai đoạn 1980 – 2008. Từ đó rút ra kết luận:
13


sự tương quan thống kê và mơ hình hồi quy cho thấy một tác động ngược của cán
cân ngân sách đến lãi suất và chúng được tăng cường hơn từ giữa thập niên 1990.
Tuy nhiên, khi thêm biến giả phản ánh đặc trưng của các quốc gia thì sự tác động
của thâm hụt tài khóa đến lãi suất là đáng kể nhưng phi tuyến. Sự tác động của
thâm hụt ngân sách cao hơn lãi suất có thể lớn hơn ở các nước có đặc điểm: Điều
kiện tài chính ban đầu yếu; Thể chế không đầy đủ; Tiết kiệm trong nước thấp và

giới hạn kết nối với vốn toàn cầu.
9) Nghiên cứu của Cosimo Magazzino (2020)
Nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa cán cân thương mại và ngân sách
công ở các nước ASEAN. Sử dụng dữ liệu hàng năm trong giai đoạn từ 1980 đến
2012 ở mười quốc gia thành viên cũng như mối quan hệ lâu dài giữa số dư tài
khoản vãng lai và cho vay ròng xuất hiện, ở cả các nước ASEAN - 6 và các nước
ASEAN - 10. Kết quả của nghiên cứu: các quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân
sách và thương mại khổng lồ và thâm hụt ngân sách gây ra áp lực tăng lên đối với
lãi suất.
* Quan điểm 2: Thâm hụt ngân sách không hề tác động đến lãi suất
danh nghĩa.
1) Nghiên cứu của Paul Evens (1987)
Nhóm tác giả nghiên cứu từ năm 1908 đến năm 1984 theo dữ liệu từ Hoa
Kỳ. Nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa lãi suất
danh nghĩa và thâm hụt ngân sách. Từ đó nhận thấy thâm hụt ngân sách khơng có
ảnh hưởng tới lãi suất.
2) Willie Belton & Richard Cebula (1994)
Willie Belton & Richard Cebula phân tích tác động của thâm hụt ngân sách
ở Hoa Kì tới lãi suất trên ngắn hạn và dài hạn trong giai đoạn 1971-1984. Kết quả
của nghiên cứu: “Thâm hụt ngân sách không tác động tới lãi suất trong ngắn hạn,
còn trong dài hạn thâm hụt ngân sách tác động tới một số lãi suất nhưng không
phải tất cả”.
3) Leаnne J. Ussher (1998)

14


Nghiên cứu xem xét thâm hụt ngân sách có làm tăng lãi suất và lấn át đầu tư
tư nhân hay khơng. Với рhương trình hồi quу gồm các biến lãi suất mong đợi (R),
thâm hụt ngân sách thực (D), chi tiêu chính рhủ (G), cung tiền thực (M), rút ra kết

luận: “Khơng có sự tác động của thâm hụt ngân sách với tiết kiệm, tiêu dùng, dữ
liệu đầu ra, lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất”.
4) Tahir Mukhtar & Muhammad Zakaria (2008)
Nhóm tác giả nghiên cứu về mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất danh nghĩa và
thâm hụt Ngân sách tại Pakistan giai đoạn 1960 - 2005 thông qua dữ liệu chuỗi
thời gian hàng quý. Sau khi kiểm tra sự đông đúc thông thường, kết quả hồi quy
cho thấy thâm hụt ngân sách không ảnh hưởng đáng kể đến lãi suất danh nghĩa.
5) Michael Kuehlwein và Sansern Samalapa (2016)
Nghiên cứu phân tích thâm hụt ngân sách, chi tiêu công và lãi suất ở Thái
Lan. Từ năm 1987, Thái Lan có sự tăng trưởng đáng kể, và trong thời điểm đó,
chính sách tài khóa của chính phủ cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Kết quả nghiên
cứu: sự gia tăng chi tiêu của chính phủ có thể đẩy lãi suất lên và giảm sự hình
thành vốn tư nhân; trong khi các khoản tài trợ từ nước ngoài nâng cao đáng kể
tiềm năng sản xuất của nền kinh tế.
6) Nghiên cứu của Hassan Niazi
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách, lãi suất và lạm
phát ở Pakistan. Tác giả tập trung phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách,
lãi suất và lạm phát thông qua các biến đã được kiểm định bởi Jarque-Bera dưới
giả thuyết vô hiệu của phân phối chuẩn. Tỷ lệ lãi suất và lạm phát được cho là có
liên quan chặt chẽ, tuyến tính. Đối với các tính tốn mơ hình hồi quy đơn giản,
ước tính của mơ hình được thực hiện bằng phương pháp OLS. Nhiều nhà kinh tế
đã xem thâm hụt ngân sách là có hại cho nền kinh tế. Chính phủ muốn duy trì mức
thâm hụt thấp sẽ áp dụng cách này để đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Trong
việc xác định hành vi tiết kiệm và đầu tư của các doanh nghiệp và hộ gia đình, lãi
suất là yếu tố rất quan trọng. Lãi suất cũng là yếu tố then chốt để xác định động
lực tăng trưởng và lạm phát của một quốc gia. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu

