Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. LÝ do chọn đề tài:
Hiện nay với diện tích khoảng hơn 10 triệu ha, những vùng đất ngập nước
tại Việt Nam giữ chức năng và giá trị rất quan trọng. Trong đó, một số chức năng
quan trọng phải kể đến như: nạp và tiết nước ngầm, cung cấp nước ngọt, vai trò
điều hòa sinh thái và khí hậu cũng như hạn chế lũ lụt, chống xói lở và ổn định bờ
biển, và cũng là nơi du lịch giải trí, góp phần duy trì đa dạng sinh học, tạo môi
trường hoạt động cho nhiều ngành kinh tế như thủy sản, sản xuất năng lượng, du
lịch, khai khoáng.…Đồng thời vùng đất ngập nước (ĐNN) còng là nguồn sống
của một bộ phận khá lớn người dân Việt Nam, mang lại lợi Ých và giá trị về
kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, đóng góp vai trò giáo dục về môi trường,
lịch sử văn hóa gắn liền với các thời kì cách mạng của dân téc, nghiên cứu khoa
học.
Tuy nhiên mét trong những vấn đề nổi cộm nhất ở các vùng ĐNN chính là
mâu thuẫn giữa lợi Ých của người dân với công việc của các nhà quản lí ở địa
phương nói riêng và ở các cấp nói chung. Trong khi các nhà quản lí phụ trách
công tác bảo tồn, phát triển hệ sinh thái thì từ bao đời nay thu nhập chính của
người dân lại phụ thuộc gần nh hoàn toàn vào tài nguyên từ khu ĐNN.
Và vấn đề được đặt ra là làm thế nào để có thể giải quyết được mâu thuẫn
này đồng thời tạo được mối quan hệ tin cậy và hợp tác giữa những nhà quản lí và
những người dân địa phương để hướng tới sự phát triển bền vững và bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên khu vực sinh sống? Do vậy việc tìm ra sinh kế mới, những
phương thức sử dụng khôn ngoan các nguồn tài nguyên phục vụ cho cuộc sống
của người dân địa phương đồng thời không ảnh hưởng tới nguồn tài nguyên hiện
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
1
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
nay vẫn nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của các nhà quản lí.
Du lịch sinh thái (DLST) với bản chất là rất nhạy cảm và có trách nhiệm
với môi trường hiện đang được xem là một phương thức giải quyết hữu hiệu các
vấn đề nêu trên qua đó nâng cao cuộc sống của người dân và làm cho họ ngày
càng ý thức hơn với công tác bảo tồn thiên nhiên.
Cộng đồng ngư dân Việt Nam là một trong những cộng đồng cư dân
nghèo nhất cả nước, người dân ở đây sống chủ yếu phụ thuộc vào những nguồn
lợi từ biển tuy vậy cuộc sống của họ không ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào
thời tiết. Mặt khác môi trường biển của chúng ta đang dần bị ô nhiễm, suy thoái
nhanh chóng và các nguồn lợi từ biển đang giảm sút nghiêm trọng.
Ở rất nhiều nước mô hình DLST đã thu hót được nhiều lợi nhuận và đã
giúp con người cải thiện được đời sống kinh tế cũng như tinh thần. Nhận thức
được tầm quan trọng của DLST nên nhiều nơi đã bắt đầu xây dựng mô hình
DLST và bước đầu đã gặt hái những thành công.
Tiền Hải là khu vực ĐNN ven biển của tỉnh Thái Bình. Khu Bảo tồn thiên
nhiên Tiền Hải được công nhận trong quyết định số 4895/ KGVX của văn phòng
chính phủ. Khu bảo tồn có vị trí quan trọng về đa dạng sinh học và là nơi cư trú
của nhiều loài quí hiếm. Năm 2004, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Tiền Hải
đã được tổ chức UNESCO công nhận là một trong những vùng lõi quan trọng
của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới. Trong đó xã Nam Phú là xã vùng đệm quan
trọng của KBT hiện cũng đang hướng tới phát triển DLST dùa vào cộng đồng.
Tuy nhiên những vấn đề nghiên cứu để xác định những định hướng mới cho quá
trình phát triển hiện đang ở giai đoạn bắt đầu.
Vì vậy đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dùa vào cộng
đồng ở xã vùng đệm Nam Phú huyện Tiền Hải - Thái Bình” cũng với mong
muốn góp phần vào mục đích phát triển DLST một cách hiệu quả hơn và góp
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
2
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
phần vào công tác bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng ở xã vùng đệm
Nam Phú huyện Tiền Hải.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng DLST ở khu vực xã Nam Phú. Đề xuất
một số định hướng phát triển DLST với mong muốn góp phần xây dựng mô hình
DLST dùa vào cộng đồng thật sự, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và bảo
tồn, tạo sinh kế mới cho người dân địa phương, và làm giảm sức Ðp lên tài
nguyên thiên nhiên của Nam Phú thuộc khu bảo tồn Tiền Hải.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các đối tượng là những người dân địa
phương đặc biệt là những thành viên tham gia trong công tác bảo vệ rừng ngập
mặn
4. Nội dung của đề tài
Chúng tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:
- Khảo sát hiện trạng và sinh kế của người dân tại xã Nam Phó - huyện
Tiền Hải - tỉnh Thái Bình.
- Nghiên cứu đánh giá tiềm năng phát triển DLST của xã Nam Phó.
