Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lạm phát nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia đông nam á và hàm ý chính sách cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.95 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN MƠN TÀI CHÍNH CƠNG
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM HỤT NGÂN SÁCH ĐẾN
LẠM PHÁT. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI CÁC QUỐC
GIA ĐƠNG NAM Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT
NAM
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan


MỤC LỤC
Lời mở đầu

4

1.1. Lý do chọn đề tài

4

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

1.4. Kết cấu bài nghiên cứu

4



Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu

6

1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài

6

1.2. Cơ sở lý thuyết

7

1.2.1. Lạm phát

7

1.2.2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước

9

1.2.3. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát.

10

1.2.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát

10

1.2.5. Lý thuyết về tiền tệ


11

1.2.6. Cơ chế chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả

11

1.3. Khung phân tích

11

1.4. Phương pháp nghiên cứu

11

1.4.1 Mơ hình nghiên cứu

11

1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu

12

1.4.3 Dữ liệu nghiên cứu

13

1.4.4 Phương pháp nghiên cứu

14


Chương II: Kết quả và thảo luận
2.1 Kết quả nghiên cứu

14
14

2.1.1 Phân tích thống kê mơ tả

14

2.1.2 Kiểm định sự tương quan

15

2.1.3. Lựa chọn mơ hình phù hợp

15

2.1.4 Các khiếm khuyết của mơ hình REM

18

2.1.5 Mơ hình hồi quy hồn chỉnh

20

2.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu

20


2.2.1 Hạn chế của đề tài

21

2.2.2 Hướng mở rộng nghiên cứu

21

Chương III: Kết luận và hàm ý chính sách cho Việt Nam

22

3.1 Kết luận

22

3.2 Trường hợp Việt Nam và hàm ý chính sách cho Việt Nam

22


3.2.1 Thực trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam

22

3.2.2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

23


3.2.3 Hàm ý chính sách cho Việt Nam

24

Kết luận

26

Danh mục tài liệu tham khảo

27

Phụ lục

29


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các biến trong mơ hình và chiều hướng tác động
Bảng 1.2 Quá trình xử lý các biến trong mơ hình
Bảng 2.1 Thống kê mơ tả giữa các biến trong mơ hình
Bảng 2.2 Kết quả ma trận tự tương quan
Bảng 2.3 Kết quả hồi quy OLS
Bảng 2.4 Kết quả hồi quy mơ hình REM
Bảng 2.5 Kết quả hồi quy mơ hình FEM
Bảng 2.6 Kết quả kiểm định Hausman
Bảng 2.7 Kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 2.8 Kết quả mơ hình FGLS

13

13
14
15
15
17
17
18
18
20

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Biểu đồ thực trạng thâm hụt ngân sách Việt Nam 2005-2010
Hình 3.2: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam 2005-2010

23
23


Lời mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Thâm hụt ngân sách là vấn đề nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang phải đối mặt.
Thâm hụt ngân sách không chỉ xảy ra ở các nước đang phát triển và kém phát triển mà
còn xảy ra ở các nước phát triển trên thế giới. Gần đây, số liệu ngân sách ở nhiều quốc
gia công bố cho thấy các nước trong khu vực Đông Nam Á đang phải đối mặt với
thâm hụt ngân sách nhà nước khổng lồ, do thất thu từ thuế trong khi các khoản chi (chi
cho trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm thất nghiệp,...) lại ngày càng tăng cao. Mặt khác,
tình trạng lạm phát gia tăng ở các quốc gia này trong giai đoạn gần đây cũng là vấn đề
cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng
đời sống người dân và ổn định xã hội.
Hiện nay, các nghiên cứu đang được thực hiện theo hướng xem xét đồng thời mối

quan hệ giữa yếu tố thâm hụt ngân sách và lạm phát. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu được
tiến hành cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Đối với các quốc gia đang phát triển
với nhu cầu cao về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội thì ngân sách chính
là cơng cụ cốt lõi để các quốc gia thực hiện mục tiêu đầu tư nói riêng và mục tiêu tăng
trưởng kinh tế bền vững nói chung
Do đó, việc tìm hiểu tình trạng thâm hụt ngân sách ở các quốc gia Đông Nam Á như
hiện nay có thực sự gây ảnh hưởng bất lợi đến lạm phát hay không trở thành một câu
hỏi đáng quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn là của các nhà hoạch
định chính sách.
Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của thâm hụt
ngân sách nhà nước đến lạm phát. Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông
Nam Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam” để nghiên cứu và thảo luận.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tìm kiếm bằng chứng về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lạm
phát thông qua trường hợp cụ thể tại các quốc gia Đông Nam Á. Qua đó đưa ra những
gợi ý, chính sách nhằm kiểm sốt lạm phát ở Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xem xét các vấn đề lý thuyết cũng như bằng chứng thực
nghiệm về ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lạm phát.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu 9 quốc gia đang phát triển khu vực
Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Việt
Nam, Lào, Campuchia và Brunei trong giai đoạn từ năm 2005-2020.
1.4. Kết cấu bài nghiên cứu
Bài tiểu luận của nhóm nghiên cứu gồm các phần như sau:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu


Chương II: Kết quả và thảo luận
Chương III: Kết luận, gợi ý chính sách và kiến nghị giải pháp


Do còn nhiều hạn chế về mặt kiến thức cũng như điều kiện về mặt thời gian, bài tiểu
luận của chúng em khơng thể tránh khỏi những sai sót. Chúng em kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến từ phía cơ để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thành
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!


