Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Về mối quan hệ giữa các quy định về chuyển quyền sử dụng đất của Luật đất đai và Bộ luật dân sự " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.79 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 47


Nguyễn Quang Tuyến *
uật đất đai năm 1993 đợc Quốc hội
khoá IX, kì họp thứ 3 thông qua ngày
14/07/1993 và có hiệu lực thi hành từ ngày
15/10/1993. Một trong những nội dung cơ
bản của đạo luật này là mở rộng các quyền
cho ngời sử dụng đất. Lần đầu tiên, pháp
luật đất đai ở nớc ta cho phép ngời sử dụng
đất đợc chuyển quyền sử dụng trong thời
hạn giao đất nhằm tạo điều kiện cho ngời sử
dụng đất tiếp cận với cơ chế thị trờng, đa
quyền sử dụng đất tham gia vào lu thông
dân sự phù hợp với đòi hỏi của công tác quản
lí và sử dụng đất đai trong cơ chế thị trờng.
Tuy nhiên, trên thực tế để cho các giao dịch
về chuyển quyền sử dụng đất đợc thực hiện
thuận lợi và luôn nằm trong quỹ đạo kiểm
soát của Nhà nớc thì cần phải xây dựng
hành lang pháp lí cho các quyền sử dụng
đất khi tham gia vào cơ chế thị trờng. Phúc
đáp các đòi hỏi này, Bộ luật dân sự (BLDS)
ra đời năm 1995 đ dành hẳn một phần -
Phần thứ năm - quy định về chuyển quyền
sử dụng đất (từ Điều 690 đến Điều 744).
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn


trao đổi một vài suy nghĩ về mối quan hệ
giữa các quy định của hai đạo luật này về
chuyển quyền sử dụng đất.
1. Cơ sở của mối quan hệ giữa các quy
định của Luật đất đai và Bộ luật dân sự về
chuyển quyền sử dụng đất
Nghiên cứu nội dung các quy định của
Luật đất đai và Bộ luật dân sự, chúng ta nhận
thấy giữa hai đạo luật này có mối quan hệ với
nhau khi đề cập vấn đề chuyển quyền sử dụng
đất. Sở dĩ, chúng có mối quan hệ là do các lí
do sau đây:
Thứ nhất, theo phong tục, tập quán truyền
thống của ngời dân trong cuộc sống thì việc
sử dụng đất luôn luôn gắn liền với các tài sản
trên đất nh nhà ở, vật kiến trúc khác, cây
cối. Theo quy định của Bộ luật dân sự thì đất
đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với
đất đai là bất động sản - tài sản (khoản 1 Điều
181 BLDS). Do đó, khi chuyển nhợng nhà ở
và các tài sản khác trên đất bao giờ cũng đi liền
với chuyển nhợng quyền sử dụng đất đai.
Thứ hai, dới góc độ lí luận xét về bản
chất thì quyền sử dụng đất là loại quyền tài
sản, vì:
- Gắn liền với chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự là hộ gia đình, cá nhân.
- Gắn liền với loại tài sản đặc biệt là đất
L



* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trờng đại học luật Hà Nội



nghiên cứu - trao đổi
48 - Tạp chí luật học

đai (quan hệ về tài sản).
- Ngời sử dụng có một số quyền năng
nhất định đối với đất đợc giao (quyền chiếm
hữu, sử dụng và các quyền năng khác).
Thứ ba, theo quy định của Bộ luật dân sự
thì hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp
luật dân sự trong hoạt động sản xuất nông,
lâm, ng nghiệp và trong một số lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định.
Tài sản chung của hộ gia đình đợc sử dụng
trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ng
nghiệp bao gồm: Vốn, công nghệ, đất đai và
các t liệu sản xuất khác Điều 118 BLDS
quy định: Quyền sử dụng đất hợp pháp
của hộ gia đình đợc xác định là tài sản
chung của hộ .
Thứ t, về địa vị pháp lí, các chủ thể thực
hiện việc chuyển quyền sử dụng đất là những
pháp nhân (tổ chức), hộ gia đình và cá nhân.
Đây là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự.
Các chủ thể này có các quyền và nghĩa vụ của

