Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.76 KB, 29 trang )

LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã đưa môn học Nhập môn năng lực thông tin
vào giảng dạy cho chúng em. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ môn TS. Trần Thị Thanh Vân và ThS. Nguyễn Thị Kim Lân đã tận tâm truyền
đạt những kiến thức nền tảng và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, những bài học từ
thực tế một cách sâu sắc giúp chúng em nhìn nhận và tiếp cận vấn đề một cách khoa
học, có phương pháp, tư duy; đồng thời, tạo điều kiện giúp đỡ cho các sinh viên có
điều kiện học tập, nghiên cứu thuận lợi nhất. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để chúng em vững bước sau này.
Vì thời gian kiến thức cịn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cơ để chúng em rút kinh nghiệm và hồn
thành tốt hơn. Kính chúc cô luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong
công việc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1


TĨM TẮT
Du lịch sinh thái đang trở thành loại hình du lịch thu hút nhiều khách trong và
ngoài nước với lợi ưu việt trong trách nhiệm với con người, môi trường và thiên nhiên.
Bắc Kạn là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Với những
cảnh quan thiên nhiên đẹp và kì vĩ, việc tìm hiểu, khai thác những lợi thế của thiên
nhiên giúp ta nắm rõ hơn tình hình phát triển du lịch nơi đây. Bài viết nghiên cứu
những thực trạng và đề xuất phát triển du lịch sinh thái bền vững và phù hợp với tiềm
năng phát triển du lịch của tỉnh.

2



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATK:

An toàn khu

ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Association of Southeast Asian Nations)

DLST:

Du lịch sinh thái

GDP:

Tổng sản phẩm nội địa

UNWTO:

Tổ chức Du lịch thế giới
(World Tourism Organization)

3


MỤC LỤC

TÓM TẮT.................................................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................4

MỤC LỤC.................................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................7
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................8
4. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................8
5. Tổng quan tài liệu..............................................................................................8
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................10
NỘI DUNG................................................................................................................. 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI..................................11
1.1.

Cơ sở lí luận về du lịch.................................................................................11

1.1.1.

Khái niệm du lịch.....................................................................................11

1.1.2.

Phân loại du lịch......................................................................................12

1.2.

Cở sở lí luận về DLST..................................................................................12

1.2.1.

Khái niệm DLST......................................................................................12


1.2.2.

Đặc trưng của DLST................................................................................13

1.2.3.

Vai trò của phát triển DLST.....................................................................13

1.2.4.

Các nguyên tắc phát triển DLST..............................................................14

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH CỦA TỈNH BẮC KẠN.........................15
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch..........................................................................15
2.1.1. Tổng quan tỉnh Bắc Kạn..............................................................................15
2.1.2. Về kinh tế xã hội..........................................................................................15
2.1.3. Về cơ sở hạ tầng..........................................................................................16
2.1.4 Tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn..................................................................16
2.2. Phân tích SWOT tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Bắc Kạn........................17
2.2.1.

Điểm mạnh( Strengths)............................................................................17

2.2.1.1.

Vị trí địa lí thuận lợi..........................................................................17

2.2.1.2.

Tài nguyên du lịch đa dạng...............................................................18


2.2.1.3.

Ẩm thực phong phú...........................................................................20
4


2.2.1.4.
2.2.2.

Tiềm năng nhân lực, cơ sở vật chất, đường lối chính sách về du lịch
21

Điểm yếu ( Weaknesses)..........................................................................22

2.2.2.1.

Hạn chế về đội ngũ nhân lực.............................................................22

2.2.2.2.

Chưa khai thác được tối đa và bảo tồn.............................................22

2.2.2.3.

Hạn chế về cơ sở vật chất.................................................................22

2.2.2.4.

Quảng bá xúc tiến du lịch.................................................................22


2.2.2.5.

Tính thời vụ.......................................................................................23

2.2.3.

Cơ hội (Opportunities).............................................................................23

2.2.4.