Chương I: Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.1. Tổng quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài
Fischer và các cộng sự (2002) đã tìm thấy mối quan hệ giữa thâm hụt tài khóa và lạm
phát với bộ dữ liệu 94 quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển trong giai đoạn
từ năm 1960-1995. Và tác động này chỉ mạnh ở các quốc gia lạm phát cao trong thời
kỳ lạm phát cao trong khi tác động yếu ở các quốc gia lạm phát thấp và các quốc gia
lạm phát cao trong thời kỳ lạm phát thấp.
Solomon và De Wet (2004) xem xét mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát đối với
nền kinh tế Tanzania – một quốc gia ở phía đông châu Phi đã trải qua lạm phát tương
đối cao cùng với thâm hụt tài khóa cao trong một thời gian dài. Sử dụng dữ liệu năm
trong giai đoạn từ 1967-2001 và phương pháp vector đồng liên kết cho thấy tác động
của thâm hụt ngân sách đến lạm phát ở quốc gia này dưới giả định về tính trung lập
tiền tệ trong dài hạn (giá thay đổi cùng tỷ lệ với thay đổi của cung tiền).
Lin và Chu (2013) sử dụng mơ hình hồi quy tứ phân vị bảng động (DPQR) với
phương pháp tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) để xem xét mối quan hệ giữa thâm hụt
tài khóa và lạm phát ở 91 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1960-2006. Mơ hình DPQR
ước lượng ảnh hưởng của thâm hụt tài khóa đến lạm phát tương ứng với các mức độ
lạm phát khác nhau và cho phép điều chỉnh động bằng phương pháp ARDL. Kết quả
nghiên cứu cho thấy thâm hụt tài khóa có ảnh hưởng mạnh đến lạm phát trong giai
đoạn có lạm phát cao, và tác động yếu trong giai đoạn lạm phát thấp. Kết quả đưa ra
ngụ ý rằng việc củng cố tài khóa sẽ trở nên hiệu quả hơn trong việc ổn định mức giá
trong giai đoạn lạm phát cao, và điều này cũng phù hợp với mơ hình lý thuyết của
Catão và Terromes (2005).

Nguyễn Văn Bổn (2015) sử dụng hai phương pháp ước lượng PMG và GMM
Arellano-Bond để xem xét ảnh hưởng của thâm hụt tài khóa và cung tiền M2 đối với
lạm phát ở các nước châu Á trong giai đoạn từ năm 1985-2012. Kết quả ước lượng cho
thấy cung tiền M2 có ảnh hưởng cùng chiều đến lạm phạt khi sử dụng phương pháp
PMG trong khi thâm hụt ngân sách, chi tiêu chính phủ và lãi suất đều có tác động đến
lạm phát trong cả hai phương pháp ước lượng. Trong bài nghiên cứu có đưa biến kiểm
sốt vào mơ hình tuy nhiên có một số biến kiểm soát chưa phù hợp với tình hình thực
tế tại các quốc gia đang nghiên cứu, do đó khơng tìm thấy tác động có ý nghĩa thống
kê đến biến phụ thuộc.
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đưa ra quan điểm ngược lại là không tồn tại mối
quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát.
Hondroyiannis và Papapetrou (1997) nghiên cứu tác động trực tiếp và gián tiếp của
thâm hụt đối với lạm phát ở Hy Lạp trong giai đoạn từ năm 1957-1993, sử dụng kiểm
định đồng liên kết được đề xuất bởi Johansen và Juselius và kiểm định nhân quả
Granger. Bằng chứng thực nghiệm cho thấy tồn tại tác động gián tiếp của thâm hụt
ngân sách đến lạm phát trong khi đó tác động trực tiếp thì khơng tồn tại.
Hai tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) sử dụng mô hình
kinh tế lượng VECM để phân tích các nhân tố tác động đến lạm phát ở Việt Nam trong


giai đoạn từ năm 2001-2010 đã khơng tìm thấy tác động rõ ràng của thâm hụt ngân
sách đến lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này không có nghĩa là thâm hụt
không có ảnh hưởng đến lạm phát. Nguyên nhân có thể do việc tài trợ ngân sách
thường có hai tác động trái chiều. Một là tài trợ bằng cách tăng vay nợ của Chính phủ
gây sức ép làm tăng lãi suất do nhu cầu vay cao hơn. Điều này tương tự như chính
sách tiền tệ thắt chặt và do đó góp phần giảm lạm phát. Mặt khác, tài trợ ngân sách
thông qua việc tăng cung tiền cũng tương tự như chính sách tiền tệ mở rộng và gây áp
lực lên lạm phát. Hai tác động trái chiều này làm giảm thậm chí triệt tiêu ảnh hưởng
của nhau đến lạm phát.
Và trên thế giới cũng có những quốc gia mà thâm hụt ngân sách kéo dài lại không gây

ra tác động đáng kể nào đối với lạm phát. Italia trong thập niên 1980 đã rơi vào tình
trạng thâm hụt ngân sách kéo dài ở mức khoảng 10%, song tỷ lệ lạm phát trong giai
đoạn này lại giảm từ mức 20% xuống khoảng 5%. Nhật Bản cũng là một ví dụ điển
hình về trường hợp này khi mà thâm hụt ngân sách liên tục ở mức cao trong nhiều năm
song tỷ lệ lạm phát gần như ở mức 0% (Saleh, 2003). Thực tế của nước Mỹ những
năm của thập niên 1980 cũng chỉ ra các bằng chứng tương tự.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Lạm phát
Có nhiều trường phái nghiên cứu và đưa ra các khái niệm khác nhau về lạm phát.
Trường phái Keynes cho rằng “việc tăng nhanh cung tiền tệ sẽ làm cho mức giá cả
tăng kéo dài với tỷ lệ cao, do vậy gây nên lạm phát” (Mishkin 1994, trích dẫn trong Lê
Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân và ctg, 2017).
Samuelson and Nordhaus (1997, trích dẫn trong Lê Thị Tuyết Hoa, Đặng Văn Dân
và ctg, 2017) lại cho rằng “lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức giá chung. Tỷ
lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung”. Trái với quan điểm trường phái
Keynes, ông cho rằng lạm phát có thể do nguyên nhân cầu kéo hoặc nguyên nhân chi
phí đẩy, tức là lạm phát có thể xảy ra ngoài nguyên nhân tiền tệ.
Theo Friedman và các nhà kinh tế khác, Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo
dài, lạm phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ - lạm phát bao giờ và ở
đâu cũng là một hiện tượng tiền tệ.
Như vậy, có rất nhiều góc nhìn khác nhau về lạm phát. Mỡi quan điểm, lý thuyết chỉ
giải thích cho một số thời kỳ nhất định và ngày càng nhiều quan điểm mới ra đời. Tóm
lại, lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho
chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có
những đặc trưng là: Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông
dẫn đến đồng tiền bị mất giá và mức giá cả chung tăng lên.