15



các yếu tố gây ra sự thay đổi lãi suất và một trong những yếu tố làm thay đổi lãi
suất là thâm hụt ngân sách.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Tác động của thâm hụt Ngân sách đến kinh tế và các thành phần trong nền
kinh tế là một đề tài không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu nước ngồi
mà cịn thu hút các học giả trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có nhiều nghiên
cứu bàn sâu về mối quan hệ trực tiếp giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất, thường
chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế nói chung. Dưới đây là một số nghiên cứu
tiêu biểu trong nước:
1) PGS TS. Phạm Thế Anh (2014)
Tác giả phân tích thực trạng thâm hụt ngân sách và nợ công khi Việt Nam đã
đi được nửa chặng đường trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội giai đoạn
2011 - 2015 áp dụng phương pháp hồi quy OLS. Mặc dù có mức thu cao so với
các nước trong cùng khu vực, nhưng sự gia tăng nhanh của chi ngân sách nhà
nước, đặc biệt là chi thường xuyên, đã khiến cho Việt Nam có thâm hụt ngân sách
dai dẳng trong những năm gần đây. Thâm hụt ngân sách kéo dài và nợ công tăng
nhanh đã và đang dẫn đến môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi về lạm phát, lãi suất,
tỷ giá và tăng trưởng, đe doạ sự ổn định của nền kinh tế trong tương lai.
2) Nhóm tác giả Huỳnh Thế Nguyễn, Nguyễn Lê Hà Thanh Na, Lê Quốc
Nghi (2015)
Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam bằng mơ hình Vector tự hồi quy (VAR). Kết quả nghiên cứu
cho thấy thâm hụt ngân sách khơng có sự liên hệ rõ ràng với tăng trưởng kinh tế,
tuy nhiên tổng đầu tư có quan hệ nhân quả với thâm hụt ngân sách và tăng trưởng
kinh tế. Do đó, giải pháp để tăng trưởng ổn định trong thời gian tới là Chính phủ
triển khai, kiểm sốt các dòng vốn đầu tư cũng như điều hành ngân sách một cách
chất lượng, hiệu quả.
3) Phạm Lê Trúc Bình và Đặng Văn Cường (2015)
Nhóm tác giả đã nghiên cứu: “Tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng
trưởng kinh tế: Bằng chứng ở các nước Đông Nam Á” thông qua mơ hình hiệu