- Đưa ra một số định hướng, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng
đồng vào hoạt động phát triển DLST ở địa phương.
5. Đóng góp của đề tài
Qua việc thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ:
- Cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị về hiện trạng DLST tại
xã Nam Phó - huyện Tiền Hải - tỉnh Thái Bình.
- Phát triển một hướng đi mới trong mô hình du lịch tới người dân xã vùng
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
3
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
đệm Nam Phó.
- Góp phần vào việc bảo tồn, phát triển KBTTN Tiền Hải và cải thiện sinh
kế của người dân.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận về du lịch sinh thái
2.1.1. Quan niệm về du lịch sinh thái
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch nói chung
Vào khoảng năm 1800 trên thế giới bắt đầu xuất hiện thuật ngữ khách du
lịch. Nhưng mãi cho đến năm 1811 thì thuật ngữ này mới lần đầu tiên được đưa
vào từ điển Oxford [24]. Vào những năm đầu của thế kỉ 20 do sự phát triển mạnh
mẽ của ngành công nghiệp đánh dấu bằng sự xuất hiện của những chiếc xe hơi
đã kích thích hoạt động du lịch phát triển. Thêm nữa đó là sự ra đời của nhiếp
ảnh, đó cũng là phương tiện quảng cáo và truyền bá hình ảnh hữu hiệu. Từ đó
định nghĩa du lịch và khách du lịch được đề cập đến ngày càng nhiều.
Hiện nay, định nghĩa du lịch đã mở rộng và bao hàm một số nội dung liên
quan. Mathieson và Wall đã khái quát định nghĩa nh sau:
“ Du lịch là sự di chuyển tạm thời của người dân đến những khu vực cư
trú và làm việc thường xuyên của họ, các hoạt động được thực hiện trong thời
gian lưu trú tại những nơi đó, và các tiện nghi được sinh ra thoả mãn nhu cầu của
họ” [7].
Ở Việt Nam khái niệm du lịch được định nghĩa trong Pháp lệnh du lịch
(1999) là: “ Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi thường xuyên của
mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định” [7].
Một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của hoạt động du lịch chính
là sự xuất hiện của những chuyến bay mang tính thương mại làm bùng nổ số
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
4
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
lượng khách du lịch và từ đây cũng bắt đầu những vấn đề liên quan như làm suy
thoái các giá trị tự nhiên, làm mất đi văn hóa bản địa. Ngày nay khi dân chúng
ngày càng quan tâm tới môi trường do những tác động tiêu cực của sự phát triển
thiếu tính toán đưa lại thì một hình thức du lịch mới với qui mô nhỏ hơn xuất
hiện. Du lịch sinh thái - mét hình thức du lịch có trách nhiệm với môi trường và
cộng đồng địa phương (CĐĐP).
2.1.1.2. Khái niệm về du lịch sinh thái
Có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái
Nhà bảo vệ môi trường người Mehico, Hector Ceballos - Lascurain,
thường được cho là người đã đặt ra thuật ngữ DLST: “DLST là du lịch đến
những khu vực tự nhiên Ýt bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt như nghiên
cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã cũng như những giá trị
văn hoá cả trong quá khứ và hiện tại được khám phá ở vùng đất đó” [7].
Sau đó rất nhiều định nghĩa khác nhau về DLST đã được các nhà nghiên
cứu quan tâm đưa ra. Mặc dù các cách diễn đạt có thể khác nhau song nhìn
chung các tác giả đều muốn làm nổi bật lên bản chất của loại hình du lịch này,
đó chính là tạo nên cuộc sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Hiệp hội DLST định nghĩa: “DLST là du lịch có trách nhiệm đối với các
khu thiên nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và lợi Ých của nhân dân địa
phương được đảm bảo” [10] [1].
Theo Hội đồng Tư vấn Môi trường Canada: “DLST là một trải nghiệm du
lịch thiên nhiên mang lại thông tin bổ Ých mà góp phần vào việc bảo tồn hệ
thống sinh thái, trong khi đó tôn trọng tình trạng nguyên vẹn của các cộng đồng
chủ nhà” [12].
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
5
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
Chương trình DLST của IUCN định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch và
tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên
sơ, để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (và có kèm theo các đặc trưng văn
hoá quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, và có Ýt tác động từ du
khách giúp cho sù tham gia tích cực có Ých cho kinh tế - xã hội của nhân dân địa
phương” [9] [1].
Theo Mạng lưới Du lịch sinh thái Indonexia (Indecon): “Lữ hành có trách
nhiệm đến các vùng tự nhiên được bảo bệ, còng nh đến các vùng tự nhiên không
bảo vệ, bảo tồn môi trường (tự nhiên và văn hoá) và cải thiện phóc lợi của người
dân địa phương” [2].
Tiêu chuẩn quốc tế về DLST của tổ chức Green Global 21 đã công nhận
định nghĩa về DLST của nước Australia như sau: “DLST là du lịch bền vững về
sinh thái học, trong đó trọng tâm là các khu vực tự nhiên nhằm nâng cao nhận
thức, hiểu biết về môi trường, văn hoá và bảo tồn” [7].
