Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đề Tài: UNDP và Sự Phát Triển Của Các Nước Thế Giới Thứ Ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.94 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
********
Đề Tài: UNDP và Sự Phát Triển Của Các Nước
Thế Giới Thứ Ba
Giáo viên hướng dẫn: Lương Thị Ngọc Oanh
Nhóm thực hiện: Nhóm 16
Lớp A14 – K45E – Khoa Kinh tế Đối Ngoại
Hà nội – Tháng 3 năm 2009
MỤC LỤC
4.3 Phát triển năng lực xiv
b. Xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội xxvi
LỜI MỞ ĐẦU
Không thể phủ nhận rằng nửa cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế
kỷ XXI đã đánh dấu nhiều cột mốc về phát triển kinh tế, văn hóa cũng như
xã hội; đặc biệt là sự ra đời của xu hướng toàn cầu hóa đã mang lại những cơ
hội lớn khi thế giới ngày càng trở nên “phẳng” hơn. Mặc dù vậy, điều này
không đồng nghĩa với việc một mức sống mới cao hơn đã được thiết lập cho
toàn bộ người dân từ các quốc gia mà ngược lại, vẫn còn đó những vấn đề về
bất bình đẳng, phân bố nguồn lực không đều dẫn đến khoảng cách giàu
nghèo ngày càng gia tăng. Ở tầm vĩ mô, tình trạng này được thể hiện rõ nhất
tại các nước thế giới thứ ba với mức sống thấp, tích lũy kém, thiếu vốn đầu
tư đi kèm với phát triển không bền vững.
Tuy nhiên, các nước này không đơn độc trong cuộc chiến nhằm phá
vỡ “vòng luẩn quẩn của đói nghèo”. Cùng với xu thế phát triển chung, ngày
càng có nhiều định chế quốc tế tham gia vào công cuộc đưa thế giới thứ ba
lên một nấc thang phát triển mới bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Những
tổ chức tiêu biểu có thể kể đến là Quỹ tiền tệ quốc tế IMF và Hội phát triển
quốc tế IDA với việc bơm vốn, tăng đầu tư tại các nước nghèo; ADB với hỗ


trợ đồng thời cả về tài chính, kỹ thuật và quản lý tại khu vực Châu Á… Bên
cạnh đó, không thể không nhắc tới Chuơng trình hỗ trợ phát triển của Liên
Hợp Quốc UNDP với những kế hoạch trên phạm vi rộng và hiệu quả thực
hiện cao, được chứng minh qua nhiều năm hoạt động.
Vì lý do đó, bài tiểu luận xin được đóng góp những nhận định về hoạt
động của UNDP trong việc hỗ trợ phát triển ở các nước thế giới thứ ba,
thông qua phân tích những mục tiêu trọng tâm của tổ chức này. Với những
số liệu thống kê cũng như trường hợp thực tế, việc thực hiện chương trình
Quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ; Xóa đói giảm nghèo và phát triển
xã hội; Năng lượng và môi trường; Quản lý rủi ro và thiên tai và Phòng
chống HIV/AIDS sẽ được nhìn nhận dưới giác độ tổng quan và cụ thể hơn.
ii
Bài tiểu luận được viết dưới góc nhìn của sinh viên nên có thể còn
nhiều thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo để
nâng cao thêm hiểu biết của bản thân, cũng như có được những đóng góp
thực sự hữu ích về vấn đề này.
I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC UNDP
1. Khái quát về lịch sử và cơ cấu của UNDP
1.1 UNDP là gì?
Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc - UNDP (United
Nations Development Programme) là tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc,
thành lập năm 1965 tại New York theo nghị quyết của Đại hội đồng Liên
hợp quốc trên cơ sở sáp nhập Chương trình Mở rộng Trợ giúp Kĩ thuật của
Liên hợp quốc (EPTA - thành lập 1950) và Quỹ Đặc biệt của Liên hợp quốc
(thành lập 1959). UNDP có mạng lưới phát triển toàn cầu, có mặt tại hơn
166 quốc gia với nhiệm vụ: giúp các nước có thu nhập thấp tạo ra các điều
kiện phù hợp nhằm huy động vốn trong nước và nước ngoài cho phát triển;
giúp sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư trên và mọi nguồn kinh tế và
nhân lực sẵn có để tăng năng suất, nâng cao mức sống. Chi phí hoạt động
của UNDP được bảo trợ thông qua các khoản viện trợ không bắt buộc từ các

cá nhân và các tổ chức trên thế giới.
1.2 Cơ cấu tổ chức của UNDP
UNDP chịu sự chi phối của Đại Hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng
Kinh tế - Xã hội ECOSOC. Đại Hội đồng quyết định các vấn đề chính sách
lớn, ECOSOC xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động v.v Người đứng
đầu UNDP được gọi là Tổng giám đốc (Administrator) do Tổng thư ký Liên
hợp quốc bổ nhiệm.
Cơ quan quyền lực cao nhất của UNDP là Hội đồng Chấp hành
(Executive Board) gồm 36 nước thành viên phân bổ theo khu vực địa lý, cụ
thể là: Châu Phi - 8; Châu Á- 7; Trung Âu - 4; Mỹ Latinh và Caribê - 5; Tây
Âu và các nước khác - 12, có nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng Chấp hành là cơ
quan tối cao xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước, khu
vực và kiến nghị chính sách và phương hướng hoạt động của mình lên
ECOSOC. Cơ quan thường trực là Ban Thư kí và các cục, vụ chuyên ngành
tại trụ sở New York và cơ quan đại diện UNDP tại Geneve.
Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành nhiệm kỳ 2000-2002,
đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành năm 2000 và 2001.
iii
2. Nguồn vốn và cơ cấu viện trợ
UNDP là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất hệ thống Liên hợp quốc
hiện nay. Vốn của UNDP chủ yếu là nguồn đóng góp tự nguyện của các
nước thành viên, các tổ chức, cá nhân. Trung bình hàng năm UNDP quản lý
khoảng 2,3 tỷ USD viện trợ thông qua các nguồn vốn thường xuyên (core
resources), không thường xuyên (non-core resources) và các nguồn đồng tài
trợ khác (co-financing or cost-sharing resources). 90% viện trợ từ nguồn vốn
thường xuyên của UNDP được dành cho các nước nghèo, nơi chiếm 90% tỷ
lệ nghèo đói của thế giới hiện nay.
Viện trợ của UNDP là viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới
dạng chương trình quốc gia có thời gian 5 năm bao gồm hầu hết các lĩnh vực
và ngành kinh tế của các quốc gia. Các chương trình quốc gia được xây

dựng dựa trên những ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và kế
hoạch 5 năm của nước nhận viện trợ và các mục tiêu ưu tiên trong từng thời
kỳ của UNDP. Ngân sách dự kiến viện trợ cho các chương trình của các
nước nhận viện trợ do hội đồng Chấp hành UNDP thông qua. Chương trình
quốc gia là khuôn khổ hợp tác của UNDP với nước nhận viện trợ. Trên cơ sở
chương trình quốc gia, UNDP phối hợp với chính phủ xây dựng các chương
trình dự án cụ thể. Phương thức tiếp cận để thực hiện các chương trình quốc
gia của UNDP từ trước năm 2000 là tiếp cận bằng các dự án cụ thể. Tuy
nhiên, kể từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh sang phương thức tiếp cận bằng
các chương trình (cụm vấn đề).
Đồng thời, UNDP cũng quản lý vốn của một số quỹ khác như Quỹ
Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ Phát triển phụ nữ
(UNIFEM), Chương trình Những người tình nguyện Liên hợp quốc
(UNV) Đối tác của UNDP gồm các Quỹ và Chương trình viện trợ khác
thuộc hệ thống phát triển Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính, tín dụng quốc
tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng
khu vực và các tổ chức phi chính phủ.
3. Tôn chỉ mục đích và hoạt động
Mục tiêu hàng đầu của UNDP là giúp đỡ các quốc gia đạt được mục
tiêu phát triển con người bền vững, bằng cách hỗ trợ các quốc gia xây dựng
năng lực trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển nhằm
xoá bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm và tìm phương cách mưu cầu sự
sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ và tái tạo môi trường, ưu
tiên hàng đầu cho xoá đói giảm nghèo. Các nguồn lực của UNDP cần phải
được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để đem lại tác động tối đa
iv
tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận viện trợ. UNDP khuyến
khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với năng lực quản
lý, kỹ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây dựng và thực
hiện các chính sách và kế hoạch phát triển của các nước chứ không phụ