16


ứng cố định cho dữ liệu bảng trong khoảng thời gian từ 2001 - 2013 để đánh giá
hệ số hồi quy của các biến trong mơ hình. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn áp dụng
phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát (GLS). Kết quả của nghiên cứu:
mức thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, nhưng
khơng có mối liên hệ cụ thể nào giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường.
4) Hồng Khắc Lịch, Dương Cẩm Tú (2018)
Nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của nợ công tới tăng trưởng kinh tế với dữ
liệu mảng của 58 nước phát triển và nước đang phát triển áp dụng hồi quy mơ
hình có tác động cố định. Trong giai đoạn 1993 - 2014, các yếu tố mở rộng quy
mô nợ công, chi tiêu tiêu dùng chính phủ, thất nghiệp và lạm phát đã tác động tiêu
cực tới tăng trưởng kinh tế quốc gia (thể hiện qua tăng trưởng GDP). Ngược lại,
sự gia tăng đầu tư, thương mại, công nghệ (thể hiện qua chỉ số TFP) có xu hướng
kích thích tăng trưởng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn cho thấy mối liên hệ giữa
quy mơ nợ công, chi tiêu tiêu dùng và tăng trưởng GDP.
5) Nghiên cứu của Vũ Ngọc Thức
Bài nghiên cứu “Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”
chỉ ra rằng khi ngân sách nhà nước thâm hụt, chi tăng, thu giảm, GNP sẽ tăng lên
theo hệ số nhân, nhu cầu về tiền tăng theo. Với mức cung tiền cho trước, lãi suất
sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số đầu tư. Kết quả là một phần GNP tăng lên có thể bị
mất đi do thâm hụt cao, kéo theo thối lui đầu tư với quy mơ nhỏ nếu trong ngắn
hạn và quy mô lớn nêu trong dài hạn. Từ đó làm giảm sự tăng trưởng kinh tế.
6) Nghiên cứu của Huynh (2007)
Tác giả nghiên cứu khi thu thập dữ liệu từ các nước đang phát triển ở Đông
Nam Á trong khoảng thời gian 1990 - 2006 bằng phương pháp ước lượng dữ liệu
bảng và đưa ra kết luận thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực đến tăng trưởng
GDP của các quốc gia. Bên cạnh đó, tác giả cũng phát hiện tác động chèn lấn do
gánh nặng thâm hụt ngân sách gia tăng làm giảm đầu tư khu vực tư nhân. Kết quả

thực nghiệm cho thấy tác động của thâm hụt ngân sách đến tăng trưởng kinh tế
cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về mặt khơng gian, thời gian và các yếu tố vĩ mô
khác.
17


1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Sau khi phân tích, nhóm em nhận thấy giá trị to lớn của những cơng trình
nghiên cứu trên trong việc dự báo các ảnh hưởng của chỉ số kinh tế nói chung và
là nguồn tham khảo có ích giúp nhóm em tiếp cận đề tài một cách tổng quát và
hiệu quả hơn nói riêng. Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng hầu hết các bài nghiên
cứu mới chỉ đề cập đến tác động của thâm hụt Ngân sách tới tăng trưởng kinh tế
trong giai đoạn trước năm 2016, trong khi kinh tế xã hội đã và đang thay đổi từng
ngày, cùng với đó là sự phát triển vượt bậc của khoa học cơng nghệ. Từ đó, ta
thấy được một số khoảng trống trong nghiên cứu, điển hình là các điểm sau:
Một là, những bài nghiên cứu mới chỉ ra tác động của thâm hụt ngân sách
lên tăng trưởng kinh tế nói chung, khơng đi sâu vào phân tích tác động của thâm
hụt ngân sách đến lãi suất thị trường mà tập trung vào các chỉ số khác tác động
đến nền kinh tế.
Hai là, do nguồn lực tài chính, yếu tố tác động tới mỗi quốc gia là khác
nhau nên không thể áp dụng nghiên cứu nước này vào nước khác được. Ngoài ra,
số lượng các bài nghiên cứu trong nước vẫn còn hạn chế, dẫn đến khó khăn khi
thực hiện vì chưa tìm được nguồn uy tín.
Ba là, có sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứu, xây dựng mơ hình
(OLS, VAR, GLS, …). Từ đó đưa đến các kết quả không đồng nhất.
1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1. Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết về thâm hụt ngân sách
Tồn tại 4 trường phái lý thuyết về thâm hụt ngân sách như sau: trường phái
cổ điển (Standard view), trường phái Ricardo (Ricardian view), trường phái Tân

cổ điển (Neoclassical view), trường phái Keynes (Keynesian view).
Cụ thể là:
a) Trường phái cổ điển
Nếu người tiêu dùng hành động hợp lý, có tầm nhìn, tính tốn sâu rộng, tiếp
cận được với thị trường tín dụng hồn hảo thì bội chi trong dài hạn sẽ làm giảm

