Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí
Để phân phối thời gian làm bài hợp lý, các em cần lưu ý cấu trúc đề thi tuyển
sinh ĐH, CĐ. Thời gian ôn tập không còn nhiều vì vậy để chắc chắn đạt 7
hoặc 8 điểm, các em nên chú trọng các nội dung sau đây.
Về cấu trúc đề thi
Phần nhiều câu hỏi nhất là phần dao động cơ học và phần dòng điện xoay chiều.
Phần dao động cơ học thường vướng ở vấn đề thời gian đi từ điểm này đến điểm
kia. Trừ một số trường hợp đặc biệt có thể học thuộc, còn lại nên chú ý phương
pháp giải tổng quát dựa vào mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động
tròn đều. Với phần dòng điện xoay chiều, một số câu hơi khó có thể vẽ giản đồ
vector và dùng kiến thức hình học đơn giản để giải.
Các phần sóng ánh sáng, lượng tử ánh sáng, hạt nhân nguyên tử, từ vi mô đến vĩ
mô thường cho lý thuyết khá nhiều nên cần nắm vững, hiểu rõ sâu sắc các kiến
thức trong sách giáo khoa. Phần bài tập sóng ánh sáng thường là giao thoa ánh
sáng với những kiến thức quen thuộc như tìm số vân, vị trí vân trùng… Phần bài
tập hạt nhân nguyên tử chú ý đến năng lượng liên kết riêng, số hạt nhân phân rã
trong hiện tượng phóng xạ, năng lượng phản ứng…
Để phân phối thời gian làm bài hợp lý, các em cần lưu ý cấu trúc đề thi tuyển sinh
ĐH, CĐ. Thời gian ôn tập không còn nhiều vì vậy để chắc chắn đạt 7 hoặc 8 điểm,
các em nên chú trọng các nội dung sau đây:
Chương dao động cơ: Có 7/40 câu trong đề thi. Chương này các em chú trọng
phần:
- Viết phương trình dao động điều hòa, phương trình vận tốc, phương trình gia tốc
- Các khái niệm đặc trưng (tần số, chu kỳ, biên độ, pha dao động, pha ban đầu, vận
tốc, tốc độ, lực đàn hồi, lực hồi phục,…)
- Mô tả đồ thị li độ dao động, vận tốc, gia tốc, động năng, thế năng
- Các biểu thức động năng, thế năng, cơ năng; biểu diễn dao động điều hòa và
chuyển động tròn đều; dao động tuần hoàn
- Khảo sát con lắc lò xo nằm ngang và con lắc lò xo treo
- Bài tập cắt ghép lò xo
- Dao động tắt dần, duy trì cưỡng bức, cộng hưởng
- Tổng hợp dao động điều hòa
- Khảo sát con lắc đơn
- Bài toán nhanh chậm của đồng hồ quả lắc
Chương sóng cơ và chương dao động và sóng điện từ: Hai chương này các em
chú trọng phần:
- Đại cương về sóng cơ
- Nhiễu xạ, phản xạ, giao thoa
- Sóng dừng
- Sóng âm, các đặc trưng của sóng âm
- Dao động điện từ, điện từ trường
Chương dòng điện xoay chiều: Có 9/40 câu trong đề thi nên các em cần chú
trọng:
- Các khái niệm về dòng điện xoay chiều
- Khảo sát mạch RLC nối tiếp với các bài toán về xác định giá trị các đại lượng, bài
toán cực trị, bài toán hộp đen và giản đồ Fresnel
- Bài toán công suất mạch điện xoay chiều
- Các máy điện, động cơ điện
Chương sóng ánh sáng:
- Phần tán sắc, nhiễu xạ, giao thoa
- Quang phổ
- Tia hồng ngoại, tử ngoại, Rơn-ghen
- Đo bước sóng ánh sáng bằng giao thoa khe Young
Chương lượng tử ánh sáng:
- Phần thí nghiệm về hiện tượng quang điện
- Thuyết lượng tử
- Định luật quang điện, lưỡng tính sóng hạt
- Quang điện trong, quang điện ngoài
- Mẫu nguyên tử Bohr
- Sơ lược về laze
Chương hạt nhân nguyên tử và chương từ vi mô đến vĩ mô:
- Phần cấu tạo, đồng vị, lực hạt nhân
- Khối lượng, năng lượng nghỉ, liên kết, liên kết riêng
- Phóng xạ, phản ứng hạt nhân, phân hạch, nhiệt hạch
- Bài tập về động năng và vận tốc của hạt nhân
- Các hạt sơ cấp
- Hệ mặt trời, sao và thiên hà, cấu tạo vũ trụ
Ngoài ra, đề thi đại học phần nâng cao có câu hỏi nằm trong chương Chuyển
động của vật rắn.