ngời sử dụng đất đợc quy định tại Điều 73
và Điều 79 Luật đất đai năm 1993.
Thứ năm, xét về tính chất của mối quan
hệ giữa các chủ thể sử dụng đất khi chuyển
quyền sử dụng đất. Đây là mối quan hệ đợc
xác lập theo chiều ngang giữa những ngời
sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng
đất. Các quan hệ về chuyển quyền sử dụng
đất này đợc xác lập dựa trên cơ sở bình
đẳng, tự nguyện, thoả thuận. Mặt khác, ở đây
cũng cần lu ý đến điểm chung là các chủ thể
sử dụng đất muốn xác lập đợc mối quan hệ
theo chiều ngang với nhau thì trớc tiên họ
phải đợc Nhà nớc giao đất cho để sử dụng.
Thứ sáu, xét về mục đích chuyển quyền
sử dụng đất thì việc chuyển quyền sử dụng
đất nhằm mục đích thuận tiện cho sản xuất và
đời sống, đảm bảo sử dụng đất đúng mục
đích, chứ không nhằm mục đích kinh doanh
kiếm lời. Mặt khác, các quyền năng của
chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm:
Chuyển đổi, chuyển nhợng, cho thuê, thừa
kế, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn
bằng giá trị quyền sử dụng đất đều là các
quyền về tài sản, xét về bản chất đây là các
quan hệ dân sự đợc thực hiện trên cơ sở
thoả thuận giữa các bên.
Thứ bảy, trong nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị
trờng, dới tác động của các quy luật khách

quan của thị trờng thì các quan hệ đất đai
không chỉ đóng khung trong quan hệ hành
chính đơn thuần giữa Nhà nớc và ngời sử
dụng đất mà còn bao gồm các quan hệ đất đai
mang tính chất kinh tế - dân sự giữa những
ngời sử dụng đất với nhau. Nhà nớc muốn
quản lí đất đai có hiệu quả trong cơ chế mới
thì không chỉ quản lí bằng các biện pháp
hành chính mà còn phải quản lí bằng các biện
pháp kinh tế, dân sự. Mặt khác, việc hình
thành thị trờng bất động sản đất đai thông
qua các giao dịch về chuyển quyền sử dụng
đất là đòi hỏi tất yếu, khách quan của bất kì
nền kinh tế thị trờng nào, nhằm bảo đảm
quyền tự do kinh doanh và quyền tự do c trú
của mỗi cá nhân - công dân.
2. Tính độc lập trong mối quan hệ
giữa các quy định của Luật đất đai và Bộ
luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất
Mặc dù giữa các quy định của Luật đất
đai và Bộ luật dân sự về chuyển quyền sử
dụng đất có mối quan hệ với nhau nh đ
phân tích ở phần trên nhng giữa chúng lại có
tính độc lập nhất định. Điều này đợc thể
hiện ở những điểm sau đây:


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 49


Cơ sở để xây dựng các quy định về
chuyển quyền sử dụng đất của Luật đất đai
dựa trên nguyên tắc: Đất đai thuộc sở hữu
toàn dân do Nhà nớc thống nhất quản lí.
Nhà nớc giao đất cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Ngời
sử dụng đất đợc chuyển quyền sử dụng đất
trong thời hạn giao đất và sử dụng đúng mục
đích đất đợc giao, nên các quy định về
chuyển quyền sử dụng đất của Luật đất đai là
các quy định nhằm phục vụ cho việc quản lí
đất, điều chỉnh mối quan hệ giữa Nhà nớc
(chủ thể sở hữu và quản lí đất đai) với ngời
sử dụng đất (chủ thể sử dụng đất). Đây là mối
quan hệ hành chính, theo chiều dọc. Do đó,
các quy định về chuyển quyền sử dụng đất
của Luật đất đai chủ yếu đề cập đối tợng,
điều kiện, trình tự và thủ tục chuyển quyền sử
dụng đất, trách nhiệm của các cơ quan quản lí
nhà nớc về đất đai trong việc quản lí, giám
sát các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất
và quyết định cho phép hay không cho phép
ngời sử dụng đất đợc chuyển quyền sử
dụng đất? Mối quan hệ giữa Nhà nớc và
ngời sử dụng đất đợc điều chỉnh bởi
phơng pháp quyền uy - mệnh lệnh. Ngời sử
dụng đất thực hiện việc chuyển quyền sử
dụng đất sau khi xin phép và đợc sự đồng ý
của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền.
Trong Bộ luật dân sự, các quy định về