Thách thức (Threats )..............................................................................23

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI BỀN VỮNG TỈNH BẮC KẠN.......................................................................24
3.1. Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc, bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan.......................24
3.2. Quy hoạch phát triển du lịch “Xanh” trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Kạn......24
3.3. Thu hút sự tham gia của động đồng địa phương tại khu vực.......................24
KẾT LUẬN................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................26
PHỤ LỤC................................................................................................................... 29

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay trong xu thế giao lưu và hội nhập, Việt Nam trở thành một
điểm đến hấp dẫn của bạn bè năm châu. Du lịch dần trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước nhà. Là một ngành “cơng
nghiệp khơng khói” du lịch đã đem lại nguồn GDP lớn, giải quyết công ăn việc
làm cho hàng ngàn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế
giới.
Đi cùng với sự phát triển của ngành du lịch nói chung thì du lịch sinh
thái (DLST) đang phát triển mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước. Nó đã thành
một loại hình du lịch được quan tâm nhiều và trở thành thành chiến lược phát
triển du lịch của nhiều quốc gia. Với sự phát triển chóng mặt của xu thế tồn
cầu hóa, cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa bùng nổ thì kéo theo đó mơi trường
đang bị đe dọa một cách nghiêm trọng thì DLST phát triển sẽ mang lại ý nghĩa
to lớn về mặt thiên nhiên và môi trường.
Tỉnh Bắc Kạn là một trong những điểm đến có sức thu hút đặc biệt đối
với du khách trong và ngoài nước, với bề dày văn hóa lịch sử, các tài ngun
thiên nhiên vơ cùng đa dạng, phong phú, hấp dẫn, với những nét hoang sơ gàn
gũi với thiên nhiên. Nơi đây là một địa điểm có nhiều tiềm năng để phát triển
du lịch nói chung và DLST nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay ngành du lịch
Bắc Kạn vẫn đang trong giai đoạn sơ khai, bộc lộ những mặt yếu kém, chưa
đáp ứng được tiềm năng cũng như mong muốn phát triển tương ứng. Do đó,
việc đánh giá đúng tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch và trên cơ sở đó có
những đề xuất về mặt định hướng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch sinh thái của tỉnh trong thời gian tới là vấn đề có ý nghĩa thiết thực.
Trên thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái
tỉnh Bắc Kạn ”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Mục đích: Đánh giá hiện trạng phát triển, điểm yếu, cơ hội và thách thức du
lịch của tỉnh Bắc Kạn nhằm hiểu rõ tiềm năng và phát triển loại hình du lịch

6



sinh thái. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh
sự phát triển của du lịch tại nơi đây.
-

Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLST
+ Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST tại Bắc Kạn
+ Vận dụng cơ sở lý thuyết và thực tiễn về du lịch sinh thái trên thế giới
cũng như ở Việt Nam để đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp với
mục tiêu du lịch sinh thái và điều kiện phát triển thực tế ở địa bàn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung về phát triển DLST của
tỉnh Bắc Kạn: Thực trạng, tiềm năng, giải pháp

-

Phạm vi:
+ Không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
+ Thời gian: Từ năm 2017 – 2021

4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Hiện trạng DLST tại tỉnh Bắc Kạn đang diễn ra như thế nào?


5. Tổng quan tài liệu
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại
nhiều lợi ích về kinh tế. Có rất nhiều nhưng cơng trình nghiên cứu về du lịch
nói chung và du lịch của tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
Có một số cơng trình nghiên cứu liên quan đến du lịch tỉnh Bắc Kạn ,
như cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thảo ( 2017) “ Nghiên cứu
phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn ” nghiên cứu đứng từ cái nhìn tổng hợp về du
lịch Bắc Kạn , chỉ ra được những mặt còn hạn chế và yếu kém, chưa phát huy
được thế mạnh về tài nguyên nơi đây. Nghiên cứu đánh giá tổng hợp được tiềm
năng thực trạng, từ đó đề xuất được một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du
lịch tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu khảo sát thực tế và phân tích thực trạng hoạt
động du lịch ở tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn từ 2010 – 2016.
Cơng trình nghiên cứu của Đỗ Tuyết Ngân (2015) “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất phát triển du lịch mạo hiểm tại vườn quốc gia Ba Bể”, nghiên
cứu đã chỉ ra được thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm của tỉnh Bắc Kạn,
7


