Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kinh tế vĩ mô về vấn đề thất nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.17 KB, 14 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
---------------------------------------

TIỂU LUẬN:KINH TẾ VĨ MÔ
Đề bài : “Thất nghiệp, các biện pháp giảm thất nghiệp? liên hệ với
thực tiễn hiện nay”

Họ tên sinh viên:
Lớp:
MSV:
Giáo viên hướng dẫn:


MỤC LỤC
A.LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................1
B.PHẦN NỘI DUNG...............................................................................................2
I.KHÁI NIỆM VỀ THẤT NGHIỆP...................................................................2
1.1.Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp.....................................................2
1.2.Ảnh hưởng của thất nghiệp..........................................................................2
1.2.1.Lợi ích của thất nghiệp.............................................................................2
1.2.2.Tác hại của thất nghiệp.............................................................................3
1.3. Phân loại thất nghiệp...................................................................................3
1.3.1.Theo nguồn gốc thất nghiệp......................................................................3
1.3.2.Theo sự tự nguyện.....................................................................................4
1.3.3.Tỉ lệ thất nghiệp........................................................................................4
II.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY. .4
III.NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM.................................8
3.1.Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu:....................................8
3.2.Nếp nghĩ có lâu trong thanh niên:...............................................................8
3.3.Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp:............................................8


IV.CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC..................9
C.KẾT LUẬN.........................................................................................................12


A.LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển
rực rỡ trên nhiều lĩnh vực về mặt kinh tế, chính trị, xã hội…. Tuy nhiên,đằng sau
những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có khơng ít vấn đề mà Đảng và nhà
nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp… Nhưng có lẽ vấn
đề được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghiệp.
Thất nghiệp, đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ một quốc gia nào
dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp. Đó là
vấn đề khơng tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà
thơi.Và để làm rõ hơn vấn đề đó em lựa chọn chủ đề tiểu luận: “Thất nghiệp, các
biện pháp giảm thất nghiệp? liên hệ với thực tiễn hiện nay”.

1


B.PHẦN NỘI DUNG
I.KHÁI NIỆM VỀ THẤT NGHIỆP
1.1.Các khái niệm liên quan đến thất nghiệp
Những người trong độ tuổi lao động là những người ở trong độ tuổi có nghĩa
vụ và quyền lợi lao động ghi trong Hiến pháp.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc
chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.
Người có việc là những người đang làm cho những cơ sở kinh tế, văn hóa, xã
hơi,…
Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn
và đang tìm việc làm.

Ngồi những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi
lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm
người đi học, nội trợ gia đình, những người khơng có khả năng lao động do ốm đau
bệnh tật,… và một bộ phận khơng muốn tìm kiếm việc làm với những lí do khác
nhau.
1.2.Ảnh hưởng của thất nghiệp
1.2.1.Lợi ích của thất nghiệp
Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm cơng việc ưng ý và phù hợp
với nguyện vọng và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn
và góp phần làm tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả.

2


1.2.2.Tác hại của thất nghiệp
Hao phí nguồn lực xã hội: con người và máy móc. Quy luật Okun áp dụng
cho nền kinh tế Mỹ nói rằng 1% thất nghiệp chu kỳ làm sản lượng giảm 2,5% so
với mức sản lượng tiềm năng (xuống dưới mức tự nhiên).
Công nhân tuyệt vọng khi khơng thể có việc làm sau một thời gian dài.
Khủng hoảng gia đình do khơng có thu nhập.
Cá nhân thất nghiệp bị mất tiền lương và nhận trợ cấp thất nghiệp.
Chính phủ mất thu nhập từ thuế và phải trả thêm trợ cấp.
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp –
các nguồn lực con người khơng được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản
phẩm và dịch vụ.
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất

theo quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ khơng có
người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm.
Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều
việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Các doanh nghiệp bị giảm lợi nhuận.
1.3. Phân loại thất nghiệp
1.3.1.Theo nguồn gốc thất nghiệp

Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi có một số người lao động trong
thời gian tìm kiếm cơng việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý
muốn riêng, hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm
kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm… Một xã hội trong bất kỳ thời điểm
nào đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô số
lượng và thời gian thất nghiệp.


Thất nghiệp cơ cấu xảy ra: khi có sự mất cân đối cung cầu giữa

các thị trường lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,… ) loại này gắn
3


liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các
thị trường lao động. Khi sự lao động này là mạnh và kéo dài, nạn thất
nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn.