thuộc một cách bị động vào các chính sách hỗ trợ.
Hoạt động của UNDP tập trung tăng cường hợp tác quốc tế vì sự
nghiệp phát triển; trợ giúp việc tăng cường khả năng quản lý quốc gia, sự
tham gia rộng rãi hơn của nhân dân, phát triển khu vực nhà nước và tư nhân,
sự tăng trưởng công bằng. Các chương trình và dự án hỗ trợ của UNDP
được xây dựng dựa trên cơ sở các kế hoạch và ưu tiên quốc gia và các ưu
tiên trong chính sách của UNDP.
Trợ giúp của UNDP xuất phát từ yêu cầu của các chính phủ và các
lĩnh vực ưu tiên của UNDP. Các lĩnh vực hỗ trợ của UNDP là:
• Thực hiện các nghiên cứu về chiến lược, chính sách và đưa ra các
khuyến nghị; thực hiện các nghiên cứu khả thi, tiền khả thi; tiến hành
các phân tích và đánh giá thực trạng, nghiên cứu tổng quan và xây
dựng các quy hoạch tổng thể .
• Hỗ trợ trong việc phân tích và phát triển, và lắp đặt các hệ thống quản
lý như lập kế hoạch, thông tin, báo cáo lập ngân sách, kế toán
• Đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý, nghề nghiệp, kỹ năng chuyên
môn; cung cấp các dịch vụ về tư vấn kỹ thuật; trao đổi thông tin và tổ
chức tham quan, khảo sát, hội thảo và tập huấn.
• Hỗ trợ nghiên cứu về phát triển và thực hiện các sắp xếp về tổ chức để
đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao; giúp đánh giá và xây dựng
cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý
• Hỗ trợ chuyển giao công nghệ phù hợp, khuyến khích và giúp đỡ phát
triển năng lực công nghệ quốc gia; Trợ giúp việc thiết lập và nâng cấp
các phương tiện vật chất và trang thiết bị.

Từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vi mô các vấn
đề về thể chế, chính sách cũng như tăng cường năng lực tập trung cho các
hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện tám Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ và xoá đói giảm nghèo. Các dự án trợ giúp kỹ thuật và tăng
cường năng lực của UNDP cũng ngày càng gắn với hỗ trợ xây dựng các

chính sách phục vụ phát triển của các nước nhận viện trợ.
v
II. NHỮNG CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM CỦA UNDP
Nghèo đói, kém phát triển là hậu quả của không chỉ một mà nhiều
nguyên nhân gây ra, chính vì vậy giải pháp cho tình trạng này cũng không
thể rời rạc mà phải tạo dựng được một tác động tổng hợp, tháo gỡ “vòng
luẩn quẩn” mà các nước thứ ba đang mắc phải. Để hiện thực hóa những mục
tiêu mang tầm vĩ mô kể trên, UNDP đã đặt ra một nhóm đồng bộ những
chương trình trọng tâm trên nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị, xã hội, tự
nhiên và quản lý rủi ro… Những chương trình này hiện đang được tiến hành
tại các nước đang phát triển có sự hiện diện của UNDP và tùy theo đặc thù
của từng quốc gia, việc thực hiện chúng được biến chuyển linh hoạt. Tuy
nhiên, những chương trình này đều có khung hoạt động và nguyên tắc chung
cơ bản.

1. Quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ
Hơn bao giờ hết, rất nhiều quốc gia đang cố gắng xây dựng được cơ
chế quản trị dân chủ. Thách thức đối với các nước này là làm thế nào để xây
dựng các định chế và quy trình đáp ứng được nhu cầu của những công dân
bình thường, đặc biệt là những công dân nghèo. Chương trình này được
UNDP đánh giá là công tác có tầm quan trọng sống còn nhằm đạt được các
Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) bởi nó tạo ra “môi trường động lực” giúp
nâng cao nhận thức của mỗi người dân về MDGs và đặc biệt là về công cuộc
xoá đói giảm nghèo trên toàn thế giới. Với chương trình này, UNDP hướng
trọng tâm vào các công tác chủ yếu sau:
1.1 Tăng cường năng lực của các định chế
Trọng tâm hiện nay là chia sẻ tri thức và thiết lập mạng lưới nhằm cải
tiến các quy trình làm việc của cơ quan dân cử; nâng cao chất lượng của các
đại biểu, đặc biệt là đại biểu nữ và những người được bầu lần đầu. Sự trợ
giúp của UNDP bao gồm cả những hoạt động tiến hành tại Văn phòng Quốc

hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Điều đó có nghĩa UNDP hỗ trợ Quốc hội
nhằm đảm bảo họ có đủ năng lực, các nguồn lực cũng như tính tự chủ để
thực hiện các chức năng cơ bản một cách hiệu quả. Đối với Chính quyền địa
phương, UNDP hỗ trợ phát triển kỹ năng (nhất là trong lĩnh vực quản lý
ngân sách và lên kế hoạch) cũng như xây dựng một môi trường chính sách
giúp phân quyền, quản lý địa phương cũng như phát triển nông thôn/đô thị
một cách hiệu quả.
Các nhóm dự án chính bao gồm:
vi
• Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của
các Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.
• Tăng cường năng lực của một số Ủy ban trực thuộc Quốc hội trong
việc nghiên cứu, thẩm định các văn bản pháp luật và giám sát.
• Tăng cường năng lực của Hội đồng Nhân dân nhằm thực hiện
nhiệm vụ được giao cho họ trong quá trình phân cấp quản lý.
• Xây dựng cơ chế đối tác nhằm tăng cường cuộc đối thoại chính
sách và điều phối các nguồn trợ giúp cho Quốc hội và Hội đồng
Nhân dân.
1.2 Hỗ trợ hệ thống và quy trình bầu cử
UNDP đóng vai trò cân bằng giữa việc hỗ trợ các hoạt động bầu cử
(một hoạt động ngắn hạn và mang tính sự kiện) với việc hỗ trợ hệ thống và
quy trình dài hạn hơn nhằm giữ vững các nguyên tắc dân chủ trong xã hội.
Các chương trình, dự án của UNDP tại các quốc gia và các đối tác - cả trên
phương diện quốc gia và quốc tế - nhằm thúc đẩy bốn mục tiêu sau:
• Có cơ cấu thể chế hợp pháp nhằm thúc đẩy bầu cử tự do, công
bằng, minh bạch và bền vững ở tất cả các cấp
• Giáo dục cho công dân và các cử tri về quyền dân chủ và các trách
nhiệm cần thực hiện
• Hợp tác hỗ trợ bầu cử
• Tăng về lâu dài số lượng phụ nữ tham gia bầu cử trong vai trò cử

tri và đại biểu.
1.3 Cải cách luật pháp và quyền con người
Công tác này nhằm gìn giữ và thúc đẩy các giá trị của nhân quyền và
các quy tắc xây dựng luật pháp, cụ thể là tính độc lập, công bằng và minh
bạch của toà án; các mục đích hợp pháp, sự ủng hộ của luật pháp dành cho
người nghèo và sự tham gia của công dân vào quá trình cải tổ toà án và pháp
luật. Những đặc trưng của hoạt động này bao gồm:
• Hỗ trợ các quốc gia phát triển những kế hoạch hành động vì nhân
quyền
• Ứng dụng tiếp cận dựa trên cơ sở các quyền này vào chương trình
hành động
• Hỗ trợ nhận thức về nhân quyền bằng giáo dục công dân
• Xây dựng các chiến dịch nâng cao nhận thức
• Củng cố hoặc xây dựng các văn phòng thanh tra, mở rộng các định
chế về nhân quyền ra những nước kém phát triển.
vii
1.4 Xây dựng Chính phủ điện tử và tiếp cận thông tin dành
cho công dân
* Về tiếp cận thông tin: Trên khía cạnh quản trị dân chủ thì tiếp cận
thông tin là một công cụ hiệu quả giúp giữ vững tỉ lệ giảm nghèo và giúp đạt
được MDGs. Muốn thế, phải đưa ra những thông tin dễ hiểu và có thể tiếp
cận được cũng như phải có các phương pháp và khả năng tiếp cận phù hợp
nhằm giúp người dân tham gia vào quá trình hoạch định chính sách hay đưa
ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ. UNDP cho đó là
những điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo tiếng nói và sự tham gia cần
thiết cho một xã hội dân chủ mở.
Các hoạt động của UNDP trong việc tiếp cận thông tin tập trung vào 2
mảng lớn, đó là việc cải thiện môi trường điều tiết luật pháp cho thông tin tự
do và nhiều chiều, đồng thời củng cố năng lực của công dân và xã hội nhằm
nâng cao nhận thức về quyền được thông tin và tăng kỹ thuật liên lạc.