chuyển quyền sử dụng đất tập trung vào mối
quan hệ theo chiều ngang giữa những ngời
sử dụng đất với nhau (đây là các quyền về tài
sản). Các quy định về chuyển quyền sử dụng
đất của Bộ luật dân sự chủ yếu đề cập chủ
thể, hình thức, nội dung của các hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ
của các bên và hậu quả pháp lí của các giao
dịch chuyển quyền sử dụng đất.
Mối quan hệ giữa những ngời sử dụng
đất với nhau đợc xác lập dựa trên cơ sở tự
nguyện và đợc điều chỉnh bằng phơng pháp
bình đẳng - thoả thuận. Tất nhiên, mối quan
hệ theo chiều ngang giữa những ngời sử
dụng đất với nhau chỉ đợc xác lập khi họ
đợc Nhà nớc giao đất hoặc cho thuê đất để
sử dụng (tức là khi họ đ có quyền sử dụng
đất hợp pháp). Điều này đợc thể hiện bằng
việc ngời sử dụng đất đợc cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Do đó, pháp luật
quy định chỉ những ngời đợc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất mới đợc phép
chuyển quyền sử dụng đất nên các quy định
về chuyển quyền sử dụng đất của Bộ luật dân
sự bao giờ cũng nhấn mạnh là những thoả
thuận này phải phù hợp với quy định của
pháp luật đất đai.
3. Một số điểm bất cập giữa các quy
định về chuyển quyền sử dụng đất của
Luật đất đai và Bộ luật dân sự

Bộ luật dân sự đợc Quốc hội Khoá IX
thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ
ngày 01/07/1996, tính đến nay đ qua gần 6
năm thi hành. Cũng trong thời gian đó, Luật
đất đai năm 1993 đ hai lần sửa đổi, bổ sung
một số điều vào các năm 1998 và năm 2001.
Do đó, giữa các quy định của Luật đất đai và
Bộ luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất
hiện nay có một số điểm bất cập. Những bất
cập này thể hiện ở một số điểm sau đây:
Thứ nhất, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật đất đai năm 1998 đ mở rộng
đối tợng sử dụng đất đợc chuyển quyền
sử dụng đất: Không chỉ là hộ gia đình, cá
nhân, mà còn cả các tổ chức sử dụng đất.
Trong khi đó, Bộ luật dân sự vẫn chỉ có các
quy định về chuyển quyền sử dụng đất của
hộ gia đình, cá nhân.


nghiên cứu - trao đổi
50 - Tạp chí luật học

Thứ hai, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật đất đai năm 2001 có bổ sung
thêm Điều 78g. Theo đó mở rộng phạm vi
nhận thế chấp giá trị quyền sử dụng đất của
ngời sử dụng. Cụ thể: Tổ chức kinh tế, hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất có quyền thế
chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định

của Luật đất đai, thì đợc thế chấp hoặc bảo
lnh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tài sản
thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đó tại
tổ chức tín dụng đợc phép hoạt động tại Việt
Nam (bao gồm ngân hàng nhà nớc, tổ chức
tín dụng Việt Nam, ngân hàng liên doanh và
các chi nhánh ngân hàng nớc ngoài hoạt
động tại Việt Nam). Trong khi đó, các quy
định tại Điều 729 và Điều 730 của Bộ luật dân
sự vẫn chỉ giới hạn cho hộ gia đình, cá nhân thế
chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng Việt
Nam, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà
nớc cho phép thành lập và các tổ chức kinh tế,
cá nhân Việt Nam ở trong nớc.
Thứ ba, về điều kiện chuyển quyền sử
dụng đất: Bộ luật dân sự quy định hộ gia
đình, cá nhân có quyền chuyển quyền sử
dụng đất cho ngời khác khi có đủ bốn điều
kiện quy định tại Điều 693. Một trong bốn
điều kiện này là: Có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất đợc cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất
đai. Trong khi đó, các văn bản hớng dẫn thi
hành Luật đất đai lại quy định: Ngời sử
dụng đất khi thực hiện các quyền của mình
phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền cấp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Tổng
cục quản lí ruộng đất trớc đây hoặc Tổng cục
địa chính phát hành (khoản 1 Điều 3 Nghị

định số 17/1999/NĐ-CP). Nh vậy, theo quy
định này thì hiện nay pháp luật đất đai thừa
nhận không chỉ ngời sử dụng đất đợc cơ
quan nhà nớc có thẩm quyền cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất theo mẫu của Tổng
cục địa chính phát hành (bìa đỏ) mà cả những
ngời sử dụng đất đợc cơ quan nhà nớc có
thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo mẫu do Tổng cục quản lí ruộng
đất trớc đây phát hành (không phải là bìa đỏ)
cũng đợc chuyển quyền sử dụng đất. Vẫn biết
rằng về mặt lí luận, giá trị pháp lí của văn bản
dới luật (nghị định) không thể cao hơn giá
trị pháp lí của văn bản luật (bộ luật). Song
ngời viết vẫn băn khoăn với câu hỏi: Liệu
một trong bốn điều kiện cho phép ngời sử
dụng đất đợc chuyển quyền sử dụng đất là
phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
do cơ quan nhà nớc có thẩm quyền cấp đợc
quy định tại Điều 693 BLDS có bao gồm cả
ngời đợc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất theo mẫu do Tổng cục quản lí ruộng
đất phát hành trớc đây không (không phải là
bìa đỏ) hay chỉ là những ngời đợc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu do
Tổng cục địa chính phát hành? Nếu chỉ
những ngời đợc cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất theo mẫu do Tổng cục địa chính phát
hành mới đợc phép chuyển quyền sử dụng