Lạm phát thường được đo lường bởi hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ số giá tiêu dùng CPI
(Consumer price index) và chỉ số giảm phát (GDP deflator). Chỉ số giá tiêu dùng hay



chỉ số giá cả CPI (consumer price index): phản ánh mức thay đổi giá cả của một giỏ
hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc.

Hệ số giảm phát GDP (GDP deflator) được tính trên cơ sở so sánh giá trị GDP tính
theo giá hiện hành và GDP tính theo giá kỳ trƣớc. Nghĩa là đo lường mức tăng và
giảm giá trên tất cả các loại hàng hố dịch vụ tính trong GDP (kể cả hàng hóa do
doanh nghiệp và chính phủ mua)

CPI có ưu điểm là tính được lạm phát tại bất kỳ thời điểm nào chỉ căn cứ vào rổ hàng
hóa, tuy nhiên CPI không thể đo lường lạm phát chính xác do bị tác động bởi hai yếu
tố sai lệch của rổ hàng hóa được quy định trước gồm thứ nhất là sai lệch cơ cấu khi rổ
hàng hóa chậm thay đổi khơng tính đến các mặt hàng mới phát sinh nhưng được sử
dụng phổ biến; thứ hai là sai lệch thay thế khi giá cả mặt hàng trong rổ gia tăng và
người tiêu dùng chuyển sang sử dụng mặt hàng thay thế với giả rẻ hơn nằm ngồi rổ.
Do đó, lạm phát được tính theo CPI có thể dẫn đến dự báo lạm phát quá mức. Đó cũng
chính là lý do bài nghiên cứu sử dụng số liệu lạm phát được tính theo GDP deflator.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát bao gồm:
● Lạm phát do cầu kéo hay là sự mất cân đối giữa tổng cung và tổng cầu hàng
hóa dịch vụ. Nguyên nhân này gắn liền với sự gia tăng trong tổng cầu của nền
kinh tế, qua đó gây áp lực lên lạm phát. Cầu kéo có thể do các vấn đề liên quan
đến tiền tệ hoặc do việc thực hiện chính sách tài khóa dẫn đến thâm hụt cao,
hoặc do tình trạng đầu cơ tài sản.
● Lạm phát do chi phí đẩy, xảy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngồi khơng
gắn với tổng cung và cầu của nền kinh tế như các cú sốc về giá đối với các mặt
hàng như xăng dầu. Ở một số quốc gia, lạm phát do chi phí đẩy có thể xuất phát
từ các yếu tố mang tính chất cơ cấu như chi phí sản xuất của nền kinh tế cao,
hiệu quả đầu tư thấp.
● Lạm phát do tiền tệ, giá tăng do khối lượng tiền đưa vào lưu thông vượt quá
khối lượng cần thiết cho lưu thông của thị trường, hay nói cách khác là cung

tiền vượt quá cầu tiền. Thực chất nguyên nhân này cũng được tính vào nhóm
lạm phát do cầu kéo.
1.2.2. Thâm hụt ngân sách Nhà nước
Theo Cẩm nang Thống kê tài chính của Chính phủ (GFS) do Quỹ tiền tệ IMF ban
hành, thâm hụt ngân sách (hay bội chi ngân sách) được xác định bằng chênh lệch giữa
các khoản thu ngân sách và chi ngân sách. Trong đó:
Thu ngân sách là các khoản thu vào quỹ ngân sách mà khơng kèm theo, khơng làm
phát sinh nghĩa vụ hồn trả trực tiếp cho các đối tượng có nghĩa vụ phải nộp ngân
sách. Thu ngân sách bao gồm thuế, phí và thu khác (kể cả viện trợ khơng hồn lại),
khơng bao gồm các khoản vay trong và ngoài nước. Theo đó, thu ngân sách là các


khoản thu là trách nhiệm của mọi người hoặc của các thành phần kinh tế đối với nhà
nước.
Chi ngân sách là các khoản chi từ ngân sách nhà nước không làm phát sinh nghĩa vụ
phải bồi hoàn trực tiếp đối với các các đối tượng được thụ hưởng ngân sách. Chi ngân
sách bao gồm chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, các khoản chi khác, chi trả lãi
vay nhưng không bao gồm chi trả nợ gốc.
Mỗi quốc gia có cách xác định phạm vi các khoản thu chi ngân sách khác nhau dẫn
đến các kết quả khác nhau về thâm hụt ngân sách.
Thâm hụt ngân sách nhà nước không hẳn ln ln là biểu hiện của tình trạng kinh tế
tốt hay xấu, cũng không hẳn luôn là biểu hiện của sự điều hành ngân sách nhà nước
hợp lý hay chưa. Song thâm hụt ngân sách nhà nước là tình trạng được quan tâm đặc
biệt bởi vì nó biểu hiện cho sự thiếu hụt nguồn lực so với nhu cầu, có tác động đa
chiều đối với nền kinh tế và chứa đựng nhiều mâu thuẩn nội tại. Chẳng hạn chính sách
chủ động bội chi trong phạm vi kiểm soát được có thể đưa nền kinh tế thoát khỏi giai
đoạn suy thoái. Song, bội chi kéo dài sẽ làm cho nợ công gia tăng, kết quả là tạo sức
ép đối với chính sách quản lý nợ và chèn ép đầu tư của khu vực tư, áp lực gia tăng lạm
phát.
Quan điểm ngân sách cân bằng tuyệt đối chỉ đúng trong bối cảnh của những nền kinh