* Về Chính phủ điện tử: Sự xuất hiện và triển khai Công nghệ thông
tin và truyền thông (ICTs) đã tăng lên nhanh chóng từ đầu những năm 1990.
Vì thế, khi hầu hết các quốc gia đang phát triển vẫn phải đối mặt với nhiều
thử thách đa dạng và đủ mọi cấp độ, thì trọng tâm của ICT là sự phát triển
việc sử dụng các ứng dụng của ICT hay những công nghệ mới nhằm tìm ra
một con đường thuận tiện hơn cho người dân tiếp xúc với Chính phủ.
1.5 Cải cách hành chính Nhà nước và chống tham nhũng
Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hoá này càng cao thì các Chính phủ
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn
định và có sức cạnh tranh, đồng thời, cần tạo được một cung cách quản lý
hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững. Theo UNDP thì giảm thiểu tham
nhũng và một nền hành chính giản tiện đóng vai trò quan trọng trong công
cuộc xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy phát triển bền vững. Ở lĩnh vực này,
UNDP nhấn mạnh vào ba điểm chính:
• Tăng cường năng lực lập kế hoạch, chỉ đạo cũng như năng lực
quản lý chung cho công tác CCHC tập trung vào công tác phân
tích, hoạch định và thực hiện chính sách tài chính trên quan điểm
phát triển con người và xây dựng kế hoạch hành động.
• Xây dựng và cải tiến hơn nữa các cơ chế cung cấp dịch vụ công và
hướng các cơ chế này vào việc phục vụ các nhu cầu ở cơ sở.
viii
• Vận dụng có hiệu quả các hệ thống quản lý năng lực hoạt động có
tính chiến lược và tiêu chuẩn chất lượng ở một số bộ và tỉnh được
lựa chọn.
2. Xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội
Nghèo đói là cụm từ mang tính đa chiều, bao gồm không chỉ tình
trạng thu nhập thấp, mà còn là sự thiếu hụt dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nạn
mù chữ, không có khả năng tiếp cận với những dịch vụ xã hội cơ bản, đồng
thời ít có cơ hội tham gia vào những hoạt động gây tác động tích cực đến đời
sống. Trên toàn cầu có đến 1,2 tỉ người vẫn đang phải vật lộn mưu sinh với

không quá 1 USD mỗi ngày, và gần 850 triệu người sống trong cảnh thiếu
lương thực thiết yếu. Bởi vậy, xóa đói giảm nghèo phải thực sự trở thành
trọng tâm trong những nỗ lực của tiến trình phát triển.
Hoạt động của UNDP cho các chiến lược và chính sách xóa đói giảm
nghèo bám sát vào ba nguyên tắc cơ bản: tính đa chiều của vấn đề nghèo
đói, lấy xu hướng bình đẳng giới làm trọng tâm và một hệ thống các giải
pháp đồng bộ. Tăng trưởng kinh tế là cần thiết, nhưng là không đủ cho quá
trình xóa nghèo trong dài hạn. Người nghèo không chỉ nên được hưởng lợi
công bằng từ tăng trưởng kinh tế, họ đồng thời cần có được cơ hội chủ động
đóng góp vào quá trình đó. Tính công bằng là thước đo chủ chốt trong mối
liên hệ tăng trưởng kinh tế - xóa đói giảm nghèo.
Tất yếu là những chiến lược và chính sách xóa nghèo phải bao hàm rất
nhiều lĩnh vực. Trong đó, những lĩnh vực then chốt trong chiến lược hỗ trợ
của UNDP bao gồm:
- Các chính sách khung mang tính vĩ mô - kiến tạo một khuôn khổ
chính sách mở và tăng cường trao đổi về các Chính sách kinh tế vĩ Mô cũng
như Chính sách Điều tiết nền Kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo và thực hiện
các MDGs.
- Chính sách việc làm cho mục tiêu xóa nghèo: Những hoạt động nằm
trong khuôn khổ chương trình tạo việc làm chủ yếu được thực hiện theo
chuơng trình hợp tác ILO – UNDP “Việc làm vì mục tiêu Xóa đói giảm
nghèo”. Các hoạt động này chủ yếu tập trung vào các vấn đề:
• Mối quan hệ giữa việc làm – tăng trưởng kinh tế - giảm tỉ lệ đói nghèo
• Phối hợp mục tiêu giảm nghèo với mục tiêu tăng trưởng
• Hỗ trợ chiến luợc tăng việc làm của các quốc gia
ix
• Nâng cao nhận thức trong từng khu vực về vấn đề việc làm
- Quản lý các nguồn lực công cộng – với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia
trong việc tập trung, phân bổ và quản lý nguồn vốn, UNDP hiện đẩy mạnh
công tác hoạch định và thực hiện các biện pháp tài chính xóa đói giảm

nghèo; đồng thời cũng đưa ra những biện pháp hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện
mục tiêu này một cách triệt để hơn.
- Hoạt động công nghệ thông tin và truyền thông cho phát triển
(ICTs): Với mục tiêu tăng cường những tác động tích cực của ICTs trong
lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, UNDP nhấn mạnh:
• Phối hợp đưa ICTs vào khung chuơng trình xóa đói giảm nghèo và
thực hiện những MDGs.
• Lấy người dân làm trung tâm và hỗ trợ người nghèo được tiếp cận với
ICTs.
• Sử dụng một cách hiệu quả ICTs trong phát triển khu vực cũng như
những hoạt động kinh doanh quy mô nhỏ.
3. Chương trình của UNDP về năng lượng và môi trường
Những người dân thuộc các nước thế giới thứ 3 không chỉ sống trong
đói nghèo mà còn chịu ảnh hưởng bởi sự suy thoái môi trường, thiếu nước
sạch và cạn kiệt tài nguyên. Nhờ vào những chương trình hoạt động của
UNDP trên nhiều phạm vi lớn nhỏ, các quốc gia có thể tìm ra được những
giải pháp và chính sách tiến bộ, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và tăng
cường gắn kết thông qua những dự án thí điểm để giúp đỡ người nghèo có
cuộc sống ổn định hơn. Những hoạt động của UNDP trong lĩnh vực này tập
trung ưu tiên vào 5 lĩnh vực chính :
3.1 Quản lý hiệu quả nguồn nước
Quản lý nguồn nước là khái niệm để chỉ hệ thống những biện pháp liên
quan tới chính trị, kinh tế, xã hội, quản lý để phát triển và phân bổ tiết kiệm,
hợp lý, đảm bảo đủ nước cho người dân. Đây là ưu tiên số một mà bất cứ
quốc gia nào ở thế giới thứ 3 phải giải quyết. UNDP đã bắt tay với các quốc
gia giải quyết vấn đề này thông qua nhiều cấp độ khác nhau : Quản lý khu
vực về tài nguyên nước, nguồn cấp nước và vệ sinh; Hoàn thiện hệ thống
quản lý nguồn nước; Vượt qua những khó khăn về tài nguyên nước ở cấp
khu vực và toàn cầu….
3.2 Tiếp cận với dịch vụ năng lượng hiệu quả