dựa trên những thực trạng đó, đánh giá thực trạng và kinh nghiệm phát triển du
lịch mạo hiểm tại Ba Bể. Nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số giải pháp
cho việc phát triển, khai thác hoạt động du lịch mạo hiểm ở Ba Bể theo hướng
bền vững và trách nhiệm hơn.
Cơng trình nghiên cứu của Lương Thị Hát (2017) “ Nghiên cứu phát
triển du lịch đặc thù tỉnh Bắc Kạn” đã tổng quan các cơ sở lí luận về sản phẩm
du lịch đặc thù và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Xác định được thực trạng
phát triển du lịch đặc thù của tỉnh Bắc Kạn, lựa chọn và xác định những giá trị
văn hóa tiêu biểu nhất, có tính đặc trưng, ý nghĩa. Từ đó, tạo điều kiện để phát
triển du lịch đặc thù, phát huy những thế mạnh sẵn có. Ngồi ra, nghiên cứu cịn
chỉ ra được những mặt còn hạn chế của du lịch đặc thù tại tỉnh và để xuất các
giải pháp phù hợp xây dựng phát triển du lịch đặc thù nơi đây.

Trong đề tài nghiên cứu của Phạm Xuân Hậu (2016) “ Phát triển bền
vững điểm đến du lịch sinh thái khu Ramsar Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) đã chỉ ra
được thực trạng phát triển du lịch sinh thái nơi đây. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu
những lợi thế về tài nguyên để phát triển du lịch sinh thái nơi đây, thực trạng
những mặt còn yếu kém và hạn chế. Từ đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất một số
giải pháp để phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu Ramsar Ba Bể tỉnh
Bắc Kạn.
Trong đề tài nghiên cứu của Trương Việt Trường (2010) “Nghiên cứu du lịch
sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu mỏ Kẽm – Chì Chợ Điền, huyện
Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn ” đã chỉ ra được thực trạng tiềm năng phát triển du lịch
sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại nơi đây. Nghiên cứu những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tài nguyên du lịch sinh thái tại khu
mỏ này. Từ đó, đề ra những định “hướng cải tạo, phục hồi môi trường theo
hướng phát triển du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm.
Hay trong đề tài nghiên cứu của Cao Trường Sơn (2016 ) “Đánh giá tiềm
năng đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường rừng phục vụ chi trả dịch vụ
môi trường tại huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” đã đánh giá đa dạng sinh học và các
dịch vụ môi trường rừng qua đó xác định chỉ trả dịch vụ mơi trường của nơi
đây. Nghiên cứu chỉ ra rằng huyện Ba Bể đa dạng về các loài động thực vật,
nhiều loài nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra, trên địa bàn
8


huyện còn đa dạng các hệ sinh thái phân bố ở các kiểu địa hình khác nhau. Sự
đa dạng về loài động thực vật và phong phú về các hệ sinh thái đã cung cấp đa
dạng các loại hình dịch vụ mơi trường có giá trị. Tuy vậy, các dịch vụ trên chưa
được khai thác và sử dụng hiệu quả nên chưa khuyến khích được các hoạt động
bảo tồn tài nguyên rừng trên địa bàn huyện.
Trong nghiên cứu “Người Tày và du lịch sinh thái ở bản Pác Ngòi, xã
Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn ” của Lê Anh Đức (2017) đã chỉ ra thực

trạng tiềm năng du lịch Ba Bể, nghiên cứu những biến đổi của văn hóa tộc
người dưới tác động của hoạt động du lịch. Nghiên cứu đã chỉ ra được những
yếu tố mang tính phát triển và những mặt còn hạn chế nhất định tại nơi đây.
Qua đó đánh giá hiệu quả của một số mơ hình phát triển, chính sách. Trên cơ sở
đó, nghiên cứu đề ra một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững Ba Bể
trong những năm tiếp theo.
Hầu hết các nghiên cứu trên đều đưa ra những định hướng phát triển du
lịch theo hướng bền vững. Một số cơng trình đã nghiên cứu tổng quan về du
lịch của tỉnh, cũng có một số nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu du lịch sinh thái ở
một số địa bàn tỉnh Bắc Kạn . Các nghiên cứu này đều mang đến những đóng
góp to lớn cho sự phát triển du lịch của tỉnh, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào
tập trung tìm hiểu về phát triển du lịch sinh thái chung của tỉnh Bắc Kạn . Vì
vậy, việc có một đề tài riêng nghiên cứu riêng về vấn đề phát triển du lịch sinh
thái tại nơi đây là cấp bách và thiết thực.
6. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu tài liệu, tiến hành thu thập, phân tích và tổng hợp, so sánh tài
liệu để làm rõ về cơ sở lý luận, các thành tựu, kết quả nghiên cứu và số liệu
thống kê liên quan đến thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn.