18


tích lũy tư bản; trong ngắn hạn bội chi tác động tiêu cực đến nhiều chỉ số kinh tế
quan trọng, trong đó có lãi suất.
Bội chi đến từ 2 nguyên nhân là tăng chi tiêu Chính phủ với thuế khơng đổi
và cắt giảm thuế trong khi chi tiêu không đổi. Nếu cắt giảm thuế thì tư nhân sẽ có
nhiều tiền hơn để chi tiêu, nên dẫn đến thu ngân sách giảm thì tiêu dùng của tư
nhân tăng; nhưng thơng thường, tiêu dùng của tư nhân tăng ít hơn lượng mà thu
ngân sách giảm nên tiết kiệm tư nhân cũng tăng lên.
Khi bội chi thì tiết kiệm quốc gia sẽ giảm. Giả sử nhu cầu đầu tư không thay
đổi, trong một nền kinh tế đóng kín, Chính phủ khơng thể đi vay từ bên ngồi, vì
vậy trong dài hạn, lãi suất thực tế sẽ phải tăng lên để cân bằng giữa tiết kiệm và
đầu tư. Lãi suất tăng lên thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Để đầu tư, nhà đầu tư
nước ngoài cần phải đổi ngoại tệ ra nội tệ. Nhu cầu về đồng nội tệ tăng làm đồng
nội tệ lên giá. Nội tệ lên giá ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Khi đó
hàng hóa trong nước trở nên đắt hơn, hàng hóa ngoại nhập trở nên rẻ hơn, dẫn tới
xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng. Thâm hụt ngân sách dẫn tới thâm hụt cán cân
xuất nhập khẩu, về lâu dài gây ra thất thoát tài sản quốc gia.
Ngược lại, trong nền kinh tế mở, Chính phủ có thể đi vay từ nước ngồi để
bù đắp bội chi. Nếu nền kinh tế của quốc gia tương đối nhỏ so với nền kinh tế
toàn cầu, việc vay nợ sẽ không ảnh hưởng đến lãi suất thực tế. Tuy nhiên, trong
dài hạn, quốc gia phải có trách nhiệm thanh toán các khoản vay, dẫn đến bội chi
làm cho tài sản chuyển dịch ra nước ngoài.

b) Trường phái Ricardo
Trường phái Ricardo đối nghịch với trường phái cổ điển khi cho rằng bội chi
do cắt giảm thuế sẽ dẫn tới kết quả có mức thuế cao hơn trong tương lai. Mức thuế
tương lai này sẽ có giá trị hiện tại bằng với mức thuế khi chưa bị cắt giảm. Các
nhà nghiên cứu giải thích rằng Chính phủ ln phải duy trì một ngân sách cân
bằng: tổng chi trong kỳ phải bằng tổng thu từ thuế và các khoản khác (kể cả vay
nợ).

19


Nếu giữ nguyên các hoạt động chi tiêu hàng năm, một khoản thuế được cắt
giảm trong hiện tại sẽ phải tương ứng với một khoản thuế tăng lên trong tương
lai, để đảm bảo khi quy về giá trị hiện tại, tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi.
Nhu cầu tiêu dùng của tư nhân phụ thuộc vào kỳ vọng về thuế và thu nhập.
Nếu họ tin rằng trong tương lai thuế sẽ tăng, tư nhân sẽ điều chỉnh giảm mức tiêu
dùng xuống trong dài hạn và ngược lại. Theo lập luận trên, bội chi do cắt giảm
thuế sẽ dẫn đến sự tăng thuế trong tương lai sao cho giá trị hiện tại bằng đúng với
mức thuế khi chưa cắt giảm. Điều này đồng nghĩa với kỳ vọng về thuế trong dài
hạn của tư nhân khơng đổi nên sẽ khơng có sự điều chỉnh nào về nhu cầu tiêu
dùng. Các nhà nghiên cứu gọi sự cân bằng nàу là “Cân bằng Ricаrdo” (Bаrro,
1989), vì tiết kiệm quốc giа khơng đổi, nên sẽ khơng có bất kỳ sự biến đổi nào về
lãi suất.
c) Trường phái lý thuyết Keynes
Trường phái Keynes khác với trường phái tân cổ điển khi giả định rằng:
Các nguồn lực kinh tế có thể khơng được sử dụng hết khi phần lớn các cá
nhân khơng biết nhìn xa trơng rộng và khả năng tiếp cận thị trường tín dụng còn
hạn chế.
Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng bội chi làm tăng lãi suất nhưng không
nhất thiết làm suy giảm đầu tư của tư nhân. Bội chi còn làm cho tổng cầu tăng lên,

