Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận xử lí vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.73 KB, 11 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. Những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động đấu thầu..............................1
1. Khái niệm đấu thầu......................................................................................1
2. Đặc điểm của hoạt động đấu thầu.................................................................1
II.

Xử lí vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện

hành 2
Thứ nhất, đối với việc xử lí vi phạm theo hình thức phạt hành chính.............2
Thứ hai, đối với hình thức xử lí cấm tham gia q trình lựa chọn nhà thầu......3
Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự.................................................................3
Thứ tư, hủy, đình chỉ, khơng cơng nhận kết quả lựa chọn nhà thầu...................4
Thứ năm, bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đấu thầu......................................4
III.

Thực tiễn áp dụng xử lí vi phạm trong hoạt động đấu thầu..........................4

KẾT LUẬN...............................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................7


MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, dịch vụ hang hóa ngày càng phát
triển một cách rộng rãi trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trong đó có
hoạt động đấu thầu ngày càng được phổ biến rộng rãi, diễn ra trên mọi lĩnh vực
đời sống xã hội và hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong q trình hoạt động
đó cũng xảy ra rất nhiều vi phạm những nguyên tắc mà pháp luật đưa ra. Bằng
những hiêu biết của mình, em xin tìm hiểu đề bài số 04: “xử lí vi phạm trong


lĩnh vực đấu thầu theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và
thực tiễn áp dụng.”

1


NỘI DUNG
I.

Những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động đấu thầu
1. Khái niệm đấu thầu
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: “Đấu thầu là q
trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn,
dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và
thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án đầu tư có
sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế.”
Như vậy, có thể thấy, đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp
ứng các u cầu của mình. Trong đó, bên mua sẽ tổ chức đấu thầu để bên bán
(các nhà thầu) cạnh tranh nhau. Mục tiêu của bên mua là có được các hàng hóa
và dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của mình về kĩ thuật, chất lượng và chi phí thấp
nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch
vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất
có thể.
2. Đặc điểm của hoạt động đấu thầu
Hoạt động đấu thầu có những đặc điểm sau đây. Đấu thầu là 1 hoạt động
thương mại; Đấu thầu là 1 giai đoạn tiền hợp đồng; Chủ thể tham gia quan hệ đấu
2



thầu hàng hóa bao gồm 1 bên mời thầu và nhiều bên dự thầu. Nhưng vẫn có
trường hợp ngoại lệ như trong trường hợp chỉ định đầu tư; Hình thức pháp lí của
quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu; Giá của
gói thầu bên dự thầu nào đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu mà có giá
càng thấp thì sẽ càng có cơ hội chiến thắng.
II.

Xử lí vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu theo quy định của pháp luật hiện hành
Việc xử lí vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu được quy định tại Luật đấu thầu
2013, nghị định 63/2014 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đấu thầu về lựa chọn nhà thầu. Các hình thức xử lí vi phạm đối với chủ thể vi
phạm bao gồm các hình thức như sau: Cảnh cáo, phạt tiền ; Cấm tham gia hoạt
động đấu thầu; Truy cứu trách nhiệm hình sự; ngồi ra , đối với cán bộ, cơng
chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của
pháp luật về cán bộ, công chức.1
Thứ nhất, đối với việc xử lí vi phạm theo hình thức phạt hành chính
tại khoản 1 điều 121 Được quy định cụ thể tại Mục 3 chương II của Nghị định
50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.
– Các hành vi bị xử lý bao gồm: Vi phạm các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà
thầu, nhà đầu tư;Vi phạm các quy định về hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ
tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;…
1

Điều 121 Nghị định 63/2014 NĐ-CP quy định chi tiết một sô quy định của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

3


– Mức phạt tiền: Mức phạt phụ thuộc vào hành vi vi phạm có tính chất nặng hay
nhẹ, thấp nhất là 500.000 đồng và cao nhất là 40 triệu đồng .2

Thứ hai, đối với hình thức xử lí cấm tham gia quá trình lựa chọn nhà
thầu. Áp dụng hình thức xử phạt trên đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về các
hành vi bị cấm trong đấu thầu (Điều 89 Luật Đấu thầu) và vi phạm quy định về
sử dụng lao động (Khoản 8 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các
hành vi đưa, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp
vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận; cản trở.
+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các
hành vi chuyển nhượng thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói
thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu….3
Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi vi phạm trong lĩnh vực
đấu thầu nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về “Tội vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Liên quan đến tội vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Điều 222 của BLHS đã
quy định rõ các mức độ xử lý vi phạm như:

2

Xem thêm tại Mục 3 chương II của Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế

hoạch đầu tư.
3

Xem thêm tại khoản 2 Điều 121, Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

4


+ Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm
(Khoản 1); bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm (Khoản 2);

+ Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (Khoản 3);
+ Người phạm tội cịn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất
định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (Khoản 4).4
Thứ tư, hủy, đình chỉ, khơng cơng nhận kết quả lựa chọn nhà thầu
Theo quy định tại Điều 123 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì:
– Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để
xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp
luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách
ban hành quyết định hủy thầu.
– Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng
khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có
hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có
liên quan dẫn đến khơng bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà
thầu.

