Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá trong Internet " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.79 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 1/2003
35




1. Internet, tên miền và ảnh hởng của
chúng tới vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
Về khía cạnh kĩ thuật, Internet có thể đợc
miêu tả nh là một hệ thống mạng của các
mạng, nơi mà tất cả các máy tính đều có thể
kết nối đợc với nhau để tìm kiếm, trao đổi
thông tin, kinh doanh, quảng cáo sản phẩm
Internet đ, đang và sẽ có nhiều ảnh hởng tới
mọi mặt hoạt động trong đời sống con ngời
trong đó có hoạt động bảo hộ nhn hiệu hàng
hóa (NHHH). Hiện nay, các luật gia trên thế
giới cũng đ tổng kết và thấy đợc rằng thành
tố cơ bản nhất của Internet - hệ thống tên miền
(the Domain Name System-DNS) có những
ảnh hởng rất lớn tới vấn đề bảo hộ NHHH.
Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi phân tích
một số khía cạnh bảo hộ NHHH trên cơ sở
DNS.
Hệ thống DNS thực hiện chức năng trung
tâm của Internet, nó giúp ngời sử dụng
Internet có thể định vị đợc thông tin cần tìm
trên mạng. Mỗi trang thông tin hay mỗi tài liệu


độc lập trên mạng đều phải có địa chỉ để ngời
sử dụng mạng có thể truy cập để lấy thông tin.
ở góc độ kĩ thuật thì địa chỉ này đợc trình bày
theo phơng thức Internet (Internet Protocol-
IP) bao gồm một dy những con số. Chính các
máy chủ trên mạng Internet sẽ truy nhập tới
nơi có thông tin thông qua con số này.
Tuy nhiên, trong thực tiễn sử dụng, ngời
dùng Internet không thể nào truy cập các trang
thông tin theo địa chỉ IP này đợc vì nó thờng
là dy rất dài những con số theo thứ tự không
có quy luật nào. Ví dụ, trang web của WIPO
(tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới) có số IP là
129.91.247.53. Để tạo thuận tiện cho việc truy
cập thông tin trên Internet, ngời ta đ nghĩ ra
cách trình bày địa chỉ truy cập các trang có
thông tin hoặc trang văn bản độc lập theo địa
chỉ Internet (Uniform Resource Locator-URL).
Địa chỉ này bao gồm phơng thức truy cập
thông tin dạng văn bản (Hypertext Transfer
Protocol-http//), vị trí đặt máy tính có thông tin
(thờng là World Wide Wep-www) và sau đó
là tên miền (Domain Name). Về bản chất, tên
miền không phải để thay thế địa chỉ IP mà nó
chỉ là sự trình bày địa chỉ thông tin theo cách
thức dễ nhận biết và ghi nhớ hơn đối với con
ngời. Tên miền của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế
giới là wipo.int. Và nh vậy ngời sử dụng sẽ dễ
ghi nhớ hơn địa chỉ URL của WIPO
() so với việc phải ghi nhớ dy

dài con số IP của nó. DNS ngày nay bao gồm
hàng chục triệu các tên miền nh vậy và mỗi
tuần có bình quân khoảng 21.000 tên miền mới
đợc đăng kí.
(1)

Để ngời sử dụng dễ ghi nhớ, thông
thờng tên miền đợc cơ cấu bao gồm miền
cấp hai (Second-Level Domain-SLD), dấu
chấm và miền cấp một (Top-Level Domain-
TLD). Ví dụ, nếu công ti ABC có tên miền trên
mạng www là ABC.com thì ABC là miền cấp
hai và com là miền cấp một. Miền cấp một có
Ths. Vũ Thị Phơng Lan *
* Giảng viên Khoa luật quốc tế
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
36

Tạp chí luật học số 1/2003

hai loại: Miền cấp một nguồn (Generic Top-
Level Domain-GTLD) và miền cấp một m
quốc gia (Country Code Top-Level Domain-
CCTLD). GTLD có chức năng để chỉ ra thuộc
tính hay ngành nghề của chủ sở hữu tên miền.
Còn CCTLD để chỉ địa điểm hoạt động của
chủ tên miền hoặc quốc tịch của chủ tên miền.