Năm 1999, trong cuốn sách “Du lịch sinh thái và phát triển bền vững” của
tác giả Martha Honey (Giám đốc Chương trình An ninh và Hoà bình tại viện
nghiên cứu về Chính sách) được xuất bản, trong đó bà đưa ra định nghĩa về
DLST như sau: “DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh
thường được bảo vệ với mục đích gây ra Ýt tác động tiêu cực với qui mô nhỏ
nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quĩ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem
lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lí cho người dân địa phương và nó khuyến
khích tôn trọng các giá trị văn hoá và quyền con người” [10] [12].
Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90
của thế kỉ XX, song đã thu hót được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
6
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
cứu về du lịch và môi trường. Tại hội thảo quốc tế về “Xây dựng chiến lược
quốc gia và phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa về DLST
ở Việt Nam, như sau: “DLST là một loại hình du lịch dùa vào thiên nhiên và văn
hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường, và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của CĐĐP” [1] [7].
Khái quát lại, DLST được nhìn nhận như là du lịch lùa chọn những mặt
tích cực của các thành phần như sau:
Hình 2.1: Mối liên hệ giữa DLST với các loại hình du lịch khác
So với một số loại hình du lịch khác thì DLST vừa có điểm giống và vừa
có sự khác biệt. Chóng ta đang sống trong thế kỉ mới nên tất cả các hoạt động
cần phải trở nên bền vững và du lịch không phải là một ngoại lệ. Du lịch thiên
nhiên văn hóa bản địa là du lịch trong đó mục tiêu chủ yếu là thưởng ngoạn và
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
7
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
ngắm cảnh tự nhiên. Du lịch có giáo dục môi trường là du lịch nhấn mạnh đến
yếu tố giáo dục môi trường nhưng lại Ýt xem xét đến khía cạnh cộng đồng. Du
lịch hỗ trợ cộng đồng hướng khách du lịch tới các điểm văn hóa, các phong tục
tập quán của người dân, đồng thời giúp đỡ phát triển sinh kế cho người dân,
nhưng lại không chú trọng đến yếu tố bảo tồn. Bên cạnh đó du lịch ủng hộ bảo
tồn thể hiện tính tôn trọng môi trường nhưng lại có thể gây ảnh hưởng tới nguồn
lợi của người dân. Và DLST là sù kết hợp hoàn hảo cho sự đảm bảo bao hàm cả
các yếu tố du lịch bền vững như bảo tồn, mang tính giáo dục cao và quan tâm tới
cộng đồng. Và có thể nói ngắn gọn như sau: DLST dùng để mô tả những hoạt
động du lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là loại hình
du lịch thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền vững [2].
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về DLST
song trong tương lai nó sẽ hoàn thiện dần cùng với quá trình phát triển của nhận
thức. Tuy vậy những đặc tính cơ bản nhất của DLST có thể khái quát như sau:
“DLST là loại hình du lịch:
- Dùa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu ở các khu vực
bảo tồn thiên nhiên.
- Chó trọng sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lí tài nguyên theo
hướng bền vững.
- Hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo tồn thiên nhiên.
- Mang lại lợi nhuận cho cộng đồng địa phương.
- Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá
bản địa.
- Đảm bảo cho sự thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng
tiêu cực bởi các du khách hôm nay”.
Tuy nhiên như David Western đã nêu không phải tất cả các hoạt động
mang tên du lịch sinh thái đều đúng theo định nghĩa mà Hiệp hội Du lịch sinh
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
8
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
thái và một số tổ chức khác đưa ra, và vấn đề là các tác động do du lịch gây ra và
với mục đích cuối cùng là để cố gắng khuyến khích những tác động có lợi và
làm giảm sự gây hại của ngành du lịch [2].
DLST thường được dẫn ra như một thành phần then chốt của các chương
trình phát triển bền vững. Martha Honey tóm tắt quan điểm này như sau:
“Khắp thế giới DLST đã được ca ngợi như một phương thuốc bách bệnh;
đó là một phương cách để cung cấp tiền cho việc bảo tồn và nghiên cứu khoa
học, bảo vệ các hệ thống sinh thái hoang sơ và dễ bị hư hại, đem lại lợi Ých kinh
tế cho các cộng đồng nông thôn, thúc đẩy phát triển ở các nước nghèo, nâng cao
sự nhạy cảm về văn hoá và sinh thái, làm cho ngành du lịch thấm nhuần nhận
thức về môi trường và ý thức về xã hội, làm hài lòng và giáo dục khách du lịch
biết phân biệt, và, một số người còn khẳng định, xây đắp hoà bình thế giới” [12].
2.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái dùa vào cộng đồng
Các CĐĐP coi DLST là mét sự lùa chọn phát triển có thể tiếp cận được,
nó có thể giúp cải thiện trình độ sức khoẻ và giáo dục, và chất lượng chung của
đời sống mà không phải bán đi tài nguyên thiên nhiên hay làm tổn thương nền
văn hoá của họ. DLST dùa vào cộng đồng là sự kết hợp của du lịch cộng đồng và
DLST. DLST dùa vào cộng đồng là do cộng đồng tổ chức, dùa vào thiên nhiên
và văn hóa bản địa với mục tiêu bảo vệ môi trường. DLST dùa vào cộng đồng đề
cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi Ých rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho cộng đồng. Với khách du lịch, DLST cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu,
nâng cao nhận thức về môi trường và văn hóa địa phương cho du khách.