4

Xem thêm tại khoản 3 điều 121 nghị định 63/2014 và điều 222 Bộ luật hình sự 2015.

5


Thứ năm, bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đấu thầu
Hình thức xử lí vi phạm này được quy định tại Điều 124 nghị định
63/2014/NĐ-CP. Theo đó,tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu
thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định
pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Thiệt hại ở đây phải là những thiệt hại thực tế, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp
luật đấu thầu. Mức bồi thường được xác định theo quy định pháp luật về bồi

thường thiệt hại trong Dân sự, trong Thương mại.5
III. Thực tiễn áp dụng xử lí vi phạm trong hoạt động đấu thầu
      Việc pháp luật quy định chi tiết những hành vi bị cấm, những hành vi vi
phạm với hình thức xử lý tương ứng đã tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để xử
lý những vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt xử lý vi
phạm trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập:
      Những sai phạm vẫn chỉ bị xử lý nhẹ tay: Gần đây, nhiều cuộc thanh tra
chuyên ngành về đầu tư công, chấp hành pháp luật trong đấu thầu ở các địa
phương đã điểm mặt hàng loạt sai phạm trong đấu thầu, nhưng trong các kết luận
thanh tra, đặc biệt là phần kiến nghị xử lý sai phạm liên quan đến khâu lựa chọn
nhà thầu, đa phần chỉ là hình thức “kiểm điểm, rút kinh nghiệm”. Điển hình như
tại tỉnh Đồng Nai, sau khi tiến hành thanh tra tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn
5

Xem thêm tại tại Điều 124 nghị định 63/2014/NĐ-CP.

6


hóa Đồng Nai, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư phát hiện nhiều sai sót. Và cũng
như hai trường hợp kể trên tại tỉnh Long An, Thanh tra Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Đồng Nai cũng chỉ đề nghị phạt hành chính, hủy thầu, thay đổi chủ đầu tư và
nghiêm túc rút kinh nghiệm.
      Việc buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng cũng khiến việc vi phạm
trong lĩnh vực đấu thầu vẫn còn phổ biến. Như chúng ta thấy vi phạm thường xảy
ra ở các dự án đầu tư cơng, từ những gói thầu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước hoặc từ các nguồn vốn ODA. Chỉ cần siết chặt khu vực này thì việc thơng
thầu, vi phạm quy trình đấu thầu sẽ được giảm thiểu đáng kể. Tại Việt Nam, Luật
Đấu thầu 2013 mặc dù đã có nhiều quy định rất ưu việt, tuy nhiên, trong bối cảnh
các hành vi hối lộ, tham nhũng, gian lận vẫn còn phổ biến và nhức nhối trong xã

hội, thì luật pháp là chưa đủ, mà còn cần sự quyết tâm của cơ quan thực thi và
giám sát thực thi pháp luật.   Những vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong lĩnh
vực đấu thầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của hoạt động đấu thầu, một
hoạt động mang ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế của quốc gia.
Do đó, khi pháp luật đã có những quy định cụ thể về vấn đề này thì việc các cơ
quan có thẩm quyền đưa những quy định này thi hành trên thực tế là cần thiết để
hoạt động đấu thầu diễn ra hiệu quả, đạt được mục tiêu đã đề ra.6

6

/>
7


KẾT LUẬN
Sự ra đời và tồn tại của hoạt động đấu thầu là một tất yếu khách quan, góp
phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế của quốc gia. Đây là mơt mắt xích quan
trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất, tiêu dùng của mọi chủ thể trong xã hội. vì
vậy, những sai phạm này khơng chỉ ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể có
8


quyền lợi nghĩa vụ lien quan mà còn ảnh hưởng tới lợi ích chung của quốc gia.
Do vậy việc xử lí nâng cao, hồn thiện hệ thống pháp luật là một yếu tố cần thiết
trong hoạt động đấu thầu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật đấu thầu năm 2013.
2. Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

3. Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh
vực kế hoạch và đầu tư.
9


4. />5. />
10



×