Vì thế có thể thấy về tổng thể, số lợng các
miền cấp một rất hạn chế. CCTLD ứng với số
quốc gia trên thế giới, ví dụ: .vn là Việt
Nam, .jp là Nhật bản. Còn GTLD thì cho đến
nay đ có một số loại phổ biến sau:
- .com dành cho tất cả các tổ chức thơng
mại vì lợi nhuận;
- .edu dành cho các trờng đại học;
- .gov dành cho các cơ quan, tổ chức nhà
nớc;
- .int dành cho các tổ chức quốc tế;
- .mil dành cho các tổ chức quân sự;
- .net cho tất cả mọi ngời có hệ thống hạ
tầng mạng;
- .org dành cho tất cả mọi ngời thuộc mọi
thành phần, thờng là phi lợi nhuận;
Ngoài ra, các GTLD khác cũng đang
đợc hình thành nh .biz .info .name .museum
.coop .aero.
Khác với miền cấp một có số lợng hạn
chế, miền cấp hai có số lợng rất phong phú.
Mỗi chủ sở hữu tên miền đều có thể tự chọn
cho mình miền cấp hai riêng. Trên thực tế, các
chủ sở hữu, đặc biệt là các doanh nghiệp
thờng chọn những dấu hiệu, từ ngữ gần gũi
nhất với mình để làm miền cấp hai. Ví dụ, công
ti ABC có thể chọn ABC làm miền cấp hai
trong tên miền ABC.com, Tổ chức sở hữu trí
tuệ thế giới chọn miền cấp hai của mình là
wipo trong tên miền wipo.int

Qua những đặc điểm trên, có thể nói tên
miền của các doanh nghiệp gần giống nh
NHHH, do vậy Internet và hệ thống tên miền
của nó có những ảnh hởng lớn đến vấn đề bảo
hộ NHHH. Những ảnh hởng đó thể hiện ở hai
khía cạnh chủ yếu sau:
Thứ nhất, Internet ngày càng trở nên phổ
biến và ngày càng đáp ứng một cách hoàn hảo
nhu cầu tạo môi trờng hoạt động mới cho con
ngời nên ngày càng nhiều doanh nghiệp có
nhu cầu đăng kí các dấu hiệu liên quan đến
Internet làm NHHH để phân biệt các sản phẩm
hay dịch vụ của mình, đặc biệt là các doanh
nghiệp có các sản phẩm trực tiếp liên quan đến
mạng Internet.
Thứ hai, vì Internet ngày càng trở thành
môi trờng hoạt động không thể thiếu của các
doanh nghiệp và công cụ để các doanh nghiệp
thể hiện sự tồn tại của mình trên mạng chính là
các tên miền nên các doanh nghiệp thờng có
xu hớng muốn dùng chính NHHH đ đăng kí
của mình làm miền cấp hai (SLD) trong tên
miền. Xu hớng cũng rất phổ biến là các cá
nhân hoặc doanh nghiệp khác lợi dụng điều đó
để đăng kí trớc tên miền có NHHH đ đăng
kí của công ti khác để rồi sau đó hởng lợi bất
chính từ việc đăng kí đó hoặc bán lại tên miền
này cho chính các chủ NHHH đăng kí trong đó.
Các hành vi này bị gọi là nhảy dù mạng
(cybersquatting).

Dới đây chúng ta sẽ so sánh những nội
dung điều chỉnh hai khía cạnh nêu trên về sự
ảnh hởng của Internet đối với việc bảo hộ
NHHH trong pháp luật về NHHH của EU, Mĩ,
Nhật, Việt Nam với các chính sách của WIPO
cũng nh của công ti Internet về số và tên đăng kí.
2. Pháp luật các nớc về giải quyết các
vớng mắc trong bảo hộ NHHH trên Internet
Mới đợc chính thức hình thành và hoạt
động từ những năm đầu của thập kỉ 90 của thế
kỉ XX và phát huy ứng dụng mạnh mẽ trong
lĩnh vực thơng mại trong một vài năm gần
đây, có thể nói vấn đề tác động của Internet


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 1/2003
37

đối với bảo hộ NHHH nói riêng và bảo hộ các
đối tợng sở hữu công nghiệp nói chung vẫn
còn là lĩnh vực rất mới mẻ đối với khoa học
pháp lí của hầu hết các quốc gia. Ngay cả ở
các nớc và khu vực có nền kinh tế phát triển
hàng đầu thế giới nh Nhật Bản và EU thì vấn
đề này cũng mới chỉ đợc đề cập trong các
nghiên cứu khoa học pháp lí chứ cha thể hiện
một cách đầy đủ thành các quy định của pháp
luật. ở Việt Nam vấn đề này lại càng mới mẻ
hơn nữa vì vai trò của Internet đối với nền kinh