Thất nghiệp do thiếu cầu. Do sự suy giảm tổng cầu. Loại này

còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn

liền với thơì kỳ suy thối của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở khắp mọi nơi
mọi ngành mọi nghề.


Thất nghiệp do yếu tố ngồi thị trường. Nó xảy ra khi tiền lương

được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân
bằng thực tế của thị trường lao động.
1.3.2.Theo sự tự nguyện

Thất nghiệp tự nguyện là 1 bộ phận người lao động không làm
việc do việc làm và mức lương không phù hợp với mong muốn của họ.


Thất nghiệp không tự nguyện là bộ phận người khơng có việc

làm mặc dù đã chấp nhận làm việc với mức lương hiện tại.
1.3.3.Tỉ lệ thất nghiệp
Tỉ lệ thất nghiệp là tỉ lệ phần trăm số người thất nghiệp so với tổng số
người trong lực lượng lao động. Tỉ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát
tình trạng thất nghiệp của một quốc gia.
II.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY
Tổng cục Thống kê cho biết tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng trong
quý II do tác động bởi dịch Covid-19, song tính chung 6 tháng đầu năm số lao động
có việc làm vẫn tiếp tục tăng.
Cụ thể theo Tổng cục Thống kê, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở một
số địa phương nên tình hình lao động, việc làm quý II/2021 chịu ảnh hưởng, lao
động đang làm việc trong nền kinh tế giảm so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và
thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều tăng.
4



Số liệu công bố cho thấy, số lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc
quý II/2021 giảm 65 nghìn người so với quý trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
lao động tăng 0,2 điểm phần trăm; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng
0,4 điểm phần trăm. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc 6 tháng đầu năm 2021
tăng 788,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi
lao động giảm 0,07 điểm phần trăm; thu nhập của lao động làm cơng hưởng lương
tăng 281,7 nghìn đồng.
Tuy nhiên, tính chung 6 tháng đầu năm 2021, lao động đang làm việc trong
nền kinh tế vẫn tăng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động giảm và thu nhập của người làm công hưởng lương tăng.
Về số lượng hiện hành, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước q
II/2021 ước tính là 51,1 triệu người, tăng 44,7 nghìn người so với quý trước và tăng
1,7 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên là 51 triệu người, tăng 737,7 nghìn người so với cùng kỳ
năm 2020. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động 6 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt
68,6%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động quý II/2021 ước tính là 45,1 triệu
người, giảm 50,2 nghìn người so với quý trước và tăng 823,6 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước, trong đó, lao động nam 24,9 triệu người, chiếm 55,2% tổng số
và lao động nữ 20,2 triệu người, chiếm 44,8%; lao động khu vực thành thị là 16,9
triệu người, chiếm 37,6% và khu vực nông thôn là 28,2 triệu người, chiếm 62,4%.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là
45,2 triệu người, giảm 90,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.
Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc quý II/2021 ước tính 49,8 triệu
người, bao gồm 13,8 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
5



sản, chiếm 27,6% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 16,6 triệu người,
chiếm 33,4%; khu vực dịch vụ 19,4 triệu người, chiếm 39%. Tính chung 6 tháng
đầu năm 2021, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 49,9 triệu người, bao gồm
13,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm
27,9% tổng số, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây
dựng 16,4 triệu người, chiếm 32,8%, tăng 0,5%; khu vực dịch vụ 19,6 triệu người,
chiếm 39,3%, tăng 2,4%.
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước 6 tháng đầu năm ước tính là 2,30%, (quý I
là 2,19%; quý II là 2,40%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,07%;
khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng
đầu năm ước tính là 2,52% (quý I là 2,42%; quý II là 2,62%), trong đó tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị là 3,28%; khu vực nông thôn là 2,07%. Tỷ lệ thất nghiệp
của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng ước tính là 7,45%, trong đó khu vực thành
thị là 9,97%; khu vực nơng thơn là 6,22%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi quý I/2021 là 2,20%; quý II
là 2,60%. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi ước tính là 2,58%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là
2,64%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,54% (tỷ lệ thiếu việc làm 6
tháng đầu năm 2020 tương ứng là 2,33%; 1,70%; 2,65%).
Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngồi hộ nơng, lâm nghiệp, thủy
sản quý I/2021 là 57,1%; quý II ước tính là 57,4%. Tính chung 6 tháng đầu năm
2021, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức ngồi hộ nơng, lâm nghiệp, thủy
sản ước tính là 57,2%. Tỷ lệ này tính riêng trong khu vực thành thị 6 tháng đầu
năm 2021 là 48,5% và trong khu vực nông thôn là 64,5% (6 tháng đầu năm 2020
tương ứng là 55,5%; 47,3%; 62,1%).
6


Thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng hưởng lương trong quý II/
2021 là 6,8 triệu đồng/tháng, giảm 410,8 nghìn đồng so với quý trước và tăng 454,6

nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập của lao động nam là 7,3
triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,2 triệu đồng/tháng. Tính chung 6 tháng đầu năm,
thu nhập bình qn tháng của lao động làm cơng hưởng lương là 7 triệu
đồng/tháng, tăng 281,7 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.
Những con số thống kê về tình hình lao động, việc làm quý II/2021 đã phản
ánh những khó khăn và biến động của nền kinh tế nói chung và thị trường lao động
Việt Nam nói riêng trong thời gian qua.
Trước tình hình đó, Tổng cục Thống kê đề xuất một số giải pháp nhằm tháo
gỡ khó khăn cho thị trường lao động trong bối cảnh đại dịch vẫn cịn diễn biến khó
lường. Cụ thể, tiếp tục thực hiện kiên định mục tiêu kép, vừa quyết liệt phịng
chống dịch hiệu quả, vừa tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người
lao động; Đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng, đặc
biệt, ưu tiên cho các lao động tuyến đầu, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế
xuất để duy trì sản xuất, ngăn chặn tình trạng đứt gãy chuỗi giá trị sản xuất tồn
cầu.
Chủ động và tích cực triển khai hiệu quả 12 chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Ưu tiên chú trọng
thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc
không lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng và hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho
người lao động.
Tập trung hỗ trợ nhiều hơn đến đối tượng yếu thế trong xã hội (công nhân,
buôn bán nhỏ, lao động phi chính thức…) vì đây là những đối tượng dễ bị tổn
thương khi việc thực hiện giãn cách xã hội, bằng những hỗ trợ thiết thực; để giảm
thiểu những tác động tiêu cực về mặt xã hội như tệ nạn xã hội, trộm cắp.
7


III.NGUYÊN NHÂN THẤT NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
3.1.Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu:
Suy giảm kinh tế tồn cầu khiến cho nhiều xí nghiệp nhà máy phải thu hẹp

sản xuất, thậm chí phải đóng cửa do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được. Chất
lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cịn thấp khơng sánh kịp với các sản
phẩm chất lượng cao của các quốc gia có trình độ phát triển cao. Chính vì vậy mà
các doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn lao động dẫn đến lao động mất việc làm.
Đây là nguyên nhân chủ yếu, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào đầu
tư và xuất khẩu nên khi kinh tế toàn cầu bị suy giảm thì nền kinh tế Việt Nam bị
ảnh hưởng rất lớn và hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ tăng cao.
3.2.Nếp nghĩ có lâu trong thanh niên:
Với thói quen học để “làm thầy” chứ khơng ai muốn mình “làm thợ”, hay
thích làm việc cho nhà nước mà khơng thích làm việc cho tư nhân. Với lý do này,
nhu cầu xã hội không thể đáp ứng hết yêu cầu của lao động, điều này là thiếu thực
tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và nhu cầu của xã hội.
Một bộ phận lao động trẻ lại muốn tìm đúng cơng việc mình u thích mặc
dù các cơng việc khác tốt hơn nhiều, dẫn đến tình trạng những ngành cần lao động
thì lại thiếu lao động, trong khi đó lại thừa lao động ở các ngành khơng cần nhiều
lao động.
3.3.Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp:
Kinh tế Việt Nam từng bước áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên
tiến trên thế giới nên địi hỏi một đội ngũ lao động có trình độ chun mơn cao,
thành thạo tay nghề.
Trong khi đó đội ngũ lao động ở nước ta chỉ một số ít lao động có trình độ,
tay nghề. Tác phong cơng nghiệp của lực lượng lao động nước ta cịn non yếu,thiếu
tính chun nghiệp; trong khi nền kinh tế đòi hỏi một đội ngũ lao động năng động.
8