Sự quản lí DLST dùa vào cộng đồng nói tới các chương trình được thực
hiện dưới quyền kiểm soát và với sự tham gia của người dân địa phương đang
sinh sống hoặc sở hữu một sự hấp dẫn tự nhiên [2].
DLST dùa vào cộng đồng nói tới các tổ chức kinh doanh DLST do cộng
đồng sở hữu và quản lí. Hơn nữa DLST bao hàm ý một cộng đồng đang chăm lo
đến tài nguyên thiên nhiên của mình để có thu nhập nhờ du lịch và đang sử dụng
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
9
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
thu nhập đó để làm cho đời sống của nhân dân mình được tốt lên. Nó thu hót
công việc bảo tồn, công việc kinh doanh và sự phát triển cộng đồng [2].
Cộng đồng là những người tác động và chịu tác động trực tiếp tới khu bảo
tồn, do đó cần có những chính sách hợp lí để có thể đảm bảo cuộc sống của họ
đồng thời không làm hại tới hệ sinh thái.
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Trên thế giới
Trong vài thập kỉ gần đây, du lịch trên thế giới phát triển rộng rãi và bắt
đầu nảy sinh nhiều tiêu cực có ảnh hưởng đến kinh tế, văn hoá, xã hội và môi
trường của lãnh thổ đón khách. Vì thế các nhà nghiên cứu du lịch quan tâm
nhiều đến việc đánh giá các ảnh hưởng này, đặc biệt đến môi trường thiên nhiên.
Và với những nghiên cứu đó thì đều đã đi đến thống nhất là cần có một loại hình
du lịch nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường, đó chính là DLST.
DLST bắt đầu được bàn đến từ những năm đầu của thập kỉ 80 trên thế
giới. Những nhà khoa học nghiên cứu tiên phong và điển hình về lĩnh vực này là
Ceballos - Lascurain, Buckley cùng với hàng loạt công trình nghiên cứu lí
luận và thực tiễn về DLST. Khái niệm, bản chất của DLST, các lợi Ých và
những vấn đề nảy sinh trong phát triển du lịch do không được quản lí thận trọng
trong các khu tự nhiên là những vấn đề được quan tâm nhiều. Những Ên phẩm
về hướng dẫn qui hoạch, quản lí du lịch về môi trường trong DLST của nhiều tổ
chức quốc tế như IUCN, WWF… là những tài liệu bổ Ých trong nghiên cứu
DLST và vận dụng vào thực tiễn ở qui mô quốc gia và từng vùng, khu vực cụ
thể.
2.2.2. Ở Việt Nam
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
10
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
Các công trình nghiên cứu về du lịch được quan tâm nhiều từ 2 thập kỉ trở
lại đây cùng sự khởi sắc của ngành du lịch ở nước ta. DLST nổi lên ở Việt Nam
từ khoảng giữa thập kỉ 90 trở lại đây, song thu hót sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu về du lịch, môi trường. Trong Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững
ở Việt Nam do Tổng cục Du lịch Việt Nam kết hợp với Quĩ Hanns Seidel tổ
chức tại Huế, DLST, du lịch với môi trường được nhiều nhà nghiên cứu trong
nước và quốc tế quan tâm và thảo luận. Gần đây nhất, tháng 9/ 1999, đã diễn ra
Hội thảo “ Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt
Nam” được tổ chức với sự phối hợp của Tổng cục Du lịch Việt Nam, IUCN,
ESCAP Rất nhiều tham luận đã đóng góp những kinh nghiệm và thực tiễn phát
triển DLST ở nhiều nơi. Các kết quả hội thảo đạt được là những cơ sở bổ Ých
cho việc xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam.
2.2.3. Một sè dự án DLST
Như đã trình bày ở trên, DLST đang và sẽ là một xu thế du lịch toàn cầu.
Trong những năm qua đã có rất nhiều chiến lược và kế hoạch DLST được xây
dựng. Dưới đây là một số dự án DLST, không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên thế
giới.
2.2.3.1. Dự án du lịch sinh thái ở khu dự trữ rừng mây Monteverde của Costa
Rica
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
11
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
(a) (b)
Hình 2.2a: Khu dù trữ với hệ thực vật phong phó ()
Hình 2.2b: Cờ và bản đồ của đất nước Costa Rica ()
Khu dự trữ rừng mây Monteverde là điểm đến DLST hàng đầu của đất
nước Costa Rica. Monteverde nằm ở rặng núi Tilaran và là nơi sinh sống của rất
nhiều hệ thực vật và hệ động vật. Có trung bình 50.000 khách du lịch tham quan
khu dự trữ này hàng năm. Khu dữ trự rừng mây có hai ngàn loài thực vật, gồm
nhiều loại phong lan. Hơn 400 loài chim và hàng trăm loài có vú cũng sinh sống
tại đây. Costa Rica khuyến khích DLST thông qua sù kết hợp các khu vực được
bảo vệ thuộc tư nhân và nhà nước. Tất cả các cấp chính quyền, kể cả tổng thống
đã xúc tiến DLST nh mét công cụ phát triển. Các địa điểm sinh thái quan trọng
phải được bảo vệ trong hệ thống vườn quốc gia và khu dự trữ, những khu được
quản lí chặt chẽ nhưng cho phép sử dụng làm du lịch. Hầu hết khách DLST đều
đi thăm các khu dự trữ công cộng, song các khu dự trữ tư nhân có vai trò riêng
trong việc đưa ra các chương trình và dịch vụ đã được chuyên môn hóa. Các cơ
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
12
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
quan chính phủ đóng vai trò quan trọng trong thị trường DLST thông qua việc
khuyến khích nghiên cứu khoa học trong các khu bảo vệ, cung cấp cơ sở hạ tầng
và an ninh cho khách du lịch, và xây dựng một hệ thống tài chính để sử dụng
được các chi phí du lịch có thể chi trả cho quản lí môi trường. Mỗi năm khu dự
trữ rừng mây Monteverde thu được khoảng 850.000 USD - nhiều hơn doanh thu
từ tất cả công viên quốc gia của Costa Rica kết hợp lại [2] [11] [12].