tế cha có gì nhiều ngoài trao đổi, thu thập
thông tin hay cung cấp các dịch vụ kết nối
Internet cho ngời sử dụng. Vì thế cũng có thể
nói rằng không những cha đợc đề cập trong
các văn bản pháp luật mà ngay cả trong các tài
liệu nghiên cứu khoa học pháp lí thì vấn đề này
cũng hầu nh cha đợc nhắc tới.
ở Mĩ, hệ thống pháp luật điều chỉnh vấn
đề này có sự phát triển hơn khá nhiều. Có thể
nói, chính ở Mĩ, các hoạt động thực tiễn liên
quan đến Internet, trong đó có các hoạt động
liên quan đến NHHH diễn ra phong phú nhất.
Giá trị các giao dịch kinh doanh diễn ra trên
mạng tại đây hàng năm đ lên tới hàng nghìn tỉ
đô la. Chính vì vậy Luật NHHH năm 1946 của
Mĩ trong một thập kỉ trở lại đây đ sớm có
những sửa đổi liên quan tới việc bảo hộ NHHH
trên Internet và đối với việc đăng kí tên miền.
Quan trọng hơn, Cục sáng chế và NHHH Mĩ
đ có những hớng dẫn quan trọng về việc
đăng kí và bảo hộ các NHHH liên quan đến tên
miền hay Internet. Với thực tiễn nh vậy, các
cơ quan nhà nớc của Mĩ đ sớm thấy đợc
tính chất đa biên của Internet và đ đề nghị
WIPO chủ trì thực hiện các nghiên cứu và đa ra
các đề xuất về việc định hình các chính sách
thống nhất đối với mạng Internet. Một trong
những đề xuất của WIPO đ đợc Công ti Internet
về số và tên đăng kí (Internet Corporation for
Assigned Names and Numbers - ICANN) đa

vào thực tiễn. Công ti này đ ban hành chính
sách thống nhất giải quyết các tranh chấp liên
quan đến tên miền (Uniform Domain Name
Dispute Resolution Policy). Văn bản này đề
cập khá nhiều tới việc bảo hộ NHHH trong quá
trình đăng kí và huỷ bỏ các tên miền trên
Internet.
Nhìn chung, các quy định hiện hành của
pháp luật Mĩ, các nghiên cứu của WIPO và
chính sách thống nhất giải quyết các tranh
chấp liên quan đến tên miền của ICANN về cơ
bản chú trọng vào hai khía cạnh ảnh hởng của
Internet đối với bảo hộ NHHH. Trong đó, pháp
luật Mĩ chú trọng hơn tới khía cạnh thứ nhất
còn WIPO và ICANN lại chú trọng hơn tới
khía cạnh thứ hai.
* Khía cạnh 1: Đăng kí NHHH có dấu
hiệu phổ biến của tên miền
Theo thống kê của Cục sáng chế và NHHH
Mĩ, kể từ khi hệ thống DNS đợc đa vào ứng
dụng, cơ quan này nhận đợc ngày càng nhiều
các đơn xin đăng kí các NHHH mà trong đó có
hàm chứa các dấu hiệu thờng dùng trên
Internet, đặc biệt là các dấu hiệu liên quan đến
địa chỉ internet (URL) và tên miền. Những
NHHH loại này không chỉ là sự quan tâm của
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet mà
còn cả của các doanh nghiệp khác nữa.
Trên cơ sở thực tiễn đó, Cục sáng chế và
NHHH Mĩ đ xác định một số nguyên tắc sau

khi đăng kí các NHHH có hàm chứa các dấu
hiệu Internet:
- Các kí tự bắt đầu của URL là http://www,
TLD là các dấu hiệu không có tính phân biệt vì
đó là những dấu hiệu bắt buộc phải sử dụng
cho mọi hoặc một số lợng lớn các URL khi
ngời sử dụng truy cập Internet. Khi nhìn thấy
chúng ngời sử dụng sẽ cho rằng chúng chỉ có
vai trò trong việc giúp họ định vị địa chỉ thông
tin chứ không phải để phân biệt hàng hoá dịch
vụ. Vì vậy, các nhn hiệu chỉ bao gồm các kí


nghiên cứu - trao đổi
38

Tạp chí luật học số 1/2003

tự này sẽ không có khả năng đăng kí nh một
NHHH cho các dịch vụ đăng kí mạng. Chỉ khi
nào các kí tự này đi kèm với các kí tự khác nh
miền cấp hai (ví dụ: nhn ABC.com) hay hình
vẽ (ví dụ: .COM) thì lúc đó nó sẽ có tính phân
biệt và có thể đợc đăng kí.
- Đối với tên miền, về bản chất nó có chức
năng định vị địa chỉ thông tin chứ không phải
chức năng phân biệt hàng hoá dịch vụ. Nó chỉ
có thể đợc đăng kí bảo hộ NHHH khi nó đợc
sử dụng để làm dấu hiệu phân biệt hàng hoá,
dịch vụ mà thôi. Vì vậy, muốn đăng kí tên