kéo theo lợi nhuận của các khoản đầu tư tư nhân tăng. Vì vậy dù lãi suất tăng, tư
nhân vẫn sẽ tiếp tục đầu tư.
d) Trường phái lý thuyết tân cổ điển
Theo Bernheim (1989), trường phái tân cổ điển được xây dựng dựa trên ba
giả định sau:
Hành vi tiêu dùng của cá nhân đều nhằm mục tiêu tối đa hóa độ thỏa dụng,
giả định rằng mọi hoạt động vay và cho vay đều được phép diễn ra theo lãi suất
thị trường.
Mỗi cá nhân đều có một vịng đời hữu hạn. Mỗi người tiêu dùng đều thuộc
một thế hệ nhất định và vòng đời của các thế hệ nối tiếp nhau theo kiểu gối đầu.
Giả định là thị trường lao động được tồn dụng (hay khơng có thất nghiệp).
20


Trong đó, giả định thứ hai phân biệt giữa trường phái tân cổ điển và trường
phái Ricardo, còn giả định thứ ba phân biệt với trường phái Keynes. Từ đó, trường
phái tân cổ điển rút ra các kết luận:
Nếu người tiêu dùng hành động hợp lý, biết nhìn xa trơng rộng và được tiếp
cận với thị trường tín dụng hồn hảo, bội chi trong dài hạn sẽ làm sụt giảm tích
lũy tư bản và bội chi sẽ có tác động tiêu cực lên hầu hết các chỉ số kinh tế quan
trọng như tiêu dùng, tiết kiệm, lãi suất trong ngắn hạn (Bernheim, 1989).
Nếu người tiêu dùng hoặc khơng biết nhìn xa trơng rộng hoặc khơng có khả
năng tiếp cận với thị trường tín dụng, trong dài hạn tác động của bội chi vẫn không
đổi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, bội chi có khả năng làm giảm tiết kiệm và tăng
lãi suất (Bernheim, 1989). Do kết quả trong ngắn hạn có thể khác nhau, trường
phái tân cổ điển chỉ chú trọng nghiên cứu tác động của bội chi trong dài hạn.
→ Nhìn chung, quаn điểm củа Ricаrdo cho rằng thâm hụt ngân sách không
tác động đến lãi suất. Theo lý thuуết củа Keуnes và trường рhái tân cổ điển, có
thể kết luận mối quаn hệ giữа thâm hụt ngân sách và lãi suất thị trường là mối
quаn hệ thuận chiều, sự tăng trong tỷ lệ thâm hụt ngân sách sẽ dẫn tới sự tăng đối

với lãi suất.
Lý thuyết về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất là một vấn đề được nghiên
cứu khá rộng rãi trên cả phương diện lý thuyết và kiểm định thực nghiệm. Liên
quan đến mối quan hệ này, các quan điểm của các trường phái kinh tế khác nhau
cũng rất khác nhau:
a) Trường рhái Ricаrdo
Trường phát nhận thấy thâm hụt ngân sách không tác động đến các biến số
kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và dài hạn, vì ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách và
thuế đối với tiêu dùng được cho là tương đương. Các nhà nghiên cứu cho rằng bội
chi do cắt giảm thuế sẽ dẫn tới một mức thuế cаo hơn trong tương lаi. Người tiêu
dùng trong thời điểm hiện tại sẽ tiết kiệm một khoản cần thiết để trả cho tương
lai. Trường phái Ricardo cũng đưa ra quan điểm rằng thâm hụt ngân sách sẽ không
tác động đến tiết kiệm và đầu tư, bởi lẽ khi thâm hụt ngân sách tăng do giảm thuế
21


