Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bí quyết làm bài thi môn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.64 KB, 3 trang )

Bí quyết làm bài thi môn Hóa
Bí quyết làm bài thi môn Hóa
Để ôn tập và ôn thi đại học môn hóa học có hiệu quả, các em học sinh cần chú ý một số vấn đề
sau.
1. Ôn lại các vấn đề lý thuyết (theo ba phần) chủ yếu nằm trong chương trình THPT, vì với môn
hóa học nếu các em không học thuộc lí thuyết thì không thể làm được bài tập.
Phần hoá đại cương
Ví dụ: Chương sự điện li các em cần hiểu và vận dụng được.
+ Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
+ Khái niệm về axit, bazơ, chất lưỡng tính, muối theo thuyết điện li và theo thuyết Bron-stêt (nếu
có).
+ Khái niệm về pH, biểu thức tính Kb, Ka.
+ Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
+ Phản ứng thủy phân của muối: Một số muối khi tan trong nước thủy phân cho môi trường axit,
bazơ hay trung tính; Khi cho quì tím vào các dung dịch muối đó, quì tím có đổi màu không.
Phần hóa vô cơ
+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, phương pháp điều chế và nhận biết các chất.
Phần hoá học hữu cơ
Mỗi một loại chất các em nên học khái niệm, công thức chung, tên gọi, cấu trúc phân tử, cách
viết đồng phân, tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng, điều chế và nhận biết.
Khi học lý thuyết, các em không chỉ học khái niệm, tính chất hóa học… mà phải lấy được ví dụ
minh họa thì mới hiểu và áp dụng được phần đã học vào đề thi.
2. Ôn cách làm các dạng bài tập (mỗi dạng bài tập các em nên làm một đến hai bài để minh họa).
Ví dụ:
- Bài tập về toán đẩy kim loại.
- Bài tập về phản ứng nhiệt nhôm.
- Bài tập về phản ứng giữa oxit hoặc axit với dung dịch kiềm
- Bài tập về xác định công thức hóa học của đơn chất, hợp chất vô cơ.
- Bài tập phải sử dụng phương trình ion.
- Bài tập về anđehit, ancol, xeton, axit cacboxylic, este…
- Bài tập về hiệu suất.


- Bài tập về tính chất lưỡng tính của Al(OH)3 và Cr(OH)3 …
3. Để giải nhanh một số bài tập định lượng, các em chú ý một số phương pháp giải nhanh (có thể
xem ở một hoặc hai tài liệu tham khảo và mỗi phương pháp ít nhất tự làm được một bài tập để
minh họa). Ví dụ:
- Phương pháp đường chéo.
- Phương pháp bảo toàn electron.
- Phương pháp bảo toàn khối lượng.
- Phương pháp bảo toàn điện tích.
Ví dụ: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào dung dịch HNO3 (vừa
đủ), thu được dung dịch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và khí NO duy nhất. Giá trị của a là
A. 0,06 B. 0,04 C. 0,075 D. 0,12
(Câu 20, mã đề 863 đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2007 – Khối A).
Với bài này, nếu các em không làm theo phương pháp giải nhanh thì việc viết xong phương trình
hóa học, cân bằng phương trình hóa học và tìm ra cách giải cũng hết khoảng 10 phút. Nhưng nếu
các em biết vận dụng các phương pháp giải nhanh thì thời gian làm bài toán này chỉ hết khoảng
hai phút.
4. Thời gian còn lại các em nên làm một số đề thi trắc nghiệm theo cấu trúc mới của Cục Khảo
thí & Kiểm định Chất lượng – Bộ GD & ĐT ban hành trong một số tài liệu tham khảo để tập
phân chia thời gian làm bài hợp lí và thấy phần kiến thức nào chưa nắm vững thì ôn tập lại cho
kịp thời.
Đề thi vào các trường ĐH, CĐ thường có khoảng một nửa bài tập lí thuyết và còn lại là bài tập
tính toán, vì vậy cần làm nhanh và chắc chắn bài tập lí thuyết để có thời gian làm bài tập tính
toán.Khi gặp bài tập khó và dài, các em nên tóm tắt đề bài để dễ tìm ra hướng giải hơn.

×