tế hàng hoá còn sơ khai, vai trò của Nhà Nước chưa được mở rộng, hoặc trong điều
kiện nền kinh tế phải rất giàu có, ngân sách có đủ nguồn tài chính đảm bảo cho nhu
cầu chi tiêu hàng năm của Nhà Nước, hoặc trong môi trƣờng kinh tế cạnh tranh tự do
hoàn hảo.
Quan điểm của Keynes: Chính phủ cần kích thích mức tiêu dùng bằng cách “bỏ thêm
tiền vào túi” người tiêu thụ thông qua việc cắt giảm thuế và trực tiếp gia tăng chi tiêu
của chính phủ. Ông ủng hộ thâm hụt NSNN và cho rằng đó là cơng cụ của chính sách
tài chính để làm cho nhà nƣớc có thể tạo ảnh hƣởng trên tổng mức cầu và công ăn
việc làm trong nền kinh tế. Keynes cho rằng để bù đắp những thiếu hụt NSNN cần in
thêm tiền giấy (Nguyễn Ngọc Hùng, 2006)
Đối với những quốc gia có nền kinh tế được xếp loại đang phát triển, các quốc gia này
đang trong quá trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa thì quan điểm ngân sách thâm hụt
có mức độ được chấp nhận.
1.2.3. Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lạm phát.
Bội chi ngân sách nhà nước ở mức cao đều có nguy cơ gây ra lạm phát. Bởi vì, khi
ngân sách bị bội chi có thể được bù đắp bằng phát hành tiền hoặc vay nợ, đều gây nên
nguy cơ lạm phát tăng.
Thứ nhất, việc phát hành tiền trực tiếp làm tăng cung tiền tệ trên thị trường sẽ gây lạm
phát cao, đặc biệt khi việc tài trợ thâm hụt lớn và diễn ra liên tục thì nền kinh tế phải
trải qua lạm phát cao và kéo dài. Sự gia tăng cung tiền có thể không làm tăng lạm phát
nếu nền kinh tế đang đà tăng trưởng, mức cầu tiền giao dịch tăng lên phù hợp với mức
tăng của cung tiền. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp khu vực tư nhân đã thỏa mãn với
lượng tiền họ đang nắm giữ (mức cầu tiền tương đối ổn định) thì sự gia tăng của cung
tiền làm cho lãi suất thị trƣờng giảm, nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa dịch vụ, nhu cầu
đầu tƣ sẽ tăng lên kéo theo sự tăng của tổng cầu nền kinh tế, mặt bằng giá cả sẽ tăng


lên gây áp lực lạm phát. Người ta gọi trường hợp khi chính phủ tài trợ thâm hụt ngân
sách bằng cách tăng cung tiền là hiện tượng chính phủ đang thu "thuế lạm phát" từ
những người đang nắm giữ tiền.

Thứ hai, bù đắp thâm hụt bằng nguồn vay nợ trong nước hoặc nước ngoài, việc vay nợ
trong nước bằng cách phát hành trái phiếu ra thị trường vốn, nếu việc phát hành diễn
ra liên tục thì sẽ làm tăng lượng cầu quỹ cho vay, do dó, làm lãi suất thị trường tăng.
Để giảm lãi suất, Ngân hàng Trung ƣơng phải can thiệp bằng cách mua các trái phiếu
đó, điều này làm tăng lượng tiền tệ gây lạm phát hay vay nợ nước ngoài để bù đắp bội
chi ngân sách bằng ngoại tệ, lƣợng ngoại tệ phải đổi ra nội tệ để chi tiêu bằng cách
bán cho Ngân hàng Trung ương, điều này làm tăng lượng tiền nội tệ trên thị trường tạo
áp lực lên lạm phát.
1.2.4. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát
Xem xét về mặt lý thuyết, lạm phát vừa có tác động tích cực và tiêu cực tới tăng
trƣởng kinh tế. Một tỷ lệ lạm phát thấp có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng. Theo nghiên
cứu của Tobin (1965), Mundell (1965) mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng là tỷ
lệ thuận. Các nghiên cứu này cũng trùng với quan điểm của trƣờng phái Keynes và
trường phái tiền tệ khi cho rằng trong ngắn hạn, các chính sách nhằm hỡ trợ tăng
trưởng của chính phủ sẽ làm gia tăng lạm phát.
Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát cao sẽ tác động tiêu cực lên tăng trưởng. Lạm phát gây giảm
sút tổng cầu, gia tăng thất nghiệp, nó gây ra sự bất ổn cho môi trƣờng kinh tế xã hội,
làm thông tin trong nền kinh tế bị bóp méo, khiến các quyết định đầu tư, tiêu dùng, tiết
kiệm trở nên khó khăn hơn; lạm phát đƣợc xem nhƣ một loại thuế đánh vào nền kinh
tế.
Một số nghiên cúu của Fisher (1993), Barro (1995), Bruno và Easterly (1998) đều chỉ
ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát là nghịch biến. Còn nghiên cứu của Khan
và Senhadji (2001) ở 140 nước giai đoạn 1960 - 1998 đã tìm thấy “ngưỡng” lạm phát
từ 11-12% đối với các nước đang phát triển và khoảng 1-3% đối với các nước công
nghiệp. Nếu nền kinh tế ở dưới ngưỡng này, mối quan hệ tăng trưởng - lạm phát là
đồng biến và ngược lại.
1.2.5. Lý thuyết về tiền tệ
Friedman (1956) đưa ra các bằng chứng ủng hộ lý thuyết lượng tiền tệ (quantity theory
of money). Ông cho rằng lượng cung tiền tệ quyết định mặt bằng giá, hay nói rõ hơn ra
là về dài lâu tăng tiền sẽ làm tăng giá và sẽ có ảnh hưởng rất ít, hoặc thậm chí khơng

có ảnh hưởng gì đến sản lượng. Về ngắn hạn tất nhiên nó có ảnh hưởng như lý thuyết
Keynes đưa ra. Friedman khuyến nghị rằng nếu ngân hàng trung ương đều đặn tăng
lượng cung tiền tệ bằng với tốc độ tăng trưởng (theo giá cố định) của nền kinh tế thì
lạm phát sẽ biến mất.
1.2.6. Cơ chế chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào giá cả
Theo nghiên cứu của Nicoleta (2007), những thay đổi của tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hƣởng
đến tỷ lệ lạm phát qua hai kênh cơ bản là: trực tiếp và gián tiếp.