thì thu nhập khả dụng của người dân tăng lên; họ sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn do
nhận thức được việc giảm thuế ở thời điểm hiện tại sẽ ảnh hưởng đến thuế trong
tương lai.
b) Trường рhái Keуnes
Trường phái nhận thấy tăng thâm hụt ngân sách sẽ tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế. Trường рhái Keуnes giả định rằng: Các nguồn lực kinh tế có thể
khơng tồn dụng vì các cá nhân khơng biết nhìn xа trơng rộng, và khả năng tiếр
cận thị trường tín dụng bị hạn chế.
c) Trường рhái tân cổ điển
Trường phái nhận thấy tăng thâm hụt hiện tại sẽ kéo theo sự gia tăng thuế
trong tương lai. Theo đó, người tiêu dùng sẽ có xu hướng tăng tiêu dùng tại thời
điểm hiện tại khiến cho tiết kiệm quốc gia sẽ giảm xuống, lãi suất trên thị trường
sẽ tăng, làm giảm đầu tư, qua đó tạo ra hiện tượng thối lui đầu tư. Vì vậy trường

phái này cho rằng tăng thâm hụt ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế. Không chỉ vậy, trường phái này còn chỉ ra rằng tài trợ thâm hụt ngân sách
thông qua vay nợ trong nước sẽ gây áp lực làm tăng lãi suất trong nền kinh tế, kéo
theo hệ lụy giảm đầu tư khu vực tư nhân. Theo đó, tăng thâm hụt ngân sách có thể
dẫn đến tăng giá và giảm sản lượng sản xuất trong nền kinh tế.
→ Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách với lãi suất đã được kiểm định nhiều
lần qua các mơ hình nghiên cứu tuy nhiên mỗi nghiên cứu đưa ra một kết luận
khác nhau về mối quan hệ này. Trong khi có nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng
chứng minh thâm hụt ngân sách tăng tác động đến lãi suất, cũng có nhiều nghiên
cứu đưa ra các bằng chứng cho thấy thâm hụt ngân sách không tác động đến lãi
suất.
1.2.2. Khái niệm
1.2.2.1. Thâm hụt ngân sách Nhà nước
a) Khái niệm
Ngân sách nhà nước, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một
thành phần trong hệ thống tài chính. Thuật ngữ trên được sử dụng rộng rãi trong
đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia.
22


Luật Ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 được Quốc hội khóa XII thơng
qua và có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 có định nghĩa: “Ngân sách nhà
nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong
một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”
Thâm hụt ngân sách nhà nước hay bội chi ngân sách nhà nước được quy định
tại điều 4, Luật ngân sách nhà nước 2015 như sau:
“Bội chi ngân sách nhà nước bao gồm bội chi ngân sách trung ương và bội
chi ngân sách địa phương cấp tỉnh. Bội chi ngân sách trung ương được xác định
bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách trung ương không bao gồm chi

trả nợ gốc và tổng thu ngân sách trung ương. Bội chi ngân sách địa phương cấp
tỉnh là tổng hợp bội chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương, được xác định
bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng chi ngân sách cấp tỉnh không bao gồm chi trả
nợ gốc và tổng thu ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương.”
→ Thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách
nhà nước vượt q các khoản thu “khơng mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà
nước. Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách người ta thường sử dụng chỉ tiêu
tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách nhà nước.
Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nền
kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt. Nói chung, nếu
tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước với tỷ lệ cao và trong thời gian dài sẽ gây
ra lạm phát, ảnh hưởng tiêu cực.
b) Phân loại
Thâm hụt NSNN được chia làm 2 loại là thâm hụt NSNN theo cơ cấu và
thâm hụt NSNN theo chu kỳ:
✓ Thâm hụt NSNN theo cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi
những chính sách tùy biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm
xã hội hay quy mơ chi tiêu cho giáo dục, quốc phịng, …

23


✓ Thâm hụt NSNN theo chu kỳ: là các khoản bội chi được gây ra bởi tình
trạng chu kỳ kinh tế, nghĩa là mức độ cao hay thấp của sản lượng hay thu nhập
quốc dân.
VD: khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng dẫn đến thu ngân sách
từ thuế thu nhập cá nhân giảm và chi trợ cấp thất nghiệp tăng, …
c) Nguyên nhân thâm hụt NSNN
Tương ứng với các cách phân loại, thâm hụt ngân sách bắt nguồn từ 2 nguyên
nhân chủ yếu là khách quan và chủ quan.

