Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo "Bồi dưỡng năng lực giải quuyết vấn đề - hướng nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.93 KB, 4 trang )



Đào tạo
Tạp chí luật học số 3/2004
69






Ths. Bùi Kim Chi *
hng ti mc tiờu trang b cho
sinh viờn nhng kin thc c bn v
phỏp lut, thc tin phỏp lớ v rốn luyn
k nng thc hnh thỡ vic bi dng cho
sinh viờn lut nng lc gii quyt vn l
mt hng tip cn i mi giỏo dc,
nõng cao cht lng o to c nhõn lut.
Trong thi kỡ hin nay, khi lng
kin thc tng nhanh m qu thi gian
cho hc tp nh trng thỡ hn ch. Vỡ
vy, nu ch hc tp trong thi gian nht
nh cỏc trng chuyờn nghip thỡ cha
ỏp ng c vi tỡnh hỡnh trờn nờn giỏo
dc phi da vo nguyờn tc: "Hc tp
thng xuyờn, sut i". Ngay vi cỏch
hc sut i nh vy, kin thc hc trong
nh trng mc dự ó c la chn "cụ
ng hoỏ" "khỏi quỏt hoỏ" "tớch hp hoỏ"
cho tng xng vi thi gian cng vn


cũn quỏ nhiu.
Mt khỏc, yờu cu ca xó hi i vi
ngi hc thay i rt nhanh do nhng
tin b ca khoa hc - cụng ngh v
nhng thay i ny sinh bi tỏc ng ca
nhng tin b ny vo kinh t, xó hi.
iu ú kộo theo yờu cu sinh viờn lut
cng phi cú nng lc thớch ng khỏ
nhanh vi nhng thay i ú thỡ mi tn
ti v phỏt trin c.
iu ny s c gii quyt khi trong
cuc sng cỏc sinh viờn lut cú nng lc
gii quyt vn ny sinh, thụng thng
trong lnh vc phỏp lut bng cỏch vn
dng nhng kin thc, k nng ó hc,
phỏt huy nhng phm cht o c ó rốn
luyn c trong nh trng.
Nhng hin nay, vic o to c nhõn
lut vn cha chỳ trng ỳng mc ti vic
bi dng nng lc gii quyt vn m
phn ln thi gian vn tp trung vo dy
kin thc sau ny vn dng. Vỡ vy,
ngoi vic tip tc s dng phm trự kin
thc mc thớch hp, vic o to c
nhõn lut nht thit phi cao phng
phỏp dy v hc vi h thng phng
phỏp "gii quyt vn " sinh viờn lut
cú th hỡnh thnh nng lc gii quyt vn
, vn dng trong sut cuc i ngh
nghip ca mỡnh.

1. Nng lc gii quyt vn trong
mc tiờu o to
sinh viờn khi ra trng cú th tham


* Ging viờn Khoa lut hỡnh s
Trng i hc lut H Ni


§µo t¹o
70 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004

gia lao động có hiệu quả trong điều kiện
cuộc sống thay đổi rất nhanh chóng, một
hướng phát triển của giáo dục là xác định
những năng lực cần thiết cần phải hình
thành, coi như những yêu cầu của mục
tiêu đào tạo. Theo kinh nghiệm của một số
nước trên thế giới thì những năng lực then
chốt để tham gia có hiệu quả vào những
mô hình và tổ chức lao động đó là:
- Thu thập, phân tích và tổ chức thông
tin: Năng lực tìm ra nơi có thông tin, chọn
lọc thông tin nhằm lựa ra những cái cần
thiết. Trình bày và đánh giá bản thân
thông tin, nguồn và phương pháp lấy
thông tin đó;
- Truyền bá những ý tưởng và thông
tin: Năng lực truyền bá hiệu quả cho
người khác bằng cách sử dụng hàng loạt