x
Năng lượng là vấn đề cốt lõi của phát triển bền vững và xóa đói
giảm nghèo, nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực của phát triển – xã hội,
kinh tế và môi trường. Không một MDGs nào không nhắc tới vấn đề về chất
lượng và trữ lượng của tài nguyên đối với các quốc gia thuộc thế giới thứ 3.
Các hoạt động đã và đang được thực thi hướng tới mục tiêu là giúp các quốc
gia hoạch định chính sách để đảm bảo họ sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên
đang có và được tiếp cận nhiều hơn với những nguồn tài nguyên khác để có
thể phát triển kinh tế.
3.3 Quản lý tài nguyên đất đai
Trung tâm phát triển đất đai trực thuộc UNDP có nhiệm vụ giúp đỡ thế
giới thứ 3 xóa đói giảm nghèo và bảo tồn đất đai đặc biệt là khi đặc điểm
kinh tế của các nước này chủ yếu xuất phát điểm thấp với nông nghiệp là
chủ đạo. Những hoạt động của tổ chức này nhằm nâng cao hiểu biết của mọi
người về tài nguyên đất, đưa ra hỗ trợ và tư vấn hoạch định chính sách cho
các nước nghèo đồng thời tăng cường năng lực lãnh đạo của chính quyền
các nước này, giúp họ có được sự ủng hộ và đóng góp tích cực từ phía chính
người dân của họ.
3.4 Bảo tồn đa dạng sinh học
Nghèo đói và môi trường sinh thái có mối quan hệ mật thiết. ở những
nước nghèo, người ta dựa vào tự nhiên để có được thức ăn nước uống, thuốc
thang, quần áo và nơi ăn chốn ở. Đa dạng sinh thái còn là gốc rễ của phát
triển bền vững với những hoạt động làm sạch không khí và nước, bảo tồn đất
đai, kiểm soát bệnh dịch và giảm thiểu tác động của thiên tai. Bằng những
hoạt động nâng cao dân trí, hỗ trợ chính sách và tăng cường năng lực lãnh
đạo, UNDP đã giúp đỡ hơn 140 quốc gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh
thái.
3.5 Quản lý chất thải
Ô nhiễm hóa chất đang là vấn đề ngày càng nhức nhối của tất cả các
quốc gia nói chúng và các nước nghèo nói riêng. Chúng không chỉ ảnh

hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em mà
còn ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường, để lại tác hại lâu dài đối với sự phát
triển bền vững. UNDP đã thực thi các chương trình để giúp các nước thế
giới thứ 3 với trình độ khoa học kỹ thuật non kém có thể giảm thiểu lượng
thải cũng như mức độ độc hại của chất thải. Nổi bật trong số đó là 4 chương
trình lớn:
• Chương trình bảo vệ tầng ozon
xi
• Chương trình giảm thiểu và tiến tới loại bỏ những chât hữu cơ khó
hấp thụ đối với môi trường
• Chương trình định hướng quản lý hiệu quả hóa chất
• Chương trình giảm thiểu và ngăn chặn tác hại của hóa chất đối với
hệ thống nước ngầm.
Hiện nay, khi vấn đề tài nguyên môi trường đang ngày càng trở nên
bức thiết, sự định hướng giúp đỡ của UNDP đối với các nước thuộc thế giới
thứ ba là vô cùng cần thiết. Phải công nhận rằng các sự án và hoạt động đã
và đang được xúc tiến bởi UNDP trong lĩnh vực tài nguyên môi trường đạt
được những hiệu quả đáng kể không chỉ với các nước nghèo mà còn là hiệu
ứng lan truyền mang tính toàn cầu.
4. Quản lý rủi ro thiên tai
Có thể thấy rằng, thế kỉ XXI đã đánh dấu sự gia tăng của những thiệt
hại về người và của do thiên tai gây nên. Các thiệt hại này có ảnh hưởng
không đồng đều với từng nhóm người và từng khu vực, trong đó những
người chịu ảnh hưởng nhiều nhất lại thường là những người nghèo và những
nhóm người dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ, trẻ em và người già. Quá coi
trọng vấn đề tăng trưởng kinh tế có thể dẫn tới phát triển đô thị không đồng
bộ, làm tăng nguy cơ tổn thất lớn khi động đất xẩy ra. Sự xuất hiện nhiều
khu định cư mới tại những khu ven biển có nguy cơ rủi ro cao đang làm gia
tăng số người và tài sản chịu ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt, và lốc xoáy,
đặc biệt còn có thể dẫn tới sự biến đổi về khí hậu.

Trước thực trạng đó, UNDP đã tiến hành chương trình hỗ trợ các quốc
gia trong việc phát triển đồng thời cả khả năng nhận thức về rủi ro thiên tai
và khả năng về nhân lực, tài chính, kĩ thuật và luật pháp của các quốc gia đó;
tăng cường sự chuẩn bị đề phòng của toàn xã hội và tạo lập những hệ thống
cùng phối hợp để có thể quản lý hữu hiệu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Chương trình hỗ trợ của UNDP gồm 3 trọng tâm chính:
4.1 Chương trình chủ động giảm bớt rủi ro thiên tai toàn cầu
Để hoàn thiện việc hỗ trợ cho các hệ thống hạn chế rủi ro thiên tai cấp
quốc gia, UNDP đẩy mạnh nỗ lực đưa việc hạn chế rủi ro thiên tai vào các
chương trình phát triển của quốc gia. Với hỗ trợ của Chính phủ Canada, vào
năm 2005 UNDP đã khởi động chương trình chủ động giảm bớt rủi ro thiên
tai toàn cầu nhằm tăng cường khả năng của chính phủ các nước để có thể
xii
đưa việc hạn chế rủi ro thiên tai vào kế hoạch và chương trình phát triển của
nước đó. Các hoạt động chính bao gồm:
- Kết hợp việc hạn chế rủi ro thiên tai với các lĩnh vực trọng tâm khác
của UNDP như năng lượng và môi trường, xoá đói giảm nghèo và quản trị
quốc gia theo nguyên tắc dân chủ.
- Tăng cường năng lực của từng quốc gia thông qua việc phát triển các
công cụ phục vụ cho việc đưa việc hạn chế rủi ro vào chương trình phát triển
của từng quốc gia, chẳng hạn như các chương trình đào tạo thực tế hay các
khoá huấn luyện thích hợp.
- Đẩy mạnh sự phối hợp hoạt động hạn chế rủi ro thiên tai với các tổ
chức quan trọng khác như Ngân hàng thế giới (World Bank), Cơ quan Chiến
lược quốc tế về giảm nhẹ thiên tai (the International Strategy for Disaster
Reduction) và Hiệp hội toàn cầu trong lĩnh vực giảm nhẹ thiên tai (the
ProVention Consortium).
4.2 Nhận định và đánh giá rủi ro
UNDP đã thiết lập một chương trình nhận định rủi ro toàn cầu - GRIP,
phối hợp hoạt động cùng với các tổ chức chuyên môn khu vực và quốc tế,