• Ngun nhân chủ quan:
✓ Chính phủ chính phủ chủ động thực hiện thâm hụt NSNN. Trong trường
hợp này, chính phủ theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP quốc
gia và sử dụng bội chi NSNN như một cơng cụ của chính sách tài khóa để kích
cầu. Thơng qua việc chi cho đầu tư phát triển, chính phủ sử dụng NSNN hoặc vay
nợ để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu hay các khu cơng nghiệp, …
hoặc kích thích tiêu dùng tạo tiền đề để thu hút đầu tư, tạo công ăn việc làm, phát
triển kinh tế xã hội. Chính sách này thường được áp dụng ở các nước đang phát
triển.
✓ Bên cạnh những nguyên nhân tích cực, thâm hụt NSNN bắt nguồn từ việc
quản lý, điều hành NSNN yếu kém, bất hợp lý. Trong đó, bộ máy nhà nước cồng
kềnh, chi trả tiền lương cho viên chức cũng tạo nên những tốn kém cho ngân sách
nhà nước. Việc đầu tư tràn lan, khơng có chọn lọc, đầu tư vào những dự án kém
hiệu quả, gây đội vốn và lãng phí cho NSNN cũng là nguyên nhân của bội chi
NSNN. Ngoài ra quản lý NSNN chưa hiệu quả ở việc đánh giá và khai thác nguồn
thu chưa tốt, đặc biệt là nguồn thu từ ngân sách địa phương, chưa tạo điều kiện để
địa phương thể hiện tính chủ động, sáng tạo trong việc quản lý ngân sách địa
phương mình, chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách trung ương.
✓ Chính phủ theo đuổi mơ hình “nhà nước phúc lợi châu Âu” ra tăng khoản
chi cho an sinh xã hội và trợ cấp thất nghiệp, …
• Nguyên nhân khách quan:

24


✓ Do kinh tế có tính chu kỳ: khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thối, trì trệ
hoặc khủng hoảng. Chính phủ buộc phải cắt giảm thuế suất đồng thời chi tiêu
nhiều hơn để trợ cấp thất nghiệp, tung ra các gói kích cầu nền kinh tế hoặc các gói
hỗ trợ doanh nghiệp. Lúc này ngân sách nhà nước bị thâm hụt một cách thụ động
thụ động để thúc đẩy sản xuất tiêu dùng, ổn định nền kinh tế, kìm hãm lạm phát

và ổn định tỷ giá đồng nội tệ.
✓ Ngoài ra việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương
và đa phương cũng là nguyên nhân của gây ra thâm hụt NSNN. Bên cạnh những
lợi ích như sự lưu chuyển dễ dàng của hàng hóa, vốn, kỹ thuật cơng nghệ tiến tiến,
…các hiệp định thương mại còn dặt ra những thách thức khi yêu cầu các nước
tham gia phải hạ mức thuế suất xuất nhập khẩu và càng ngày tiến dần đến thuế
suất 0%. Việc giảm thuế xuất nhập khẩu có thể ảnh hưởng đến nguồn thu của
chính phủ là thuế.
✓ Dân số già ở một số nước trên thế giới cũng đặt gánh nặng cho ngân sách
nhà nước khi đưa ra khoản chi phí lớn để hỗ trợ nhóm người cao tuổi.
✓ Các yếu tố bất khả kháng khác như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, …
cũng góp phần làm bội chi ngân sách nhà nước. Chính phủ phải chi ra khoản tiền
để khắc phục các vấn đề trên, Sản xuất đình trệ, nền kinh tế suy yếu khiến cho
nguồn thu từ thuế của chính phủ bị sụt giảm.
d) Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước
Thâm hụt ngân sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến
nền kinh tế một nước tùy theo tỉ lệ thâm hụt và thời gian thâm hụt.
• Tác động tích cực: được sử dụng như một cơng cụ của chính sách tài khóa
để tăng trưởng kinh tế.
• Tác động tiêu cực:
 Tình trạng thâm hụt NSNN với tỉ lệ cao và thời gian kéo dài nếu khơng có
biện pháp xử lý đúng đắn sẽ gây ra nhiều tác động xấu đối với sự phát triển kinh
tế.
 Thâm hụt ngân sách làm giảm tiết kiệm nội địa, tác động đến lãi suất từ đó
giảm đầu tư tư nhân (hiện tượng crowding out), giảm tăng trưởng trong dài hạn,
25


×