đất thì quy định này lại cha thống nhất với
quy định tại các văn bản hớng dẫn thi hành
Luật đất đai đợc viện dẫn trên đây.
Thứ t, về vấn đề xử lí quyền sử dụng đất
đ thế chấp: Các văn bản dới luật hớng dẫn
thi hành Luật đất đai, cụ thể là Nghị định số
17/1999/NĐ-CP quy định cách thức xử lí
quyền sử dụng đất đ thế chấp theo hai con
đờng. Đầu tiên, khi bên thế chấp giá trị
quyền sử dụng đất không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp
đồng thế chấp thì quyền sử dụng đất đ thế
chấp đợc xử lí theo thoả thuận trong hợp


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 51

đồng. Trờng hợp không xử lí đợc theo thoả
thuận đ ghi trong hợp đồng thì giải quyết
theo quy định của pháp luật. Mặc dù giá trị
pháp lí của Nghị định số 17/1999/NĐ-CP
thấp hơn giá trị pháp lí của Bộ luật dân sự.
Nhng theo chúng tôi thì cách thức xử lí
quyền sử dụng đất đ thế chấp quy định nh
vậy hợp lí hơn so với quy định tại Điều 737
BLDS. (Điều 737 BLDS chỉ đa ra một cách
thức duy nhất để giải quyết vấn đề này. Đó là
nếu bên thế chấp không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận

thế chấp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nớc
có thẩm quyền tổ chức đấu giá quyền sử dụng
đất để thu hồi vốn và li). Bởi vì, xét về bản
chất, thế chấp quyền sử dụng đất (biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự) là quan
hệ giao dịch dân sự và hình thức của nó là
loại hợp đồng dân sự. Do đó khi bên thế chấp
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nghĩa vụ trả nợ đợc ghi trong hợp đồng thì
trớc tiên phải xử lí theo thoả thuận trong hợp
đồng. Nếu không xử lí đợc theo thoả thuận
đ ghi trong hợp đồng thì mới xử lí theo quy
định của pháp luật, có nh vậy mới phù hợp
với bản chất của thế chấp quyền sử dụng đất,
tôn trọng quyền tự do thoả thuận ý chí của
các bên.
Thứ năm, việc sử dụng thuật ngữ trong các
quy định của Luật đất đai và Bộ luật dân sự về
thế chấp quyền sử dụng đất là không thống
nhất. Bộ luật dân sự sử dụng thuật ngữ thế
chấp quyền sử dụng đất, trong khi đó Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm
1998 và năm 2001 lại sử dụng thuật ngữ thế
chấp giá trị quyền sử dụng đất.
Thứ sáu, Bộ luật dân sự đợc ban hành
năm 1995, khi đó Luật đất đai năm 1993
cha có sự sửa đổi, bổ sung một số điều và
các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền cha
kịp thời ban hành một số văn bản dới luật
nhằm hớng dẫn thi hành Luật đất đai năm

năm 1993. Chính vì vậy, chúng ta cha thấy
rõ đợc một số điểm bất cập trong các quy
định của Bộ luật dân sự và pháp luật đất đai
về chuyển quyền sử dụng đất. Hiện nay, Luật
đất đai năm 1993 đ hai lần đợc sửa đổi, bổ
sung một số điều vào các năm 1998 và 2001
đồng thời các cơ quan nhà nớc có thẩm
quyền đ ban hành hàng loạt các văn bản
dới luật hớng dẫn, thi hành Luật đất đai
năm 1993. Điều này làm bộc lộ rõ những
điểm bất cập giữa các quy định về chuyển
quyền sử dụng đất của Luật đất đai và Bộ luật
dân sự. Một số điều quy định về điều kiện
chuyển đổi, chuyển nhợng, cho thuê, thừa
kế và thế chấp quyền sử dụng đất không cần
thiết quy định trong Bộ luật dân sự. Vì đây là
các quy định về quản lí đất đai đ đợc đề
cập trong Luật đất đai năm 1993. Theo suy
nghĩ của chúng tôi có thể tại thời điểm xây
dựng Bộ luật dân sự, khi mà Luật đất đai năm
1993 mới ban hành, còn thiếu các văn bản
hớng dẫn thi hành nên các quy định của Bộ
luật dân sự về điều kiện chuyển đổi, chuyển
nhợng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền
sử dụng đất là sự bổ sung cần thiết cho Luật
đất đai năm 1993. Nhng nay khi Luật đất
đai đợc sửa đổi, bổ sung một số điều và các
văn bản hớng dẫn thi hành Luật đất đai đợc
ban hành tơng đối đồng bộ, thiết nghĩ không
nên quy định các vấn đề này trong Bộ luật