2.2.3.2. Dự án du lịch sinh thái tại Ecuador
Trong những năm gần đây, Ecuador đã chứng kiến sự ra đời của các tổ
chức chính trị, các tổ chức tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động chính trị ở
cấp quốc gia. Điều này đã đem lại những tiến bộ trong công nhận các quyền về
đất đai, ngoài các lợi Ých khác. Sự tự trị đang tăng về chính trị ở trình độ người
dân thường đã góp phần làm cho đất nước trở thành người dẫn đầu thế giới trong
sự đa dạng và phát triển của công việc du lịch sinh thái cộng đồng.
DLST tại Ecuador tập trung ở quần đảo Galapagos, khu di sản thế giới
nằm trong vùng phía Nam của Thái Bình Dương. Darwin khi đi qua đây đã phát
hiện động vật hoang dã ở đây đã tiến hoá hoàn toàn độc lập với phần cồn lại của
Trái Đất, với nhiều loài độc nhất vô nhị, và ngày càng thu hót khách du lịch [2]
[12].
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
13
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
(a) (b)
Hình 2.3a: Quần đảo Galapagos ()
Hình 2.3b: Cờ của Ecuador ()
Vào cuối thập niên 1990, chính phủ Ecuador nhận ra rằng sự ưa chuộng
của nhiều người dành cho các quần đảo này đe doạ huỷ hoại hệ động thực vật ở
đây. Vào năm 1990, chính phủ thông qua một Luật đặc biệt để Bảo tồn Quần đảo
Galapagos - luật này áp dụng những qui định nghiêm ngặt hơn nhiều đối với số
lượng khách du lịch và các hoạt động họ có thể tiến hành. Tuy nhiên ở đây vẫn
xảy ra việc sử dụng đường mòn đã làm thay đổi các vị trí làm tổ và xáo trộn
hành vi làm tổ của các loài chim. Cho thó ăn và quấy rầy đời sống hoang dã cũng
tạo nên những sự thay đổi tập tính phi tự nhiên bao gồm các phản ứng học được
chẳng hạn như mất dần đi phản xạ tự nhiên và sự dùa dẫm vào thức ăn một cách
phi tự nhiên và không lành mạnh. Dù vậy theo ước tính vào năm 1995, gần
56.000 khách du lịch đã viếng thăm quần đảo này, dùng 130 triệu USD vào
Ecuador, trong đó có 69 triệu USD đã được chi tiêu trên quần đảo này và đã làm
đời sống dân cư ở đây cải thiện đáng kể.
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
14
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
2.2.3.3. Dự án du lịch sinh thái tại công viên quốc gia Gunung Halimun
(Indonexia)
Đất nước Indonexia chiếm 1,3% diện tích trái đất, tuy nhiên lại chứa 10%
các cây ra hoa, 12% loài có vú của thế giới, 16% loài bò sát và lưỡng cư của thế
giới, 17% tất cả các loài chim và trên 1/4 các loài cá biển và cá nước ngọt được
biết đến. DLST ở Indonexia hiện đang còn ở trong giai đoạn phát triển sớm.
Conchrane (1996) thấy trên thực tế có nhiều khó khăn để phát triển DLST
ở các khu vực của Indonexia, do các vị trí thường rất xa xôi và chỉ có thể đến
được sau những chuyến đi dài tèn thời gian mà nhiều khách miễn cưỡng phải
chịu đựng. Khi đã tới công viên, khách du lịch mong muốn được xem sù phong
phú của đời sống hoang dã và thường thất vọng vì các đặc tính của thó vật,
chúng thường rất dát, sống cô đơn trên cây và hoạt động về ban đêm. Đồng thời
lại thiếu sự quảng cáo tích cực, thể hiện ở con số hạn chế các khách thăm [2]
[12].
Và hiện nay Indonexia đã nỗ lực rất nhiều để thu hót cộng đồng vào sự
phát triểu tổ chức kinh doanh DLST. Theo thời gian các vấn đề về khả năng đi
lại được dễ dàng nhờ các cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện, đặc biệt các mối
liên hệ bằng đường xá, thuyền, máy bay. Đồng thời với đó là việc xây dựng phức
hợp nhà khách, xây dựng các đường mòn với các biển chỉ dẫn thích hợp, phát
triển các hàng thủ công, đào tạo các hướng dẫn viên địa phương, và được đào tạo
mạnh mẽ về chế biến đồ ăn uống [2] [11].
Bên cạnh đó họ đã được sự giúp đỡ rất nhiều của các tổ chức: câu lạc bộ
các khoa học về sinh vật học (BSCC); Cơ quan quốc tế bảo vệ đời sống hoang dã
Hoa Kì, Ban quản lí Công viên Quốc gia, Trường Đại học tổng hợp Indonesia,
Tổng công ty McDonald( Indonesia).