-

Phương pháp phân tích SWOT: Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia
(Phân tích SWOT, 2021) SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên
của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu),
Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là một mơ hình nổi tiếng
trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp. Thơng qua phân tích SWOT,
9



doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố trong và
ngồi tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà
doanh nghiệp đề ra. Việc áp dụng SWOT sẽ giúp tác phân tích được mọi
mặt của du lịch tỉnh, từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp để phát
triển du lịch sinh thái tại nơi đây.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.

Cơ sở lí luận về du lịch

1.1.1. Khái niệm du lịch
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, theo đó ngành du lịch cũng
phát triển và trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của
con người. Du lịch đóng vai trị quan trọng, góp phần làm tăng thêm sự phong
phú trong đời sống và nhận thức của con người về thế giới xung quanh.
Du lịch có thể hiểu theo một cách đơn giản là hoạt động mà con người găn
liền với việc nghỉ ngơi, giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng. Du lịch
khơng tồn tại một cách độc lập mà nó gắn liền với cá hoạt động dịch vụ khác. Có
rất nhiều những định nghĩa khác nhau về du lịch.
Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma-Italia(21/805/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp
các mối quan hệ, hiện tượng và các hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lư trú không phải là nơi
làm việc của họ”.
Tổ chức Du lịch thế giới UNWTO đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ những cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi ở

thường xuyên của họ với mục đích hịa bình”.
Theo điều 4 luật du lịch Việt Nam(2005): “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình

10


nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.
Nhìn chung, thơng qua các định nghĩa về du lịch, ta có thể hiểu du lịch là
hoạt động của con người di chuyển ngồi nơi cư trú thường xun của mình với
nhiều mục đích khác nhau như tham quan, nghỉ dưỡng, phục vụ sức khỏe, tìm
hiểu, vui chơi, giải trí,…Du lịch chính là đi và trải qua, tìm hiểu cái mới lạ so với
cuộc sống hàng ngày.
1.1.2. Phân loại du lịch
Có rất nhiều những tiêu chí để phân loại các loại hình du lịch khác nhau.
Tuy nhiên ở tại Việt Nam, các cách phân loại du lịch phổ biến nhất đó là theo
lãnh thổ, mục đích chuyến đi, phương thức di chuyển,… Cụ thể:
Phân theo mục đích thuần túy có: Du lịch nghỉ dưỡng ; Du lịch sinh thái;
Du lịch văn hóa, lịch sử; Du lịch tham quan, khám phá; Du lịch teambuilding; Du
lịch thể thao;…
Phân loại du lịch theo phạm vi lãnh thổ có: Du lịch quốc tế; Du lịch nội
địa; Du lịch quốc gia.
Phân theo đặc điểm địa lí có: Du lịch biển; Du lịch núi; Du lịch đô thị;
Du lịch thơn q.
Phân loại du lịch theo hình thức tổ chức có: Du lịch có tổ chức theo
đồn; Du lịch gia đình; Du lịch cá nhân.
1.2.

Cở sở lí luận về DLST


1.2.1. Khái niệm DLST
Du lịch sinh thái (Ecotourism) đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia trên
thế giới. Đặc biệt, đối với những người yêu thiên nhiên, trăn trở về mơi trường
thì đây là một loại hình du lịch rất đáng được quan tâm.
Du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối mới tại Việt Nam, khi xuất
hiện, DLST đã nhanh chóng thu hút được nhiều mối quan tâm của nhiều người.
Trong thực tế khái niệm “Du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ những năm 1800.
DLST có thể hiểu một cách đơn giản là loại hình du lịch có liên quan đến thiên
nhiên.
Với một cách nhìn khác, Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế đã đưa ra khái
niệm (được trích dẫn bởi P. T. Lương, 2015), theo đó: “Du lịch sinh thái là việc
11


đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và
cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”. Khái niệm trên cho thấy DLST
không chỉ đơn thuần là du lịch gắn với thiên nhiên mà DLST còn tạo cơ hội để
du khách trải nghiệm, tìm hiểu về thiên nhiên, đặc biệt về các giá trị sinh thái và
đa dạng sinh học và văn hóa bản địa ở những nơi du khách đến du lịch, qua đó
làm tăng thêm nhận thức và trách nhiệm của du khách đối với việc bảo tồn và
phát triển tự nhiên và cộng đồng địa phương.
Theo Tổng Cục Du lịch định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình dựa vào
du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp
cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng
địa phương”.
Cho đến nay khái niệm DLST vẫn được hiểu dưới nhiều góc độ khác
nhau. Mặc dù vậynhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều
cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt
động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh

thái.
DLST dù hiểu theo cách nào đi nữa thì cũng đều phải có đủ các yếu tố
như: sự quan tâm tới thiên nhiên, trách nhiệm với môi trường và xã hội.
1.2.2. Đặc trưng của DLST
Mọi hoạt động của DLST đều được hoạt động dựa trên những tài nguyên
du lịch tự nhiên và những giá trị về văn hóa do con con người sáng tạo ra. DLST
cũng bao gồm những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm:
Tính đa ngành được thể hiện dựa vào đối tượng được khai thác để phục vụ
du lịch. Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành
kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch
Tính đa thành phần được biểu hiện ở tính đa dạng của thành phần du
khách du lịch, những người phục vụ du lịch, các tổ chức và cộng đồng địa
phương.
Tính đa mục tiêu được biểu hiện trong đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,
cảnh quan, về chất lượng cuộc sống của khách du lịch được nâng cao, mở rộng
giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội.
12


Tính liên vùng được biểu hiện thơng qua các điểm, tuyến du lịch trong
một quốc gia hoặc các quốc gia với nhau.
Tính mùa vụ thể hiện ở thời điểm diễn ra hoạt động du lịch trong năm và
sự phụ thuộc của nó vào các yếu tố khác như mơi trường, thời tiết, phong tục tập
qn.
Tính giáo dục cao về mơi trường được thể hiện ở việc hướng con người
đến với các vùng tự nhiên, khu bảo tồn, nhưng nơi có giá trị cao về đa dạng sinh
học.
1.2.3. Vai trò của phát triển DLST
DLST có vai trị vơ cùng to lớn. Phát triển DLST góp phần tích cực ho sự
phát triển bền vững của thiên nhiên, môi trường, đảm bảo cho ngành du lịch địa

phương phát triển lâu dài.
Với môi trường, DLST giảm đến mức thấp nhất việc cạn kiệt tài nguyên
môi trường , đảm bảo sự lâu dài cho các loại tài ngun khơng tái tạo lại được.
DLST góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền cho các lồi
động, thực vật. Loại hình du lịch này góp phần duy trì các hệ sinh thái thiết yếu,
đảm bảo mơi trường sống cho các lồi động vật.
DLST góp phần giải quyết các vấn đề văn hóa xã hội. Phát triển DLST
khơng những góp phần bảo vệ môi trường mà giúp giảm tối thiểu các hoạt động
của khách du lịch đến văn hóa xã hội. DLST phát triển cũng làm thay đổi cách
sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi loại hình, cơ cấu sản xuất vốn có. Phát
triển DLST góp phần cải thiện đời sống văn hóa xã hội của địa phương, tạo điều
kiện giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và người bản địa. DLST phát triển tốt sẽ
tạo điều kiện phát triển đời sống văn hóa - xã hội.
DLST góp phần phát triển kinh tế, thúc đẩy sự phát triển bền vững - một
trong những nền tảng cơ bản của ngành kinh tế “sạch” và “xanh”. Ngồi ra,
DLST cịn tạo việc làm cho người dân trên chính địa phương đó.
1.2.4. Các ngun tắc phát triển DLST
Với mục tiêu phát triển du lịch xanh, bền vững, giảm thiểu các tác động
lên môi trường, theo Dulichsinhthai-with-Cover-Page-v2.Pdf ( 2006) DLST cần
có một số nguyên tắc sau:
13