đánh giá nhiều khía cạnh của rủi ro và thiệt hại trên 5 lĩnh vực chính. Các
hoạt động của dự án sẽ được đưa vào thực hiện trong vòng 5 năm, với trọng
tâm ban đầu tập trung vào vấn đề phát triển năng lực.
- Chứng minh: Tại một vài quốc gia, GRIP sẽ chứng tỏ rằng các thông
tin về rủi ro và thiệt hại do thiên tai có thể được sử dụng để có thể cải thiện
các quyết định quản lý rủi ro và các đầu ra của phát triển. Các minh chứng
này cần được đảm bảo rằng các bên liên quan phải đồng ý tham gia và sẽ sử
dụng những phân tích rủi ro này trong việc đưa ra các quyết định, kế hoạch
và chính sách ưu tiên.
- Phát triển năng lực: GRIP sẽ hỗ trợ phát triển năng lực của các đối tác
địa phương để có thể đảm trách việc nhận định rủi ro và sử dụng các kết quả
thu được. Các hoạt động bao gồm phát triển và nâng cao trình độ, đào tạo
các tổ chức và cá nhân của quốc gia trong phân tích rủi ro thiên tai.
- Mở rộng các dữ liệu về thiệt hại do thiên tai trên toàn thế giới: GRIP
sẽ mở rộng và tăng cường các chứng cứ về thiệt hại có liên quan đến thiên
tai. Lịch sử dữ liệu về thiệt hại là rất cần thiết trong việc nhận định rủi ro và
dự liệu được quá trình tiến tới giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra.
Để làm được điều đó, cần phải phát triển các công cụ và tiêu chuẩn trong
việc nhận định thiệt hại và tổn thất, đẩy mạnh hệ thống hoá các dữ liệu đó để
phân tích và sử dụng.
xiii
- Phân tích rủi ro để hỗ trợ quyết định quản lý tại các nước có nguy cơ
cao: GRIP cam kết tạo ra những cơ hội thuận tiện và cung cấp các hỗ trợ về
kĩ thuật cho việc tiến hành phân tích rủi ro thiên tai.
- Cập nhật rủi ro thiên tai toàn cầu: Các phân tích rủi ro do GRIP đưa ra
sẽ được tập hợp và đưa vào cập nhật thông tin rủi ro toàn cầu theo định kì.
Những thông tin này sẽ được phân phối rộng rãi và mang đến một hệ thống
kiến thức chung nhất về rủi ro thiên tai và thiệt hại mà nó gây ra trên toàn
thế giới. Những cập nhật mới nhất sẽ được đưa ra dựa trên các phân tích do
các địa phương, quốc gia và khu vực đóng góp.

4.3 Phát triển năng lực
Khả năng chủ động giảm bớt thiên tai (CADRI) được hình thành vào
năm 2007 và là sáng kiến của tổ chức Chiến lược quốc tế về giảm bớt thiên
tai của Liên hợp quốc (UN/ISDR) nhằm tăng cường phát triển năng lực
trong việc giảm bớt rủi ro thiên tai ở cấp địa phương, khu vực và toàn cầu.
CADRI đẩy mạnh việc trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm phát triển năng
lực trong việc giảm bớt rủi ro thiên tai. Đồng thời tổ chức cũng giúp nâng
cao hiểu biết và kĩ năng của các tập thể và cá nhân trong việc giảm bớt rủi ro
thiên tai.

5. Phòng chống HIV – AIDS
Ở cấp độ toàn cầu, HIV - AIDS thực sự là một mối đe dọa nguy hiểm
nhất tới sự tồn tại và phát triển của con người với 38 triệu người hiện đang
sống chung với AIDS và hàng chục triệu người đã chết vì căn bệnh thiên
niên kỷ này (theo UNAIDS).
UNDP đã đạt được rất nhiều thành tựu trong công cuộc đấu tranh
chống lại sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Chương trình này đã giúp đỡ
các quốc gia nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò quan trọng của việc
phòng chống HIV/AIDS trong chiến lược phát triển đất nước và xóa đói
giảm nghèo. Đồng thời, UNDP cũng đã hợp tác rất chặt chẽ với chính phủ
các nước để đưa ra những chiến lược hợp lí nhằm hạn chế tối đa sự phát
triển của đại dịch và bảo vệ quyền lợi cho những người mắc bệnh, tăng
cường vai trò của phụ nữ nhằm giúp họ phòng tránh các tập quán quan hệ
tình dục không an toàn. HIV/AIDS được nhìn nhận là vấn đề mang tính toàn
cầu nên UNDP dồn lực hỗ trợ các quốc gia bằng cách tăng cường sự hiểu
biết và xây dựng các công cụ cần thiết để phòng chống bệnh dịch này một
cách có hiệu quả thông qua những chương tình sau:
xiv
5.1 Tăng cường nhận thức về sự nguy hiểm của HIV/AIDS
và nỗ lực trong việc tìm phương thức điều trị

Là một trong những tổ chức phát triển lớn nhất trên thế giới, UNDP
có chiến lược giúp đỡ các quốc gia trên phạm vi rộng nhằm chỉ ra những
thách thức đến sự phát triển và những tác động xấu khác của đại dịch HIV.
Bên cạnh đó, UNDP thúc đẩy việc đưa vào thực tiễn những chính sách vĩ mô
nhằm duy trì được nguồn tài chính trong việc chống lại HIV/AIDS và tìm ra
những phương thuốc mới trong việc điều trị hay phòng chống HIV một cách
có hiệu quả.
HIV tấn công vào cốt lõi của nguồn nhân lực. HIV không những chỉ
làm yếu đi khả năng làm việc của con người mà còn cướp đi không biết bao
sinh mạng - điều này đã làm giảm đáng kể nguồn nhân lực hết sức quý báu
của cộng đồng. Trong những nỗ lực giúp đỡ các quốc gia trong việc đánh giá
đúng và làm dịu bớt tác động xấu của HIV đến sự phát triển con người,
UNDP tập trung vào các khu vực có khả năng giảm tỉ lệ mắc HIV trong kế
hoạch phát triển quốc gia, bao gồm chiến dịch xóa đói giảm nghèo, chương
trình viện trợ khu vực Các chương trình này làm tăng khả năng xây dựng
một cơ cấu kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy việc duy trì tài chính cho công cuộc
phòng chống HIV/AIDS, đồng thời bảo đảm có thể tiếp cận được các loại
thuốc phòng chống hay điều trị HIV/AIDS với chi phí thấp mà hiệu quả cao
khi cần thiết.
5.2 Giúp đỡ các chính phủ quản lí một cách hiệu quả hơn
những hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Các chính phủ không những phải rung lên hồi chuông khẩn cấp về đại
dịch HIV/AIDS mà còn phải đưa ra những chiến dịch dài hạn nhằm phòng
chống căn bệnh quái ác này. Tất cả mọi quốc gia đặc biệt là những quốc gia
đang phát triển phải đối mặt với một nhiệm vụ hết sức khó khăn trong việc
phòng chống tỷ lệ rất cao và sự phức tạp của căn bệnh AIDS. Việc phòng
chống HIV/AIDS đòi hỏi bao gồm cả những hoạt động phân quyền và sự
tham gia phối hợp một cách bình đẳng chặt chẽ giữa các quốc gia với nhau.
Việc đánh giá đúng đắn những thách thức này, đưa ra những phương
hướng chiến lược hiệu quả đồng thời kiểm soát việc thực hiện những chính

sách đó là hết sức cần thiết. Qua hệ thống Điều phối viên của Liên Hợp
Quốc, UNDP trợ giúp chính quyền các quốc gia về phòng chống AIDS,
cung cấp hỗ trợ cho việc hoàn thành các MDGs, đồng thời thắt chặt thêm
mối liên kết giữa việc phòng chống HIV và phát triển kinh tế, thúc đẩy sự
tham gia của toàn xã hội trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS.
xv
5.3 Khích lệ tinh thần những người mắc bệnh AIDS và xóa
bỏ sự phân biệt đối xử và những người sống cùng hay bị ảnh hưởng bởi HIV
Sự xâm phạm nhân quyền hay sự bất bình đẳng giới đều là những
nhân tố làm gia tăng sự lây lan của đại dịch HIV. Vì vậy bảo vệ quyền của
những người sống chung với AIDS và thúc đẩy sự bình đẳng giới đương
nhiên sẽ làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV. UNDP ủng hộ các quốc gia trong
việc thiết lập các luật lệ dựa trên nhân quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của
những người bị nhiễm HIV hay phụ nữ - nhóm những người dễ bị ảnh
hưởng nhất. Điều này cũng bao gồm việc chống lại sự kì thị, phân biệt đối
xử, tăng cường vai trò của phụ nữ nhằm giúp họ phòng tránh các tập quán
quan hệ tình dục không an toàn.
xvi
III. UNDP VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NƯỚC THẾ GIỚI
THỨ BA
1. Tác động tới các nước châu Phi
Là một điểm nóng về vấn đề nghèo đói và tình trạng kém phát triển,
Lục địa đen đang thu hút sự hỗ trợ về mọi mặt của các tổ chức quốc tế,
đặc biệt là UNDP – một tổ chức rất có uy tín tại khu vực này. Sự hợp
tác có truyền thống lâu dài của UNDP với Ủy ban Châu Phi cũng như
các cơ quan địa phương khác (như Cộng đồng kinh tế các nước Tây Phi
và Cộng đồng phát triển Nam Phi) và các nhà lãnh đạo kinh tế - chính
trị ở các quốc gia đã tạo điều kiện cho UNDP đóng vai trò chủ đạo trong
việc theo đuổi mục tiêu phát triển.
Mạng lưới các cơ quan của UNDP đã cung cấp các kiến thức phát