phương tiện diễn đạt bằng lời, viết, đồ thị
và không bằng lời khác;
- Kế hoạch hoá và tổ chức hoạt động:
Năng lực tổ chức kế hoạch hoá và tổ chức
hoạt động bản thân, bao gồm việc sử dụng
tốt thời gian và những nguồn lực, lựa chọn
những việc ưu tiên và theo dõi sự thực
hiện chính;
- Làm việc với người khác và trong
đồng đội: Năng lực có tác động hiệu quả
tới người khác, vừa với từng người vừa
với cả nhóm, bao gồm sự hiểu biết và đáp
ứng những nhu cầu của người khác và
cách làm việc có hiệu quả với tư cách là
một thành viên của đồng đội để đạt được
mục đích chung đã được đề ra.
- Sử dụng những ý tưởng và kĩ thuật
toán học: Năng lực sử dụng những ý
tưởng toán học như về số và không gian,
những kĩ thuật đánh giá và ước lượng
nhằm những mục đích thực tế.
- Giải quyết vấn đề: Năng lực áp dụng
chiến lược giải quyết vấn đề bằng con
đường có mục tiêu, trong một số tình
huống, đòi hỏi tư duy có phê phán và
cách tiếp cận sáng tạo nhằm đạt được một
kết quả.
- Sử dụng công nghệ: Năng lực áp
dụng công nghệ, sử dụng những kĩ năng
cần thiết để vận hành các thiết bị với

những hiểu biết về nguyên tắc khoa học
và công nghệ để khai thác và thích ứng
với sự phát triển.
Như vậy, "giải quyết vấn đề" là một
trong bảy năng lực then chốt cần hình
thành ở con người trong thời đại mới nói
chung và sinh viên đại học luật nói riêng.
2. Một số nét cơ bản về năng lực giải
quyết vấn đề
2.1. Năng lực giải quyết vấn đề đòi hỏi
phải có khả năng
- Khoanh vấn đề;
- Xác định rõ nguồn gốc và nội dung
làm nảy sinh vấn đề;
- Xử lí những ý kiến, tranh luận bằng
những cách thức phù hợp với vấn đề.
Ở đây không chỉ đơn thuần là có khả
năng đáp ứng những vấn đề được nêu ra mà
còn là có khả năng thấy trước những vấn đề
và những giải pháp đáp ứng thích hợp.


§µo t¹o
T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004
71

2.2 Năng lực giải quyết vấn đề
Tập trung vào khả năng áp dụng
những chiến lược giải quyết vấn đề bằng
những con đường có mục tiêu. Trong đó

có vấn đề và những kết quả đều rất rõ
ràng nhưng cũng có vấn đề đòi hỏi cách tư
duy phê phán và cách tiếp cận sáng tạo tạo
để đạt kết quả. Vì vậy, năng lực "giải
quyết vấn đề" thường được thể hiện qua
cả một quá trình. Quá trình này được thực
hiện theo các giai đoạn, những bước có
tính mục đích chuyên biệt. Các giai đoạn
đó là:
- Làm rõ và khoanh vấn đề;
- Hoàn tất việc giải quyết vấn đề một
cách thích hợp;
- Tiên liệu các vấn đề có thể nảy sinh;
- Đánh giá kết quả và quá trình "giải
quyết vấn đề".
3. Phát triển năng lực giải quyết vấn
đề cho sinh viên luật
Phương pháp dạy học "giải quyết vấn
đề" là nấc thang cao của những phương
pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của người học chính là cơ sở đầu tiên để
phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
sinh viên luật. Bởi vì, đặc trưng cơ bản
của phương pháp dạy học "giải quyết vấn
đề" là tình huống có vấn đề - đây là tình
huống chưa có đáp số nhưng đáp số đã
tiềm tàng ở bên trong, tình huống chứa
điều kiện giúp chúng ta tìm ra đáp số đó.
R.L.Rubinxtein nhấn mạnh rằng tư
duy chỉ bắt đầu ở nơi xuất hiện tình huống

có vấn đề. Nói cách khác ở đâu không có
vấn đề thì ở đó không có tư duy. "Tình
huống có vấn đề" luôn luôn chứa đựng nội
dung cần xác định, nhiệm vụ cần giải
quyết, vướng mắc cần tháo gỡ và do vậy
kết quả của việc nghiên cứu và giải quyết
tình huống có vấn đề sẽ là những tri thức
mới hoặc phương thức hoạt động mới với
chủ thể.
Sử dụng phương pháp dạy học "giải
quyết vấn đề" giảm bớt khuynh hướng quá
chú trọng tới lí thuyết, dần dần gắn lí
thuyết cho sát thực tế. Như vậy, nó giúp
cho sinh viên luật nâng cao khả năng ứng
dụng lí thuyết vào thực tiễn.
Phương pháp này sẽ hướng giảng viên
và sinh viên nhìn vấn đề một cách toàn
diện, xem xét vấn đề trong mối liên hệ với
những vấn đề khác để giải quyết vấn đề
một cách tốt nhất. Khi sinh viên phân tích
những tình huống có vấn đề mà giảng viên
đưa ra là dịp để họ có thể đối chiếu thực
tế với các bài giảng về lí thuyết, phát huy
sáng kiến, có suy luận, phân tích và tổng
hợp vấn đề. Từ đó trang bị cho sinh viên
cách giải quyết công việc một cách tích
cực và chủ động, giúp cho sinh viên xây
dựng các kĩ năng phân tích và giải quyết
vấn đề.
Thực tế phương pháp dạy học "giải