Sử dụng và bảo vệ tài nguyên một cách bền vững: bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên, xã hội, văn hóa. Việc sử dụng bền vững tài nguyên là nền tảng cơ
bản nhất của việc phát triển DLST bền vững.
Chương trình giáo dục và huấn luyện để cải thiện, quản lý di sản và các tài
nguyên thiên nhiên nên được thành lập. Giảm tiêu thụ, giảm chất thải một cách
triệt để nhằm nâng cao chất lượng mơi trường.
Duy trì tính đa dạng về tự nhiên, văn hóa… (chủng lồi thực vật, động

vật, bản sắc văn hóa dân tộc…). Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của
địa phương với quốc gia. Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho
các hệ sinh thái ở đây.
Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. Điều này khơng chỉ
đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho mơi trường sinh thái mà cịn nhằm tăng
cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH CỦA TỈNH BẮC KẠN
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch
2.1.1. Tổng quan tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là một tỉnh nằm trong khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ. Cách
thủ đơ Hà Nội khoảng 168km về phía Bắc, tiếp giáp các tỉnh Cao Bằng, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng
- trục quốc lộ quan trọng của vùng Đơng Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có
tiềm năng phát triển kinh tế lớn, quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau
theo hướng Bắc – Nam. Tỉnh được tái lập ngày 01 tháng 01 năm 1997, hiện có 8
đơn vị hành chính (7 huyện, 1 thị xã) với 122 xã, phường, thị trấn. Diện tích đất
tự nhiên 4.859 km2, dân số 300.000 người, gồm 7 dân tộc anh em (Tày, Nùng,
Kinh, Dao, Mông, Hoa và Sán Chay) sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm
hơn 80%.
Bắc Kạn là địa điểm có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch, đặc biệt
với lợi thế về thiên nhiên hùng vĩ và nét đặc sắc trong phong tục, tập quán, nơi
đây thuận lợi phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái.
2.1.2. Về kinh tế xã hội
14


Theo trang thông tin (Tổng Quan về Tỉnh Bắc Kạn , n.d.) “Trong những
năm qua, dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương,
sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền tỉnh, Bắc Kạn đã từng bước có những

nỗ lực vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2011-2013 ước đạt
12,3%, trong đó: khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 9,1%; khu vực công nghiệp
- XDCB tăng 11,21%; khu vực dịch vụ tăng 15,67%.
Tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ trong những năm qua đạt kết quả
khá và ổn định. Giai đoạn 2011 - 2013 tăng trưởng bình quân ước đạt
15,67%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng trưởng
nhanh, bình quân 25,68%/năm.
2.1.3. Về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch từng bước được quan tâm đầu tư
xây dựng. Mạng lưới giao thông phục vụ cho phát triển du lịch đang được đầu tư
nâng cấp; hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển đến tất cả các huyện và hầu hết
các khu, điểm du lịch đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch.
Cơ sở lưu trú du lịch phát triển nhanh. Số lượt khách du lịch đến Bắc Kạn
giai đoạn 2011-2013 ước tăng bình qn 21,19%/ năm, trong đó khách du lịch
quốc tế ước tăng bình quân 33,3%/năm, khách du lịch nội địa ước tăng bình quân
43,2%/năm. Doanh thu dịch vụ du lịch năm 2013 ước đạt trên 187 tỷ đồng (tăng
2,4 lần so với năm 2010).
Tỉnh đang khẩn trương hoàn thiện quy hoạch Hồ Ba Bể. Năm 2011 tổ
chức UNESCO đã công nhận hồ Ba Bể là Khu Ramsar - vùng đất ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế. Năm 2012, Hồ Ba Bể được Thủ tướng Chính phủ cơng
nhận Di tích quốc gia đặc biệt, tạo tiền đề thu hút đầu tư phát triển ngành du lịch
của tỉnh nói chung và du lịch Ba Bể nói riêng.
Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều hội chợ thương mại, xúc tiến đầu tư
ngoài tỉnh; mở rộng sự hợp tác với thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
và các tập đoàn kinh tế lớn. Thị trường Bắc Kạn phát triển khá nhanh, hoạt động
kinh doanh, thương mại dịch vụ khá sơi động, hàng hóa lưu thơng thuận lợi.
Cơng tác cung ứng hàng hố chính sách xã hội được đảm bảo và đúng quy định.”
15