triển năng lực và chính sách hỗ trợ tại tất cả các quốc gia ở Châu Phi trên
các lĩnh vực khác nhau: từ quản trị nhà nước dân chủ và thiết lập nền hòa
bình tới xóa đói giảm nghèo, phát triển khu vực tư nhân và hội nhập vào
thương mại quốc tế. Các chương trình hỗ trợ được tiến hành thông qua
các quan hệ hợp tác với lãnh đạo của các chính phủ, các tổ chức xã hội
xvii
Một vài con số về hoạt động phát triển ở Châu Phi năm 2005
• 45 nước thuộc tiểu vùng cận Sahara tại Châu Phi được hưởng lợi
ích từ hoạt động hỗ trợ phát triển của UNDP.
• 680 triệu USD là ngân quỹ của UNDP cho phát triển Châu Phi.
• 422.9 triệu USD là tổng số tiền UNDP và Nhiệm vụ Liên Hợp
Quốc tại Cộng hòa Dân Chủ Côngô bỏ ra để chuẩn bị cho cuộc
bầu cử Tổng thống và Quốc hội tại nước này – đây là chiến dịch
hỗ trợ lớn nhất và công phu nhất mà Liên Hợp Quốc đã từng thực
hiện từ trước đến nay.
và khu vực tư nhân đã cho thấy những ưu đãi mà các quốc gia châu Phi
có được.
Hai vấn đề quan trọng hàng đầu mà không chỉ rất nhiều chính
phủ các nước Châu Phi mà còn các tổ chức trên toàn thế giới đang
muốn giài quyết ở khu vực này là xây dựng nền dân chủ và đầy lùi đại
dịch HIV.
1.1 Quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ
Tại nhiều quốc gia mà nền độc lập vẫn còn hết sức non trẻ ở châu Phi,
việc xây dựng và duy trì một xã hội dân chủ vẫn đang gặp rất nhiều khó
khăn. Đó là lý do khiến tất cả các quốc gia tại châu lục này đều đề cao việc
cải cách hệ thống luật pháp nhằm tăng cường tính minh bạch, nâng cao nhân
quyền, bầu cử tự do công bằng và tính đa dạng trong hoạt động chính trị.
Vì vậy, hoạt động chính của UNDP trong lĩnh vực này ở Châu Phi là
giúp đỡ các nước quản lý hệ thống bầu cử và hoạt động Quốc hội, nâng cao
năng lực hành pháp cũng như khả năng điều hành của các cấp chính quyền

địa phương… Có thể kể đến những ví dụ như việc phát động một chiến dịch
tuyên truyền về chính trị nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử tại Liberia vào
cuối năm 2005 – kết quả là Châu Phi đã có được vị nữ tổng thống đầu tiên;
hỗ trợ Lesotho trong việc xây dựng một hệ thống quy chế bầu cử mới; đào
tạo thẩm phán tại Mauritius và đưa vào hoạt động một chương trình bảo vệ
nhân quyền nhằm cải cách quy trình hành pháp tại Rwanda. Ở Nigeria, các
khóa đào tạo cán bộ ngắn hạn đã nâng cao rõ rệt khả năng quản lý tài chính
tại các cơ quan có nhân viên được cử đi thực tập; đồng thời UNDP cũng
đang tiến hành những nghiên cứu về tài chính cũng như nhân lực nhằm tìm
ra giải pháp thúc đẩy hoạt động phân quyền từ trung ương tới địa phương tại
nước này.
Thông qua việc tham gia Cơ chế giám sát đồng đẳng Châu Phi
(African Peer Review Mechanism - APRM), các nhà lãnh đạo khu vực này
đã và đang nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên tắc quản trị dân chủ trong
sự phát triển bền vững và lâu dài của Lục địa đen. Với 26 nước thành viên,
APRM là một sáng kiến giúp các nước châu Phi đánh giá chất lượng hoạt
động nâng cao nền dân chủ của mỗi quốc gia thành viên, sau đó đưa ra
những khuyến nghị nhằm giúp đỡ lẫn nhau phát triển. UNDP hiện đang cung
cấp những hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cơ bản cho APRM, đồng thời cũng
giúp cho việc thực hiện những nghị quyết sau khi đã được APRM thông qua
tại các quốc gia.
xviii
1.2 HIV/AIDS
Một vấn nạn không thể không nhắc tới khi nói về châu Phi, đó là sự lây
lan nhanh chóng của căn bệnh thế kỉ HIV-AIDS. Cả thế giới hiện có hơn 39
triệu người đang sống cùng HIV thì riêng tại châu Phi con số này là 25 triệu.
Theo bản báo cáo của Liên Hợp Quốc, nếu không có biện pháp ngăn ngừa
ngay bây giờ, chỉ trong 20 năm nữa con số trên sẽ tăng lên gần 90 triệu
người - khoảng 10% tổng số dân của châu Phi. Mỗi năm, HIV/AIDS đã
cướp đi sinh mạng của 3 triệu người trên toàn cầu, trong đó gần 2/3 sống ở

vùng hạ Sahara - nơi tỷ lệ bệnh nhân nữ đang tăng với tốc độ kinh hoàng.
Tại khu vực này, trong năm 2004, số người chết vì AIDS là 2,3 triệu người
trong khi số người mới nhiễm HIV là 3,1 triệu. Công bố những con số “rùng
mình” trên, Liên Hợp Quốc đã phát động một chiến dịch đẩy lùi HIV/AIDS
trị giá 200 tỉ USD.
UNDP đang hoạt động trên khắp châu Phi nhằm mục tiêu củng cố khả
năng của các tổ chức quốc gia, khu vực và địa phương, đặc biệt là tiểu vùng
cận Sahara và khu vực Nam Phi – nơi có 9 quốc gia với dân số chỉ khoảng
2% thế giới nhưng tỉ lệ người nhiễm HIV – AIDS lại chiếm tới 30% toàn
cầu. Bên cạnh đó, UNDP còn đẩy mạnh mối liên kết giữa những tổ chức này
và các định chế quốc gia – quốc tế khác. Tại châu Phi, UNDP có tiếng nói
rất quan trọng trong hệ thống chính trị, tầm nhìn chiến lược và lãnh đạo quốc
gia. UNDP hỗ trợ phát triển năng lực trong việc quy hoạch, quản lý và triển
khai thực hiện các dự án tại các địa phương, vùng và cả ở cấp độ quốc gia
nhằm biến việc ngăn chặn HIV/AIDS thành một phần không thể tách rời của
chiến dịch xóa đói giảm nghèo. Chủ trương chính là đảm bảo tất cả mọi
người đều được phổ biến những thông tin chính xác về HIV/AIDS, các bệnh
lây lan qua đường tình dục, chống lại việc phân biệt đối xử và định kiến với
những người có bệnh.
Một trong những chương trình của UNDP đang được triển khai tại Nam
Phi là: Bảo vệ những giá trị cuộc sống đang bị căn bệnh thế kỷ ăn mòn. Đi
vào hoạt động từ năm 2004, SACI hiện vẫn tiếp tục hỗ trợ các nước Nam
Phi trong việc phác thảo và thực hiện những chiến lược phòng chống HIV –
AIDS, thông qua những biện pháp ngày càng mang tính hệ thống và đồng
nhất hơn. Một ví dụ là việc điều động 97 Tình nguyện viên Liên hợp quốc
tới khắp 9 tỉnh của Zambia để tăng cường năng lực đối phó với HIV - AIDS
của các cơ sở y tế địa phương. Kết quả rõ nét mà chiến dịch này mang lại là
hiệu quả sử dụng hỗ trợ tài chính ngày càng tăng, lượng thuốc miễn phí cấp
phát cho người dân ngày càng được cải thiện, dù vẫn còn rất nhiều khó khăn.
xix