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
15
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
(a) (b)
Hình 2.4a: Công viên quốc gia Gunung Halimun với vẻ đẹp tiềm Èn
()
Hình 2.4b: Cờ của quốc gia Indonesia
( />Qua 3 dự án ở trên chúng ta có thể nhận thấy DLST là mét xu hướng tất
yếu nhằm bảo tồn và phát triển trên thế giới. Nó có nhiều mặt Ých lợi tuy nhiên
khi áp dụng không tốt sẽ có thể gây ra những tác động tới tài nguyên thiên nhiên
của khu vực bảo tồn.Vậy tình hình DLST ở Việt Nam ra sao? Hiện nay ở rất
nhiều tỉnh thành của Việt Nam còng đã có mô hình DLST.
2.2.3.4. Mô hình DLST tại Cần Giê
Huyện Cần Giê nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng
50km về phía Nam. Đây là một trong những địa điểm DLST lý tưởng đối với
nhiều du khách. Rừng ngập mặn Cần Giê đã được UNESCO công nhận là khu
dữ trữ sinh quyển thế giới. Ở đây bước đầu đã có một số loại dịch vụ để phục vụ
khách tham quan nh đi thuyền, lướt ván len lỏi giữa các kênh rạch, ngắm nhìn vẻ
đẹp đặc trưng của rừng ngập mặn, tham quan căn cứ rừng Sác, thưởng thức các
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
16
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
món ăn, cắm trại và sinh hoạt dã ngoại. Hiện nay BQL khu du lịch Cần Giê đang
tiến hành dự án bảo tồn, khôi phục loài cá sấu nước lợ Cần Giê, đồng thời cũng
bắt đầu xây dựng ở đây một trung tâm giáo dục và phát triển vùng sinh thái rừng
ngập mặn để sinh viên có thể đến đây thực tập dã ngoại. Theo đề án “ Qui hoạch
phát triển khu du lịch sinh thái Cần Giê đến năm 2010” được ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giê sẽ được qui hoạch phát triển thành 3
khu vực chức năng DLST gồm khu DLST biển, khu sinh thái rừng và khu sinh
thái nông nghiệp. Và hiện nay đây là mô hình DLST thành công nhất tại nước ta.
(a) (b)
Hình 2.5a: Đảo khỉ tại huyện Cần Giê. ()
Hình 2.5b: Du khách tham quan rừng ngập mặn. ()
2.2.3.5. Mô hình DLST tại Xuân Thủy
Vườn quốc gia Xuân Thủy là một vùng bãi bồi, diện tích tự nhiên hơn
15.000 ha, trong đó có 7.100 ha vùng lõi và 8.000 ha vùng đệm thuộc huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định cách Hà Nội 150km. Vườn quốc gia Xuân Thủy là
khu vực có hệ sinh thái đất ngập nước, có 120 loài thực vật bậc cao, 111 loài
thực vật nổi, trên 500 loài động vật, hơn 30 loài bò sát và lưỡng cư, 219 loài
chim. (Nguồn VQG Xuân Thủy). Hiện nay tại đây đã xây dựng bước đầu thành
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
17
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
công mô hình DLST với rất nhiều hoạt động có sự tham gia của cộng đồng. BQL
Vườn quốc gia Xuân Thủy tổ chức nhiều hoạt động nh đánh giá và điều tra cơ
bản tiềm năng DLST tại Xuân Thủy, nâng cao nhận thực cộng đồng qua các líp
tập huấn, tìm hiểu về DLST, hội thảo nói chuyện chuyên đề, lập kế hoạch phát
triển DLST có sự tham gia của cộng đồng, xây dựng sản phẩm DLST, phát triển
kĩ năng vận hành và quản lý DLST cho CĐĐP.
(a) (b)
Hình 2.6a: Biển chỉ dẫn tới Vườn Quốc gia Xuân Thủy.
Hình 2.6b: Cò thìa – loài động vật đại diện cho Vườn quốc gia Xuân Thủy
(Theo nguồn Ban quản lí Vườn quốc gia Xuân Thủy)
Qua sơ lược lịch sử nghiên cứu liên quan đến DLST và vấn đề bảo tồn tự
nhiên, có thể khái quát lại với một số nhận xét nh sau:
- Trên thế giới, lĩnh vực du lịch và DLST đã được rất nhiều nhà khoa học
và các tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Các Ên phẩm cả về lí luận và thực
tiễn, hướng dẫn qui hoạch, quản lí cho DLST là những tài liệu bổ Ých trong việc
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
18
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
nghiên cứu và vận dụng, đặc biệt cho các quốc gia bắt đầu quan tâm phát triển
loại hình du lịch.
- Ở Việt Nam, DLST là một lĩnh vực mới mẻ, các vấn đề về lí luận của
DLST đang tiếp tục được thảo luận để đi đến thống nhất về nhận thức và quan
niệm trong các nhà nghiên cứu, điều hành du lịch. Việc đánh giá hoạt động du
lịch dưới góc độ của DLST trong các khu vực tự nhiên hầu nh chưa có. Đặc biệt
các nghiên cứu về tác động du lịch đến môi trường, nhu cầu của CĐĐP trong
phát triển du lịch dường nh chưa được quan tâm thoả đáng.