2.1.4 Tài nguyên du lịch tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là địa điểm có sẵn các tài nguyên du lịch. Theo trang thông tin
Cổng thông tin điện từ tỉnh Bắc Kạn (Phát Triển Du Lịch Nông Thôn, Du Lịch
Cộng Đồng Từ Tiềm Năng Sẵn Có, 2021) cho biết “Bắc Kạn là tỉnh giàu tiềm
năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm
đà bản sắc của 07 dân tộc cùng chung sống. Bắc Kạn đồng sở hữu 01 di sản Văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là hát Then (cả nước chỉ có 13 di sản loại
này) và sở hữu 16 di sản trong danh mục Văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời
sở hữu 02 di tích quốc gia đặc biệt là Khu ATK Chợ Đồn và Khu du lịch Ba Bể.
Hiện nay, Khu du lịch Ba Bể là điểm du lịch trọng điểm nổi bật nhất của
tỉnh Bắc Kạn . Đây là nơi có nhiều điểm tham quan du lịch độc đáo với các thắng
cảnh như: Ao Tiên, đảo Bà Góa, đền An Mã, động Png, thác Đầu Đẳng, thác
Tát Mạ, sông Năng; động Hua Mạ, động Nà Phng, hang Thẳm Kít, hang Thẳm
Phầy… Các bản nhà sàn ven Hồ với mơ hình du lịch Homestay được gìn giữ nét
văn hóa truyền thống dân tộc. Nơi lưu giữ các món ẩm thực đặc trưng, độc đáo
của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao; các làn điệu then, sli, slượn,
hát then, hát pụt…
Tiếp theo là quần thể di tích lịch sử ATK Chợ Đồn đang từng bước trở
thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần
khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. ATK Chợ Đồn bao gồm 25 điểm di tích, trong
đó có 06 di tích lịch sử cấp quốc gia (Bản Ca, Nà Pậu, Khuổi Linh, Bản Bẳng, Nà
Quân, đồi Khau Mạ) và 04 di tích lịch sử cấp tỉnh (Nà Pay, Pha Tắc, đồi Khuổi
Đăm, Nà Kiến). Các điểm di tích đều ghi dấu sự kiện lịch sử cách mạng, là nơi ở
và làm việc của Bác Hồ cùng các bậc tiền bối cách mạng và các cơ quan của
Trung ương Đảng, Văn phịng Chính phủ... trong thời kỳ kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946-1954).
Ngoài ra, Bắc Kạn cịn có nhiều đền, chùa như: Đền Thắm, đền Thác
Giềng, đền Mẫu, đền Cô, chùa Thạch Long, chùa Thẳm Thinh, chùa Phố cũ… để

phát triển du lịch tâm linh. Các lễ hội lồng tồng truyền thống nổi bật như: Hội
Lồng tồng Ba Bể, Hội truyền thống Xuân Dương (Na Rì), Lễ hội Mù Là (Pác
Nặm)… có khả năng phát triển du lịch văn hóa, lễ hội.”
16


Với những tiềm năng du lịch sẵn có của mình, Bắc Kạn là một điểm đến
hấp dẫn, thu hút được nhiều khách du lịch nếu như được chú trọng đầu tư và phát
triển.
2.2. Phân tích SWOT tài nguyên du lịch sinh thái tỉnh Bắc Kạn
2.2.1. Điểm mạnh( Strengths)
2.2.1.1.

Vị trí địa lí thuận lợi

Bắc Kạn là một tỉnh nằm trong khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ.
Cách thủ đô Hà Nội khoảng 168km về phía Bắc, tiếp giáp các tỉnh Cao
Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú và đa dạng nhiều dân tộc anh em sinh sống tạo điều kiện thuận
lợi trong liên kết và phát triển du lịch trên cơ sở hợp tác với các tỉnh lân cận.
Nằm trên quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của
vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế
lớn, quốc lộ 3 chia lãnh thổ thành 2 phần bằng nhau theo hướng Bắc - Nam,
là vị trí thuận lợi để Bắc Kạn có thể dễ dàng giao lưu với tỉnh cũng Cao
Bằng và các tỉnh của Trung Quốc ở phía Bắc, với tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội
cũng như các tỉnh của vùng Đồng bằng sơng Hồng ở phía Nam.
2.2.1.2.