Kênh trực tiếp: Để đơn giản hố phân tích, khơng mất tính tổng quát, ta có thể xem cú
sốc này chính là: sự mất giá đồng nội tệ. Điều này sẽ khiến những hàng hoá và nguyên
liệu đƣợc nhập khẩu trở nên đắt hơn. Khi giá các nguyên liệu nhập khẩu tăng, chi phí
sản xuất sẽ tăng và tăng giá tiêu dùng. Giá hàng hoá tiêu dùng nhập khẩu tăng sẽ phản
ánh ngay vào sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng.
Kênh gián tiếp: Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng nội địa sẽ trở nên rẻ hơn so với hàng
quốc tế khiến cầu hàng nội địa tăng dẫn đến giá tăng theo cơ chế cung - cầu thị trƣờng
hoặc dẫn đến gia tăng sản xuất, tăng cầu lao động, tiếp đến là tăng lƣơng và tăng tổng
cầu, kết quả là tỷ lệ lạm phát gia tăng. Tuy nhiên, tác động này chủ yếu là trong dài
hạn do giá thƣờng cứng nhắc trong ngắn hạn.
1.3. Khung phân tích
Trên cơ sở kế thừa các lý thuyết và kết quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên cứu
thực nghiệm cả trong và ngoài nước, nhóm chúng em đưa ra khung phân tích cho đề
tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước đến lạm phát.
Nghiên cứu thực nghiệm tại các quốc gia Đông Nam Á và hàm ý chính sách cho
Việt Nam” với những đặc điểm như sau:
● Dữ liệu được thu thập từ WB và ADB
● Tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp định lượng: Hồi quy với dữ liệu bảng
sử dụng mơ hình POLS, FEM, REM và FGLS
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Mơ hình nghiên cứu

Đầu tiên, nghiên cứu này được xây dựng trên mơ hình điều chỉnh của Solomon và de
Wet (2004) để kiểm tra mối quan hệ giữa thâm hụt và lạm phát là một mơ hình phương
trình, trong đó lạm phát (IF) là biến phụ thuộc và thâm hụt ngân sách (BD), cung tiền
(M2) tỷ giá hối đoái (EXCH), tăng trưởng kinh tế (GDP) là các biến giải thích. Ngồi
những yếu tố trên tác động đến lạm phát, các lý thuyết tiền tệ đã được chứng minh:
lạm phát mọi lúc mọi nơi đều do lượng tiền trong lưu thông tăng quá nhu cầu. Đồng
thời, nguyên nhân lạm phát từ phía cầu, khi nhu cầu hàng hóa cao hơn so với mức sản
lƣợng (bao gồm nhu cầu cho xuất khẩu), giá các hàng hóa gia tăng, ảnh hưởng mặt
bằng giá chung dẫn đến lạm phát gia tăng. Do đó, nghiên cứu này thêm vào mơ hình
biến cung tiền (M2) như là biến giải thích. Phương trình hồi quy cụ thể:
IFit =𝜷0 +𝜷1BDit + 𝜷2 M2it + 𝜷3lnGDPit + 𝜷4 lnEXCHit + 𝓔it
Trong phương trình trên, i đại diện cho quốc gia và t đại diện cho năm.
IF là tỷ lệ lạm phát.
BD là tỷ lệ thâm hụt ngân sách nhà nước.
M2 là tỷ lệ cung tiền
GDP là GDP bình quân đầu người
EXCH là tỷ giá hối đoái
𝜷0 là hằng số
𝓔it là sai số của mơ hình
1.4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thút 1: Thâm hụt ngân sách tác động cùng chiều đến tỷ lệ lạm phát.


Khi thâm hụt ngân sách thường xuyên và kéo dài sẽ phải tài trợ bằng ng̀n tiền phát
hành thì sẽ làm tổng cầu tăng, kéo giá cả hàng hóa tăng cao. Trường hợp thâm hụt
ngân sách thường xuyên, với khối lượng lớn và được bù đắp bằng việc phát hành trái
phiếu vay cơng chúng thì sẽ ảnh hưởng làm mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên,
tình thế đó đe dọa việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp, buộc
NHTW phải can thiệp để duy trì mức lãi suất ban đầu bằng cách cung ứng tiền và cuối
cùng làm giá cả hàng hóa tăng lên.

Giả thuyết 2: Cung tiền tác động cùng chiều với tỷ lệ lạm phát.
Theo cách phân tích của trường phái tiền tệ, cung tiền tệ là nguyên nhân duy nhất làm
di chuyển tổng cầu. Vì vậy, lạm phát nhanh là do sự tăng cao của cung tiền tệ thúc
đẩy. Đại đa số các nhà kinh tế học, kể cả quan điểm của trường phái Keynes cũng cho
rằng lạm phát cao là một hiện tượng tiền tệ (Mishkin 1994).
Trong trường hợp nền kinh tế đã đạt đến sản lượng tiềm năng thì sự gia tăng thêm tiền
sẽ làm gia tăng giá cả của các yếu tố đầu vào, từ đó làm gia tăng giá cả của hàng hóa,
dẫn đến tình trạng lạm phát. Mặc dù khi đó giá cả hàng hóa tăng lên nhưng sự tăng lên
này là do các nhà sản xuất giảm sản lượng, không phải do cầu hàng hóa tăng, dẫn đến
tốc độ phát triển kinh tế giảm.
Các biến kiểm sốt (control variales) GDP thực bình qn đầu người, tỷ giá hối đoái
có một ảnh hưởng tiềm năng đối với biến phụ thuộc tỷ lệ lạm phát, biến kiểm soát
cũng tác động vào biến phụ thuộc như biến độc lập nhưng sự tác động đó không phải
thực sự là điều mà tác giả quan tâm, đưa vào mơ hình phân tích vì khơng thể bỏ qua sự
tác động của nó khi xem xét tác động của biến độc lập, để tránh bỏ sót biến.
Bảng 1.1: Các biến trong mô hình và chiều hướng tác động
Biến
BD
M2
GDP