miền làm NHHH, ngời nộp đơn phải giải
trình về việc sử dụng nó. Ngời nộp đơn không
những phải nộp mẫu nhn hiệu mà còn phải
nộp các mẫu khác mà ở đó tên miền đợc sử
dụng (ví dụ: business card - mẫu quảng cáo ).
Ngời xét nghiệm đơn sẽ xác định tính hợp
thức của tên miền trên cơ sở phân tích hoàn
cảnh sử dụng nó. Nếu ngời nộp đơn sử dụng
nó nh là dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ
của mình thì có thể đợc đăng kí. Còn nếu qua
cách sử dụng mà ngời xét nghiệm thấy rằng
tên miền đó chỉ làm chức năng của tên miền
chứ không phải là dấu hiệu phân biệt hàng hoá,
dịch vụ thì tên miền đó sẽ không đợc đăng kí.
Có hai trờng hợp sẽ bị ngời xét nghiệm từ
chối ngay lập tức trên cơ sở này. Thứ nhất, khi
ngời nộp đơn in tên miền đó vào phần địa chỉ
trên một tấm business card ở phần dành cho
địa chỉ và số điện thoại. Thứ hai, khi ngời
nộp đơn đăng kí tên miền làm NHHH (ví dụ
tên ABC.com) cho dịch vụ đặt hàng may
mặc qua mạng nhng trong phần quảng cáo
thì lại nói hy ghé thăm chúng tôi trên
mạng tại www.ABC.com thì cũng sẽ bị từ
chối ngay lập tức.
- Nếu NHHH tên miền chỉ bao gồm miền
cấp một (TLD) và phần kia là họ giả định (ví
dụ: Smith.com) hay thuật ngữ mang tính mô tả
(ví dụ: SOFT.com cho sản phẩm giấy lau mặt)
hay thuật ngữ chung (ví dụ: Bank.com cho

dịch vụ ngân hàng) thì sẽ không có khả năng
đăng kí bởi bản thân .com không có tính
phân biệt và cả họ gia đình hay thuật ngữ mang
tính mô tả hay thuật ngữ chung của ngành
nghề đăng kí cũng vậy.
* Khía cạnh 2: Các hoạt động đăng kí tên
miền ảnh hởng tới quyền NHHH
ở khía cạnh này, mối quan tâm xuất hiện
từ phía các tổ chức và cơ quan quốc tế, ví dụ:
WIPO hay ICANN, chứ không phải từ phía
quốc gia. Bởi vì, WIPO là tổ chức quốc tế
chuyên về lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ còn
ICANN là thiết chế t nhân chuyên về quản lí
và đăng kí tên miền trên Internet. Theo các cơ
quan này thì việc đăng kí tên miền trên
Internet có thể ảnh hởng tới quyền NHHH
của chủ NHHH khi ngời đăng kí có những
hành vi lạm dụng sự đăng kí với ý đồ xấu để
trục lợi là nhảy dù mạng. Đó là những trờng
hợp cụ thể sau:
- Ngời đ đăng kí tên miền hay mua đợc
tên miền từ ngời khác chỉ để nhằm mục đích
bán lại hay cho thuê hoặc chuyển giao bằng
cách khác tên miền đó cho ngời khác hay đối
thủ cạnh tranh của ngời này để lấy một số
tiền vợt quá chi phí đăng kí tên miền theo hoá
đơn đ bỏ ra.
- Ngời đăng kí tên miền để nhằm mục
đích ngăn chặn ngời chủ của NHHH hay
nhn hiệu dịch vụ đăng kí nhn hiệu đó trên

tên miền tơng ứng.
- Ngời đăng kí tên miền giống với NHHH
đ đăng kí của ngời khác chỉ để phá vỡ hoạt
động sản xuất kinh doanh của ngời này với t
cách là đối thủ cạnh tranh.
- Ngời đăng kí tên miền để cố ý thu hút vì
mục đích thu lợi những ngời dùng Internet
vào trang web của mình hay các địa chỉ khác


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số 1/2003
39

trên mạng bằng cách tạo ra sự tơng tự tới mức
gây nhầm lẫn với NHHH hay nhn hiệu dịch
vụ đ đăng kí của ngời khác.
(2)