Tài ngun du lịch đa dạng


Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cối quanh năm xanh tươi .Một đặc
điểm nổi bật nữa của Bắc Kạn là nhiều đồi núi, chiếm phần lớn diện tích cảnh
quan nên sở hữu nhiều phong cản đẹp. Chính điều này tạo nên thế mạnh của du
lịch Bắc Kạn chính là hội tụ nhiều di sản thiên nhiên độc đáo. Ở Bắc Kạn có
nhiều các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp:
“Bắc Kạn có suối đãi vàng
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh”

17


Hình 1. Hồ Ba Bể

Hình 2. Hồ Ba Bể
Nguồn: Quốc Hùng

Bắc Kạn cịn có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó nổi bật
là hồ Ba Bể nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể, đã được công nhận là Di tích
quốc gia đặc biệt và là Di sản thiên nhiên ASEAN. Hồ Ba Bể là một trong số
không nhiều hồ nước ngọt tự nhiên lớn và đẹp của thế giới trên. Nơi đây được
xem như một “viên ngọc xanh” của tỉnh Bắc Kạn . Tại đây có 21 tuyến điểm du
18


lịch hấp dẫn, cùng với quần thể động, thực vật phong phú, đa dạng với các loài
thân gỗ, hàng trăm loài phong lan, dược liệu quý hiếm, trên 300 loài động vật,
trong đó có lồi được ghi vào sách đỏ Việt Nam như voọc mũi hếch, voọc má
trắng, kết hợp với nhiều dạng địa hình cax-tơ, hang động, thác nước tạo nên
một khu du lịch hấp dẫn, đặc biệt là du lịch sinh thái, một xu thế du lịch đang
ngày càng phát triển mạnh ở trong nước và trên thế giới.

Đến hồ, có một nơi khơng thể khơng đến, đó là ao Tiên, đứng ở lối lên
ao nhìn về phía mặt trời lặn, sẽ thấy một triền đá nhô cao, tương truyền là nơi
các vị thần tiên chơi cờ. Cứ theo lối này mà ngược lên dốc đá khoảng 200 m
đến ao Tiên. Ao Tiên hình trịn, rộng hơn 1 nghìn m2, cách biệt độc lập với hồ,
khơng có nguồn nước chảy vào hay thốt ra.

Hình 3. Ao tiên
Nguồn: Quốc Hùng

Ngồi ra Bắc Kạn cịn lưu giữ nhiều điểm di tích lịch sử cách mạng như
Chiến thắng Phủ Thơng, Di tích lịch sử Nà Tu, ATK Chợ Đồn... Đây chính là
một trong những lợi thế mà du lịch Bắc Kạn có thể khai thác.
Bắc Kạn cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa. Hơn 80% là
người dân tộc thiểu số với những phong tục, tập quán, sinh hoạt, lao động sản
xuất đặc trưng của đồng bào dân tộc; các làn điệu dân ca, dân vũ như: làn điệu
19


then, lượn của người Tày - Nùng; múa khèn của người Mông; lễ cấp sắc của
người Dao…Với những trang phục độc đáo, rực rỡ đủ sắc màu của các dân tộc.
2.2.1.3.

Ẩm thực phong phú

Bắc Kạn có 23 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc đều mang trong mình
những nét sinh hoạt văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Đặc biệt mỗi dân
tộc lại có những đặc sản riêng biệt, đem lại cho tỉnh Bắc Kạn nền ẩm thực hết
sức phong phú. Việc khám phá, thưởng thức văn hóa ẩm thực là một nhu cầu
thực tế của du khách. Chính vì thế ẩm thực đã trở thành một ưu thế của tỉnh khi
hấp dẫn các du khách đến với nơi đây.

Trước tiên phải kể đến là cơm lam. Cơm lam được làm từ nguyên liệu
chính là gạo nếp. Gạo nếp sau khi được cho vào ống tre thì được nướng lên.
Trong quá trình nướng, phải chú ý xoay ống tre cho thật đều tay để ống không
bị cháy. Nướng sau khoảng 1 giờ đồng hồ, ngửi mùi thơm là cơm chín. Bánh
gio đã có ở Bắc Kạn hàng trăm năm. Làm bánh gio cầu kì địi hỏi người làm
phải khéo tay. Bánh được chấm với nước mật được làm bằng đường mía sánh,
thơm. Thưởng thức các món ăn dân dã như cá hồ nướng, lạp sườn hun khói,
rượu ngơ men lá, miến dong,…

Hình 4. Cá hồ nướng
Nguồn: Quốc Hùng

2.2.1.4.

Tiềm năng nhân lực, cơ sở vật chất, đường lối chính sách về du
lịch

20



×