Mơ tả

Tính tốn

Thâm hụt tài khố
Cung tiền M2
GDP bình qn đầu
người


% so với GDP
% so với GDP
GDP bình quân đầu
người, lấy logarit tự nhiên
Tỷ giá nội tệ/USD, lấy
logarit, lấy logarit tự
nhiên

EXCH Tỷ giá hối đoái

Chiều hướng tác động
đến lạm phát
+
+

1.4.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ bộ dữ liệu thống kê hàng năm của Ngân hàng thế giới
(WB) và Key Indicators for Asia and the Pacific của Ngân hàng phát triển châu Á
(ADB) bao gồm 9 quốc gia đang phát triển khu vực Đông Nam Á bao gồm: Indonesia,
Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Việt Nam, Lào, Campuchia và Brunei (trừ
Dong-Timor và Singapore) trong giai đoạn từ năm 2005-2020. Tổng số quan sát là 144
Tỷ lệ lạm phát (Inflation rate): Được tính tốn trên chỉ số giảm phát, thể hiện dưới
dạng %. Dữ liệu này được lấy từ thống kê của WB


BD (budget deficit) từ tổng thu ngân sách không bao gồm tài trợ (General
government revenue) và tổng chi ngân sách (General government total expenditure), ta
tính được thâm hụt/ thặng dư ngân sách. Lấy tỷ số giữa giá trị này và GDP, ta tính
được tỷ số thâm hụt/thặng dư ngân sách trên GDP. Đơn vị tính là %. Dữ liệu được lấy
từ bộ dữ liệu của ADB (fiscical deficit percent of GDP at current market prices)

Cung tiền (Money Supply): theo phép đo cung tiền M2, được tính theo tỷ lệ phần
trăm trên GDP. Dữ liệu được lấy từ bộ dữ liệu của ADB (M2 percent of GDP at
current market prices).
Thu nhập bình quân đầu người (Gdp per capita): được tính bằng tổng sản phẩm
quốc nội chia cho dân số, đơn vị tính USD. Dữ liệu được lấy từ trang web của World
Bank.
Tỷ giá hối đoái (Exchangerate): giữa tiền tệ địa phương với USD, do ngân hàng
trung ương quy định. Dữ liệu được lấy từ trang web của World Bank.
Bảng 1.2: Quá trình xử lý các biến trong mơ hình
Biến
IF
BD
M2

Mơ tả
Lạm phát
Thâm hụt tài khố
Cung tiền M2

GDP

GDP bình qn đầu
người

EXCH Tỷ giá hối đối

Đơn vị tính
%
% so với GDP
% so với GDP

GDP bình quân đầu
người, lấy logarit tự
nhiên
Tỷ giá nội tệ/USD,
lấy logarit, lấy logarit
tự nhiên

Xử lý số liệu
Sử dụng số liệu thứ cấp
Sử dụng số liệu thứ cấp
Sử dụng số liệu thứ cấp
Lấy logarit tự nhiên

Lấy logarit tự nhiên

1.4.4 Phương pháp nghiên cứu
Về phần mềm tiến hành các ước lượng, nghiên cứu này sử dụng chương trình Stata 14.
Trước hết, nghiên cứu sử dụng phương pháp bình phương tối thiểu nhỏ nhất OLS để
ước lượng mơ hình. Tiếp theo, với dữ liệu dạng bảng, phương pháp ước lượng được sử
dụng nhiều hơn là mơ hình các ảnh hưởng cố định FEM và mơ hình các ảnh hưởng
ngẫu nhiên REM.
Sau đó, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman để đánh giá mơ hình FEM hay REM
là phù hợp hơn và rút ra kết luận.
Tuy nhiên, một nhược điểm của dữ liệu dạng bảng với số cá thể quan sát lớn trong
chuỗi thời gian ngắn thường phát sinh hiện tượng phương sai sai số thay đổi và rất khó
khắc phục vấn đề này.
Để giải quyết vấn đề trên, nghiên cứu tiến hành kiểm định trước những khuyết tật, sau
đó sử dụng mơ hình ước lượng FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai sai số và
phân tích chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố.



Chương II: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
2.1 Kết quả nghiên cứu
2.1.1 Phân tích thống kê mơ tả
Sau khi thu thập và tính toán dữ liệu, kết quả trình bày theo bảng thống kê mô tả trong
bảng dưới đây. Kết quả chỉ ra phạm vi, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến
sử dụng trong nghiên cứu này.
Bảng 2.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mơ hình
Biến
IF
BD
lnGDP
M2
lnEXC
H

Số quan
sát
144
144
144
144
144

Trung bình
4.846576
-1.765972
8.021355
76.31604
5.585742


Độ lệch
chuẩn
6.486745
6.233433
1.184375
41.85018
3.559499

Giá trị nhỏ
nhất
-22.09
-19.3
5.375278
17.229
0.2231435

Giá trị lớn
nhất
23.64
27.9
10.77352
182.5136
10.05227

Ng̀n: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 2005 - 2020 (Phụ lục mục 1).