Lưu ý là phải ôn thật chắc lý thuyết, thuộc lòng các công thức và làm nhiều bài tập
để hình thành phản xạ và thao tác nhanh. Với học sinh khá giỏi, thời gian làm gần
hoàn chỉnh một đề thi khoảng 60 phút, 30 phút còn lại dành cho các câu còn nghi
ngờ và 1 – 2 câu hóc búa.
Chú ý phương pháp giải tổng quát
Thi trắc nghiệm không giống thi tự luận ở một điểm là: thi tự luận câu dễ nằm
trước câu khó nằm sau, còn thi trắc nghiệm thì các câu được đặt vào vị trí bất kì.
Vì vậy các em nên làm theo các bước sau:
Bước 1: Đọc toàn bộ đề, vừa đọc vừa làm nhưng chỉ làm:
- Những câu làm được ngay mà không cần tính toán khá nhiều (thường là lí thuyết
hoặc vận dụng những công thức đơn giản).
- Những câu phải tính toán phức tạp dù nghĩ ra cách làm cũng ko làm.
- Những câu làm được là những câu chắc chắn và ko phải kiểm tra lại (nếu thiếu
giờ), khoanh tròn số thứ tự câu đó.
- Những câu chưa làm được mà đã có một đáp án tạm coi là tin tưởng nhất lóe lên
ở trong đầu thì đánh dấu tíck vào trước phương án trả lời đó trong đề.
- Ngay cả một câu gồm A, B, C, D khi đọc đến B thấy đúng thì tạm tíck vào trước
B và đọc nốt C, D để quyết định có chọn B hay không. Cách này rất hiệu quả trong
các câu mà phương pháp dài, loằng ngoằng.
Bước 2: Đọc, tính toán trả lời các câu đã nhìn thấy cách làm hoặc có thể làm được
nhưng chưa làm ở bước 1. Gạch chân hai phát những câu làm được trong bước
này. Khoanh tròn vào câu này nếu đã khẳng định đó là đúng. Trong giai đoạn này
vẫn gặp một số câu chưa làm được thì tạm thời bỏ qua những câu đó.
Bước 3: Kiểm tra lại những câu đã làm trong 2 bước trên hoặc những câu đã tíck
tạm trong Bước 1. Cố gắng khẳng định những câu chắc chắn đúng vào đề. Những
câu dự cảm ta tíck vào lề câu đó dấu hỏi chấm ( ? ) để suy nghĩ lại khi có dịp. Tất
nhiên những câu trả lời trong Bước 1, Bước 2 đã được tô vào ô trả lời trong phiếu
trả lời dù đã thật sự chắc chăn hay chưa.
Bước 4: Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi còn lại mà chưa làm được (số câu còn lại
thường < 10 ). Đôi khi phải dùng "chiến thuật": Loại bỏ ngay những câu chắc chán
sai, sau đó suy nghĩ cẩn thận những câu trả lời còn lại sau đó sử dụng phương pháp
loại trừ. Nếu đầu bài cho chon câu sai mà đáp án thuộc 1 trong 2 phương án mâu
thuẫn nhau thì nhớ lại các kiến thức đã học để tránh mắc phải những sai lầm đáng
tiếc.