dân sự.
Thứ bảy, Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật đất đai năm 1998 bổ sung thêm
một quyền năng của ngời sử dụng đất khi
chuyển quyền sử dụng đất là quyền đợc góp


nghiên cứu - trao đổi
52 - Tạp chí luật học

vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác
sản xuất, kinh doanh. Thiết nghĩ vấn đề này cần
đợc bổ sung trong Bộ luật dân sự cho thống nhất
với các quy định của pháp luật đất đai.
4. Một số kiến nghị góp phần khắc
phục những bất cập trong các quy định
của Luật đất đai và Bộ luật dân sự về
chuyển quyền sử dụng đất
Nhằm khắc phục những bất cập trong các
quy định của Luật đất đai và Bộ luật dân sự
về chuyển quyền sử dụng đất, chúng tôi xin
đa ra một số kiến nghị sau đây:
Thứ nhất, Bộ luật dân sự cần bổ sung
những quy định về chuyển quyền sử dụng đất
của tổ chức cho phù hợp với các quy định của
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
đất đai năm 1998 và năm 2001.
Thứ hai, sửa đổi các quy định tại Điều
729 và Điều 730 của Bộ luật dân sự theo
hớng cho phép ngời sử dụng đất đợc

quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất tại
các tổ chức tín dụng đợc phép hoạt động tại
Việt Nam cho phù hợp với quy định của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai
năm 2001 vừa đợc Quốc hội thông qua.
Thứ ba, cần phân biệt rõ phạm vi điều
chỉnh của pháp luật dân sự trong các giao
dịch chuyển quyền sử dụng đất với phạm vi
điều chỉnh của luật đất đai về quyền của
ngời sử dụng đất. Luật dân sự điều chỉnh các
giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, đây là
các giao dịch về quyền tài sản. Các quy định
của luật dân sự đề cập chủ thể, nội dung, hình
thức và hậu quả pháp lí của các giao dịch về
chuyển quyền sử dụng đất. Luật đất đai điều
chỉnh các hành vi chuyển quyền sử dụng đất
trong lĩnh vực quản lí hành chính về đất đai.
Các quy định của Luật đất đai đề cập các điều
kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục chuyển quyền
sử dụng đất.
(1)

Thứ t, cần sử dụng thống nhất thuật ngữ
trong các quy định của Luật đất đai và Bộ
luật dân sự về chuyển quyền sử dụng đất.
Theo chúng tôi nên thống nhất sử dụng thuật
ngữ thế chấp giá trị quyền sử dụng đất. Vì
thuật ngữ này đúng nghĩa hơn so với thuật
ngữ thế chấp quyền sử dụng đất.
Thứ năm, bổ sung vào Điều 737 Bộ luật

dân sự về xử lí quyền sử dụng đất đ thế chấp
quy định: Khi ngời sử dụng đất không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả
nợ theo hợp đồng thế chấp thì quyền sử dụng
đất đ thế chấp đợc xử lí theo thuận đ ghi
trong hợp đồng, trờng hợp không xử lí đợc
theo thoả thuận đ ghi trong hợp đồng thì
giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, trớc mắt cha có điều kiện sửa
đổi, bổ sung Bộ luật dân sự thì Quốc hội cần
ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Bộ luật dân sự. Trong đó, cần bổ sung
một số quy định về chuyển quyền sử dụng đất
cho phù hợp với các quy định của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai
năm 1998 và năm 2001. Đồng thời bỏ các
điều 700, 706, 715, 728, 729, 730 và 740
BLDS quy định về điều kiện chuyển đổi,
chuyển nhợng, cho thuê, thừa kế và thế chấp
quyền sử dụng đất./.

(1).Xem: Một số suy nghĩ quanh các quy định về hợp
đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong BLDS và các
văn bản pháp luật hiện hành - Nguyễn Quang Tuyến,
Tạp chí luật học, số 5 năm 2000.

×