Biến lạm phát IF có giá trị trung bình là 4.846576 biến động trong khoảng giá trị nhỏ
nhất là -22.09 đến giá trị lớn nhất là 23.64 với độ lệch chuẩn là 6.486745. Biến thâm

hụt ngân sách BD có giá trị trung bình là -1.765972 biến động trong khoảng giá trị từ
--19.3 đến 27.9 với độ lệch chuẩn là 6.233433
Phân tích thống kê mơ tả giữa các biến trong mơ hình theo bảng cho thấy: trong mơ
hình cho thấy các biến có độ lệch chuẩn không quá lớn so với trung bình. Dữ liệu
tương đối đồng đều ở các biến. Cỡ mẫu nghiên cứu gồm 144 quan sát, là cỡ mẫu chấp
nhận trong thống kê. Dữ liệu đầu vào phù hợp thực hiện hồi quy.
2.1.2 Kiểm định sự tương quan
Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ giữa các biến trong mơ hình. Dựa vào kết
quả ma trận tương quan, tác giả sẽ phân tích mối tương quan giữa các biến phụ thuộc
với các biến độc lập trong mơ hình và mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau.
Bảng 2.2: Kết quả ma trận tự tương quan
Biến
IF
BD
lnGDP
M2
lnEXCH

IF
1.0000
0.3596
-0.3783
-0.2833
0.1911

BD

lnGDP

M2


lnEXCH

1.0000
0.3104
-0.0516
-0.1579

1.0000
0.4005
-0.6567

1.0000
-0.1897

1.0000

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 2005 - 2020 (Phụ lục mục 2).


Có thể nhận thấy các cặp biến trong mơ hình đều có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,8. Do
vậy không xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các biến.
Tuy nhiên, hệ số tương quan không chỉ ra được tác động của các biến lên Inflation. Ở
khía cạnh phương pháp nghiên cứu của bài nghiên cứu này, tác giả sẽ lựa chọn phương
pháp FGLS là các ước lượng có tính vững và hiệu quả.
2.1.3. Lựa chọn mơ hình phù hợp
Trong phần này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành kiểm định dữ liệu bằng phần mềm
Stata 14 để chọn ra mơ hình phù hợp nhất trong ba mơ hình: Pooled OLS model
(POLS), Random effects model (RE) và Fixed effects model (FE).

a. Mơ hình hời quy OLS
Ước lượng các hệ số của mơ hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất –
OLS bằng phần mềm STATA, ta thu được kết quả sau:
Bảng 2.3: Kết quả hồi quy OLS
Biến

Hệ số hồi quy

BD
lnGDP
M2
lnEXCH
Hệ số chặn

0.5498133
-3.395966
-0.0052801
-0.2535829
34.87718

Thống kê
t
7.51
-6.26
-0.46
-1.59
7.34

P-value


Khoảng tin cậy 95%

0.000
0.000
0.643
0.114
0.000

0.4049763 0.6946503
-4.467777 -2.324155
-0.0277416 0.0171814
-0.5684916 0.0613258
25.47699
44.27738

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 2005 - 2020 (Phụ lục mục 3).

Nhận xét:
- Số quan sát đưa vào phân tích Obs = 144
- Mức độ phù hợp của mơ hình so với thực tế là R2 = 39.06 % cho thấy các biến
độc lập giải thích được 39.06 % sự thay đổi của biến phụ thuộc.
● Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Để kiểm định phương sai sai số thay đổi ta có cặp giả thuyết sau:
H0: Mơ hình có phương sai th̀n nhất
H1: Mơ hình có phương sai sai sớ thay đởi
Nếu giá trị Prob > chi2 <0.05, chúng ta bác bỏ giả thiết H và chấp nhận giả thiết H1.
Ta thực hiện kiểm định White kết quả thu được như sau:
0


. imtest, white
White's test for Ho: homoskedasticity
against Ha: unrestricted heteroskedasticity


chi2(14)
Prob > chi2

=
=

36.50
0.0009

Cameron & Trivedi's decomposition of IM-test
--------------------------------------------------Source |
chi2
df
p
---------------------+----------------------------Heteroskedasticity |
36.50
14
0.0009
Skewness |
7.77
4
0.1003
Kurtosis |
2.77
1

0.0958
---------------------+----------------------------Total |
47.05
19
0.0004
---------------------------------------------------

Kết quả cho thấy Prob > chi2 < 0.05, bác bỏ H , chấp nhận H , mô hình có phương sai
sai số thay đổi.
0

1

● Kiểm định tự tương quan
Để kiểm định sự tự tương quan, ta có cặp giả thiết sau
H0: Mơ hình khơng có sự tự tương quan
H1: Mơ hình có tự tương quan
. xtserial

IF BD lnGDP M2 lnEXCH

Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F( 1,
8) =
6.775
Prob > F =
0.0315

Kết quả cho thấy Prob > chi2 < 0.05, bác bỏ H , chấp nhận H , mơ hình có hiện tượng

tự tương quan
0

1

b. Kết quả mơ hình REM
Bảng 2.4: Kết quả hồi quy mơ hình REM
Biến
BD
lnGDP
M2
lnEXCH
Hệ số chặn

Hệ số hồi quy
0.5441923
-4.701681
-0.0157949
-0.6902905
48.58265

Độ lệch chuẩn z
0.0699294
7.78
0.8354416
-5.63
0.0194293
-0.81
0.2498477
-2.76

6.789155
7.16

P>|z|
0.000
0.000
0.416
0.006
0.000

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 1992 - 2016 (Phụ lục mục 3).

c. Kết quả mơ hình FEM
Bảng 2.5: Kết quả hồi quy mơ hình FEM


Biến
BD
lnGDP
M2
lnEXCH
Hệ số chặn

Hệ số hồi quy
0.5342668
-5.536207
-0.0211335
-0.9603247
57.17491


Độ lệch chuẩn t
0.0713496
7.49
1.405671
-3.94
0.0296356
-0.71
0.4524347
-2.12
9.685227
5.90

P>|t|
0.000
0.000
0.477
0.036
0.000

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 2005 - 2020 (Phụ lục mục 4).

Để lựa chọn mơ hình phù hợp trong 3 mơ hình sau: trước hết ta sử dụng kiểm định Ftest để lựa chọn giữa mơ hình POLS và mơ hình FEM. Với giá trị p-value =0.000 nhỏ
hơn mức ý nghĩa 1%. Do đó, bác bỏ giả thiết Ho: chọn mơ hình FEM. Sau đó, sử dụng
kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM. Với giá trị p-value của
kiểm định Hausman bằng 0,0848 lớn hơn 0,05 nên mơ hình REM phù hợp với dữ liệu
nghiên cứu của nhóm nghiên cứu.
Bảng 2.6: Kết quả kiểm định Hausman
Biến


Mô hình REM

Mô hình FEM

BD
lnGDP
M2
lnEXCH
chi2(4)=8.19
Prob>chi2=0.0848

0.5441923
-4.701681
-0.0157949
-0.6902905

0.5342668
-5.536207
-0.0211335
-0.9603247

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 2005 - 2020 (Phụ lục mục 5).