- Tại Nam Phó - Tiền Hải - Thái Bình vấn đề DLST là một vấn đề hoàn
toàn mới, đang ở giai đoạn bắt đầu nghiên cứu về DLST. Do đó những nghiên
cứu về DLST có ý nghĩa đặc biệt trong việc góp phần xây dùng DLST ở đây.
2.3. Vai trò của du lịch sinh thái
2.3.1. Lợi Ých của du lịch sinh thái
DLST mang lại nhiều lợi Ých cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển
bền vững. Tại Australia và New Zealand, phần lớn các hoạt động du lịch đều có
thể xếp vào hạng DLST. Đây là ngành công nghiệp được xếp hạng cao trong nền
kinh tế của cả hai nước [2] [5]. DLST đem lại nguồn thu nhập cho khu bảo tồn
thiên nhiên và CĐĐP. Đề xuất tại Đại hội các VQG lần thứ V của IUCN có
đoạn: “Du lịch trong và ngoài KBTTN phải được thiết kế thành một phương
pháp bảo tồn: hỗ trợ, tăng cường nhận thức về các giá trị quan trọng của KBTTN
như giá trị sinh thái, văn hoá, tinh thần, thẩm mĩ, giải trí và kinh tế, đồng thời tạo
thu nhập phục vụ bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái và di sản văn
hoá. Du lịch cũng nên đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng
bản địa và họ là những người tạo động lực hỗ trợ bảo vệ phong tục và giá trị
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
19
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
truyền thống, bảo vệ tôn trọng những khu vực linh thiêng còng nh kiến thức
truyền thống” [9].
Qua đó chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy DLST có vai trò quan trọng:
- DLST đòi hỏi các hoạt động bảo tồn phải cã hiệu quả để thu hót khách
tham quan.
- DLST đem lại lợi Ých kinh tế cho đất nước, khu vực, CĐĐP và đặc biệt
là KBTTN vì đây là nguồn kinh phí đóng góp trực tiếp cho công tác bảo tồn.
- Nã có thể tạo nguồn tài chính cho các KBTTN khác chưa có hoạt động
du lịch do những KBTTN này không nổi tiếng hoặc do có sự cân bằng sinh thái
của chúng rất mong manh.
- Có thể là động lực thúc đẩy sự đầu tư của chính phủ và đơn vị tư nhân để
thành lập các KBTTN tương tự.
- DLST cũng là một công cụ giáo dục môi trường, mà đối tượng giáo dục
là du khách và CĐĐP giúp họ nhận thức được giá trị của thiên nhiên và tôn trọng
khu vực họ tới tham quan và những khu vực khác.
- DLST tạo công ăn việc làm cho CĐĐP để họ không tham gia vào các
hoạt động phá huỷ các hệ sinh thái và đe doạ đến các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa và phát triển cộng đồng.
- DLST giúp du khách có những Ên tượng tốt và họ muốn có ở cả những
nơi khác, qua đó sẽ giúp Ých cho công tác bảo tồn thiên nhiên nói chung [7].
Tuy nhiên bên cạnh đó DLST cũng gây ra những tác động tiêu cực nhất
định tới môi trường.
2.3.2. Những tác động tiêu cực có thể có của DLST đối với môi trường
Xét trên khía cạnh về kinh tế, DLST cũng là một hình thức kinh doanh
thương mại. Và khi nó đạt đến mức phát triển, đương nhiên sẽ có những tác
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
20
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
động không tốt đến môi trường tự nhiên và xã hội nh:
- Tác động lên đất đá, tác động tới biển, và cảnh quan: các bãi biển bị
những con tàu làm xuống cấp, ô nhiễm, rác thải, xói mòn trên các lối đi bộ, xói
mòn do ô tô….
- Có tác động tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
- Hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng giá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người
dân địa phương do những quan hệ cung - cầu của du khách và nhà điều hành
tour.
- Có tác động lên môi trường văn hoá: mất mát các di tích lịch sử, văn hoá
độc đáo, có giá trị trong các KBTTN, thay đổi truyền thống văn hoá, phong tục
tập quán của người dân địa phương, thay đổi lối sống, tăng cường tệ nạn xã hội.
2.3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường
Những tác động trên rất dễ có thể xảy ra với bất kì một khu DLST nếu
không có biện pháp quản lí một cách bài bản và chặt chẽ, đồng thời cần được sự
giúp đỡ và hợp tác của các bên liên quan. Công việc này cần diễn ra mọi lúc và
được thực thi ở tất cả mọi người cả trong và ngoài khu vực DLST.
Để có hiệu quả tối đa giám sát các hoạt động DLST phải xét đến các khía
cạnh: đánh giá tình hình hiện nay, xác định mức độ mong muốn của ngành du
lịch, lập kế hoạch về việc thực hiện để có thể đạt tới mức độ đó, viết, quảng bá,
tuyên truyền, tạo các tài liệu chiến lược về du lịch để đạt mục tiêu.
Theo Abigail Rome, trong cuốn sách của mình ông đã đưa ra một định
hướng cho việc giám sát như sau: [10]
- Thành lập một ban chỉ đạo các nhà quản lí bảo vệ khu vực, quản lí
DLST, các tổ chức địa phương, tổ chức phi chính phủ và cộng đồng đại diện.