2. Tác động tới các nước Ả Rập
2.1 Tác động tới toàn khu vực nói chung
Các hoạt động của UNDP tại khu vực các nước Ả rập chủ yếu cũng
dựa trên 5 chương trình trọng tâm; bên cạnh đó UNDP còn nhấn mạnh việc
vạch ra những trở ngại đối với phát triển đã được chỉ ra trong báo cáo của
các nước Ả rập về phát triển con người trên phương diện thực hiện tự do, và
bình đẳng cho phụ nữ.
a. Quản lí quốc gia theo nguyên tắc dân chủ:
Được thành lập theo yêu cầu của chính phủ các nước Ả rập, chương
trình ở khu vực này đã hỗ trợ cho các cơ quan đầu não của khu vực và các
quốc gia trong việc chỉ ra tính cần thiết của việc quản lý cũng như các vấn
đề liên quan, với mục tiêu đem đến những hoạt động quản lý có hiệu quả và
sự đổi mới trong việc điều hành chính trị ở khu vực này.
Ở cấp độ quốc gia, những hoạt động của UNDP đã mang lại rất nhiều
những biến đổi tích cực trong hoạt động của quốc hội, tạo được cách tân
trong bầu cử và luật pháp. Ví dụ như tại Sudan, UNDP đang có kế hoạch
củng cố vai trò của các đảng phái trong Quốc hội. Tại Ai Cập, những nỗ lực
đang được thực hiện để tăng tính hiệu quả của Quốc hội, nhờ đó có thể vạch
ra những chiến lược phát triển kinh tế hài hòa.
Ngoài ra một trong những mục tiêu của UNDP là tạo ra một hệ thống
phân quyền hoạt động hiệu quả bằng cách thể chế hóa các cuộc bầu cử địa
phương, thay đổi pháp chế ở cấp độ tỉnh thành, cũng như đổi mới hệ thống
luật pháp quốc gia nhằm tăng tính hiệu quả và thuận lợi cho các hoạt động ở
cấp tỉnh thành. Nhờ đó chính quyền địa phương có khả năng cung cấp những
nhu cầu cần thiết cho sự phát triển con người ở địa phương mình.
b. Xóa đói giảm nghèo:
UNDP giúp đỡ các nước trong khu vực Ả rập giảm thiểu đói nghèo
thông qua các chương trình mang tính khu vực, các dự án và sáng kiến
hướng đến các mục tiêu cơ bản sau:
xx

• Xóa đói giảm nghèo thông qua việc tạo dựng năng lực của chính
phủ cũng như khu vực tư nhân để tìm kiếm cơ hội đến với thương
mại toàn cầu.
• Làm việc với nhóm bộ trưởng các quốc gia Ả rập để cùng phát
triển định hướng kinh tế vĩ mô, xác định mức độ đầu tư cần thiết
cho mục tiêu thiên niên kỷ.
• Thực hiện các hoạt động đánh giá mức độ nghèo đói cũng như so
sánh giữa các quốc gia để tạo động lực xóa đói giảm nghèo ở các
nước như Li băng, Siri và Yemen.
c. Năng lượng & môi trường
UNDP giúp đỡ khu vực Ả rập nói chung đảm bảo vấn đề môi trường
và sự phát triển bền vững, vạch ra các chính sách và chiến lược và chương
trình quốc gia. Ngoài ra, ở góc độ quốc gia, UNDP còn là cầu nối cho sự
hợp tác giữa các đối tác trong nước và quốc tế bao gồm các chính phủ, các
cộng đồng dân cư và các ủy nhiệm của Liên hợp quốc.
d. Bình đẳng giới
UNDP hỗ trợ sự phát triển bình đẳng của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực
bao gồm cả kinh tế , xã hội cũng như ủng hộ các quyền hợp pháp của họ.
Ở từng quốc gia của khu vực thì nỗ lực của tổ chức là giảm thiểu
khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới trong xã hội, tạo cơ hội cho nữ giới
trong hệ thống chính trị, cũng như cơ hội được đối thoại, và chỉ ra các vấn
đề tồn đọng trong bạo lực giới tính. Những chương trình này có sự tham gia
hợp tác của chính phủ, cộng đồng dân cư và UN.
e. HIV /AIDS
Các hoạt động của UNDP về vấn đề HIV/AIDS chủ yếu được thực
hiện bởi HARPAS (chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các quốc gia Ả
rập). Mục tiêu của chương trình là đem lại hiểu biết và sự tự nguyện chống
lại căn bệnh thế kỷ, thông qua hội đàm và làm việc với các lãnh đạo hồi
giáo, các tổ chức phi chính phủ , các nghị sĩ, các phương tiện thông tin đại
chúng và cả với những người nhiễm HIV.

2.2 Một số hoạt động cụ thể tại các quốc gia
a. Hỗ trợ bình đẳng giới tại Somali
xxi
UNDP đã trợ giúp việc thành lập hiệp hội nữ luật gia ở Somaliland
(SWLA) vào năm 2008. Đây không chỉ là hiệp hội luật gia đầu tiên ở
Somaliland mà cả toàn Somali. Đây là một bước tiến thực sự quan trọng, bởi
tổ chức này không chỉ giúp đỡ các nữ luật gia có đuợc tính chuyên nghiệp
trong công việc mà còn đưa ra những lời khuyên hữu ích về các vấn đề liên
quan đến phụ nữ ở vùng đất này.
Cho đến năm 2008, SWLA đã có 5 thành viên, thêm vào đó là 17 phụ
nữ khác nữa được cử đi học tại khoa luật của đại học Hargeisa trong năm
2008, đồng nghĩa với việc số thành viên của hội sẽ là 22. UNDP đã cung cấp
các học bổng cho phái nữ để họ có thể tham gia khóa học luật tại đai học
Hargeisa kể từ năm 2004, nhờ đó số lượng nữ luật gia ở Somali tăng từ 1 lên
5.
Cho đến tận năm 2008, nữ luật gia duy nhất ở Somali là Ifra Aden
Omar, hiện là người đứng đầu của tổ chức SWLA. Ifra cũng là giám đốc của
ban phụ nữ và trẻ em ở trung tâm tư vấn Hargeisa, tự thành lập năm 2003
với sự trợ giúp của UNDP. Đến năm 2007, UNDP đã hỗ trợ để ủy ban có thể
thuê thêm một nữ luật gia nữa chung tay với Ifra cung cấp các dịch vụ tư
vấn miễn phí liên quan đến phụ nữ và vị thành niên. Những vấn đề chủ yếu
mà Ifra và đồng nghiệp của cô giải quyết ở đây chủ yếu liên quan đến hãm
hiếp, bạo lực gia đình, li di, quyền nuôi dạy con cái và thừa kế.
UNDP hỗ trợ để đem đến kiến thức cũng như phương tiện để tổ chức
có thể hoạt động được như các trang thiết bị, hỗ trợ kĩ thuật và tài chính
cũng như các khóa đào tạo và thiết lập một mối liên hệ trong giới nữ luật gia
ở Somali.
b. Bảo vệ nguồn tài nguyên môi trường ở Sudan
Sudan đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường đáng lo ngại, bao
gồm thoái hóa đất trầm trọng, phá rừng, và sa mạc hóa cùng rất nhiều ảnh

hưởng khác do biến đổi khí hậu gây ra, hiện đang đe dọa hòa bình cũng như
sự phát triển bền vững của đất nước này.
Để thể hiện những nỗ lực của mình trong việc chung tay giải quyết
vấn đề môi trường, Sudan đã phê chuẩn hiệp định môi trường quốc tế được
kí theo các tiêu chí đã được thông qua trong hội thảo của UN về môi trường
và phát triển tại Rio de Janeiro 1992.