Trong những trờng hợp nhảy dù mạng
trên đây, việc đăng kí tên miền sẽ bị ICANN
coi là vi phạm quyền NHHH đ đăng kí. Nếu
chủ NHHH đ đăng kí đó có đơn khiếu nại lên
cơ quan đăng kí tên miền tơng ứng thì tên
miền sẽ bị rút khỏi ngời đăng kí cũ và chuyển
sang cho ngời chủ NHHH đ đăng kí theo
yêu cầu của ngời này.
WIPO còn đi xa hơn nữa trong vấn đề bảo
hộ NHHH khi đăng kí tên miền. Trong các
nghiên cứu của mình WIPO còn đa ra đề xuất

bảo hộ NHHH nổi tiếng ở mức độ cao hơn.
Các trờng hợp cụ thể trên cho thấy khi tên
miền giống hệt NHHH đ đợc đăng kí bảo hộ
chỉ có thể bị coi là vi phạm quyền NHHH của
chủ nhn hiệu đó khi chủ tên miền có ý đồ xấu
để trục lợi. Có nghĩa rằng ngời chủ nhn hiệu
muốn kiện ngời chủ tên miền thì phải chứng
minh đợc ngời chủ tên miền có các hành vi
hoặc thể hiện mục đích thuộc các trờng hợp
cụ thể. Đối với NHHH nổi tiếng, WIPO đ đề
nghị mức bảo hộ cao hơn. Trên cơ sở nhận
định xu hớng đăng kí các NHHH nổi tiếng
dới dạng các tên miền là xu hớng phổ biến
trên Internet và thể hiện rõ ràng mục đích trục
lợi từ sự nổi tiếng của nhn hiệu, WIPO cho
rằng cần phải cấm bất kì ai không phải là chủ
NHHH nổi tiếng đợc đăng kí nhn hiệu đó
làm tên miền bất kể với miền cấp một thế nào.
Ví dụ, nhn hiệu nổi tiếng là Coca-Cola thì
không ai ngoài chủ nhn hiệu có thể đợc cấp
đăng kí tên miền cho nhn đó, cho dù là nhn
Coca-Cola.com hay Coca-cola.net hay Coca-
Cola.org
Ngoài ra, nếu có ngời muốn đăng kí từ
ngữ tơng tự tới mức có thể gây nhầm lẫn với
NHHH nổi tiếng làm tên miền thì WIPO lại đề
xuất phải xem xét hai vấn đề. Thứ nhất là lợi
ích của chủ NHHH nổi tiếng có thể bị ảnh
hởng từ việc đăng kí tên miền đó không. Nếu
lợi ích của chủ nhn hiệu có thể bị ảnh hởng

thì chủ nhn hiệu có thể khiếu nại. Thứ hai là
sau khi chủ nhn hiệu khiếu nại thì ngời chủ
tên miền phải chứng minh đợc rằng việc đăng
kí và sử dụng tên miền nh vậy là có lí do
chính đáng và phù hợp với lợi ích chính đáng
của mình. Nếu chủ tên miền không chứng
minh đợc điều đó thì hành vi đăng kí tên miền
của anh ta cũng sẽ bị coi là dạng nhảy dù
mạng.
(3)

Tuy nhiên, những đề xuất của WIPO trên
đây về mức độ bảo hộ đặc biệt đối với NHHH
nổi tiếng khi tiến hành đăng kí tên miền có thể
sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp dụng trên thực
tiễn, bởi lẽ, môi trờng Internet và thực tiễn rất
khác nhau. Sử dụng NHHH trên thực tiễn dù
sao cũng có ranh giới lnh thổ do đó xác định
mức độ nổi tiếng của NHHH còn có thể làm
đợc. Còn Internet lại mang tính toàn cầu nên
một NHHH đợc công nhận nổi tiếng ở một
hay một vài quốc gia không có nghĩa là nó sẽ
chắc chắn nổi tiếng trên mạng. Ngợc lại,
NHHH của công ti chuyên kinh doanh trên
mạng có thể rất nổi tiếng trên Internet song
ở một số quốc gia nhất định, có thể kể cả tại
quốc gia mà nó đăng kí tên miền lại không
nổi tiếng./.

(1). Theo Báo cáo cuối cùng của WIPO về Quá trình

điều tra tên miền trên Internet (the Final Report of the
WIPO Internet Domain Name Process) ngày
30/4/1999.
(2). Mục 4.b Chính sách thống nhất giải quyết các
tranh chấp liên quan đến tên miền (Uniform Domain
Name Dispute Resolution Policy) ban hành ngày
24/10/1999 bởi ICANN, tr.55 Báo cáo của WIPO năm
1999.
(3). Báo cáo của WIPO năm 1999, tr.8.

×