IV.CÁCH THỨC GIẢI QUYẾT VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Tăng nguồn vốn đầu tư (chủ yếu lấy từ dự trữ quốc gia,vay nước ngoài) đẩy
nhanh tiến bộ xây dựng cơ sở hạ tầng,làm thuỷ lợi,thuỷ điện,giao thông… nhằm tạo
việc làm mới cho lao động mất việc làm ở khu vực sản xuất kinh doanh,nới lỏng

các chính sách tài chính,cải cách thủ tục hành chính nhằm thu hút vốn đầu tư của
nước ngoài tạo việc làm mới cho người lao động.
Bên cạnh đó chúng ta phải khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, cho các doanh nghiệp vay vốn để mua sắm trang thiết bị sản xuất, mở rộng
quy mô sản xuất.
Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm. Xã hội hoá
và nâng cao chất lượng đào tạo hệ thống đào tạo dạy nghề
Khuyến khích sử dụng lao động nữ. Khuyến khích sử lao động là người tàn
tật. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn tật.
Chính sách bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội. Hỗ trợ một phần kinh phí
đào tạo cho lao động thuộc diện chính sách ưu đãi, lao động thuộc đối tượng yếu
thế.
Tập chung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi
do các đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia
đình và cơng cộng.
*Đối với tình hình covid hiện nay:
Tác động của đại dịch Covid -19 đã làm cho lao động gặp nhiều khó khăn
hơn trong việc tham gia thị trường lao động và đóng góp trong chuỗi sản xuất hàng
hóa và dịch vụ. Đến nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận
trong thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa khôi phục, phát triển kinh tế. Đại
dịch Covid -19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, với nhiều nguy cơ bùng nổ
làn sóng dịch tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lao
9


động, việc làm và thu nhập của người lao động.Các nhà máy phục vụ thị trường nội
địa đang phải cắt giảm thời giờ làm việc của người lao động, đề nghị giảm mức
lương hay tạm dừng mọi hoạt động sản xuất và cho người lao động nghỉ việc. Lao
động và làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đối mặt với sự sụt giảm
nghiêm trọng về số giờ làm việc, tạm dừng hợp đồng, cắt giảm lương và sa thải. Để

hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phục hồi sản xuất góp phần cải thiện tình hình
lao động việc làm, cần thực hiện một số giải pháp:
Một là, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp,
nhất là về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người
lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch
Covid -19, nhanh chóng khơi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính
sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt
hại nặng nề do đại dịch Covid -19 trong năm 2021. Đồng thời, nghiên cứu để xây
dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và
lao động khơng có trình độ chuyên môn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó
lường của đại dịch Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc
sống.
Hai là, đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế (theo nghị quyết
42/NQ-CP) của tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch
Covid -19 như ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ
lưu trú và ăn uống; vận tải… Bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, đào tạo
nguồn nhân lực phù hợp với xu thế mới. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ
trợ an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho người lao động sớm quay
trở lại thị trường, bảo đảm đủ lực lượng lao động khi bước vào giai đoạn tăng
cường sản xuất, kinh doanh sau dịch. Tập trung hỗ trợ người sử dụng lao động đào
tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng yêu cầu mới; đẩy mạnh kết nối cung, cầu
10


lao động trong nước, gắn với thị trường lao động quốc tế. Đồng thời cũng hỗ trợ
các nhóm lao động, bao gồm lao động chính thức và phi chính thức trong các
doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (dân doanh, tư nhân/tổ hợp tác/hợp
tác xã). Ngoài ra có thể xem xét và xây dựng các gói hỗ trợ đặc thù cho các nhóm
lao động yếu thế (phụ nữ, lao động khơng có trình độ chun mơn, lao động ở khu

vực kinh tế phi chính thức) để giúp họ có thể có cơ hội tìm kiếm được việc làm tạo
thu nhập để có được sự đảm bảo có được một phần tài chính để giúp bản thân họ và
gia đình họ vượt qua được thời điểm khó khăn chung của toàn đất nước do tác động
của dịch Covid-19.
Ba là, doanh nghiệp và người lao động cần nắm bắt nhu cầu lao động của
nền kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi phương thức sản xuất đáp ứng yêu cầu mới.
Các doanh nghiệp cần thay đổi cách thức sắp xếp công việc để bảo vệ sức khỏe của
người lao động, vì thế có thể có tác động tới sản lượng.

11


C.KẾT LUẬN
Thất nghiệp là một hiện tượng xã hội tồn tại khách quan và gây ra những hậu
quả xấu ngăn cản sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề giải quyết
thất nghiệp là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, giảm bớt thất nghiệp không những
tạo điều kiện để phát triển kinh tế mà cịn thúc đẩy ổn định xã hội.
Một xã hội có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp thấp thì tệ nạn xã hội
sẽ bị đẩy lùi, đời sống nhân dân được nâng cao.

12



×