2.1.4 Các khiếm khuyết của mơ hình
a. Kiểm định đa cộng tún
Ta thực hiện kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai, thu
được kết quả như sau:
Bảng 2.7 Kiểm định đa cộng tuyến

Biến
LnGDP
lnEXCH
M2
BD
Mean VIF

VIF
2.30
1.79
1.26
1.16
1.63

1/VIF
0.435036
0.557947
0.793355
0.860055

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 2005 - 2020 (Phụ lục mục 6).

Kết quả cho thấy trung bình VIF của các biến trong mơ hình là 1.63 nhỏ hơn 10. Như
vậy, với tiêu chuẩn nhân tử phóng đại phương sai VIF, mơ hình khơng tờn tại hiện
tượng đa cộng tún trong mơ hình.
b. Phương sai sai số thay đổi


Điểm hạn chế của mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) là nó có thể mắc phải

tính khơng đồng nhất của các hệ số tương quan từ các tác động riêng rẽ và ngẫu nhiên.
Tiếp tục với kiểm định phát hiện tác động ngẫu nhiên đối với REM (Breusch and
Pagan Lagrangian multiplier test).
. xttest0
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
IF[COUNTRY,t] = Xb + u[COUNTRY] + e[COUNTRY,t]
Estimated results:
|
Var
sd = sqrt(Var)
---------+----------------------------IF |
42.07786
6.486745
e |
20.28723
4.504135
u |
6.003688
2.450242
Test:

Var(u) = 0

chibar2(01) =
Prob > chibar2 =

16.15
0.0000

Với p-value kiểm định phương sai sai số thay đổi là 0,000 < α = 0,05. Suy ra, bác bỏ

giả thuyết Ho, chấp nhận giả thuyết H1 ở mức ý nghĩa 5% cho thấy tồn tại hiện tượng
phương sai thay đổi trong mơ hình.
c. Hiện tượng tự tương quan
Nếu xuất hiện hiện tượng tự tương quan thì giả thuyết mơ hình hồi qui tuyến tính cổ
điển Gauss (CLRM) sẽ bị vi phạm. Cho nên cần kiểm định lại để xem xét mơ hình
REM nêu trên có phù hợp hay khơng.
Giả thút Ho: Mơ hình khơng có hiện tượng tự tương quan
Giả thút H1: Mơ hình có hiện tượng tự tương quan
. xtserial IF BD lnGDP M2 lnEXCH
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
H0: no first-order autocorrelation
F( 1,
8) =
6.775
Prob > F =
0.0315

P-value của kiểm định tự tương quan bằng 0,0315 < α = 0,05 nên bác bỏ giả thuyết
Ho, chấp nhận giải thuyết H1 với mức ý nghĩa 5% mơ hình tồn tại tự tương quan.
Kết luận: Tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mơ hình ở mức ý nghĩa 5%.
d. Khắc phục lỗi của mơ hình
Nghiên cứu này tiến hành hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS với
lệnh xtgls, thêm lựa chọn panels(h) nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay
đổi và lựa chọn corr(ar1) nhằm khắc phục hiện tượng tự tương quan trong mơ hình.


Bảng 2.8: Kết quả mơ hình FGLS
Biến
BD
lnGDP

M2
lnEXCH
Cons
Wald Chi2
Prob > Chi2

Hệ số hồi quy
0.645
-2.589
-0.0215
-0.199
29.00
72.85
0.000

P-value
0.000
0.000
0.121
0.278
0.000

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu thu thập với cỡ mẫu gồm 144 quan sát của 9
quốc gia trong giai đoạn 2005 - 2020 (Phụ lục mục 7).

2.1.5 Mơ hình hồi quy hồn chỉnh
Kết luận: Mơ hình hồi quy tìm thấy bằng chứng cho thấy các biến độc lập thâm hụt
ngân sách BD và tăng trưởng kinh tế GDP có tác động đến lạm phát IF và có ý nghĩa
thống kê. Trong mơ hình REM hay ước lượng FGLS đều đưa ra kết quả kiểm định
giống nhau khi xem xét tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mơ

hình.
Mơ hình hồi quy hồn chỉnh:
IF=29 + 0.645*BD – 2.589*lnGDP

Ở mức ý nghĩa 1%, các biến độc lập giải thích được 46.44% sự thay đổi của biến phụ
thuộc.
Đối với biến thâm hụt ngân sách Nhà nước BD, tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống
kê, với mức ý nghĩa 1%. Tác động này là tác động cùng chiều đến lạm phát. Với hệ số
hồi quy là 0.615 cho thấy khi thâm hụt tăng lên 1% thì chỉ số lạm phát tăng lên
0.615%. Kết quả này làm củng cố thêm bằng chứng cho các nghiên cứu trước đây về
mối tương quan cùng chiều giữa thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát.
Đối với biến GDP bình quân , tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa 1%. Tác động này là tác động ngược chiều đến lạm phát. Với hệ số hồi quy là 2.589 cho thấy khi GDP bình quân của quốc gia tằn lên 1% thì chỉ số lạm phát giảm đi
0.02589 đơn vị.
Đối với biến cung tiền M2, do hạn chế về số liệu, nghiên cứu khơng tìm thấy bằng
chứng có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ cung tiền đến lạm phát.
Đối với biến EXCH, do hạn chế về số liệu, nghiên cứu khơng tìm thấy bằng chứng có
ý nghĩa thống kê của tỷ giá hối đoái đến lạm phát.
2.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu
2.2.1 Hạn chế của đề tài
Mặc dù, bài nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp ước lượng để có thể đưa ra kết
quả đáng tin cậy và phù hợp tuy nhiên cũng không thể tránh được các hạn chế sau đây:



×