xxii
Trong những năm vừa qua với sự giúp đỡ của ủy ban môi trường quốc
tế, UNDP đã giúp chính phủ Sudan chuẩn bị chương trình hành động đa
dạng sinh học quốc gia và nhận diện những việc cần làm trước tiên để bảo
tồn đa dạng sinh học.
Để giúp đỡ chính phủ Sudan chuẩn bị hội nghị quốc gia lần 2 về biến
đổi khí hậu, hiện tại UNDP đang trợ giúp hội đồng tối cao về môi trường và
tài nguyên thiên nhiên để hoàn thành công tác chuẩn bị chương trình hành
động thích nghi với biến đổi khí hậu và kế hoạch trồng rừng quốc gia để
giảm ô nhiễm hữu cơ. Cả hai nguồn tài liệu trên đều đã được hội đồng bộ
trưởng tán thành và cũng đã được chính phủ Sudan thông qua và được đệ
trình lên văn phòng môi trường quốc tế.
UNDP cũng hỗ trợ các đối tác quốc gia và quốc tế để trình bày khung
văn bản chiến lược môi trường về vấn đề sử dụng nguồn nước xuyên biên
giới và các thách thức môi trường ở lòng chảo sông Nile.
3. Tác động tới các nước khu vực Châu Á –Thái Bình Dương
3.1. Tác động tới toàn khu vực nói chung
Xuyên suốt khu vực châu Á – Thái Bình Dương, UNDP giúp những
quốc gia đang phát triển xây dựng và chia sẻ những giải pháp của chính họ
cho những thách thức trong công cuộc phát triển, ủng hộ sự liên kết khu vực
để đối phó với những thay đổi đang diễn ra đồng thời kết nối những cá nhân
và tổ chức trong xã hội để họ có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và nguồn
lực. Ảnh hưởng của UNDP đến khu vực châu Á – Thái Bình Dương chủ yếu

trên 5 bình diện sau:
a. Quản lí quốc gia theo nguyên tắc dân chủ:
Việc quản lý quốc gia theo nguyên tắc dân chủ tại châu Á – Thái Bình
Dương tập trung vào việc nâng cao hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội vì sự
phát triển bền vững của loài người, bao gồm bốn vấn đề cốt lõi là: Cải cách
hành chính, Chế độ pháp quyền và khả năng tiếp cận với hệ thống tư pháp,
Tăng cường Quốc hội và Phát triển khu vực tư nhân và thương mại.
UNDP đã có rất nhiều đóng góp trong việc tăng tỉ lệ nữ giới tham gia
vào quốc hội ở Đông-ti-mo, bình ổn chính trị ở Thái Lan và xúc tiến bầu cử
ở Indonexia.
b. Xóa đói giảm nghèo:
xxiii
Tại châu Á – Thái Bình Dương, UNDP giúp các nước đang phát triển
bảo đảm cho người nghèo có được vị thế quan trọng hơn để có thể tiếp cận
các cơ hội phát triển kinh tế. Tổ chức này cũng giúp kết nối các chương trình
xóa đòi giảm nghèo với các chính sách phát triển kinh tế, tài chính quốc gia.
UNDP đã từng bước giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu
xóa đói giảm nghèo bằng những hành động cụ thể như: tổ chức một số diễn
đàn kinh tế ở Campuchia, báo cáo thường niên về thực trạng nghèo đói ở
nông thôn Ấn Độ, cũng như những chương trình giúp đỡ phụ nữ tìm được
công ăn việc làm ở Bangladesh.
c. Ngăn ngừa khủng hoảng & phục hồi sau khủng hoảng
Hướng tiếp cận của UNDP đối với vấn đề giải quyết khủng hoảng tại
châu Á Thái Bình Dương là đưa hoạt động ngăn ngừa khủng hoảng trở thành
chương trình phát triển chiến lược. Cụ thể, tại Trung Quốc, trong tổng cộng
3 tháng sau thảm họa động đất 8,0 độ richte đổ xuống tỉnh Tứ Xuyên vào
ngày 12/5/2008, UNDP đã ủng hộ 33,5 triệu đô la Mỹ nhằm hỗ trợ phục hồi
tổn thất và giúp đỡ nạn nhân.
d. Năng lượng & môi trường
Tại châu Á Thái Bình Dương, năng lượng và môi trường là yếu tố

quan trọng cho sự phát triển bền vững. Người nghèo luôn là đối tượng bị ảnh
hưởng nhiều hơn bởi suy thoái môi trường và thiếu sự tiếp cận với các
nguồn tài nguyên sạch. Những vấn đề toàn cầu này, giống như vấn đề biến
đổi khí hậu, giảm sút đa dạng sinh học và suy giảm tầng ozon đều không thể
được giải quyết bởi bất kì một quốc gia đơn lẻ nào.
Một trong những thành công phải kể đến của UNDP trong việc thực
hiện mục tiêu này là chương trình phát triển năng lượng nông thôn của
UNDP đã tài trợ dự án 24 kw thủy điện, mang điện đến cho 239 hộ gia đình
ở làng quê hẻo lánh Dandagaun với tổng số dân 1534 người, phần đông là
người dân tộc Tamangs and Magars. Đây là một trong những làng hẻo lánh
nhất Nepal, cách quận trung tâm Dhulikhel khoảng 65km.
e. HIV /AIDS
UNDP tích cực ủng hộ việc đặt HIV/AIDS là tâm điểm của tiêu dùng
ngân quỹ và kế hoạch quốc gia tại châu Á Thái Bình Dương, đồng thời giúp
tăng cường năng lực của mỗi quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề liên
quan đến những cá nhân và những tổ chức không thường xuyên tham gia
trực tiếp vào sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra, UNDP còn hỗ trợ cho việc cải
tổ và phân quyền đối với các hoạt động ở cấp địa phương.
xxiv
Trong những năm gần đây, khi xu hướng toàn cầu hóa đã lan rộng và
được tăng cường cả về mọi mặt thì vai trò của UNDP không hề suy giảm -
và danh mục các dự án hợp tác của UNDP cũng mở rộng để đáp ứng những
yêu cầu trong thời kỳ mới. Ngày nay, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương
đang khai thác ảnh hưởng, tri thức chuyên môn, kinh nghiệm và các hoạt
động tuyên truyền vận động toàn cầu của UNDP nhằm phục vụ các ưu tiên
phát triển bức thiết của mình trong một thế giới ngày càng mang nhiều thách
thức hơn.
3.2. Tác động tới Việt Nam
Là một trong những đối tác phát triển đầu tiên của Việt Nam, UNDP
có một vai trò đặc biệt, ngay từ những ngày đầu thống nhất đất nước cũng

như hiện nay. Trong thập kỷ 1970 và 1980, UNDP là một cầu nối Việt Nam
với thế giới bên ngoài, đem đến cho Việt Nam sự hỗ trợ kỹ thuật và kinh tế
đầy ý nghĩa cũng như những ý tưởng phục vụ sự nghiệp phát triển của đất
nước. Trong những năm gần đây, khi quan hệ quốc tế của Việt Nam đã được
tăng cường cả về mọi mặt thì vai trò của UNDP cũng có những thay đổi,
nhưng không hề suy giảm.
Đáp ứng và xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, nhưng các
dự án của UNDP vẫn được bố trí theo 5 lĩnh vực hoạt động chuyên môn
trọng tâm của chương trình này.
a. Quản lý quốc gia theo nguyên tắc dân chủ
Chương trình UNDP trong lĩnh vực quản lý quốc gia theo nguyên tắc
dân chủ tập trung vào 4 vấn đề cốt lõi:
- Cải cách hành chính: UNDP tham gia hỗ trợ tích cực cho quá trình cải
cách hành chính ở Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng các hệ thống và quy
trình hành chính có trách nhiệm giải trình cao hơn, minh bạch hơn và có sự
tham gia nhiều hơn của người dân.
- Chế độ pháp quyền và khả năng tiếp cận với hệ thống tư pháp: Với sự
giúp đỡ từ UNDP, Việt Nam đã hoàn thành đợt đánh giá nhu cầu phát triển
hệ thống pháp luật, cung cấp các thông tin tư liệu quan trọng cho việc soạn
thảo Chiến lược Phát triển hệ thống pháp luật…
- Tăng cường năng lực Quốc hội: UNDP đã có đóng góp lớn trong việc
tổ chức hướng dẫn các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân về
quy trình lập pháp và công tác giám sát ngân sách; bồi dưỡng kỹ năng lãnh
xxv

×