quyết vấn đề" đã được một số giảng viên
áp dụng với sinh viên K28 Trường đại học
luật Hà Nội, khoá đầu tiên có 1/3 tổng số
tiết là thảo luận. Chúng tôi chia lớp thảo


§µo t¹o
72 T¹p chÝ luËt häc sè 3/2004

luận ra làm 6 - 7 nhóm, mỗi nhóm tiến
hành phân tích một tình huống hay trả lời
một câu hỏi trước lớp học. Sau đó cả lớp
sẽ tranh luận và cá nhân hay nhóm phải
bảo vệ quan điểm của mình. Chẳng hạn:
Khi tổ chức thảo luận chương IV - các quá
trình nhận thức, giảng viên không nhắc lại
những kiến thức cơ bản đã giảng dạy.
Giảng viên nêu các câu hỏi về mối liên hệ
giữa các quá trình nhận thức hay những
tình huống, bài tập cụ thể để sinh viên vận
dụng những kiến thức cơ bản như định
nghĩa, đặc điểm các quy luật của các quá
trình nhận thức để trả lời các câu hỏi như:
Tại sao nói cảm giác là nguồn duy nhất
của mọi hiểu biết so sánh tri giác và tư
duy, phân tích mối quan hệ giữa nhận
thức cảm tính và nhận thức lí tính
Với cách làm này, sinh viên cả lớp đều
học cách tham gia vào công việc chung
của nhóm, biết sắp xếp các quan điểm và

nhận định của mình để trình bày trước
lớp, chuẩn bị trả lời các ý kiến tranh luận
xung quanh quan điểm của mình.
Phương pháp dạy học giải quyết vấn
đề mà bản chất là giải quyết tình huống có
vấn đề hướng tới mục đích:
- Khuyến khích ý thức chủ động và
sáng tạo của sinh viên, giúp họ sử dụng
những kinh nghiệm và hiểu biết thực tế
của bản thân để giải thích các vấn đề
trong mối liên hệ với các vấn đề khác;
- Phát triển khả năng suy luận và
truyền đạt của sinh viên, tư duy logic của
họ, chính xác hoá sự suy nghĩ đó bằng
những từ ngữ trong sáng, dễ hiểu và phù
hợp với đối tượng, với vấn đề;
- Phát triển ý thức trách nhiệm của
sinh viên đối với những hoạt động chung
của nhóm, của tập thể.
Tóm lại: Năng lực giải quyết vấn đề là
một trong những năng lực cần được hình
thành, bồi dưỡng và phát triển đối với
sinh viên luật. Để có thể hình thành năng
lực này ở sinh viên thì phương pháp dạy
và học với phương pháp "giải quyết vấn
đề" là hướng tiếp cận cần thiết đối với
giảng viên và sinh viên. Ngoài ra, có thể
bồi dưỡng năng lực này từ một môn học,
một giai đoạn học cũng có thể từ một
học phần, từ lí thuyết hay thực hành

nhằm giúp cho sinh viên ra trường có thể
giải quyết tốt những vấn đề thực tiễn pháp
lí nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp
cũng như trong cuộc sống của họ. Mặt
khác, trong tình hình hiện nay dưới sự tác
động của cơ chế thị trường, của quy luật
cạnh tranh thì những tranh chấp pháp lí,
các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực
của đời sống xã hội ngày càng gia tăng,
tính chất ngày càng đa dạng phức tạp thì
năng lực giải quyết vấn đề của cán bộ
pháp lí tương lai là đòi hỏi mang tính
khách quan./.

×