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
21
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
- Tổ chức một cuộc họp cộng đồng để giáo dục cư dân về DLST và giám
sát tác động của họ.
- Xác định tác động và các chỉ số được theo dõi.
- Lùa chọn phương pháp đo lường.
- Xác định giới hạn có thể chấp nhận các phạm vi có thể thay đổi đối với
các bên liên quan.
- Phát triển kế hoạch và hoạt động giám sát.
- Đào tạo nhân viên quản lí và đại diện cộng đồng giám sát kĩ thuật, phân
tích dữ liệu và quản lí thay đổi.
- Thực hiện tốt và giám sát kiểm tra dữ liệu.
- Trình bày kết quả giám sát cho tất cả các bên liên quan.
- Đánh giá các chương trình và tiến hành giám sát việc quảng bá.
Trong giai đoạn hiện tại, khi mà DLST đang ở giai đoạn đầu của sự phát
triển và những tác động của nó chưa rõ ràng thì việc tuyên truyền, phổ biến là
một giải pháp hữu hiệu và có hiệu quả. Nội dung tuyên truyền sâu sắc, vừa có
tính cảnh báo vừa có tính giáo dục nhẹ nhàng cho du khách và những cơ quan sở
tại và CĐĐP, đồng thời có tính định hướng cho những hoạt động thân thiện với
môi trường [7].
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
22
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: quá trình nghiên cứu được diễn ra từ tháng 9/
2008 đến tháng 4/ 2009 thông qua 7 đợt khảo sát.
- Địa điểm nghiên cứu: khu vực nghiên cứu nằm trong địa phận xã Nam
Phó thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải - tỉnh Thái Bình.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp kế thừa
Phương pháp này được thực hiện trong luận văn thông qua quá trình tìm
hiểu các nguồn tài liệu, các dự án, mô hình. Từ đó phát hiện ra những ưu điểm
và nhược điểm của các mô hình DLST khác nhau tạo cơ sở tiền đề cho quá trình
thực hiện sau này góp phần xây dựng mô hình DLST hoàn thiện.
2.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp các thông tin
Luận văn được sử dụng tài liệu tham khảo rất phong phú: đó là những bài
báo hoặc những tạp chí khoa học, đó là những bản báo cáo hoặc đơn giản là
những quyển sách bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh ở nhiều thời điểm nghiên
cứu và mức độ nghiên cứu khác nhau. Qua đó cho phép phân tích, đánh giá
những tài liệu có sẵn để chọn lọc ra những số liệu, nhận xét phù hợp với đề tài và
hệ thống hoá các tài liệu rời rạc theo định hướng nghiên cứu. Thêm vào đó là sự
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
23
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
bổ sung, xử lí, hiệu chỉnh lại các số liệu thông qua quá trình khảo sát thực
nghiệm so sánh và tính toán lại các số liệu.
2.3. Phương pháp đánh giá nhanh sù tham gia của người dân
Đây là phương pháp thu thập kinh nghiệm trong cộng đồng nhằm khai
thác thông tin về môi trường dùa vào những kiến thức của cộng đồng và quá
trình thực nghiệm. Các thông tin thu thập được tổng hợp từ các ý kiến, các quan
điểm đa dạng của du khách, cư dân và các nhà quản lí một cách khách quan.
Trên cơ sở đó phân tích khả năng, đánh giá nhu cầu, nhận dạng các ưu tiên
thuận lợi khó khăn của khu vực nghiên cứu. Qua đó chóng tôi tiến hành kiểm tra,
so sánh lại các thông tin từ các nguồn tài liệu, khảo sát các tuyến đường và đánh
giá hiện trạng môi trường, các điểm có khả năng phát triển du lịch sinh thái trong
tương lai.
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
24
Khóa luận tốt nghiệp Khoa Sinh học
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH
THÁI TẠI XÃ Nam PHÓ - TIỀN HẢI - THÁI BÌNH
1.1. Giới thiệu chung về xã Nam Phó và khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải.
1.1.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải
KBTTN Tiền Hải nằm ở cửa biển sông Hồng, phía Nam huyện Tiền Hải
tỉnh Thái Bình, phía Bắc là sông Lân và phía Tây là con đê chắn biển. Tính theo
độ sâu 6m dưới mực nước biển thì diện tích của Khu bảo tồn là 45.000 ha, còn
nếu tính theo mực nước biển (0m) thì diện tích là 12.500 ha. Đây là nơi có vị trí
quan trọng trong việc bảo tồn hệ sinh thái ĐNN của vùng cửa sông Hồng.
1.1.2. Xã Nam Phó
Xã Nam Phó là xã vùng đệm có diện tích lớn nhất trong ba xã vùng đệm
của khu bảo tồn. Về mặt lịch sử xã đã được thành lập lâu đời tuy nhiên vào năm
1987 khi thời điểm khoán 10 ra đời thì xã Nam Phó chính thức được thành lập.
Với diện tích tự nhiên xÊp xỉ 10km
2
do ở đây có thể coi là xã kinh tế mới nên số
hộ gia đình còn rất Ýt. Họ là những người có tác động trực tiếp nên nguồn tài
nguyên của khu bảo tồn.
1.2. Tiềm năng và điều kiện để phát triển DLST
1.2.1. Khái quát vị trí địa lý
Trịnh Vân Kiều Hoa Líp K55B
25